Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận đầu tư quốc tế thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư việt nam (ofdi) và giải pháp đề xuất cho chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.14 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------***----------

TIỂU LUẬN
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (OFDI)
VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH PHỦ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hạ Liên Chi
Mã lớp: ML89

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế
MỤC

PHẦN DANH

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
Nhóm: 02

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV



LỚP

ĐÁNH GIÁ

1

Lý Gia Huy

2011116405

K58D

100%

2

Hồ Xuân Ngọc

2011116489

K59E

100%

3

Trần Thị Kim Thoa

2011115575


K59D

100%

4

Nguyễn Ngọc Nhã Quỳnh

2011115509

K59F

100%

5

Nguyễn Văn Thoại

2011116570

K59E

100%

6

Nguyễn Trần Yến Vy

2011116632


K59F

100%

7

Trần Vân Anh

2011116313

K59D

100%

8

Phạm Nhật Mai

2011116453

K59D

100%

9

Hà Thị Thanh Xuân

2011116635


K59E

100%

10

Nguyễn Duy Hiệp

2111113077

K60D

100%

1

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế
MỤC

PHẦN DANH

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

iv

DANH MỤC BẢNG

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

v

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI 2
1.1. Khái niệm

2

1.2. Đặc điểm

2

1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

2


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

4

2.1. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí

4

2.1.1. Theo thời gian

4

2.1.2. Theo phân ngành

7

2.1.3. Theo hình thức đầu tư

9

2.1.3.1. Xét theo mục đích đầu tư

9

2.1.3.2. Xét về tính chất sở hữu

10

2.1.4. Theo quốc gia


11

2.2. Hệ thống pháp luật và chính sách

14

2.2.1. Chính sách thuế

15

2.2.2. Sở hữu trí tuệ

16
2

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế
MỤC

PHẦN DANH

2.2.3. Tài trợ vốn

16

2.3. Đánh giá và nhận xét


17

2.3.1. Nhận xét về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam

17

2.3.2. Nhận xét về hệ thống pháp luật và chính sách của Việt Nam về OFDI

18

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM TRONG
VIỆC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGỒI
3.1. Đề xuất giải pháp

20
20

3.1.1. Từ phía chính phủ

20

3.1.2. Từ phía doanh nghiệp

22

3.2. Triển vọng phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt
Nam

23


KẾT LUẬN

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

3

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế
MỤC

PHẦN DANH

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Luồng đầu tư trực tiếp ra nước ngồi theo hình thức thành lập cơng ty con
tại quốc gia khác

3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Đầu tư ra nước ngoài qua các năm (triệu USD)

14

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thống kê tổng số dự án mới và vốn đầu tư (triệu USD) của Việt Nam ra
nước ngồi

4

Bảng 2. Hình thức đầu tư trong các dự án OFDI của Việt Nam (tính đến 2016)

11

Bảng 3. Những quốc gia nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam (tính từ 2018 đến
2/2023)

12

4

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế
MỤC

PHẦN DANH

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH


TIẾNG VIỆT

1

WTO

World Trade
Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

2

FDI

Foreign Direct
Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

3

OFDI

Outward Foreign
Direct Investment

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài


4

BCC

Business Cooperation
Contract

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

5

DATT

Double Taxation
Hiệp định tránh đánh thuế kép
Avoidance Agreement

6

CPTPP

Comprehensive and
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Progressive Agreement
Tiến bộ xuyên Thái Bình
for Trans-pacific
Dương
Partnership


7

EVFTA

European-Vietnam
Hiệp định thương mại tự do
Free Trade Agreement Liên minh Châu Âu-Việt Nam

8

GTGT

Giá trị gia tăng

9

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

10

BOT

Hợp đồng xây dựng – kinh
doanh – chuyển giao

11

BTO


Hợp đồng xây dựng – chuyển
giao – kinh doanh

12

BT

Hợp đồng xây dựng – chuyển
giao

5

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngồi đã và đang là vấn đề mang
tính chất tồn cầu và là xu thế phát triển của các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế
giới. Đặc biệt hơn, đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần khơng nhỏ trong q trình
tăng trưởng kinh tế của nhiều nước, đây là dấu hiệu đáng mừng vì sự bùng nổ đầu tư và
thương mại ở tất cả các quốc gia đã thúc đẩy q trình tồn cầu hóa kinh tế lan rộng. 
Kể từ lúc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, Việt Nam đã thể hiện tốt
vị thế của mình trên thị trường. Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút vốn từ các quốc gia khác,
các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư sang nước
ngoài với số lượng dự án và vốn đầu tư tăng dần theo từng năm, cụ thể là chuyển từ quy

mô nhỏ, đơn giản sang dự án có quy mơ lớn đi đơi với công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi mặc dù có sự khởi sắc nhưng vẫn chưa mang lại
chỗ đứng vững chắc trên thị trường do cịn tồn tại một số khó khăn nhất định. 
Để hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp cũng
như phân tích những hạn chế cịn tồn đọng trong q trình thực hiện, qua đó đề xuất một
số giải pháp phù hợp cho chính phủ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ phát triển trong tương lai.
Nhóm đã lựa chọn đề tài thảo luận và phân tích, đánh giá như sau:
“THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
VIỆT NAM (OFDI) VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH PHỦ”

1

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm
Theo WTO, FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được
một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác. Đối với nước
chủ đầu tư thì đây là dịng vốn OFDI.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020 thì OFDI được hiểu là việc
nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ
nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, OFDI gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản

khác giữa các quốc gia;
Thứ hai, OFDI được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng;
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu
vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh
nghiệp và điều hành dòng vốn đầu tư;
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường
trên quy mơ tồn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các
chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao;
Thứ năm, OFDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện;
Thứ sáu, OFDI thường đi kèm với việc đào tạo, chuyển giao sử dụng và quản lý
công nghệ, kỹ thuật hiện đại, lĩnh hội phương thức quản lý tiên tiến.
1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
Các hình thức OFDI bao gồm: 
(i) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư; 
2

h


Bài tiểu luận mơn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

Hình 1. Luồng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hình thức thành lập cơng ty
con tại quốc gia khác
Các quốc gia thường trải qua các mức OFDI tương xứng với trình độ phát triển kinh
tế của chính họ và khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước. Do đó, hiệu
quả kinh tế tốt và sự phát triển của đất nước sở tại sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngồi.
Thơng qua việc thành lập và vận hành một công ty con ở nước sở tại, OFDI cho phép
doanh nghiệp đa quốc gia theo đuổi tài sản và lợi thế quốc tế. Điều này lần lượt tạo ra các

loại lợi nhuận tài chính, hữu hình và vơ hình. Nếu hồn cảnh cho phép, những lợi nhuận
này có thể được chuyển trở lại quốc gia sở tại thơng qua các cơ chế khác nhau, dẫn đến
lợi ích cho quốc gia sở tại ở cấp độ công ty, cấp trung (ví dụ: ngành) và cấp độ vĩ mơ của
nền kinh tế. Những lợi nhuận này có khả năng hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững, điều
này có thể đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển với số lượng ngày càng
tăng các nhà đầu tư nước ngồi tích cực
(ii) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài; 
(iii) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngồi để
quản lý, điều hành; 
(iv) Đầu tư chứng khốn, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thơng qua các quỹ hoặc tổ
chức tài chính trung gian; 
3

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

(v) Các loại hình đầu tư khác.

4

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC
NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
2.1. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí
2.1.1. Theo thời gian
Năm

Tổng số
dự án mới

Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
(triệu USD)
(bao gồm vốn cấp mới và điều chỉnh)

2018

149

432.1

2019

164

508.14

2020

119


590.4

2021

62

- 367 1

2022

~ 108 2

534

2023
(tính đến 2/2023)

10

115.1

Bảng 1. Thống kê tổng số dự án mới và vốn đầu tư (triệu USD) của Việt Nam ra
nước ngoài
Theo thời gian, OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam thay đổi và biến động theo
những yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động này. Cụ thể như sau:

Trong tháng 12 năm 2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giảm gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của dự án
thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Lượng vốn giảm lớn đã vượt quá số vốn đầu tư mới và tăng
thêm của Việt Nam ra nước ngồi trong năm. Vì vậy tính chung trong cả năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam
ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh giảm trên 366,9 triệu USD (giảm 1,6 lần so với cùng kỳ). Nếu khơng tính

dự án giảm vốn lớn này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2021 sẽ đạt trên 828,7 triệu
USD.
1

Theo mpi.gov.vn, tính đến ngày 20/11/2022 thì có 101 dự án mới với 1.604 dự án cịn hiệu lực.
Theo vietnamplus.vn, tính đến ngày 20/12/2022 thì có 1.611 dự án cịn hiệu lực. Tạm tính tổng dự án mới đầu
tư ra nước ngồi tính đến 20/12/2022 = 101 + (1.611 - 1.604) = 108 dự án.
2

5

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

Năm 2018, OFDI của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên, các nhà đầu tư Việt
Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức nhất định, bao gồm sự biến động của tỷ giá
và chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới.
Năm 2019, OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, nhưng đồng
thời cũng gặp phải một số khó khăn, bao gồm tình hình kinh tế tồn cầu chậm lại, ảnh
hưởng của các cuộc chiến thương mại và sự biến động của tỷ giá.
Năm 2020, do chịu ảnh hưởng nặng nề khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn
cầu nên nhiều dự án đầu tư đã bị hoãn lại hoặc hủy bỏ do tác động của dịch bệnh và các
biện pháp phòng chống dịch.
Năm 2021 là năm mà thế giới và Việt Nam cố gắng và tiếp tục phục hồi sau đại dịch
COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại một số khó khăn nhất định như sự biến động của
tỷ giá và ảnh hưởng của các cuộc chiến thương mại trên thế giới giữa Mỹ, Trung Quốc,

Nga, châu Âu và châu Phi đang ngày càng căng thẳng. Một số vấn đề gây căng thẳng bao
gồm cơng nghệ 5G, quyền sở hữu trí tuệ, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia.
Một ví dụ cụ thể cho thấy những ảnh hưởng đến việc đầu tư sang nước ngoài của
Việt Nam trong năm này có thể kể đến việc Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã giảm
gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga
trong tháng 12/2021. Việc này đã làm tổng tiền vốn đầu tư của Việt Nam thâm hụt -367
triệu USD. Trong đó có thể kể đến một số yếu tố chính như:
● Tình hình thị trường dầu khí thế giới: Tình hình dịch bệnh và giá dầu thấp kéo
dài đã khiến cho các doanh nghiệp trong ngành dầu khí gặp nhiều khó khăn.
● Tình hình kinh tế tồn cầu: Tình hình kinh tế tồn cầu cũng đang chịu ảnh hưởng
rất lớn từ dịch bệnh COVID-19, khiến cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành
đang phải giảm thiểu chi phí và tối ưu hố tài ngun.
● Khó khăn trong việc huy động vốn: PVN đang gặp nhiều khó khăn trong việc
huy động vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là khi các ngân hàng đang thận trọng
hơn trong việc cho vay.
6

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

● Các yếu tố chính trị và pháp lý: Các yếu tố chính trị và pháp lý (như thế giới đã
sớm nhận ra âm mưu xâm chiếm Ukraine của Nga và đồng thời cũng gặp nhiều
khó khăn khi nước này phải nhận nhiều lệnh trừng phạt) cũng là một trong những
yếu tố khiến cho PVN quyết định điều chỉnh giảm vốn đầu tư của dự án, khi các
quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng đang thay đổi.
Đến năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến một năm năm tích cực cho việc

thực hiện OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu dần hồi
phục sau đại dịch COVID-19 và nhu cầu đầu tư từ các nước đang phát triển tăng cao. Bên
cạnh đó, các yếu tố khác như về chính sách hỗ trợ của chính phủ đã được cải tiến nhiều để
giúp đỡ nhiều hơn cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam.
Nhận xét:
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có sự phát triển
mạnh mẽ qua các năm. Việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam chịu nhiều
yếu tố chủ quan từ bên trong đến yếu tố khách quan bên ngồi như kinh tế - chính trị - xã
hội của thế giới và nước chủ nhà. Trong đó có thể kể đến như:
Thứ nhất, chính sách đầu tư của chính phủ Việt Nam và các quốc gia đối tác: Chính
sách đầu tư của chính phủ Việt Nam và các quốc gia đối tác có thể tác động đến quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu chính sách hỗ trợ đầu tư được cải thiện, các nhà đầu
tư có thể sẽ có động lực đầu tư nhiều hơn.
Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới: Tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình
của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu có thể ảnh hưởng đến đầu tư ra
nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam. Nếu tình hình kinh tế thế giới khơng ổn định,
các nhà đầu tư có thể sẽ lo lắng về rủi ro và giảm đầu tư.
Thứ ba, điều kiện thị trường và cạnh tranh: Điều kiện thị trường và cạnh tranh trong
các ngành công nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngồi của các nhà đầu
tư Việt Nam. Nếu cạnh tranh quá khốc liệt hoặc thị trường quá khó khăn, các nhà đầu tư
có thể chần chừ trong việc đầu tư.
7

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG


Thứ tư, rủi ro chính trị và an ninh: Những rủi ro chính trị và an ninh ở quốc gia đầu
tư cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu tình hình chính
trị và an ninh khơng ổn định, các nhà đầu tư có thể khơng muốn đầu tư vào quốc gia đó.
Cuối cùng, khả năng tài chính của các nhà đầu tư: Khả năng tài chính của các nhà
đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Nếu các
nhà đầu tư khơng có đủ tài chính để đầu tư hoặc nếu các khoản vay có lãi suất cao, họ có
thể khơng muốn đầu tư nhiều vào nước ngoài.
2.1.2. Theo phân ngành
Trong những năm gần đây, trước những tác động khách quan từ nhiều phía, đặc
biệt là đại dịch COVID-19 vừa rồi đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư ra nước ngoài của
các nhà đầu tư Việt Nam. Việc này cũng phần nào tác động đến xu hướng chọn phân
ngành để đầu tư của Việt Nam những năm gần đây.
Trước dịch COVID-19 (2018 - 2019), OFDI của Việt Nam tăng đáng kể trong
nhiều ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất và công nghệ thông tin.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, tổng giá trị đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài (OFDI) của Việt Nam đạt 3,85 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2018. Trong
đó, lĩnh vực bất động sản và sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,2% và 25,6% lần lượt.
Những công ty lớn như Vingroup, FPT và Tập đoàn T&T đã đầu tư nhiều tại các thị
trường khác nhau trên thế giới. Cụ thể, Vingroup đầu tư nhiều trong lĩnh vực bất động sản
tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Myanmar và Lào; FPT cũng
đầu tư nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các nước như Nhật Bản, Mỹ, Australia
và châu Âu; Tập đoàn T&T đầu tư trong các lĩnh vực như bất động sản, năng lượng tái
tạo và vận tải tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc và châu Âu. Tuy nhiên,
nhìn chung thì tỷ lệ OFDI của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Trong giai đoạn trong dịch COVID-19 (2020 - 2021), OFDI của Việt Nam giảm
mạnh do tác động của đại dịch. Nhiều công ty phải tạm dừng hoặc giảm đầu tư để tập
trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước để đối phó với những thách thức do
8


h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

đại dịch gây ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, tổng giá trị OFDI
của Việt Nam giảm 14,6% so với năm 2019, chỉ đạt 3,26 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực sản
xuất vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 27,9%, nhưng đã giảm so với năm trước. Trong khi đó,
lĩnh vực tài chính/bảo hiểm và khai thác khoáng sản đã tăng trưởng so với năm 2019.
Tuy nhiên, hiện nay khi đang ở giai đoạn sau dịch COVID-19 (2022 - nay), chúng ta
đang chứng kiến đồng thời việc dịch bệnh được kiểm soát và nền kinh tế đang phục hồi
cũng như xu hướng tăng cường đầu tư ra nước ngoài trở lại mạnh mẽ của các nhà đầu tư
Việt Nam. Các doanh nghiệp đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước có tốc
độ phát triển kinh tế nhanh và tiềm năng lớn, đặc biệt là tại châu Á. Nhiều ngành đang
được quan tâm, bao gồm bất động sản, sản xuất, logistics và các ngành công nghệ cao.
Theo báo cáo của Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong 11 tháng đầu
năm 2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 474,1
triệu USD, bằng 70% với cùng kỳ.
Nhận xét:
Tổng thể, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam (OFDI) theo
phân ngành đã trải qua nhiều biến động trong 3 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, với việc
dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế đang phục hồi, nhiều ngành nghề đang có tốc độ tăng
trưởng nhanh, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất và công nghệ thông tin, nên xu hướng đầu
tư ra nước ngồi của các nhà đầu tư Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời
gian tới. Dựa trên xu hướng và tình hình hiện tại, có thể dự đoán rằng trong thời gian tới,
OFDI của Việt Nam sẽ không chỉ tăng trưởng ở những lĩnh vực mà Việt Nam vốn có
nhiều kinh nghiệm như Nơng, Lâm, Thủy sản mà còn tiếp tục tăng trưởng ở một số phân
ngành nổi bật như sau:

Đầu tiên là ngành công nghệ thông tin: Các công ty Việt Nam trong lĩnh vực công
nghệ thông tin sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngồi để mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội
hợp tác với các đối tác quốc tế. Các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ
và châu Âu sẽ là điểm đến chính cho các cơng ty Việt Nam trong lĩnh vực này.

9

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

Thứ hai là ngành bất động sản: Các thị trường có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có
nhu cầu cao và tiềm năng lớn như Nhật Bản, Singapore, Australia và châu Âu sẽ là những
nơi thu hút vốn đầu tư của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Thứ ba, các lĩnh vực công nghiệp: Các lĩnh vực sản xuất, logistics và các ngành
cơng nghệ cao cũng được dự đốn sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm và đầu tư của các nhà
đầu tư Việt Nam ra nước ngoài ở một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ và
các nước Đơng Nam Á.
Trong đó có thể kể đến trường hợp điển hình là chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023,
việc vốn OFDI tăng mạnh so với năm ngối một phần do có dự án mua cổ phần của Công
ty Trust IQ Pte.Ltd tại Singapore, với tổng vốn đầu tư 105 triệu USD. Tập đồn Masan,
thơng qua cơng ty con là The Sherpa, sẽ đầu tư 105 triệu USD để sở hữu 25% vốn của
Trust IQ Pte. Ltd. Theo thỏa thuận hợp tác, Masan và công ty này sẽ cùng làm việc với
nhau để xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo trong bán lẻ (Retail AI), và trí tuệ nhân tạo
trong tiêu dùng (Consumer AI). Chuỗi bán lẻ WinCommerce (đơn vị vận hành
WinMart/WinMart+/WIN) cùng với nền tảng công nghệ cao từ Trust IQ Pte. Ltd. sẽ hợp
tác với các đối tác tài chính trong nước đẩy mạnh mở mới thẻ tín dụng, hướng tới mục

tiêu phổ cập tín dụng cho người dân Việt Nam.
2.1.3. Theo hình thức đầu tư
2.1.3.1. Xét theo mục đích đầu tư
Đầu tư theo chiều ngang (HI)
● Doanh nghiệp mở rộng sang thị trường nước ngồi đối với loại sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh ở nước ngồi, do chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh (cơng nghệ, kĩ
năng quản lí,...) trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó.
● Viettel lựa chọn đầu tư dịch vụ viễn thông di động và Internet băng thông rộng
vào Lào và Campuchia, bởi đây là hai lĩnh vực đang phát triển nhanh, có nhu cầu
rất lớn, và cũng là thế mạnh của Viettel, ưu thế có thể kể đến: có tầm nhìn dài
hạn, cơng nghệ hiện đại giá thành tốt cạnh tranh được với doanh nghiệp nước
bạn.
10

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

Đầu tư theo chiều dọc (VI)
● Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi với mục đích khai thác nguồn ngun liệu tự
nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào giá rẻ (lao động, đất đai,...) đây là các lợi
thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một loại sản
phẩm trong phân công lao động quốc tế.
● Tập đồn Dầu khí Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí ở Algeria, với
tỷ lệ 40% trong liên doanh, Việt Nam sẽ thu về mỗi năm 100 đến 150 triệu USD
doanh thu bán dầu và sau 6 năm sẽ hoàn vốn đầu tư vào dự án. 
2.1.3.2. Xét về tính chất sở hữu

Hình thức doanh nghiệp liên doanh
● Tháng 8/2021, Vinamilk đã công bố đối tác liên doanh tại Philippines và chính

thức ra mắt thương hiệu chung tại thị trường này là Del Monte-Vinamilk. Đây là
liên doanh với giá trị đầu tư ban đầu là 6 triệu đô-la Mỹ giữa Vinamilk và công ty
Del Monte Philippines, Inc. (DMPI). Tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu
người đang ngày càng tăng.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Việt Nam
● Tháng 5/2006, Viettel đầu tư 100% vốn thành lập Viettel Cambodia. Đây là dự án

đầu tư ra nước đầu tiên của Viettel. Cũng giống như khi bắt đầu gia nhập thị
trường viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư
vào Campuchia là dịch vụ VoIP, đây là dịch vụ vẫn còn độc quyền ở đất nước này
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)

11

h


Bài tiểu luận mơn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG

Hình thức đầu tư

Tỷ lệ % về số dự án


Tỷ lệ % về số vốn đầu tư

100% vốn Việt Nam

74,9%

64,65%

BCC

2,0%

1,26%

BOT

0,1%

2,21%

Hợp doanh

0,4%

0,01%

Liên doanh

21,4%


37,44%

Mua lại cổ phần

0,9%

4,35%

Mua lại

0,4%

0,09%

Tổng

100%

100%

Bảng 2. Hình thức đầu tư trong các dự án OFDI của Việt Nam (tính đến 2016)
Nhận xét:
Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn Việt Nam
bởi so với các hình thức đầu tư khác, thành lập cơng ty 100% vốn Việt Nam là hình thức
đầu tư mang tính bền vững, lâu dài và có tổ chức, mức vốn sở hữu chiếm tuyệt đối, doanh
nghiệp sẽ nắm toàn quyền trong việc chi phối hoạt động kinh doanh, quản lý vận hành,
chủ động thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách tối ưu. 
Bên cạnh đó, hình thức liên doanh cũng được các doanh nghiệp Việt Nam khá ưa
chuộng khi có thể tận dụng ưu thế về kĩ thuật, có thêm kiến thức chuyên môn về các thị
trường địa phương, thâm nhập vào các kênh phân phối cần thiết, giảm căng thẳng chính

trị cũng như nâng cao khả năng chấp nhận của địa phương/quốc gia đối với công ty. 
2.1.4. Theo quốc gia
Năm

Số quốc gia
nhận đầu tư

Quốc gia nhận đầu tư

Tổng số vốn đầu tư
( triệu USD)

2018

38

Lào

81,5

12

h


Bài tiểu luận mơn Đầu tư quốc tế

2019

2020


32

29

2021

26

2022

27

2023
(tính đến
2/2023)

PHẦN NỘI DUNG

Australia

55,5

Hoa Kì

52,9

Australia

154,6


Hoa kì

93,4

Lào

181,3

Australia

101,8

Hoa Kì

307,3

Singapore

141,7

Singapore

79,5

Lào

70

Singapore


105,5

Israel

5

10

Bảng 3. Những quốc gia nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam (tính từ 2018
đến 2/2023)
Năm 2021: Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm
2021. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. Đứng thứ hai là
Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020.
Tiếp theo lần lượt là Campuchia, Israel, Canada, Lào, Đức với vốn đầu tư tương ứng đạt
lần lượt là: 89,4 triệu USD; 71,6 triệu USD; 57,6 triệu USD; 48,6 triệu USD; 33,5 triệu
USD.
Năm 2022: Có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 11 tháng
năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 20 dự án đầu tư mới và 03 dự án điều chỉnh vốn,
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ

13

h


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

PHẦN NỘI DUNG


hai là Lào với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo
lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan,…
Năm 2023: Trong hai tháng đầu năm 2023 có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận
đầu tư của Việt Nam, trong đó: Singapore là nước dẫn đầu với 105,5 triệu USD, chiếm
91,7% tổng vốn đầu tư; Israel 5 triệu USD, chiếm 4,3%; Thái Lan 1,6 triệu USD, chiếm
1,4%; Lào 940,4 nghìn USD, chiếm 0,8%; Hoa Kỳ 800 nghìn USD, chiếm 0,7%.
Lũy kế đến 20/11/2022, Việt Nam đã có 1.604 dự án OFDI cịn hiệu lực với tổng
vốn đầu tư Việt Nam trên 21,68 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có
vốn nhà nước, với tổng vốn OFDI gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư cả
nước. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khống
(32,1%); nơng, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam
nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,6); Venezuela (8,4%);…
Nhận xét:
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đầu tư vào các quốc gia đang phát triển
mà đã tự tin đã mở rộng sang các quốc gia phát triển. Tháng 7/2021, Tập đồn Vingroup
đã có những động thái chính thức hoạt động tại Bắc Mỹ và châu Âu, chuẩn bị cho việc ra
mắt thị trường, từng bước thực hiện mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng ô tô điện thơng
minh tồn cầu.
Doanh nghiệp khơng cịn tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn được đánh
giá là Việt Nam có trình độ phát triển hơn tốt hơn như Lào, Campuchia, Myanmar mà gần
đây đã bắt đầu bước sang những lĩnh vực địi hỏi về năng lực cơng nghệ sáng tạo cao hơn
và ở những quốc gia phát triển như Singapore, Mỹ, châu Âu. Sự chuyển biến trong hoạt
động OFDI gần đây phản ánh rất rõ thương hiệu và năng lực của doanh nghiệp Việt đã tốt
hơn. Thậm chí một số doanh nghiệp và thương hiệu có khát vọng và tầm chơi toàn cầu
hơn. Việc đầu tư sang các nước phát triển sẽ giúp Việt Nam có cơ hội học hỏi công nghệ,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

14


h



×