Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích lỗi ngữ pháp tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.84 KB, 15 trang )



Phân tích lỗi ngữ pháp tiếng Anh
1. Phân tích từ ngữ: Nếu gặp một từ tiếng Anh mà bạn không hiểu kỹ thì
bạn có thể đặt con trỏ vào từ này và nhấn vào nút “Analyze Word” để
Grammatica đưa ra câu phân tích chính xác cho từ mà bạn đã chọn.
2. Thêm từ vào cho Grammatica: Bộ từ điển sẵn có của Grammatica tỏ
ra không được đầy đủ lắm. Bạn nên nhấn vào nút “Add to Lexicon” để tiến
hành các bước thêm từ vào cho từ điển của Grammatica.
3. Chia động từ: Grammatica có tính năng chia động từ khá độc đáo. Bạn
có thể chọn bất kỳ một động từ nào trong văn bản -> sau đó nhấn vào nút
“Conjugate Verb” để Grammatica đưa ra cho bạn toàn bộ mọi cách chia
của động từ đã chọn.
Ngoài ra, Grammatica còn có thêm 2 tính năng khác cũng khá tiện dụng là
“Define/Translate” và “Show Plural Form” nhưng đáng tiếc rằng hoạt động
không được "ngọt" cho lắm.
Công ty Ultralingua & Meta-Agent đang bán ra bản Grammatica 6.0 với giá
là 29,95 USD. Bạn đọc quan tâm có thể vào đây để tải về bản dùng thử với
dung lượng khoảng 2 MB.
Những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt
Để nói tiếng Anh hay thì việc nói nhiều chỉ giúp các bạn nói nhanh, nói tốc
độ còn muốn nói hay thì bạn phải nói tiếng Anh chuẩn…để biết các bạn
đã nói tiếng Anh chuẩn hay chưa mình xin phân tích những lỗi phát âm
tiếng Anh của người Việt



Khi phát âm tiếng Việt lưỡi và miệng của chúng ta rất là ngắn gọn. Vì thế,
khi phát âm tiếng Anh người việt phát âm rất là cụt và thậm chí là còn nuốt
âm. Chính vì thế gây ra khá nhiều lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt


Lỗi thứ nhất: Không phát âm âm đuôi ( ending sounds )

Đây là lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của người việt

Một điều cần nhớ để phát âm tiếng Anh giúp người nghe hiểu được các
bạn nói gì thì các bạn phải phát âm đuôi. Lỗi của người Việt là không phát
âm âm đuôi vì tiếng Việt của chúng ta đọc rất ngắn gọn không phát âm âm
đuôi và các bạn áp dụng thói quen vào việc phát âm tiếng Anh

Nếu bạn không phát âm âm đuôi dễ gây những hiểu nhầm cho người nghe
và dẫn đến những tình huống nhầm lẫn do hai người không hiểu ý nhau. Vì
thế, để không khiến người khác hiểu lầm ý của mình thì các bạn đừng có
lười trong việc đọc âm đuôi

Lỗi thứ hai: Các âm trong tiếng Anh thường bị Việt hóaVí dụ cụ thể việc
phát âm Việt hóa của người Việt- /ei/ thường được người Việt phát âm
thành ê và ây

- /əʊ/ đa phần người Việt lại đọc là ô

Road / rəʊd/: người Việt đọc là rốtCoat / cəʊt/: chúng ta thường phát âm


sai là cốt

- /ð/: thường bị phát âm sai là dơ Together /tə’geðə/: từ này bị Việt hóa
thành tugedờ

Lỗi thứ b Grammatica” hỗ trợ bạn kiểm tra ngữ pháp cũng như chính tả tiếng
Anh ở mức độ không hề thua kém “Spelling and Grammar…” của Word. Cách sử

dụng như sau:
Copy toàn bộ văn bản tiếng Anh mà bạn đã soạn thảo vào ô soạn thảo văn
bản của Grammatica -> Chọn lấy thẻ “Analisys” -> Bạn chỉ cần nhấn vào
nút “Check” là quá trình kiểm tra chính tả và ngữ pháp sẽ được
Grammatica tiến hành đồng thời.
Mỗi khi gặp một cấu trúc câu sai ngữ pháp là Grammatica sẽ tự động tô
đen từ ngữ “có vấn đề” và đưa ra những lời khuyên để sửa lỗi trong bảng
“Analisys”. Khi gặp một từ sai chính tả, Grammatica cũng tự động tô đen
để đánh dấu, đồng thời đưa ra hàng loạt từ gần giống với từ gõ sai ở thẻ
“Suggestions” để bạn có thể thay thế bằng từ chính xác nhất.
Bạn sử dụng nút “Ignore” để bỏ qua những danh từ riêng mà Grammatica
không thể nhận diện và dùng nút “Replace” để thay thế từ đúng vào từ mà
bạn đã gõ sai.
Ngoài 2 tính năng phổ biến trên, Grammatica còn cung cấp cho bạn một số
tính năng mà “Spelling and Grammar…” của Microsoft Word hoàn toàn
không có như:


a: Không nhấn trọng âm ( Stress )

Một trong những lỗi phát âm tiếng Anh nghiêm trọng của người Việt

Người Việt có điểm yếu rất lớn là khi nói tiếng Anh không phân biệt được
trọng âm của tiếng Anh. Trong khi phần trọng âm là một phần rất quan
trọng bởi nếu nói sai thì người bản xứ không thể hiểu mình nói gì. Điều này
xuất phát từ việc tiếng Việt đơn âm tiết và người Việt thường quen đọc
từng âm tiết và không có trọng âm nên chúng ta đọc đều đều các từ mà
không có trọng âm. Cách đọc đó khiến người nghe cảm thấy rất là cứng từ
nào cũng giống từ nào


Lỗi thứ tư: Người Việt phát âm âm /s/ không đúng chỗ hoặc bỏ qua không
đọc âm /s/Đó là lỗi rất phổ biến

Trong câu: He likes reading book thì người Việt không đọc âm /s/ trong từ
likes Please! Go up thì người Việt lại cho thêm âm /s/ vào từ up

Lỗi thứ năm: Quên nối âmVí dụ những từ chúng ta cần nối âm với nhau
như là: them_in hay can_i thì người Việt thường đọc chúng một cách rất
rời rạc.

Lỗi thứ 6: Không có ngữ điệu ( intonation )

Trong tiếng Anh thì có rất nhiều thanh điệu và linh hoạt hơn tiếng Việt. Vì
thế, người Việt khi nói tiếng Anh thường không biết lên chỗ nào và xuống
chỗ nào nên họ nói tiếng Anh một cách đều đều không có ngữ điệu. Người


Anh nghe thấy thế sẽ cảm thấy rất là đơn điệu. Bạn hãy nghe bài hát
“beatifull”, bạn sẽ thấy nói tiếng Anh có ngữ điệu thì hay như thế nào? Hi
vọng nghe xong bài hát này sẽ khiến cho các bạn muốn phát âm chuẩn
và hay như thế
ĐHVH) - Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng phổ biến trong giao dịch
quốc tế. Đây cũng là ngoại ngữ được giảng dạy nhiều nhất trong các trường đại
học ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Nhiều sinh viên đã thấy được sự
cần thiết phải học tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại. Tuy
nhiên, nắm vững tiếng Anh không phải là một việc đơn giản. Trong 4 kỹ năng cơ
bản là Nghe, Nói, Đọc, Viết thì sinh viên thường gặp khó khăn trong môn Viết,
đặc biệt là đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất khi vốn từ ngữ và kiến
thức về văn hóa nước Anh còn hạn chế. Do vậy, sinh viên thường khó có thể
tránh mắc lỗi khi viết ngay cả khi họ rất chú ý tới bài viết của mình. Trong phạm

vi bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ ra và phân tích nguyên nhân những lỗi mà
sinh viên năm thứ nhất hay mắc phải khi viết với tư cách là người trực tiếp
giảng dạy và trên cơ sở khảo sát gần 100 bài viết của sinh viên năm thứ nhất.
Tiếp đó người viết xin đưa ra một vài gợi ý về biện pháp khắc phục nhằm giúp
sinh viên tránh mắc lỗi khi học kỹ năng Viết.
1.Một số lỗi thông thường khi viết
1.1.Lỗi về thì
Trong tiếng Anh, mỗi thì đều có công thức và cách sử dụng riêng nhưng do chưa
nắm chắc kiến thức ngữ pháp cơ bản nên sinh viên thường tạo nên những câu sai
ngữ pháp. Ví dụ: Khi miêu tả một hành động đã xảy ra trước một hành động khác
trong quá khứ thì họ thường xuyên sử dụng thì quá khứ đơn trong khi nhẽ ra phải
dùng thì quá khứ hoàn thành. Ví dụ như câu ‘Before he went out, he locked the
door’ phải được viết lại là ‘Before he went out, he had locked the door.’


Thêm vào đó, sinh viên cũng thường nhầm lẫn công thức giữa các thì. Ví dụ: When
he came, we were have dinner. Ở câu này động từ ‘have’ phải được chuyển thành
‘having’ vì công thức của thì quá khứ tiếp diễn là: was/ were + V-ing.
1.2.Lỗi về từ vựng
Tiếng Anh là ngôn ngữ có kho từ rộng lớn. Việc học và biết nghĩa của từ thật
không dễ và nắm được cách dùng của chúng còn khó hơn nhiều. Chính vì vậy mà
việc chọn từ ngữ chính xác cho một bài viết bằng tiếng Anh là cả một quá trình
phức tạp.
Sinh viên không chuyên năm thứ nhất thường mắc lỗi khi viết vì nhiều từ có nghĩa
tương đồng với nhau hoặc họ sử dụng sai từ loại hay dùng nhầm từ này với từ khác
vì chúng trông giống với từ mà họ muốn dùng.
1.1.1.Lỗi dùng từ có nghĩa tương đồng
Trong tiếng Anh, từ đồng nghĩa hay từ có nghĩa tương đồng (synonyms) là những
từ có nghĩa giống hay tương đương nhau và người ta thường dùng chúng để thay
thế cho nhau nhằm tránh lặp từ.

Tuy nhiên, một số từ nếu trong cùng ngữ cảnh (context) mà thay thế cho nhau sẽ
làm thay đổi nội dung câu. Do vậy, sinh viên không chuyên năm thứ nhất thường
mắc lỗi trong việc tìm đúng từ phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ 1: Sinh viên thường viết ‘He has a large mouth’ để miêu tả anh ấy có miệng
rộng. Trong trường hợp này từ ‘large’ phải được thay bằng từ ‘big’ vì cụm từ ‘a
large mouth’ có nghĩa ‘anh ta là người lắm mồm’. Nếu ta muốn nói miệng của anh
ta rộng hay không thì ta phải viết là ‘a big mouth’.
Ví dụ 2: Her older brother likes playing football.
‘Older’ và ‘elder’ đều là dạng so sánh hơn của tính từ ‘old’, nhưng khi nói đến
người anh hay người chị trong gia đình ta dùng ‘elder’.
Ví dụ 3: My grandfather is old, but he is still strong.
Tính từ ‘strong’ có thể kết hợp với danh từ để mang nghĩa chuyển như trong cụm


từ ‘strong wine’, ‘strong wind’, nhưng khi nói đến sức khỏe, chúng ta thường dùng
từ ‘healthy’, đặc biệt trong câu này nó đối lập với từ ‘old’.
Ví dụ 4: Sinh viên cũng thường dùng nhầm từ trong các cặp từ mang nghĩa tương
tự nhau như ‘question/ ask’, ‘other/ another’, ‘like/ as’, ‘best/ most’.
1.1.2. Lỗi dùng sai từ loại
Đây có lẽ là loại lỗi thường gặp nhất khi sinh viên dùng từ viết câu, đặc biệt là
những từ mà từ loại của chúng chỉ có sự khác biệt chút ít về cách viết.
Ví dụ: 1. I have difficult in learning English > difficulty
2. I usually have a bathe in the morning > bath
Sinh viên cũng thường xuyên quên biến đổi động từ thành tính từ bằng cách thêm
‘ed’ vào sau.
Ví dụ: 1. I felt relax > relaxed
2. I was no longer frighten > frightened
Bên cạnh đó, việc dùng tính từ thay cho trạng từ hay ngược lại cũng là lỗi sai phổ
biến khi sinh viên viết câu.
Ví dụ: When necessarily > necessary

1.1.3.Lỗi dùng nhầm từ này với từ khác
Có nhiều từ trong tiếng Anh có cách viết gần giống nhau. Chính vì vậy hiện tượng
nhầm lẫn giữa các từ cũng thường xảy ra khi sinh viên nhầm từ này với từ khác vì
chúng trông giống với từ mà họ muốn dùng.
Các từ sau đây thường bị nhầm lẫn với nhau: ‘conscience’, ‘conscious’ và
‘conscientious’, nhưng nếu biết cách đưa từ vào trong văn cảnh và ghi nhớ thì sinh
viên có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: 1. He had a clear conscience because he knew he hadn’t committed the


crime. (Trong câu này, từ ‘conscience’ miêu tả khả năng phán xét hành vi là đúng
hay sai, hành vi đó là tốt hay xấu)
2. He was conscious of the fact that his associates thought he had taken the
money. (Cụm từ ‘be conscious of’ trong câu này có nghĩa là ‘nhận thức được điều
gì’.)
3. Conscientious lawyers tracked down every clue and collected enough
evidence to prove that her client was innocent. (Tính từ ‘conscientious’ kết hợp với
danh từ trong ví dụ này chỉ một người cẩn thận và tỷ mỉ.)
1.3.Lỗi về cấu trúc ngữ pháp
Có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh và biện pháp khả thi nhất để sinh
viên có thể sử dụng chúng một cách chuẩn xác là học thuộc lòng. Nếu không, họ sẽ
tạo nên những câu sai cấu trúc.
Ví dụ 1: I am very interested of reading books.
Giới từ ‘of’ trong câu trên phải đổi thành ‘in’ vì cấu trúc câu đúng là ‘to be
interesred in’.
Ví dụ 2: My face is similar to my mother’s.
Câu trên cho ta thấy chính việc không biết dùng đúng cấu trúc để diễn đạt ý đã làm
cho câu dài và kém hấp dẫn. Chúng ta có thể viết lại ví dụ trên như sau:
I take after my mother.
Trên thực tế khi tiến hành khảo sát gần 100 bài viết của sinh viên không chuyên

năm thứ nhất, người viết nhận thấy rằng họ đã nhận thức được việc dùng cấu trúc
trong khi viết tiếng Anh song họ sử dụng chưa đúng. Dưới đây là một vài ví dụ về


những lỗi sử dụng cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong quá trình viết của sinh viên
năm thứ nhất.


C
ấu trúc sai



C
ấu trúc đúng

1. She
cares

her baby carefully.

To take care of

(

>She takes care of her
baby carefully)
2. There
has


some books on the desk.

There + be+ Noun

(

>There are some
books on the desk)
3. I often
do mistakes

in my
composition.
To make mistakes

(

>I often make
mistakes in my composition)
4. How wonderful the weather!

How + adj +Noun+be!

(

>How
wonderful the weather was!)
5. We
passed


a good holiday last year.


To have a good holiday

(

>We had a
good holiday last year.)

6. I usually
eat

breakfast at 7 a.m.

To have breakfast

(

>I usually have
breakfast at 7 a.m.)
7. He prefers tea
than

coffee.

To prefer smt to smt

(


>He prefers tea
to coffee.)
8. He is going to
celebrate

a party next
weekend.
To have a party

(

>He is going to have
a party next weekend.

1.4.Lỗi diễn đạt ý
Đa phần sinh viên không chuyên năm thứ nhất thường không có đủ lượng từ vựng
và cấu trúc ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng và quan điểm trong khi viết. Do vậy họ
thường phải thay những từ và cấu trúc câu mà họ không biết bằng những gì mà họ
đã học. Chính điều này đã dẫn tới lối ‘viết vòng vo’ để diễn đạt ý tưởng. Sau đây là


một vài lỗi sai trong diễn đạt ý.
1.4.1.Lỗi dịch từng từ
Có một số sinh viên trong đoặn văn miêu tả về mẹ đã viết ‘She never doesn’t do
anything’ để nói người mẹ của họ rất chịu thương chịu khó. Trong khi đó câu trên
có thể được biết một cách đỡ phức tạp hơn là ‘She is very hard working’ hay ‘She
never stops working’.
Chính việc dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh đã làm cho câu văn rườm rà, khó
hiểu và đôi khi gây buồn cười. Chúng ta hãy xem một vài ví dụ sau:
Ví dụ: 1. My mother has a white skin

Câu trên nên viết lại là ‘My mother has a fair complexion’.
2. She always brings a smile on her lips
Để diễn đạt ý này, ta sẽ viết câu như sau: She always wears a smile on her face.
3. Although my grandfather is old, but he is still strong.
Ta chỉ có thể được dùng hoặc từ ‘although’ hoặc từ ‘but’ trong câu này mà không
được kết hợp cả hai từ theo lối tư duy tiếng Việt ‘mặc dù nhưng’.
1.4.2.Lỗi diễn đạt ý không phù hợp với đề tài
Trong bài viết về chuyến đi dã ngoại vào kỳ nghỉ hè của sinh viên, một số đã làm
cho bài viết của mình trở nên quá nghi thức, trịnh trọng và câu nệ (formal) bằng
việc dùng rất nhiều từ và cấu trúc câu theo lối văn nghị luận như: that is why, on
account of this, thanks to, as a result of, in addition to this,
Trái ngược lại với những sinh viên này, một số lại không để xem ý ai sẽ là người
đọc bài luận của mình nên dùng những từ thiếu nghi thức (non-formal) như: ‘Well’,
‘Ah, the journey, I will tell you about the journey’ hay ‘Oh, I just forget’,


1.4.3.Lỗi lặp từ nhiều lần trong một đoặn văn ngắn
Ví dụ: Ah, the journey, I will tell you about the journey During the journey,
we After the journey, I
1.4.4.Lỗi dùng liên tục các câu đơn trong một bài luận nhỏ
Ví dụ: At 5 o’clock, we started to go. We went there by coach. The journey took
about 6 hours. We were very excited. We stayed in a hotel during the journey. It
was very hot. The sun shone every day. The sky was blue. People were friendly
1.5. Một số lỗi khác
1.5.1. Lỗi về dấu câu
Phần lớn sinh viên không chuyên năm thứ nhất đều mắc phải lỗi này trong khi viết
tiếng Anh.
Ta có thể lấy một ví dụ như sau:
Dấu chấm (.) được dùng để kết thúc một câu nhưng sinh viên lại thường quên dùng
nó. Đôi khi họ sử dụng dấu phẩy (,) thay cho dấu chấm (.) giữa hai câu. Điều này

có thể là do họ không nghĩ rằng những câu đơn đó đã mang nội dung thông tin
hoàn chỉnh với cấu trúc ngữ pháp độc lập nên chúng phải được phân biệt rõ ràng.
Thêm vào đó, sinh viên cũng không thường viết hoa chữ cái đầu câu để làm rõ hơn
sự phân biệt này.
Ví dụ: My best friend is a beautiful girl, she has long dark hair.
Câu trên phải được viết lại là ‘My best friend is a beautiful girl. She has long dark
hair.’ vì mỗi câu mang thông tin hòan chỉnh khác nhau.
Ngoài ra còn một số dấu câu khác mà sinh viên cần phải học cẩn thận cách dùng
của chúng như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm,
1.5.2. Lỗi chính tả
Đây là loại lỗi phổ biến nhất do sự bất cẩn của người viết. Có một số từ trong tiếng
Anh rất khó nhớ cách viết như: necessary, release, believe, successful, conscience,


conscious, conscientious,
2. Nguyên nhân của lỗi khi viết
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra những lỗi thường gặp khi học kỹ năng Viết trong
tiếng Anh của sinh viên không chuyên năm thứ nhất. Có thể xem xét một vài
nguyên nhân sau đây dẫn tới việc sinh viên thường mắc lỗi trong khi viết.
2.1.Không biết chính xác nghĩa của từ (denotation)
Từ vựng trong tiếng Anh vô cùng phong phú. Ngoài những từ đồng nghĩa ra, có
nhiều từ đồng âm nhưng cách viết và nghĩa khác nhau (homophones) như I/ eye,
sun/ son Bên cạnh đó lại có những từ đồng âm và đồng cách viết mang nghĩa
khác nhau (homonyms) như left, flat, saw, play, Do đó sinh viên gặp rất nhiều
khó khăn trong việc hiểu tường tận, chính xác nghĩa của từ, sự khác nhau về cách
dùng của những từ có nghĩa tương đồng cũng như từ loại của chúng. Chính điều
này dẫn tới việc sinh viên thường mắc lỗi về từ vựng khi viết bài luận tiếng Anh.
2.2. Không nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản
Chính việc chưa nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản đã làm cho sinh viên gặp rất
nhiều khó khăn trong việc sử dụng thì, cấu trúc và văn phong khi viết một bài luận

trong tiếng Anh. Do đó mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi.
2.3. Sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ
Điều dễ nhận thấy là sinh viên không chuyên năm thứ nhất thường diễn đạt ý
tưởng trong bài viết tiếng Anh theo lối tư duy tiếng Việt vì vốn từ ngữ hạn chế và
hơn nữa, họ chưa có đủ kiến thức về văn hóa Anh. Do đó điều hiển nhiên xảy ra là
họ sẽ dịch từng từ chứ không phải là việc sử dụng những cấu trúc câu tiếng Anh
trong bài viết. Điều này làm cho bài viết dài dòng, không mạch lạc và đôi khi làm
cho người đọc hiểu sai ý tưởng của người viết.
2.4.Không thực hành viết thường xuyên
Theo tác giả Vivian M. R. trong cuốn ‘Reading, Writing and Thinking’ thì ‘Học
viết cũng giống như học bơi, không ai có thể làm chuyện đó thay bạn. Bạn phải tự


mình ngoi lên và ngụp xuống. Nên nhớ rằng việc viết cũng như việc bơi, bạn không
phải chỉ làm một lần mà làm đi làm lại.’ Sinh viên không chuyên năm thứ nhất
chưa luyện tập kỹ năng Viết một cách thường xuyên nên họ không nhanh nhạy
trong việc tìm ý cho bài viết và chưa có thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh trước
khi viết. Do đó họ mắc khá nhiều lỗi trong bài viết của mình.
3. Biện pháp khắc phục
Sau đây là một vài gợi ý về biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp khi học kỹ
năng Viết trong tiếng Anh của sinh viên không chuyên năm thứ nhất nhằm giúp họ
tạo ra những bài viết không có lỗi ngôn ngữ, mang đầy đủ thông tin và giàu tính
thuyết phục.
3.1. Nắm chắc kiến thức ngữ pháp cơ bản
Để có thể xây dựng một bài viết tốt, cái mà sinh viên cần quan tâm ở đây không
phải là cái gì đó xa vời, vượt quá khả năng mà chính là những kiến thức nền tảng
trong sách giáo trình để từ đó có thể khắc phục được lỗi trong việc sử dụng thì, cấu
trúc, câu, từ, dấu câu, chính tả, Sinh viên nên học từ những kiến thức đơn giản
đến phức tạp một cách cẩn thận. Bất cứ khi nào bạn không chắc chắn về cách sử
dụng của một từ, cụm từ hay dấu câu, bạn nên xem lại trong sách ngữ pháp hoặc

tra trong từ điển để có thể sử dụng một cách chính xác.
3.1. Đọc sách báo, tài liệu
Tạo thói quen đọc sách báo vào thời gian rảnh rỗi là cần thiết nhưng nhớ rằng bạn
nên đọc kỹ và sâu (Read intensively). Cách đọc này sẽ giúp chúng ta học được từ,
cấu trúc câu cũng như lối diễn đạt và phong cách viết trong tiếng Anh để, ở một
chừng mực nào đó, bạn có thể củng cố kiến thức về văn hóa Anh. Bắng cách này
chúng ta sẽ thấy dễ dàng hơn khi diễn đạt và bỏ thói quen dịch từng từ. Sau đây là
các bước quan trọng khi đọc sách:


- Tìm ra những cụm từ, cấu trúc câu đặc biệt và cách diễn đạt như người bản
ngữ
- Gạch chân hoặc viết chúng vào vở
- Đặt câu với chúng và luyện tập thường xuyên cho đến khi bạn có thể đảm
bảo là không quên và sử dụng chúng một cách hoàn hảo
3.3. Luyện dịch
Đây là cách rất tốt vì qua đó chúng ta học được từ, cấu trúc mới và cách diễn đạt
chúng trong bài luận bằng tiếng Anh.
3.4. Kiểm tra lỗi sau khi viết
Có một số lỗi có thể trong quá trình viết ta không để ý (do viết nhầm, viết sai chính
tả, ) nhưng khi đọc lại ta sẽ phát hiện ra ngay. Do đó sẽ là rất quan trọng nếu sinh
viên đọc lại câu văn hay bài viết của mình sau khi hoàn thành.
3.5.Viết lại
Thực tế cho thấy phần nhiều sinh viên không viết lại bài viết của mình sau khi
được giáo viên sửa lỗi và đưa ra nhận xét. Họ chỉ lướt qua những lỗi đó mà không
nhận thức được rằng nếu không dựa vào những nhận xét đó để viết lại bài viết của
mình thì những nhận xét đó không có mấy tác dụng và khó có thể tránh mắc lỗi sau
này.
Viết lại cũng là một cách hữu hiệu để giảm thiểu lỗi và bổ sung những ý tưởng mới
mà trong bản viết lần đầu (first draft), sinh viên còn chưa nghĩ ra. Hơn nữa, sinh

viên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn vì các lỗi đã được giáo viên gạch chân và những ưu
điểm, nhược điểm của sinh viên đã được chỉ ra nên họ có thể sửa lại cho đúng.
Việc sinh viên có thể điều chỉnh và bổ sung cho bài viết lại của mình cả về ngữ
pháp và nội dung sẽ giúp họ phát triển kỹ năng Viết cho bản thân và hình thành
được sự tự tin khi viết sau này.


Kết luận: Trong quá trình học cách sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ, những
người học tiếng Anh, đặc biệt là sinh viên không chuyên năm thứ nhất thường gặp
khá nhiều khó khăn và môn Viết là một trong số những khó khăn đó. Sinh viên
thường lúng túng không biết cấu trúc ngữ pháp nào nên dùng cũng như cụm từ nào
thích đáng với bài viết và do đó mắc lỗi là điều khó có thể tránh khỏi. Bằng việc
chỉ rõ những lỗi thường gặp khi học kỹ năng Viết của sinh viên không chuyên năm
thứ nhất và phân tích nguyên nhân của chúng, tác giả hi vọng người học tiếng Anh
nói chung cũng như sinh viên năm thứ nhất nói riêng sẽ khắc phục được những lỗi
sai để xây dựng nên bài viết dễ hiểu, rành mạch và hấp dẫn.

×