Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(Tiểu luận) thảo luận kinh tế vi mô 1 đề tài phân tích tác động của thuế đối với hãng sản xuất xe ô tô huyndai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.95 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VI MƠ 1
ĐỀ TÀI : Phân tích tác động của thuế đối với hãng
Sản xuất xe ô tô Huyndai

NHÓM: 8
LỚP HỌC PHẦN: 23103MIEC0111
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Lương Nguyệt Ánh

h


Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Mục Lục

3

1. Cầu về hàng hoá.

3

2. Cung về hàng hoá.

3

3. Các yếu tố tác động đến cung - cầu hàng hoá.


3

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.

3

3.1.2 Thu nhập.

3

3.1.3 Thị hiếu.

4

3.1.4 Giá của hàng hoá liên quan.

4

3.1.5 Số lượng người tiêu dùng.

4

3.1.6 Cơ chế chính sách của nhà nước.

5

3.1.7 Các kỳ vọng.

5


3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cung.

5

3.2.1 Công nghệ sản xuất.

5

3.2.2 Giá của các yếu tố đầu vào.

5

3.2.3 Chính sách thuế.

5

3.2.4 Các kỳ vọng.

6

4. Trạng thái cân bằng của thị trường.

6

5. Chính sách can thiệp của Chính phủ thơng qua thuế

6

5.1 Khái niệm thuế.


6

5.2 Đặc điểm của thuế.

7

5.3 Tác động của thuế.

7

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.

8

1. Thực trạng về thị trường ô tô hiện nay (cụ thể doanh nghiệp Tổng công ty sản
xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam).

8

2. Tác động của thuế đến thị trường ô tô.

9

3. Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của thuế lên sản phẩm ơ tơ.

10

3.1 Tác động tích cực.

10


3.2 Tác động tiêu cực.

10

4. Biện pháp để chính sách thuế của chính phủ hoạt động tốt hơn trên thị trường ơ
tơ.
11

1

h


Phần III. Đánh giá chung.

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

2

h


Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Cầu về hàng hoá.


Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó mà người tiêu
dùng muốn mua, có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau
trong khoảng thời gian nhất định.
Lượng cầu : Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một mức giá
nhất định với các yếu tố khác không đổi.
Cầu cá nhân: Cầu cá nhân là cầu của một người tiêu dùng đối với hàng hố hoặc
dịch nào đó trên thị trường.
Cầu thị trường: là tổng mức cầu cá nhân ứng với từng mức giá.
2. Cung về hàng hoá.
Khái niệm: Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán
và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung: Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại một
mức giá đã cho với các yếu tố khác khơng đổi. Chúng ta có thể thấy là cung biểu diễn
mối quan hệ giữa giá và lượng cung.
3. Các yếu tố tác động đến cung - cầu hàng hoá.
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
Giá là yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu, làm cho điểm cân bằng di chuyển dọc
đường cầu.
Xem xét các yếu tố chủ yếu ngoài giá của bản thân hàng hố tác động đến cầu đó
là: thu nhập, thị hiếu, giá của các hàng hố liên quan, thơng tin, số lượng người tiêu
dùng, quy định của chính phủ…
3.1.2 Thu nhập.
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với
người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Một nhà
thống kê học người Đức tên là Ernst Engel đã nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của các hộ
gia đình và phátbiểu mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá thành quy luật
Engel. Quy luật này được các nhà kinh tế khác thừa nhận và là một trong những quy

3


h


luật kinh tế quan trọng. Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá và
dịch vụ, Engel chia các loại hàng hoá như sau:
- Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng
tăng lên và ngược lại. Các hàng hố đó được gọi là các hàng hố thơng thường.
Trong hàng hố thơng thường lại có hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xỉ. Hàng
hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng
sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập.
- Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua
ít đi và ngược lại. Các hàng hố đó có tên gọi là hàng hố cấp thấp. Ví dụ trong
thời bao cấp chúng ta thường phải ăn độn gạo với ngô hoặc khoai. Ngày nay,
khi thu nhập cao lên việc tiêu dùng ngơ, khoai giảm xuống.
3.1.3 Thị hiếu.
Là ý thích của con người. Thị hiếu xác dịnh chủng loại hàng hoá mà người tiêu
dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định
là thị hiếu khơng phụ thuộc vào giá của hàng hố và thu nhập của người tiêu dùng. Thị
hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tơn
giáo… Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng
cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hố có nhãn mác nổi
tiếng và được quảng cáo nhiều.
3.1.4 Giá của hàng hoá liên quan.
Cũng tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Mỗi hàng hố có hai loại
hàng hố liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế là
những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả
mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè và cà phê.
3.1.5 Số lượng người tiêu dùng.
Hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng
tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng

lớn.Ví dụ rõ nhất là thị trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân luôn là thị trường tiềm
năng của các hãng sản xuất trên thế giới. Rất nhiều hãng đã đầu tư vào Trung Quốc để
khai thác thị trường tiềm năng này.

4

h


3.1.6 Cơ chế chính sách của nhà nước.
Khi nhà nước đưa các chính sách kinh tế vĩ mơ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới hành vi của người tiêu dùng do đó ảnh hưởng tới cầu.Ví dụ như nhà nước
tăng thuế nhập khẩu xe ô tô cũ tới 600% thì giá bán xe ơ tơ cũ sẽ tăng và do đó người
tiêu dùng sẽ mua được ít xe ô tô cũ hơn.
3.1.7 Các kỳ vọng.
Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự
mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá của hàng hố sẽ
tăng lên trong tương lai thì họ sẽ mua nhiều hàng hố đó hơn ngay bây giờ. Con người
có các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng. Tất cả các kỳ vọng đó
đều tác động đến cầu hàng hoá.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cung.
Giá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đường cung, làm cho điểm cân bằng di chuyển
dọc đường cung.
Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cung gồm: giá cả đầu vào, công nghệ sản xuất,
lao động, cơ chế chính sách của nhà nước, kỳ vọng của doanh nghiệp,…
3.2.1 Cơng nghệ sản xuất.
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hố được sản xuất ra. Cơng nghệ tiên
tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra.
3.2.2 Giá của các yếu tố đầu vào.
Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hố

mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ
giảm và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hố hơn với các yếu tố khác khơng thay
đổi.
3.2.3 Chính sách thuế.
Là công cụ điều tiết của nhà nước. Đối với các hãng thuế là chi phí do vậy chính
sách giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung
hay là chính sách thuế cao có thể hạn chế sản xuất và làm giảm cung.

5

h


Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hố được bán ra trên thị trường. Càng
nhiều người sản xuất thì lượng hàng hố càng nhiều và ngược lại.
3.2.4 Các kỳ vọng.
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hố, giá của các yếu tố sản xuất, chính
sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hố. Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với sản
xuất thì cung sẽ mở rộng và ngược lại.
Số lượng người lao động, chất lượng lao động trong doanh nghiệp thay đổi thì khả
năng sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi, cung sản phẩm thay đổi.
4. Trạng thái cân bằng của thị trường.
Khái niệm điểm cân bằng: cân bằng là một trạng thái của thị trường mà ở đó lượng
cung bằng với lượng cầu xác định mức giá cả chung, giá cả thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ
được mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng hàng hoá mà người tiêu
dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường cung cho biết số lượng hàng hoá
mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác nhau. Khi tất cả mọi người tham gia vào
thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng
thị trường trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người mua và người bán

đều khơng thích thay đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn mua và người
bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng. Sản lượng được mua và
bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng.
Hình: Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường
5. Chính sách can thiệp của Chính phủ thơng qua thuế
5.1 Khái niệm thuế.
Thuế có lịch sử ra đời rất lâu. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự
ra đời, tồn tại và phát triển của đất nước.
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một hoạt
động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua các đầu vào
cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ hoặc để phân phối lại
sức mua giữa các cá nhân.

6

h


5.2 Đặc điểm của thuế.
Chính phủ ln xem việc đánh thuế và áp dụng các chính sách thuế như mộthình
thức phân phối lại thu nhập, hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loạihàng hóa,
dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuế cũng như đối tượng chịu thuế và cách
đánh thuế khác nhau trong một nền kinh tế. Có thể nói rằng, thuế là tiền đề cần thiết để
duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng của Nhà nước và Chính phủ.
Đồng thời cịn là một cơng cụ hết sứcquan trxng để Nhà nước và Chính phủ can thiệp
vào thị trường, thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô hoạt động sản xuất, kinh
doanh thuộc mxi thành phần kinh tế. Hay nói cách khác, thuế là một hình thức mô
phỏng dựa vào thực trạng củanền kinh tế một quốc gia (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ
số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,..).
5.3 Tác động của thuế.

Tác động của chính sách thuế cũng được xem như tác động của các yếu tố đầu
vào, do thuế cũng được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Thuế cao, dẫn đến thu nhập người sản xuất giảm, cung giảm và ngược lại.Xét
trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi chi phí tăng lên, lợi nhuận của doanh
nghiệp giảm xuống. Khi đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh bằng cách cắt giảm sản lượng
sản xuất. Điều này sẽ làm cho cung giảm, đường cung dịch chuyển sang bên trái. Khi
đó, điểm cân bằng mới được thiết lập, giá sản phẩm hàng hóa bán ra tăng lên khiến
người tiêu dùng phải chi trả một khoản chênh lệch so với ban đầu. Như vậy, việc đánh
thuế hàng hóa dịch vụ sẽ có tác động ảnh hưởng khơng chỉ đối với người sản xuất mà
còn đối với người tiêu dùng và nền kinh tế của một quốc gia.
Thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớn hơn so với giá cả. Vì thế trong những
trường hợp có thể được thì tài trợ cho các khoản chỉ tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế lớn
hơn là bằng thuế. Nhưng cũng có những loại hàng hóa và dịch vụ khơng thể tài trợ
được bằng cách đặt giá như nhiều loại hàng hóa cơng cộng và ngoại ứng, Vì thế bược
phải sử dụng thuế như một công cụ quan trọng để tạo dựng nguồn thu.
Hình: Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm bán ra của nhà sản xuất

7

h


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thực trạng về thị trường ô tô hiện nay (cụ thể doanh nghiệp Tổng công ty sản
xuất ơ tơ Huyndai Thành Cơng Việt Nam).
Tính đến hết năm 2019, cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp
ô tô với sản lượng trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trongnước.
Nhiều hãng lớn trên thế giới có hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Một số
DN nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ơ tơ tồn cầu. Một số loại sản phẩm đã
xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines… Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7

tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ
nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa (xe tải
đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu). Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt
Nam, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đóng góp cho ngân sách nhà nướchàng ty
USD/năm và giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp. Năm
2019, giá xe giảm khoảng từ 8-15% đã góp phần thúc đẩy đẩy tăng trưởng doanh số
bán xe tồn thị trường.
Nhà máy sản xuất ơtơ Hyundai Thành Công được xây dựng trên khu đất rộng hơn
100 ha tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tháng
3/2011, nhà máy chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm trọng điểm là xe du lịch.
Nếu như năm 2017, sản lượng ô tô của Nhà máy đạt hơn 18.900 chiếc, doanh thu đạt
5.068 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 3.040 tỷ đồng thì đến năm 2018, doanh thu đạt
13.800 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng cả năm đạt trên 55.000 chiếc, nộp ngân sách
7.600 tỷ đồng; sử dụng 3.900 lao động.
Công suất nhà máy năm 2018 đạt 70.000 xe/năm, hướng đến hiện thực hoá mục
tiêu 200.000 xe/năm vào 2021. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, các nhà máy sản
xuất và lắp ráp ô tô Thành Công tại Khu công nghiệp Gián Khẩu đã cho ra đời 33.000
xe ô tô các loại, tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Xe du lịch đạt
30.200 chiếc; xe tải, buýt, xe khách 2.800 chiếc. Tập đoàn cũng đã nộp thuế tại tỉnh
Ninh Bình ước đạt 3.322 tỷ đồng. Nhà máy ơ tơ Thành Công đang giải quyết việc làm
cho 3.400 lao động.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng cộng 10 tháng đầu năm 2021, mặt hàng
ô tô nhập khẩu nguyên chiếc ước đạt hơn 130.000 chiếc, với tổng giá trị kim ngạch
khoảng 2,888 ty USD. Cộng dồn lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước 10 tháng đầu
năm 2021 ước đạt 235.600 chiếc, bằng 112,4% so với cùng kỳ năm 2020.Bên cạnh đó,
theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô
tháng 8/2021 của các doanh nghiệp thành viên đạt 8.884 xe, giảm tới 45% so với tháng

8


h


7/2021 và 57% so với tháng 8/2020. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp thị trường ô tô bị sụt
giảm doanh số bán lẻ và là tháng có doanh số bán thấp ky lục tronglịch sử của thị
trường ô tô Việt Nam kể từ năm 2015 đến nay.
Đến năm 2022, thực tế cho thấy, tình hình dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm sốt
tuy nhiên việc kích cầu những mặt hàng có giá trị cao như ơ tơ vẫn gặp nhiều khó khăn
do kinh tế bị ảnh hưởng. Doanh số bán ôtô của Hyundai Thành Công chỉ tăng 5% so
với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm trước khi Việt Nam có dịch
COVID-19, tồn thị trường có doanh số giảm tới 18%. Khi thời gian bán hàng của
năm 2021 đang dần bước vào giai đoạn chạy nước rút, các hãng xe khó có thể đạt
được mục tiêu doanh số đã đề ra. Sau gần nửa năm có doanh số sụt giảm nghiêm trang
vì dịch COVID-19, sang đến tháng 10, thị trường ơtơ trong nước đã có dấu hiệu khởi
sắc trở lại. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của thị trường những tháng cuối năm còn phụ
thuộc rất nhiều vào kế hoạch, chính sách bán hàng, mẫu mã sản phẩm của mỗi hãng
xe, cũng như sự hỗ trợ chính sách từ Chính phủ.
2. Tác động của thuế đến thị trường ơ tơ.
Tác động của chính sách thuế cũng được xem như tác động của các yếu tố đầu
vào, do thuế cũng được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp Huyndai Thành
Công Việt Nam. Thuế cao, dẫn đến thu nhập người sản xuất giảm, cung giảm và
ngược lại. Khi thuế đánh vào người sản xuất trong một thị trường cạnh tranh, thì hãng
sẽ gia tăng giá cả ở chừng mực nhất định để bù đắp gánh nặng thuế và thu nhập của
người sản xuất sẽ không giảm xuống bằng đúng số tiền thuế. Khi thuế đánh vào người
tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh thì hãng sẽ khơng sẵn lịng mua nhiều hàng hóa
bị đánh thuế vì thế giá cả sẽ giảm xuống. Xét trong trường hợp các yếu tố khác khơng
đổi, khi chi phí tăng lên, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống.
Khi đó, Hyundai Thành công sẽ điều chỉnh bằng cách cắt giảm sản lượng sản xuất.
Điều này sẽ làm cho cung giảm, đường cung dịch chuyển sang bên trái. Khi đó, điểm
cân bằng mới được thiết lập, giá sản phẩm hàng hóa bán ra tăng lên khiến người tiêu

dùng phải chi trả một khoản chênh lệch so với ban đầu.
Tổng công ty Sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam là công ty sản xuất ô
tô tại Việt Nam, nhưng các vật liệu, hay đồ dùng lắp ráp vẫn còn phải nhập khẩu, đơi
khi nhập khẩu ngun chiếc từ nước ngồi. Vậy nên chính phủ đã có chương trình ưu
đãi thuế nhập khẩu; sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản
lượng riêng tối thiểu của mẫu xe để phù hợpvới thực trạng hiện nay và tác động của
đại dịch Covid-19 đến ngành ô tô; sửa đổi quy định về mẫu xe và quy định về thủ tục,

9

h


hồ sơ thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để giảm thủ tục hành chính nhằm góp phần
khuyến khích phát triển ngành cơngnghiệp ơ tơ theo định hướng của Chính phủ.
Theo Đại diện Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, đối với chương trình ưu đãithuế
nhập khẩu linh kiện ơ tơ, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số57/2020/NĐCP ngày 25/5/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số122/2016/NĐ-CP
ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Bên cạnh đó là Nghị định 70/2020 về việc giảm 50%lệ phí trước bạ ơ tơ lắp ráp
sản xuất trong nước; Thuế nhập khẩu một số nguyên, vật liệu linh kiện để sản xuất, lắp
ráp ô tô trong nước giảm về 0%.
3. Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của thuế lên sản phẩm ô tô.
3.1 Tác động tích cực.
Nhờ sự đột phá về các chính sách thuế, tín dụng có thể tháo gỡ các nút thắt, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ ngành ơ tơ trong nước
pháttriển, có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng mở rộng, tăng ty lệ nội địa hóa,…
Ngồi ra, việc điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng có tác động đến nguồn thungân
sách trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực lớn để khuyến khích các doanh nghiệpmở
rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, qua đó nâng cao năng lực của doanh nghiệpvà
sản phẩm ô tô Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống. Bên

cạnh đó, các mẫu xe nhập khẩu hiện đang phải chịu 3 loại thuế cơ bản bao gồm: thuế
VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và một số loại phí khác đi kèmcùng những
thay đổi về cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng hạn chế việc chỉ
ưu tiên sử dụng ô tô nhập khẩu và có tác động tích cực đối với thị trường ơ tô nội địa,
tăng khả năng cạnh tranh của xe ô tô sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam,đảm bảo số thuế
tiêu thụ đặc biệt phải nộp của xe ô tơ nhập khẩu trong tình hình thuế suất thuế nhập
khẩu ô tô ngày càng giảm do nước ta thực hiện ký kết các hiệp địnhthương mại tự do.
3.2 Tác động tiêu cực.
Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh với nhu cầu về ô tô rất lớn. Tuy
nhiên cũng chính chính sách thuế phức tạp đã làm cho thị trường ơ tơ Việt Nam gặp
nhiều khó khăn và gặp phải những tiêu cực khá nghiêm trọng.Nếu Chính phủ khơng
sớm thay đổi chính sách có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho ngành này ở Việt
Nam và có thể ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế Việt Nam. Khó có thể đánh giá hết
mức độ tác động tiêu cực của chính sách thuế đối với thị trường Việt nam nhưng có lẽ
tác động tiêu cực rõ ràng nhất là việc áp thuế đối với ô tô được coi là quá cao đối

10

h


vớimột nhà sản xuất. Thuế suất đối với ô tô ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất Đông
Nam Á. Điều này đã dẫn đến sự suy thoái thị trường đối với các nhà sản xuất ô tô đang
muốn bán sản phẩm của họ.
Việc áp dụng các chính sách thuế mới đã khiến nhiều mẫu ơ tơ khơng cịn khả
năng sử dụng đối với nhiều người tại Việt Nam. “Chính phủ ViệtNam gần đây đã đưa
ra mức thuế đối với thị trường ơ tơ là 30% thay vì mức 10% trước đây”.
Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến số lượng Ơ tơ trên đường. Chính sách thuế
mới sẽ khiến việc mua ô tô của người dân trở nên đắt đỏ hơn, nhiều khả năng doanh số
ô tô bán ra sẽ bị sụt giảm. Chính phủ cho rằng chính sách thuế là cần thiết để kiểm soát

lạm phát và giảm ô nhiễm không khí, nhưng rõ ràng chính sách này ảnh hưởng đến cả
người tiêu dùng và người sản xuất. Trước đây, trước khi thị trường ôtô ở Việt Nam mở
cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, đây là một nền kinh tế được bảo hộ. Tuy nhiên,
việc áp dụng thuế một lần đối với ô tô đã tác động tiêu cực đến thịtrường ô tô Việt
Nam khi không khuyến khích người tiêu dùng tiềm năng mua xe. Việt Nam đang cố
gắng giảm sự phụ thuộc vào ô tô nhập khẩu bằng cách đẩy mạnh sản xuất. Nó đã thành
cơng trong việc thu hút đầu tư nước ngồi và bắt đầu sản xuất hơn 30% tổng số ô tô
bán ra trong nước.
Tuy nhiên việc đánh thuế ô tô nhập khẩu cao hơn đã làm gia tăng nạn buôn lậu
gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam. Các chính sách mới được cho là chủ yếu nhằm
kiểm sốt ơ tô hạng sang nhập khẩu nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô
tô trong nước.
4. Biện pháp để chính sách thuế của chính phủ hoạt động tốt hơn trên thị trường
ơ tơ.
Một là, nhà nước cần có những chính sách rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể là chính sách
tài khóa đối với ngành cơng nghiệp ơ tơ, đặc biệt là các chính sách về xuất, nhập khẩu
ơ tơ và các linh kiện lắp ráp; chính sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định
và dài hạn. Tuy nhiên, cốt yếu vẫn là chính sách thuế ưu đãi, như việc chú trọng hơn
vào bảo hộ ô tơ, có các chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để tạo ra sức cạnh tranhcho
ngành sản xuất ô tô trong nước, qua đó có thể hiện sự quyết tâm phát triển thịtrường ô
tô Việt Nam.
Hai là, giá thành của ô tô Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu
vực, tuy nhiên chất lượng vẫn chưa được đánh giá cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến vào
sản xuất.

11

h



Ba là kiếm đối tác nhằm thu hút vốn đầu tư sản xuất và phát triển, qua đó tiến tới
đạt được những mục tiêu, hoạch định đã đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để tránh tình trạng thiếu
hụt vốn đầu tư.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Cần xây
dựng và mở rộng các trung tâm, trường học đào tạo ngành cơ khí ơ tơ nhằm nâng cao
tay nghề người lao động. Cùng với việc áp dụng cơng nghệ hiện đại sẽ góp phần
nângcao chất lượng của mặt hàng ô tô.
Cuối cùng, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Bao gồm giám sát,đánh
giá hiệu quả tính ứng dụng thực tiễn của cơng nghệ trong đổi mới, hiện đại hóa ngành
giao thơng. Mạng lưới giao thơng đường bộ phát triển sẽ góp phần thúc đẩy nhucầu
mua sắm ơ tơ từ người tiêu dùng, qua đó giúp thị trường ô tô phát triển mạnh.

12

h


Phần III. Đánh giá chung.
Việt Nam đang tiến tới phát triển và hội nhập sâu rộng, tuy nhiên, thị trường ôtô
hiện nay nhìn chung đang phải đối diện với nhiều khó khăn tồn đọng chưa được giải
quyết triệt để, dưới tác động của cả đại dịch và đặc biệt là chính sách thuế của Chính
phủ. Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, gắn liền thị trường ô tôvới
những thay đổi cần thực hiện trên tổng thể cũng chính là tiền đề vươn lên khơng chỉ để
hịa nhập với thị trường quốc tế, mà cịn để nhìn nhận những khó khăn về bối cảnh,
nguồn lực và thực tiễn đang ngăn cản chính sách thuế phát huy tối đa hiệu quả.Từ đó,
có những chính sách phù hợp hơn cùng với việc mở rộng giới hạn khả năng sản xuất,
vượt lên trên những yếu kém, đưa đất nước bước đi vững chắc trên con đường ổn định
và phát triển lâu dài.

Các doanh nghiệp cũng cần có những phản ứng phù hợp để có thể phát triển hơn
trong ngành cạnh tranh này.

13

h


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế vi mơ – Trường đại học quốc gia Hà nội – Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia
2. Trần Hồng (2020). Những chính sách tác động đến thị trường ô tô Việt
Namnăm 2020, Báo Thanh niên.
3. Thông tấn xã Việt Nam (2021). Thị trường ơ tơ Việt Nam 2020 đầy biến
động,năm 2021 khó đốn định, Tạp chí Cơng Thương.
4. Nghị định 70/2020/NĐ-CP giảm 50% lệ phí trước bạ ơ tơ sản xuất, lắp ráptrong
nước.
5. Minh Hiếu (2021). Doanh số thị trường ôtô Việt phục hồi mạnh sau giai
đoạn'chạm đáy', Báo Vietnamplus
6. />7. />20190529083236373p2c22-printer.htm
8. />9. />
14

h



×