Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Tiểu luận) đề bài tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ wto liên quan đến điều xx gatt (ngoại lệ chung) và trình bày các nội dung theo yêu cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.69 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT WTO
Đề bài: Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ
WTO liên quan đến Điều XX GATT (ngoại lệ chung) và
trình bày các nội dung theo u cầu
NHĨM

: 01

LỚP

: N01.TL2

KHOA

: Luật Thương mại Quốc tế

Hà Nội, 2021

h


h


-3-

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ


THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 28/04/2021 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 01

Lớp: N01.TL2

Khoa: Luật Thương mại quốc tế

Khố: 44

Tổng số sinh viên của nhóm: 09
• Có mặt: 09
• Vắng mặt: 0 Có lý do:…………………..Khơng có lý do………..
Môn học: Luật WTO
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

STT MÃ SV

HỌ VÀ TÊN

ĐÁNH
GIÁ CỦA
SV
A

1

442727 Đỗ Huy Lộc




2

442728 Phan Hà Phương



3

442729 Nguyễn An Phương



4

442730 Hoàng Thị Nhật Lệ



5

442731 Trần Thương Huyền



6

442732 Lê Nguyễn Khả Tú




7

442733 Cao Thị Thanh Nhàn



8

442734 Đặng Triệu Vy



9

442735 Bùi Thị Diệu Thúy



B

h

SV KÝ
TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV
ĐIỂM


ĐIỂM

GV

(số)

(Chữ)

(Ký tên)

C


-4-

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2021
Kết quả điểm bài viết: ............................

NHÓM TRƯỞNG

- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….

Bùi Thị Diệu Thuý

Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………


h


-5-

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... - 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... - 7 NỘI DUNG ...................................................................................................... - 7 1. Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp ......................................................... - 7 2. Lập luận pháp lý của các bên trong vụ việc.......................................... - 8 2.1. Lập luận của nguyên đơn .................................................................... - 8 2.2. Lập luận của bị đơn ........................................................................... - 10 3. Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp. Bình luận về ý kiến ....... - 11 3.1. Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp ......................................... - 11 3.1.1. Phán quyết của Ban hội thẩm...................................................... - 11 3.1.2. Phán quyết của AB ...................................................................... - 12 3.2. Bình luận về ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp .................... - 12 KẾT LUẬN.................................................................................................... - 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... - 14 -

h


-6-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AB

Cơ quan phúc thẩm

CAA

Đạo luật Làm sạch khơng khí

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp

EPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trường


GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Hiệp định TBT

Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

HĐXX

Hội đồng xét xử

NOx

Oxit nitơ

VOC

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

h


-7-


MỞ ĐẦU
Vấn đề bảo vệ mơi trường có một vị trí riêng biệt trong thể chế của WTO.
Lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
tuyên bố rằng các bên của hiệp định tham gia vào q trình tự do hóa thương mại
nhằm nâng cao tiêu chuẩn sống và đảm bảo đầy đủ việc làm “trong khi vẫn theo
đuổi mục tiêu bảo vệ và bảo tồn môi trường...”. Tuy nhiên, trên thực tế, sự hòa
hợp giữa thương mại tự do và việc bảo vệ mơi trường khơng dễ dàng. Có thể xảy
ra sự căng thẳng giữa ngun tắc tự do hóa thương mại hình thành nên thể chế
của WTO và các biện pháp được ban hành bởi các quốc gia thành viên nhằm bảo
vệ môi trường. Vụ DS2 - Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn về xăng dầu thường và xăng dầu
tái chế liên quan đến điều XX hiệp định GATT là một tranh chấp tiêu biểu về vấn
đề trên. Sau đây, chúng ta cùng đi nghiên cứu và làm rõ vụ tranh chấp này.

NỘI DUNG
1. Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp
Vụ tranh chấp DS2 giữa nguyên đơn (Brazil và Venezuela) và bị đơn Hoa
Kỳ xoay quanh Đạo luật làm sạch khơng khí (Clean Air Act 1990) hay gọi tắt là
Quy tắc Xăng dầu của Hoa Kỳ. Theo đó, bị đơn bị cáo buộc đã đặt các rào cản
phân biệt cho quá trình sản xuất và nhập khẩu xăng dầu của nhà máy nội địa và
nhà máy nước ngoài, vi phạm Điều I và III Hiệp định GATT, và Điều 2 của Hiệp
định TBT.
CAA được ban hành lần đầu năm 1963 nhằm mục đích ngăn ngừa và kiểm
sốt ơ nhiễm khơng khí ở Hoa Kỳ. Mục 211 (k) của CAA phân chia thị trường
xăng tại Hoa Kỳ thành hai phần. Phần đầu tiên bao gồm 09 khu vực đô thị ô nhiễm
nhất, và ở khu vực này, chỉ "xăng tái chế" (cải tiến từ xăng thơng thường) mới có
thể được tiêu thụ. Ở phần cịn lại, "xăng thơng thường" vẫn được bán cho người
tiêu dùng. Việc thực hiện cả hai chương trình này áp dụng cho xăng do các nhà
máy lọc dầu và nhập khẩu trong nước bán.

h



-8-

CAA cũng yêu cầu xăng dầu thường do các nhà máy lọc dầu và nhà nhập
khẩu trong nước bán ở Hoa Kỳ phải sạch như mức cơ sở (đại diện cho chất lượng
xăng nhà máy đó sản xuất) năm 1990. Theo đó, Quy tắc Xăng dầu sẽ thiết lập
mức cơ sở này, có thể riêng lẻ (do chính đơn vị thiết lập) hoặc theo luật định (do
EPA thiết lập, nhằm phản ánh chất lượng xăng trung bình của Hoa Kỳ năm 1990),
tùy thuộc vào bản chất của đơn vị buôn bán xăng dầu.
Tuy nhiên, Quy tắc Xăng dầu lại không quy định các mức cơ sở riêng của
các nhà máy lọc dầu nước ngồi mà phần đơng sẽ phải sử dụng mức cơ sở do luật
định. Mức cơ sở riêng lẻ vẫn có thể được xác định bằng cách sử dụng Phương
pháp 1, 2 hoặc 3, giống như với các nhà máy lọc dầu trong nước, nhưng các nhà
máy lọc dầu nước ngoài lại chịu nhiều điều kiện và hạn chế hơn.
2. Lập luận pháp lý của các bên trong vụ việc
2.1. Lập luận của nguyên đơn
*Điều XX (b) Hiệp định GATT 1994:
-

Venezuela cho rằng Điều XX (b) không được áp dụng vì Hoa Kỳ đã

khơng chứng minh được rằng họ khơng có biện pháp nào ít hạn chế thương mại
hơn để đạt được mục tiêu cho chính sách khơng khí của mình.
- Venezuela lập luận rằng mối quan tâm của Hoa Kỳ về việc các nhà máy
lọc dầu nước ngoài sẽ “thao túng” thị trường hoàn toàn là suy đoán. Số liệu thống
kê của Hoa Kỳ cho thấy rằng, trong quý 1 năm 1995, xăng nhập khẩu chiếm chưa
đến 2% tổng lượng tiêu thụ xăng của Hoa Kỳ. Do đó, kể cả nếu chấp nhận lập
luận của Hoa Kỳ (mà Venezuela khơng hề chấp nhận), thì thị phần bị thao túng
vẫn sẽ chiếm ít hơn hơn 1% tổng lượng xăng tiêu thụ của Hoa Kỳ. Tác động thực

tế của việc này là quá nhỏ để biện minh cho sự phân biệt đối xử với xăng nhập
khẩu theo Điều XX (b).
- Venezuela lập luận rằng các ví dụ mà Hoa Kỳ đưa ra cho thấy sự gia tăng
phát thải lượng NOx trung bình từ xăng nhập khẩu là thiếu sót. Khơng có động

h


-9-

cơ kinh tế nào để một nhà máy lọc dầu vận hành theo cách kém tối ưu hơn để tăng
mức phát thải của nhiên liệu.
- Brazil không cho rằng mục đích cuối cùng của Hoa Kỳ là giải quyết vấn
đề ô nhiễm không khí. Tất cả xăng dầu nhập khẩu phải đáp ứng mức cơ sở theo
luật định năm 1990, trong khi đó một nửa số nhà máy lọc dầu trong nước có thể
đang bán xăng khơng đáp ứng được tiêu chuẩn này.
- Brazil cho rằng sự phân biệt đối xử là khơng chính đáng ngay cả khi cho
rằng khơng thể cho phép các nhà máy lọc dầu nước ngoài thiết lập mức cơ sở
riêng. Theo Điều I và Điều III của GATT và Điều 2 của Hiệp định TBT – khi lựa
chọn chính sách liên quan đến phân biệt đối xử, một thành viên WTO có nghĩa vụ
phải chọn một phương án khả thi khác. Trong trường hợp này, có tồn tại một giải
pháp khả dụng như vậy, đó là áp dụng mức cơ sở ban đầu cho tất cả các nhà sản
xuất xăng cả trong nước và nước ngồi.
*Điều XX (g) Hiệp định GATT 1994:
Venezuela đồng tình với mối lo ngại của Hoa Kỳ về tác động của ô nhiễm
không khí tới sức khỏe, nhưng tuyên bố rằng các lập luận của Hoa Kỳ về khả năng
áp dụng Điều XX (g) đối với trường hợp này sai cả về mặt pháp lý và thực tiễn.
Venezuela coi khơng khí sạch là một "tình trạng" của khơng khí chứ khơng phải
là tài nguyên có thể cạn kiệt như dầu mỏ và than đá. Khơng thể vì lo lắng cạn kiệt
khơng khí sạch mà đặt ra các tiêu chuẩn đối với xăng dầu nhập ngoại.

Brazil lập luận rằng, kể cả nếu coi rằng khơng khí sạch là một nguồn tài
ngun thiên nhiên có thể cạn kiệt, Quy tắc Xăng dầu khơng hề hạn chế sản xuất
hoặc tiêu thụ khơng khí sạch trong nước. Thay vào đó, Quy tắc này cịn tăng sản
lượng và tăng lượng tiêu thụ khơng khí sạch. Hơn nữa, cả CAA và Quy tắc xăng
đều không hạn chế số lượng xăng có thể được sản xuất hoặc tiêu thụ ở Hoa Kỳ
mà chỉ đơn thuần là kiểm soát chất lượng của nó. Vì thế, Quy tắc xăng dầu không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XX (g).

h


- 10 -

2.2. Lập luận của bị đơn
Đáp trả các vấn đề mà bên nguyên đơn nêu ra, Hoa Kỳ đưa ra hai lập luận chính:
Thứ nhất, Hoa Kỳ cho rằng các quy định trong CAA 1990 của EPA đưa ra
là hợp lí, phù hợp với các quy định của WTO.
Căn cứ pháp lí Hoa Kì đưa ra: Điều XX (b) GATT 1994 phần ngoại lệ
chung cho phép các quốc gia áp dụng các biện pháp "cần thiết để bảo vệ con
người, động vật và thực vật"
Hoa Kỳ lập luận rằng ơ nhiễm khơng khí, đặc biệt là tầng ozone gây nguy
cơ sức khỏe cho con người và động thực vật. Ơ nhiễm khơng khí là ngun nhân
gây ung thư, dị tật bẩm sinh, tổn thương não, rối loạn sinh sản và đột biến gen. Ô
nhiễm tầng ozone cũng gây mất năng suất cây trồng ở Hoa Kỳ. Do đó, mục đích
của Quy tắc Xăng dầu là bảo vệ sức khỏe và phúc lợi cộng đồng bằng cách giảm
lượng khí thải độc hại, chất ô nhiễm, VOCs và NOx đối với xăng tái chế. Việc sử
dụng tiêu chuẩn riêng cho xăng thông thường là cách nhanh nhất và công bằng
nhất để đảm bảo xăng dầu của Hoa Kỳ có chất lượng sạch trong khi không gây ra
gián đoạn sản xuất xăng dầu thông thường trong nước.
Thứ hai, Hoa Kỳ cho rằng các mục tiêu cơ bản của chính sách xăng dầu

thông thường và xăng dầu tái chế nằm trong phạm vi điều chỉnh của các chính
sách bảo tồn khơng khí sạch và các tài nguyên thiên nhiên khác.
Căn cứ pháp lý Hoa Kỳ đưa ra: Điều XX (g) Hiệp định GATT 1994 cho
phép các quốc gia áp dụng biện pháp liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài ngun
có thể bị cạn kiệt.
Ở vế thứ nhất của điều XX (g), Hoa Kỳ chỉ ra khơng khí sạch là một nguồn
tài nguyên có thể bị cạn kiệt theo Điều XX (g) vì khơng khí có thể bị cạn đi do
sự phát thải của các chất ô nhiễm như VOC, NOx và các độc tố khác. Khơng khí
chứa các chất ơ nhiễm có thể di chuyển một khoảng cách xa và làm ô nhiễm các
luồng khí khác. Hơn nữa, bằng cách ngăn chặn suy giảm chất lượng khơng khí,
CAA cũng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt khác như

h


- 11 -

hồ, suối, cây trồng và rừng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi ơ nhiễm khơng khí. Hoa Kỳ
khẳng định khơng khí sạch là nguồn tài ngun thiên nhiên có thể bị cạn kiệt nếu
nó khơng đáp ứng đủ nhu cầu của con người, động vật hoặc thực vật. Điều này
tương đồng với chi tiết một án lệ trước đó rằng cá là một "nguồn tài nguyên thiên
nhiên cạn kiệt" vì quần thể của chúng có thể bị tuyệt chủng.1
3. Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp. Bình luận về ý kiến
3.1. Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp
3.1.1. Phán quyết của Ban hội thẩm
Ban Hội thẩm chỉ ra rằng khi viện dẫn ngoại lệ tại Điều XX (b), Hoa Kỳ
phải thỏa mãn 2 yếu tố sau:
(1) Mục tiêu của chính sách là bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ của con người,
động hoặc thực vật.
Ban Hội thẩm đồng ý với Hoa Kỳ rằng chính sách giảm thiểu ơ nhiễm

khơng khí do tiêu thụ xăng dầu là một chính sách nằm trong khn khổ bảo vệ
cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật và thực vật được đề cập trong Điều
XX (b).
(2) Biện pháp đó là cần thiết để đạt được mục đích trên
Ban Hội thẩm nhắc lại rằng xăng nhập khẩu được đối xử kém thuận lợi hơn
xăng sản xuất trong nước, vì theo các phương pháp thiết lập mức cơ sở, xăng nhập
khẩu không được hưởng lợi từ các điều kiện bán hàng thuận lợi như xăng trong
nước được hưởng mức cơ sở riêng. Sau đó, Ban Hội thẩm tiến hành xem xét liệu
Quy tắc Xăng dầu có cần thiết để đạt được các mục tiêu chính sách đã nêu theo
Điều XX (b) hay không. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm cho rằng Hoa Kỳ vẫn còn các
biện pháp khác khả thi để thực hiện chính sách, nói cách khác Quy tắc Xăng dầu
không phải giải pháp phù hợp duy nhất.

Canada - Biện pháp làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cá trích và cá hồi chưa chế biến", BISD 35S/98 (thông qua
ngày 22/03/1988) và "Hoa Kỳ - Cấm nhập khẩu cá ngừ và các sản phẩm từ cá ngừ của Canada, BISD 29S/91
(thông qua ngày 22/02/1982).
1

h


- 12 -

Vì thế, Ban Hội thẩm cho rằng Quy tắc Xăng dầu của Hoa Kỳ không phù
hợp với Thỏa thuận chung của các nước WTO.
Với Điều XX (g), theo quan điểm của Ban Hội thẩm, khơng khí sạch là một
nguồn tài nguyên (có giá trị) và có thể bị cạn kiệt. Theo đó, Ban Hội thẩm nhận
thấy rằng chính sách giảm thiểu sự suy giảm khơng khí sạch là chính sách bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên theo ý nghĩa của Điều XX (g).
Tuy nhiên, Ban Hội thẩm cũng không thấy có mối liên hệ trực tiếp nào giữa

“việc đối xử xăng nhập khẩu kém thuận lợi hơn so với xăng nội địa” và “mục tiêu
của Hoa Kỳ là cải thiện chất lượng khơng khí”. Thật vậy, việc đảm bảo đối xử
không kém phần thuận lợi sẽ không ngăn cản việc đạt được mức độ bảo tồn tài
nguyên mà Hoa Kỳ mong muốn theo Quy tắc Xăng dầu. Do đó, Ban Hội thẩm kết
luận rằng các phương pháp kém thuận lợi được đề cập trong trường hợp này chủ
yếu không nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
3.1.2. Phán quyết của AB
AB kết luận rằng rằng xăng nhập khẩu và xăng sản xuất trong nước là "sản
phẩm tương tự" và do đó, việc xăng nhập khẩu được đối xử “kém ưu ái hơn” so
với xăng trong nước không phù hợp với khoản 4, Điều III GATT, và không thể
được biện minh theo các ngoại lệ tại khoản (b) và (g) của Điều XX GATT.
AB khuyến nghị yêu cầu Hoa Kỳ đưa phần này của Quy tắc Xăng dầu phù
hợp với các điều khoản trong Thỏa thuận chung.
3.2. Bình luận về ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp
HĐXX đều cơng nhận rằng khơng khí sạch là tài ngun có khả năng bị
cạn kiệt, từ đó cho thấy HĐXX có cái nhìn đúng đắn về vấn đề đang gây tranh cãi
và đồng ý với việc Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ nền khơng khí sạch
của quốc gia. Nhưng khơng vì thế mà HĐXX chủ quan trong việc xem xét tính
tương quan giữa biện pháp bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ và nguyên tắc chung
của WTO, cụ thể là các ngoại lệ chung (điều XX) trong GATT 1947 được viện
dẫn trong lập luận của quốc gia này. Với mỗi điều khoản, Ban Hội thẩm đều yêu

h


- 13 -

cầu Hoa Kỳ phải chứng minh rõ ràng những yêu cầu cần thiết để xét xem chính
sách của Hoa Kỳ có đủ điều kiện để viện dẫn ngoại lệ hay khơng; từ đó Ban Hội
thẩm thực hiện chức năng rà sốt, xem xét các khía cạnh đó một cách kĩ càng và

cẩn thận, bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Mặc dù đã qua quá trình xem xét nhưng Ban Hội thẩm vẫn để lộ một số
thiếu sót nhất định. Sau khi có quyết định của Ban Hội thẩm và có kháng cáo, AB
đã xem xét lại, và bên cạnh đó cịn đề ra cho Ban Hội thẩm phải yêu cầu Hoa Kỳ
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình. Hành động đó thể hiện sự khách
quan và sáng suốt trong cách làm việc của AB.
Có thể thấy, việc đưa ra các phán quyết giải quyết các tranh chấp giữa các
quốc gia thuộc WTO là vơ cùng khó khăn và phức tạp, khi WTO đang phải vận
hành giữa bối cảnh thương mại quốc tế mà với những “căng thẳng thương mại
tồn cầu chưa từng có tiền lệ trước đây”. Tuy nhiên, qua phán quyết của HĐXX,
ta có thể thấy được tính sáng suốt, khách quan, đúng thẩm quyền và tính chuyên
nghiệp trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại của WTO.

KẾT LUẬN
Quá trình tự do thương mại hóa ngày càng phát triển và đa dạng, đem tới
cơ hội và thách thức cho các quốc gia. Tuy nhiên, suy cho cùng tự do hóa thương
mại hướng tới một môi trường cạnh lành lành mạnh, bền vững cũng là vì lợi ích
và sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, với vai trò là tổ chức thương mại toàn
cầu, WTO đã đề ra những quy định gắn kết giữa tự do hóa thương mại với những
giá trị văn hóa liên quan đến con người và sự phát triển của xã hội. Những quy
định này được đưa ra dưới hình thức các ngoại lệ chung. Cụ thể hơn trong bài
trình bày của nhóm em, đó là Điều XX của GATT. Đây có thể coi là những ngoại
lệ quan trọng nhất, giúp cân bằng tự do hóa thương mại và các giá trị văn hóa và
mơi trường cần thiết.

h


- 14 -


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
WTO Dispute Settlement: One-Page Case Summaries: DS2
/>df
United States — Standards for Reformulated and Conventional Gasoline
/>Venzuela, Brazil versus US: Gasoline
/>WT/DS2/R – Report of the Panel, 29/01/1996
WT/DS2/AB/R – Report of the Appellate Body, 29/04/1996
Sungjoon Cho, Decisions of the Appellate Body of the World Trade Organization
- Gasoline: United States – Standards for Reformulated and Conventional
Gasoline
Tào Thị Huệ, Thực tiễn áp dụng các báo cáo đã được thông qua của Ban hội thẩm
và Cơ quan phúc thẩm tại WTO và kinh nghiệm đối với Việt Nam

h



×