Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(Tiểu luận) đề bài bàn về mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia dưới góc độ tâm lý học theo anhchị, cần chú trọng phát triển loại ý thức nào trong số ba loại ý thức này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.51 KB, 30 trang )

 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
      KHOA TÂM LÝ HỌC
—o0o— 

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC
Đề bài: Bàn về mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và
ý thức quốc gia dưới góc độ Tâm lý học? Theo anh/chị, cần chú trọng
phát triển loại ý thức nào trong số ba loại ý thức này cho thế hệ trẻ
trong giai đoạn hiện nay?
Họ và tên

: Kiều Thanh Thịnh

Mã sinh viên : 19032075
Khóa

: K64 – Tâm lý học xã hội

Giảng viên

: PGS. TS. Trịnh Thị Linh

Hà Nội, 2022

h


MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC CỘNG ĐỒNG, Ý THỨC DÂN
TỘC, Ý THỨC QUỐC GIA........................................................................................3
1.1 Ý thức cộng đồng...................................................................................................3
1.1.1 Cộng đồng dân cư.............................................................................................4
1.1.2 Cộng đồng dòng họ...........................................................................................5
1.2 Ý thức dân tộc........................................................................................................5
1.3 Ý thức quốc gia......................................................................................................6
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC
CỘNG ĐỒNG, Ý THỨC DÂN TỘC, Ý THỨC QUỐC GIA...................................8
2.1 Biểu hiện, vai trò của ý thức cộng đồng...............................................................8
2.2 Biểu hiện, vai trò của ý thức dân tộc....................................................................9
2.3 Biểu hiện, vai trò của ý thức quốc gia.................................................................12
2.4 Mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia..........14
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN, ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC
CỘNG ĐỒNG, Ý THỨC DÂN TỘC, Ý THỨC QUỐC GIA VÀ BỒI DƯỠNG,
PHÁT TRIỂN BA LOẠI Ý THỨC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MỐI
QUAN HỆ NÀY TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƯỚC, ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ....................................................17
3.1 Bàn luận, đánh giá...............................................................................................17
3.1.1 Ưu điểm...........................................................................................................17
3.1.2 Hạn chế...........................................................................................................18
3.2 Bồi dưỡng, phát triển ba loại ý thức cho thế hệ trẻ (ý thức cộng đồng, ý thức
dân tộc, ý thức quốc gia) trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước
..................................................................................................................................... 20
C. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................25
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................27

h



A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các chuyên ngành khoa học tâm lý khác, Tâm lý học
Dân tộc cũng được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của con người và
xã hội. Đây được coi là cầu nối giữa Dân tộc học và Tâm lý học. Mặc dù Tâm lý học
Dân tộc là một ngành khoa học còn rất trẻ tuy nhiên những tư tưởng, tiền đề của nó đã
xuất hiện từ rất sớm. Trong q trình phát triển lâu dài ấy chính là cơ sở, là bước đệm
sau này để rồi vào cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX thì Tâm lý học Dân tộc đã được
công nhận là một phân ngành độc lập của tâm lý học với vai trị đó là lí giải, làm rõ
những khái niệm, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý và các quy luật hình thành những
đặc điểm tâm lý này của các dân tộc trong mối quan hệ mật thiết với văn hóa của dân
tộc đó cũng như các nền văn hóa khác.
Trên cơ sở đó, Tâm lý học Dân tộc đã đóng góp một vai trị vơ cùng to lớn bởi
nó góp phần làm rõ, chỉ ra các mối liên hệ về sự phát triển đời sống tâm lý của những
nhóm dân tộc; nghiên cứu mức độ nhận thức, giao tiếp, những đặc điểm tâm lý, tính
cách, ý thức dân tộc. Chính vì tính chất phức tạp như vậy, các vấn đề liên quan đến
dân tộc đã trở thành đối tượng vô cùng quan trọng mà các nhà nghiên cứu hướng tới
và được quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau: lịch sử, văn hóa, nhân học, xã hội
học,... Kết quả nghiên cứu của Tâm lý học Dân tộc đã để lại một kho tàng tri thức rộng
lớn trong việc hình thành, xây dựng tinh thần cố kết giữa các dân tộc cũng như là công
cụ hiệu quả để thực hiện các chính sách về dân tộc ở nhiều quốc gia (trong đó có Việt
Nam).
Dân tộc Việt Nam đã hình thành, tồn tại, song hành và phát triển cùng với suốt
chiều dài của lịch sử, được biết đến là dân tộc có truyền thống 4000 năm văn hiến, gắn
liền với yếu tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó, Việt Nam là
một quốc gia đa dân tộc với nhiều bản sắc, để lại nhiều ấn tượng riêng biệt được tạo
nên từ các cộng đồng dân tộc khác nhau; song vẫn đem lại tính thống nhất và đa dạng.
Để có được thành cơng như vậy, để in đậm những dấu ấn đặc trưng tiêu biểu về các
nét đẹp, tinh hoa ở mọi khía cạnh thì một trong những yếu tố tạo nên các giá trị cốt lõi

không thể khơng kể đến đó là mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và ý
thức quốc gia. Ba vấn đề này luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng có tác động tới
đời sống của chúng ta. Khơng những vậy, nó cịn được xem như quy luật phát triển, là
1

h


sức mạnh to lớn tiềm tàng của dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng,
ý thức dân tộc và ý thức quốc gia đã thấm sâu vào các phong tục, tập quán, sinh hoạt
cá nhân, mang dáng dấp, diện mạo, trí tuệ, tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Và trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ đó lại càng được quan tâm và chú
trọng với nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn, bảo vệ
phát phát triển các mối quan hệ đặc biệt này vì đó được coi là tài sản tinh thần chung,
là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt để
vươn lên trong hành trình phát triển khơng ngừng. Thế nên việc nhận thức, xử lý hài
hòa mối quan hệ giữa các mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Bài viết của tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu khái niệm, chỉ rõ mối quan hệ
giữa ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia dưới góc độ của tâm lý học.
Đồng thời, có thể tìm hiểu được những ưu điểm, hạn chế mà mối quan hệ này đem lại.
Để từ đó, có những giải pháp, đề xuất trong việc vận dụng các mối quan hệ đó là hành
trang, tiền đề cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.

2

h


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC CỘNG ĐỒNG, Ý THỨC DÂN

TỘC, Ý THỨC QUỐC GIA
1.1 Ý thức cộng đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi trong các
lĩnh vực khoa học: văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sinh học,
nghiên cứu phát triển,... Và cộng đồng có nghĩa gốc là “cùng chung với nhau”. Trong
tiếng Việt hiện nay thì cộng đồng là “tồn thể những người cùng sống, có những điểm
giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội” (theo Từ điển tiếng Việt,
Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020). Có một điểm cần chú ý khi sử dụng
khái niệm cộng đồng là khái niệm mở. Cộng đồng có thể hiểu là một nhóm xã hội nhỏ
(cộng đồng dịng họ), một nhóm xã hội lớn (cộng đồng làng xã, bn làng), nhóm xã
hội rất lớn (cộng đồng một dân tộc, cộng đồng một dân tộc).
Trên cơ sở đó, có thể đi đến một định nghĩa chung nhất như sau về “cộng
đồng”: “Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí
nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình
cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có
sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng”.
Và trong bài viết này chỉ tìm hiểu cộng đồng ở cấp độ nhỏ: cộng đồng dòng họ
và cộng đồng làng xã, buôn làng. Đối với xã hội Việt Nam mà gần 80% dân số là cư
dân nơng nghiệp, sống ở nơng thơn thì cộng đồng có đặc điểm rất riêng và có ý nghĩa
lớn đối với cuộc sống của người dân.
Trong cộng đồng, các cá nhân có những mối liên hệ và phân phối hợp tác hành
động với nhau trực tiếp hơn. Sự ảnh hưởng giữa các cá nhân với nhau cũng rõ ràng
hơn. Vậy, ý thức cộng đồng chính là ý thức về nhóm chúng ta – những suy nghĩ tích
cực của cá nhân về nhóm chúng ta, những thái độ và hành vi cho nhóm, vì lợi ích của
nhóm chúng ta.

3

h



Khi nói đến ý thức cộng đồng của một dân tộc là nói đến hai khía cạnh: cộng
đồng dân cư và cộng đồng dịng họ. Hai cộng đồng này có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các thành viên của một dân tộc.
1.1.1 Cộng đồng dân cư
Cộng đồng cư dân (cịn được gọi là cộng đồng làng xã) có vai trị lớn đối với
mỗi gia đình và cá nhân. Trong xã hội phong kiến cộng đồng làng xã có tính độc lập
tương đối. Cộng đồng làng xã bên ngoài việc thực thi các luật pháp của nhà nước
phong kiến, nó cịn có một hệ thống chuẩn mực riêng, rất chặt chẽ và có vai trị lớn
trong việc điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng.
Khi nói về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nha nghiên cứu đã nêu bật lên
những đặc trưng của Việt Nam. Đó là ý thức cộng đồng làng, ý thức tự quản – quyền
quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước của làng – tính đặc thù độc đáo rất
riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tơn giáo. Mỗi làng có hương
ước riêng. Hương ước ảnh hưởng đến việc định hướng hành vi và thực hiện hành vi
của các thành viên trong cộng đồng. Nhiều khi các tiêu chuẩn này của cộng đồng còn
ảnh hưởng lớn hơn cả luật pháp của nhà nước (“phép vua thua lệ làng”). Bản hương
ước quy định quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và cách thức xử lý ứng dụng của các
thành viên trong cộng đồng. Với việc thực hiện hương ước và cách thức tổ chức của
cộng đồng làng đã hình thành nên ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng
đồng làng và qua đây hình thành nên ý thức về chúng ta, tình cảm chúng ta – ý thức
cộng đồng và tình cảm cộng đồng của các thành viên đối với cộng đồng của mình.
Làng xã là một cộng đồng xã hội cố kết về nhiều mặt. Ý thức cộng đồng ở đây
được đã đặt nền móng cho truyền thống đồn kết, tương trợ, ý thức tập thể của người
nông dân Việt Nam. Cách thức tổ chức cộng đồng cư trú ở các dân tộc khác nhau,
thuộc các khu vực khác nhau và cũng có những điểm khác nhau.
Ví dụ: Tây Bắc, cộng đồng bản làng là nơi cộng sinh (cùng sinh sống), cộng
cảm (tình cảm chúng ta) và cộng mệnh (cùng chung số mệnh) của mỗi gia đình, mỗi
dịng họ và của dân tộc. Ý thức cộng đồng ở đây được thể hiện khi họ cùng nhau sinh
sống, giúp đỡ nhau về vật chất và gắn kết với nhau về tinh thần.


4

h


1.1.2 Cộng đồng dịng họ
Cộng đồng dịng họ có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các gia đình và mỗi cá
nhân. Vì trong cộng đồng này, các thành viên gần nhau hơn, quan hệ với nhau trực tiếp
hơn, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau lớn hơn nhiều nên với cộng đồng làng xã. Tình cảm
dịng họ là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên, đóng sinh từ mối quan hệ máu thịt. Cộng
đồng dòng họ vừa là chỗ dựa về vật chất và chỗ dựa về tinh thần của mỗi cá nhân
trong dòng họ. Trong dòng họ người ta không cảm thấy được đối xử với tiền nhân, với
nguồn cội và không cảm thấy bị cô đơn trong xã hội và cuộc đời.
Những người cùng một dòng họ thường có chung một niềm tự hào, niềm vinh
dự về dịng họ của mình, cũng như ln chia sẻ với nhau những niềm vui và nỗi buồn.
Tình cảm dịng họ đã trở thành một yếu tố điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Tình
cảm của dịng họ, huyết thống là yếu tố quan trọng tạo nên sự cố kết, tình thần tương
thân tương ái giữa các thành viên trong một dịng họ. Trong những lúc khó khăn nhất,
trong những lúc làm những cơng việc lớn của gia đình (cưới xin, ma chay, làm nhà,
giảm đau...) trước khi hết người ta nhờ sự giúp đỡ của dòng họ. Đây là cộng đồng có
sự cố gắng, đồng cảm và hợp tác cao nhất của các dân tộc.
1.2 Ý thức dân tộc
Có rất nhiều các đinh nghĩa khác nhau về dân tộc, tuy nhiên các nhà Tâm lý học
Dân tộc đều hướng đế và nhấn mạnh đến sự tự ý thức dân tộc, tức là các thành viên
của cộng đồng dân tộc ý thức về những cái chung của cộng đồng mình. Vì thế có một
khái niệm khái qt và bao hàm tất cả: “Dân tộc là cộng đồng người ổn định, mà
những người đó ý thức rõ ràng mình là thành viên của cộng đồng trên cơ sở những
dấu hiệu chung được tiếp nhận như là những đặc trưng phân biệt dân tộc một cách
hiển nhiên và bền vững”.

Khi nghiên cứu về ý thức dân tộc, các nhà tâm lý học quan tâm đến vấn đề là
các hành viên của một dân tộc cùng tồn tại một quan điểm thống nhất về những đặc
trưng của dân tộc mình. Từ góc độ của tâm lý học xã hội, ta thấy dân tộc là một nhóm
xã hội lớn, một cộng đồng tâm lý bền vững, trong đó ý thức dân tộc là một yếu tố quan
trọng. Nó giúp các thành viên trong nhóm nhận thức được một phần của “chúng ta”,
có những đặc điểm tâm lý chung nhất, tiêu biểu nhất. Những đặc điểm tâm lý này là
cái mà mỗi thành viên của một dân tộc soi vào đều nhận ra mình trong đó. Các nhà
5

h


Tâm lý học Dân tộc là Lazarus và Steinthal cho rằng: “Dân tộc là tập hợp của những
người mà những người ấy ln tự xếp mình vào tập hợp đó”. Với định nghĩa này, ta
thấy các thành viên của các cộng đồng dân tộc có thể khác nhau về: giới tính, lứa tuổi,
vị thế xã hội, tính cách, nhu cầu, sở thích,... nhưng mỗi người đều nhận thấy họ có một
nét chung, nét tương đồng mà dù học có đi đâu họ cũng khơng thể mất đi được, đó là ý
thức của họ về dân tộc mình. Ý thức dân tộc ở đây là tiêu chí quan trọng nhất để xác
định một dân tộc, để duy trì sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
Nếu như ý thức cộng đồng là ý thức về nhóm chúng ta thì ý thức dân tộc là ý
thức về nhóm dân tộc chúng ta. Nó bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn do dân tộc là
một nhóm xã hội lớn. Vì vậy, sự giao tiếp giữa các thành viên mang tính gián tiếp. Sự
ảnh hưởng của dân tộc tới các thành viên ít hơn, gián tiếp hơn so với sự ảnh hưởng của
cộng đồng đến các cá nhân.
Ý thức dân tộc là ý thức về cộng đồng mình thuộc về. Vì vậy, mỗi cá nhân cần
phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc của mình để cho nó tồn tại,
phát triển, khơng bị hịa nhập, tan biến vào các cộng đồng dân tộc khác. Khi một dân
tộc còn hiện diện ý thức dân tộc ở các thành viên thì dân tộc đó cịn tồn tại. Ngược lại,
khi các thành viên khơng cịn ý thức dân tộc thì dân tộc đó sẽ bị đồng hóa, sẽ biến mất.
Ví dụ: Ý thức dân tộc được thể hiện mạnh mẽ khi lợi ích và sự tồn tại của dân

tộc bị đe dọa bởi các thế lực ngoại xâm hay trước thảm họa của thiên nhiên. Một minh
chứng rõ ràng là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc
Việt Nam đã quyết tâm, thà hy sinh chứ không chịu đầu hàng, không chịu khuất phục,
chiến đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ vì độc lập, tự do, vì sự tồn vong của dân tộc
mình. Chính sự tự ý thức dân tộc dâng cao đó đã trở thành hi vọng, niềm tin và động
lực để chúng ta đánh đuổi kẻ xâm lược và đem lại nền hịa bình cho tới ngày nay.
1.3 Ý thức quốc gia
Có rất nhiều các khái niệm về quốc gia nhưng tựu chung lại “Quốc gia là một
khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về
một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có
trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tơn giáo,
ngơn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền
6

h


văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ
cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai
chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền”.
Vì vậy, ý thức quốc gia chính là ý thức về đất nước mình. Ví dụ: Khi chúng ta
nói mình là người của dịng họ Trần thì đó là ý thức dòng họ (thuộc ý thức cộng đồng);
khi chúng ta nói mình là người con của dân tộc Thái thì đó là ý thức dân tộc nhưng khi
chúng ta nói mình là người Việt Nam thì đó chính là ý thức quốc gia. Ý thức quốc gia
ở đây cũng có thể hiểu là ý thức dân tộc nếu như quốc gia đó được xem như là một dân
tộc (ý thức của dân tộc Việt Nam). Ngoài ra, ý thức quốc gia còn được thể hiện trên
nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau trong lịch sử, trong cuộc sống
So với hai nhóm xã hội trên thì ý thức quốc gia là một nhóm xã hội lớn nhất. Và
ý thức quốc gia cũng là nhân tố hàng đầu đối với sự tồn tại của một quốc gia.


7

h


CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC
CỘNG ĐỒNG, Ý THỨC DÂN TỘC, Ý THỨC QUỐC GIA
2.1 Biểu hiện, vai trò của ý thức cộng đồng
Sức sống mãnh liệt, bền lâu cùng với sự tự ý thức cộng đồng cao đã giúp cho
các cá nhân, các cộng đồng gắn bó, cố kết, hịa nhập và có tinh thần giúp đỡ hơn (cùng
dân tộc, cùng ngơn ngữ, phong tục tập quán,...). Ý thức cộng đồng này bao trùm toàn
bộ ý thức xã hội, tạo thành một cơ tầng khá vững chắc. Cộng đồng có vai trị chăm lo
cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Ý thức cộng
đồng được thể hiện ở nhiều khía cạnh và có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống người
Việt Nam.
Trong suốt lịch sử hào hùng, trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
các dân tộc Việt ở đồng bằng hay các dân tộc thiểu số ở vùng núi thì ý thức cộng đồng
ln giữ một vai trị quan trọng. Đó được coi là sức mạnh tiềm tàng, một sức mạnh
tinh thần to lớn trong việc đồn kết, gắn bó chống giặc ngoại xâm.
Trong văn hóa nghệ thuật của dân tộc, tính cộng đồng cịn được thể hiện qua
việc giữ gìn các nét đẹp truyền thống, các giá trị tinh hoa tiêu biểu. Tinh thần cộng
đồng làng xã là một nét rất đặc trưng của bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Khơng gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng là nét văn hóa rất phổ biến ở các dân tộc Việt
Nam. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng được hình thành từ quá trình sản xuất lúa
nước trong vùng địa-văn hóa và các quy luật của tự nhiên, đất trời. Từ ngàn đời xưa,
người Việt đã có thể xây dựng các kiến trúc có ý nghĩa về mặt tinh thần, hầu hết là
những cơng trình tập thể, thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Từ cuối thời Trần, chùa
thường gắn với mỗi làng, nhưng vẫn được xem là nơi hành hương chung của tồn thể
cộng đồng. Đình làng cũng là không gian để thờ cúng các vị thần, là nơi tổ chức các
buổi lễ hội để gắn kết mọi người – là trung tâm chính có chức năng về tơn giáo, chính

trị - xã hội. Những bức điêu khắc, được trạm trổ một cách tinh tế và khéo léo cũng đã
thể hiện được tâm lý cộng đồng với một sự giao cảm, gắn bó, gần gũi giữa con người
với nhau.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ý thức cộng đồng lại luôn được thể hiện
ở nhiều mặt, nhiều phương diện trong cuộc sống như: giúp đỡ nhau trong lúc khó
8

h


khăn, bệnh tật, tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” hay trong các công
việc như: cưới xin, ma chay, giỗ chạp,... Đặc biệt, Việt Nam thường được biết tới là
đất nước có nền sản xuất nước nơng nghiệp, do vị trí địa lý đặc biệt nơi xảy ra nhiều
thiên tai khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán,...) và dịch bệnh xảy ra thường xuyên thì ý thức
cộng đồng ấy lại được thể hiện mạnh mẽ khi các thành viên cộng đồng đoàn kết, hỗ trợ
lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn. Ý thức cộng đồng là sống hịa thuận, giữ gìn
tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ người khác, đó cịn là lương tâm, là bổn phận, là nhu cầu,
lẽ sống, tình cảm sâu sắc và là nghĩa vụ thiêng liêng. Đây được xem là một tiêu chuẩn
trong giá trị đạo đức, lễ nghĩa của người Việt nói chung.
2.2 Biểu hiện, vai trị của ý thức dân tộc
Ý thức dân tộc biểu hiện quan hệ của một dân tộc nhất định đối với các nhóm
dân tộc khác. Sự xuất hiện của ý thức dân tộc đòi hỏi các thành viên phải ý thức được
các nét đặc thù của dân tộc mình.
Đối với dân tộc Việt, ý thức dân tộc luôn luôn song hành với người Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử. Vai trò của ý thức dân tộc đã thể hiện sự trường tồn, bản
sắc đậm đà của một nền văn hóa cũng như tinh thần đoàn kết trong tâm thức của người
Việt Nam. Xét về mặt cơ bản và truyền thống, từ xa xưa đến nay, ý thức dân tộc của
nhân dân ta vẫn mang tính ổn định, bền vững. Trên thế giới, thực tế đã cho thấy, diễn
biến của lịch sử mang màu sắc chính trị sâu sắc thường làm thay đổi, thậm chí xóa bỏ,
làm biến mất sự tồn tại các dân tộc. Tuy nhiên, đối với dân tộc Việt Nam, nhờ có sự tự

ý thức dân tộc cao mà chúng ta vẫn có thể tồn tại và phát triển cho tới ngày nay.
Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, phải chịu sự cai trị của các đế chế phương
Bắc thực thi chính sách đồng hóa nhưng ý thức dân tộc của người Việt vẫn ln được
duy trì và trở thành một sức mạnh bất biến trong việc chống lại sự đồng hóa. Trong
các cuộc kháng chiến, cũng nhờ vào sự đoàn kết cùng với tinh thần dân tộc to lớn
chúng ta đã chiến thắng được nhiều kẻ thù hùng mạnh trên thế giới và đem lại nền hịa
bình, độc lập. Dân tộc ta tồn tại và phát triển cho tới ngày nay là nhờ vào ý thức dân
tộc mạnh mẽ, nhờ vào ý thức dân tộc mà mỗi cá nhân nhận ra trách nhiệm, nghĩa vụ
của mình để sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước, ý thức dân tộc đã thấm nhuần trong tư
tưởng của con người Việt Nam biến nó thành động lực, sức mạnh để hành động. Ý
9

h


thức dân tộc được xem như ánh sáng, kim chỉ nam, trở thành chuẩn mực để định
hướng và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng dân tộc.
Trong các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học. Sự tự ý
thức dân tộc cũng được thể hiện rõ nét và sâu sắc, qua nhiều hoạt động thực tiễn trong
tâm lý, trong nếp sống văn hóa và nhiều giá trị tinh thần khác của xã hội.
Ngay từ những ngày đầu trong công cuộc dựng nước và giữ nước, các tác phẩm
có giá trị của cha ông ta đã giàu sự tự ý thức về dân tộc. Niềm tự hào về dân tộc, ý chí
quyết tâm chiến đấu của cha ông ta đế bảo vệ non sông được thể hiện rõ nét nhất trong
bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt: “Sơng núi nước Nam vua Nam
ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị
đánh tơi bời”. Nguyền Trãi đã cũng đã từng thể hiện sự tự ý thức dân tộc thông qua tác
phẩm “Bình ngơ đại cáo”: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã
lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác/ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần
bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một
phương”.

Sự tự ý thức dân tộc bên trong mỗi con người Việt Nam là con người của mọi
mối liên hệ khăng khít, gắn bó đi kèm với những ý thức trách nhiệm và bổn phận một
cách tự nguyện. Từ đó, chúng ta ln có trong mình những tình cảm tốt đẹp và sự biết
ơn đối với cha ơng, ln có sự gắn bó với quê hương, đất tổ; hướng về tổ tiên, cội
nguồn; mang tính cộng đồng, sự ý thức dân tộc bền chặt. Tinh thần cố kết về sự tự ý
thức đó đã được ni dưỡng trong cái nơi văn hố thuần Việt. Bên cạnh đó, trong văn
học dân gian, trong các câu ca dao tục ngữ, tục ngữ thì tình cảm dân tộc cũng được ghi
lại và trở thành lối ứng của các thành viên trong cùng cộng đồng như: “Bầu ơi thương
lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Gà cùng một mẹ, chớ hoài
đá nhau,” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hoặc “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù
đục ao nhà vẫn hơn”,... Thơng qua đó mà chúng ta càng hiểu thêm, tự hào thêm về quá
khứ hào hùng, vẻ vang của cha ông; càng vun đắp những tình yêu tốt đẹp với con
người; hình thành và phát triển những giá trị tốt đẹp.
Ý thức dân tộc không chỉ thể hiện trong việc bảo vệ sự tồn tại của một dân tộc,
không chỉ thể hiện qua các tác phẩm văn học nghệ thuật đầy tính nhân văn mà nó cịn
được thể hiện qua đời sống sinh hoạt hàng ngày. Dân tộc ta thường xuyên phải đối
10

h


mặt, gánh chịu những hậu quả của thảm họa thiên nhiên (lũ lụ, hạn hán, lốc xốy,...) đe
dọa đến tính mạng và lợi ích dân tộc. Trước hồn cảnh éo le, khắc nghiệt đó đồng bào
ta, dân tộc ta vẫn ln kiên cường, đồn kết và vững vàng chống lại; vẫn ln hỗ trợ,
giúp đỡ nhau bởi vì dân tộc ta có sự tự ý thức cao và ln hướng đến những giá trị cốt
lõi, luôn tồn tại một đạo lý tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”,... Tinh thần và ý thức dân tộc
mang đậm tính nhân văn sâu sắc thể hiện ở trong cả cộng đồng thành viên (tộc người)
và trong cả cộng đồng dân tộc mang tính quốc gia (dân tộc Việt Nam). Hình tượng con
người Việt Nam tương thân tương ái, tình cảm cộng đồng sâu sắc với những hành

động nghĩa hiệp vẫn luôn được đề cao, thể hiện và ngợi ca trong lối sông thường nhật.
Ý thức dân tộc và cộng đồng được thể hiện rất sâu sắc, nên thấm vào cuộc sống của
nhân dân, đã để lại dấu ấn sâu đậm lên tâm thức, kiểu tư duy, thế ứng xử, đặc biệt là sự
hình thành nhân cách cá nhân.
Ý thức dân tộc cũng được thể hiện khi các cá nhân ý thức về cội nguồn, về bản
sắc của dân tộc mình. Việt Nam được biết đến là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân
tộc anh em cùng nhau sinh sống trải dài khắp mọi miền đất nước. Ý thức dân tộc ở đây
là thể hiện niềm tự hào về văn hóa, về bản sắc riêng của chúng ta. Bản sắc văn hóa của
Việt Nam ln đa dạng và được thể hiện ở nhiều khía cạnh: phong tục tập quán, nhà ở,
lễ hội, trang phục, ngơn ngữ, các loại hình nghệ thuật,... Chính vì tầm quan trọng như
vậy mà từ ngàn đời xưa cho đến ngày nay, các dân tộc thành viên ln có ý thức bảo
tồn, phát triển các nét đẹp, giá trị văn hóa. Đây được coi là tài sản tinh thần, đại diện
và là biểu tượng tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ví dụ: Đờn ca
tài tử được là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, nó gắn bó với những người dân Nam Bộ
ngay từ những ngày đầu mở đất. Là hơi thở, là tiếng lòng, là sức sống mãnh liệt, là đại
diện cho những con người giản dị, chân chất, đậm tính nhân văn của vùng sơng nước
đầy hoa trái và trí dũng miền Nam. Bởi vậy, những người dân Nam Bộ vẫn ln giữ
gìn và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này. Ý thức giữ gìn bản sắc riêng của
dân tộc cũng là ý thức dân tộc, nó có vai trị và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Vì giữ gìn
bản sắc riêng chính là ý thức khẳng định sự tồn tại của một dân tộc.
Qua đó, mỗi thành viên trong cùng một cộng đồng dân tộc hay các cộng đồng
dân tộc khác nhau, chỉ cần là người Việt Nam hãy biết yêu thương, trân trọng, xác
11

h


định cho mình cách thức ứng xử và quan hệ phù hợp để góp phần làm cho ý thức dân
tộc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
2.3 Biểu hiện, vai trò của ý thức quốc gia

Ở Việt Nam, quốc gia được hình thành do nhiều yếu tố, một trong số đó là do
các tác nhân tâm lý – văn hóa. Nó trải qua một q trình lâu dài từ ý thức về dòng
giống chung (các truyền thuyết về con Rồng cháu Tiên, bọc trăm trứng) qua ý thức về
một vương quyền lãnh thổ (bài thơ thần của Lý Thường Kiệt) rồi đến ý thức về cộng
đồng dân cư (bao gồm các dân tộc khác nhau) có chung lịch sử, văn hóa, truyền thống
riêng (thể hiện qua tác phẩm Bình ngơ đại cáo). Có thể nói, quốc gia, đất nước chúng
ta đã được hình thành từ lâu và được tổ tiên, cha ơng chúng ta giữ gìn và phát triển. Ý
thức quốc gia được thể hiện trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài và đây gian nan, nó
được hợp thành từ ý thức cộng đồng và ý thức dân tộc.
Ý thức quốc gia đã khẳng định sự hiện diện của một dân tộc (trong dân tộc có
nhiều dân tộc thành phần). Khi mà lợi ích, sự tồn vong của một quốc gia bị xâm phạm,
đe dọa về lãnh thổ, biên giới, nền độc lập,... thì ý thức quốc gia ở mỗi dân tộc trong
quốc gia đó lại trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ và hợp thành ý thức chung – ý thức của cả
dân tộc (quốc gia). Ý thức ấy được phát triển và củng cố qua thắng lợi của những cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Những điều đó đã phần nào ghi đậm dấu ấn cấu
trúc xã hội truyền thống: gia đình gắn với cộng đồng làng xã, gắn với cộng đồng cả
nước. Sự tự ý thức quốc gia được thể hiện ngày càng sinh động qua các thời kỳ lịch sử
như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung và đều được nâng lên thành
phép đánh giặc giữ nước, thành kế xây dựng quốc gia xã tắc vững bền. Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến. Với ý chí “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nơ lệ", tồn dân tộc Việt Nam đã cùng đứng lên kháng chiến,
chống lại kẻ thù. Ý thức quốc gia ở đây cũng thể hiện qua lòng yêu nước cao cả, tinh
thần tự hào, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Sự tự ý thức về quốc gia cũng đã từng được Bác
Hồ khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Hay trong cuộc kháng
12


h


chiến chống đế quốc Mỹ hùng mạnh, dân tộc Việt Nam từ miền núi xuống đồng bằng,
từ Bắc tới Nam đều chung sức đồng lòng chiến đấu để giành lại nền độc lập cho dân
tộc. Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử
đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù. Chính vì sự tự ý thức về quốc
gia đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tiềm thức, tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam
qua tất cả các thời đại, là sự kết tinh của từ ý thức cộng đồng tới ý thức dân tộc (được
truyền từ gia đình dịng họ, làng xã, cộng đồng dân tộc rồi tạo nên ý thức quốc gia).
Tất cả đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu, tạo nên động lực to lớn giúp cho dân tộc ta
đánh thắng mọi kẻ thù.
Ý thức quốc gia không chỉ được thể hiện trong các cuộc chiến đấu chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc mà còn được thể hiện trong cơng cuộc xây dựng đất nước.
Chúng ta có thể thấy ý thức quốc gia có một sức mạnh vơ cùng to lớn. Sau khi chúng
ta giành lại độc lập, nền kinh tế của nước ta ngày càng suy sụp, rơi vào khủng hoảng,
đời sống nhân dân thì khổ cực, khó khăn khi phải gánh chịu nhiều hậu quả mà chiến
tranh đem lại. Thế nhưng, trong giai đoạn tối tăm tưởng chừng như khơng có lối thốt
ấy, ý thức quốc gia lại bừng sáng giống như ánh sáng mặt trời, là ánh sáng hy vọng soi
đường dẫn lối. Nhờ vào đó, những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, vững
vàng để đứng lên làm lại từ đầu, thực hiện các chính sách kinh tế tốt, mở cửa giao lưu
với thế giới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và dần dần phát triển cho đến ngày nay.
Có thể nói, đây chính là sự vươn lên, “chuyển mình” một cách thần kỳ. Chỉ khi mỗi cá
nhân có ý thức cao về quốc gia của mình, ý thức muốn khẳng định vị thế của dân tộc
mình thì mới góp phần giúp dân tộc, quốc gia vươn lên đầy mạnh mẽ, vượt qua mọi
khó khăn như vậy.
Bên cạnh đó, việc vừa phải giữ gìn bản sắc văn hóa của đất nước, vừa phải đẩy
mạnh phát triển nền kinh tế để sớm hội nhập với các nước trên thế giới quả là một
thách thức. Ý thức quốc gia ở đây chính là sự bảo tồn các nét đẹp văn hóa của đất
nước, làm chúng ngày càng phát triển, khơng bị hịa tan vào các nền văn hóa khác

trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay. Bản sắc văn hóa của các dân tộc khác nhau đã
tạo thành bản sắc văn hóa của quốc gia; là sự tổng hợp của các điều kiện tự nhiên –
kinh tế, xã hội lịch sử và tư tưởng tâm linh, được hình thành và tơi luyện qua hàng
thiên niên kỷ, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần cùng tính cách tâm lý của
13

h


người dân Việt Nam. Ý thức quốc gia trong việc giữ gìn bản sắc đã và đang tạo nên sự
khác biệt, một nét riêng độc đáo mà khi người ta nhìn vào sẽ biết đây là Việt Nam.
Truyền thống văn hóa là những hằng số văn hóa được kết tinh trong đời sống của các
cộng đồng và được lưu truyền qua nhiều thế hệ lịch sử, tạo nên sự đa dạng, độc đáo
trong văn hóa của quốc gia. Nó mang tính ổn định và được thể hiện trong tâm lý tính
cách, nếp nghĩ, lối sống của thành viên của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Ở đây
các giá trị văn hóa đã tạo nên “nhân cách quốc gia (dân tộc)”. Khi nhìn vào một quốc
gia, họ thường nhìn vào những nét đăng trưng, những giá trị nổi bật rất riêng về mặt
văn hóa. Trong lịch sử, đã từng có thời kỳ các đô thị của Việt Nam bị Âu hóa, con
người chạy theo các giá trị mới mà quên đi bản sắc cũ (thể hiện rõ qua tác phẩm “Số
đỏ” của Vũ Trọng Phụng); lối sống phương Tây đã tràn vào nước ta mà khơng có sự
chọn lọc đã khiến cho các giá trị truyền thống chúng ta bị đe dọa. Tuy nhiên, chúng đã
cũng đã nỗ lực, cố gắng hết sức để tuyên truyền, lưu giữ và phát huy những nét đẹp
truyền thống vốn có của quốc gia, dân tộc. Ví dụ: Đờn ca tài tử là tinh hoa của nghệ
thuật dân tộc, gắn bó với những người dân Nam Bộ ngay từ những ngày đầu mở đất.
Là hơi thở, là tiếng lòng, là sức sống mãnh liệt, là đại diện cho những con người giản
dị, chân chất, đậm tính nhân văn của vùng sơng nước đầy hoa trái và trí dũng miền
Nam và chúng ta vẫn ngày càng biết lưu giữ và phát triển nét đẹp nghệ thuật đó. Tóm
lại, để khẳng định bản sắc của một đất nước rất cần đến sự ý thức về quốc gia của mỗi
cá nhân. Các cộng đồng, các dân tộc có thể chấp nhận các giá trị mới để giúp mình hịa
nhập, phát triển song vẫn phải ln có ý thức để giữ gìn, tiếp nối, phát huy các giá trị

truyền thống quý báu, tốt đẹp trong quá khứ, lịch sử của dân tộc.
2.4 Mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia
Ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc, ý thức quốc gia luôn luôn nằm trong mối
quan hệ biện chứng và có tác động qua lại với nhau. Ở trong mỗi cá nhân đều tồn tại
các và tùy vào thời điểm, hoàn cảnh mà ý thức nào thể hiện nổi trội hơn và được quan
tâm hơn. Ví dụ: Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, khi phải giải quyết các cơng việc
như: cưới xin, ma chay, giỗ,... thì ý thức cộng đồng (dòng họ) được thể hiện nổi bật
hơn. Khi thực hiện các cơng việc mang tính chung, rộng lớn hơn thì ý thức cộng đồng
(làng xã) lại được biểu hiện rõ ràng thông qua: lễ hội, dựng nhà, thiên tai,... Trong khi
đó, ý thức tộc người và ý thức quốc gia (dân tộc) thường thể hiện ở mức độ khiêm tốn
14

h


hơn. Song, không phải là không tồn tại; khi lợi ích và sự tồn tại của đất nước bị đe dọa,
xâm lăng thì ý thức ấy lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.
Từ góc độ của Tâm lý học chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nguồn gốc hình
thành, quá trình phát triển và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loại ý thức. Từ mối quan
hệ: Cộng đồng dòng họ – Cộng đồng làng xã – Cộng đồng dân tộc – Cộng đồng quốc
gia sẽ tồn tại các loại ý thức: Ý thức về dịng họ mình (ý thức về chúng tôi) – Ý thức về
cộng đồng làng xã của mình (ý thức về chúng ta) – Ý thức về tộc người mình – Ý thức
về quốc gia, đất nước mình. Qua đó, lại dần phát triển thành các dạng tình cảm: Tình
cảm chúng tơi – Tình cảm chúng ta – Tình cảm tộc người – Tình cảm đất nước. Điều
quan trọng là chúng ta biết cách sử dụng, ưu tiên các loại ý thức này vào các tình
huống phù hợp. Nếu như ý thức cộng đồng dòng họ đặt lên trên ý thức cộng đồng làng
xã, ý thức dân tộc, ý thức quốc gia thì sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực trong việc dẫn
tới sự chia bè, phe phái, mâu thuẫn với nhau và ảnh hưởng đến sự ổn định của cộng
đồng làng xã. Hay khi ý thức tộc người, lợi ích tộc người được đặt lên trên ý thức, lợi
ích quốc gia thì các tộc người sẽ xuất hiện tư tưởng phản động, đòi ly khai. Chính vì

vậy, chúng ta cần nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, xây dựng hài hòa các loại ý
thức để chúng cùng nhau phát triển.
Nhìn rộng hơn, ba loại ý thức ấy, ba mối quan hệ ấy có mối liên hệ mật thiết,
gắn bó khơng thể tách rời. Chúng phải được hồ làm một, nó giống như một dòng
chảy, chảy trong huyết quản của mỗi con người Việt Nam, một dòng chảy bất tận và
linh thiêng, một dòng chảy là khởi nguồn để tạo nên diện mạo, dáng dấp, trí tuệ và tâm
hồn của con người Việt Nam. Đây được coi là nguồn sức sống tiềm tàng, là ý chí to
lớn, vơ hình nhưng lại vơ cùng mạnh mẽ đối với mỗi người dân Việt Nam. Khi ta vun
đắp, trau dồi ý thức cộng đồng thì nó mới dần dần phát triển lên thành ý thức dân tộc
và cuối cùng là ý thức quốc gia. Giống như khi chúng ta trồng một cái cây, muốn nó
trưởng thành và khoẻ mạnh chúng ta cần chăm sóc và ni dưỡng kỹ càng. Ba loại ý
thức đặc biệt này cũng như vậy, nếu thiếu bất cứ loại ý thức nào cũng không thể được
bởi lẽ những phẩm chất tốt đẹp, những giá trị cao đẹp được tạo nên từ những điều nhỏ
nhặt (sự cố kết cộng đồng; sự đoàn kết dân tộc; sự tự ý thức về quốc gia - tình u gia
đình, làng xóm; u q hương, đồng bào; u quốc gia, dân tộc); tất cả hồ quyện với
nhau thì mới có thể tạo nên nhân cách và sức mạnh của con người Việt Nam.
15

h


Ba mối quan hệ ấy luôn song hành trong suốt chiều dài của lịch sử, cùng tồn tại
và phát triển với mỗi người dân Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu khai hoang mở
đất, chính sự ý thức cố kết cộng đồng là cơ sở để người Việt gắn bó với nhau để tạo
nên bản làng, thơn xóm,… Trong suốt những năm tháng chiến tranh loạn lạc, trong
quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc chính từ ý thức dân tộc mới giúp chúng ta có
những trang sử vàng, đầy hào hùng và vẻ vang; ý thức dân tộc là nguồn động lực giúp
chúng ta đoàn kết đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, mở ra thời kỳ hoà bình và độc lập
cho dân tộc. Cho đến tận ngày hôm nay, ý thức quốc gia lại ngày càng được thể hiện
mạnh mẽ hơn mỗi khi đất nước bị đe doạ, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì

quốc gia cũng được ca ngợi; bên cạnh đó, ý thức quốc gia còn thể hiện ở sự tự hào, sự
bản lĩnh của người dân Việt trong việc cố gắng gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị
tinh thần tốt đẹp, những truyền thống quý báu và những nét văn hố đa dạng, mang
đậm bản sắc Việt.
Khơng chỉ vậy, trong quá trình phát triển ngày nay, khi mà sự hội nhập, tồn
cầu hố diễn ra ngày càng lớn. Ba loại ý thức ấy lại càng được kết hợp và thể hiện rõ
rệt, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng ta luôn thể hiện niềm tự hào, bản lĩnh và tự tôn
dân tộc (thông qua chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch). Chúng ta đoàn kết và vượt qua
các giai đoạn khó khăn nhất để vươn tới thành cơng. Bên cạnh đó, chúng ta khơng chỉ
tiếp thu những tinh hoa văn hố của nhân loại mà cịn giữ lại những nét văn hố truyền
thống, để những nét đẹp đó khơng bị mai một, biến mất. Bởi lẽ ý nghĩa về tinh thần mà
các giá trị văn hoá đem lại, chúng đã góp phần tạo nên lối sống và tính cách của con
người Việt Nam. Nói tóm lại, giải quyết mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng – ý thức
dân tộc – ý thức quốc gia là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc bởi ba mối quan hệ ấy gắn liền với sự ổn định của đất nước và an
ninh quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần phải có các chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp
để xây dựng khối đại đoàn kết và thống nhất dân tộc.

16

h


CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN, ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC
CỘNG ĐỒNG, Ý THỨC DÂN TỘC, Ý THỨC QUỐC GIA VÀ BỒI DƯỠNG,
PHÁT TRIỂN BA LOẠI Ý THỨC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MỐI
QUAN HỆ NÀY TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƯỚC, ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
3.1 Bàn luận, đánh giá
3.1.1 Ưu điểm

Nhìn chung, xã hội Việt Nam là một xã hội đa cộng đồng, một tập hợp các cộng
đồng cố định chặt chẽ, đồng dạng và đồng tâm. Các cộng đồng này có cấu trúc tương
tự nhau, nhiều cộng đồng nhỏ hợp thành một cộng đồng lớn. Cá nhân tồn tại cùng một
lúc trong nhiều cộng đồng (dòng họ, làng xã, dân tộc, quốc gia) và thực sự chỉ được
chính thức thừa nhận khi có các mối quan hệ mật thiết. Cũng từ đây, ba loại ý thức: ý
thức cộng đồng; ý thức dân tộc; ý thức quốc gia cũng dần dần nảy sinh và phát triển.
Qua từng cấp độ, tạo nên một “phổ cộng đồng” với điểm phát là gia đình, qua làng xã
tới điểm giới hạn bên kia của nó là đất nước, tổ quốc với vai trị và ý nghĩa to lớn. Từ
nhỏ đến lớn, chúng ta sinh sống và có trong mình ý thức của cộng đồng gia đình, dịng
họ (quan hệ huyết thống), làng xã (quan hệ cư trú - thân tộc). Lớn hơn nữa, chúng ta
phát triển thêm ý thức dân tộc (cộng đồng dân tộc mình) và ý thức quốc gia (quan hệ
lãnh thổ lịch sử - văn hóa). Tất cả đã tạo nên sự cố định chặt chẽ và tồn diện từ đó
hình thành nên một cộng đồng dân tộc rộng lớn, phạm trù quốc gia ở Việt Nam là cộng
đồng cao nhất của toàn dân tộc.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu về mối quan hệ của ba loại ý thức này, ở nhiều
góc độ khác nhau. Tơi nhận thấy rằng sẽ có những ảnh hưởng tích cực của ý thức cộng
đồng, ý thức dân tộc, ý thức quốc gia tới đời sống của mỗi cá nhân.
Thứ nhất, một sự hiểu biết, dung hòa về các loại ý thức trên sẽ giúp tăng cường,
củng cố tính cố kết gắn bó, ý thức tập thể và tinh thần đồn kết ở mọi tình huống, hình
thành chuẩn mực nhóm tạo điều kiện cho hành vi, ứng xử của cá nhân; tác động đến
lối sống, văn hóa, đặc điểm nhân cách của các thành viên; đảm bảo cho sự hình thành
và tồn tại của cộng đồng; giúp cá nhân tạo dựng được các loại tình cảm tốt đẹp; giúp

17

h


con người trau dồi, bồi dưỡng những tình cảm, giá trị, phẩm chất đạo đức tốt đẹp như:
tình yêu thương, tinh thần sẻ chia, giúp đỡ nhau, sự tự hào,...

Thứ hai, chúng ta đều nhận thấy rằng ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc, ý thức
quốc gia khi kết hợp lại, khi được hòa quyện và phát triển sẽ tạo nên sức mạnh tinh
thần hướng con người tới những giá trị nhân văn. Ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc, ý
thức quốc gia cùng song hành phát triển đã tạo nên những giá trị, truyền thống nổi bật
của người Việt là truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước là sự tổng hợp và phát triển
nâng cao của những người u gia đình làng xóm, q hương giống nịi, đồng bào Tổ
quốc, cùng là ý thức đề kháng, bảo tồn văn hóa. Đó là một sức mạnh tinh thần tiềm ẩn
lớn lao trước những thử thách, có thể chuyển hóa thành một lực lượng vật chất khổng
lồ. Đây được coi là “sợi chỉ đỏ”, là chìa khóa dẫn tới mọi thành cơng xun suốt tiến
trình lịch sử Việt Nam cho tới ngày nay. Mối quan hệ chặt chẽ của ba loại ý thức này
chính là nguồn động viên, cổ vũ, là động lực giúp các thành viên trong quốc gia, dân
tộc có khả năng vượt qua những trở ngại, khó khăn, thách thức trong cuộc sống; hỗ trợ
xây dựng cộng đồng, phát triển xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.
Thứ ba, các loại ý thức ấy đã góp phần đưa đất nước ta ngày càng phát triển. Có
thể thấy, các loại ý thức đã thúc đẩy tinh thần tự giác của cá nhân trong việc phải lưu
giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tinh thần, nâng cao đời sống vật
chất của các thành viên trong cộng đồng. Nhờ có các loại ý thức đó, người Việt và đất
nước Việt Nam ngày càng chuyển mình và vươn lên mạnh mẽ. Ví dụ: Những giá trị,
nét đẹp truyền thống dẫn được dân ta bảo vệ và phát triển, cho dù là trong q trình
hịa nhập chúng ta cũng không bị mất đi bản sắc riêng biệt vốn có. Hay là dù đi đâu,
sinh sống ở đâu có rất nhiều người con Việt Nam đều luôn nhớ về q hương, ln
muốn quay trở về để cống hiến, đóng góp tài năng và sức lực của mình cho đất nước.
Có thể nói, xã hội được vận hành, duy trì và phát triển nhờ có các tầng cấu trúc
này, hiểu sâu hơn đó chính là sự tự ý thức về các mối quan hệ giữa cộng đồng, dân tộc
và quốc gia đã góp phần định hình, cân bằng cuộc sống.
3.1.2 Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực đáng được phát huy thì ở các loại ý thức: ý thức
cộng đồng, ý thức dân tộc, ý thức quốc gia cũng có những điểm hạn chế cần phải khắc
phục.
18


h



×