Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

đề cương mạng truyền thông công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.23 KB, 42 trang )

Bài 1: Giới thiệu tổng quan
1. Giới thiệu:
a.Mạng truyền thông công nghiệp là gì?:
- Mạng truyền thông công nghiệp hay mạng công nghiệp là một khái niệm
chung chỉ các hệ thống thông số, truyền bít nối tiếp, được sử dụng để ghép nối
các thiết bị công nghiệp. Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp phổ biến
hiện nay cho phép liên kết mạng ở nhiều mức khác nhau, từ các cảm biến, thiết
bị quan sát, máy tính điều khiển giám sát và các máy tính cấp điều hành xí
nghiệp, quản lý công ty.
Tuy nhiên mạng truyền thông công nghiệp không hẳn là mạng máy tính và
cũng không là mạng viễn thông. Giữa chúng có một số điểm chung và vài điểm
khác biệt sau:
+ Mạng viễn thông có phạm vi địa lý và số lượng thành viên tham gia lớn hơn
rất nhiều, nên các yêu cầu kỹ thuật ( cấu trúc mạng, tốc độ truyền thông, tính
năng thời gian thực …) rất khác, cũng như các phương pháp truyền
thông( truyền tải dải rộng) dải cơ sở, điều biến, dồn kênh, chuyển mạch, )
thường phức tạp hơn nhiều so với mạng truyền thông công nghiệp.
+ Đối tượng của mạng viễn thông bao gồm cả con người và thiết bị kỹ thuật,
trong đó cong người đóng vai trò chủ yếu. Vì vậy các dạng thông tin cần trao
đổi bao gồm cả tiếng nói, hình ảnh, văn bản và dư liệu. Đối tượng của mạng
công nghiệp thuần túy là các thiết bị công nghiệp nên dạng thông tin quan tâm
duy nhất là dữ liệu.
Mạng truyền thông công nghiệp thực chất là một dạng đặc biệt của mạng máy
tính, có thể so sánh với mạng máy tính thông thường ở các điểm giống nhau và
khác nhau như sau:
+ Kỹ thuật truyền thông số hay truyền dữ liệu là đặc trưng chung của 2 lĩnh vực
+ Trong nhiều trường hợp, mạng máy tính sử dụng trong công nghiệp được coi
là một phần( ở các cấp điều khiển giám sát, điều hành sản xuất và quản lý công
ty) trong mô hình phân cáp của mạng công nghiệp.
+ Yêu cầu về tính năng thời gian thực, độ tin cậy và khả năng tương thích trong
môi trường công nghiệp của mạng truyền thông công nghiệp cao hơn so với một


mạng máy tính thông thường, trong khi đó mạng máy tính thường yêu cầu cao
hơn về độ bảo mật,
+ Mạng máy tính có phạm vi trải rộng rất khác nhau có thể nhỏ như mạng Lan
cho một nóm vài máy tính hoặc lớn như mạng Internet. Trong nhiều trường hợp
mạng máy tính gián tiếp sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu của mạng viễn thông.
Trong khi đó, cho đến nay các hệ thống mạng công nghiệp thường có tính chất
độc lập, phạm vi hoạt động tương đối hẹp.
Đối với hệ thống truyền thông công nghiệp, đặc biệt là ở các cấp dưới thì các
yêu cầu về tính năng thời gian thực, khả năng thực hiện đơn giản, giá thành hạ
lại được đặt ra hàng đầu.
1
b. Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp:
Một bộ điều khiển cần được ghép nối với các cảm biến và cơ cấu chấp hành.
Giữa các bộ điều khiển trong một hệ thống điều khiển phân tán cũng cần trao
đổi thông tin với nhau để phối hợp thực hiện điều khiển cả quá trình sản xuất. Ở
một cấp cao hơn, các trạm vận hành trong trung tâm điều khiển cũng cần được
ghép nối và giao tiếp với các bộ điều khiển để có thể theo dõi, giám sát toàn bộ
quá trình sản xuất và hệ thống điều khiển. Vậy nếu sử dụng mạng truyền thông
trong công nghiệp sẽ có những lợi ích sau:
- Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: một số lượng lớn
các thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối với nhau thông qua
một đường truyền duy nhất.
- Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống: nhờ cấu trúc đơn giản,
việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số lượng lớn cáp truyền
được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí đáng kế cho nguyên vật
liệu và công lắp đặt.
- Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin: Khi dung phương pháp
truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay đổi nội dung
thông tin mà các thiết bị không có cách nào nhận biết. Nhờ kỹ thuật truyền
thông số, không những thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn mà các thiết bị nối

mạng còn có them khả năng tự phát hiện lỗi và chuẩn đoán lỗi nếu có. Hơn thế
nữa, việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua lại tương tự số và số tương tự nâng
cao độ chính xác của thông tin.
- Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: Một hệ thống mạng chuẩn
hóa quốc tế tạo điều khiện cho việc sử dụng các thiets bị nhiều hang khác nhau.
Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng phạm vi chức năng của hệ thống
cũng dễ dàng hơn nhiều. Khả năng tương tác giữa các thành phần được nâng cao
nhờ giao diện chuẩn.
- Đơn giản hóa/ tiện lợi hóa việc tham số hóa, chuẩn đoán, định vị lỗi, sự cố các
thiết bị: Với một đường truyền duy nhất, không những các thiết bị có thể trao
đổi dữ liệu quá trình mà còn có thể gửi cho nhau các dữ liệu tham số, dữ liệu
trạng thái, dữ liệu cảnh báo và dữ liệu chuẩn đoán. Các thiết bị có thể tích hợp
khả năng tự chuẩn đoán, các trạm trong mạng cũng có thể có khả năng cảnh giới
lẫn nhau. Việc cấu hình hệ thống, lập trình, tham số hóa, chỉnh định thiết bị và
đưa vào vận hành có thể thực hiện từ xa qua một trạm kỹ thuật trung tâm.
- Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống: Sử dụng
mạng truyền thông công nghiệp cho phép áp dung các kiến trúc điều khiển mới
như điều khiển phân tán, điều khiển giám sát hoặc chuẩn đoán lỗi từ xa qua
Internet, tích hợp thông tin của hệ thống điều khiển và giám sát với thông tin
điều hành sản xuất và quản lý công ty.
2
c. Phân loại và đặc trưng các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp:

Để phân loại và phân tích đặc trưng của các hệ thống mạng truyền thông công
nghiệp, ta dựa vào mô hình phân cấp quen thuộc cho các công ty, xí nghiệp sản
xuất. Mô hình này thể hiện nhiều phân cấp khác nhau.
Ta nhận thấy càng ở những cấp dưới thì các chức năng càng mang tính chất cơ
bản hơn và đòi hỏi yêu cầu cao hơn về độ nhanh nhạy, về thời gian phản ứng.
Một chức năng ở cấp trên được thực hiện dựa trên các chức năng cấp dưới tuy
không đòi hỏi thời gian phản ứng nhanh nhưng lượng thông tin cần trao đổi và

xử lý lớn hơn nhiều.
Tương ứng với năm cấp chức năng là bốn cấp của hệ thống truyền thông. Từ
cấp điều khiển giám sát trở xuống thì thuật ngữ “bus” thường được dùng thay
cho “mạng” với lý do phần lớn hệ thống mạng phía dưới đều có cấu trúc vật lý
hoặc logic kiểu bus.
Mô hình phân cấp chức năng sẽ rất tiện lợi cho việc thiết kế hệ thống và lựa
chọn thiết bị. Trong thực tế ứng dụng, sự phân cấp chức năng có thể khác một
chút so với trình bày ở đây, tùy thuộc vào mức độ tự động hóa và cấu trúc hệ
thống cụ thể.
+Bus trường, bus thiết bị:
Bus trường thực ra là một khái niệm chung được dùng trong các ngành công
nghiệp chế biến để chỉ các hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuật truyền tin số
để kết nối các thiết bị thuộc cấp điều khiển ( PC, PLC) với nhau và với các thiết
bị ở cấp chấp hành hay các thiết bị trường. Các chức năng chính của cấp chấp
hành là đo lường, truyền động và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết.
Các thiết bị có khả năng nối mạng là các ngõ vào/ra phân tán, các thiết bị đo
lường hoặc cơ cấu chấp hành có tích hợp khả năng sử lý truyền thông. Một số
kiểu bus trường chỉ thích hợp nối mạng các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp
hành với các bộ điều khiển cũng được gọi là bus chấp hành/cảm biên.
Do nhiệm vụ của bus trường là chuyển dữ liệu quá trình lên cấp điều khiển để
xử lý và chuyển quyết định điều khiển xuống các cơ cấu chấp hành, vì vậy yêu
cầu về tính năng thời gian thực được đặt lên hàng đầu. Các hệ thống bus trường
được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: FROFIBUS, CAN, Modbus, Internetbus
và gần đây phải kể tới: Foundation Fieldbus, AS-i
3
+Bus hệ thống, bus điều khiển:
Các hệ thống mạng công nghiệp được dùng để kết nối các máy tính điều khiển
và các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau được gọi là bus hệ thống
hay bus quá trình. Khái niệm sau thường chỉ được dùng trong lĩnh vực điều
khiển quá trình. Qua bus hệ thống mà các máy tính điều khiển có thể phối hợp

hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình cho các trạm kỹ thuật và trạm quan sát ( có
thể gián tiếp thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên các trạm chủ) cũng
như nhận mệnh lệnh, tham số điều khiển từ các trạm phí trên. Thông tin không
những được trao đổi theo chiều dọc mà còn theo chiều ngang. Các trạm kỹ thuật,
trạm vận hành và các trạm chủ cũng trao đổi dữ liệu qua bus hệ thống. Ngoài ra
các máy in báo cáo và lưu trữ dữ liệu cũng có thể được kết nối qua mạng này.
Khái niệm bus trường và bus hệ thống không bắt buộc nằm ở sự khác nhau về
kiểu bus được sử dụng mà ở mục đích sử dụng hay nói cách khác là ở các thiết
bị ghép nối. Trong một số giải pháp, một kiểu bus duy nhất dung cho cả hai cấp
này.
Đối với bus hệ thống, tùy theo lĩnh vực ứng dụng mà đòi hỏi về tính năng thời
gian thực có được đặt ra một cách nghiêm ngặt hay không. Thời gian phản ứng
tiêu biểu nằm trong khoảng một vài trăm miligiây, trong khi lưu lượng thông tin
cần trao đổi lớn hơn nhiều so với bus trường. Tốc độ truyền thông tiêu biểu của
bus hệ thống nằm trong phạm vi từ vài trăm kbit/s đến vài Mbit/s.
Khi bus hệ thống được sử dụng chỉ để ghép nối theo chiều ngang giữa các máy
tính điều khiển, người ta thường dung khái niệm bus điều khiển. Vai trò của bus
điều khiển là phục vụ trao đổi dữ liệu thời gian thực giữa các trạm điều khiển
trong một hệ thống có cấu trúc phân tán. Bus điều khiển thông thường có tốc độ
truyền không cao, nhưng yêu cầu về tính năng thời gian thực thường rất khắc
khe.
+Mạng xí nghiệp:
Mạng xí nghiệp thực ra là một mạng LAN bình thường có chức năng kết nối
các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành sản xuất với cấp điều khiển giám
sát. Thông tin được đưa lên trên bao gồm trạng thái làm việc của quá trình kỹ
thuật, các giàn máy cũng như của hệ thống điều khiển tự động, các số liệu tính
toán, thống kê về diễn biến qua trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thông
tin theo chiều ngược lại là các thông số thiết kế, công thức điều khiển và mệnh
lệnh điều hành. Ngoài ra, thông tin cũng được trao đổi mạnh theo chiều ngang
giữa các máy tính thuộc cấp điều hành sản xuất.

Khác với các hệ thống bus cấp dưới, mạng xí nghiệp không yêu cầu nghiêm
ngặt về tính năng thời gian thực. Việc trao đổi dữ liệu thường diễn ra không định
kỳ, nhưng có khi số lượng lớn tới hang Mbyte. Hai loại mạng được dung phổ
biến cho mục đích này là Ethernet và Token-Ring trên cơ sở các giao thức chuẩn
như TCP/IP và IPX/SPX.
+Mạng công ty:
Mạng công ty nằm trên cùng trong mô hình phân cấp hệ thống truyền thông
của một công ty sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của mạng công ty gần với một
mạng viễn thông hoặc một mạng máy tính diện rộng nhiều hơn trên các phương
4
diện phạm vi và hình thức dịch vụ, phương pháp truyền thông và các yêu cầu về
kỹ thuật. Chức năng của mạng công ty là kết nối các máy tính văn phòng của
các xí nghiệp, cung cấp các dịch vụ kết nối các máy tính văn phòng với xí
nghiệp, cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin nội bộ và với khách hàng như
thư viện điện tử, thư điện tử, hội thảo từ xa qua điện thoại, hình ảnh, cung cấp
các dịch vụ truy cập Internet và thương mại điện tử, v v Hình thức tổ chức
ghép nối mạng cũng như các công nghệ được áp dụng rất đa dạng, tùy thuộc vào
đầu tư xí nghiệp được thực hiện bằng một hệ thống mạng duy nhất về mặt vật lý
nhưng chia thành nhiều phạm vi và nhóm mạng làm việc riêng biệt. Mạng công
ty đòi hỏi về tốc độ truyền thông và độ an toàn tin cậy cao.
2. Các hệ thống và thiết bị điều khiển hiện đại:
a.Hệ điều khiển phân tán (Distributed Control System, DCS) :
- DCS là một giải pháp điều khiển và giám sát có cấu trúc phân cấp và phân tán,
được cung cấp trọn gói từ một nhà sản xuất, được sử dụng chủ yếu trong các
ngành công nghiệp chế biến. Trạm điều khiển trong một hệ DCS là các máy tính
chuyên dụng trong điều khiển quá trình, có cấu trúc module, khả năng xử lý số
thực lớn. Tương tự như PLC, các trạm điều khiển DCS cũng cho phép lập trình
và thay đổi chương trình một cách rất linh hoạt bằng các công cụ phần mềm
mạnh. Sản phẩm DCS đầu tiên là hệ TDC2000 do Honeywell đưa ra vào năm
1975. Từ đó tới nay, các sản phẩm DCS liên tục được phát triển và tiến hoá,

nhiều sản phẩm mới ra đời thậm chí không còn được gắn cái tên DCS.
DCS là một giải pháp điều khiển phân tán, tuy nhiên không phải bất cứ giải
pháp điều khiển phân tán nào cũng là DCS. Ta hoàn toàn có thể xây dựng các hệ
thống tự động hoá có cấu trúc phân tán dựa trên nền DCS, PLC, IPC… Cũng
phải nói rằng, đôi khi cũng khó có sự phân biệt rạch ròi giữa các loại thiết bị
điều khiển nói trên. Ví dụ, một giải pháp DCS có thể sử dụng PLC (PLC-based
DCS) hoặc IPC (PC-based DCS) cho các trạm điều khiển của nó. Do có sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, các thiết bị điều khiển ngày càng giống
nhau hơn về bản chất. Một khái niệm được dùng rộng rãi gần đây là hệ điều
khiển lai (hybrid control system), trong đó mỗi trạm điều khiển có thể mang
dáng dấp của một DCS kinh điển, một PLC hoặc một IPC hiện đại. Sự phát triển
các giải pháp điều khiển đương nhiên cũng không chỉ dừng ở đó. Xu thế sử dụng
bus trường và các thiết bị trường thông minh tích hợp chức năng điều khiển cơ
sở đã tạo ra các giải pháp điều khiển hoàn toàn mới. Và khi không biết phải gọi
tên giải pháp đó chính xác là gì, người ta sẽ dùng các khái niệm chung chung
như hệ thống tự động hoá quá trình (Process Automation System), hệ thống tự
động hoá xí nghiệp (Factory Automation System) hoặc hệ thống tự động hoá kỹ
thuật số (Digital Automation System).
b. Hệ thống điều khiển quá trình:
- SCADA – Supervisory Control And Data Acquisition là một hệ thống điều
khiển giám sát và thu thập dữ liệu, nói một cách khác là một hệ thống hỗ trợ con
người trong việc giám sát và điều khiển từ xa, ở cấp cao hơn hệ điều khiển tự
động thông thường. Để có thể điều khiển và giám sát từ xa thì hệ SCADA phải
5
có hệ thống truy cập, truyền tải dữ liệu cũng như hệ giao diện người – máy
(HMI – Human Machine Interface).
Trong hệ thống điều khiển giám sát thì HMI là một thành phần quan trọng
không chỉ ở cấp điều khiển giám sát mà ở các cấp thấp hơn người ta cũng cần
giao diện người – máy để phục vụ cho việc quan sát và thao tác vận hành ở cấp
điều khiển cục bộ. Vì lý do giá thành, đặc điểm kỹ thuật nên các màn hình vận

hành (OP – Operator Panel), màn hình sờ (TP – Touch Panel), Multi Panel …
chuyên dụng được sử dụng nhiều và chiếm vai trò quan trọng hơn.
Nếu nhìn nhận SCADA theo quan điểm truyền thống thì nó là một hệ thống
mạng và thiết bị có nhiệm vụ thuần tuý là thu thập dữ liệu từ các trạm ở xa và
truyền tải về khu trung tâm để xử lý. Trong các hệ thống như vậy thì hệ truyền
thông và phần cứng được đặt lên hàng đầu và cần sự quan tâm nhiều hơn. Trong
những năm gần đây sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ truyền thông công nghiệp
và công nghệ phần mềm trong công nghiệp đã đem lại nhiều khả năng và giải
pháp mới nên trọng tâm của công việc thiết kế xây dựng hệ thống SCADA là lựa
chọn công cụ phần mềm thiết kế giao diện và các giải pháp tích hợp hệ thống.
c. Hệ điều khiển lai:
- Xuất phát từ nhu cầu các ứng dụng công nghiệp và xu hướng làm giảm chi
phí cho các hệ thống điều khiển, gần đây các nhà cung cấp đã cho ra đời hệ
thống điều khiển mới gọi là hệ thống điều khiển lai (Hybrid Control System).
Do ra đời sau, kế thừa nền tảng công nghệ của cả PLC và DCS nên cả hai hệ lai
là sự pha trộn PLC và DCS. Hai hệ lai có khả năng thực hiện được các quá trình
liên tục và gián đoạn, có khả năng quản lý được khoảng 10000 ngõ vào/ra. Hệ
thống lai có các thiết bị nhỏ hơn các hệ DCS thương phẩm nhưng tận dụng các
ưu điểm thiết kế của hệ DCS thương phẩm. Các hệ lai cung cấp việc sử dụng
công nghệ Bus bao gồm Foundation Fieldbbus, AS-i, Profibus và Device Net.
Các hệ lai thường hỗ trợ các chuẩn mực OPC (OLE for Process Control), XML
và ODBC. Chúng cũng có rất ưu thế trong việc tích hợp hệ thống lập kế hoạch
cho doanh nghiệp các cấp thiết bị như điện thoại không dây, máy nhắn tin và
PDA.
Hầu hết các hệ lai đều được trang bị các chức năng điều khiển theo mẻ theo
khối và điều khiển giám sát. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ phát triển ứng dụng
với nhiều chức năng, giao diện thân thiện, ngôn ngữ lập trình bậc cao đã được
chuẩn hóa giúp cho các kỹ sư xây dựng phát triển một ứng dụng dễ dàng và
nhanh chóng hơn.
Hạn chế của ứng dụng điều khiển lai là do các thiết bị điều khiển nhỏ dẫn tới

lưu lượng truyền thông lớn và nó sẽ hạn chế số lượng điểm vào ra, đặc biệt khi
hệ thống đòi hỏi chu trình điều khiển nhỏ. Với khả năng mở rộng dữ liệu hạn
chế, các hệ thống lai cũng không đủ phục vụ cho các ứng dụng lớn.
Một số hệ điều khiển lai có thể kể ra như: Delta V (Fisher-rosemount),
Plantcape (Holley well), Micro I/A (Foxboro), Simatic PCS7 (Siemens),
stardom (Yokogawa), Inductrial IT (ABB).
6
3. Mô hình kết nối hệ thống mở (OSI).
-Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn là
OSI Model hoặc OSI Reference Model) - tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết
nối các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một
cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế
giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong
kế hoạch Kết nối các hệ thống mở gọi là Mô hình bảy tầng của OSI.
Tầng 1 : Tầng vật lý ( Physical Layer) :
Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định
nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu,
các loại đầu nối được sử dụng.
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer)
Đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (frame) giữa hai máy tính có đường
truyền vật lý nối trực tiếp với nhau. Nó cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ
liệu nhận
Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)
Đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính này đến máy
tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận
nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng.
Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport Layer)
Đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi được đảm bảo
không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát, trùng lắp. Đối với các gói tin
có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi

đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được.
Tầng 5: Tầng giao dịch (Session Layer)
Cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa
chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các
chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng.
Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer)
Đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi
thông tin cho nhau. Thông thường các mày tính sẽ thống nhất với nhau về một
kiểu định dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một
dữ liệu cần gởi đi sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước
khi nó được truyền lên mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình
bày sẽ chuyển dữ liệu sang định dạng riêng của nó.
Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer)
Cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng
dụng của người dùng, ví dụ như các Web Browser, các Mail User Agent hay các
chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server, các
FTP Server, các Mail server
4.Các thủ tục truyền thông.
-Lùa chän kiÕn tróc ®iÒu khiÓn: §iÒu khiÓn tËp trung, ®iÒu khiÓn ph©n t¸n, ®iÒu
khiÓn ph©n t¸n trêng.
7
-Lựa chọn giải pháp mạng: Lựa chọn giải pháp mạng đôi khi cũng phụ thuộc vào
giải pháp hệ thống, song thực tế vẫn có thể có một vài lựa chọn. Thông thờng ta
có thể lựa chọn một tổ hợp giải pháp bus hệ thống và bus trờng ăn ý với nhau.
-Lựa chọn cơ chế giao tiếp: Cơ chế hỏi đáp tuần tự, vào ra tuần hoàn hay không,
chào hàng/đặt hàng, lập lịch hay không, vào ra theo sự kiện hoặc thông báo theo
yêu cầu.
-Lựa chọn thiết bị: Đánh giá hiệu suất làm việc của các thiết bị trên cơ sở thời
gian cập nhật dữ liệu vào ra, hiệu suất thực hiện thuật toán điều khiển. Khảo sát
các đặc tính truyền thông của các thiết bị nh tốc độ truyền, cơ chế giao tiếp, kiểu

giao tiếp.
-Thiết kế cấu trúc mạng: Sử dụng cấu trúc thích hợp nh đờng trục, đờng nhánh,
mạch vòng đảm bảo các yêu cầu về số trạm, tốc độ và khoảng cách truyền.
-Chọn cấu hình các bộ nguồn cho mạng: Đánh giá và tính toán công suất các bộ
nguồn sao cho phù hợp với số trạm, kiểu thiết bị cáp nối/ bộ nối cũng nh thoả
mãn các yêu cầu về chống nhiễu, cháy nổ.
-Đặt cấu hình mạng: Sử dụng máy tính với các phần mềm cấu hình mạng, các
công cụ cấu hình chuyên dụng, các công tắc và các chốt tại thiết bị để đặt địa
chỉ, tốc độ truyền, quan hệ giao tiếp.
5. Cỏc chun truyn thụng.
Foudation Fieldbus
- Foundation fielbus c phỏt trin bi t chc Foundation Fieldbus, mt t
chc phi li nhun vi s thnh viờn hn mt trm cụng ty hot ng trong lnh
vc t ng húa trờn ton th gii. Foundation Fielbus ban u phỏt hnh vi
hai cp , 31.25kbps v 1Mbps. Cỏc h thng cao hn nh 2.5Mbps, ch yu
c dựng thay th cho cỏc ng truyn k thut tng t 4-200mA v mi
phõn on h tr ti a 32 thit b. cỏc cp tc cao hn, Foundation
Fieldbus c phỏt trin trờn nn mng enthernet v s dng switch v c gi
l fieldbus HSE (High speech switch Enthernet). Fieldbus HSE ch yờu s dng
s dng liờn kt cỏc phõn loi mng Fieldbus to thnh h thng ln
hn nhn ngy nay cú nhn thit b phỏt trin cú th kt ni trc tip vo
Fieldbus HSE. Foundation fieldbus tr thnh chun quc t v xu hng phỏt
trin ca h thng t ng húa l s dng Foundation Fieldbus nhm nõng cao
kh nng tớch hp. Vi vic s dng Foundation Fieldbus, ta cú th kt ni trong
cựng mt h thng iu khin cỏc thit b iu khin, o lng v chp hnh ca
nhiu nh sn xut khỏc nhau mt cỏch d dng.
Ethernet:
- Ethernet c phỏt trin bi trung tõm nghiờn cu Palo Alto (PARC) thuc
tp on Xerox (M) c phỏt trin nhng nm 70 ca th k 20. Ethernet s
dng phng phỏp truy cp mng CSMA/CD. Cú nhiu giao thc mng c

phỏt trin trờn nn Ethernet nhng ph bin nht vn l TCP (Transport Control
Protocol). Ethernet cụng nghip (Industrial Ethernet). Ethernet cụng nghip
c phỏt trin theo hng tn dng nhng u im ca Ethernet tc cao, giỏ
thnh thp, d thc hin v d khc phc cỏc nhc im ca nú l khụng ỏp
ng yờu cu thi gian thc v tớnh d phũng.
Profibus:
- PROFIBUS (Process Field Bus) l kt qu ca d ỏn nghiờn cu ca 13 cụng
ty v 5 vin nghiờn cu do b cụng ngh v nghiờn cu chlb c ch trỡ nm
1987. Mc tiờu ca d ỏn l phỏt trin mt mng truyn thụng k thut s
8
thay thế cho truyền thông tương tự (Analog) 4-20mA trong điều khiển quá trình
công nghiệp. PROFIBUS sử dụng phương pháp điều khiển truy nhập Bus thẻ bài
và truyền thông theo kiểu Master-Slave. PROFIBUS sử dụng môi trường truyền
dẫn là cáp xoắn hoặc cáp quang, có thể kết nối 124 nút mạng trong một phân
đoạn mạng, tốc độ tối đa là 12Mbps. PROFIBUS có nhiều phiên bản như
PROFIBUS-PA, PROFIBUS-FMS, PROFINET và PROFIBUS-DP nhưng phiên
bản sử dụng trong điều khiển phổ biến là PROFIBUS-DP.
Bài 2: Nhiễu và giải pháp xử lý

1. Giới thiệu:
- Nhiễu là một tín hiệu ngẫu nhiên có mật độ phân bố công suất phẳng nghĩa là
tín hiệu nhiễu có công suất bằng nhau trong toàn khoảng băng thông. Tín hiệu
này có tên là nhiễu trắng vì nó có tính chất tương tự với ánh sáng trắng.
Chúng ta không thể tạo ra nhiễu trắng theo đúng lý thuyết vì theo định nghĩa của
nó, nhiễu trắng có mật độ phổ công suất phân bố trong khoảng tần vô hạn và do
vậy nó cũng phải có công suất vô hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta chỉ cần
tạo ra nhiễu trắng trong khoảng băng tần của hệ thống chúng ta đang xem xét.
Một tín hiện nhiễu
Lưu ý rằng nhiễu Gaussian (nhiễu có phân bố biên độ theo hàm Gaussian)
không phải là nhiễu trắng. Từ "Gaussan" đề cập đến phân bố xác suất đối với giá

trị (độ lớn) trong khi từ "While" đề cập đến cái cách phân bố công suất tín hiệu
trong miền thời gian hoặc tần số.
Ngoài nhiễu trắng Gaussian chúng ta còn có nhiễu trắng Poisson, Cauchy, Khi
miên tả hệ thống bằng toán học chúng ta hay sử dụng nhiễu AWGN (additive
white Gaussian noise) vì loại nhiễu này dễ tạo ra nhất.
2. Những sự cố thường gặp và cách giải quyết:
Nhiễu trùng kênh : Là do nhiều thiết bị có tần số trùng nhau.
Nhiễu do xuyên điều chế: Là do sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều tín hiệu có tần
số khác nhau khi truyền qua thiết bị phi tuyến và tạo ra những tín hiệu không
mong muốn. Những tín hiệu không mong muốn này gây nhiễu cho các đài vô
tuyến điện khác.
Nhiễu tương thích điện từ trường (EMC): Là do thiết bị, hệ thống thiết bị vô
tuyến điện, điện, điện tử không hoạt động bình thường trong môi trường điện từ.
Một số can nhiễu EMC:
9
Bức xạ từ các thiết bị ứng dụng trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM) gây
nhiễu cho các thiết bị.
Bức xạ do không bảo đảm kỹ thuật tại các điểm tiếp xúc giữa đường dây tải điện
không bao bọc và các trụ sứ gây nhiễu cho các mạng đường đay điện đặt gần.
Bộ khuyến đại tín hiệu (booster) gây nhiễu cho mạng
Nhiễu do các phát xạ không mong muốn ( bao gồm phát xạ ngoài băng và phát
xạ giả) : Là do các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phát các phát xạ ngoài băng
không đáp ứng các qui chuẩn kỹ thuật về phát xạ không mong muốn, các phát xạ
ngoài băng này gây nhiễu cho các thiết bị khác.
3. Các phương pháp cụ thể.
a.Sử dụng điều chế để chống nhiễu.
b.Sử dụng các phương pháp thu để chống nhiễu.
c. Phương pháp hàm tương quan.
d. Dùng phản hồi để chống nhiễu.
4. Nối đất/chống nhiễu và nhiễu.

4.1.Nguồn gốc của nhiễu điện:
Nhiễu là đại lượng vật lý không mong muốn tác động lên đối tượng
Nguồn nhiễu có thể là bất cứ tín hiệu nào
Đại lượng này có thể là nhiễu đối với đối tượng và sự việc này, không là nhiếu
đối với sự việc kia
Nhiễu có độ lớn và pha là khác nhau và ngẫu nhiên
Nhiễu điện từ: nguồn nhiễu xuất phát từ các nguồn điện từ khác nhau từ các phát
sóng Radio, truyên hình, các nguồn sóng điện thoại ở dải sóng cao và rộng. Các
nguồn số như ánh sáng, các rơle, motor, nguồn phóng xạ, nguồn tần số thấp như
điện áp cao của truyền dẫn điện
Ba vấn đề chính của nhiễu điện từ: Nguồn phát, truyền dẫn, nhận song.
4.2.
4.3Vỏ bọc che chắn:
Sử dụng cáp có vỏ bọc che chắn để chống các nguồn nhiễu từ bên ngoài
4.4Tốc độ dẫn của dây cáp :
- Lưu lượng đến 1Gbits/s. Đối với các hệ thống thương phẩm có thể đạt tới 1
đến 50 Gbits/s với các đường truyền đến 10Km
4.5. Yêu cầu nối đất :
- Các dạng nối đất cơ bản: Nguồn cách điện với đất, tải cách điện với đất, nối
đất nối tiếp, nối đất hình sao.
10
4.6. Kỹ thuật triệt nhiễu .
- Nhiễu cáp truyền cảm ứng điện dung.
- Chống nhiễu bọc kim bằng 1 màn chắn
- Sử dụng bộ khuếch đại vi sai.
- Chắn nhiễu: Các hiệu ứng chắn nhiễu, hiệu ứng chắn nhiễu với nguồn ở xa
- Hiệu ứng chắn với nguồn ở xa.
- Chống nhiễu bằng cách sử dụng đường truyền tích hợp.

Bài 3: Chuẩn truyền thông RS232

1.Chuẩn truyền thông RS232:
- Ngày nay các thiết bị đo lường, điều khiển … đều phải giao tiếp với máy tính
để quan sát thông số và chế độ hoạt động của thiết bị như thế nào? Chuẩn giao
tiếp được coi là đơn giản và dễ dùng đó là RS232. Hầu như các thiết bị đều được
giao tiếp với máy tính thông qua chuẩn này. Bài này sẽ nói về cơ bản chuẩn giao
tiếp RS232: Tổng quan chung về RS232, Sơ đồ ghép nối, Giao diện phần mềm.
RS-232 (Hiện nay được gọi với tên quốc tế là EIA/TIA-232) tương ứng với
chuẩn châu Âu là CCITT V2.4 lúc đầu được xây dựng phục vụ chủ yếu trong
việc ghép nối điểm – điểm giữa hai thiết bị đầu cuối (DTE – Data Terminal
Equipment) ví dụ giữa hai máy (PC, PLC, v.v…), giữa máy tính và máy in, hoặc
giữa một thiết bị đầu cuối và một thiết bị truyền dữ liệu (DCE – Data
Communication Equipment) ví dụ giữa máy tính và Modem (dùng dây Console
để cấu hình mạng cho Modem qua máy tính).
2.Các yếu tố của RS232:
- RS-232 sử dụng phương thức truyền không đối xứng, tức là sử dụng tín hiệu
điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và mass. Mức điện áp được sử dụng dao
động trong khoảng -15V  15V. Khoảng từ 3V  15V ứng với giá trị logic 0,
từ -15V  -3V ứng với giá trị logic 1.
Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn. Đa số các hệ thống
hiện nay chỉ hỗ trợ tới tốc độ 19.2KBd (chiều dài cho phép 30-50m). Hiện nay
đã có những mạch thu phát đạt tốc độ 460KBd và hơn nữa, tuy nhiên tốc độ
truyền dẫn thực tế lớn hơn 115.2KBd theo chuẩn RS-232 trong một hệ thống
làm việc dựa vào ngắt là một điều khó có thể thực hiện.
11
Một ưu điểm của chuẩn RS-232 là có thể sử dụng công suất phát tương đối thấp,
nhờ trở kháng đầu vào hạn chế trong phạm vi từ 3-7KΩ.
Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa
Điện áp đầu ra hở mạch 25V
Điện áp đẩu ra khi có tải
3KΩ ≤ R

L
≤ 7KΩ
5V 15V
Trở kháng đẩu ra khi cắt nguồn
-2V ≤ V
O
≤ 2V 300Ω
Dòng ra ngắn mạch 500mA
Điện dung tải 2500pF
Trở kháng đầu vào
3V ≤ V
I
≤ 25V 3KΩ 7KΩ
Ngưỡng cho giá trị logic 0 3V
Ngưỡng cho giá trị logic 1 -3V
Bảng 1: Tóm tắt các thông số quan trọng của RS-232.
Giao diện cơ học:
- Chuẩn EIA/TIA-232F quy định ba loại giắc cắm RS-232 là DB-9 (9 chân),
DB-25 (25 chân) và ALT-A (26 chân), trong đó hai loại đầu được sử dụng rộng
rãi hơn, nhất là loại DB-9. Loại DB-9 cũng đã được chuẩn hóa riêng trong
EIA/TIA-574.
Sơ đồ chân RS-232 loại DB-9.
-Pin 1 - DCD (Data Carrier Detect) được dùng để kiểm soát truy nhập đường
truyền. Một trạm nhận tín hiệu DCD là OFF sẽ hiểu là trạm đối tác chưa đóng
mạch yêu cầu gửi dữ liệu (chân RTS – Pin 7) và vì thế có thể đoạt quyền kiểm
soát đường truyền nếu cần thiết. Ngược lại, tín hiệu DCD là ON chỉ thị bên đối
tác đã gửi tín hiệu RTS và giành quyền kiểm soát đường truyền.
-Pin 2 - RxD (Receive Data) nhận dữ liệu từ đường truyền.
-Pin 3 - TxD (Transmit Data) gửi dữ liệu lên đường truyền.
-Pin 4 - DTR (Data Terminal Ready) thường ở trạng thái ON khi thiết bị đầu

cuối sẵn sàng thiết lập kênh truyền thông. Qua việc giữ mạch DTR ở trạng thái
12
ON, thiết bị đầu cuối cho phép DCE của nó ở chế độ tự trả lời chấp nhận lời kêu
gọi không yêu cầu. Mạch DTR ở trạng thái OFF chỉ khi thiết bị đầu cuối không
muốn DCE của nó chấp nhận lời gọi từ xa (chế độ cục bộ).
-Pin 5 - GND: Chân nối mass.
-Pin 6 - DSR (Data Set Ready, DCE Ready): Cả hai Modem chuyển mạch DSR
sang ON khi một đường truyền thông đã được thiết lập giữa hai bên.
-Pin 7 - RTS (Request To Send): Đường RTS kiểm soát chiều truyền dữ liệu.
Khi một trạm cần gửi dữ liệu, nó đóng mạch RTS sang ON để báo hiệu với
Modem của nó. Thông tin này cũng được chuyển tiếp tới Modem xa.
-Pin 8 - CTS (Clear To Send): Khi CTS chuyển sang ON, một trạm được thông
báo rằng modem của nó đã sẵn sàng nhận dữ liệu từ trạm và kiểm soát đường
điện thoại cho việc truyền dữ liệu đi xa.
-Pin 9 – RI (Ring Indicator): Khi modem nhận được một lời gọi, mạch RI
chuyển ON/OFF một cách tuần tự với chuông điện thoại báo để báo hiệu cho
trạm đầu cuối. Tín hiệu này chỉ thị rằng một Modem xa yêu cầu thiết lập liên kết
dial-up.
3. Hoạt động của giao diện RS232.
- Chế độ làm việc hai chiều toàn phần (full – duplex): Hai thiết bị tham gia
truyền tin đều có thể thu và phát tín hiệu cùng một lúc. Việc thực hiện truyền
thông cần tối thiểu 3 dây dẫn, và việc đảm bảo độ an toàn truyền dẫn tín hiệu
thuộc về trách nhiệm của phân mềm.
Một số ví dụ về kiểu ghép nối của RS-232 tùy vào các trường hợp.
Ví dụ ghép nối với RS-232
4.Các hạn chế:
- RS 232 sử dụng phương thức truyền thông không đối xứng, tức là sử dụng tín
hiệu điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và đất. Do đó ngay từ đầu tiên ra đời
nó đã mang vẻ lỗi thời của chuẩn TTL, nó vấn sử dụng các mức điện áp tương
thích TTL để mô tả các mức logic 0 và 1. Ngoài mức điện áp tiêu chuẩn cũng cố

định các giá trị trở kháng tải được đấu vào bus của bộ phận và các trở kháng ra
của bộ phát.
Mức điện áp của tiêu chuẩn RS232C ( chuẩn thường dùng bây giờ) được mô tả
như sau: (Mức logic 0 : +3V , +12V), (Mức logic 1 : -12V, -3V).
Các mức điện áp trong phạm vi từ -3V đến 3V là trạng thái chuyển tuyến. Chính
vì từ - 3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp thay đổi
giá trị logic từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, một tín hiệu phải vượt qua
13
quãng quá độ trong một thơì gian ngắn hợp lý. Điều này dẫn đến việc phải hạn
chế về điện dung của các thiết bị tham gia và của cả đường truyền. Tốc độ
truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn. Đa số các hệ thống hiện
nay chỉ hỗ trợ với tốc độ 19,2 kBd .+ Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết
bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp RS232 không vượt qua 15m nếu chúng ta
không sử model.
Các giá trị tốc độ truyền dữ liệu chuẩn: 50, 75, 110, 750, 300, 600, 1200, 2400,
4800, 9600, 19200, 28800, 38400, ,56600,115200 bps
5. Xử lý sự cố.
5.1.Giới thiệu:
-Một số sự cố thường gặp đối với cổng truyền thông RS 232
-Tiếp xúc giữa các chân
-Đứt 1 trong các dây
-Một trong các jắc cắm bị hỏng
5.2Các phương pháp tiếp cận
- Chọn đúng cổng truyền thông RS 232.
- Dùng đồng hồ để đo các chân có bị đứt không.
- Kết nối với thiết bị để kiểm tra tốc độ truyền.
5.3Kiểm tra thiết bị
-Xác định các giá trị thực tế các mức logic của cổng RS232.
-Biết các linh kiện tối thiểu cấu thành nên cổng thông tin RS232.
-Biết ảnh hưởng của đường dây lên tín hiệu với các tốc độ truyền khác nhau.

-Kiểm tra được chức năng truyền thông RS232 trên máy tính.
5.4.Các vấn đề cơ bản.
+ Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.
+ Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.
+ Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua công nối
tiếp.
5.5. Tóm tắt.
Bài 4: Chuẩn truyền thông RS485
1. Chuẩn truyền thông RS485 :
-RS-485 hiện nay được gọi với tên chuẩn quốc tế là EIA/TIA-485, là chuẩn duy
nhất do EIA đưa ra mà có khả năng truyền thông đa điểm thực sự chỉ dùng một
đường dẫn chung duy nhất, được gọi là bus. Được thiết kế với mục đích có thể
dùng nhiều hơn hai trạm trên một đường truyền mà chuẩn RS-232 không làm
được (chuẩn RS-232 chỉ có thể kết nối hai trạm trên một đường truyền).
RS-485 cho phép sử dụng tối đa 32 thiết bị (tải đường truyền) tham gia vào
đường một truyền. Vì thế được dùng phổ biến trong các hệ thống bus trường. 32
trạm được ghép nối được định địa chỉ và giao tiếp đồng thời trong một đoạn RS-
485 mà không cần bộ lặp.
14
RS-485 sử dụng cấu hình mạng phổ biến nhất là sử dụng hai dây dẫn cho việc
truyền tín hiệu.
Cấu hình mạng RS-485 hai dây (A và B).
RS-485 không phải là một chuẩn chọn vẹn mà chỉ là một chuẩn về đặc tính điện
học, vì vậy không có các quy định cho cáp nối cũng như các bộ nối. Có thể dùng
đôi dây xoắn, cáp trơn hoặc các loại cáp khác, tuy nhiên đôi dây xoắn vẫn là loại
cáp được sử dụng phổ biến nhất nhờ đặc tính chống tạp nhiễu và xuyên âm.
Đặc tính điện học:
RS-485 sử dụng phương thức truyền dẫn chênh lệch đối xứng, tức là sử dụng sự
chênh lệch điện áp giữa hai dây dẫn (dây âm và dây dương) để biểu diễn trạng
thái logic (1 và 0) của tín hiệu, không phụ thuộc vào đất.

Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa
Điện áp đầu ra hở mạch
±1,5V ±6V
Điện áp đầu ra khi có tải
R
LOAD
= 54Ω ±1.5V ±5V
Dòng ra ngắn mạch
±250mA
Thời gian quá độ đầu ra
R
LOAD
= 54Ω
C
LOAD
= 54pF
30% T
b
*
Điện áp chế độ chung đầu
ra V
OC
R
LOAD
= 54Ω
-1V 3V
Độ nhạy cảm đầu vào
-7V≤V
CM
≤12V ±200mV

Điện áp chế độ chung V
CM
-7V 12V
Trở kháng đầu vào
12kΩ
Bảng 2: Tóm tắt các thông số quan trọng của RS-485.
15
Quy định trạng thái logic của tín hiệu RS-485.
Chế độ làm việc:
Chế độ truyền bán song công hay hai chiều gián đoạn (half-duplex) đối với cấu
hình hai dây dẫn cho việc truyền tín hiệu, giá thành đầu tư ít hơn.
Và chế độ truyền song công hay hai chiều toàn phần (full-duplex) với cấu hình
bốn dây dẫn cho việc truyền tín hiệu, phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ
truyền tải thông tin cao, tuy nhiên giá thành cao hơn.
Mặc dù mức tín hiệu được xác định bằng điện áp chênh lệch giữa hai dây dẫn A
và B không có liên quan tới hệ đất, hệ thống RS-485 vẫn cần một đường dây nối
đất để tạo một đường thoát cho nhiễu chế độ chung và các dòng khác, ví dụ
dòng đầu vào bộ thu.
2. Xử lý sự cố:
2.1.Giới thiệu:
-Một số sự cố thường gặp đối với cổng truyền thông RS 485
-Tiếp xúc giữa các chân.
-Đứt 1 trong các dây.
-Một trong các jắc cắm bị hỏng
2.2. Chuẩn truyền thông RS485 và RS422:
-RS232 và RS485 có những qui định cụ thể về đặc tính điện học, cả hai chuẩn
này đều là truyền thông dạng bit nối tiếp. Với chuẩn RS232, logic "0" và "1"
dựa trên giá trị chênh lệch điện áp giữa kênh truyền TxD hoặc kênh nhận RxD
với đất Gnd. RS485 dựa trên điện áp chênh của 2 dây truyền A và B (trong chế
độ truyền Half-duplex). Vì vậy RS485 cho phép truyền đa điểm và hỗ trợ cự ly

truyền xa, tốc độ truyền cao.
2.3. Lắp đặt truyền thông RS485:
-Cách lắp đặt RS-485:
Tất cả các thiết bị được nối vào cấu trúc Bus tối đa 32 trạm (Master hay Slave) có
thể được nối vào một Sement (đoạn). Bus được kết thúc bằng Bus tích cực
(Active Bus Terminator) ở đầu và cuối mỗi Segment. Để đảm bảo hoạt động
không có lỗi thì cả đầu kết thúc Bus luôn luôn được có điện.
2.4. Các vấn đề nhiễu:
-Nhược điểm: Tốc độ truyền tải vì thế tuy có bị hạn chế. Trong một số trường
hợp dải tần cơ sở không tương thích trong môi trường làm việc. Ví dụ, tín hiệu
16
có các tần số này có thể bức xạ nhiễu ảnh hưởng tới hoạt động của các thiết bị
điện tử khác, hoặc ngược lại, bị các thiết bị khác gây nhiễu.
-Ưu điểm: Phương pháp này dễ thực hiện và tin cậy, được dùng chủ yếu trong
các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp.
2.5. Kiểm tra thiết bị:
- Kiểm tra kết nối RS-485 đúng hay chưa?
- Kiểm tra kết nối ngõ ra RS-485/422 đúng hay
Chưa?
- Kiểm tra tiếp xúc của các đầu nối
- Mất hoặc sai dữ liệu.
- Kiểm tra tốc độ và định dạng dữ liệu phù hợp trên cả hai đầu truyền thông.
2.6. Tóm tắt:
Bài 5 : Cáp quang
1. Giới thiệu:
-Cáp quang được sử dụng trong các lĩnh vực ứng dụng đòi hỏi tốc độ truyền tải
rất cao, phạm vi truyền dẫn lớn hoặc trong các môi trường làm việc chịu tác
động mạnh của nhiễu.
Một sợi cáp quang bao gồm một sợi lõi, môt lớp bọc và một lớp vỏ bảo vệ. Sợi
lõi và lớp bọc được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt.

-Khác với các loại cáp trên, cáp quang thực hiện truyền tải tín hiệu ánh sáng.
Với nguyên lý phản xạ toàn phần ánh sáng trong đường truyền.
Nguyên tắc làm việc của cáp quang
Ánh sáng được truyền trong môi trường có chiết suất n1, nếu đường đi không
song song với trục của cáp thì sẽ bị phản xạ tại bề mặt tiếp giáp của hai môi
trường với n2 > n1.
-Ngày nay, Internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, giúp mọi người ở khắp
nơi trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi, học tập, mua sắm, giải trí dễ dàng,
nhanh chóng. Các ứng dụng, dịch vụ trên Internet cũng ngày càng phát triển
theo, điều này đòi hỏi tốc độ, băng thông kết nối Internet cao và cáp quang trở
thành lựa chọn số một – FTTH (Fiber To Home) là một điển hình. FTTH đáp
ứng các dịch vụ luôn đòi hỏi mạng kết nối tốc độ cao như IPTV, hội nghị truyền
hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP Camera…
1.1. Ứng dụng của cáp quang:
-Trước đây, cáp quang chỉ dùng để kết nối các đường trục chính của quốc gia,
nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp lớn vì chi phí khá cao. Nhưng hiện nay, cáp
quang được sử dụng khá rộng rãi ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ, các trường đại
học và người sử dụng thông thường…
17
-Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được
dùng cho kết nối khoảng cách xa. Trong khi cáp đồng sử dụng dòng điện để
truyền tín hiệu, dễ bị suy hao trong quá trình truyền và có khoảng cách kết nối
ngắn hơn.
2. Các thiết bị:
Một tuyến thông tin quang bao gồm một nguồn, một đầu thu và cáp quang
kết nối tuyến. Nguồn có thể là LED, IRED hoặc laser diode. Nguồn có thể được
điều chế với tín hiệu tương tự, nhưng thường được kích bởi các xung
số.Detector thường dùng PIN hoặc APD. Tuyến thông tin có thể xem là thông
tin khoảng cách ngắn, trung bình hoặc xa. Thông tin khoảng cách ngắn thường
trong phạm vi vài m và dùng cho:

- Thiết bị điều khiển quá trình và thiết bị công nghiệp
- Cảm biến y tế, đưa vào cơ thể bệnh nhân và nối với thiết bị ghi
- Máy tính và thiết bị ngoại vi
- Các cấu phần có độ chính xác cao cho mục đích quảng cáo
Hệ thống khoảng cách trung bình thường lớn hơn vài m và dưới 1 km, còn gọi là
mạng LAN, thường dùng sợi thủy tinh đa mode (băng rộng và tổn hao thấp)
hoặc plastic đa mode. Nguồn điển hình là IRED hoạt động ở bước sóng 850 nm.
Khẩu độ số thường từ 0.2 ÷ 0.5 và đường kính lõi 50 ÷ 100 µm để tiện cho việc
ghép với bức xạ từ IRED. Đường kính lõi lớn hơn sẽ giảm chi phí lắp đặt, kết
nối, nhưng độ rộng băng giảm.
Hệ thống khoảng cách xa dễ thiết kế hơn do yêu cầu hạn chế sự lựa chọn
cấu phần. Hệ thống khoảng cách xa dùng để tải dữ liệu băng rộng và có thể dùng
sợi chiết suất graded. Ở khoảng cách rất xa thì chỉ dùng sợi đơn mode để bảo
đảm độ rộng băng và mức tổn hao cho phép. Có thể dùng nguồn
communication-grade laser diode hoặc edge-emitting IRED để ghép năng lượng
vào các sợi quang này.
Kỹ thuật hàn cáp sợi quang thường được dùng hơn so với các bộ đấu nối cơ
để bao đảm tổn hao thấp và độ ổn định cao.
-Các cấu trúc ống dẫn sóng và các linh kiện khác :
Integrated optics là các ống dẫn sóng và các cấu phần quang được tích hợp trên
các đế vật liệu dùng kỹ thuật tương tự mạch tích hợp bán dẫn. Các linh kiện tích
hợpquang thường là các bộ tách tín hiệu, các bộ dời pha, các bộ điều chế và các
bộ chuyển mạch. Tất cả các linh kiện tích hợp quang đều dùngcác cấu trúc ống
dẫn sóng được tạo bởi các đường dẫn của vật liệu có chiết suất lớn hơn chiết
suất của vật liệu đế. Các ống dẫn sóng hoạt động tương tự cáp sợi quang và
được xem xét như các bộ tách hoặc ghép tín hiệu.Bằng cách điều khiển tiết diện
ống dẫn sóng, chiết suất của vật liệu, khoảng cách giữa các lõi và chiều dài của
miền ghép, sẽ thiết lập được tỷ phần ghép năng lượng
-Các thông số của bộ ghép quang:
Thông số Bộ ghép 4 cổng Bộ ghép N-Part

Tỷ số ghép P
2
/ (P
2
+ P
3
) P
N
/ P
o
Tổn hao dư thừa P
2
+ P
3
/ P
1
P
o
/ P
i
Tổn hao chèn P
2
/ P
1
P
N
/ P
i
18
Độ đồng nhất

Độ định hướng
P
2
/ P
3
P
4
/ P
1
P
h
/ P
s
P
x
/ P
i
Trong đó:
P
N
: công suất ra khỏi cổng N bất kỳ
P
i
: công suất vào tổng
P
o
: công suất ra tổng
P
h
: công suất ra lớn nhất

P
s
: công suất ra nhỏ nhất
P
x
: công suất ra cổng không ghép
Quá trình ghép dùng mạng 4 cổng có thể kết hợp với hiệu ứng quang điện
(electro-optic effect) để tạo ra các chuyển mạch quang. Các vật liệu có hiệu ứng
quang điện sẽ thay đổi chiết suất khúc xạ khi có mặt điện trường do áp đặt điện
áp. Sự kết hợp của điện áp thiên áp và điện áp chuyển mạch sẽ xác định đầu ra
truyền bức xạ.
Các vật liệu tinh thể (chẳng hạn GaAs) có hiệu ứng quang điện. Vật liệu đế:
LiNbO có hiệu ứng quang điện rất mạnh. Thế chuyển mạch cỡ 5—10V. Hệ số
định hướng cỡ 100:1 đến 3000:1.
Chiết suất của vật liệu ảnh hưởng đến vận tốc truyền sóng và thay đổi chiết
suất có thể thay đổi pha tương đối. Các bộ di pha và điều chế pha cấu tạo từ một
ống dẫn sóng đặt trong tinh thể quang điện, giữa 2 điện cực. Lượng di pha phụ
thuộc độ lớn điện áp và chiều dài ống dẫn sóng.
3.Các thông số.
- Khoảng cách giữa các góc được phép (hay góc tách được phép:
∆θ = λ / d = λ
0
/ n
1
d
Trong đó:
d: đường kính sợi quang
n
1
: chiết suất lõi sợi quang

λ
0
: bước sóng trong không gian tự do
Số mode có thể tồn tại trong sợi quang phụ thuộc ∆θ và góc tới lan truyền,
với cáp tròn:
n = (πT)
2
/2
Trong đó:
T = θ
p
/ ∆θ
θ
p
: góc lan truyền cực đại
n: số mode khi πT > 2.405
Thông số V (hay tần số chuẩn hoá), khi π T < 2,405:
V = πT =π 2r[(n
1
2 – n
2
2
)
1/2] / λ
0
Trong đó:
r: bán kính lõi sợi quangn
2
: chiết suất vỏ
-Méo mode và tán sắc:

Gọi
t
0
: trễ trục với khoảng cách L
t
m
: trễ dọc theo đường truyền ứng với θ
p
t
0
= n
1
L / ct
m
= n
1
L / c.cos θ
p
19
∆t = t
m
– t
0
= (Ln
1
/c)(n
1
– n
2
)/n

2
Hiện tưọng tán sắc xảy ra khi nguồn bức xạ nhiều bước sóng trong một
khoảng ∆λ , khi đó xung tín hiệu sẽ bị mở rộng 1 lượng:
t = K
(
λ).∆λ.L
Trong đó:
K
(
λ)
: h
ệ số tán sắc, phụ thuộc vật liệu và bước sóng.
L: chiều dài cáp sợi quang
-Công suất thu:
Công suất bức xạ sẽ ra khỏi ống dẫn sóng theo 1 hình nón tương tự như qua lỗ
hẹp .
Khi khoảng cách giữa đầu thu và miệng sợi quang giảm, kích thước vệt chiếu từ
miệng sẽ đạt tới đưòng kính lõi sợi quay. Nếu diện tích đầu thu nhỏ hơn diện
tích vệt chiếu, thì tỷ số dòng bức xạ thu được /dòng rời khỏi sợi quay = tỷ số
diện tích:
θ
e
/ θ
0
= (D
d
/ D
c
)
2

(NA
det
/ NAfiber)
2
Trong đó:
NA
det
: khẩu độ số đầu thu
NAfiber: khẩu độ số sợi quang
θ
e
: dòng bức xạ đến đầu thu
θ
0
: dòng bức xạ rời khỏi miệng sợi quan
D
d
: đường kính miệng đầu thu
D
c
: đường kính lõi sợi quang
-Độ rộng băng:
BW = 0.35 / T
T = (t
1
2 – t
2
2
)
1/2

T: hệ số mở rộng xung
t
2
: độ rộng xung đầu ra sợi quang
t
1
: độ rộng xung đầu vào sợi quang(rad)
4.Các loại
Có 3 loại sợi quang cơ bản :
-Sợi chiết suất bước (step-index fiber): thay đổi đột biến chiết suất lõi và vỏ.
-Sợi chiết suất thay đổi từ từ (graded-index fiber)
n(r) = n
0
[1- (n
1
2 – n
2
2
)/n
0
2
(r/r
0
)
2
]
1/2
, với 0 < r < r
0
-Chiết suất giảm dần từ tâm ra biên phân cách với vỏ (n

2
)
→Step- index- multimode fiber:
Đường kính lõi 50 → 1000 µm .0.2 ≤ NA ≤ 0.5
Đường kính ngoài từ 125 ÷ 1100 µm
→Graded - index - multimode fiber :
+ Đường kính lõi 50 ÷ 100 µm - 0.2 ≤ NA ≤ 0.3
Đường kính ngoài từ 125 ÷ 150 µm
→ thông tin khoảng cách xa
Single mode fiber:
+ Đường kính lõi: 4 ÷ 10 µm - 0.1 ≤ NA ≤ 0.15
+ Đường kính ngoài từ 75 ÷ 125 µm
20
→ long-distance communication
Các xung công suất được tải dọc theo các đường khác nhau sẽ tới đầu cuối tại
những thời điểm khác nhau ( mode trục tới trước tiên, mode ứng với góc NA
đến sau cùng) → trễ mode .
Do trễ mode, xung dòng tổng thu được sẽ rộng hơn xung bức xạ gốc.
→ quá trình mở rộng xung này xung này gọi là méo mode (modal distortion ).
→ Graded - index fiber có méo mode nhỏ hơn so với step-mode fiber.
Biên độ xung truyền qua cáp bị suy giảm do hấp thụ, tán xạ và bức xạ.
Ngoài ra còn phân ra 2 loại cáp quang theo cấu tạo:
Ribbon: cáp quang dạng ruy-băng, chứa nhiều sợi quang bên trong (Hình a)
Zipcord: hai sợi quang có vỏ ngoài liền nhau như dây điện (Hình b)
Hình a Hình b
Bất kỳ giao tiếp quang nào cũng bao gồm 3 thành phần: nguồn phát, vật truyền
dẫn trung gian (cáp quang) và nguồn thu. Nguồn phát sẽ chuyển đổi tín hiệu
điện tử thành ánh sáng và truyền dẫn qua cáp quang. Nguồn thu chuyển đổi ánh
sáng thành tín hiệu điện tử. Có hai loại nguồn phát là laser và LED. Laser ít tán
sắc, cho phép truyền dẫn dữ liệu tốc độ nhanh, khoảng cách xa (trên 20km),

dùng được cho cả Singlemode và Multimode nhưng chi phí cao, khó sử dụng.
LED tán sắc nhiều, truyền dẫn tốc độ chậm hơn, bù lại chi phí thấp, dễ sử dụng,
thường dùng cho cáp quang Multimode. LED dùng cho hệ thống có khoảng cách
ngắn hơn, có thể sử dụng cho cả sợi quang thủy tinh, sợi quang plastic.
5.Loại cáp quang bình thường.
5.1.Cáp trên không
- Loose-tube thường dùng ngoài trời (outdoor), cho phép chứa nhiều sợi quang
bên trong. Loose-tube giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ,
co giãn tự nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong. Hình 1
Hình 1
21
5.2.Cáp ngầm (trong đất):
Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính: lõi (core), lớp phản xạ ánh
sáng (cladding), lớp vỏ bảo vệ chính (primary coating hay còn gọi coating,
primary buffer). Core được làm bằng sợi thủy tinh hoặc plastic dùng truyền dẫn
ánh sáng. Bao bọc core là cladding – lớp thủy tinh hay plastic – nhằm bảo vệ và
phản xạ ánh sáng trở lại core. Primary coating là lớp vỏ nhựa PVC giúp bảo vệ
core và cladding không bị bụi, ẩm, trầy xước.
5.3.Cáp ngầm (trong nước):
Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) – cáp quang làm bằng
thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) – cáp quang làm bằng plastic. POF có
đường kính core khá lớn khoảng 1mm, sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu khoảng
cách ngắn, mạng tốc độ thấp. Trên các tài liệu kỹ thuật, bạn thường thấy cáp
quang GOF ghi các thông số 9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, đây là
đường kính của core/cladding; còn primary coating có đường kính mặc định là
250µm. Hình 2
Hình 2
Bảo vệ sợi cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấu tạo,
tính chất của mỗi loại cáp. Nhưng có ba lớp bảo vệ chính là lớp chịu lực kéo
(strength member), lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer) và lớp áo giáp (jacket) – tùy

theo tài liệu sẽ có tên gọi khác nhau. Strength member là lớp chịu nhiệt, chịu
kéo căng, thường làm từ các sợi Kevlar. Buffer thường làm bằng nhựa PVC, bảo
vệ tránh va đập, ẩm ướt. Lớp bảo vệ ngoài cùng là Jacket. Mỗi loại cáp, tùy theo
yêu cầu sử dụng sẽ có thêm các lớp jacket khác nhau. Jacket có khả năng chịu va
đập, nhiệt và chịu mài mòn, bảo vệ phần bên trong tránh ẩm ướt và các ảnh
hưởng từ môi trường.
Có hai cách thiết kế khác nhau để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm không chặt
(loose-tube) và ống đệm chặt (tight buffer).
5.4.Cáp trong nhà:
Tight-buffer thường dùng trong nhà (indoor), bao bọc khít sợi cáp quang (như
cáp điện), giúp dễ lắp đặt khi thi công.
Trên một số tài liệu, bạn sẽ gặp hai thuật ngữ viết tắt IFC, OSP. IFC
(Intrafacility fiber cable) là loại cáp dùng trong nhà, có ít lớp bảo vệ vật lý và
việc thi công lắp đặt linh hoạt. OSP (Outside plant cable) là loại cáp dùng ngoài
trời, chịu được những điều kiện khắc nghiệt của nhiệt độ, độ ẩm, bụi… loại cáp
này có nhiều lớp bảo vệ.
6. Kết nối cáp.
6.1. Suy giảm kết nối:
-Suy hao quang (Optical loss): lượng công suất quang (optical power) mất
trong suốt quá trình truyền dẫn qua cáp quang, điểm ghép nối. Ký hiệu dB.
22
Suy hao phản xạ (Optical Return loss): ánh sáng bị phản xạ tại các điểm ghép
nối, đầu nối quang.
Suy hao tiếp xúc (Insertion loss): giảm công suất quang ở hai đầu ghép nối. Giá
trị thông thường từ 0,2dB – 0,5dB.
6.2. Sự kết nối:
- Đầu nối quang: gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều
kiểu như SC/PC, ST/UPC, FC/APC… Nhưng có hai thành phần bạn cần quan
tâm, đó là kiểu đầu nối SC, ST, FC…và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.SC
(subscriber connector), ST (straight tip), FC (fiber connector) là các kiểu đầu nối

quang có dạng hình vuông, hình tròn…
6.3.Xử lý kết nối :
- Bên trong đầu nối là ferrule, giúp bảo vệ và giữ thẳng sợi cáp quang. Ferrule
được làm bằng thủy tinh, kim loại, plastic hoặc gốm (ceramic) – trong đó chất
liệu gốm là tốt nhất.
Hình 3
Đỉnh của ferrule được làm nhẵn (polish) với ba dạng điểm tiếp xúc chính
PC (Physical Contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical
Contact), giúp đảm bảo chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất.
Dạng PC được vạt cong, sử dụng với các kiểu đầu nối FC, SC, ST. PC, có
giá trị suy hao phản xạ (optical return loss) là 40dB. Vì giá trị này khá cao, nên
đã thúc đẩy các nhà sản xuất tiếp tục
tìm kiếm các giải pháp tốt hơn. UPC
là giải pháp tiếp theo, nó cũng được
vạt cong như PC nhưng giảm return
loss hơn. UPC có giá trị return loss
50dB. UPC dùng với các đầu nối FC,
SC, ST, DIN, E2000. APC được vạt
chéo 8 độ, loại bỏ hầu hết sự phản xạ
ở điểm ghép nối và có giá trị return loss 60dB. Bạn nên lưu ý là khi đọc các
thông số kỹ thuật quang đề cập mức suy hao có thể làm bạn dễ hiểu sai về dấu
“+” và “-“. Chẳng hạn, với kết quả tính toán, đo đạc mức độ suy hao là -40dB.
23
Hình 4
Trên thông số kỹ thuật có thể viết giá trị suy hao (loss values) là 40dB hoặc số
đo mức phản xạ là -40dB hay độ lợi (gain) là -40dB. Tất cả đều như nhau, do đó
bạn cần chú ý cách viết để tránh hiểu sai.
Hiện nay, giá thành cáp quang và các phụ kiện quang đã thấp hơn so với
cách nay vài năm. Cùng với việc ứng dụng nhiều giải pháp như IP Camera,
VoIP, Hội nghị truyền hình qua mạng, kết nối mạng gigabit giữa các tòa nhà,

văn phòng, xưởng sản xuất; cáp quang dần trở thành lựa chọn số một cho việc
triển khai hạ tầng mạng đòi hỏi nhiều băng thông và tốc độ cao
6.4.Xử lý sự cố.
6.4.1. Giới thiệu.
6.4.2. Tiêu chuẩn tiếp cận
6.4.3. Các dụng cụ yêu cầu
6.4.4. Luật kết nối cáp quang
6.4.5. Sợi quang bị gãy
Bài 6: Mạng Modbus
1.Giới thiệu tổng quan:
Modbus bắt nguồn trong cuối những năm 70 thế kỷ trước. Năm 1979 khi nhà
sản xuất PLC Modicon, giờ là tập đoàn Schneider Electric's Telemecanique đã
phát hành giao diện truyền thông Modbus cho mạng multidrop dựa trên kiến
trúc master/client. Truyền thông giữa các Modbus node có được bằng các thông
điệp. Nó là một chuẩn mở mà được mô tả bằng cấu trúc thông điệp. Tầng vật lý
của Modbus interface là tự do chọn lựa. Modbus interface ban đầu chạy trên RS-
232, nhưng các thực hiện Modbus sau nhất dùng RS-485 vì nó cho phép khoảng
cách lớn, tốc độ cao và khả năng của một mạng multi-drop thực sự. Trong thời
gian ngắn hàng trăm nhà sản xuất thực hiện hệ thống thông điệp Modbus trong
thiết bị của họ và Modbus trở thành chuẩn defacto cho các mạng truyền thông
công nghiệp.
Điều tốt của chuẩn Modbus là sự linh hoạt, và sự dễ thực hiện của nó. Không chỉ
các thiết bị thông minh như các microcontroller, PLC có thể truyền thông với
Modbus, mà còn các sensor thông minh trang bị Modbus interface gửi data của
chúng đến các host system. Trong khi Modbus được sử dụng chính trước đây
trên các đường truyền thông dây dẫn, cũng có các mở rộng cho các chuẩn truyền
thông không dây và các mạng TCP/IP. Vì thế Modbus trở thành chuẩn fieldbus
được chấp nhận rộng rãi.
2.Cấu trúc giao thức Modbus:
a.Kiến trúc giao thức:

Giao thức RTU được sử dụng serial protocol sử dụng RS232 hoặc RS485
Giao thức TCP được sử Ethernet gồm modbus RTU + TCP/IP layer.
24
Trong mô hình ISO bao gồm 7 lớp nhưng đối với mạng modbus có 3 lớp hiện
hữu trong nó đó là: lớp ứng dụng, lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý như bảng
sau:
Mô hình phân lớp trong mạng Modbus
Modbus TCP/IP communication Stack
Lớp Quang trọng Giao thức Reference
7 ứng dụng Modbus application protocol
6 Lớp biễu diễn
5 Kiểm sót nối
4 Lớp vận chuyển
3 Lớp mạng
2 Lớp liên kết dữ liệu Modbus serial line protocol IEEE 802.3
ethernet
1 Lớp Vật lý EIA/TIA – 485 (232)
Trên các giao diện đơn giảng giống RS485 hay RS232, các thông điệp
Modbus được gửi theo dạng đơn giản trên mạng. Trong trường hợp này mạng
được đề tặng cho Modbus. Khi các hệ thống mạng linh hoạt hơn như TCP/IP
qua ethernet, các thông điệp Modbus như nhúng trong các gói với định dạng cần
thiết cho giao diện vật lý. Trong trường hợp đó Modbus và các kiểu kết nối khác
có thể cùng tồn tại ở cùng giao diện vật lý ở cùng lúc. Mặc dù cấu trúc thông
điệp Modbus chính là peer-to-peer(ngang hàng), Modbus có thể chức năng
thành cả mạng point-to-point và multidrop.
b.Cơ chế giao tiếp:
Trong mạng modbus có các cơ chế giao tiếp master/slave.
Cấu trúc tin nhắn trong mạng Modbus
Cấu trúc Modbus message
Trường Mô tả

Device address Địa chỉ của receiver
Function code Mã định nghĩa kiểu message
Data Data block với thông tin phụ
Error check Giá trị số kiểm tra để kiểm tra lỗi truyền thông
Mạng Modbus là cơ chế giao tiếp chủ tớ từ máy tính chủ đến các thiết bị
điều khiển thông qua lớp liên kết dữ liệu như hình 6.1
25

×