Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶN BẰNG MÀNG RO QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.3 KB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỢT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP MƠN HỌC
BỘ MÔN: THỰC TẬP KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP
NĂM HỌC 2021 – 2022


Bình Dương, 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỢT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÍ

Đề tài:
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶN BẰNG
MÀNG RO QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

GVHD: Th.S Trần Thanh Nhã
SVTH: Nguyễn Lê Trung Dũng
Lớp: D19MTKT01
MSSV:1924403010190
Email:


Bình Dương, 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG....................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................iv


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................1
1.1. Nước mặn...........................................................................1
1.2. Nước sinh hoạt dùng để uống từ nước mặn........................3
1.3. Màng RO............................................................................. 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ............................................6
2.1. Phương pháp vật lý.............................................................6
2.2. Phương pháp hóa lý............................................................9
CHƯƠNG 3. CƠNG NGHỆ XỬ LÝ..............................................11
3.1. Phân tích thành phần ơ nhiễm..........................................11
3.2. Phân tích phương pháp và hiệu suất xử lý........................11
3.2.1 Phương pháp vật lý.........................................................11
3.2.2 Phương pháp hóa lý........................................................12
3.3. Cơng nghệ xử lý...............................................................13
3.4. Phân tích cơng nghệ xử lý đạt quy chuẩn cho phép..........14
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.............................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................18


DANH MỤC BẢ
Bảng 2. 1 Các cơng trình trong phương pháp vật lý...................6
Bảng 2. 2 Các cơng trình trong phương pháp hóa lý................9Y
Bảng 3. 1 Hàm lượng ơ nhiễm.................................................11
Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý của các cơng trình vật lý.................11
Bảng 3. 3 Hiệu suất xử lý của các công trình hóa lý................12
Bảng 3. 4 Chức năng của các cơng trình.................................13
Bảng 3. 5 Hiệu suất xử lý thực tế của các cơng trình...............14
Bảng 3. 6 So sánh thơng số xử lý và QCVN 01:2009/BYT.........16


DANH MỤC HÌ

Hình 1. 1 Các loại nước mặn và hàm lượng..............................1Y
Hình 3. 1 Sơ đồ cơng nghệ.......................................................13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
COD
BOD
DO
TSS
SS
BTNMT
QCVN

Chemical Oxygen Demand
Biological Oxygen Demand
Dissolved Oxygen
Total Suspended Solids
Settleable Solids
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy chuẩn Việt Nam


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nước mặn


Nước mặn là thuật ngữ dùng để gọi các loại nước có
chứa một lượng lớn các dạng muối hịa tan (thường là NaCl).
Lượng muối trong nước thường là 10 g/L thì nước sẽ được gọi
là nước mặn.

Do sự khan hiếm nước ngọt trong một số khu vực của
thế giới, nên nước mặn cũng được sử dụng bằng cách khử
muối đối với nó. Ví dụ, tại Colorado, nước có độ muối lên tới
2.500 ppm (2,5 ppt hay 0,25%) cũng được sử dụng để tưới

Hình 1. 1 Các loại nước mặn và hàm lượng

cho cây trồng. Một dạng nước mặn khác, được biết đến như là
nước đẳng trương, được sử dụng trong y tế dưới dạng dung
dịch vô trùng.
Thông thường, các dạng nước mặn vừa phải và nước
mặn nhiều ít được sử dụng cho con người. Con người không
thể uống các dạng nước mặn này một cách trực tiếp và nó
cũng khơng thích hợp để tưới cho cây trồng.
Một số ngành cơng nghiệp có sử dụng nước mặn, chẳng
hạn như ngành khai thác mỏ hay các nhà máy nhiệt điện.
Tại Hoa Kỳ, 14% các loại nước sử dụng trong năm 2000
là nước mặn. Gần như toàn bộ lượng nước mặn, trên 92%,
được các nhà máy nhiệt điện sử dụng để làm mát các thiết bị


của tổ hợp máy phát điện. Khoảng 3% được sử dụng trong
khai mỏ và các mục đích cơng nghiệp khác.
Do cận kề với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nên
các bang gần biển chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sử dụng
nước mặn. Gần 40% nước mặn được sử dụng trong năm 2000
thuộc về California, Florida, Maryland.
Việc sử dụng nước mặn, cũng như với nước ngọt, đang
có xu hướng giảm kể từ đỉnh cao năm 1968. Nhưng trong giai
đoạn từ 1950 tới 1968, việc sử dụng nước mặn tại quốc gia

này đã tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với sử dụng nước
ngọt.
*Nước nhiễm mặn:
Nước nhiễm mặn có các tính chất như nước mặn. Hiện
tượng nguồn nước nhiễm mặn xuất hiện bởi sự xâm nhập của
nước biển đi vào trong đất liền. Gây cho nguồn nước ngọt ở
các sông, hồ, ao, suối bị nhiễm mặn bởi nước biển.
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp cực kì nguy hiểm đến sức khỏe mọi người. Khi nước
nhiễm mặn vào trong cơ thể con người sẽ bắt đầu từ từ hút
nước từ các tế bào. Làm cho cơ thể con người xuất hiện triệu
chứng mất nước. Gây cho tế bào ngày càng bị teo nhỏ đi.
Được biết khi các tế bào chết đi, sức đề kháng của con
người bị giảm sút đi. Tạo ra điều kiện thuận lợi cho các vi
khuẩn đi vào cơ thể. Gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, gan,
thận,… Đồng khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh
hoạt hằng ngày như: tắm rửa, giặt rũ,… Sẽ có dấu hiệu gây ra
các bệnh ở da như: viêm da, ghẻ lở, hắc lào, mọc mụn,…
Đặc biệt, khi nguồn nước nhiễm mặn được phun tưới
trong nông nghiệp sẽ gây ra hiện tượng đất đai khô cứng, gây
thất thu. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và kinh
tế của mọi người. Không những thế, nó cịn gây hỏng hóc, ăn
mịn các thiết bị, đồ đạc sinh hoạt trong gia đinh, nhất là các
thiết bị điện.
Những tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn
 Khi sử dụng nước nhiễm mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng
cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nước
nhiễm mặn khi vào cơ thể sẽ hút nước từ các tế bào gây
nên hiện tượng mất nước khiến tế bào ngày càng bị teo



nhỏ. Khi các tế bào chết đi, hệ miễn dịch của cơ thể bị
suy giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây
nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng
và dẫn đến tình trạng suy thận, suy gan,..
 Khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh hoạt như:
tắm, rửa, vệ sinh,.. sẽ có khả năng gây ra các bệnh
ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở, hắc lào,..
 Nghiêm trọng hơn là khi nguồn nước nhiêm mặn được sử
dụng trong nông nghiệp sẽ khiến đất đai bị cằn cỗi, gây
mất mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh
tế của người dân. Ngồi ra, nó cịn phá hủy các thiết bị,
đồ dùng sinh hoạt trong nhà đặc biệt là các thiết bị điện.
Ngồi ra, nước nhiễm mặn cịn phá hoạt các thiết bị, đò
dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là các thiết bị được làm
bằng kim loại. Vì muối sẽ tác dụng với kim loại và khiến kim
loại đó bị ăn mòn và phân hủy
1.2. Nước sinh hoạt dùng để uống từ nước mặn
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên quy mơ tồn cầu
như hiện nay thì Việt Nam là một trong những nước phải chịu
sự tàn phá nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tại khu vực
miền Tây, người dân ln phải đối phó với tình trạng nước
nhiễm mặn liên tục. Việc ứng dụng công nghệ trong việc lọc
nước sẽ giúp cho người dân khơng cịn phải lo lắng mỗi khi
mùa hạn mặn đến.
Các phương pháp xử lý nước mặn truyền thống có thể kể
đến như:
 Chưng cất nước bằng nhiệt
 Hứng nước mưa hoặc lưu trữ nước mùa mưa để sử dụng
Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp kể trên trong

thời buổi hiện nay không còn hiệu quả như trước. Việc chưng
cất nhiệt sẽ khiến cho một lượng lớn chất đốt bị hảo tổn,
không phù hợp nếu xét về khía cạnh kinh tế. Việc hứng nước
mưa sẽ có trở ngại là khơng khí ngày càng ô nhiễm, việc nước


mưa chứa các thành phần ô nhiễm sau khi rơi xuống khiến
việc hứng nước mưa trở nên không hiệu quả.
1.3. Màng RO
Màng lọc R.O viết tắt từ hai chữ Reverse osmosis (thẩm
thấu ngược). Màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit,
công nghệ lọc RO được phát minh và nghiên cứu từ những
năm 50 của thế kỷ trước và phát triển hồn thiện vào thập
niên 70 sau đó. Đầu tiên nó nó được nghiên cứu và ứng dụng
chủ yếu cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Hoa Kỳ. Được
phát minh bởi nhà khoa học Oragin. Sau này công nghệ RO
được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất, như
sản xuất nước uống, cung cấp nước tinh khiết cho sản xuất
thực phẩm, dược phẩm hay phịng thí nghiệm...
Lõi lọc RO hiện tại được biết đến là lõi lọc được cấu thành
bởi các cụm (module) màng lọc được cuộn tròn lại, mỗi một
cụm (module) màng lọc bao gồm một màng dẫn nước sạch,
một màng lọc thẩm thấu ngược và một màng dẫn nước cấp.
Những màng trên được xếp chồng lên nhau và quấn quanh
ống thu hồi nước sạch trung tâm. Màng thẩm thấu ngược
được quấn tròn để hình thành kênh nước cấp ở giữa hai bề
mặt ngồi liền kề của màng. Kênh nước sạch được hình thành
từ mặt trong liền kề của màng lọc thẩm thấu ngược. Màng
dẫn nước sạch nằm giữa kênh nước sạch này.
Lõi lọc thẩm thấu ngược RO loại này các mép được dán

kín ở 2 mép bên của kênh nước sạch và 1 mép một ở cách xa
ống thu hồi nước sạch trung tâm. Do đó, nước sau khi thẩm
thấu sẽ chảy tập trung về một bên mép còn lại và nối với ống
dẫn nước sạch trung tâm.
Sau khi cụm (module) màng lọc được quấn quanh ống
nước sạch trung tâm, toàn bộ mặt ngoài của lõi lọc sẽ được
bọc bởi một màng nhựa mỏng bên ngồi được dán kín trừ 2
đầu của lõi lọc.
Đối với lõi lọc loại này, đầu tiên nước sẽ vào kênh nước
cấp ở một đầu của lõi lọc: một phần của nước cấp sẽ được lọc
bởi màng RO và chảy vào ống nước sạch trung tâm thông qua
màng dẫn nước; một phần khác mà không được lọc qua màng
RO là nước thải sẽ chảy dọc theo màng dẫn nước cấp và được
thải ra ngồi ở đầu cịn lại của lõi lọc.
Với lõi lọc loại này thì hướng của nước cấp và hướng của
nước thải ra là cùng một hướng.


Tuy nhiên, do kênh nước cấp rộng và đường đi của nước
ngắn thì tốc độ dịng chảy của nước cấp dọc theo kênh nước
cấp là tương đối thấp và dẫn đến hiện tượng phân cực nồng
độ rất dễ xảy ra trên bề mặt của màng lọc. Điều này dẫn đến
làm tăng tốc độ bám bẩn màng lọc, giảm tỉ lệ loại bỏ tạp chất,
năng suất lọc thấp và tuổi thọ lõi lọc ngắn.
*Nguyên lý hoạt động của màng lọc RO
Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu
thông thường, nhờ lực hấp dẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm
thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc
(chẳng hạn như lõi lọc dạng gốm Ceramic). Màng lọc RO hoạt
động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp

lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây
có thể gọi là q trình phân ly trong chính dịng nước ở mơi
trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học,
các kim loại, tạp chất...có trong nước chuyển động mạnh,
văng ra vùng có áp lực thấp hay trơi theo dịng nước ra ngồi
theo đường thải (giống như nguyên lý hoạt động của thận
người). Trong khí ấy các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc
cỡ kích cỡ 0,0001 micromet nhờ áp lực dư, với kích cỡ mắt lọc
này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi
khuẩn đều khơng thể lọt qua.
Màng lọc nước RO là thiết bị thực hiện chức năng chính
của máy lọc nước RO với các nhiệm vụ như sau:
 Loại bỏ các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phẩm
nhuộm cơng nghiệp… thường có kích thước phân tử lớn
nên khơng thể đi qua màng lọc nước RO được.
 Các ion kim loại tuy nhỏ nhưng lại bị Hydrat hóa(bị các
phân tử nước bao quanh) nên cũng trở nên cồng kềnh
hơn và không hể chui lọt được qua các khe hở có trên lỗ
lọc của màng RO
 Các vi khuẩn(kích thước vài micromet) hay các loại virus
nhỏ hơn kích thước cũng vài chục nanomet đều to gấp
hàng chục lần kích thước của lỗ trên màng nên đều bị
chặn lại
 Loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hịa tan trong nước


Do đó kết quả sau khi đi qua màng RO chỉ còn lại nước tinh
khiết



CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1. Phương pháp vật lý
Bảng 2. 1 Các cơng trình trong phương pháp vật lý
STT

Module

1

SCR

2

Lắng cát

Chức năng

Hiệu suất xử
lý lý thuyết
(%)
Có tác dụng giữ lại những loại SS: 3-5
rác thải dạng rắn, thô hoặc các
loại túi nylon, cỏ cây, bao bì, hộp
đựng… rơi vào dịng chảy nước
thải để tránh sự tắc nghẽn
đường ống dẫn nước.
Là một kiểu cơng trình xử lý TSS: 20-30
nước thải được xây dựng dưới SS: 50-60
dạng hình chữ nhật, cơng trình
này cho phép lưu trữ nước thải

với thời gian nhất định nhằm tạo
điều kiện cho các chất bẩn lơ
lửng trong nước chìm hết xuống
đáy dưới tác động tự nhiên của
trọng lực.
Bể lắng cát có vai trị giữ lại các
tạp chất nổi và tạp chất rắn
chứa trong nước thải cơng
nghiệp. Q trình hoạt động của
bể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như khối lượng riêng và
tải lượng chất rắn trong nước
thải, lưu lượng nước thải, thời
gian chờ, nhiệt độ nước thải
cũng như kích thước bể.
Loại cơng trình này thường được
dùng để loại bỏ những cặn lớn
vô cơ chứa trong nước thải.
Những cặn này nếu không được
loại bỏ trước khi đi qua các hệ
thống lọc nước thải sẽ gây khó
khăn trong công đoạn xử lý bùn.
Các hệ thống như ống dẫn bùn
hay máy bơm sẽ dễ bị lỗi và
hỏng hóc do cản trở của các cặn
vô cơ.


3


Lắng hóa lý

4

Lọc chậm

5

Lọc tinh

Là cơng trình xử lý nước thải TSS: 60-70
được xây dựng với hình chữ
nhật, cho phép lưu nước thải với
thời gian nhất định nhằm tạo
điều kiện cho các chất lơ lửng
dưới tác dụng của trọng lực có
thể lắng xuống đáy.
Làm nhiệm vụ giữ lại các tạp
chất lắng và các tạp chất nổi
chứa trong nước thải. Quá trình
lắng chịu ảnh hưởng của các yếu
tố sau: lưu lượng nước thải, thời
gian lắng, khối lượng riêng và tải
lượng tính theo chất rắn lơ lửng,
vận tốc dòng chảy trong bể,
nhiệt độ nước thải và kích thước
bể lắng.
Là loại bồn lọc áp lực cho nước TSS: 80
đi qua các lớp vật liệu để các
cặn bẩn trong nước được giữ lại

trên bề mặt hoặc các khe hở của
vật liệu.
Giữ lại các cặn bẩn trong nước ở
trên bề mặt hoặc các khe hở của
vật liệu. Bồn lọc áp lực là nơi
chứa vật liệu lọc và cho nước
chảy qua.
Trong xử lý nước sinh hoạt, bể
lọc áp lực là thành phần không
thể thiếu để đảm bảo độ sạch
của nước. Dựa theo tốc độ lọc,
người ta xác định bồn lọc áp lực
là bể có vận tốc lọc v <0,5m/h.
Là thiết bị dùng để lọc các thành TSS: 90
phần tạp chất kích thước nhỏ có
trong nước nhằm làm sạch nước
cấp.
Nước sau khi xử lý sơ bộ, đưa
đến bồn lọc áp lực (bên trong
bao gồm các lõi lọc siêu nhỏ) để
xử lý triệt để các chất rắn hòa
tan trong nước. Tùy theo kích
thước khe lọc mà thiết bị có khả


6

Trung gian

7


Màng RO

năng loại bỏ các tạp chất có kích
thước khác nhau. Sau mỗi chu
kỳ lọc, cặn dính bám trên bể
mặt lớp lõi lọc lấy ra bằng
phương pháp rửa ngược, và đến
khi hết hạn sử dụng sẽ được
thay bằng các lõi lọc khác.
Không phải hệ thống nào cũng
cần bể trung gian, tuy nhiên để
cải thiện chất lượng xử lý người
ta thường cho thêm bể trung
gian vào trong hệ thống xử lý
nước thải.
Có hai vị trí đặt bể trung gian
chứa nước thải: vị trí đặt bơm
tuần hồn nước thải, và vị trí đặt
bơm lọc áp lực.
Khi bơm tuần hồn nước thải từ
bể Hiếu khí về bể thiếu khí trong
dây chuyền xử lý nước thải sinh
hoạt, do bể hiếu khí được sục khí
và có DO lớn, nếu khơng bố trí
bể trung gian đặt bơm để tuần
hồn về sẽ dễ làm mất mơi
trường thiếu khí trong bể thiếu
khí, do trong nước tuần hồn về
đã có rất nhiều Oxy hịa tan.

Khi bơm nước vào các bồn lọc,
phải có bể chứa trung gian để
đảm bảo thời gian hoạt động
của bơm lọc áp lực.
Màng lọc R.O có thể hoạt động,
một máy bơm cao áp được dùng
để tạo một dòng chảy mạnh để
tạo áp lực cho nước chảy qua
màng để đẩy các thành phần
hóa học, các kim loại tạp chất,
kể cả hợp chất hữu cơ có lượng
phân tử lớn hơn 300 hay những
hạt có kích thước khoảng 0,001
micron ra khỏi dịng nước.
Màng lọc RO có thể loại bỏ
99,99% vi khuẩn và virus có hại

-

Vi sinh vật:
99
TSS: 95
SS: 95


8

Khử trùng UV

có trong nước giúp an tồn tuyệt

đối khi uống mà không cần công
đoạn đun sôi hay chưng cất.
Công nghệ RO giúp bạn loại bỏ
tất ca các chất nguy hại cho sức
khỏe con người thường được
phát hiện như trong nước ngầm,
nước giếng, nước mặt, nước
sông và cả trong các quy trình
xử lý lọc nước ở những nguồn
nước bị nhiễm bẩn.
Những tác nhân gây ung thư như
THMs được sản xuất từ Chlorine
đều được loại bỏ bởi màng lọc
RO trong máy lọc nước. Qua đó
sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi
uống nước.
Công nghệ lọc nước RO vẫn làm
một trong những công nghệ lọc
nước tân tiến và hiện đại để cho
ra nguồn nước tinh khiết nhất
trong các loại bộ lọc, nó có khả
năng lọc nước cao hơn cả công
nghệ siêu lọc nước, công nghệ
tinh lọc và cả sơ lọc.
Là một phương pháp khử trùng Vi sinh vật:
sử dụng tia cực tím để giết hoặc 99%
làm bất hoạt các vi sinh vật
bằng cách phá hủy các acid
nucleic và phá hoại DNA của
chúng, khiến chúng không thể

thực hiện chức năng tế bào quan
trọng.
Hiệu quả diệt khuẩn của tia cực
tím phụ thuộc vào độ dài của
thời gian vi sinh vật tiếp xúc với
tia cực tím, cường độ và bước
sóng của bức xạ tia cực tím, sự
hiện diện của các hạt có thể bảo
vệ các vi sinh vật khỏi tia cực
tím, và khả năng của một vi sinh
vật chịu được tia UV khi tiếp xúc
của nó.


Trong nhiều hệ thống, dư thừa
trong việc phơi bày các vi sinh
vật để UV đạt được bằng cách
tuần hồn khơng khí hoặc nước
nhiều lần. Điều này đảm bảo
nhiều đường để các tia cực tím
có hiệu quả chống lại số lượng
cao nhất của các vi sinh vật và
sẽ chiếu xạ vi khuẩn đề kháng
nhiều hơn một lần để phá vỡ
chúng.
2.2. Phương pháp hóa lý
Bảng 2. 2 Các cơng trình trong phương pháp hóa lý
STT

Module


Chức năng

1

Trao đổi ion

Trao đổi ion là một q trình xử
lý nhằm tách riêng những ion
khơng mong muốn ra
khỏi
dung dịch và thay thế bằng
những ion khác. Qúa trình trao
đổi ion được diễn ra trong một
cột trao đổi ion chứa trong một
thiết bị chuyên dụng nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc
trao đổi diễn ra.
Các hạt nhựa trao đổi ưu tiên
hấp thu các ion trong pha lỏng,
nhờ đó các ion này dễ dàng
thay thế các ion có trên khung
mang của nhựa trao đổi ( các
ion trong pha rắn). Quá trình
trao đổi ion này phụ thuộc vào
từng loại nhựa trao đổi ion và
các loại ion khác nhau.
Quá trình trao đổi ion dựa trên
những tương tác hóa học, gồm
các phản ứng thế giữa các ion

trong pha lỏng và các ion trong
pha rắn là các hạt nhựa trao đổi
ion. Khi một ion được hòa tan
vào trong nước, các phân tử

Hiệu suất xử
lý lý thuyết
(%)
Nước
cứng:
>90
Kim loại nặng:
>90
NOx: 80
SOx: 80
Fe: 90



2

được phân chia làm cation và
anion. Hệ thống trao đổi ion lợi
dụng đặc điểm này để chọn lọc
và thay thế các ion dựa trên
điện năng của chúng. Việc thay
thế các ion này được thực hiện
bằng cách đưa dung dịch đi qua
những hạt nhựa trao đổi ion để
tiến hành trao đổi.

Keo tụ - tạo Bể keo tụ tạo bông là bể xảy ra
bông
các phản ứng keo tụ – tạo
bông. Bể được thiết kế phù hợp
với chức năng và cơ chế hoạt
động keo tụ – tạo bơng. Những
hạt cặn, rắn có kích thước
tương đối lớn có thể được xử lý
dễ dàng bằng biện pháp cơ
học.
Các hạt keo, chất rắn lơ lửng
trong nước thường mang kích
thước rất nhỏ và có điện tích
âm. Vì vậy chúng khơng có khả
năng tự lắng được. Chúng có xu
hướng đẩy nhau do cùng điện
tích gây nên chuyển động đẩy
hỗn loạn trong dung dịch. Hạt
keo có cấu tạo bởi hai lớp. Lớp
trong cùng là nhân có điện tích
âm cịn lớp vỏ phía ngồi mang
điện tích dương. Sự chênh lệch
điện thế giữa lớp bề mặt của
hạt keo và dung dịch gọi là thế
điện động Zeta. Thế zeta càng
âm thì hạt keo càng bền.
Keo tụ là quá trình bổ sung các
ion mang điện tích trái dấu
(điện tích dương) vào để trung
hịa điện tích của các hạt keo

trong nước, làm tăng thế zeta,
phá vỡ độ bền của hạt, ngăn
cản sự chuyển động hỗn loạn
của các ion trong nước.
Tạo bơng là q trình liên kết

TDS: 70-80
TSS: 60-70
SS: 80
P: 5-10


các bơng cặn sau q trình keo
tụ lại với nhau dưới tác động
của phương pháp khuấy với tốc
độ nhỏ nhằm tăng kích thước
và khối lượng của các bơng cặn
để các bơng cặn có thể dễ dàng
lắng xuống.



×