Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

BÀI GIẢNG THIẾT KẾ Y PHỤC NỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 153 trang )

MỞ ĐẦU
1. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ:
Nghề may là một nghề có vò trí quan trọng trong sản xuất, đời sống.
Nghề may có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của người dân và sản xuất hàng xuất khẩu.
Hàng may mặc bao gồm các lọai áo, quần; các lọai khăn, bít tất,
găng tay, túi xách tay … các sản phẩm bảo hộ lao động … trong đó sản
phẩm chủ yếu vẫn là các lọai áo quần.
Các sản phẩm may mặc là hàng hóa tiêu dùng mà giá trò sử dụng
của chúng được xác đònh bằng việc thỏa mãn những yêu cầu của người tiêu
dùng. Áo quần phải đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, làm tôn vẻ đẹp của con
người; phải hợp vệ sinh đảm bảo cho cơ thể họat động bình thường và duy
trì khả năng làm việc trong các điều kiện khác nhau của môi trường; phải
bền và tiện dụng. Tùy mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế xã hội mà mức
độ của mỗi yêu cầu trên có khác nhau.
Kinh tế càng phát triển mức sống tăng lên thì nhu cầu về may mặc
ngày càng không chỉ về chất lượng và cả về thẩm mó và thời trang. Mặc đẹp
vừa là nhu cầu của mỗi người và là sự cần thiết để tô điểm cho cuộc sống
thêm phong phú, đa dạng, đồng thời thể hiện trình độ văn minh của một dân
tộc, cái đẹp của áo quần phải thỏa mãn yêu cầu thẩm mó của con người và
xã hội.
Áo quần và hàng may mặc được tổ chức theo hai hệ thống:
- Hệ thống may sẵn: thực hiện tại các nhà máy, công ty may, được
trang bò các lọai máy may công nghiệp hiện đại và tổ chức sản
xuất theo dây chuyền hoặc các hợp tác xã, hộ kinh doanh gia đình
(tổ hợp) chuyên sản xuất hành lọat các lọai áo quần và các sản
phẩm may mặc khác. Đặc điểm của hệ thống sản xuất này là có
năng suất cao, sử dụng hợp lí tiết kiệm được các lọai nguyên liệu
do đó giá thành hạ, đồng thời cung cấp cho xã hội một lượng lớn
các sản phẩm may mặc. Các sản phẩm may mặc sẵn được sản
xuất theo một hệ thống cở số rất tiện lợi cho người tiêu dùng có


thể sử dụng được ngay nhưng có nhược điểm không đảm bảo kích
thước vừa, đẹp theo ý của từng người nhất là những người có
khuyết tật về vóc dáng.
- Hệ thống may đo: thực hiện ở các cửa hàng may đo. Đặt điểm
của hệ thống này là đo và cắt may cho từng người theo yêu cầu
cụ thể của khách hàng, thảo mãn yêu cầu của người tiêu dùng về
nguyên liệu, màu sắc và kiểu mốt…. Nhưng có nhược điểm là
1
năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu và giá thành
cao.
Hiện nay, do nhu cầu mặc ngày càng tăng lên nên may đo thủ công
và may mặc sẵn đều phát triển ở khắp mọi miền trên đất nước ta.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC:
Môn học Thiết kế mẫu rập y phục nữ là môn học tổng hợp các kiểu
mẫu thời trang nữ bao gồm tất cả các chủng lọai bao gồm: áo, quần, váy,
đầm….
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về cắt may y phục
nữ và vận dụng những kiến đó vào phát triển các kiểu mẫu thời trang, để từ
đó có thể sáng tạo nhiều mẫu thời trang phù hợi với thò hiếu người tiêu
dùng.
Qua môn học này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về
tạo mẫu và thiết kế mẫu rập giúp sinh viên vận dụng vào thiết kế bộ rập
phục vụ trong công nghiệp may.
3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU MÔN HỌC:
Để sản phẩm thiết kế đạt yêu cầu cao thì đòi hỏi sinh viên trang bò
những kiến thức sau :
- Ni mẫu chính xác
- Phương pháp đo phải đúng yêu cầu kỹ thuật
- Nguyên phụ liệu thích hợp với kiểu dáng
- Chọn lựa thiết bò và dụng cụ phù hợp để thiết kế.

2
Chương I
Xây dựng công thức thiết kế cắt may
Bài 1: DỤNG CỤ CẮT MAY
1. MÁY MAY:
Gồm nhiều loại máy khác nhau, máy may thường, máy may bằng
một kim, máy may hai kim, máy thùa khuy, máy vắt sổ, máy lên lai…
Máy may là một loại máy, dùng để may hai hay nhiều lớp vải với
nhau và có những bộ phận thường xuyên được tháo lắp như thuyền, suốt,
kim…
Máy may gồm bốn phần chính.
- Đầu máy
- Bàn máy
- Chân máy
- Motor
1.1. Một số bộ phận chính tham gia tạo mũi chỉ:
- Cò chỉ
- Kim, ốc vặn kim
- Chân vòt
- Bàn răng
- Bộ ổ
- Thuyền, suốt, kim
- Lò xo điều chỉnh chỉ
- Bàn đạp
- Dây chân, dây cu roa.
1.2. Một số trở ngại thường gặp khi may:
Một số trở ngại thường gặp Cách điều chỉnh
- Kim bỏ mũi
- Đứt chỉ trên
Kim không hợp với trục gắn kim, thả kim

sâu xuống một chút, kim sứt mũi.
Chỉ mục, lò xo điều chỉnh chỉ quá chặt,
lỗ kim sắt.
- Đứt chỉ dưới Chỉ mục, nới ốc ở thuyền chỉ một chút.
- Chỉ dưới lỏng Xiết ốc ở thuyền chỉ vào một chút.
- Chỉ trên lỏng Xiết ốc ở lò xo điều chỉnh chỉ.
- Rối chỉ may Chỉ dưới hoặc chỉ trên lỏng, bộ ổ bò bám
bụi nhiều.
3
- Mũi may ngược Kéo cần điều chỉnh bảng số xuống phía
dưới.
- Mũi may không đều Trục gắn kim lỏng, các bộ phận trong
máy đã bò mòn nhiều.
- Gãy kim Gắn kim không chặt, gắn kim ngược, gắn
kim lệch.
- Vải bò nhăn Bàn răng quá cao hoặc quá thấp, mũi
may quá dày hoặc quá thưa.
- Vải không chạy Vặn nút điều chỉnh bàn răng về số 1
hoặc số 2.
- Máy chạy yếu Do dây chân hoặc dây cô roa lỏng
- Máy kêu to Máy thiếu dầu, các bộ phận trong máy
đã bò mòn nhiều.
2. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHI MAY:
Trong may mặc người ta thường dùng một số dụng cụ chuyên dùng
khác nhau. Mỗi loại có một công dụng riêng, nhằm giúp cho người thiết kế
thực hiện công việc của mình một cách thuận tiện, nhanh gọn, chính xác. Có
những dụng cụ không thể thiếu được trong ngành may như máy may, thước
dây, kéo…
Dụng cụ cắt may có rất nhiều lọai, ở đây chỉ giới thiệu một số dụng
cụ thông thường cần thiết.

2.1. Thước dây:
Thước dây được làm bằng các vật liệu không co giãn: dài 150cm
được vạch chia nhỏ 0,1cm : rộng từ 1 đến 2cm. Thước dây dùng để lấy số đo
trực tiếp trên cơ thể và dùng để kiểm tra kích thước của sản phẩm…
2.2. Thước gỗ:
Thước dẹp, dài 50 hoặc 60cm . rộng 3 đến 4cm. Thước thợ may
thường dùng để đo và vẽ các bộ phận của áo quần trước khi cắt ( các chi tiết
bán thành phẩm).
2.3. Kéo:
Kéo dùng trong cắt may gồm ba lọai: kéo lớn, kéo trung, kéo nhỏ
Ngòai ra còn có kéo cắt vải răng cưa dùng để cắt các lọai vải tổng
hợp, dệt kim. Đường cắt tạo thành hình răng cưa, tránh bò tua sợi ở mép vải,
đường cắt chính xác không bò xô lệch.
2.4. Phấn vẽ:
4
Phấn may làm bằng thạch cao, được nhuộm nhiều màu, hình dẹp có
ba cạnh.
Phấn dùng để vẽ các bộ phận của áo quần trên mặt vải, đánh dấu
các vò trí túi, li ,… cần phải gọt vát cạnh phấn để nét vẽ gọn, rõ. Sử dụng
phấn khác màu với màu vải để nét vẽ được rõ ràng, dễ nhận biết.
2.5. Kim khâu:
Kim khâu có nhiều lọai to nhỏ, dài ngắn khác nhau tùy theo cỡ số.
Kim khâu có một đầu là mũi kim hình thuôn nhọn, sắc: một đầu có lỗ để
xâu chỉ. Kim dùng để may tay, lược … , dùng xong phải cắm vào “ gối cắm
kim” để giữ kim không bò rỉ, mũi kim nhọn đồng thời tránh gây tai nạn khi
để kim rơi vương vãi.
2.6. Kim may máy:
Kim may máy có nhiều cỡ số. Cần lựa chọn kim phù hợp với chỉ và
vải thì mới tạo được mũi may đẹp.
2.7. Kim ghim:

Kim ghim dùng để ghim đường xếp, nếp gấp … cấu tạo có một đầu
nhọn, một đầu có nút.
2.8. Bàn ủi:
Bàn ủi là dụng cụ cần thiết trong quá trình cắt may và hòan chỉnh
sản phẩm sau khi may. Nên mua lọai bàn là tự động có nhiều độ nóng thích
hợp với lọai vải. Trước khi là, phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với lọai vải
cần là.
5
Bài 2
VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI ĐO:
Muốn có những bộ quần áo đẹp phù hợp với vóc dáng con người thì
người thợ may phải đo trên cơ thể người đó, lấy số đo làm cơ sở thiết kế.
Nếu đo sai thì người thiết kế sẽ cắt sai, như vậy người may có đảm bảo kỹ
thuật đến đâu cũng không tạo ra một sản phẩm đẹp phù hợp với tầm vóc và
ý thích của người mặt.
Mặt khác sự phát triển của con người khác nhau qua từng lứa tuổi,
giới tính, từng giai đọan phát triển của cơ thể ở giới nữ trong lứa tuổi phát
triển có sự thay đổi đột biến ở vòng ngực, vòng eo, vòng mông. Có người
không cân đối; gù, ưỡn, lệch … Để có số đo chính xác ta cần chú ý những
điểm sau:
- Trước khi đo phải quan sát hình dáng, tầm vóc đối tượng đo để
phát hiện những khuyết tật, đặc điểm rồi yêu cầu người đo đứng
ngay ngắn, xốc lại quần áo cho sát gáy, vai cân đối rồi mới đo.
- Khi đo phải xác đònh điểm đo, điểm xuất phát phải đúng từng vò
trí, từng số đo.
- Khi đo phải đo bên ngòai áo mỏng, không đo bên ngòai áo dày,
hoặc túi có đựng đồ làm số đo thiếu chính xác.
- Khi đo vòng cổ, vòng ngực, vòng mông đo sát khôn đo lỏng hoặc
chật thước dây. Nếu người mặc thích mặc rộng hay chật ta ghi

chú vào phiếu đo khi cắt sẽ gia giảm cho phù hợp.
2. VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO QUẦN ÁO NỮÕ:
Trước khi đo áo nữ, người đo cần phải nắm bắt một số yêu cầu như
sau:
- Xác đònh được chuẩn mốc để đo, từ đó đưa ra một ni mẫu đúng,
chính xác tạo điều kiện thuận lợi để thiết kế.
- Xác đònh được người đang đo, cân đối, gù, ưỡn, vai ngang , vai
xuôi hay các dò dạng khác ngực cao thấp, sự chênh lệch giữa ngực
và mông.
- Phải biết tính toán ni mẫu của người được đo trên các khổ vải
khác nhau. Cần xem xét kỹ chất liệu vải sau khi ủi, có bò co rút
hoặc biến dạng không? Để khi thiết kế có sự gia giảm thích hợp
CÁCH ĐO:
(1) Dài áo : Đo từ xương ót tới eo + 18 đến 20cm. (Áo chuẩn : Dạng
ngang mông).
6
(2) Ngang vai : Từ đầu vai trái sang đầu vai phải.
(3) Dài tay : Từ đầu vai đến nơi được chọn theo ý thích.
- Tay ngắn : Đo từ đầu vai đến giữa bắp tay.
- Bắp tay: Đo vòng quanh bắp tay + 4cm cử động.
- Tay dài : Dài tay manchette : Đo từ đầu vai đến giữa lòng bàn
tay (để tay thẳng) hoặc đo từ đầu vai đến phủ mắt cá tay, khi đo
hơi co tay.
(4) Cửa tay: Đo vòng quanh nắm tay.
(5) Vòng cổ: Đo vòng quanh chân cổ.
(6) Vòng ngực: Vòng quanh ngực nơi to nhất (thước dây ngang qua
đỉnh ngực).
(7) Vòng eo : Đo vòng quanh eo.
+ Đo vừa cho áo.
+ Đo vừa sát cho quần hoặc váy rời.

(8) Vòng mông : Đo vòng quanh mông (cách eo 18 đến 20cm).
(9) Vòng nách : Chống tay lên hông và đo thật sát vòng nách.
(10) Hạ eo trước : Đo từ bên chân cổ qua đầu ngực đến eo.
(11) Hạ eo sau : Đo từ bên chân cổ đến eo.
(12) Dang ngực : Khoảng cách từ đầu ngực trái sang đầu ngực phải.
(13) Chéo ngực : Đo từ lõm cổ đến đầu ngực.
(14) Đo dài quần: Đo bên trái từ eo đến mặt trên đế giày.
(15) Đo dài gối : Đo bên trái, từ ngang eo đến trên gối 1cm.
(16) Đo vòng đùi: Đo vòng quanh đùi nơi nở nhất
(17) Đo vòng gối: Đo vòng quanh gối
7
8
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(
1
3
)
(14)
(15)

(16)
(17)
2. THÔNG SỐ NI MẪU: ( Ni mẫu tham khảo)
Đây là những size (kích cỡ) thường gặp ở dáng người Việt Nam.
STT Số đo
Size
6 8 10 12
1 Dài áo 58 60 62 64
2 Hạ eo trước 38 40 42 44
3 Hạ eo sau 35 36 38 40
4 Vòng cổ 33 33 36 36
5 Ngang vai 36 38 39 40
6 Vòng ngực 76 80 84 92
7 Vòng eo 60 64 68 74
8 Vòng mông 86 88 92 100
9 Vòng nách 32 34 36 38
10 Dang ngực 15 16 18 19
11 Chéo ngực 17 18 19 20
12 Dài tay ngắn 20 22 24 26
13 Dài tay dài 50 52 54 56
14 Bắp tay 28 30 32 34
15 Cửa tay 20 22 24 26
16 Dài quần 96 100 102 103
17 Rộng ống 20 20 22 24
9
Bài 3
MỘT SỐ ĐƯỜNG MAY VÀ ĐƯỜNG VIỀN CƠ BẢN
A. MỘT SỐ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN:
1. ĐƯỜNG MAY TAY:
1.1. Đường may tay (đường may tới):

Là đường may đơn giản nhất có hai mặt phải trái giống nhau, đường
may thẳng mũi may ngắn
1.2. Đường lược đều và không đều:
Đường lược đều và không đều cách may giống mũi may tới, nhưng
mũi may dài hơn từ 5 đến 8 ly mũi lược đều có khoảng cách bằng nhau hai
mặt phải trái giống nhau. Mũi lược không đều có hai mặt phải trái không
giống nhau.
1.3. Đường may luôn:
Luôn là đường may dùng để may những nếp xếp của vải mà người
ta không muốn mũi chỉ bò lộ ra ngoài, đường luôn thường được sử dụng trên
các sản phẩm như áo dài, áo bà ba…
Đầu tiên người ta xếp mép vải vào 0.5cm rồi xếp một lần nữa tuỳ
theo sản phẩm, sau đó dùng kim may tay luôn giữa hai lớp vải sao cho mũi
chỉ không bò lộ ra ngoài trên bề mặt của sản phẩm.
10
Hình 1: Đường may tới
Hình 2: Đường lược không đều
Hình 3: Đường lược đều
1.4. Đường may vắt:
Được áp dụng trên các sản phẩm như lên lai quần, lai áo.
Đầu tiên người ta cũng xếp vào 0.5cm rồi xếp một lần nữa tuỳ theo
sản phẩm, dùng kim may tay, may vắt lên nếp vải vừa xếp. Bề mặt không
nhìn thấy đường may, bề trái là những đường may nằm xéo nhau (Hình 5
đường may vắt ).
1.5. Đường may chữ V: ( hay vắt chữ V)
Là một loại đường may dùng để lên lai quần, lai áo.
Đầu tiên người ta cũng xếp mép vải vào 0.5cm và xếp một lần nữa
tùy theo sản phẩm hoặc xếp một lần nếu sản phẩm có vắt sổ sau đó dùng
kim may tay may trên mép vải vừa xếp. Bề mặt không nhìn thấy đường may
bề trái là những chữ V nằm đối nhau.

1.6. Đường
khuy
chỉ
thường:
11
Hình 4: Đường may luôn.
May luôn
tà áo bà ba.
Hình 6: Đường may chữ V
Hình 5: Đường may vắt
Được áp dụng trên tất cả áo kiểu, áo sơmi.
Đầu tiên người ta kẻ một đường thẳng có chiều dài bằng đường kính
của nút áo, cách đường xếp của đinh áo từ 1 đến 1.5cm dùng mũi kéo bấm
đứt đường thẳng. Sau đó người ta luồn kim từ dưới lên, dùng tay trái giữ chặt
đầu chỉ, tay phải may mũi thứ hai cách mũi kim trước khoảng 3 đến 4 canh
sợi vải. Tay phải cầm chỉ phía đuôi kim vòng từ trái sang phải, từ trong ra
ngoài rồi kéo từ từ và kéo cho chặt, tiếp tục làm như vậy cho tới cuối khuy,
tới cuối khuy kết 3 vòng chỉ ngắn và gút lại khi làm xong khuy phải đều và
cứng (H7 đường khuy chỉ thường).
1.7. Khuy chỉ đầu tròn có đính con bọ:
Thường được dùng để cài những nút lớn như quần tây, áo lạnh, cách
làm giống như khuy chỉ thường.
Đầu tiên người ta vẽ một đường thẳng có chiều dài bằng đường kính
của nút rồi chia đường thẳng làm ba phần, vẽ 1/3 đường thẳng thành một
chữ X có chiều dài bằng đường kính của chân nút, dùng kéo cắt đứt đường
thẳng ở giữa và hai đường hình chữ X, dùng kim may tay may một đường
xung quanh đường vừa cắt, rồi bắt đầu làm khuy giống như khuy chỉ thường,
nhưng đền cuối khuy kết ba vòng chỉ dài và dùng mủi làm khuy may trên ba
vòng chỉ đó và gút cho chặt. Khi làm xong khuy phải tròn đều.
12

9 đến 10 cm
đường kính
của nút
Hình 7: Đường khuy chỉ thường
2. ĐƯỜNG MAY MÁY:
2.1. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật dùng trong may mặc :
Không được dùng kim sứt mũi để may, tránh làm đứt sợi, các mũi
may phải đều, không lỏng chỉ, sùi chỉ, nhăn vải, bỏ mũi…
Các đường may bình thường. Mật độ mũi chỉ trung bình là 4 - 5 mũi
chỉ trên 1cm.
Các đường may đè, may liễu, may lộn mí phải cách đều mép vải
0.5cm, tra tay phải tròn mọng, không nhăn, hai bên miệng túi phải may chặn
cho chắc và đều nhau.
Các đường may phải thẳng, đều không bỏ mũi hay lỏng chỉ, nếu đứt
phải may sao cho hai đường trùng khít lên nhau và dài 1.5cm.
Đầu và cuối đường may phải lại mũi trùng khít lên nhau dài 1cm.
Lai áo (gấu áo) được phép may mặt trái, nhưng phải đảm bảo mũi
chỉ đẹp như bề mặt và không làm vỡ mặt vải.
Sản phẩm hoàn chỉnh phải cắt sạch đầu chỉ, ủi thẳng và xếp ngay
ngắn.
2.2. Đường may can (đường may thường) :
Là đường may tới trên máy, dùng để may hai hoặc nhiều lớp vải với
nhau như ráp sườn áo, vai áo. Đầu tiên người ta đặt hai lớp vải của sản
13
1 cm
Hình 8: Khuy chỉ đầu tròn
Đường kính của nút áo.
Bấm chữ X
phẩm, hai bề mặt úp vào nhau, hai bề trái ra ngoài rồi may một đường theo
đường phấn vẽ.

2.3. Đường may diễu:
Thường áp dụng để may đè mí vải, tuỳ theo sản phẩm mà người ta
may diễu lớn hay diễu nhỏ, đường may diễu được sử dụng là đường may
can. Thường được dùng trên bâu áo sơmi, quần, áo jean…
2.4. Đường may cuốn mí (đường may ép).
Thường được dùng trên những sản phẩm cần
độ bền chắc lớn, như quần áo bảo hộ lao động, quần đùi thể thao.
Đầu tiên người ta đặt hai lớp vải so le nhau, hai bề mặt ra ngoài hai
bề trái vào trong, rồi may một đường cách mép vải thứ hai 0.3cm, rồi xếp
14
Hình 9: Đường may can.
Kí hiệu đường may can.
Hình 10: Đường may diễu.
Kí hiệu đường may diễu.
mép vải thứ nhất sát mép vải thứ hai rồi xếp một lần nữa, kéo hai lớp vải
nằm sang hai bên rồi may sát mép vải vừa xếp một đường nữa (H11 đường
may cuốn mí).
15
Hình 11: Đường may cuốn mí.
Kí hiệu đường may cuốn mí
1 cm
0.3-0.5 cm
Hai lớp vải chồng so le nhau Đường may thứ nhất
Xếp mí vải lần hai
Đường may thứ hai.
2.5. Đường may lộn:
Đường may lộn thường được áp dụng để may sườn quần, sườn áo khi
người ta không vắt sổ.
Đầu tiên người ta đặt hai lớp vải chồng khít lên nhau, hai bề trái úp
vào nhau rồi may một đường cách mép vải 0.5cm, khi may xong dùng kéo

cắt sơ mép vải rồi lộn bề mặt vào trong bề trái ra ngoài, rồi may một đường
nữa cách mép vải vừa xếp 0.5cm.
Hình 12: Đường may thứ hai.
Kí hiệu đường may lộn.
Hai lớp vải chồng so le nhau
Đường may thứ hai.
3. MỘT SỐ DẠNG ĐƯỜNG NỐI VÀ ĐƯỜNG VIỀN CƠ BẢN:
3.1. Một số dạng đường nối:
a. Nối vải thẳng:
Nối vải thẳng là dạng nối bình thường, khi may thường ít bò ảnh
hưởng vì cả hai lớp vải đều là vải canh xuôi. Độ co dãn ít, khi may ít bò ảnh
hưởng đến sản phẩm.
16
Hình 13: Nối vải xéo và vải ngang.
b. Nối vải canh xéo và vải canh ngang:
Khi nối hai lớp vải canh ngang và canh xéo với nhau, đặt vải canh
xéo nằm dưới, vải canh ngang nằm trên, khi hai lớp vải đã nằm êm, nắm hai
lớp vải cho chắc rồi may một đường cách mép vải 0.5cm. yêu cầu khi may
xong phải canh xéo không bò dãn, không bò vặn, không bò nhăn .
c. Nối vải canh thẳng và vải canh ngang:
Khi nối hai lớp vải canh thẳng và canh ngang với nhau, đặt hai bề
mặt úp vào nhau hai bề trái ra ngoài, vải canh ngang nằm dưới, vải canh
thẳng nằm trên, khi hai lớp vải đã nằm êm, nắm hai lớp vải cho chắc, may
một đường cách mép vải 0.5cm. Yêu cầu khi may xong vải canh ngang
không bò dãn, không bò vặn, không bò nhăn.
d. Nối vải canh xéo:
17
Hình 14: Nối vải xéo và vải ngang.
Hình 15: Nối vải canh thẳng và vải canh ngang.
Hình 16: Nối vải canh xéo

5cm
5cm
45
Vẽ vải xéo
Cách đặt vải để nối
Đường may
Khi nối hai lớp vải canh xéo với nhau, đặt hai bề mặt úp vào nhau
hai bề trái ra ngoài, hai lớùp vải khi đã nằm êm, nắm hai lớp vải cho chắc,
may một đường cách mép vải 0.5cm (H16). Yêu cầu khi may xong vải
không bò dãn, không bò vặn, không bò nhăn.
B. MỘT SỐ DẠNG ĐƯỜNG VIỀN:
1. VIỀN TRÒN :
Viền tròn thường được áp dụng trên sản phẩm như cổ áo, lai tay, sản
phẩm được viền khi cắt không chừa đường may…Đầu tiên người ta cắt một
miếng vải canh xéo có chiều dài bằng đường viền, chiều ngang bằng 1.5 cm
đến 3cm hoặc tuỳ theo sản phẩm mà người ta có thể cắt vải viền cho phù
hợp. Sau đó đặt vải viền lên sản phẩm, hai bề mặt úp vào nhau, bề trái ra
ngoài, may hai đường cách mép vải 0.3 đến 0.5cm, dùng kéo cắt sơ mép
vải, xếp mép vải viền vào trong, may sát mép vải vừa xếp một đường nữa.
Yêu cầu khi viền xong đường viền phải tròn đều, không vặn, không dạt,
không nhăn.
18
Kí hiệu đường viền tròn.
Hình 17: Viền tròn
5cm
5cm
45
Vẽ vải xéo Cách đặt vải viền
2. VIỀN TRÒN LỒI VÀ VIỀN TRÒN LÕM :
Thường được áp dụng trên các sản phẩm như cổ áo, lai tay. Sản

phẩm được viền khi cắt không chừa đường may. Đầu tiên người ta cắt một
miếng vải canh xéo có chiều dài bằng đường viền, chiều ngang bằng 1.5cm
đến 3cm hoặc tuỳ theo sản phẩm mà người ta có thể cắt vải viền cho phù
hợp. Cách viền giống viền tròn thường. Trong khi viền cần lưu ý – khi viền
tròn lồi vải viền không được kéo căng mà phải để hơi trùng thì đường viền
mới đẹp. Yêu cầu khi viền xong đường viền phải tròn đều, không vặn,
không dạt, không nhăn.
3. VIỀN DẸP :
19
Hình 18: Viền tròn lồi và tròn lõm.
Viền tròn thẳng
Viền tròn lõm
Viền tròn lồi
Là loại viền thông dụng thường được áp dụng trên một số sản phẩm
như viền cổ áo, lai tay…Đầu tiên người ta đặt sản phẩm lên phải viền, lấy
dấu đường viền, nhấc sản phẩm ra, cắt vải viền, đường viền có bề ngang
trung bình 3.5 đến 4.5cm tùy theo sản phẩm, sau đó đặt vải viền lên sản
phẩm, may một đường cách mép vải 0.5cm, dùng kéo bấm mép vải nhiều
lần sao cho không đứt chỉ may. Xếp vải viền và thân áo nằm sang hai bên,
may một đường sát mép vải vừa xếp một lần nữa, xếp toàn bộ vải viền vào
trong hoặc ra ngoài, may sát nép vải viền một lần nữa. Yêu cầu khi viền
xong đường viền phải êm, không vặn, không nhăn, không dạt, đường viền
phải ôm, tròn.
20
Kí hiệu viền dẹp
Hình 19 : Viền dẹp.
Bài 4
ÁO TAY RÁP CĂN BẢN
1. Hình dáng:
2. Phương pháp thiết kế:

2.1. Ni mẫu:
Dài áo: 60 cm
Ngang vai: 34 cm
Vòng nách: 34 cm
Vòng cổ: 32 cm
Vòng ngực: 80 cm
Vòng mông: 88 cm
Dài tay: 20 cm
Cửa tay: 26 cm
Dang ngực: 17 cm
Chéo ngực: 18 cm
Hạ eo: 38cm
2.2. Cách tính vải:
 Khổ 90 cm
Tay ngắn = ( dài áo + lai + đường may) x 2
Tay dài = ( dài áo + lai + đường may) x 2 + 1 dài tay
 Khổ 1,20 m
21
Thân trước Thân sau
Tay ngắn = tay dài = 1 dài áo + 1 dài tay + lai + đường may
 Khổ 1,40 đến 1,60m
Tay ngắn = 1 dài áo + lai + đường may
Tay dài = 1 dài áo+ lai + đường may + 30 cm
2.3. Cách vẽ:
A. THÂN TRƯỚC:
Gấp vải bề trái ra ngòai. Biên vải quay về phía người cắt. Đầu vải
bên phảivẽ cổ, bên trái vẽ lai.
Từ biên đo ra 3.5cm làm đường đinh áo, 1.5cm làm đường gài nút.
 Dài áo
AB: dài áo = số đo dài áo – 2cm ( chồm vai )

Sa vạt: 2 cm
 Vòng cổ
AC: vào cổ = 1/6 vòng cổ
AD: hạ cổ = 1/6 vòng cổ + 1 đến 1.5cm
 Vai
AE: ngang vai = ½ vai - 0.5cm
EF: hạ vai = 4cm
 Vòng nách
FG: hạ nách = ½ vòng nách – 2cm ( chồm vai )
 Ngang ngực
HI: ngang ngực = ¼ vòng ngực + 2cm
 Ngang mông
BJ: ngang mông = ngang ngực + 1cm ( nếu người có mông to thì:
ngang mông = ¼ vòng mông + 1 đến 3 cm cử động )
 Vẽ li
Hạ eo = số đo hạ eo –2cm (chồm vai)
Dang ngực = ½ số đo dang ngực
Chéo ngực = số đo chéo ngực
22
B. THÂN SAU:
Vải gấp đôi, bề trái ra ngòai, sống vải quay về phía người cắt. Đầu
vải bên tay phải vẽ vòng cổ. Bề rộng vải chỉ gấp vừa bằng đường ngang
mông + đường may.
 Dài áo
AB: dài áo = số đo dài áo + 2 cm ( chồm vai)
 Vòng cổ
AC: vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5cm
AD: hạ cổ = chồm vai + 1.5 42cm
 Vai
AE: ngang vai = ½ vai

EF: hạ vai = 4 cm
 Vòng nách
FG: hạ nách = ½ vòng nách + 2cm ( chồm vai)
 Ngang ngực
HI: ngang ngực = ¼ vòng ngực+ 0cm
 Ngang mông
BJ: ngang mông = ngang ngực + 1 cm = ¼ vòng mông
 Vẽ li
Hạ eo = số đo hạ eo + 2cm (cv)
C. TAY ÁO:
 AB: dài tay = số đo dài tay
 AC: hạ nách tay = 1/10 vòng ngực + 3cm
 CD: ngang tay = ½ vòng nách
 BE: cửa tay = ½ số đo (hoặc cửa tay = ngang tay - 2 đến 3 cm )
Giảm sườn tay = 1.5 cm
23
24
B
A
C
D
E
1-2cm
1.5cm
0.5cm
1.5cm
A
B
C
D

E
F
G
H
J
M
I
2
3
giaûm söôøn 1cm
2-3cm
6cm
3cm
8.5cm
A
B
D
C
E
F
G
H
I
J
M
1cm
6cm
1.5cm
Ghi chú: Giảm tay thân trước
3. Kiểm tra tổng quát:

Đây là nguyên tắc căn bản, bảo đảm cho sự cân đối và ăn khớp giữa
các phần khác nhau của áo : giữa thân trước và thân sau, giữa thân và tay,
v.v…
Ngòai ra, khi gặp sự cố sẽ dễ dàng tìm được nguyên nhân và cách
giải quyết thích hợp và hiệu quả. Các nguyên tắc đó là:
- Chiều dài hai thân, thân trước và thân sau từ ngực tới mông, lai
bao giờ cũng bằng nhau.
- Thân trước dài hơn thân sau phần sa vạt
- Thân sau dài hơn thân trước phần chồm vai, đo từ ngang ngực lên
cổ và từ ngực lên đầu vai. Phần chênh lệch bằng hai lần chồm
vai.
- Vòng nách thân trước sâu hơn vòng nách thân sau chỗ nhiều nhất
là 1cm
4. Cách cắt và lắp ráp sản phẩm:
4.1. Cách cắt và chừa đường may:
- Sườn vai, sườn thân, sườn tay chừa 1.5cm đường may
- Vòng cổ chừa 0.5cm đường may
- Vòng nách chừa 0.7cm đường may
- Lai áo, lai tay chừa 2cm
4.2. Cách lắp ráp sản phẩm:
25
B
A
C
D
E
giảm tay
trước 1cm

×