Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Luận văn Đề tài tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc - thờ cúng thần linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 25 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
Tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc:
Thờ cúng thần linh
TPHCM
A – LÝ THUYẾT TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG:
I. Tôn giáo là gì?
“Tôn giáo (“religion”- Tiếng Anh) xuất phát từ thuật ngữ “legere” trong tiếng Latin có nghĩa là thu lượm
thêm sức mạnh siêu nhiên.”
Đã một thời, khái niệm về tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này đem ra bàn cãi rất
nhiều.
- Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
- Trong khi đó, một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô
đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
- Bên cạnh đó cũng xuất hiện khái niệm được cho là dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm
tin vào cái siêu nhiên”.
- Nếu định nghĩa theo triết học hiện đại thì:
+ Theo C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.
+ Theo Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực
lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày… ”
Như vậy, khái niệm về tôn giáo có thể phát biểu như sau: “ Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu
nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách
hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia.” Và niềm tin đó được biểu
hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo. Nó được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng
cộng đồng xã hội khác nhau.
II. Tín ngưỡng là gì?
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình
an cho cá nhân và cộng đồng.
Trong thực tế ở nước ta, thuật ngữ “tín ngưỡng” dùng để chỉ niềm tin tôn giáo. Các nhà nghiên cứu đều


cơ bản nhất trí với nhau rằng yếu tố quyết định của một tôn giáo là đức tin hay niềm tin. Theo các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin thì các hình thái tôn giáo ra đời từ thuở sơ khai cho đến nay đều
được gọi thống nhất là tôn giáo.
Câu hỏi được đặt ra, vậy niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) là gì và tín ngưỡng tôn giáo là gì?
Trước hết niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một
niềm tin có tính thiêng liêng, giúp người ta có thể nhận thức được những sự vật mà người thường không
thấy được, cho ta một sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục.
Niềm tin tôn giáo là một niềm tin có thật và chắc chắn, là niềm tin mang tính chủ quan, không cần lý giải
một cách khoa học. Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Không có niềm tin này con người
không thể đến được với đạo. Để có được niềm tin đó, người theo đạo cần phải có một sự hiểu biết nhất
định về giáo lý, tuân thủ những hành vi, phép tắc tôn giáo theo cách của mình.
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào
cuộc sống sau khi chết , tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó
gắn bó vào đó. Câu chuyện về Adam và Eva là một ví dụ về tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng thường
phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức
tín đồ của mình. Cũng có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có
điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể. Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là
một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này
sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ.
Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã
hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành
tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với
giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới.
III. Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng:
1/ Nét tương đồng:
- Mọi tôn giáo và tín ngưỡng đều dựa trên cơ sở là niềm tin . Niềm tin này khác với những niềm tin khác
ở chỗ nó không thể chứng minh được và được gọi là tâm linh. Niềm tin trong tôn giáo được gọi là “tín
ngưỡng”, là sự ngưỡng vọng của con người vào những điều "siêu nhiên".
- Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm
tin vào "cái thiêng" thể hiện qua các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Ví dụ như niềm tin

vào Đức Chúa, Đức Mẹ Đồng Trinh của đạo Kito, niềm tin vào Đức Phật Thích Ca của đạo Phật, niềm tin
vào thánh Ala của đạo Hồi,…
- Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù
cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người.
2/ Nét khác biệt:
- So với tôn giáo, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn .
- Không như tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ (tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ
nào đó thì có thể thành tôn giáo.)
- Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh
đường, học viện
- Tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng
mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian.
Về mặt lý luận không có sự phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Tất cả đều được gọi là tôn giáo, chỉ
có hình thái là khác nhau. Về mặt thực tiễn: mới có sự phân biệt.
B - NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA BẢN ĐỊA HÌNH THÀNH YẾU TỐ TÂM LINH:
Như chúng ta đã biết, văn hoá truyền thống Hàn Quốc và văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều nét
tương đồng, một trong số đó là nét tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo.
Ngoài Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Kitô giáo là những tôn giáo phổ biến thì tín ngưỡng dân gian , một
loại tín ngưỡng xuất hiện từ thời cổ xưa mang nhiều tính đặc thù của văn hoá bản địa Hàn Quốc, cũng
thể hiện không ít những nét như vậy.
Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc hiện tượng tín ngưỡng dân gian đa thần có mặt ở Hàn Quốc từ thời cổ
xưa, tức tập tục cúng tế, bói toán, lên đồng. Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng gian dân đa thần
của Hàn Quốc xuất xứ từ những tín ngưỡng Sibiri cổ xưa. Những người dân di cư từ các bộ tộc ở Sibiri
đã đem theo tín ngưỡng của họ đến bán đảo này từ thời tiền sử.
Tại đây những tín ngưỡng ấy đã trải qua quá trình phát triển và biến đổi lâu đời gắn với những hoàn
cảnh đặc thù của cuộc sống lao động và đấu tranh với thiên nhiên của những cư dân trên bán đảo Hàn
Quốc. Và trong quá trình phát triển nó cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều
tôn giáo ngoại lai khác. Vì vậy mà ngày nay tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc vừa thể hiện những đặc thù
của văn hoá Hàn Quốc vừa mang nhiều nét phổ biến của văn hoá truyền thống phương Đông.
Người ta cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh từ mặt trời, các vì tinh tú đến núi

sông, cây cỏ đều có linh hồn. Các linh hồn này không phải vô can với cuộc sống của con người nó còn
có thể đem lại cho họ những điều may mắn hoặc bất hạnh. Vì vậy, có thể chia tín ngưỡng gian dân đa
thần của Hàn Quốc thành hai loại: một là thờ linh hồn của người đã khuất, hai là thờ linh hồn của mặt
trời, cây cỏ, con vật,…
I. Thờ linh hồn của những người đã chết:
Tương tự như người Việt, người Hàn Quốc tin rằng con người sau khi chết đi thì linh hồn vẫn tiếp tục tồn
tại và có thể phù hộ, ban cho những tài lộc hoặc đem lại điều ác, thậm chí trừng phạt những người đang
sống tuỳ theo cách ứng xử của họ với những linh hồn này. Cũng vì vậy mà trong tín ngưỡng dân gian đa
thần Hàn Quốc đã hình thành một loại người được tin là có khả năng đặc biệt, giữ vai trò trung gian giữa
thế giới các thần linh và thế giới những con người bình thường đang sống, đó là các loại thầy cúng, thầy
tế, thầy bói. Song song đó cũng có những thủ tục, nghi lễ thờ cúng linh hồn những người đã khuất, được
coi là bản sắc riêng mang yếu tố tâm linh của địa phương.
II. Thờ các vị thần:
Trong tín ngưỡng dân gian dân gian đa thần Hàn Quốc có rất nhiều vị thần khác nhau, ở khía cạnh này
nó rất gần với tín ngưỡng Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người Hàn Quốc cho
rằng các vị thần luôn có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh họ, thần ngự trị ở trên trời, trên núi, ngoài cánh
đồng đến từng ngóc ngách nơi căn phòng họ đang sống. Người ta cho rằng các vị thần linh gần gũi và
trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày của người Hàn Quốc giống như món kimchi trong bữa
ăn của họ.
Và để hiểu rõ hơn về những điều đã đề cập ở trên mời các bạn theo dõi tiếp phần thuyết trình của
nhóm.
C - CÁC VỊ THẦN TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN HÀN QUỐC
Văn hoá truyền thống của Hàn Quốc và văn hoá truyền thống của Việt Nam có nhiều nét tương đồng,
một trong số đó phải kể đến những tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo như tục tổ chức các lễ
hội,đám rước,thờ cúng tổ tiên,thờ cúng các vị thần linh Tuy nhiên,tại Hàn Quốc,việc thờ cúng thần linh
vẫn có những nét đặc trưng rất riêng,cũng như có sự khác nhau giữa các vị thần ở Hàn Quốc và Việt
Nam.
2/ Các vị thần được thờ cúng trong nhà tại Hàn Quốc.
Người Hàn Quốc tin rằng việc thờ cúng các vị thần linh thiêng trong nhà sẽ giúp ngôi nhà của họ được
bảo vệ khỏi những thế lực ma quỷ xấu xa,độc ác,cũng như mang đến cho họ một cuộc sống ấm no,thịnh

vượng.
a. Thần chủ
Thần chủ là vị thần có quyền lực cao nhất trong số các vị thần được thờ cúng trong nhà, biết được mọi
sự từ quá khứ đến tương lai.Thần chủ còn được gọi là Thánh chủ,có tên tiếng Hàn là 성주(成主 神)
(Seongju) hoặc 상량신(上樑神) (Sanglyangsin),성조(成造).
Khi gia đình muốn xây dựng nhà mới hoặc chuyển chỗ ở khác, họ phải đón thầy cúng đến làm lễ và mời
vị Thần chủ đến nhà mới. Người Hàn Quốc thường dâng hương tế thần đều đặn mỗi ngày giống như đối
với tục thờ cúng gia tiên.
Ở Hàn Quốc,mỗi vùng khác nhau lại thờ cúng một vị Thần chủ có hình dạng khác nhau:
+ Vùng huyện đảo Gyeonggi ( 경기도 ): người dân thờ Thần chủ dưới hình dạng những dây giấy dâu treo
trên xà nhà hay gấp hình vuông dán vào một cột trụ.

+Vùng 김방 (Gimbang) và 고양 (Goyang) : Thần ở dạng một miếng vải gai dầu treo lên xà nhà hoặc
hình quả bóng tròn đính trên một cây cột.
+ Một số vùng khác : người dân thờ thần là các bình đất đựng gạo. Vào mỗi mùa gặt người ta thay gạo
mới vào các hũ, sự thịnh vượng của gia đình được thể hiện qua việc nhà sẽ có bao nhiêu hũ và gạo.
b. Thần bếp 조왕신 ( 王神竈 ) (Jowangsin)
Thần bếp là một vị thần canh giữ nhà bếp,củi lửa.Người dân tin rằng vị thần này sẽ giúp họ làm thức ăn
được ngon hơn,cũng như giữ cho nhà bếp được an toàn,không bị cháy nổ,hỏa hoạn.
Thần bếp thường được thờ cúng dưới dạng một bát đựng nước,thường được đặt ở phía sau lò lửa hoặc
cạnh một bờ tường trong bếp.

Vào mỗi buổi sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình sẽ múc nước giếng thay bát nước mới và cầu
mong một ngày may mắn thịnh vượng sẽ đến với cả gia đình. Vào các ngày cúng lễ, thần lửa cũng được
đặt trên bàn thờ ngang hàng với các vị thần khác. Ngày nay, mỗi khi dọn đến nhà mới, người Hàn vẫn
giữ phong tục đem những cục than lấy từ bếp nhà cũ đến bếp nhà mới. Khi tới thăm một gia đình vừa
chuyển đến nhà mới, khách sẽ đem theo quà là diêm và nến.
c. Tam thần bà

삼신 할머니 (三聖) (Samsin Halmeoni)

Tam thần bà,hay còn gọi dưới các cái tên khác như 삼신상제(三神上帝) (Samsinsangje), 삼신제왕(三神
帝王) (Samsinjewang), 삼신제석(三神帝釋) (Samsinjeseok), là thần bảo vệ những đứa trẻ từ khi chúng
vừa ra đời và phù hộ cho chúng được khôn lớn khỏe mạnh.
Tam thần bà thường được vẽ với hình tượng 3 người phụ nữ có gương mặt hiền lành,phúc hậu.Người ở
giữa thường vẽ cao hơn 2 người hai bên.Trên đầu họ đội một loại mũ được gọi là 고깔 (Gokkal).Người
Hàn Quốc thờ Tam thần bà dưới dạng một tờ giấy gấp lại hay những cọng rơm sạch treo trên góc nhà.
Người Hàn Quốc thường làm lễ cúng Tam thần bà
vào 3 ngày: ngày thứ 7 của tuần đầu tiên,ngày
thứ 14 của tuần thứ hai và ngày thứ 21 của tuần thứ 3 kể từ khi đứa trẻ ra đời. Họ đặt đứa trẻ bên cạnh
mâm thức ăn đã được chuẩn bị sẵn các món ăn như 3 bát cơm gạo nếp, 3 bát nước sạch,canh rong
biển Họ thường cầu nguyện rằng “Xin Tam thần hãy dùng các món ăn này và phù hộ cho đứa trẻ này
được khỏe mạnh”. (“삼신할머니 많이 드세요. 그리고 우리 (Tên đứa trẻ) 건강하게 해주세요”.)
d. Thổ thần 터주 ( 地神 ) (Teoju):
Thổ thần là vị thần giúp canh giữ nhà cửa đất đai của người Hàn Quốc. Họ tin rằng đó là vị nam thần có
nhiệm vụ cai quản mảnh đất, bảo vệ ngôi nhà cũng như đem tài lộc, thịnh vượng đến cho mỗi gia đình.
Người Hàn thờ Thổ thần bằng một chiếc bình chứa gạo cùng những mảnh vải đặt ở chỗ đất cao tại sân
sau. Đôi khi người ta trồng một cây lúa trong bình và phủ lên một bó rơm buộc túm phía trên.
Việc tế thổ thần của người Hàn thường do phụ nữ đảm nhiệm và được tiến hành vào ngày lễ tết, những
dịp kỷ niệm của gia đình.
e. Thần tài 업신 (Eopsin)
Thần tài là vị thần giữ nhà và mang đến tài lộc,hạnh phúc cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó.
Người Hàn Quốc thường thờ Thần tài dưới hình dạng một con rắn (được gọi là 구렁이 – Gureongi),hoặc
có nơi là con chồn (족제비 – Jokchebi) hoặc con cóc (두꺼비 – Tukkeobi) trú trong ụ rơm tại sân sau,
cạnh thần thổ địa hoặc thậm chí là dưới hình dạng một món canh sốt đậu (đối với những làng có truyền
thống sản xuất đậu, món ăn ưa thích của đông đảo dân chúng từ xưa nay). Khi một đứa trẻ sơ sinh
mang lại điềm may mắn cho gia đình thì người nhà cũng gọi đó là một bé tài.
Nếu người Hàn Quốc nhìn thấy con rắn từ trong ụ rơm chui ra và bỏ đi mất thì họ tin rằng tài lộc đã ra đi
và gia đình sẽ gặp rủi ro.Rắn được tin là vật tài linh thiêng nhất ở đảo Jeju, nước đậu ở Chungju, tỉnh
Chungcheongbuk
구렁이 – Gureongi 족제비 – Jokchebi

두꺼비 - Tukkeobi
 So sánh việc thờ cúng các vị thần trong nhà giữa Hàn Quốc và Việt Nam
Ở Hàn Quốc và Việt Nam đều có các vị thần như thần bếp,thần tài,thần thổ địa Nhưng hình dạng và
cách thờ cúng ở mỗi nước thì hoàn toàn khác nhau.
a. Thần bếp :
+ Điểm tương đồng : cả Hàn Quốc và Việt Nam đều tin rằng đây chính là thần lửa, thần bếp cư trú trong
bếp của mỗi gia đình,giữ cho bếp núc,củi lửa được an toàn. Vì bếp là nơi người phụ nữ thường xuyên
làm việc, nên vị thần này cũng được gọi là bà và được các bà nội trợ thờ cúng.
+ Điểm khác biệt :
Hàn Quốc Việt Nam
Hình dạng thờ cúng :
Một bát nước sạch được đặt phía sau
bếp hoặc cạnh bờ tường.
Hình dạng thờ cúng :
Thông thường là một bàn thờ nhỏ đặt
ngay phía trên bếp nấu gồm một bát
nhang, một bình hoa, ba chiếc ly và một
khay hoặc đĩa để đặt lễ.Có nhà còn thờ
thêm hình ảnh một người đàn bà và hai
người đàn ông (Táo ông,táo bà) để
thêm trang trọng.
Nghi thức thờ cúng :
Mỗi sáng người phụ nữ của gia đình
thường thay bát nước mới để tế lễ.Vào
các ngày cúng lễ thì thần bếp được tế
lễ giống như các thần khác.
Nghi thức thờ cúng :
Hàng năm vào ngày 23 tháng 12 âm
lịch,người Việt lại cúng lễ đưa ông Táo
về trời,nghi thức tế lễ gồm có các vật

như nhang đèn,mũ ông công,áo
choáng,giày được làm bằng giấy
bìa,các loại kẹo đậu phộng,kẹo mè,giấy
tiền vàng bạc…Sau khi cúng xong thì
các đồ vật bằng giấy sẽ được đốt đi.
Đến đêm giao thừa thì lại thắp hương
để rước Táo quân trở về nhà.
b. Thần thổ địa
+Điểm tương đồng : Người Hàn và người Việt đều coi đó là vị nam thần có nhiệm vụ cai quản mảnh đất,
bảo vệ ngôi nhà cũng như đem tài lộc, thịnh vượng đến cho mỗi gia đình.
+Điểm khác biệt :
Hàn Quốc Việt Nam
Hình dạng thờ cúng :
Được tượng trưng bằng một chiếc bình chứa
gạo cùng những mảnh vải đặt ở chỗ đất cao
tại sân sau. Đôi khi người ta trồng một cây
lúa trong bình và phủ lên một bó rơm buộc
túm phía trên.
Hình dạng thờ cúng :
Ở mỗi vùng miền khác nhau trên đất nước
Việt Nam thì hình dạng thờ cúng của Thổ
thần lại khác nhau.Người miền Bắc thờ Thổ
thần bằng một bát nhang đặt ở vị trí cao nhất
trong bàn thờ gia tiên,trong khi miền Nam thì
thờ Thổ thần có phần trang trọng hơn bằng
tượng một ông lão bụng phệ tóc bạc,râu
bạc,tay cầm quạt và có khuôn mặt phúc hậu
được đặt trong một kham thờ nhỏ ở trước
cửa ra vào.
Nghi thức thờ cúng :

Việc tế thổ thần của người Hàn thường do
phụ nữ đảm nhiệm và được tiến hành vào
ngày lễ tết, những dịp kỷ niệm của gia đình.
Nghi thức thờ cúng :
Vào các ngày sóc, vọng, người Việt thắp
hương và khấn xin những điều liên quan mật
thiết đến cuộc sống thường nhật của họ.
c. Thần tài :
+Điểm tương đồng : Thần tài là vị thần giữ nhà và mang đến tài lộc,hạnh phúc cho những thành viên
sống trong ngôi nhà đó.
+Điểm khác biệt :
Hàn Quốc Việt Nam
Hình dạng thờ cúng :
Người Hàn Quốc thường thờ Thần tài dưới
hình dạng một con rắn (được gọi là 구렁이 –
Guleongi),hoặc có nơi là con chồn (족제비 –
Chokchebi) hoặc con cóc (두꺼비 – Tukkeobi)
trú trong ụ rơm tại sân sau, cạnh thần thổ địa
hoặc thậm chí là dưới hình dạng một món
canh sốt đậu
Hình dạng thờ cúng :
Thần tài được người Việt hình dung là một
ông già có bộ râu dài và khuôn mặt phúc hậu,
trên tay luôn cầm nén vàng.
Bàn thờ thần tài không được thiết lập trên
cao hoặc những nơi quang đãng trong nhà
như bàn thờ tổ tiên, thổ công, mà ở các xó
xỉnh, góc nhà hay hàng hiên.
Nghi thức thờ cúng :
Người Hàn chỉ thả các con vật nuôi trong ụ

rơm sâu sau để thờ cúng Thần tài,Khi các
con vật bỏ đi,họ tin rằng điều may mắn,thịnh
vượng đã đi mất và điều xui xẻo sẽ đến với
họ.
Nghi thức thờ cúng :
Vào những ngày sóc, vọng, giỗ tết, lễ cúng
thần tài cũng giống cúng táo quân, nghĩa là
có khi cúng mặn, có khi cúng chay. Vào ngày
thường, thần tài chỉ được cúng đơn giản gồm
trầu, nước, trái cây.
II. Thần làng:
Giống như phần lớn các quốc gia châu Á, Hàn Quốc cũng có những tính ngưỡng đặc sắc riêng của bản
địa. Song song với việc thờ tự các vị thần nhà, người dân Hàn Quốc cũng không quên thờ cúng các vị
thần xung quanh nơi mình sống, hay nói cách khác, họ cũng thờ các vị thần làng.
Hơn ai hết, người Việt Nam chúng ta hiểu rõ rằng đời sống cộng đồng làng xã là vô cùng quan trọng và
tất yếu. Ông cha ta chẳng phải đã có câu “phép vua thua lệ làng” hay sao? Chính vì vậy mà vấn đề làm
sao để cả làng luôn nhận phúc, cộng đồng cư dân luôn ấm no là vấn đề mà ai ai cũng chú tâm. Hàn
Quốc cũng có những định kiến tâm linh nhất định về làng. Và các vị thần làng chính là niềm tin tâm linh,
sức mạnh tinh thần của họ.
Theo tín ngưỡng bản địa, người Hàn thờ rất nhiều vị thần như Thần Tối Cao, Thần Không Gian, Thần
Đất, Thần Nước cùng rất nhiều các vị thần vô danh khác. Trong số những vị thần này có Thần bảo hộ
làng Jangseung, vị thần được hầu hết các làng thờ tụng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh
của người dân Hàn Quốc nhất.
Người Hàn Quốc coi trọng và thờ phụng nhiều vị thần làng khác nhau. Đầu tiên phải kể đến Thần tối cao
(하늘님) Vị thần này ở trên trời và từ ðó ðiều hành mọi vật trong vũ trụ. Cuộc sống và các hiện týợng
thiên nhiên ðều chịu sự chi phối của vị thần này. Quan niệm về vị thần tối cao nhý vậy của ngýời Hàn
Quốc có nhiều nét týõng ðồng với quan niệm về Ngọc Hoàng Thýợng Ðế hay Ông Trời trong tâm thức
tín ngýỡng của ngýời Việt Nam.
Sơn thần (산신) là vị thần đất quan trọng nhất. Sơn thần thường được thấy thờ ở am sau chùa. Bàn thờ
dành cho Sơn thần rất đơn giản. Bên trong người ta treo một bức chân dung mô tả vị thần này dưới

dạng một ông già nhân từ với bộ râu trắng, ngồi trên một con hổ dưới cây thông. Bên cạnh đó là một cậu
bé dâng đào tiên ngụ ý sự trường thọ theo quan niệm Đạo giáo. Sơn thần không phải vị thần của một
ngọn núi cụ thể nào đó mà là thần của tất cả các ngọn núi. Người ta thờ vị thần này để mong được bội
thu mùa màng, khoẻ mạnh và sống lâu. Nhất là những người phụ nữ hiếm con thường cầu xin vị thần
này để sinh được con trai như ý muốn.
Thần nước: Hàn Quốc là một quốc gia bán đảo, nông nghiệp là một kế sinh nhai lâu đời. Chính vì vậy
mà nước là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của những cư dân nơi đây và được tôn thờ như
những vị thần. Có rất nhiều loại thần nước, tất cả các vị thần này đều được quan niệm bằng hình tượng
những con rồng (còn gọi là long theo âm Hán). Rồng được coi là sống trong những con suối, con sông,
dưới biển và trên trời- nơi chúng có thể kiểm soát các trận mưa. Vị Long thần (thần Rồng) vĩ đại nhất là
Long vương, hay vị vua của biển cả. Người Hàn Quốc có rất nhiều truyền thuyết về Long vương, về liên
hệ của Long vương với thế giới loài người.
 Thần bảo hộ làng Jangseung
Ngýời Hàn Quốc có tập quán tôn thờ thần bảo hộ làng.
Hầu hết trýớc cổng các làng ở Hàn Quốc ðều có ðặt thờ vị
thần này. Ðây là một trong số những thần mà ðến nay,
ngýời dân Hàn vẫn tiếp tục thờ cúng và giữ nét vãn hóa
ðó.
1/ Khái niệm:
Jangseung ( 장 승 ) nghĩa là cột gỗ cao được vẽ
hoặc khắc lên đó biểu tượng của vật tổ. Tại các
ngôi làng Hàn truyền thống, Jangseung thường
được dựng ở cổng làng, được xem là những vị
thần bảo hộ cho cộng đồng dân cư của cả làng.
Thông thường Jangseung có cặp mắt to, chiếc
mũi phồng ra, răng lồi ra ngoài và đội mũ. Biểu lộ
tình cảm trên mặt Jangseung rơi vào hai đặc
điểm khác nhau. Một là vẻ mặt thần hộ mệnh hay
tokkaebi, mặt khác là hình dạng tự họa. Hai cách
thể hiện khác nhau này mang ý nghĩa cái nhìn

thực tế hoặc biếm họa của nhân loại.
Jangseung có hai hình týợng nam và nữ. Một
ðýợc gọi là Thiên hạ ðại týớng quân (장승대장군), một ðýợc gọi là Ðịa hạ nữ týớng quân (장승여장군).
Ở những khu vực khác nhau, người ta gọi tên Jangseung với những cái tên khác nhau. Như khu vực
miền trung người dân thường gọi là Susal, Susalmakyi, Susalmok hay Salmakyi. Khu vực miền nam gọi
là Beoksu và người dân ở vùng đảo Jeju gọi Jangseung là Dolharubang.
Jangseung được làm từ gỗ (Mộc Jangseung) hoặc đá (Thạch Jangseung). Gỗ làm Jangseung thường là
gỗ cây thông rắn chắc và đá thường được chọn lấy từ trong các hang động. Thế nhưng, hầu hết
Jangseung thường được làm bằng gỗ.
Mộc Jangseung
(목장승)
Thạch Jangseung
(석장승)
Không phải ngẫu nhiên mà người Hàn chọn gỗ (cây) để thể hiện tính ngưỡng của mình. Phần lớn dân
cư châu Á đều có quan niệm về vạn vật hữu linh. Nghĩa là bất cứ sự vật gì xảy ra, tồn tại trên thế giới
này đều có thể có linh hồn. Và người Hàn cũng không ngoại lệ. Từ những sinh vật bé nhỏ đến những
loài vật to lớn, từ những vật thể sống như cái cây, ngọn cỏ đến những vật vô tri như tản đá… tất cả
những sự vật xung quanh đời sống thực tại đều ảnh hưởng trực tếp đến đời sống tâm linh. Chính bởi thế
mà ở đâu, làm gì, lúc nào, họ cũng xem xét kỹ lưỡng đến từng tiểu tiết và hết sức thành tâm, cốt không
để phận lòng các vị thần cai quản sự vật, hiện tượng đó. Tương tự, việc người Hàn chọn cây làm vật liệu
để khắc họa nên các vị thần Jangseung là đều có những nguyên căn nhất định là tâm lý và lịch sử.
Về mặt tâm lý, các cư dân nông nghiệp trên thế giới cũng như châu Á đều coi Thần Mộc là vị thần tạo
con đường thiêng liên kết trời và đất. Chính nhờ con đường này mà trời và đất ban phát nguồn sinh cho
vạn vật. Vì vậy, người ta cho rằng ở những gốc cây to, cành lá xum xuê, rậm rạp là nơi cư ngụ của thần
linh hoặc ma quỷ. Người Việt chúng ta cũng có câu nói về điều này: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo
cây đề”.
Về mặt lịch sử, trong huyền thoại Dangun tương truyền rằng: “Thượng Đế Hwan In (Hoàn Nhân) lệnh
cho Thần Gió, Thần Mưa, Thần Mây cùng ba ngàn thục hạ hộ tống hoàn tử Hwan ung (Hoàn Hùng)
xuống gốc cây chiên đàn còn gọi là cây đàn hương (sindasu) trên đỉnh núi Baekdu. Hwan ung xưng là
Cheon wang (Thiên vương) và xây dựng một thần thị. Sau đó có một con gấu và một con hổ đến gốc cây

chiên đàn gặp Hwan ung xin được làm người. Hwan ung ban cho mỗi con hai mươi nhánh tỏi và một
nắm ngải cứu và bảo hãy ăn những thứ này, nếu có thể không nhìn mặt trời trong vòng một trăm ngày sẽ
có được hình dáng của con người. Gấu nhờ nhẫn nại chịu đựng nên trở thành một cô gái sinh đẹp là
Ung Nyo (cô gái gấu). Hổ vì không chịu được nên không biến thành người. Sau đó Ung Nyo vì muốn có
con mà trở lại gốc cây chiên đàn để cầu nguyện. gặp Hwan ung cảm động trước tấm lòng của Ung Nyo
và quyết định cưới nàng. Họ đã sinh ra người con trai và đặt tên là Dan gun (Đàn Quân). Đàn Quân lập
quốc ở lưu vực sông Daedong (Đại đông) và đặt tên nước là Choseon (Triều Tiên) - tương truyền vào
ngày 3-10-2333 trước CN”
Trong câu truyện thần thoại này có ba sự kiện quan trọng diễn ra tại cùng một địa điểm, đó là dưới gốc
cây chiên đàn. Đầu tiên là việc Hwan Ung chọn địa điểm hạ trần là nơi có gốc cây chiên đàn giải thích
cho việc trú ngụ của thần linh luôn được chọn ở những gốc cây. Tiếp theo là tình tiết gấu và hổ đến gốc
câu cầu nguyện mong thành người chứng tỏ ngay từ xa xưa, người dân đã biết dưới gốc cây chính là
nơi kết nối, dẫn lời cầu nguyện của mình đến bậc thần linh. Cuối cùng là tình tiết cô gái gấu Ung Nyo
đến xin có con với Hwan Ung dưới gốc cây này thể hiện quan niệm mọi bắt nguồn của sự sinh sôi, nảy
nở đều tụ họp tại đây. Chính qua những tình tiết này càng khẳng định, người Hàn ngay từ thuở xa xưa
đã coi cây chính là gạch nối thiêng liêng giữa trời và đất, giữa thần linh với con người. Vì vậy, việc họ lựa
chọn cây để khắc họa các vị thần Jangseung, vị thần bảo hộ dân làng, là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Các học giả Hàn Quốc cho rằng, trước khi chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì trong triết lí dân gian của
người Hàn đã có quan niệm sơ khai về tính hai mặt của sự vật cũng như tính đối lập giữa trời và đất, âm
và dương được thể hiện thông qua tính ngưỡng thờ tự
Jangseung, có ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa
Shaman.
2/ Cách thức tạo một Jangseung:
Hiễu rõ tầm quan trọng của việc tạo dựng một vị thần bảo hộ cho gia đình cũng như dân làng nên trong
việc làm Jangseung, người dân cũng hết sức chú ý. Các bước làm một Mộc Jangseung thường diễn ra
như sau:
Trước tiên, người đại diện dân làng và các nghệ nhân sẽ thực hiện một nghi thức cúng lễ rất thành tâm
và với suy nghĩ rất kỹ về một Jangseung thể hiện được nét cá tính riêng của làng. Sau đó, người ta lựa
chọn những cây gỗ phù hợp, chặt bỏ những phần không cần thiết, kể cả vỏ cây để chọn làm biểu tượng
thần linh. Tiếp đến, người nghệ nhân sẽ vẽ bản phác thảo bằng mực tàu lên cây, mặt thần luôn được đặt

ở gốc cây, nghệ nhân khắc bao giờ cũng tận dụng tối đa những vết lồi lõm tự nhiên để tạo ra những hình
ảnh ảnh sống động, hài hước độc đáo của Jangseung làng mình. Rồi họ chạm khắc theo mẫu đã phác
thảo trước đó. Thông thường, phần lồi ra của gốc cây sẽ được tạo điểm nhấn là mũi, phần lõm là miệng
(theo quan niệm của người Hàn, nếu khắc gương mặt Jangseung quá giả tạo hay gượng ép thì năng lực
bảo vệ của các thần sẽ không còn). Cuối cùng, các nghệ nhân sẽ viết tên cho Jangseung theo nguyên lý
âm dương: dòng chữ Thiên hạ đại tướng quân (của Jangseung nam) phải được khắc lồi, còn địa hạ nữ
tướng quân (của Jangseung nữ) phải được khắc lõm.
Sau khi công việc chạm khắc hoàn thiện, dân làng sẽ thực hiện lễ cúng tế và dựng Jangseung mới ở
gần Jangseung cũ ngay cổng làng, người ta chôn ngọn cây xuống và hướng phần gốc cây (mặt
Jangseung) lên trên.
3/ Lễ cúng Jangseung ( 장승제 )
Trong tâm thức người Hàn, sự hiện diện của Jangseung tại các ngôi làng đã trở nên quen thuộc. Nó là
nhân tố quan trọng, là linh hồn của các Jangseung tế. Thần linh đã phù trợ cho dân làng thì việc cúng tế
được coi như một hình thức báo đáp công ơn, trả lễ cho các bậc thần linh. Trong tập 2 cuốn Văn hóa
Hàn Quốc, những điều bí ẩn, Joo Kang Huyn đã miêu tả về lễ tế thành hoàng của làng Sorasil ở Tan
Cheon thuộc tỉnh Kongju như sau:
Ngôi làng được chia thành hai phần phía đông và phía tây. Jangseung tế của làng sẽ được thực hiện với
trọng tâm của đám cưới của chú rể Jangseung và cô dâu Jangseung. Chú rể ở làng phía đông còn cô
dâu ở làng phía tây. Trước khi cử hành Jangseung tế vài ngày, dân làng sẽ chơi nông nhạc, đồng thời đi
đến trước từng nhà để thu tiền chi phí cho Maul goot. Có người nộp tiền thay vì gạo, số gạo đó dùng để
nấu rượu.
Jangseung tế của ngôi làng này được diễn ra vào đúng ngày rằm. Khi mặt trời lặn, dân làng sẽ làm đám
cưới thật cho Jangseung. Tiếp theo là nghi lễ động phòng, họ buộc hai Jangseung với nhau rồi thả
xuống để biểu thị họ đã động phòng. Sau khi nghi lễ động phòng kết thúc, người của hai làng sẽ trở về
làng của mình, dựng Jangseung lên và tổ chức lễ cúng tế để cầu xin sự an lành cho làng trong suốt cả
năm.
4/ Ý nghĩa của Jangseung:
Qua miêu tả, có thể thấy Jangseung chính là vị thần bảo hộ và mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng.
Đây là chức năng cơ bản nhất của các Jangseung đồng thời là điều mong muốn nhất của mỗi người dân
khi tham gia các Jangseung tế.

Ngoài ra, với niềm tin rằng Jangseung là vị thần bảo hộ cho các ngôi làng nên những người rời làng ra đi
đều phải khai báo với vị thần này và người Hàn cũng tự giác làm điều này để cầu mong sự an toàn cho
suốt chuyến đi. Thậm chí, người Hàn còn tin rằng jangseung có chức năng ngăn ngừa bệnh truyền
nhiễm xâm nhập vào làng và giúp mùa màng bội thu.
Jangseung còn được xem như vị thần bảo vệ các thành phố, chùa chiền. Nhiều chùa dựng Jangseung
như một dạng hộ pháp để bảo vệ Phật pháp. Nhiều chính quyền trước đây đã cho dựng Jangseung
trước cổng thành để bảo vệ thành. Chính vì vậy, hình dáng của các Jangseung trong những ngôi chùa
thường thường giống với các vị Phật. Trong chùa, thông thường người ta thường dựng Thạch
Jangseung.
Jangseung tượng trưng cho sinh thực khí nam hoặc cả sinh thực khí nam và nữ, có thể mong ước sinh
sôi, duy trì nòi giống. Đây là một dạng tín ngưỡng thờ thần làng được hợp nhất với tín ngưỡng phồn
thực. Bất cứ ai đến đảo Jeju hiện nay cũng có thể nhận thấy sự hiện diện của harubang (vị thần bảo hộ
dân làng) dưới dạng tượng đá tạc hình ông già đội mũ. Thực tế, harubang là biến thể của sinh thực khí
nam, dấu vết còn lại là chiếc mũ (vật bất ly thân trên đầu của ông già).
Jangseung còn có vai trò như cột mốc xác định lãnh địa của làng. Thông thường, nếu người ta dựng
Jangseung ở cổng làng thì tự nhiên chỗ đó trở thành ranh giới. Sự xuất hiện cây Jangseung ở đó cũng
có ý nghĩa báo hiện nơi đó có làng xóm. Ở những làng mà ba bề là núi thì người ta dựng Jangseung ở
mặt còn lại, những làng vắng vẻ thì dựng Jangseung ở bốn phía.
5/ So sánh với Việt Nam:
Có thể nhận ra được những điểm chính trong loại hình văn hóa tín ngưỡng của tục thờ này ở Hàn tộc.
Trên cơ sở đó cho ra một số kết luận ban đầu về loại hình tục thờ Jangseung ở Hàn tộc (có so sánh với
tục thờ cây ở người Việt).
Về nguồn gốc: trước hết, việc thờ Jangseung của người Hàn xuất phát từ tín ngưỡng mộc thần của cư
dân nông nghiệp (trong đó có người Việt). Song ngay ở bản thân hiện tượng này cũng có sự khác biệt
với Việt Nam. Nếu như gặp những cây đa, cây si, cây gạo có cành lá xum xuê rậm rạp, người Việt
thường lập miếu, am hoặc có khi chỉ đặt một bát hương nhỏ ngay dưới gốc nó để thờ. Sau đó, cái cây
ấy sẽ trở thành chỗ linh thiêng (có thần linh cư ngụ) và không ai được phép quậy phá, nếu không sẽ bị
thần linh quở trách. Ngược lại, đối với người Hàn, từ cái cây ban đầu (người ta có thể chặt ở đâu đó)
qua quá trình đục đẽo, vẽ hay chạm khắc mới trở thành vị thần và được dựng lên. Như vậy, cái tự nhiên
ban đầu của cây không còn nữa. Vì là cây khô (chết) nên sự tồn tại của các mộc Jangseung không được

lâu. Do đó cứ vài năm nó sẽ mục nát. Điều này khác với các cây đa, cây si, cây đề của người Việt, thời
gian càng lâu thì gốc cây càng to, tán cây càng rậm rạp, theo đó việc thờ phụng cũng ngày càng linh ứng
hơn.
Về hình thức: Jangseung của người Hàn có thể là Thạch Jangseung hoặc Mộc Jangseung. Nếu là Mộc
Jangseung thì thường được đẽo có đôi có cặp. Ở người Việt, vì tuân thủ cái tự nhiên ban đầu của các
cây có sẵn nên không có điều này. Tuy nhiên, chính sự khác biệt ấy đã tạo cho Jangseung của người
Hàn không đơn thuần chỉ dừng lại ở một loại hình tín ngưỡng mà nó chính là một tác phẩm nghệ thuật.
Theo đánh giá chủ quan của người Hàn, chúng ta không dễ dàng tìm được những người thợ điêu khắc
tài ba như những người thợ chạm khắc Jangseung của họ ở bất cứ đâu trên thế giới này.
Về chức năng: Jangseung của người Hàn có rất nhiều chức năng như thần bảo vệ chùa chiền, thành
phố, cột mốc xác định ranh giới làng, cột mốc cây số , song chức năng cơ bản nhất của Jangseung
chính là thần bảo hộ cho cộng đồng làng xã.
Có thể do thói quen hoặc chính sự nhập nhằng trong tín ngưỡng dân gian nên người Hàn thậm chí còn
xem Jangseung là Thành Hoàng. Tuy nhiên, khái niệm Thành Hoàng Jangseung, tuyệt đối không thể
đồng nhất với khái niệm Thành Hoàng của Việt Nam - những vị có thể là nhân thần, nhiên thần được thờ
phụng trong những ngôi đền khá quy mô bề thế, không ít vị trong số đó đã được các triều đình phong
kiến sắc phong.
Chính những ý nghĩa to lớn mà Jangseung đem lại cho cư dân Hàn từ xa xưa đã càng chứng tỏ tầm
quan trọng của vị thần bảo hộ làng nói riêng và các thần khác nói chung. Niềm tin tâm linh luôn hiện hữu
và tác động mạnh đến họ. Chính vì thế mà đến ngày nay, một số vùng vẫn còn giữ nguyên và lưu truyền
các phong tục thờ thần từ xa xưa. Dĩ nhiên, do đời sống phát triễn và nhận thức hiện đại mà ngày nay
người ta không còn tin nhiều vào các tục lệ xưa, nhưng Jangseung cũng như các vị thần khác luôn có
một chỗ đứng văn hóa trong thế giới hiện đại cũng như chỗ dựa tinh thần của người Hàn. Ngày nay,
người Hàn Quốc vẫn tiếp tục kế thừa những phong tục tập quán từ xa xưa và coi chúng như một nét lịch
sử độc đáo cho một dân tộc Hàn.
D - ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN LINH ĐẾN ĐỜISỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀN
QUỐC:
1/ Những người trung gian trong tín ngưỡng dân gian:
Theo phần B đã nói, vì người Hàn Quốc xưa tin rằng mọi vật trong thế giới tự nhiên đều có linh hồn,
cũng như niềm tin vào việc sau khi chết thì linh hồn con người vẫn tồn tại và ảnh hưởng tới sinh hoạt

của người còn sống, nên cũng như Việt Nam và hầu hết các quốc gia Á Đông khác, từ xưa ở Hàn Quốc
đã hình thành một loại người được cho là có khả năng giao tiếp với thần thánh, với các linh hồn, đóng
vai trò kết nối thần thánh và con người, người sống và người chết. Những người này thực hiện những
Ở Hàn Quốc những người giữ vai trò trung gian trong tín ngưỡng dân gian tuy rất đa dạng nhưng có thể
được chia làm ba loại chính là thầy cúng, thầy tế và thầy bói.
Có hai loại thầy cúng, nữ gọi là mudang (무당 – Vu đường) và nam gọi là baksu (박수 – Pháp sư). Tuy
nhiên, ở Hàn Quốc hiện nay thầy cúng hầu hết là nữ, tức mudang. Tên gọi tôn kính dành cho thầy cúng
nữ là mansin (만신) với hàm nghĩa người có năng lực khống chế được hàng vạn linh hồn. Mudang cũng
được chia làm hai loại là mudang linh ám (Gangsin-mu - 강신무 - 降神巫) - Giáng thần vu và mudang
thừa kế (sesup-mu – 세습무 - 世襲巫) - Thế tập vu. Mudang linh ám là những người được coi là tự có
khả năng giao tiếp được với các linh hồn sau một biến cố đặc biệt nào đó, thường là sau một trận ốm gọi
là ốm linh (신병 – sinbyeong), còn mudang thừa kế là những mudang do thừa kế địa vị của người mẹ mà
có.

mudang (무당)

baksu (박수).
Các thầy cúng Hàn Quốc khi lên đồng, nhập hồn thường mặc trang phục ngược với giới tính của mình.
Mudang và baksu đều mặc bộ đồ có gắn những tua với những nhạc cụ phát ra tiếng kêu. Họ thường
dùng trống để thực hiện nghi lễ.
Thầy tế được gọi là jegwan(제관- 祭官 – Tế quan), đó là những người được chọn ra để đảm nhiệm việc
tế lễ trong các nghi lễ của làng. Thường thì người trưởng làng chọn ra ba người để thực hiện việc tế lễ
trong một nghi lễ nào đó. Người được chọn ra phải thực hiện những quy tắc đảm bảo sự thanh tịnh bản
thân cho đến hết kì lễ. Họ không được quan hệ tình dục, đặc biệt là không được giao tiếp với những
người phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt, mới sinh con cũng như không được gần gũi thi hài người chết.
Sau khi được chọn họ phải cách li với gia đình và thực hiện các nghi lễ tẩy uế thân thể để chuẩn bị cho
buổi tế. Những nghi lễ của thầy tế vừa có yếu tố liên hệ chặt chẽ với nghi lễ của các bộ tộc Sibiri, vừa
mang nhiều yếu tố Khổng giáo.
jegwan(제관)
Ở Hàn Quốc có nhiều loại thầy bói: thầy bói may rủi được gọi là jeomjaengi (점쟁이 – Chiêm tinh) thầy địa

lí là jigwan(지관 – Địa quan); thầy chọn ngày tốt xấu là ilgwan (일관 – Nhật quan). Trong số những thầy bói
may rủi thì có một loại thầy bói đặc biệt - những thầy bói bị mù, gọi là pansu (판수) Nếu công việc của các
thầy bói chỉ là bói tìm ra vận cát hung thì những thầy bói mù lại có thêm chức năng niệm thần chú.
jeomjaengi (점쟁이)

pansu (판수)
Thầy địa lí jigwan chuyên bói để tìm chỗ tốt cho việc xây cất nhà cửa và an táng. Giống như quan niệm
truyền thống của người Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người Hàn Quốc tin rằng địa thế nhà cửa có
ảnh hưởng đến sự giàu có hay nghèo hèn của chủ nhân, hay vị trí ngôi mộ của đời trước có thể ảnh
hưởng đến vận hạnh của đời sau. Chính vì vậy môn pungsu jiri (풍수지리-風水地理 - phong thuỷ địa lí),
một nghệ thuật tìm ra những vị trí đắc địa, rất được coi trọng.
Thầy chọn ngày, hay ilgwan thường sử dụng sách bói để tìm ra ngày thích hợp cho việc thực hiện một
công việc gì đó, ví dụ ngày tổ chức lễ cưới, lễ ăn hỏi, ngày dựng nhà, ngày xuất hành…Cũng giống như
nhiều người Việt Nam, người Hàn Quốc khi muốn xem vận may, điềm rủi, nhất là muốn biết những điều
tốt xấu thuộc về tiền vận, hậu vận đều dựa vào những thông số mà phổ biến nhất là ngày giờ, nhất là giờ
sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh tính theo âm lịch. Cách bói như vậy gọi là sajupalja ( 사주팔자 - 四
柱八字 – Tứ trụ bát tự). Ngoài việc xem vận cát hung bằng cách suy đoán từ ngày sinh tháng đẻ, người
Hàn Quốc còn bói qua cách xem tướng mặt gọi là kwansang (관상 - 冠狀 - quán tướng), xem tướng tay
gọi là susang (수상 - 手狀 - thủ tướng)
2/ Một số niềm tin tín ngưỡng:
Về niềm tin tín ngưỡng, thì một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng cũng giống như Việt Nam, Trung
Quốc, Nhật Bản, những niềm tin của người Hàn Quốc từ xưa đến nay đã trở thành một phần của bản
sắc văn hóa Á Đông. Tuy ngày nay nhiều người trẻ đã có lối suy nghĩ khá giống phương Tây, nhưng
những người lớn tuổi vẫn thường mang những niềm tin này với tâm lý “Có thờ có thiêng, có kiêng có
lành”.
Chẳng hạn, trước khi làm đám cưới, người Hàn Quốc cũng thường đi xem bói xem cô dâu chú rể có hợp
cung hợp tuổi với nhau không. Thậm chí đối với các bạn trẻ ngày nay, trước khi kết hôn, lập gia đình thì
việc xem tuổi chồng vợ, xem tuổi cưới vẫn là điều không thể thiếu vì đa số có một đức tin rằng, vợ chồng
có hợp tuổi, hợp mệnh thì làm ăn mới phát đạt, mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và tránh được
những tai ương trong cuộc sống. Ở Hàn Quốc thì việc xem tuổi cưới này cũng tuân theo Tứ trụ bát tự đã

nói ở trên.
Chuyển nhà là việc khá trọng đại nên khi di chuyển chỗ ở, người Hàn Quốc thường chọn ngày lành
tháng tốt. Bởi thế người Hàn mới có câu khi chuyển nhà thì phải chọn “손 없는 날” (Soneobneunnal), tức
là ngày những ngày theo quan niệm của người xưa là không có ma quỷ hay thần ác hoạt động gây tổn
thất cho con người. Những ngày này thường được tính theo âm lịch. Và người ta cũng nói tuỳ vào từng
ngày mà các thế lực âm linh bị cho là đem điều xấu đến cho con người sẽ có mặt ở một trong các hướng
đông tây nam bắc. Biết được điều này để tránh đi thì sẽ thuận lợi hơn trong công việc. Theo người Hàn
Quốc thì những ngày 9, 10, 19, 20, 29, 30 âm lịch được coi là những ngày đẹp.

Hầu như trong mọi hoạt động của đời sống thường ngày, người Hàn Quốc hoặc ít hoặc nhiều vẫn còn
lưu giữ nhiều phong tục tập quán liên quan tới tín ngưỡng tâm linh. Khi mua đất, làm nhà thì phong thổ
luôn là yếu tố được xem xét trước tiên. Khi tự bắt đầu kinh doanh một công việc mới như mở công ty,
cửa hàng, quán ăn đều tiến hành làm lễ khai trương. Và dĩ nhiên ngày lành tháng tốt cũng sẽ được lựa
chọn cẩn thận. Một chiếc đầu heo to để nguyên, đã luộc chín đặt giữa bàn cùng với hoa quả bánh trái
được bày biện để cầu mong cho sự thuận lợi và thịnh vượng. Khách đến chia vui sẽ cài những tờ tiền
lên đó, chúc cho gia chủ kiếm được thật nhiều tiền.
Bàn cúng khai trương
3/ Một số lễ tế điển hình:
Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc có rất nhiều loại lễ, trong đó Burak-je (부락제 - Bộ lạc tế) là một trong những
lễ điển hình. Burak-je là hệ thống các lễ của làng được người ta chia ra làm hai loại chủ yếu: lễ trong gia đình
và lễ của cộng đồng. Trong mỗi loại lễ đó có sự kết hợp những yếu tố Khổng giáo nhấn mạnh vào quan hệ
huyết thống xen lẫn với tín ngưỡng đa thần bản địa.
Những lễ trong gia đình: gồm có các lễ thờ cúng ông bà tổ tiên theo nghi thức Khổng giáo. Trong các lễ
này có lễ sanogu-gut (산오구굿) và ogu-gut (오구굿) . Những lễ này được thực hiện đáp ứng theo yêu
cầu của gia đình, ví dụ như trong dịp tang ma hoặc lễ mừng tuổi trung niên. Lễ sanogu-gut dành cho
người còn đang sống còn lễ ogu-gut dành cho người chết.
ogu-gut (오구굿)
Những lễ của cộng đồng dong-ji (동지) theo kiểu Khổng giáo được tiến hành hai hoặc bốn lần trong một
năm. Một hội đồng gồm 10 jegwan được chọn ra từ những người lớn tuổi trong làng để tiến hành làm lễ. Nơi
hành lễ được bảo vệ nghiêm ngặt và đánh dấu bằng một mái che. Người ta còn đổ cát xung quanh để thể

hiện sự linh thiêng. Nghi lễ dành cho tổ tiên của làng tiến hành rất đơn giản. Trong lễ này đồ lễ gồm có cơm,
cháo, rượu, hoa quả và bánh ttok (떡) một loại bánh của Hàn Quốc được bày để dâng thần linh. Người ta
cầu nguyện và đốt giấy sớ, nếu ngọn lửa cháy sáng thì được coi là thần linh đã chứng giám và mọi điều may
mắn sẽ đến với dân làng.
dong-ji (동지)
Còn những lễ liên quan đến đời sống cá nhân phải kể đến những lễ sau:
a. Lễ chữa bệnh: Là một loại lễ đơn giản do mudang thực hiện để chữa trị cho những người bị
bệnh về tâm thần. Lễ này được gọi là byeong-gut (병굿), rất phổ biến trong các nghi lễ thờ cúng thần linh
của tín ngưỡng đa thần.
byeong-gut (병굿)
b. Lễ cầu nguyện: có nhiều loại dành cho những vị thần khác nhau. Ví dụ lễ cầu xin Long thần
(yongsin-gut - 용신굿) thường để cầu mong có mưa, cầu mong các thương thuyền và ngư thuyền được
bảo vệ. Một lễ khác là lễ cầu Sơn thần (Sansin-gut 산신굿). Người thực hiện lễ cầu Sơn thần thường
mong được trường thọ hay có con, nhất là có con trai để nối dõi.

Sansin-gut (산신굿) yongsin-gut (용신굿)
c. Tang lễ được chia làm 3 loại. Loại thứ nhất là nghi lễ được tiến hành từ khi người chết đến lúc
chôn cất nhằm mục đích thể hiện sự từ biệt của người quá cố đối với các thành viên trong gia đình. Loại
thứ hai là nghi lễ tiến hành sau khi chôn cất nhằm cho người quá cố nhanh chóng siêu thoát về thế giới
bên kia. Loại thứ ba là nghi lễ tiến hành một tháng hoặc tháng rưỡi sau khi chết nhằm để người chết có
được quan hệ tốt đẹp với những vị thần quan trọng của thế giới bên kia và phù hộ cho con cháu trong gia
đình.
E – TỔNG KẾT:
Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc không có kinh điển, giáo lí hoàn chỉnh như Phật giáo, Kitô giáo. Mặc dù
vậy, về mặt tư tưởng nó tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn giáo khác. Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc chịu
ảnh hưởng quan niệm của Phật giáo về kiếp luân hồi. Những điều tốt, xấu mà con người tạo ra trong cuộc
sống hiện tại không phải đã kết thúc ở cái chết, nó còn tiếp tục duyên nợ đến tận kiếp sau; chịu ảnh hưởng
quan niệm của Nho giáo cho rằng con người phải tôn thờ cha mẹ, tổ tiên cả khi còn sống lẫn khi đã khuất,
làm như vậy là hợp với đạo lí nên được tổ tiên phù hộ, độ trì; tiếp thu những yếu tố huyền bí của Đạo giáo,
tin vào phép thuật bùa chú, tướng số và đặc biệt là lòng yêu mến và hoà đồng với thiên nhiên.

Người Hàn Quốc hiện đại có thái độ hai mặt với tín ngưỡng dân gian. Một mặt, họ thấy loại hình tín ngưỡng
dân gian này là điều phiền toái, không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại do bản chất mê tín dị
đoan của nó. Mặt khác, họ lại thấy tín ngưỡng dân gian là biểu hiện tính thống nhất của bán đảo Triều Tiên từ
góc độ tín ngưỡng tôn giáo và đó cũng chính là biểu hiện của tính thống nhất văn hoá. Qua tìm hiểu tín
ngưỡng dân gian của người Hàn Quốc ta thấy nó có rất nhiều nét giống với tín ngưỡng dân gian truyền
thống của người Việt Nam. Sự tương đồng về văn hoá ấy cũng là một yếu tố thuận lợi trong quá trình phát
triển quan hệ hợp tác giữa hai dân tộc Việt - Hàn./.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tôn giáo học. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí minh - Khoa Giáo dục Chính trị.
Instructor: Lê Thanh Hà - Nguyễn Thị Thu.
2 Ngô Đức Thịnh chủ biên, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2001.
3. Tạp chí VHNT số 324, tháng 6-2011. Tác giả: Bùi Thị Thoa (JANGSEUNG NÉT ĐẶC SẮC VĂN HÓA
HÀN QUỐC)
4. />5. naver.com
6. />7. />8. />Nam-Nhat-Ban-va-Han-Quoc-336/
9.
10. />11. />12. />

×