Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Luận văn Đề tài tìm hiểu về đạo Công giáo - Tin lành trong văn hóa Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.84 KB, 19 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO – TIN
LÀNH TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC.
Thành phố Hồ Chí Minh
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khái quát chung về đạo Công Giáo – Tin Lành
1. Nguồn gốc và những điểm giống nhau
Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là
một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của dân Do
Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng
trên giáo huấn, hy sinh trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký
thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Những người theo đạo Kitô tin rằng Giêsu là con
của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo
trong Kinh thánh Cựu Ước. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các
dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua
hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo
Rôma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách(Protestantism). Tính
chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34%
dân số thế giới).
Công giáo là thuật ngữ được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo. Nó
có xuất xứ từ chữ Hi Lạp καθολικος có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Trong tiếng
Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng để dịch
chữ καθολικος, Catholica (Catholique), với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ
quát, đạo công cộng đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc
gia nào. Ngoài ra, Công giáo tại Việt Nam còn được gọi là đạo Gia Tô, Thiên Chúa
giáo hoặc Kitô giáo.
Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một nhóm các giáo phái khởi
phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Tin Lành là
đạo ra đời sau, tách ra từ đạo Công Giáo. Bởi vì có chung nguồn gốc như vậy, giữa
đạo Công Giáo – Tin Lành có nhiều đặc điểm chung.
Về mặt lịch sử giáo hội, từ ban đầu chỉ có một giáo hội. Từ khi Chúa Giê-su


sống lại, về trời trong thế kỷ thứ nhất, các môn đồ Ngài vâng lời Ngài đi ra rao
giảng đạo Chúa khắp nơi và có nhiều người tin theo Chúa. Những người này họp
nhau học lời Chúa, cầu nguyện, thờ phượng Chúa và được gọi là "Christian"
nghĩa là người theo Đấng Christ hay người theo Chúa Cơ Đốc, mà ngày nay gọi
ngắn lại là Cơ Đốc Nhân. Vậy ban đầu chỉ có Cơ Đốc Giáo mà thôi.
2. Những điểm khác nhau
Vấn đề khác biệt lớn nhất giữa niềm tin Thiên Chúa Giáo và niềm tin Tin
Lành là vấn đề con người có nhờ công đức mà được sự cứu rỗi hay không. Niềm
tin Tin Lành tin rằng con người được cứu hoàn toàn bởi đức tin nơi sự cứu chuộc
của Chúa Giê-su mà không nhờ một chút nào vào công đức của bản thân người đó,
nghĩa là một người được cứu chỉ bởi nhận mình có tội và nhận lấy công lao cứu
chuộc của Chúa Giêxu cho mình mà thôi.
Thiên Chúa Giáo cũng tin Chúa Giê-su chết thay cho tội lỗi con người,
nhưng để được cứu, con người còn phải làm điều thiện nữa.
Ngoài ra có rất nhiều sự khác nhau trong giáo điều, giáo lý:
CÔNG GIÁO TIN LÀNH
Kinh Tin nhận tất cả 64 quyển Kinh
Cựu Ước
Chỉ tin nhận 39 quyển
Cơ sở pháp

Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng
đồng và quyết định của Giáo
Hoàng
Kinh Thánh là chuẩn mực căn
bản và duy nhất
Sinh hoạt
tôn giáo
Sử dụng hai loại kinh Nguyện và
kinh Bổn

Chỉ sử dụng Kinh Thánh
Đức Mẹ
Ma-ri-a
Mẹ của Thiên Chúa  đề cao tôn
sùng
Mẹ trần thế của Chúa Kitô
 tôn trọng, không tôn sùng
thờ lạy
Thánh Đề cao tôn sùng Kính trọng và noi gương các
Thánh, không đề cao, tôn sùng
Hành hương
viếng các nơi
Thánh
Có Không
Lễ
bảy phép bí tích gồm: rửa tội,
thêm sức, giải tội, thánh thể, xức
dầu Thánh, truyền chức Thánh,
hôn phối.
bắp tem, phép tiệc Thánh, một
số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ
cho Thiên Chúa.
lễ rửa tội: vẩy nước + đặt tên
Thánh
Bắp tem: dìm mình dưới nước
Xưng tội Qua linh mục Chỉ xưng tội với Chúa
Cầu nguyện Kinh nguyện soạn sẵn hai bài chung là Kinh Lạy Cha
và Kinh Tin Kính + tự cầu
nguyện
Khi

cầu nguyện
Sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm
dấu Thánh
Không sử dụng
Thờ Hình tượng và ảnh Không thờ hình tượng
Lễ Bắt buộc, rất được coi trọng Không bắt buộc
Nhà thờ Họa tiết cầu kì, có Thánh quan
thầy bảo hộ
kiến trúc hiện đại, chỉ đặt
Thập tự giá
Cơ quan
trung ương
Giáo Triều Vatican Không có
Cơ chế
Phong kiến, quyền lực tập trung
vào Giáo Hoàng
dân chủ, tín đồ được tham dự
các hoạt động của giáo hội
một cách trực tiếp hoặc theo
cơ chế đại cử tri
Hàng giáo
phẩm
Theo thứ tự trên dưới: Giáo
Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh
Mục;….
Chỉ có Mục sư; Trưởng lão và
Chấp sự
Hàng giáo
phẩm
Độc thân, có thần quyền rất lớn Được lập gia đình, không có

thần quyền
Dòng tu Nam, nữ, chia theo quy chế địa
phận
không duy trì dòng tu nào
B. TÌM HIỂU ĐẠO CÔNG GIÁO – TIN LÀNH Ở HÀN QUỐC
I. Quá trình du nhập Đạo Công Giáo - Tin Lành vào bán đảo Triều Tiên:
1. Công Giáo
Làn sóng truyền giáo của đạo Thiên Chúa đã đến Hàn Quốc vào thế kỉ 17,
khi những bản sao của các tác phẩm của nhà truyền giáo Matteo Ricci viết bằng
tiếng Hán được mang từ Bắc Kinh đến cho hoàng đế Trung Hoa như một vật phẩm
cống nạp. Cùng với học thuyết về tôn giáo, những quyển sách này còn có cả những
mặt học thuật của phương Tây như lịch theo mặt trời và những vấn đề khác thu hút
sự chú ý của các học giả thời Choson của Silhak, tức là trường học Thực tiễn. Năm
1783, Công Giáo bắt đầu được rao giảng và phổ biến trong các thành phố và làng
mạc.
2. Tin Lành
Xuất hiện từ 1832 nhưng mãi đến năm 1884 mới thực sự bắt đầu du nhập
vào Hàn Quốc. Năm 1884, Horace N. Allen, một bác sĩ người Mỹ và là nhà truyền
giáo của Hội Trưởng lão đã đến Hàn Quốc. Horace G. Underwood thuộc cùng môn
phái và Henry G. Từ thời điểm đó, Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ
ngoại giao với nước ngoài, đặc biệt các nước phương Tây. Sau đó những người
phương Tây có thể đến buôn bán và cư trú hợp pháp tại “Đất nước Ẩn sĩ” này. Từ
đây người dân Hàn cũng bắt đầu giao tiếp với người nước ngoài và những người
truyền giáo được phép tới Hàn Quốc truyền đạo. Appenzeller là nhà truyền giáo
của Hội Giám lý cũng đã từ Mý đến vào năm sau. Sau đó là những đại biểu khác
của đạo Tin Lành cũng đã đến Hàn Quốc.
II. Quá trình phát triển của đạo Công Giáo – Tin Lành ở Hàn Quốc
Những quyển sách của Ricci ngay tức khắc gây ra những tranh luận học
thuật. Vào đầu thế kỷ 17, Yi Su Gwang, một học giả cung đình, và Yu Mon Gin,
một quan thượng thư, viết những bài phê bình gay gắt chỉ trích các tác phẩm của

Ricci. Suốt trong hai thế kỷ kế tiếp, làn sóng phê bình học thuật nhắm vào đức tin
Cơ Đốc không hề suy giảm.
Năm 1784 Lee Seung Hoon nhận tên thánh Peter Lee Seung Hoon đã làm lễ
rửa tội ở Bắc Kinh rồi trở về nước, lập nhà thờ Công giáo đầu tiên của Hàn Quốc,
Thiên chúa giáo chính thức vào Hàn Quốc với tư cách là một tôn giáo sau khi nhà
thờ được xây dựng nên nhưng đã trải qua thời kỳ đầu vô cùng khó khăn. Năm
1791, bắt đầu sự kiện Yoon Ji Chung là giáo dân ở Jinsan thuộc vùng Ho Nam làm
đám tang của mẹ theo kiểu Thiên chúa giáo đã châm ngòi và khởi đầu cho sự đàn
áp Thiên chúa giáo. Đặc biệt, sau khi vua Jeong Jo (Chính tổ, 1752-1800) đời thứ
22 của triều đại Joseon, là người ủng hộ Tây học băng hà thì các vua tiếp theo của
Joseon đã ngược đãi Thiên chúa giáo.
Những người truyền bá đạo Thiên chúa ở Joseon như giáo chủ Angper và
mục sư Joo Mun Mo đều bị tử hình. Mặc dù có những đàn áp khốc liệt như vậy
nhưng tín dồ Thiên chúa giáo vẫn không ngừng gia tăng.
Xã hội Joseon vốn có sự phân biệt đối xử nam nữ hà khắc, rào cản thân
phận tạo khoảng cách lớn của tư tưởng Nho giáo thì giáo lý Công giáo chỉ rõ:
“Trước thần thánh, không có chuyện phân biệt nam nữ, không có thường dân và
quý tộc yangban mà tất cả đều bình đẳng” đã được xem như nguồn hy vọng mới.
Thất bại ban đầu (1593 – 1784)
Không phải lúc nào Hàn Quốc cũng là vùng đất tốt cho mầm ươm Phúc Âm.
Mặc dù Cơ Đốc giáo được thành lập trên đất nước Hàn Quốc năm 1784, mãi
đến thế kỷ 20, sau gần hai trăm năm với những nỗ lực đầy cam go, con số tín hữu
Cơ Đốc mới trở nên đáng kể trong thành phần dân số. Như thế, tại sao, sau khởi
đầu không mấy thuận lợi, Cơ Đốc giáo trở nên một đức tin được chấp nhận rộng
rãi tại Hàn Quốc, trong khi điều này lại không thể xảy ra tại những quốc gia lân
cận như Nhật Bản hoặc Trung Quốc? Để tìm câu giải đáp cần phải xem xét đến
những yếu tố phát triển trong văn hoá, chính trị và lịch sử đã khiến dân tộc Hàn trở
nên khác biệt với các lân bang. Điều này lại dẫn đến tra vấn thứ hai: Trong hai
trăm năm qua Cơ Đốc giáo đã ảnh hưởng như thế nào trên xã hội Hàn Quốc?
Những tương đồng với truyền thống Hàn Quốc

Các giáo hội Hàn Quốc biết cách sử dụng truyền thống Hàn Quốc. Không
giống Trung Quốc hay Nhật Bản, người Hàn theo đạo Shaman đã có sẵn một khái
niệm độc thần về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá mà họ gọi là Hwan-in (Hoàn Ấn)
hoặc Haneu-nim (sau này cũng gọi là Hana-nim). Theo truyền thuyết xa
xưa, Hwan-in có một con trai tên Hwan-ung, năm 2333 TCN. người này sinh một
con trai đặt tên là Tangun (Đoạn Quân). Tangun là người thành lập nước Hàn,
cũng theo chuyện kể, Tangun dã dạy người dân biết những điều căn bản về văn
minh trong suốt thời trị vì của ông kéo dài một ngàn năm. Cũng xuất hiện vài dị
bản từ truyền thuyết này, một trong số đó kể rằng Tangun được sinh ra bởi một nữ
đồng trinh – dù chuyện kể có thể là một sự thêm thắt sau này. Hiện nay vẫn có một
số nhà thần học cố gắng giải thích khái niệm Cơ Đốc về giáo lý Ba Ngôi theo ngôn
từ của ba đặc tính thần linh của truyền thuyết Tangun. Dù chỉ là truyền thuyết, điều
này lại là một chuẩn bị tốt về mặt tâm lý giúp người dân Hàn chấp nhận giáo lý
về Chúa Jesu hoá thân thành người (incarnation).
Ngoài ra, kết hợp các nghi lễ Shaman để cầu các thế lực siêu nhiên giúp cho
các tín đồ có thêm sức khỏe và nhận được nhiều phúc đức
Thiện cảm trong giới khoa bảng - Trường Shilhak
Dù vậy, vẫn có một số học giả có thiện cảm với Cơ Đốc giáo. Các thành
viên của trường Shilhak (học đi đôi với hành) rất tâm đắc với điều họ nhìn nhận là
những giá trị của quyền bình đẳng trong Cơ Đốc giáo. Ủng hộ một cấu trúc xã hội
dựa trên tài năng chứ không phải trên nguồn gốc gia đình, các học giả trường
Shilhak (thường bị chống đối gay gắt bởi giới cầm quyền) nhận ra Cơ Đốc giáo
cung ứng một nền tảng ý thức hệ cho niềm tin của họ. Như vậy, khi Công giáo
được thành lập năm 1784, đã có sẵn một thành phần trí thức ủng hộ tôn giáo này –
sự ủng hộ này là nhân tố căn cốt cho sự phát triển đức tin Công giáo trong thập
niên 1790. Một nghiên cứu tiến hành năm 1801 chỉ ra rằng có đến 55% tín hữu
Công giáo có mối quan hệ gia đình với trường Shilhak. Rõ ràng là nhân tố quan
trọng đầu tiên kích hoạt sự tăng trưởng của Cơ Đốc giáo là thiện cảm của một thiểu
số thuộc thành phần tinh hoa có học thức của xã hội Hàn Quốc.
Quyền Lãnh đạo của Tín hữu

Nhân tố quan trọng thứ hai là Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc khởi đầu như là
một phong trào tín hữu (lay) tự phát tại địa phương mà không hề bị áp đặt bởi một
hệ thống giáo phẩm từ nước ngoài.
Nhà nguyện Công giáo đầu tiên được thành lập năm 1784 tại Bình
Nhưỡng bởi Lee Seung Hoon, một nhà ngoại giao đã chịu lễ rửa tội tại Bắc Kinh.
Năm 1786, Lee tiến hành thành lập một hệ thống các linh mục tình nguyện (lay-
priest) Mặc dù hệ thống này bị đình chỉ bởi Vatican (năm 1789) với lý do sự bổ
nhiệm linh mục tình nguyện là vi phạm luật giáo hội (Canon Law), sự kiện cần ghi
nhớ là Cơ Đốc giáo được truyền bá vào Hàn Quốc bởi những tín hữu bản địa,
không phải bởi các chức sắc ngoại quốc.
Cộng đồng Kháng Cách thành lập trường học
Đức tin Kháng Cách được truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 bởi hai nhà
truyền giáo người Mỹ: Henry Apenzeller thuộc Giáo hội Giám Lý và Horace
Underwood thuộc Giáo hội Trưởng Lão. Đặc biệt quan tâm đến công tác phổ
biến Kinh Thánh (đã được dịch sang tiếng Hangul từ năm 1881 đến
năm 1887 bởi Mục sư John Ross, một nhà truyền giáo người Tô Cách Lan tại Mãn
Châu) những nhà tiên phong Kháng Cách thiết lập các cơ sở giáo dục tại Hàn
Quốc. Trường Paejae (배재고등학교) dành cho nam sinh thuộc Giáo hội Trưởng
Lão thành lập năm 1885, còn Giáo hội Giám Lý mở trường Ehwa (이화여자고등
학교) - nay là Đại học Phụ nữ Ehwa - dành cho nữ sinh vào năm kế tiếp. Cùng với
nhiều ngôi trường khác được thành lập sau đó, hai cơ sở giáo dục này đã góp phần
không nhỏ vào sự tăng trưởng mau chóng của đức tin Kháng Cách trong vòng đại
chúng, đến đúng thời điểm đã giúp đức tin Kháng Cách vượt qua Công giáo để trở
nên tiếng nói lãnh đạo trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc. Cũng trong giai
đoạn này số lượng phụ nữ biết chữ tăng cao, trước đó họ không được hưởng được
gì từ hệ thống giáo dục của đất nước.
Sử dụng chữ Hàn
Tín hữu Cơ Đốc sử dụng tiếng Hàn và loại chữ viết Hangul dễ học để có thể
truyền bá đức tin của mình ra bên ngoài giới khoa bảng (chỉ sử dụng ngôn ngữ bác
học là chữ Hán). Dù còn nhiều điều cần phải bàn về chữ Hangul, Giáo hội Công

giáo là cộng đồng đầu tiên chính thức công nhận giá trị của nó. Đầu thập niên
1780, những phần của sách Phúc Âm bằng chữ Hangul bắt đầu xuất hiện; các sách
giáo lý như cuốn Chuyo Yogi được ấn hành trong thập niên 1790 và khoảng thập
niên 1800 một thánh ca Công giáo cũng được xuất bản.
Năm 1887, John Ross, nhà truyền giáo Trưởng Lão đến từ Scotland hoàn tất
công cuộc dịch thuật Kinh Thánh sang tiếng Hàn, ngay lập tức các nhà lãnh đạo
Kháng Cách tập trung vào nỗ lực phổ biến Kinh Thánh rộng rãi cho người dân
Hàn.
Gắn bó với tinh thần dân tộc Hàn
Có lẽ nhân tố quan trọng nhất giúp Cơ Đốc giáo được chấp nhận rộng rãi tại
Hàn Quốc là nhiều tín hữu Cơ Đốc đã gắn bó với chính nghĩa đấu tranh cho dân
tộc Hàn trong thời kỳ đất nước này bị Nhật Bản chiếm đóng (1905–1945). Khi ấy,
người dân phải chịu đựng nhiều thống khổ; có đến bảy triệu người bị lưu đày hoặc
bị trục xuất khỏi quê hương cùng lúc với một chiến dịch có hệ thống nhằm xóa bỏ
mọi dấu vết của bản sắc dân tộc và văn hóa Hàn. Đến năm 1938, ngay cả tiếng Hàn
cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Ngày 1 tháng 3 năm 1919, một hội nghị gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và
giới chuyên môn đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Dù hội nghị được tổ chức
bởi những nhà lãnh đạo của đạo Chondogyo, 15 trong số 33 chữ ký là của những
người thuộc cộng đồng Kháng Cách – nhiều người bị bắt giữ sau đó. Năm 1919
chứng kiến sự ra đời của Ulmindan ("Đạo quân Người Công chính") với thành
phần chính là Công giáo, và sự thành lập chính phủ lưu vong đặt cơ sở tại Trung
Hoa dưới sự lãnh đạo của Lee Seung Man , một tín hữu Giám Lý. Song tác nhân
chính giúp nối kết Cơ Đốc giáo với tinh thần yêu nước trong mắt người dân Hàn là
sự kiện nhiều tín hữu Cơ Đốc dám từ khước thờ lạy Thiên hoàng Nhật Bản, một
điều bắt buộc trong thập niên 1930. Mặc dù tín hữu Cơ Đốc khước từ thờ lạy Thiên
hoàng dù phải chịu tù đày vì cớ xác tín tôn giáo hơn là chính trị, nhiều người dân
Hàn nhìn xem điều này như là sự biểu thị mạnh mẽ lòng yêu nước và sự đề kháng
chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản.
Sự phát triển không ngừng của Cơ Đốc giáo ở Hàn Quốc :

Số lượng tín hữu phát triển không ngừng, chiếm 10% dân số (2010) và
hướng đến đạt 20% dân số theo đạo Cơ Đốc giáo 2020
Theo thống kê của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, số tín hữu công giáo tại
nước này vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2010, có thêm 140,644 người được rửa tội. So
với những năm trước, con số này có phần sút giảm. Tính cho tới ngày 21 tháng 12
năm 2010, tổng số người công giáo Nam Hàn là 5 triệu 202 ngàn 589 người, tức
chiếm khỏang 10 phần trăm dân số.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul, nhấn
mạnh rằng chỉ trong vòng 10 năm số tín hữu công giáo Nam Hàn từ 3 triệu đã vọt
lên 5 triệu. Và hiện nay Giáo Hội đang thực hiện chương trình ”Rao giảng Tin
Mừng 20-20”, để từ nay cho tới năm 2020 số tín hữu công giáo đạt 20% tổng số
dân.
Bằng chứng là hiện nay có tới 30% người Hàn Quốc là Kitô hữu. Đương kim
tổng thống Lee Myoung Bak là tín hữu tin lành trưởng lão. Trong khi cố tổng
thống Kim Dae Jung, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì các dấn thân
cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Hàn, là phật tử nhưng năm 1956
đã gia nhập công giáo. Ông được coi như mẫu gương của hàng ngũ giáo dân dấn
thân trong lĩnh vực chính trị.
Trong số các nhân vật nổi bật của Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc cũng phải
kể đến Đức Hồng Y Kim Sou Huan, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul từ năm 1968 tới
1998, và mới qua đời ngày 16-2-2009 thọ 86 tuổi. Đức Hồng Y đã là người cổ võ
Giáo Hội dấn thân trong lãnh vực xã hội.
Vai trò của các mục sư: tiêu biểu là Hồng y Kim Sou Hwan: Hồng y đầu
tiên của Hàn Quốc, tuy ở vị trí cao sang nhưng suốt đời ông đã luôn cùng sát cánh
chia sẻ với người dân khó khăn yếu thế. Cho tới phút cuối cùng của cuộc đời Hồng
y đã khiến người dân phải bật khóc thành tiếng bởi câu nói ấm áp “Xin cảm ơn,
con người chúng ta hãy thương yêu nhau”. Hồng y Kim Sou-hwan tự gọi mình là
“gã ngốc”, ông là linh mục tiêu biểu cả đời cống hiến vì lòng kính Chúa yêu nước
thương dân dân bằng tình thương yêu và tấm lòng chia sẻ lớn lao. Lúc lâm chung,
cố nhân bày tỏ mong muốn đem lại ánh sáng cho người người có nguy cơ khiếm

thị và giác mạc do Hồng y hiến tặng đã trở thành món qùa vô cùng quý giá giúp 2
bệnh nhân nhìn thấy ấy sáng thế gian. Tấm lòng ấy đã khơi dậy làn sóng chia sẻ
cùng những lời hứa sẽ hiến tặng nhiều cơ quan nội tạng trong xã hội Hàn Quốc.
Cuộc đời của Hồng y Kim Sou-hwan cho thấy hình ảnh về một người theo tôn giáo
chân chính, khiến ta không khỏi nghĩ rằng đạo Thiên chúa phải chăng đã tới và đặt
gốc rễ bằng lòng tin tôn giáo trên đất Hàn Quốc.
Giáo hội Hàn Quốc đẩy mạnh sự hiệp nhất Kitô hữu
(T6, 07/01/2011 - 16:02)
Hiệp nhất thực sự chỉ bắt đầu khi chúng ta công nhận chúng ta chịu trách
nhiệm về sự chia rẽ giữa các Giáo hội Kitô giáo, chủ tịch ủy ban hiệp nhất Kitô
hữu của các giám mục Hàn Quốc nói.
Các Kitô hữu thời sơ khai cảm nghiệm sự phục sinh của Đức Giêsu đã cùng
nhau cầu nguyện liên lỉ, sống tình hiệp thông mặc dù họ cũng bị chia rẽ, Đức Tổng
Giám mục Hyginus Kim Hee Joong của tổng giáo phận Kwang Ju lưu ý trong
thông điệp nhân Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu.
“Khởi đầu của hiệp nhất Kitô hữu là hiệp thông và cầu nguyện” – Đức cha
Kim nhấn mạnh.
Ngài nói thêm người Công giáo phải “tạo cơ hội cầu nguyện chung với các
anh chị em Tin lành tại nhà hoặc nơi làm việc.”
“Khi chúng ta cố gắng hòa giải và đoàn kết trước, chúng ta có thể trở thành
muối và ánh sáng thật sự để thiết lập hòa bình của Đức Kitô trong đất nước này” –
Đức cha Kim kết luận.
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu được tổ chức tại nhà thờ Đội
quân Cứu tế ở Seoul vào ngày 21-1-2011.
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu thường niên được kỷ niệm
trên toàn thế giới từ ngày 18-25/1 đã bắt đầu từ năm 1965, khi Giáo hội Công giáo
và Tin lành ở Hàn Quốc bắt đầu viếng thăm nhau và tổ chức các cuộc họp mặt cầu
nguyện chung đầu tiên.
III. Ảnh hưởng của đạo Công Giáo và Tin Lành đến đời sống của người dân
Hàn Quốc

1.Tâm linh của người Hàn Quốc:
Giáo dân Hàn Quốc cho rằng, bằng đức tin ở chúa Giê su. Họ sẽ được ngài
ban nhiều của cải và một cuộc sống tâm linh phong phú.
Việc coi trọng sức khỏe cũng là lý do để người Hàn đến với nhà thờ(theo 1
cuộc khảo sát năm 1983).Đức tin cũng giúp chữa lành bệnh , đặc biệt khi kết hợp
với những phương pháp trị liệu y học khác thì không bị xem là bất thường ở các
nhà thờ Thiên chúa lẫn Tin lành ở Hàn Quốc. Hầu hết ở các nhà thờ Tin lành lớn ở
thành phố đều mở ra Kodowon(nhà nguyện )riêng của mình ở 1 ngọn núi hay ở 1
vùng nông thôn gần đó để tín đồ có thể hành hương hoặc ở lại cầu nguyện suốt
đêm xin đức Chúa ban ân huệ giúp chữa lành một bệnh nào đó .
Sự kết hợp các nghi lễ Saman để cầu quyền lực siêu nhiên giúp họ đạt được
sức khỏe và phúc lộ là một điểm đặc biệt của Công giáo Hàn Quốc .
2.Xã hội:
a. Giáo dục
Ảnh hưởng ban đầu của sự kiện Cơ Đốc giáo đem đến cho Hàn Quốc một
nền giáo dục hiện đại đã được đề cập ở trên. Tiến trình phát triển chữ viết Hangul
qua công tác truyền bá văn chương Cơ Đốc và qua mạng lưới trường học được
thành lập bởi các hội truyền giáo đã giúp nâng cao mặt bằng văn chương của đất
nước. Chữ Hangul, dù được phát kiến từ năm 1446 bởi những học giả trong triều
Vua Sejong (Thế Tông), trong suốt vài thế kỷ vẫn không được quan tâm vì cớ ưu
thế văn hoá vượt trội của chữ Hán. Giáo hội Công giáo là tổ chức đầu tiên chính
thức công nhận giá trị chữ Hangul. Giám mục Berneux (tử đạo năm 1866) yêu cầu
tất cả trẻ em Công giáo cần được học để biết đọc loại chữ này. Các giáo hội Kháng
Cách cũng đòi hỏi tín hữu phải biết đọc chữ Hangul như là điều kiện tiên quyết để
được dự thánh lễ Tiệc Thánh. Số phụ nữ biết đọc chữ Hangul gia tăng mau chóng,
trong một xứ sở mà phụ nữ từ lâu vẫn bị loại khỏi hệ thống giáo dục.
b. Kinh tế
Kinh tế là một lĩnh vực khác mà tinh thần Cơ Đốc được xem là một trong
những nhân tố giúp tạo ra những chuyển biến có tính đột phá. Các tín hữu Cơ Đốc,
với xác tín mạnh mẽ vào các giá trị Cơ Đốc, đã đóng góp tích cực vào phép mầu

phát triển kinh tế của đất nước này. Họ xem đức tin là nhân tố quan trọng tạo ra sự
tăng trưởng và tiến bộ của xã hội Hàn Quốc trong các lĩnh vực khác nhau trong ba
thập niên qua, họ cũng tin rằng sự thành công và thịnh vượng và chỉ dấu của phước
hạnh đến từ Thiên Chúa.
c. Quan hệ xã hội
Nếu như trong xã hội Joseon vốn có sự phân biệt đối xử nam nữ hà khắc, rào
cản thân phận tạo khoảng cách lớn của tư tưởng Nho giáo thì giáo lý Công giáo chỉ
rõ: “Trước thần thánh, không có chuyện phân biệt nam nữ, không có thường dân và
quý tộc yangban mà tất cả đều bình đẳng” đã được xem như nguồn hy vọng mới.
Có lẽ không nơi nào mà các giá trị Cơ Đốc lại có ảnh hưởng mang tính cách
mạng như trong lãnh vực quan hệ xã hội. Theo truyền thống, xã hội Hàn Quốc rất
mực tuân giữ tôn ti trật tự đặt nền tảng trên những nguyên tắc Khổng học dưới
quyền cai trị của một hoàng đế được xem là thiên tử.Theo Nho giáo, thứ tự ưu tiên
trong đời sống con người là “quân, sư, phụ”. Nghĩa là, trước hết chúng ta phải làm
tròn bổn phận với vua, hay người lãnh đạo đất nước, vì đó là người thay mặt Trời
để hướng dẫn chúng ta. Sau đó đến bổn phận đối với các bậc thầy là người dạy dỗ
ta, và cuối cùng mới đến bổn phận đối với cha mẹ. Không có một quyền xã hội nào
được dành cho phụ nữ; trẻ con phải tuyệt đối tuân phục cha mẹ, và cá nhân không
có quyền gì ngoài những quyền được xã hội ban cho. Ðạo của Chúa ngược lại, dạy
chúng ta phải chu toàn bổn phận đối với Ðức Chúa Trời trước nhất, vì Ngài là
Ðấng tạo dựng nên chúng ta, sau đó là bổn phận đối với cha mẹ rồi mới đến những
bổn phận khác.Sự dạy dỗ của Cơ Đốc giáo cho rằng mọi người được tạo dựng theo
"Hình ảnh của Thiên Chúa", và mỗi cá nhân đều có giá trị tự thân.
Liên kết chặt chẽ với khái niệm này là sự tập chú vào quyền tư hữu. Tín hữu
Cơ Đốc xem nhà vua chỉ đơn thuần là một con người và phải thần phục Thiên
Chúa như mọi thần dân của nhà vua. Họ cũng biết rằng thẩm quyền của Thiên
Chúa là lớn hơn của nhà vua. Sự truyền bá các giá trị Cơ Đốc đã góp phần vào
công cuộc giải phóng phụ nữ và bảo vệ quyền trẻ em. Kể từ năm 1784, Công giáo
nói riêng và Cơ Đốc giáo nói chung, cho phép các góa phụ tái hôn (điều này vẫn bị
cấm đoán trong các xã hội Đông Á), nghiêm cấm đa thê và quan hệ ngoài hôn

nhân, cấm đoán hành vi bạo hành cũng như ruồng bỏ vợ.
 Cơ Đốc giáo trong văn hóa gia đình
Nhiều Người quan niệm rằng, Ðạo của Chúa là đạo Tây Phương, không
thích hợp với người Á Ðông, vì không dạy con cái hiếu kính và thờ phụng cha mẹ.
Một số người khác thì nghĩ rằng khi một người tin Chúa, người đó sẽ phải lỗi đạo
làm con, vì không được phép thờ cúng ông bà cha mẹ. Mới nghe qua chúng ta thấy
những lý luận trên có vẻ đúng. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ Lời Chúa dạy, chúng ta sẽ
thấy người tin Chúa không lỗi đạo làm con, cũng không bỏ ông bỏ bà, vì Ðạo Chúa
luôn luôn đề cao bổn phận của con cái đối với cha mẹ nên đã được người dân Hàn
quốc chấp nhận. Bằng chứng là, trong sáu điều răn nói về bổn phận của con người
đối với nhau, điều đầu tiên Chúa dạy: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi”. Ðiều này nói
lên một cách mạnh mẽ rằng, đối với Chúa, trong tất cả các bổn phận của con người
đối với nhau, bổn phận con cái đối với cha mẹ là bổn phận quan trọng hơn hết.
Bổn phận con cái đối với cha mẹ đã được Ðức Chúa Trời đặt vào hàng đầu
trong số những bổn phận của con người đối với nhau. Chúa biết rằng, trước khi có
những mối quan hệ: bạn bè, thầy trò, vợ chồng, công nhân với chủ, công dân với
chính quyền …v…v chúng ta phải có mối quan hệ với người trong gia đình trước
nhất. Khi sinh ra đời, chúng ta trở thành một người con trong gia đình. Quan hệ với
cha mẹ là quan hệ đầu tiên trong đời sống. Bổn phận đối với cha mẹ cũng là bổn
phận đầu tiên chúng ta phải làm trọn. Nếu một người không làm trọn bổn phận của
một người con, người đó khó có thể trở nên người bạn tốt, người vợ, người chồng
tốt, người cha, người mẹ yêu thương, hoặc một công dângương mẫu.
Người nào hiếu kính cha mẹ, tức là tuân giữ kỷ luật trong gia đình, cũng sẽ
tuân giữ những luật lệ khác. Nếu chúng ta không vâng giữ được giới răn đơn giản
và dễ dàng nhất với những người mình gần gũi và thương yêu nhất, thì chúng ta
khó có thể giữ được những luật lệ khó hơn và quan hệ đến những người xa lạ hơn.
Một lý do khác khiến Chúa đặt điều răn hiếu kính cha mẹ lên hàng đầu là gia đình
là căn bản của xã hội. Gia đình là nền tảng cho đời sống, gia đình có ảnh hưởng
sâu đậm trên đời sống cá nhân cũng như xã hội. Nếu gia đình không bền vững,
thiếu tình thương, thiếu kính trên nhường dưới thì xã hội sẽ thiếu tôn ti trật tự. Hơn

nữa, gia đình là nơi con người được rèn luyện sớm nhất, cũng là nơi để con người
áp dụng tiêu chuẩn sống của Chúa trước nhất. Chúng ta phải làm trọn bổn phận
trong gia đình rồi mới có thể nói đến những bổn phận quan trọng khác.
Một số lời dạy tiêu biểu trong sách sách Châm ngôn trong Thánh Kinh Cựu
Ước:
Hỡi con, hãy nghe lời khuyên dạy của cha, chớ bỏ các phép tắc của mẹ con
Hỡi con hãy nghe lời khuyên dạy của một người cha, khá chú ý vào
hầu cho biết sự thông sáng.
Kẻ hảm hại cha mình và xô đuổi mẹ mình là một con trai gây xấu hổ, gom
góp sỉ nhục
Ngọn đèn của kẻ rủa sả cha mẹ mình sẽ tắc giữa vùng tăm tối mờ mịt
Hãy nghe lời cha đã sanh ra con, chớ khinh bỉ mẹ con khi người trở
nên già yếu.
Trong những lời dạy về bổn phận giữa người đối với người, Thánh Kinh
luôn luôn nói đến sự hỗ tương, nghĩa là người này có bổn phận với người kia thì
người kia cũng phải có bổn phận với người này. Nếu con cái có bổn phận đối với
cha mẹ thì cha mẹ cũng có trách nhiệm đối với con cái Cha mẹ có niềm tin Cơ
Đốc biết xem con cái là sự ban cho của Thiên Chúa và họ có trách nhiệm nuôi
nấng con cái. Không những chỉ lo cho con có đủ thức ăn và quần áo mặc, cha mẹ
có trách nhiệm bảo vệ con khỏi những nguy hiểm trong đời sống, ngoài ra họ còn
hướng dẫn, dạy dỗ, làm gương, nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, gần gũi và yêu
thương con, cha mẹ còn có trách nhiệm hướng dẫn con trong đời sống đức tin để
con nên người trưởng thành, hữu dụng cho Chúa và cho người xung quanh. Tục
tảo hôn và tệ hắt hủi con gái cũng bị cấm.
d.Chính trị:
Có lẽ nhân tố quan trọng nhất giúp Cơ Đốc giáo được chấp nhận rộng rãi tại
Hàn Quốc là nhiều tín hữu Cơ Đốc đã gắn bó với chính nghĩa đấu tranh cho dân
tộc Hàn trong thời kỳ đất nước này bị Nhật Bản chiếm đóng (1905–1945). Khi ấy,
người dân phải chịu đựng nhiều thống khổ; có đến bảy triệu người bị lưu đày hoặc
bị trục xuất khỏi quê hương cùng lúc với một chiến dịch có hệ thống nhằm xóa bỏ

mọi dấu vết của bản sắc dân tộc và văn hóa Hàn. Đến năm 1938, ngay cả tiếng Hàn
cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Ngày 1 tháng 3 năm 1919, một hội nghị gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và
giới chuyên môn đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Dù hội nghị được tổ chức
bởi những nhà lãnh đạo của đạo Chondogyo, 15 trong số 33 chữ ký là của những
người thuộc cộng đồng Kháng Cách – nhiều người bị bắt giữ sau đó. Năm 1919
chứng kiến sự ra đời của Ulmindan ("Đạo quân Người Công chính") với thành
phần chính là Công giáo, và sự thành lập chính phủ lưu vong đặt cơ sở tại Trung
Hoa dưới sự lãnh đạo của Lee Sung Man (Lý Thừa Vãn), một tín hữu Giám
Lý. Song tác nhân chính giúp nối kết Cơ Đốc giáo với tinh thần yêu nước trong
mắt người dân Hàn là sự kiện nhiều tín hữu Cơ Đốc dám từ khước thờ lạy Thiên
hoàng Nhật Bản, một điều bắt buộc trong thập niên 1930. Mặc dù tín hữu Cơ Đốc
khước từ thờ lạy Thiên hoàng dù phải chịu tù đày vì cớ xác tín tôn giáo hơn là
chính trị, nhiều người dân Hàn nhìn xem điều này như là sự biểu thị mạnh mẽ lòng
yêu nước và sự đề kháng chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản.
C. KẾT LUẬN
Không giống với tôn giáo bản địa, Công giáo và Tin Lành là các tôn giáo
được tiếp nhận từ phương Tây và phát triển với một quy mô rộng lớn và tốc độ
nhanh chóng. Đó là một đặc thù của đời sống văn hóa tâm linh thời hiện đại của
Hàn Quốc. Nó phản ánh một sự khủng hoảng của các tôn giáo cũ và sự giao lưu
với văn hóa phương Tây của văn hóa Hàn. Trong thời hiện đại, Cơ Đốc giáo đã
thâm nhập mạnh mẽ vào Hàn Quốc, mang theo một nhân tố quan trọng có thể làm
thay đổi bối cảnh tinh thần của người dân. Tốc độ công nghiệp hóa xảy ra ở Hàn
Quốc trong vòng hai thập kỷ có thể so sánh với hai thế kỉ ở phương Tây, đã mang
đến nhiều đau khổ và chán ghét do cuộc sống quá căng thẳng làm tan đi sự bình
yên về tâm hồn của người Hàn, thúc đẩy họ đi tìm sự an ủi trong các hoạt động tôn
giáo. Ngày nay, Công Giáo và Tin Lành vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
của người dân Hàn Quốc với số tín đồ chiếm hơn một nửa trong số những người có
tín ngưỡng./.

×