Tải bản đầy đủ (.ppt) (70 trang)

Bài giảng Ngữ pháp - Ngữ pháp tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.58 KB, 70 trang )

BÀI GIẢNG: NGỮ PHÁP –
NGỮ PHÁP TiẾNG ViỆT
Tài liệu tham khảo
1. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt,
NXB GD, HN, 2005.
2. Ủy ban Khoa học xã hội VN, Ngữ pháp
tiếng Việt, NXB KH XH, HN, 1983.
NGỮ PHÁP

NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC

ĐẶC ĐiỂM CỦA NGỮ PHÁP

Ý NGHĨA NGỮ PHÁP

PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP

PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP

QUAN HỆ NGỮ PHÁP
NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC
1. Ngữ pháp

Ngữ pháp là thuật ngữ Hán – Việt.Thuật ngữ này có
nguồn gốc từ tiếng Latin (grammatike).

Là hệ thống các quy tắc về cấu tạo từ, cách biến hình
từ, cách kết hợp từ để tạo thành những kết cấu lớn
hơn từ (ngữ và câu) của một NN.


NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC
2. Ngữ pháp học

Là bộ môn KH học nghiên cứu về ngữ pháp.

Phân loại ngữ pháp học:

Ngữ pháp học đại cương

Ngữ pháp học cụ thể

Ngữ pháp học lịch đại

Ngữ pháp học đồng đại
Ngữ pháp và ngữ pháp học

Các bộ phận nc ngữ pháp:

Từ pháp học

NC các quy tắc cấu tạo từ: đơn vị cấu tạo từ và
phương thức cấu tạo từ.

Hình thái của từ (hình thái học): nc quy tắc biến
đổi từ.

Từ loại

Cú pháp học


Cụm từ

câu
ĐẶCĐIỂM CỦA NGỮ PHÁP

Tính khái quát

Khái quát các quy luật.

Thể hiện cái chung, phổ biến nhất trong hàng loạt cấu
trúc.

Tính hệ thống

Là bao gồm các đơn vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp
thuộc nhiều bậc khác nhau.

Tính bền vững

Số lượng phương thức NP có hạn, không thay đổi.

Các quy tắc cấu tạo từ, câu biến đổi chậm.
Ý NGHĨA NGỮ PHÁP

Ý NGHĨA TỪ VỰNG:

Ý nghĩa riêng của từng từ,

Có tính khái quát, là cái
biểu hiện cho hàng loạt sự

vật đã được khái quát
thành tên gọi, nhưng
không có tính chất chung
cho nhiều từ.

Phản ánh và phân loại các
đối tượng riêng lẻ.

Ý NGHĨA NGỮ PHÁP:

Nghĩa chung của nhiều từ,
cho cả một loạt từ, hàng
loạt kết cấu câu.

Có tính khái quát và trừu
tượng cao hơn ý nghĩa từ
vựng.

Phân biệt cả một loạt đối
tượng.

Có ý nghĩa thuộc các phạm
trù: giống, số, cách, ngôi…
PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
1. Khái niệm

Là tập hợp những hình thức NP thành nhóm để biểu
thị ý nghĩa NP cùng loại.

Hình thức ngữ pháp là dấu hiệu vật chất (ngữ âm) để

biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng không thay
đổi.

Khái quát các hình thức np lại thành các phương thức
chính gọi là phương thức ngữ pháp.
Các phương thức ngữ pháp
1. Phương thức phụ tố:

Phụ tố là những hình vị có ý nghĩa NP.

Phụ tố không tồn tại bên ngoài từ mà thường đi
kèm với căn tố để biến đổi từ nhằm biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp của từ hoặc cấu tạo từ mới.

Có 3 loại phụ tố:

Tiền tố: possible - impossible, stop – nonstop,

Trung tố: bơsao (cãi nhau)- borơsao (sự cãi
nhau)

Hậu tố:, comfort – comfortable, boy – boys, …
Các phương thức ngữ pháp
2. Phương thức biến tố bên trong (luân phiên ngữ
âm học): là sự biến đổi của thành phần ngữ
âm của gốc từ bằng biến tố bên trong.

VD: foot – feet, woman – women, run – ran, ….
3. Phương thức thay căn từ (gốc từ): dùng một
gốc từ khác để biểu thị ý nghĩa np.


VD: good – better, bad – worse, bon – meilleur, …
4. Phương thức trọng âm: thường được dùng để
chuyển từ loại hoặc thay đổi nghĩa của từ.

VD: ímport(n) – impórt (v), hána – haná, …
Các phương thức ngữ pháp
5. Phương thức ngữ điệu: dùng để biểu hiện ý nghĩa tình
thái của câu, như tường thuật, nghi vấn, khẳng định,
phủ định.
VD: mẹ con về rồi!
Mẹ con về rồi?
Mẹ, con về rồi!
6. Phương thức láy: lặp lại toàn phần hay một phần gốc
từ để biểu thị một ý nghĩa nhất định.
VD: nắng – nắng nôi (từ mới)
nắng - năng nắng, người – người người,
xinh – xinh xinh (dạng thức np mới), …
Các phương thức ngữ pháp
7. Phương thức hư từ: là dùng những từ chỉ biểu thị ý
nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu, như kết từ,
phụ từ, mạo từ.

VD: Nó đã về nước rồi; I will go,
Chị ấy mua nhiều sách quá, những 20 cuốn.
8. Phương thức trật tự từ: trong câu, khi các từ được sắp
xếp theo trật tự trước sau khác nhau thì câu có ý nghĩa
khác nhau.

VD: em chồng ≠ chồng em, race horse ≠ horse rase,

he is there – is he there?…
Bao giờ chị đi Huế?
Chị đi Huế bao giờ?
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
1. Khái niệm

Là sự khái quát các ý nghĩa np cùng loại
được biểu hiện bằng các hình thức np nhất
định.
2. Các loại phạm trù NP

Phạm trù từ loại

Phạm trù ngữ pháp biến đổi từ (hình thái của từ)

Phạm trù ngữ pháp tổ hợp từ
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
a. Phạm trù từ loại

Là sự tập hợp các từ trong một NN thành những loại
theo những đặc trưng chung về ý nghĩa ngữ pháp và
hình thức np.

Tiêu chí phân loại: ý nghĩa khái quát và đặc
điểm hoạt động np của từ.

Phân loại từ loại

Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ,


Phụ từ, kết từ, trợ từ, thán từ.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
b. Phạm trù ngữ pháp biến đổi từ (hình thái của
từ): là các phạm trù np được biểu hiện ở chính
bản thân của từ, bằng các hình thái np (dạng
thức np)(grammatical form) của từ.

Trong các NN biến hình, một từ có thể có một
vài hình thái. Mỗi hình thái đó biểu thị một
hoặc vài ý nghĩa np. Tập hợp các hình thái
giống nhau về ý nghĩa và hình thức biểu hiện
của các từ khác nhau này sẽ có một phạm trù
np.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Trong tiếng Việt (T.Hán, T.Thái…) từ không biến đổi hình
thái. Vì vậy, các NN này không có phạm trù ngữ pháp
biến đổi từ.

Một số phạm trù biến đổi từ phổ biến trong các NN biến
hình: Phạm trù giống, Phạm trù số, Phạm trù cách,
Phạm trù thể, Phạm trù thì.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Phạm trù giống

Là phạm trù np của danh từ. Danh từ thuộc những
giống khác nhau có hình thức khác nhau gồm có:
giống đực, giống cái, giống trung.


VD: ctol (gđ), gazeta (gc), pismo (gt)…

Phạm trù số

Là sự đối lập giữa số ít và số nhiều.

Là phạm trù np của danh từ.

VD: book – books, kodomo – kodomotachi, watashi –
watashitachi, …
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Phạm trù cách

Là phạm trù np của danh từ.

Biểu thị mối quan hệ np giữa danh từ với các
từ khác trong cụm hoặc trong câu.
Ví dụ: Tiếng Nga có 6 cách, tiếng Đức có 4
cách, tiếng Ả Rập có 3 cách, tiếng Phần Lan
có 16 cách, tiếng Hungari có 18 cách, …
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Phạm trù ngôi

Là phạm trù np của các đại từ nhân xưng.
Các động từ liên quan đến nó.

Có 3 ngôi:


Ngôi thứ nhất số ít và số nhiều: người nói.

Ngôi thứ hai số ít và số nhiều: người nghe.

Ngôi thứ ba số ít và số nhiều: đối tượng được nói
tới.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Phạm trù thì

Là phạm trù của động từ.

Quan hệ của hoạt động mà nó biểu hiện so
với thời điểm nói.

Mỗi NN có số lượng thì khác nhau.

Các thì phổ biến:

Thì quá khứ

Thì hiện tại,

Thì tương lai.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Phạm trù thể

Là phạm trù np của động từ.


Phân biệt những quá trình có giới hạn: giới
hạn bắt đầu và kết thúc - thuộc phạm trù thể
hoàn thành.

Quá trình không có giới hạn: thuộc phạm trù
chưa hoàn thành thể.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
c. Phạm trù ngữ pháp tổ hợp từ(ph. trù từ vựng - np)

Phạm trù này xh khi các từ kết hợp với nhau trong câu.

Ý nghĩa np của các phạm trù này là ý nghĩa quan hệ
của các từ trong các kết cấu cú pháp (câu).

Có 2 loại:
1) Phạm trù chức năng cú pháp của từ (phạm trù np về vị
trí của từ): là một điểm trong chuỗi lời nói do một từ
(hay một cụm từ cố định) chiếm giữ và thực hiện một
chức năng np (cú pháp) nhất định.
VD: mẹ yêu con (mẹ: chủ ngữ - con: bổ ngữ)
Con yêu mẹ (con: chủ ngữ - mẹ: bổ ngữ)
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Các thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ
ngữ, định ngữ, trạng ngữ đều là các phạm trù
np.

Mỗi phạm trù này đều là sự thống nhất giữa ý
nghĩa np và hình thức np.
Ví dụ: Phạm trù định ngữ:


Ý nghĩa np: là xác định đặc điểm, t/c của sự vật
được danh từ biểu hiện.

Hình thức biểu hiện

Trong các NN biến hình, chắp dính là các phụ tố phù hợp về
giống, số, cách với danh từ được hạn định.

Trong các NN đơn lập, sd các phương thức trật tự từ và pt
hư từ: định ngữ đặt sau danh từ được hạn định.
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Mỗi thành phần câu được xác định bằng một trong bốn
quan hệ:

Quan hệ vị tính (chủ vị): là quan hệ giữa đối
tượng và đặc trưng của nó. (chim hót, bài
hát hay)

Quan hệ đối tượng: đối tượng phụ thuộc vào
một đối tượng khác, hoặc đối tượng phụ
thuộc vào quá trình chính diễn ra. (ăn cơm,
mua sách cho con)
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Quan hệ thuyết định: thể hiện đặc trưng
của đối tượng và chính đối tượng mang
đặc trưng đó.(bác sĩ già, ca sĩ trẻ)


Quan hệ trạng huống: là tình trạng, đ/k,
quá trình, động cơ… mà đối tượng hoạt
động. (học lúc 8h (tg), nói nhanh, nói
trôi chảy (phương thức hành động))

×