Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đề tài công nghệ Wimax

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 31 trang )

MỞ ĐẦU


Trong kỉ nguyên Internet ngày nay, ngành điện tử viễn thơng đã và đang góp
một phần lớn vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ hệ thống
chuyển mạch, truyền dẫn linh hoạt, tốc độc xử lý cao với nhiều phương thức truyền
dẫn hiện đại tới các thiết bị đầu cuối đa dạng. Bên cạnh đó với sự đòi hỏi ngày càng
cao của đời sống xã hội, về mặt chất lượng dịch vụ, như tốc độ kết nối, còn phải đáp
ứng được yêu cầu về mỹ quan cũng như sự ưu việt của công nghệ. Từ những thực tế
đó cơng nghệ WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) ra đời là
một thành quả đáng khích lệ, là nấc thang mới cho mạng viễn thông hiện tại.
WiMAX là công nghệ dựa trên chuẩn 802.16 cho phép cung cấp các dịch vụ
truy nhập không dây mọi lúc mọi nơi. Nó được xây dựng trên nền tảng ghép kênh
phân chia theo tần số trực giao OFDM và lớp MAC linh hoạt, mềm dẻo.Do vậy, các
sản phẩm của WiMAX có thể sử dụng trong các loại hình cố định hoặc di động.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Wimax sẽ nhanh chóng vượt qua các cơng
nghệ hiện có như Wi- Fi hay 3G, bởi khả năng kết nối băng thông rộng tốc độ cao
trong phạm vi rộng lớn hơn. Hơn nữa, việc cài đặt dễ dàng, tiết kiệm chi phí cho các
nhà cung cấp dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ cho người sử dụng.
Xuất phát từ những tiềm năng nêu trên, nhóm em đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu của mình là:" Cơng nghệ Wimax ".
 Đề tài gồm có 4 chương:
-

Chương 1: Khái niệm cơng nghệ WiMax

-

Chuơng 2: Khái quát về công nghệ WiMax

-



Chương 3: Các công nghệ trong WiMax và WiMax di động

-

Chuơng 4: Ứng dụng và tiềm năng phát triển

1


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ WIMAX
I.1 Lịch sử, quá trình phát triển
I.1.1 Lịch sử
Hiện nay có rất nhiều phương pháp truy cập Internet. Mỗi phương pháp truy cập đều
có đặc điểm riêng :
- Với Modem quay số điện thoại thì tốc độ thấp
- ADSL có tốc độ lên tới 8Mb/s nhưng cần có đường dây kết nối
- Thuê bao riêng: giá thành đắt, khó triển khai ở các khu vực có địa hình phức tạp
- Hệ thống thơng tin di động hiện nay cung cấp tốc độ truyền 9.6 Kb/s là rất thấp so
với nhu cầu người sử dụng
- GSM(2G), GPRS(2.5G) cho phép truy cập ở tốc độ 172,2 Kb/s hay EDGE ở 300
đến 400 Kb/s cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ Internet
- Hệ thống di động 3G thì tốc độ truy cập cũng không vượt quá 2 Mb/s
- Mạng Wifi( hay LAN khơng dây) chỉ có thế áp dụng cho các máy tính trao đổi
thơng tin khoảng cách ngắn).
Với thực tế các công nghệ như vậy, cần đưa ra giải pháp truy cập internet băng rộng
cố định/di động có thể sẽ thay thế những công nghệ hiện nay và truy cập bất cứ nơi đâu ở
bất cứ khi nào với tốc độ cao, đó chính là cơng nghệ WIMAX.
WiMax tập trung giải quyết các vấn đề trong mạng vô tuyến ngoài trời băng rộng
điểm – điểm, điểm – đa điểm. Hoạt động của WiMAX rất mềm dẻo và tương tự như của

WiFi khi truy cập mạng tức là khi một máy tính có nhu cầu truy cập mạng thì nó sẽ tự động
kết nối đến trạm anten WiMAX gần nhất. Điều quan trọng nhất WiMAX xây dựng dựa trên
tiêu chuẩn IEEE.802.16.
I.1.2 Quá trình phát triển :
Quá trình phát triển của WiMAX qua một số chuẩn như:
Đầu tiên là chuẩn IEEE 802.16a, được công nhận vào tháng 1/2003.Với dải tần hoạt
động 11 GHz , nó cho phép kết nối mà khơng cần thỏa mãn điều kiện tầm nhìn thẳng. Điều
này khiến cho chuẩn IEEE 802.16a trở thành một công nghệ sáng giá dành cho các ứng
dụng kết nối đầu cuối và những ứng dụng hay bị ảnh hưởng của vật cản, cũng như dành cho
các trạm gốc chỉ gắn được trong nhà mà không gắn được trên đỉnh tháp hay đỉnh núi.

2


Tiếp theo đó là dải tần hoạt động thấp hơn: Phiên bản 802.16-2004, là chuẩn mà diễn
đàn WiMAX tập trung vào. Chuẩn này chỉ dành cho công nghệ WiMAX cố định, cơ động
mang xách chứ không dành cho WiMAX di động.
Vào tháng 12 năm ngoái, chuẩn 802.16e đã được phê chuẩn, bổ sung thêm khả năng
di động thông qua các thay đổi lớp MAC, chuyển giao BTS và lớp vật lý mới SOFDMA.
Nhóm IEEE 802.16 cũng đang nghiên cứu phiên bản 802.16m với mục đích đẩy tốc
độ truyền lên lớn hơn 350Mbps trong khi vẫn tương thích với WiMAX cố định và di động
hiện có. Phiên bản này theo dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối 2009, như là một bước tiến vượt
trội hơn 3G LTE. Nó vẫn dựa trên kỹ thuật ăng-ten MIMO trên nền công nghệ đa truy nhập
OFDMA với số lượng ăngten phát và thu nhiều hơn. WiMAX di động « Wave 2 ». 802.16m
trang bị 4 ăng-ten phát và 4 ăng-ten thu sẽ có thể đẩy tốc độ truyền lên lớn hơn 350Mbps.
Theo dự kiến, WiMAX Release 2 với sự hoàn thiện của 802.16m sẽ hoàn thành vào cuối
năm 2009 và có thể bắt đầu triển khai dịch vụ từ 2010

Sơ đồ phát triển của công nghệ wimax
I.2 Khái niệm:

- WiMax (Worldwide Interoperability for Microwave Access) là một công nghệ truy nhập
không dây băng thông rộng mới, dựa trên chuẩn IEEE 802.16, còn được gọi là
WirelessMAN. WiMAX cho phép người dùng có thể duyệt Internet trên máy laptop mà
không cần kết nối vật lý bằng cổng Ethernet tới router hoặc switch.
- WiMAX cho phép kết nối băng rộng vô tuyến cố định, nomadic (người sử dụng có thể di
chuyển nhưng cố định trong lúc kết nối), mang xách được và cuối cùng là di động mà khơng
cần thiết ở trong Tầm nhìn thẳng (Line-of-Sight) trực tiếp tới một trạm gốc.
- WiMAX là một công nghệ dựa trên các chuẩn, cho phép truy cập băng rộng vô tuyến đến
đầu cuối (last mile) như một phương thức thay thế cho cáp và DSL.
3


- WIMAX là kỹ thuật viễn thông cung cấp việc truyền dẫn không dây ở khoảng cách lớn
bằng nhiều cách khác nhau, từ kiểu kết nối điểm - điểm cho tới kiểu truy nhập tế bào.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ WIMAX
II.1 Thành phần
II.1.1 Thành phần hệ thống : Gồm có 2 phần:
II.1.1.1 Trạm gốc Wimax:
- Bao gồm các thiết bị điện tử trong nhà (indoor electronics) và một cột phát
( WIMAX TOWER).
- Một trạm gốc có thể phủ sóng trong bán kính 10 km ( theo lí thuyết một trạm gốc
có thể phủ sóng trong bán kính 50 km).
- Bất kì node khơng dây nào nằm trong vùng bao phủ đều có thể truy cập tới Internet.
II.1.1.2 Trạm thu Wimax:
- Trạm thu hoặc anten có thể là một hộp chuẩn stand-alone hoặc card PC trong máy
tính hay máy tính xách tay.
- Truy cập tới trạm gốc tương đương với truy cập tới điểm truy cập vô tuyến trong
mạng WiFi, nhưng vùng phủ sóng lớn hơn.
- Một vài trạm gốc được kết nối với một trạm gốc khác với việc sử dụng các liên kết
sóng vi ba backhaul tốc độ cao. Điều này cho phép thuê bao WIMAX chuyển vùng

từ một trạm gốc này tới vùng trạm gốc khác, giống như chuyển vùng được cho
phép bởi các công ty điện thoại tổ ong.

Hình:Cấu hình mạng trong các vùng thành thị và nông thôn
4


II.1.2 Thành phần công nghệ:
- Các chuẩn và công nghệ chính sử dụng trong WiMAX:
+ Chuẩn IEEE802.16
+ Lớp MAC
+ Kỹ thuật OFDM
+ FEC (Forward Error Corection)
- Trên đây là những thành phần cơng nghệ mà WIMAX nói chung sử dụng.
- Với WIMAX di động, do đặc thù của tính di động nên người ta còn phải chú trọng nhiều
đến những vấn đề liên quan để tăng khả năng phát sóng và thu sóng của thiết bị di động.
II.1.3 . Các băng tần của WiMAX :
Các băng được phân bổ cho WiMAX là:
- Băng 3400-3600MHz (băng 3.5GHz)
Băng 3.5Ghz là băng tần được nhiều nước phân bổ cho hệ thống truy cập không dây cố
định (Fixed Wireless Access – FWA) hoặc cho hệ thống truy cập không dây băng rộng
(WBA). WiMax cũng được xem là một cơng nghệ WBA nên có thể sử dụng băng tần này.
Đối với Việt Nam, do băng tần này được ưu tiên dành cho hệ thống vệ tinh Vinasat
nên hiện tại không thể triển khai cho WiMax.
- Băng 3600-3800MHz
Băng 3600-3800MHz được một số nước châu Âu xem xét để cấp cho WBA.
- Băng 3300-3400MHz (băng 3.3 GHz)
Chuẩn WiMax áp dụng ở băng tần này tương tự như với băng 3.5GHz, đó là WiMax
cố định, chế độ song công FDD hoặc TDD, độ rộng kênh 3.5MHz hoặc 7MHz.
Băng tần này được phân bổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam đang xem xét phân bổ

chính thức.
- Băng 2500-2690MHz (băng 2.5 GHz)
Băng tần này là băng tần được WiMax Forum ưu tiên lựa chọn cho WiMax di động
theo chuẩn 802.16-2005. Lý do:
+ So với các băng trên 3GHz điều kiện truyền sóng của băng tần này thích hợp cho các
ứng dụng di động.
+ Khả năng băng tần này sẽ được nhiều nước cho phép sử dụng WBA bao gồm cả
WiMax. WiMax ở băng tần này có độ rộng kênh là 5MHz, chế độ song công TDD, FDD.
-Băng 2300-2400MHz (băng 2.3 GHz)
5


Băng 2.3GHz cũng có đặc tính truyền sóng tương tự như băng 2.5GHz nên là băng tần
được WiMax Forum xem xét cho WiMax di động.
Hiện có một số nước phân bổ băng tần này cho WBA như Hàn Quốc (triển khai
WiBro), Úc, Mỹ, Canada, Singapore.
Ở Việt Nam, đây là một băng tần có khả năng sẽ được sử dụng để triển khai
WBA/WiMax.
- Băng 5725-5850MHz (băng 5.8 GHz)
Băng tần này được WiMax Forum quan tâm vì đây là băng tần được nhiều nước cho
phép sử dụng không cần cấp phép và với công suất tới cao hơn so với các đoạn băng tần
khác trong dải 5GHz (5125-5250MHz, 5250-5350MHz), vốn thường được sử dụng cho các
ứng dụng trong nhà. WiMax (thích hợp để triển khai WiMax cố định) độ rộng phân kênh là
10MHz, phương thức song công được sử dụng là TDD, khơng có FDD.
- Băng 700-800MHz( băng dưới 1GHz)
Với các tần số càng thấp, sóng vơ tuyến truyền lan càng xa, số trạm gốc cần sử dụng
càng ít, tức mức đầu tư cho hệ thống thấp đi(đang xem xét khả năng sử dụng)
Với Việt Nam, do đặc điểm có rất nhiều đài truyền hình địa phương nên các kênh trong
giải 470-806MHz dành cho truyền hình được sử dụng dày đặc cho các hệ thống truyền hình
tương tự.

II.2 Nguyên lý
II.2.1.Sơ đồ nguyên lý

6


II.2.2 Nguyên tắc hoạt động
WIMAX đã được tiêu chuẩn hoá theo chuẩn IEEE 802.16, sử dụng kĩ thuật phát sóng
vơ tuyến ngắn để kết nối các máy tính tới một khu vực của mạng. Q trình kết nối thơng
qua các dây kết nối DSL hoặc các bộ biến đổi cáp. Hệ thống Wimax là hệ thống đa truy cập
không dây sử dụng cơng nghệ OFDMA có các đặc điểm sau:
• Khoảng cách giữa trạm thu và phát có thể từ 30Km tới 50Km.
• Tốc độ truyền có thể thay đổi, có thể lên tới 70Mbit/s
• Hoạt động trong cả hai mơi trường truyền dẫn: đường truyền tầm nhìn thẳng LOS và
đường truyền bị che khuất NLOS.
o NLOS, loại dịch vụ Wifi, có một anten nhỏ gắn trên máy tính kết nối với tháp
anten. Trong chế độ này, Wimax sử dụng băng tần số thấp 2-11GHz (giống Wifi).
Đường truyền bước sóng ngắn thì khơng dễ dàng đứt do cản trở vật lý, chúng có
thể tốt hơn để làm nhiễu xạ, chỗ cong xung quanh khu vực chướng ngại vật.
o LOS, các điểm anten đĩa cố định đặt trên đỉnh nhà hay điểm cực hướng thẳng đến
tháp anten Wimax. Kết nối LOS thì mạnh và ổn định hơn, vì thế nó có thể gửi
nhiều dữ liệu với mức lỗi thấp. Đường truyền LOS sử dụng tần số cao hơn từ 10
đến 66GHz. Tại mức tần số cao thì nhiễu thấp và sử dụng băng thơng rộng hơn.
• Độ rộng băng tần của WiMax từ 5MHz đến trên 20MHz được chia thành nhiều băng
con 1,75MHz. Mỗi băng con này được chia nhỏ hơn nữa nhờ cơng nghệ OFDM, cho
phép nhiều th bao có thể truy cập đồng thời một hay nhiều kênh một cách linh hoạt
để đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng băng tần.
• Cho phép sử dụng cả hai cơng nghệ TDD và FDD cho việc phân chia truyền dẫn của
hướng lên (uplink) và hướng xuống (downlink). Trong cơ chế TDD, khung đường
xuống và đường lên chia sẻ một tần số nhưng tách biệt về mặt thời gian. Trong FDD,

truyền tải các khung đường xuống và đường lên diễn ra cùng một thời điểm, nhưng
tại các tần số khác nhau.
 Về mặt cấu trúc phân lớp, WIMAX được chia thành 4 lớp:
• Lớp con hội tụ (Convergence) làm nhiệm vụ giao diện giữa lớp đa truy nhập và các lớp
trên.
• Lớp điều khiển đa truy nhập (MAC layer).
7


• Lớp truyền dẫn (Transmission).
• Lớp vật lí (Physical).
Các lớp này tương ứng với hai lớp dưới cùng của mô hình OSI và được tiêu chuẩn hóa
để có thể giao tiếp với các ứng dụng lớp trên như mô tả ở hình dưới đây:

II.3 Ưu và hạn chế của cơng nghệ WiMax
II.3.1 Ưu điểm:
Chuẩn WIMAX đã được phát triển và khắc phục được những nhược điểm của các
công nghệ truy cập băng rộng trước đây, cụ thể:

Hình:Ưu điểm của cơng nghệ wimax
• Kiến trúc mềm dẻo: WiMAX hỗ trợ các cấu trúc hệ thống bao gồm điểm – đa điểm,
công nghệ lưới (mesh) và phủ sóng khắp mọi nơi. Điều khiển truy nhập môi trường – MAC,
phương tiện truyền dẫn hỗ trợ điểm – đa điểm và dịch vụ rộng khắp bởi lập lịch một khe
thời gian cho mỗi trạm di động (MS). Nếu có duy nhất một MS trong mạng, trạm gốc (BS)
8


sẽ liên lạc với MS trên cơ sở điểm – điểm. Một BS trong một cấu hình điểm – điểm có thể
sử dụng anten chùm hẹp hơn để bao phủ các khoảng cách xa hơn.
• Bảo mật cao: Bằng cách mã hóa các liên kết vơ tuyến giữa BS và MS, và sử dụng

chuẩn mã hóa tiên tiến AES và DES (trong đó là chuẩn mật mã hóa số liệu), WIMAX cung
cấp các thuê bao riêng (chống nghe trộm) và bảo vệ mạnh chống lại những hành vi đánh cắp
dịchvụ. WIMAX đồng thời cũng hỗ trợ VLAN (Virtual LAN), cung cấp khả năng bảo vệ dữ
liệu được truyền tải bởi các người sử dụng khác nhau trên cùng một BS.
• Triển khai nhanh, chi phí thấp: So sánh với triển khai các giải pháp có dây,
WIMAX u cầu rất ít hoặc khơng cần đến việc xây dựng ở bên ngồi. Mỗi lần anten và
thiết bị được lắp đặt và cấp nguồn, thì WIMAX sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ ngay. Trong
hầu hết các trường hợp, việc triển khai WIMAX có thể hồn thành chỉ tính theo giờ trong
khi các giải pháp khác phải kéo dài hàng tháng. Ngoài ra, dựa trên các chuẩn mở của
WiMAX, sẽ khơng có sự độc quyền về tiêu chuẩn này, dẫn đến việc cạnh tranh của nhiều
nhà sản xuất, làm cho chi phí đầu tư một hệ thống giảm đáng kể.
•Cung cấp các mức QoS khác nhau: WiMAX có thể được tối ưu động đối với hỗn
hợp lưu lượng sẽ được mang. Có 4 loại dịch vụ được hỗ trợ:

• Dung lượng cao: Có thể đạt được dung lượng 75 Mbit/s cho các trạm gốc với một
kênh 20 MHz trong các điều kiện truyền sóng tốt nhất.
• Độ bao phủ rộng hơn: WIMAX hỗ trợ các điều chế đa mức, bao gồm BPSK,
QPSK, 16-QAM, và 64-QAM. Khi được trang bị với một bộ khuyếch đại công suất lớn và
9


hoạt động với điều chế mức thấp (ví dụ, BPSK hoặc QPSK), các hệ thống WIMAX có thể
bao phủ một vùng địa lý rộng khi đường truyền giữa BS và MS khơng bị cản trở.
• Dịch vụ đa mức: Là loại mà QoS đạt được dựa vào thỏa thuận mức dịch vụ
(SLA) giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Hơn nữa, một nhà cung cấp dịch vụ có
thể đưa ra các SLA khác nhau cho những người đăng ký khác nhau, hoặc thậm chí cho
những người sử dụng khác nhau trong cùng một MS.
• Khả năng tương thích: WIMAX được xây dựng để trở thành một chuẩn quốc tế,
làm cho người sử dụng đầu cuối dễ dàng truyền tải và sử dụng MS của họ tại các vị trí khác
nhau, hoặc với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Tính tương thích bảo vệ vốn đầu tư ban

đầu của nhà khai thác vì nó có thể chọn lựa thiết bị từ các nhà đại lý thiết bị khác nhau, và
nó sẽ tiếp tục làm giảm giá thiết bị.
• Tính di động: Những cải tiến lớp vật lý OFDM (ghép kênh phân chia tần số trực
giao) và OFDMA (đa truy nhập phân chia tần số trực giao) hỗ trợ các thiết bị và các dịch vụ
trong một môi trường di động. Những cải tiến này, bao gồm OFDMA mở rộng được,
MIMO (Multi In Multi Out - nhiều đầu vào nhiều đầu ra), và hỗ trợ đối với chế độ idle/sleep
và handoff, sẽ cho phép khả năng di động đầy đủ ở tốc độ tới 160 km/h. Mạng WiMAX di
động cho phép người sử dụng có thể truy cập Internet không dây băng thông rộng tại bất cứ
đâu có phủ sóng WiMAX.
• Hoạt động khơng theo tầm nhìn thẳng: Thay vì truyền dẫn trong dải tần > 11GHz ,
WIMAX truyền trong dải < 11GHz cùng với các công nghệ OFDM, anten thông minh,…
tạo ra khả năng điều khiển các môi trường NLOS. Điều này giúp các sản phẩm WIMAX
phân phối băng tần rộng trong môi trường NLOS, điều mà các sản phẩm vô tuyến khác
không thể làm được.
II.3.2 Hạn chế, nhược điểm wimax
1. Vấn đề tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn dành cho WIMAX vẫn chưa hoàn thiện. Đặc
biệt là tiêu chuẩn dành cho các thiết bị WIMAX di động thì vẫn chưa có. Do đó, các thiết bị
dành đầu cuối dành cho WIMAX di dộng chưa có một sản phẩm thương mại nào mà mới
chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm.
2. Vấn đề chi phí. Các thiết bị dành cho WIMAX có u cầu cơng nghệ cao và chưa
được sản xuất đại trà do đó giá thành rất đắt. Trong thời gian tới chưa thể phố biến tới đại
bộ phận người dân.

10


3. Vấn đề tần số. Do WIMAX ra đời sau, do đó dải tần giành cho WIMAX là hạn chế
và không thống nhất ở tất cả các quốc gia nên sẽ hạn chế khả năng phổ biến trên thế giới.
Theo các tiêu chuẩn thì WIMAX có thể hoạt động trong dải tần từ 2 GHz đến 11
GHz. Tuy nhiên ở các dải tần này thì WIMAX cịn bị cạnh tranh bởi các dịch vụ khác như

thông tin vệ tinh, thông tin di động thế hệ sau.
Ngồi ra cịn một số nhược điểm khác như:
• Ảnh hưởng của thời tiết xấu có thể làm gián đoạn các dịch vụ.
• Các sóng vơ tuyến điện lân cận có thể gây nhiễu với kết nối WIMAX và là nguyên
nhân gây suy giảm dữ liệu trên đường truyền hoặc làm mất kết nối.
• Ngồi ra vì đây là cơng nghệ hồn tồn mới do đó gặp khó khăn trong lắp ráp,
thay thế ở các khu vực khác nhau.
Tất cả khiến cho WIMAX dù là một cơng nghệ mang tính ưu việt cao nhưng vẫn chưa thực
sự phổ biến và đem lại hiệu quả.
II.4 So sánh với các công nghệ không dây khác
Nhằm đánh giá công nghệ WiMAX để áp dụng triển khai trong mạng Viễn thông Việt
Nam, chúng em chỉ giới hạn phần so sánh WiMAX với các cơng nghệ có phạm vi ứng dụng
tương tự và có khả năng cạnh tranh với cơng nghệ WiMAX.
Mạng

WILAN

WIFI

Mạng truy nhập

Thiết kế hướng tới

cục bộ không

các mạng LAN

3G

Có thể là sự thay thế

Mạng diện rộng

dây
khơng dây
Giúp các thiết bị
cầm tay có thể
truy nhập
Mục
đích

Internet trong
phạm vi một

Wifi đã và đang
dùng cho từng cửa
hàng, gia đình, cá
nhân, gần như

cơng ty, hay một mạng nội bộ.
tòa nhà dễ dàng.

WIMAX

cho các mạng truy nhập
khơng dây băng rộng
- Giải pháp tồn diện

Truy nhập
Internet nhưng
chun về thoại

là chính

cho Iternet trong đơ thị,
ngoại ơ và vùng nông
thôn xa xôi hẻo lánh…
- Chuyên truy nhập
Internet có dịch vụ và
tính năng thoại

11


11MbpsTốc độ

Phạm
vi phủ
sóng

Phổ tần
số

54Mbps

Lên 54Mbps

-Ở mơi trường:

Lên tới 70Mbps.

+ Có tính di


Khi bị tách giữa vài

động cao: Lớn

chục cơng ty và hàng

nhất:144 kbps

trăm gia đình, ít nhất nó

+ Tính di động

sẽ cung cấp tốc độ

thấp: 384kbps

tương đương với tốc độ

+ Môi trường

truyền của modem cáp

tĩnh: 2Mbps

cho mỗi người dùng.
- 30 dặm(50km) với

Vùng phủ sóng


Vùng phủ sóng

Chỉ vài trăm

nhỏ: Khoảng 100

lớn dành cho

mét.

fit (30m)./NLOS,

một cho số ít

10m/LOS

khách hàng

2,4Ghz/802.11b/g

Phổ khơng dây

10-66Ghz/802.16

5,2G/802.11a

hiện có

2-11Ghz/802.16a


2.4GHz- 5GHz

truy cập vơ tuyến
(LOS), có thể truyền dữ
liệu đi xa tới 13km trên
biển

Tốc độ, phạm vi phủ
Ưu

Truy nhập vô

điểm

tuyến tốc độ cao

Nhược
Điểm

-Vùng phủ giới
hạn.

Khả
năng di
động

-An ninh kém.

Khơng thể hỗ
trợ tính di động


Tốc độ cao, giá rẻ

Tốc độ cao,

sóng, khả năng chống

phạm vi phủ

lại ảnh hưởng nhiễu, độ

sóng rộng.

rộng băng tần cao

-Chi phí ban đâu

-Cơng nghệ này cịn

tơn kem.

-Tốc độ truyền

q mới mẻ.

-Kém linh hoạt.

dữ liệu thấp

-Giá thiết bị đầu


-Phạm vi ngắn

cuối:cao

Di động hồn tồn Di chuyển

Cố định và di động

Có thể nói rằng cả bốn cơng nghệ trên ln có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong
sự phát triển của chúng để tạo nên một mạng viễn thông khơng dây hồn chỉnh hơn, hiệu
quả hơn. Giúp chúng ta có được một mạng di động hồn chỉnh hơn, tốc độ cao hơn và chất
lượng hơn trong tương lai.
CHƯƠNG III : CÁC CÔNG NGHỆ TRONG WIMAX VÀ WIMAX DI ĐỘNG
12


III.1 Các công nghệ trong WiMax
III.1.1 Hệ thống chuẩn IEEE 802.16

- Chuẩn 802.16 là chuẩn đưa cho mạng không dây MAN ở dải tần 2-11Ghz. Các
linh kiện có khả năng di động và dùng cho vệc kết nối các hotspots của 802.11 với Internet,
khả năng kết nối không dây với mạng DSL trong việc kéo dài đường truyền tới nhà thuê
bao. Nó cung cấp vùng phủ dịch vụ khoảng 50 km và khơng cần tầm nhìn thẳng tới trạm cơ
sở. Tốc độ dữ liệu lên tới 280Mbps cho mỗi trạm cơ sở.
- Đây sẽ là công nghệ không dây mang tính cách mạng trong ngành cơng nghiệp
dịch vụ khơng dây băng rộng. Chuẩn 802.16, giao tiếp dành cho hệ thống truy cập khơng
dây băng rộng cố định cịn được biết đến với tên chuẩn giao tiếp không dây IEEE
WirelessMAN. Chuẩn được thiết kế mới hoàn toàn với mục tiêu cung cấp những trục kết
nối trực tiếp trong mạng nội thị ( Metropolitan Area Network- MAN) đạt băng thông tương

đương cáp, DSL, trục T1 phổ biến hiện nay.
- Chi tiết về chuẩn IEEE 802.16:
802.16

802.16a

802.16REVd
( 802.16d)

802.16e

1/2003( kết
Hoàn thành

12/2001

hợp chuẩn bổ
sung IEEE

Quý 3/2004

Cuối 2005

2-11 GHz

2-6 GHz

802.16c)
Phổ cho phép


10-66 GHz

2-11 GHz

13


Điệu kiện
kênh

-Chỉ truyền

-Truyền khơng

theo tầm nhìn

theo tầm nhìn

-Truyền khơng

thẳng.

thẳng.

theo tầm nhìn

- Điểm- đa

thẳng.


-Điểm- điểm.

- Truyền
khơng theo
tầm nhìn
thẳng.

điểm.

Ứng dụng

Tốc độ bit

Độ rộng kênh

- Chuyển

-Truy cập

-Truy cập

-Truy cập

không dây

không dây

không dây

diện rộng cố


diện rộng cố

diện rộng di

định

định

động

32 -134 Mbps

> 75 Mbps ở

<=70 MHz ở

15-75 Mbps ở

ở 28 Mhz cho

20 Mhz cho

20 MHz cho

5 Mhz cho

mỗi kênh

mỗi kênh


mỗi kênh

mỗi kênh

1,5 -20 Mhz

1,25-20 Mhz

1,25 -20 Mhz

7-10 km

2-7 km

2-7 km

20,25 và tới
28Mhz

Khả năng ứng

2-7 km
dụng
III.1.2 Kỹ thuật OFDM:

vùng, truy cập
khi đang di
chuyển tốc độ
cao.


III.1.2.1 OFDM là gì?
- Kỹ thuật OFDM (viết tắt của Orthogonal Frequency-division
Multiplexing) là một trường hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang, trong đó
các sóng mang phụ trực giao với nhau, nhờ vậy phổ tính hiệu ở các sóng mang phụ cho
phép chồng lấn lên nhau mà phía thu vẫn có thể khơi phục lại tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn
phổ tín hiệu làm cho hệ thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với kỹ
thuật điều chế thông thường.
III.1.2.2 Ưu và nhược điểm của OFDM:
- Ưu điểm:
+ Hệ thống OFDM có thể loại bỏ hoàn toàn nhiễu phân tập đa đường (ISI)
nếu độ dài chuỗi bảo vệ (guard interval leght) lớn hơn trễ truyền dẫn lớn nhất của kênh.
14


+ Phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng, do ảnh hưởng
của sự phân tập về tần số đối với chất lượng của hệ thống được giảm nhiều so với hệ thống
truyền dẫn đơn sóng mang.
+ Hệ thống có cấu trúc bộ thu đơn giản
- Nhược điểm:
+ Đường bao biên độ của tín hiệu phát khơng bằng phẳng. Điều này gây ra
méo phi tuyến ở các bộ khuyếch đại công suất ở máy phát và máy thu.
+ Sử dụng chuỗi bảo vệ tránh được nhiễu phân tập đa đường nhưng làm
giảm đi một phần hiệu suất sử dụng đường truyền, do bản thân chuỗi bảo vệ khơng mang
thơng tin có ích.
+ Do u cầu về điều kiện trực giao giữa các sóng mang phụ, hệ thống
OFDM rất nhạy cảm với hiệu ứng Doopler cũng như sự dịch tần (frequency offset) và dịch
thời gian (time offset) do sai số đồng bộ.
III.1.3 Mã hóa và tránh sửa lỗi.
III.1.3.1 FEC (Forward Error Correction)

Đây là phương pháp dựa trên việc cho từng chuỗi móc nối với nhau trong một
khn của mã phía ngồi và mã bên trong TCM với một tỷ lệ tương thích. Việc chèn giữa
các mã trong và ngoài là tuỳ ý. Phương pháp này được thực hiện ở lớp vật lí thực chất là
việc chèn thêm các byte theo một tỷ lệ nào đó trong q trình mã hóa dữ liệu để khi có lỗi
xảy ra trên đường truyền thì nó tự động có thể sửa lỗi được. Tức là FEC sẽ làm cho khả
năng thu được đúng là nhiều nhất.

15


III.1.3.2 Phương pháp kiểm tra sai dùng ARQ
Phương pháp này dùng để kiểm tra, tìm và sửa sai trong Frame được truyền đi.
Phương pháp này gồm 3 cách thức sau:
+ Dừng và chờ ARQ
+ Trở lại N-ARQ.
+ Truyền lại có lựa chọn ARQ.
III.2 WiMax di động
III.2.1 Lớp vật lý (PHY) của WiMAX di động
III.2.1.1 Cơ sở OFDMA
OFDMA là công nghệ đa sóng mang phát triển từ cơng nghệ OFDM, ứng
dụng như một công nghệ đa truy cập.
OFDMA sử dụng giống với kỹ thuật OFDM, nhưng thêm vào chức năng
chia tổng số sóng mang bằng cách sử dụng tín hiệu OFDM gộp thành các nhóm của các
sóng mang khơng kề nhau , mà những user khác nhau được chỉ định các sóng mang khác
nhau. Điều này là cần thiết với việc chia tổng số sóng mang OFDM để cho nhiều hơn một
người sử dụng ở một thời điểm

Hình:.sự khác nhau giữa OFDM và OFDMA
III.2.1.2 Cấu trúc ký hiệu OFDMA và kênh con hố
Cấu trúc OFDMA gồm có 3 loại sóng mang cong như hình

16


+ Sóng mang con dữ liệu để truyền dẫn dữ liệu
+ Sóng mang con hoa tiêu cho mục đích ước tính và đồng bộ
+ Sóng mang con vơ giá trị không dùng cho truyền dẫn, mà sử dụng cho các
dải bảo vệ và các sóng mang DC
- Các sóng mang con tích cực( dữ liệu và hoa tiêu) được nhóm thành tập các
con gọi là các kênh con. Lớp vật lý OFDMA WiMAX hỗ trợ kênh con trong
cả DL và UL

Cấu trúc sóng mang con OFDMA
Với DL PUSC, mỗi cặp kí hiệu OFDM, các sóng mang con khả dụng hoặc thích hợp được
nhóm thành các cụm bao gồm 14 sóng mang con liền kề trên một chu kì kí hiệu, có cấp phát
hoa tiêu và dữ liệu ở mỗi cụm trong các kí hiệu lẻ và chẵn được biểu diễn như trong hình
sau:

Kênh con phân tập tần số DL
Kế hoạch sắp xếp lại được sử dụng để nhóm các cụm sao cho mỗi nhóm được cấu thành từ
các cụm được phân bố khắp khơng gian sóng mang con. Một kênh con trong một nhóm gồm
hai cụm và được cấu thành từ 48 sóng mang con dữ liệu, 8 sóng mang con hoa tiêu. Các
sóng mang con dữ liệu trong mỗi nhóm được hốn vị để tạo ra các kênh con trong nhóm. Vì
vậy, chỉ các vị trí hoa tiêu trong cụm được biểu trong hình 30. Các sóng mang con dữ liệu
trong cụm được phân bố cho nhiều kênh con.
Tương tự với cấu trúc cụm DL, một cấu trúc tile được định nghĩa cho UL PUSC có dạng
như hình sau:
17


Cấu trúc tile cho UL PUSC

Khơng gian sóng mang con khả dụng được chia thành các tile và 6 tile được chọn
qua tồn bộ phổ bởi kế hoạch hốn vị/sắp xếp lại, được nhóm lại để hình thành một khe.
Khe gồm có 48 sóng mang con dữ liệu và 24 sóng mang con hoa tiêu trong 3 kí hiệu
OFDM.
Hốn vị liền kề nhóm một khối các sóng mang con liền kề để hình thành một kênh
con. Hốn vị liền kề bao gồm DL AMC và UL AMC, và có cấu trúc tương tự. Một bin gồm
9 sóng mang con liền kề trong một kí hiệu, với 8 gán cho dữ liệu và 1 gán cho hoa tiêu. Một
khe trong AMC được định nghĩa như một tập hợp các bin của kiểu (NxM=6), trong đó N là
số bin liền kề và M là số kí hiệu liền kề. Vì vậycho phép các kết hợp là [(6 bin, 1 kí hiệu), (3
bin, 2 kí hiệu), (2 bin, 3 kí hiệu), (1 bin, 6 kí hiệu) ]. Hốn vị AMC cho phép phân tập đa
người sử dụng bởi lựa chọn kênh con với đáp ứng tần số tốt nhất.
Nhìn chung, phân tập hốn vị sóng mang con thực hiện tốt trong các ứng dụng di
động trong khi đó các hốn vị sóng mang con liền kề thì tốt trong các mơi trường cố định
hoặc tính di động thấp. Các sự lựa chọn này cho phép thiết kế hệ thống để cân bằng các yếu
tố của tính di động cho thơng lượng.
III.2.1.3 OFDMA theo tỉ lệ (scalable)
Mơ hình OFDMA MAN khơng dây (IEEE 802.16e-2005) dựa vào khái niệm
OFDMA theo tỉ lệ (S-OFDMA). S-OFDMA hỗ trợ một dải rộng băng thông với địa chỉ linh
động cần cho cấp phát phổ khác nhau và các yêu cầu mơ hình thơng thường. Tính linh động
được hỗ trợ bởi điều chỉnh cỡ FFT trong khi đó cố định khơng gian tần số sóng mang con
tại 10.94 KHz. Từ khi khối tài ngun băng thơng sóng mang con và khoảng kí hiệu là cố
định, tác động tới các lớp cao là rất nhỏ khi phân tỉ lệ băng thông. Các thông số S-OFDMA
được liệt kê trong bảng 3.1. Các băng thông hệ thống cho hai thiết kế ban đầu được phát
triển bởi nhóm cơng nghệ diễn đàn WIMAX trong phát hành 1 là 5 và 10 MHz.
Thông số
Băng thông kênh hệ thống (MHz)

Giá trị
1.25


5

10

20

Tần số lấy mẫu (Fp trong MHz)

1.4

5.6

11.2

22.4
18


Cỡ FFT (NFFT)
Số kênh con
Khoảng tần số sóng mang con
Thời gian kí hiệu có ích (Tb=1/f)
Thời gian bảo vệ (Tg=Tb/8)
Khoảng kí hiệu OFDMA (Ts=Tb+Tg)

128
512
2
8
10.94 KHz

91.4 ms
11.4 ms
102.9 ms

Số kí hiệu OFDMA (khung 5ms)
III.2.1.4 Cấu trúc khung TDD

48

1024
16

2048
32

PHY 802.16e hỗ trợ TDD và hoạt động FDD song công và bán song công; Tuy nhiên
phát hành ban đầu của sơ lược WIMAX di động chỉ bao gồm TDD. Với vấn đề nhiễu đối
lập TDD thì yêu cầu đồng bộ hệ thống rộng; tuy nhiên, TDD thì ưu tiên hơn cho mơ hình
song cơng với các lý do sau đây:
• TDD cho phép điều chỉnh tỉ lệ đường lên/đường xuống để hỗ trợ hiệu quả lưu lượng
đường lên/đường xuống không đối xứng, trong khi đó với FDD, đường lên và đường xuống
lúc nào cũng cố định và nhìn chung thì băng thơng UL và DL bằng nhau.
• TDD đảm bảo những đặc quyền kênh để hỗ trợ tốt hơn thích ứng đường, MIMO và
các kĩ thuật anten ưu điểm chống lặp khác.
• Khơng giống FDD, cái mà yêu cầu một cặp kênh, TDD chỉ yêu cầu một kênh đơn
cho cả đường lên và đường xuống, cung cấp tính mềm dẻo tốt hơn để thích ứng cấp phát
phổ rộng khác nhau.
• Thiết kế máy thu phát vơ tuyến cho TDD thì ít phức tạp hơn nên rẻ hơn
Trong một khung, các thông tin điều khiển sau đây được sử dụng để đảm bảo hoạt động hệ
thống bình thường:

• Đoạn mở đầu: đoạn mở đầu được sử dụng cho đồng bộ, là kí hiệu OFDM đầu tiên
của khung.
•Tiêu đề điều khiển khung (FCH): FCH nằm sau đoạn mở đầu. nó cung cấp thơng
cấu hình khung giống như độ dài bản tin MAP và kế hoạch mã hóa và thích hợp việc
sử dụng các kênh con.
•DL-MAP và UL-MAP: DL-MAP và UL-MAP cung cấp cấp phát kênh con và các
thông tin điều khiển khác cho tách biệt các khung con DL và UL.

19


•Sắp xếp UL: kênh con sắp xếp UL được cấp phát cho trạm di động (MS) để thực hiện
chống lặp thời gian, tần số và điều chỉnh công suất bằng các u cầu băng thơng.
•UL CQICH: Kênh UL CQICH được cấp phát cho MS để thông tin trạng thái kênh
hồi tiếp.
•UL ACK: UL ACK được cấp phát cho MS để chấp nhận DL HARQ hồi tiếp.

Hình. Cấu trúc khung của TDD
III.2.2 Phân lớp giao thức MAC
III.2.2.1 Cấu trúc lớp MAC:
-Lớp MAC 802.16 được thiết kế hỗ trợ ứng dụng điểm-đa điểm dựa trên CSMA/CA
(Collision Sense Multiple Access with Collision Avoidance).
- MAC AP 802.16 quản lý tài nguyên UL, DL và gồm luôn cả chức năng định thời
truyền và nhận.
- Lớp MAC cịn có một số chức năng hỗ trợ ứng dụng diện rộng mà tính di động
khơng ổn định như:
+ Tích hợp dịch vụ di động: bình chọn tức thời (realtime Polling Service) và khơng
tức thời (non-realtime Polling Service)...
+ Đóng gói/phân mảnh để tăng độ hiệu quả sử dụng băng tần
+ Quản lý khóa riêng tư (PKM-privacy key management) để bảo mật từ lớp MAC

+Hỗ trợ phát đa luồng
+Chuyển mạch tốc độ cao
+Quản lý năng lượng. PKM phiên bản 2 cịn có khả năng kết hợp với giao thức xác
thực mở rộng (EAP-Extensible Authentication Protocol).
- MAC được thiết kế đặc biệt cho môi trường truy cập không dây điểm tới đa điểm
(point-to-multipoint PMP). Nó hỗ trợ cho các lớp cao hơn và giao thức giao vận như ATM,
20


Ethernet hay Internet Protocol IP và cũng được thiết kế sao cho có khả năng phù hợp với
các giao thức trong tương lai. MAC có tốc độ bit rất cao lên đến 268 mbps mỗi chiều.
- MAC bao gồm những lớp con quy tụ chuyên biệt về dịch vụ giao diện với những
lớp cao hơn, phía trên lớp con phần chung (common part) MAC nòng cốt thực hiện những
chức năng MAC chủ yếu. Bên dưới lớp con phần chung là lớp con bảo mật (security
sublayer).

+ Những lớp con quy tụ chuyên biệt về dịch vụ
Tiến hành chuyển đổi các gói tin từ các định dạng của mạng khác thành các gói tin
phù hợp với định dạng IEEE 802.16. Lớp này nằm trên đỉnh của MAC, thực hiện nhận các
PDU từ các lớp cao hon, phân lớp dịch vụ các PDU đó và phân phối xuống lớp con phần
chung.
+ Lớp con phần chung (common part sublayer): Cung cấp các chức năng chính của MAC
bao gồm
* Chức năng truy nhập
* Phân bố băng thơng
* Thiết lập
* Quản lí kết nối.
Sự trao đổi thông tin giữa các trạm gốc (Base Station - BS) và trạm thuê bao
(Subcriber Station - SS) trong một vùng địa lí theo các kiến trúc: Điểm – Điểm (Point to
Point), Điểm – Đa điểm (Point to MultiPoint) và kiến trúc kết hợp (Mesh).

+ Lớp con bảo mật (security sublayer):
*Cung cấp các cơ chế chứng thực, trao đổi khóa và mã hóa. Lớp con bảo mật cung
cấp cơ chế điều khiển truy nhập tin cậy, đảm bảo an toàn dữ liệu trên đường truyền, khắc
phục việc truy cập trái phép các dịch vụ bằng việc mã hóa các luồng dịch vụ.
21


*Lớp con tiếp ứng (Convergence) làm nhiệm vụ giao diện giữa lớp đa truy cập và
các lớp trên.
III.2.2.2 Các dịch vụ MAC:
*QoS: - Định nghĩa luồng dịch vụ mà có thể ánh xạ đến các điểm mã DiffServ hoặc các
nhãn luồng MPLS để cho phép kết nối đầu cuối tới đầu cuối theo giao thức IP trên cơ sở
QoS. Ngoài ra, các nguyên lý báo hiệu trên cơ sở subchannelization và MAP cung cấp một
cơ chế linh động cho việc lập lịch tối ưu tài nguyên không gian, tần số và thời gian trên giao
diện vô tuyến frame by frame.
- QoS phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Giao thức MAC hoạt động hướng kết nối (connection – oriented).
+ Cơ chế cấp phát băng thơng Request/Grant.
+ Phân loại dịch vụ. Có các loại hình dịch vụ QoS:

22


* Scheduling:
-Cơ chế lập lịch (scheduling) trong WiMAX không được qui định cụ thể trong
chuẩn. Có nhiều hình thức lập lịch khác nhau, mục đích là làm thế nào để sự dụng tài
nguyên UL va DL một cách có hiệu quả nhất trong khi luôn đảm bảo được QoS yêu cầu.
* Power Saving Management:
- WiMAX di động hỗ trợ hai chế độ vận hành– Sleep Mode và Idle Mode để tiết
kiệm năng lượng tiêu thụ.

-Sleep Mode là trạng thái mà MS ở trong giai đoạn trước khi có bất cứ trao đổi
thơng tin gì với trạm gốc qua giao diện vô tuyến. Sleep Mode cho phép MS tối thiểu năng
lượng tiêu thụ và tối thiểu tài nguyên vô tuyến của trạm gốc. Sleep Mode cũng cung cấp khả
năng linh hoạt cho MS để dò các trạm gốc khác để thu thập thông tin hỗ trợ chuyển giao
(handoff) trong Sleep Mode.
-Idle Mode cung cấp một cơ chế cho MS để sẵn sàng một cách định kỳ nhận các
bản tin quảng bá DL mà không cần đăng ký với một trạm gốc xác định nào khi MS di
chuyển trong một môi trường có đường truyền vơ tuyến được phủ sóng bởi nhiều trạm gốc.
* Quản lý di động:
- Có ba phương pháp chuyển giao được chuẩn IEEE 802.16 hỗ trợ
+ Chuyển giao cứng (Hard Handoff – HHO)
+ Chuyển trạm gốc nhanh (Fast Base Station Switching – FBSS)
+Chuyển giao phân tập vỹ mô (Macro Diversity Handover – MDHO).
Trong đó, chuyển giao HHO là bắt buộc còn FBSS và MDHO là hai chế độ tùy
chọn.
* Bảo mật:
- WiMAX di động hỗ trợ tốt nhất các đặc tính bảo mật lớp nhờ áp dụng các cơng
nghệ tốt nhất đang sẵn có hiện nay. Nó hỗ trợ nhận thực giữa thiết bị/người dùng, giao thức
quản lý khóa linh động, mã hóa lưu lượng, bảo vệ bản tin điều khiển và tối ưu hóa giao thức
bảo mật cho các chuyển giao nhanh.
+ Giao thức quản lý khóa
23


+ Nhận thực thiết bị/người dung
+ Mã hóa lưu lượng
+ Bảo vệ các bản tin điều khiển
+Hỗ trợ chuyển giao nhanh
*Dịch vụ Muticast và Broadcast – MBS: Dịch vụ MBS trong WiMAX di động kết hợp các
đặc tính tốt nhất của DVB – H, MediaFLO và 3GPP E – UTRA, thỏa mãn những yêu cầu

sau:
- Tốc độ dữ liệu cao và khả năng phủ sóng sử dụng mạng một tần số (SFN – Single
Frequency Network).
-Cấp phát tài nguyên vô tuyến linh động.
* Truy nhập kênh truyền (network entry and initialization):
- Khi một MS mở máy (power on) nó sẽ tiến hành các bước sau để kết nối với trạm
BS:
+Thực hiện q trình tìm kiếm và đồng bộ hóa với các BS mà nó thu được sóng
radio. Để thực hiện được điều này, các MS sẽ tiến hành scan các tần số DL (đã biết
trước), lắng nghe các DL preamble phát ra từ các BS và đồng bộ hóa dựa vào các thông
điệp điều khiển (control message).
+Tiếp theo MS nhận biết các thông số uplink bằng cách lắng nghe các UL-MAP.
+MS thực hiện quá trình ranging. Cái này giống như power control trong mạng
thông tin di động tế bào.
+MS thỏa thuận về việc thuê nhận băng thông với BS cũng như các thơng tin về
profile.
+MS thực hiện q trình nhận thực, trao đổi khóa và tiến hành đăng ký truy nhập
vào mạng. Kết nối IP được thiết lập
+Luồng dịch vụ có thể bắt đầu được trao đổi.
24


III.2.3 Các đặc trưng tiên tiến của WiMAX di động
WiMAX di động cũng có những đặc điểm giống EV-DO hoặc HSxPA nhằm tăng tốc độ
truyền thông (data rate). Những đặc điểm đó bao gồm: Mã hóa và điều chế thích nghi
(Adaptive Modulation and Coding - AMC), kỹ thuật sữa lỗi bằng dò – lặp (Hybrid
Automatic Repeat Request - HARQ), Phân bố nhanh (Fast Scheduling) và chuyển giao
mạng (handover) nhanh và hiệu quả.
Ưu việt so với wimax cố định
1.Công nghệ anten thơng minh

Đặc thù cơng nghệ anten thơng minh gồm có vector phức hoặc ma trận hoạt động trên các
tín hiệu nhờ có nhiều anten. OFDMA cho phép vận hành anten thơng minh được thực hiện
trên các sóng mang con vector phẳng. Cân bằng phức không được yêu cầu để bồi thường
pha đinh lựa chọn tần số. Vì vậy OFDMA là thích hợp để hỗ trợ cơng nghệ anten thơng
minh. Thực tế, MIMO-OFDM/OFDMA được mong đợi như là nền tảng cho các hệ thống
thông tin băng rộng thế hệ tiếp theo. WIMAX di động hỗ trợ tồn bộ dải cơng nghệ anten
thông minh để tăng hiệu suất hệ thống. Sơ lược WIMAX hỗ trợ dải các tỉ lệ DL/UL từ 3:1

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×