Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.76 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 4/10/2022
Ngày dạy: .../10/2022
Tiết: 35
BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
ĐỌC VĂN BẢN: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh nhận biết được đặc điểm và các yếu tố cấu tạo cơ bản của văn bản nghị luận
thông qua một tác phẩm nghị luận điển hình thời trung đại Việt Nam
- HS phân tích được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong
văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, từ đó nhận ra và đánh giá được mục đích,
quan điểm của tác giả, ý nghĩa, giá trị của văn bản.
- HS có thái độ ứng xử đúng đắn với những bậc hiền tài, biết bày tỏ quan điểm riêng về
các chính sách trọng dụng nhân tài mà mình được biết.
2. Về năng lực
- Học sinh vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận để đọc hiểu văn bản theo thể
loại
- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết được văn bản nghị luận.
3. Về phẩm chất:
Trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ tư duy, tranh ảnh về Văn Miếu, phiếu
học tập, bảng phụ.
2. Thiết bị: Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, thực hiện lồng ghép trong giờ
học.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học


b. Nội dung
Xem hình ảnh về Văn Miếu Quốc Tử Giám và bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
- GV chiếu hình ảnh.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- GV định hướng:
Qua những hình ảnh đó, chúng ta cảm nhận rõ nét về tinh thần và truyền thống hiếu học
của dân tộc ta. Thực tế, giá trị của 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu QTG không chỉ là minh
chứng cho sự trọng dụng nhân tài của các vị vua thời trung đại, mà còn đem đến những
bài học mang tính răn dạy, nhắc nhở về trách nhiệm của những người đỗ đạt đối với đất
nước.


3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng
chứng tiêu biểu trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Học sinh phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trị
của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Học sinh xác định được ý nghĩa của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, dựa
vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để nhận biết được mục đích, quan điểm của
người viết.
b. Nội dung :
- Tìm hiểu chung về văn nghị luận, về tác giả, văn bản.
- Khám phá văn bản theo đặc trưng thể loại, hình thức: Trình bày sản phẩm đã chuẩn bị
theo nhóm, dùng bảng kiểm để đánh giá, nhận xét sản phẩm của hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm
- Sản phẩm của hoạt động nhóm (chuẩn bị trước giờ học).

- Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm

1. Tìm hiểu chung về văn nghị
luận.
- GV giao nhiệm vụ: Hoàn thiện
nhiệm vụ 1 trong PHT.
- HS suy nghĩ, phát biểu trả lời.
- GV tổ chức nhận xét, chốt đáp
án để nhấn mạnh những tri thức
trọng tâm về văn nghị luận.

I. Tìm hiểu chung
1. Văn nghị luận
- Văn bản nghị luận là loại văn bản thực hiện chức năng
(1) thuyết phục thông qua một hệ thống luận điểm, lí lẽ,
bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
- Hai tiểu loại phổ biến, quen thuộc của văn bản nghị
luận là (2) nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Ba yếu tố chính của văn bản nghị luận là:
+ (3) Luận đề :Vấn đề được tập trung bàn luận.
+ Luận điểm: Một ý kiến khái quát thể hiện (4) quan
điểm của người viết về luận đề.
+ Luận cứ: Bao gồm lí lẽ (giải thích, làm sáng rõ (5) luận
điểm ) và (6) bằng chứng (căn cứ cụ thể từ thực tiễn
hoặc từ tài liệu nhằm xác nhận tính đúng đắn của lí lẽ).

2. Khái quát chung về tác giả và 2. Khái quát về tác giả và văn bản

văn bản.
Nội dung cần tìm hiểu
Kiến thức cơ bản
- Đại diện nhóm 1 lên thuyết trình Tác
Năm
sinh, 1418 - 1499
năm mất
nội dung chuẩn bị của nhóm trên giả:
Thân
Quê
uán
bảng phụ (Nhiệm vụ 2 trong
Nhân
Bắc Giang
PHT).
Trung
Vị
trí
trong
hính
- Các HS khác theo dõi, đánh giá
triều
- Danh sĩ thời Hậu Lê
sản phẩm của nhóm 1 bằng bảng
- Đỗ Tiến sĩ năm 1469
kiểm 1.
- Được triều đình trọng dụng,
- GV nhận xét chung, chỉ rõ điểm
góp nhiều công sức trong việc
đạt và chưa đạt theo bảng kiểm 1.

tuyển chọn, đào tạo nhân tài.
- GV chốt ND cơ bản.
Vị trí văn học Là thành viên chủ chốt của Hội
Văn
bản

Xuất xứ

Tao đàn do vua Lê Thánh Tơng
sáng lập.
Trích từ Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại


Bảo thứ ba
Hoàn
cảnh Năm 1484, Thân Nhân Trung
sáng tác của vâng mệnh vua Lê Thánh Tơng
tác phẩm
soạn bài kí để khắc lên bia đặt
trong Văn Miếu.
Thể loại
Văn bia:
- Khắc trên bia đá
- Ghi tên tuổi người có cơng.
Mục đích của Nhằm khuyến khích nhân tài
tác phẩm
dưới triều Lê.

II. Khám phá văn bản

3. Xác định luận đề, luận điểm
1. Xác định luận đề và hệ thống luận điểm
- GV phát vấn:
- Luận đề: Hiền tài là nguyên khí của QG
Từ việc đọc văn bản ở nhà, hãy - Luận điểm:
xác định luận đề và các luận điểm + Vai trò của hiền tài và sự coi trọng hiền tài của các bậc
mà tác giả triển khai trong văn thánh đế minh vương.
bản?
+ Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
- HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi.
- HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý cơ bản.
4. Tìm hiểu cách triển khai các
luận điểm:
2. Cách triển khai các luận điểm:
- Giao nhiệm vụ:
* Luận điểm 1: Vai trò của hiền tài và sự coi trọng hiền
HS hoàn thiện nhiệm vụ 3,4 trong tài của các bậc thánh đế minh vương
Phiếu học tập, cử đại diện nhóm - Nêu rõ quan điểm: Hiền tài là ngun khí của quốc gia
trình bày sản phẩm (bảng phụ).
- Các lí lẽ đưa ra:
- Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo: Nguyên khí thịnh (tức ĐN nhiều hiền tài) -> ĐN sẽ phát
+ Đại diện nhóm 2,3 thuyết trình. triển hưng thịnh.
+ HS khác theo dõi, đánh giá Ngun khí suy (tức ĐN khơng có hiền tài) -> ĐN không
song song trong Bảng kiểm 2,3.
phát triển.
- GV nhận xét, kết luận, chốt ý cơ → Giải thích rõ ràng, so sánh, đối lập nhằm khẳng định
bản để giúp HS nhận ra cách triển vai trò quan trọng của người hiền tài đối với sự phát
khai các luận điểm, luận cứ trong triển, hưng thịnh của một quốc gia.
văn bản.

- Lập luận theo quan hệ nhân quả: Các bậc minh vương ý
thức được vai trò của người hiền tài nên rất chú trọng
việc bồi dưỡng nhân tài.
- Các bằng chứng được đưa ra qua nghệ thuật liệt kê:
Cho khoa danh, tước trật; Nêu tên ở tháp Nhạn; Ban
danh hiệu Long hổ; Bày tiệc Văn hỉ.
→ Sự trọng đãi người hiền tài hết mực của các thánh đế
minh vương.
=> Nhận xét cách lập luận: Lí lẽ, dẫn chứng, lập luận
khéo léo, giúp làm rõ vấn đề vinh danh người hiền tài,
khẳng định vai trò to lớn của họ trong xây dựng và phát
triển đất nước.
Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
- Chuyển ý mạch lạc ở đoạn 3: Những việc làm trên chưa
đủ để lưu danh lâu dài, nên đã cho dựng bia đá đề danh.
- Lí lẽ 1: Để noi gương kẻ sĩ, khuyến khích họ ra sức
giúp vua xây dựng đất nước.


- Lí lẽ 2: Đề cao danh tiếng của kẻ sĩ giúp họ nhận ra
trách nhiệm của họ với đất nước.
- Lí lẽ 3: Nhiều người đỗ đạt đã có nhiều đóng góp cho
đất nước.
- Lí lẽ 4: Đặt ra giả thiết nhằm khẳng định ý nghĩa của
việc dựng bia đá đề danh tiến sĩ:
+ Giúp phát huy điều thiện
+ Ngăn ngừa điều ác.
+ Rèn giũa danh tiếng
+ Củng cố vận mệnh của đất nước.
=> Cách lập luận: Lời lẽ vừa dứt khoát, rắn rỏi, vừa tha

thiết, giàu cảm xúc, cách sử dụng các câu hỏi tu từ, phép
liệt kê những giá trị từ việc dựng bia tiến sĩ giúp nội dung
triển khai vừa đầy đủ, vừa logic.
3. Tính thuyết phục của văn bản:
- Văn bản thể hiện rõ quan điểm của tác giả về vai trò của
người hiền tài, ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
- Văn bản thể hiện thái độ trân trọng người hiền tài, thể
hiện ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ trong công cuộc xây
dựng đất nước.
- Văn bản có kết cấu chặt chẽ, luận đề cụ thể, luận điểm
và luận cứ rõ ràng, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết
phục

5. Đánh giá tính thuyết phục của
văn bản.
- GV nêu câu hỏi: Văn bản "Hiền
tài là nguyên khí của quốc gia"
thuyết phục người đọc bởi những
yếu tố nào?
- HS suy nghĩ, trao đổi cặp đơi.
- HS trình bày 1 phút, nêu nhận
xét của bản thân.
- GV định hướng ND, định hướng
kĩ năng đọc một văn bản nghị
luận trung đại.
3.3. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu
- Giúp HS nắm vững đặc điểm của văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội.
- Vận dụng kiến thức về văn nghị luận để tạo lập đoạn văn NLXH bàn về vấn đề có liên quan
đến nội dung văn bản đã đọc.

b. Nội dung
- Tìm ý cho bài viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu suy nghĩ của về sự cần thiết của việc
trọng dụng hiền tài.
c. Sản phẩm
Sơ đồ luận đề, luận điểm chính cần đạt trong đoạn văn.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: HS thực hiện bài tập Kết nối đọc viết ở nhà.
- GV gợi ý : Sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.
+ Những việc làm cụ thể thể hiện sự trọng dụng hiền tài.
+ Lợi ích của việc trọng dụng hiền tài.
+ Trọng dụng hiền tài cần gắn với việc chú trọng bồi dưỡng, giáo dục để tạo ra nhân tài.
+ Ý thức phấn đấu để trở thành người hiền tài ở mỗi cá nhân.
3.4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu
- HS biết bày tỏ quan điểm riêng về các chính sách trọng dụng nhân tài mà mình được biết.
b. Nội dung
HS nêu quan điểm về hai vấn đề:
- Biểu hiện cụ thể của việc trọng dụng nhân tài trong xã hội hiện nay.


- Chính sách trọng dụng nhân tài của đất nước hiện nay.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thức hiện
- GV nêu câu hỏi:
+ Nêu những biểu hiện của việc trọng dụng nhân tài mà em biết?
+ Phải chăng, hiện tượng "Chảy máu chất xám" là do chính sách trọng dụng nhân tài của đất
nước ta chưa tốt?
- HS suy nghĩ, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời, trình bày suy nghĩ của cá nhân.

- GV nhận xét, định hướng:
** Những biểu hiện của việc trọng dụng nhân tài :
+ Khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện.
+ Trao học bổng cho HS nghèo vượt khó, đạt thành tích cao...
+ Các chương trình vinh danh: HS 3 tốt, thủ khoa đầu vào, đầu ra ở các trường THPT, ĐH.
+ Tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong các lĩnh vực đời sống...
** Chính sách trọng dụng nhân tài của đất nước ta:
+ Thực tế: Nhà nước đã có chính sách đãi ngộ nhân tài phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội
của đất nước.
+ Cá nhân mỗi người có sự lựa chọn cơng việc, nghề nghiệp riêng, hiện tượng Chảy máu chất
xám cũng xuất phát từ chính sự lựa chọn mang tính cá nhân này.
+ Những người có tài năng nên biết dùng tài năng để giúp đỡ, xây dựng đất nước. Mỗi người
cần nỗ lực học tập, rèn luyện để có những đóng góp, cống hiến tích cực cho đất nước dù ở bất
cứ vị trí và cương vị nào...
+ Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần chú trọng hơn đến chính sách đãi ngộ với những người tài
giỏi để tạo động lực cống hiến cho họ ...

PHỤ LỤC 1
PHIẾU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)
Họ và tên HS: ........................................................................ Lớp: ......................................
1. Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn, làm bài tập điền khuyết sau đây:
- Văn bản nghị luận là loại văn bản thực hiện chức năng (1) ............................... thông qua một hệ
thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
- Hai tiểu loại phổ biến, quen thuộc của văn bản nghị luận là (2) ............................. và nghị luận
văn học.
- Ba yếu tố chính của văn bản nghị luận là:
+ (3) .............................. :Vấn đề được tập trung bàn luận.
+ Luận điểm: Một ý kiến khái quát thể hiện (4) .................................. của người viết về luận đề.
+ Luận cứ: Bao gồm lí lẽ (giải thích, làm sáng rõ (5) .............................. ) và

(6) ......................................... (căn cứ cụ thể từ thực tiễn hoặc từ tài liệu nhằm xác nhận tính đúng
đắn của lí lẽ).


Các từ cần điền:
a. thuyết phục
b. Luận đề
c. bằng chứng

d. nghị luận xã hội
e. quan điểm
f. luận điểm

2. Dựa vào SGK trang 75, 76, hãy hoàn thành bảng sau
Nội dung cần tìm hiểu
Kiến thức cơ bản
Tác giả Năm sinh, năm
Thân mất
Nhân Q qn
Trung
Vị trí trong triều
chính
Vị trí văn học
Văn
bản

Xuất xứ
Hồn cảnh sáng
tác của tác phẩm
Thể loại

Mục đích của tác
phẩm

3. Đọc đoạn 2, xác định luận điểm, cách triển khai các luận cứ để làm rõ cho luận điểm

ở đoạn 2:
Câu hỏi gợi ý tìm hiểu
Lựa chọn một câu văn nêu ý khái quát
của đoạn 2,3 (Xác định luận điểm 1 của
văn bản).
- Tác giả đã sử dụng những lí lẽ và dẫn
chứng nào để làm rõ cho quan điểm của
mình trong đoạn 2? Gợi ý:
+ Quan điểm của tác giả về vai trò của
người hiền tài? Quan điểm này được
tác giả giải thích cụ thể như thế nào?
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để
giúp thể hiện rõ quan điểm của mình?
+ Từ nhận định về vai trị của người
hiền tài, tác giả đã nêu rõ cách đối đãi
của các bậc thánh đế minh vương với
người hiền tài trong đoạn 2 như thế
nào? Những dẫn chứng được đưa ra có
cụ thể khơng, chúng được trình bày qua

Trả lời


phép nghệ thuật gì?
- Từ việc chỉ ra những lí lẽ, dẫn chứng

nêu trên, hãy nêu một nhận xét chung
về cách lập luận của tác giả trong đoạn
2 (Tác giả đã sử dụng cách viết như thế
nào, có chặt chẽ khơng, có giúp làm rõ
vấn đề khơng?)
4. Đọc đoạn 3,4,5, xác định luận điểm, cách triển khai các luận cứ để làm rõ cho luận

điểm ở đoạn 3,4,5:
Câu hỏi gợi ý tìm hiểu
- Lựa chọn một câu văn nêu ý khái
quát của đoạn 3,4,5 (Xác định luận
điểm 2 của văn bản).
- Các lí lẽ, bằng chứng để làm rõ luận
điểm 2 trong đoạn 3,4,5 được trình
bày lần lượt như thế nào? Gợi ý:
+ Đoạn 3 tập trung vào chính sách
nào của vua Lê Thánh Tơng để
khuyến khích hiền tài? Em có nhận
xét như thế nào về cách chuyển ý từ
đoạn 2 sang đoạn 3?
+ Việc dựng bia đá đề danh tiến sĩ có
những ý nghĩa gì?Ghi vắn tắt những
ý nghĩa mà tác giả chỉ ra trong đoạn
4,5.
- Hãy nhận xét về cách lập luận trong
đoạn 3,4,5 (Hình thức câu văn như
thế nào, nghệ thuật gì được sử dụng,
giọng điệu lời lẽ ra sao, sự suy luận
có hợp lí khơng?)


Trả lời

PHỤ LỤC 2
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm của HS
Tiêu chí
Trình bày đầy đủ thơng tin về tác giả

Trình bày đầy đủ, rõ ràng xuất xứ của
văn bản, hồn cảnh sáng tác của tác
phẩm.
Nêu chính xác thể loại của tác phẩm.

Bảng kiểm 1

Đạt

Chưa đạt

Nội dung góp ý, bổ sung


Nêu chính xác mục đích của tác phẩm
Thiết kế, trình bày các nội dung trong
bảng phụ ấn tượng, dễ theo dõi
Thuyết trình rõ ràng, mạch lạc, tự tin

Bảng kiểm 2:
Tiêu chí
Xác định chính xác luận điểm 1


Đạt

Chưa đạt

Nội dung góp ý, bổ sung

Nêu và phân tích đầy đủ cách trình
bày các luận cứ của luận điểm 1
Thể hiện được nhận xét chính xác,
phù hợp về cách lập luận để triển khai
luận điểm 1
Thiết kế, trình bày các nội dung trong
bảng phụ ấn tượng, dễ theo dõi
Thuyết trình rõ ràng, mạch lạc, tự tin

Bảng kiểm 3:
Tiêu chí
Xác định chính xác luận điểm 2

Nêu và phân tích đầy đủ cách trình
bày các luận cứ của luận điểm 2
Thể hiện được nhận xét chính xác,
phù hợp về cách lập luận để triển khai
luận điểm 2
Thiết kế, trình bày các nội dung trong
bảng phụ ấn tượng, dễ theo dõi
Thuyết trình rõ ràng, mạch lạc, tự tin

Đạt


Chưa đạt

Nội dung góp ý, bổ sung



×