Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án ôn tập cuối kì 2 môn Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.77 KB, 9 trang )

Ngày soạn : 13/4/2023
Ngày dạy: .... /4 /2023
Tiết theo KHGD: 156, 157

ƠN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Bài học góp phần phát triển năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bản thân và các bạn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến, ý tưởng trước lớp, tổ
nhóm học tập, tương tác tích cực với các bạn trong tổ nhóm, khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập, thực hiện nhiệm vụ học
tập cá nhân và nhóm học tập, xử lí linh hoạt sáng tạo các tình huống phát sinh khi thực hiện
nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực đặc thù:
Đọc hiểu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về văn bản truyện hiện đại: nhân vật, câu
chuyện, ngơi kể, điểm nhìn,…, đề tài, bối cảnh, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, cốt truyện, tình
huống, các biện pháp xây dựng nhân vật.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thơng điệp của văn bản.
- Liên hệ, mở rộng: thực hành làm một số bài tập vận dụng.
Viết:
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.
2. Phẩm chất: Bài học góp phần phát triển phẩm chất:
- Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với mơn
Ngữ văn hơn nữa.
- Bồi đắp tình u thiên nhiên, quê hương, đất nước; sống nhân ái, hòa hợp,...
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, các câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng,


Phiếu học tập,...
C. TỖ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1 phút/1 tiết)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ ôn tập
3. Nội dung ôn tập:
3.1. Khởi động: (1 phút/1 tiết)
GV dẫn dắt vào bài.
3.2. Hình thành kiến thức, luyện tập (40 phút/ 1 tiết)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
1. Ôn tập tri thức về thơ văn I. Ôn tập tri thức về thể loại truyện
- Truyện kể là thể loại văn học phản ánh đời sống


Nguyễn Trãi (9 phút)
- Giao nhiệm vụ: Nêu những đặc
điểm chính của thể loại truyện?
- HS thực hiện nhiệm vụ: Hệ thống
lại các ý chính.
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kiến thức
+ GV tổ chức trao đổi, thảo luận.
- Kết luận, nhận định: GV nhấn
mạnh các nội dung chính cần nắm
được về đặc điểm của văn bản
truyện.

2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
văn bản truyện hiện đại


- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS
làm BT 2 - PHT.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp.

trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi,
sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể
chuyện nào đó.
- Hiện thực đời sống trong truyện được tái hiện
thông qua cốt truyện:
+ Cốt truyện gồm một chuỗi các tình tiết, sự
kiện, biến cố xảy ra, khắc họa rõ nét tính cách các
nhân vật, số phận từng cá nhân.
+ Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc
liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định. Mạch
kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ
thuật tạo thành truyện kể.
- Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất: Xưng tơi hoặc
một hình thức tự xưng tương đương; Có thể là nhân
vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể
lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện
với vai trò tác giả lộ diện.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba: Người kể
chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện, chỉ được
nhận biết qua lời kể.
+ Lời người kể chuyện: Là lời kể, tả, bình luận
của người kể chuyện. Khắc họa bối cảnh, thời gian,
không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách
nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật.
- Nhân vật: là con người cụ thể được khắc họa

trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật.
Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm
văn học là thần linh, loài vật, đồ vật... nhưng khi ấy
chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí
hay khát vọng của con người.
- Truyện khơng bị gị bó về khơng gian, thời
gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những
cảnh đời cụ thể, hoặc có thể tái hiện những bức tranh
đời sống toàn cảnh rộng lớn.
- Truyện sử dụng nhiều hình thức ngơn ngữ khác
nhau. Ngồi ngơn ngữ người kể chuyện, cịn có ngơn
ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp lại cịn có lời độc
thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngồi, khi lại nhập
vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ
đời sống.
II. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện
đại
Đáp án:
Câu Đáp án
1
C. Tự sự
2
B. Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim
chàng như một làn sóng mạnh.


- GV gọi một số HS lên bảng làm
BT.
- GV kết luận: Chốt đáp án chính
xác, lưu ý một số kĩ năng đọc hiểu

văn bản truyện.

3
4
5
6
7
8
9

D. Lạnh lùng
B. Từ khi Sinh bị sa thải
C. Có tâm hồn lãng mạn.
D. Cuộc sống nghèo khổ, thảm hại của con
người.
C. Thể hiện sự phê phán của người kể chuyện
trước cảnh nghèo của nhân vật.
D. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
A. Đoạn trích chứa đựng giá trị nhân đạo sâu
sắc.
C. Sự thương cảm

HẾT TIẾT 156, CHUYỂN TIẾT
10
157
3. Củng cố kĩ năng viết bài văn
phân tích, đánh giá một tác
III. Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận phân
phẩm văn học (15 phút)
tích, đánh giá một tác phẩm văn học


- GV giao nhiệm vụ 1: Nhắc lại cấu
trúc của bài văn phân tích, đánh giá
một tác phẩm văn học.
- HS trình bày.
- GV chuẩn hóa cấu trúc.

- GV giao nhiệm vụ 2:
Phân tích đề, lập dàn ý chi tiết cho
đề bài trong BT 3 - PHT.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi
dẫn của GV.
- GV định hướng dàn ý chi tiết, lưu
ý các kĩ năng cơ bản:
+ Dựa vào thông tin trong phần tri
thức kèm theo để giới thiệu về tác
giả, tác phẩm (thơng thường trong
đề sẽ có phần này nếu HS chưa
được học về tác giả này).
+ Tập trung phân tích, làm rõ
những nội dung: Hồn cảnh, tâm
trạng, tính cách, suy nghĩ... của

1. Cấu trúc của bài văn phân tích, đánh giá tác
phẩm/ đoạn trích văn học:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
b. Thân bài:
- Phân tích được những đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm:
+ Chủ đề, nhân vật.

+ Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác
dụng của chúng.
- Đánh giá khái quát về thành công của tác phẩm, đóng
góp của tác giả.
c. Kết bài:
Phát biểu được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân
vật trong tác phẩm đối với bản thân.
2. Luyện tập:
Đề bài: Viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích,
đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trong BT
2.
Gợi ý:
a. MB:
- Giới thiệu về Thạch Lam: Là nhà văn tiêu biểu của
văn học Việt Nam hiện đại.
- Giới thiệu truyện ngắn: "Đói" là một truyện ngắn
tiêu biểu cho phong cách viết truyện của Thạch Lam.
Trong truyện, nhà văn khắc họa tình cảnh thảm hại của
nhân vật Sinh, qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc,
đặc biệt là qua đoạn trích mở đầu truyện. Truyện được
kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ ba.
b. TB:


nhân vật; Mối quan hệ giữa các
nhân vật; Tình cảm, nhận thức của
nhân vật.
+ Từ những phân tích về nhân vật,
làm rõ chủ đề tư tưởng của văn
bản: Nhà văn phản ánh hiện thực

gì, thể hiện tình cảm, thái độ gì.
+ Khái quát được những nét đặc
sắc về nghệ thuật của văn bản
truyện (thường tập trung vào: ngôn
ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
tình huống truyện, giọng điệu của
người kể chuyện).

* Nhân vật chính: Sinh:
- Hồn cảnh: Nghèo nàn, khốn khó từ khi mất việc
+ Căn nhà khơng có đồ đạc gì có giá trị: Một cái bàn
con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gẫy
dăm ba nan, một cái ấm tích mất bơng và mấy cái
chén mẻ, nước cáu vàng... Trong cùng, một cái hòm
da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước...
+ căn phòng tối tăm, ẩm thấp .
+ Bản thân Sinh: mệt lả đi vì đói.
+ cái thạp gạo đã hết, mà trong túi khơng cịn được
một đồng xu nhỏ
+ Vợ đi vay tiền nhưng không được, hai vợ chồng đã
nhịn đói 2 hơm.
- Tâm trạng của Sinh:
+ Buồn rầu, chán nản, nặng nề trước cảnh ngộ của
mình.
+ Thấy thương xót cho người vợ phải chịu khổ vì
mình khơng thể lo được cho gia đình. "Sinh thống
trơng cái thân hình của vợ in rõ trên nền sáng, một cái
thân thể mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng
phong phanh. Cảnh tượng ấy làm cho chàng xót
thương..." "Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim

chàng như một làn sóng mạnh. Sinh nắm chặt lấy tay
vợ ơm vào lịng, đắm đuối, thiết tha".
+ Sinh tuyệt vọng, bất lực trước hoàn cảnh hiện tại của
mình: "Chàng chỉ muốn chết ngay lúc bấy giờ để tránh
khỏi cái nghèo khốn khó, nặng nề quá, đè ở trên vai".
=> Nhân vật Sinh là người trí thức thất nghiệp, có
cuộc sống nghèo khó, bế tắc; Có đời sống nội tâm
phong phú; Có tấm lịng u thương gia đình, thương
vợ.
* Chủ đề của đoạn trích:
- Tác giả khắc họa tình cảnh khốn khổ của người trí
thức trước Cách mạng.
- Thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc với những nỗi
khổ của con người.
- Đoạn trích bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo sâu
sắc.
* Nét đặc sắc nghệ thuật:
- Ngôn từ giản dị, gần với đời sống.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Giọng điệu thương cảm, xót xa.
c. KB:
- Đoạn trích tiêu biểu cho lối viết truyện của Thạch
Lam: Nhẹ nhàng, giản dị nhưng thấm đẫm tình thương
cảm, xót xa.
- Đoạn trích gợi lên trong lòng người đọc sự đồng cảm


sâu sắc với số phận của những con người nghèo khổ,
sống leo lét trong xã hội cũ.
3.3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: Vận dụng kĩ năng đã ôn tập, thực hiện phân tích đề, lập dàn
ý, viết bài văn cho đề bài trong BT 4 (PHT).
RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 10
ƠN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên HS: ......................................................................................... Lớp: ..........................

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống để củng cố đặc trưng của thể loại truyện:

(1) ngôi thứ ba
(2) con người
(3) không gian, thời gian
(4) ngôi thứ nhất
(5) hình thức ngơn ngữ
(6) kể, tả, bình luận
- Truyện kể là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con
người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
- Hiện thực đời sống trong truyện được tái hiện thông qua cốt truyện:
+ Cốt truyện gồm một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra, khắc họa rõ nét tính
cách các nhân vật, số phận từng cá nhân.
+ Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất
định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật tạo thành truyện kể.
- Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện:
+ Người kể chuyện ...............................: Xưng tơi hoặc một hình thức tự xưng tương
đương; Có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện
được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả lộ diện.

+ Người kể chuyện .............................. : Người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất
hiện, chỉ được nhận biết qua lời kể.
+ Lời người kể chuyện: Là lời .................................. của người kể chuyện: Khắc họa bối
cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh
giá đối với sự việc, nhân vật.
- Nhân vật: là .............................. cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng
các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là
thần linh, loài vật, đồ vật... nhưng khi ấy chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý
chí hay khát vọng của con người.
- Truyện khơng bị gị bó về .................................. , có thể đi sâu vào tâm trạng con
người, những cảnh đời cụ thể, hoặc có thể tái hiện những bức tranh đời sống toàn cảnh
rộng lớn.


- Truyện sử dụng nhiều ....................................... khác nhau. Ngồi ngơn ngữ người kể
chuyện, cịn có ngơn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp lại cịn có lời độc thoại nội tâm. Lời
kể khi thì ở bên ngồi, khi lại nhập vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời
sống.
- Một số nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyện:
+ Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
+ Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế (VD: Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên
của Nam Cao, nhân vật Thanh trong truyện Dưới bóng hồng lan của Thạch Lam).
+ Ngơn ngữ đặc sắc (VD: ngôn ngữ giản dị, giàu chất lãng mạn, đậm chất trữ tình
(phong cách của Thạch Lam); Ngơn ngữ cá tính, giàu chất tạo hình (phong cách của Nguyễn
Tn); Ngơn ngữ mỉa mai, châm biếm sâu cay (phong cách của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Cơng Hoan; ...)
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình (VD: Nhân vật ơng huyện Hinh trong
truyện Đồng hào có ma).
+ Bút pháp đối lập tương phản (VD: Truyện Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân).
.v.v.


Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau :

Một cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. Anh ta thấy cái hơi lạnh của mùa đông thấm
qua lần chăn mỏng, và thấy người mệt mỏi vì suốt đêm đã co quắp trên chiếc phản gỗ cứng.
Sinh cuốn chăn ngồi dậy. Thế là, cũng như những buổi sáng khác, một cái buồn rầu
chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy tâm hồn.
Những đồ vật quanh mình ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ khiến Sinh lại nghĩ đến cái cảnh
nghèo nàn khốn khó của chàng. Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre
đã gẫy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bơng và mấy cái chén mẻ, nước cáu vàng... Trong
cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước...
Tất cả đồ đạc trong căn phịng chỉ có thế. Mà đã lâu lắm, quanh mình Sinh vẫn chỉ có
những thứ đồ tồi tàn ấy, đã lâu lắm chàng đến ở cái căn phòng tối tăm, ẩm thấp này. Những
ngày đói rét khơng thể đếm được nữa. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm chàng nghe đã
quen, cả đến cái mệt mỏi lả đi vì đói, chàng cũng đã chịu qua nhiều lần rồi.
Sinh thở dài. Chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cái giọng nói quả quyết và
lạnh lùng của ơng chủ, cái nét mặt chán nản, thất vọng của mấy người anh em cùng một
cảnh ngộ với chàng... Từ lúc đó, bắt đầu những sự thiếu thốn, khổ sở, cho đến bây giờ...
Một tiếng guốc ngoài hè làm cho Sinh ngẩn lên trơng ra phía cửa: vợ chàng về. Nàng
vén cái màn đỏ treo ở cửa bước vào. Sinh thống trơng cái thân hình của vợ in rõ trên nền
sáng, một cái thân thể mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh. Cảnh tượng
ấy làm cho chàng xót thương...
Vợ chàng đi lại cạnh giường, n lặnh nhìn Sinh khơng nói gì.
Sinh vơi lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi:
- Em đi đâu mà sớm thế?
- Em lại đằng bà Ba ở cuối phố vay tiền.
- Thế có được khơng?
Vơ Sinh nhìn chồng, thở dài lắc đầu:
- Ai cho chúng mình vay bây giờ. Bà ấy cịn nhớ đâu đến khi trước vẫn nhờ vả mình.
Sinh buồn rầu, nói một cách chán nản:

- Thói đời vẫn thế, trách làm gì. Nhưng bây giờ làm thế nào?
Chàng nghĩ đến cái thạp gạo đã hết, mà trong túi không cịn được một đồng xu nhỏ...
Đã hai hơm nay, chàng và vợ chàng thổi ăn bữa gạo cuối cùng, đã hai hơm, cái đói làm cho
chàng khốn khổ...


- Làm thế nào?
Vợ chàng nhắc lại câu hỏi ấy, rồi cúi mặt khóc. Một mối tình thương tràn ngập vào trái
tim chàng như một làn sóng mạnh. Sinh nắm chặt lấy tay vợ ơm vào lịng, đắm đuối, thiết
tha. Chàng chỉ muốn chết ngay lúc bấy giờ để tránh khỏi cái nghèo khốn khó, nặng nề quá,
đè ở trên vai...

(Trích "Đói", Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam).

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Câu văn nào dưới đây sử dụng nghệ thuật so sánh?
A. Thế là, cũng như những buổi sáng khác, một cái buồn rầu chán nản, nặng nề ở đâu
đến đè nén lấy tâm hồn.
B. Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim chàng như một làn sóng mạnh.
C. Sinh thống trơng cái thân hình của vợ in rõ trên nền sáng, một cái thân thể mảnh
giẻ, gầy gị trong chiếc áo the mỏng phong phanh.
D. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm chàng nghe đã quen.
Câu 3. Từ nào dưới đây không miêu tả tâm trạng của nhân vật Sinh?
A. Buồn rầu
B. Chán nản

C. Xót thương
D. Lạnh lùng
Câu 4. Cuộc sống nghèo đói, khổ sở của Sinh bắt đầu từ khi nào?
A. Từ khi Sinh lấy vợ
B. Từ khi Sinh bị sa thải.
C. Từ khi hai vợ chồng Sinh sinh con
D. Từ khi hai vợ chồng chuyển chỗ ở.
Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi đánh giá về nhân vật Sinh trong đoạn trích trên:
A. u thương gia đình.
B. Có hồn cảnh nghèo khổ.
C. Có tâm hồn lãng mạn.
D. Có đời sống nội tâm phong phú.
Câu 6. Chủ đề của đoạn trích là gì?
A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết, thủy chung.
B. Sự sẻ chia giữa những con người nghèo khổ.
C. Cuộc sống tươi vui, nhộn nhịp của con người.
D. Cuộc sống nghèo khổ, thảm hại của con người.
Câu 7. Ý nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của phép liệt kê trong câu văn "Một cái
bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gẫy dăm ba nan, một cái ấm tích mất
bơng và mấy cái chén mẻ, nước cáu vàng"
A. Diễn tả hồn cảnh nghèo khó của gia đình Sinh.
B. Vừa tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho câu văn, vừa tạo tính hình tượng cho câu văn.
C. Thể hiện sự phê phán của người kể chuyện trước cảnh nghèo của nhân vật.
D. Thể hiện sự cảm thương của người kể chuyện trước hoàn cảnh của nhân vật.
Câu 8. Nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích là:
A. Sử dụng ngơn từ giàu chất thơ.
B. Xây dựng tình huống truyện kịch tính.


C. Ngòi bút trào phúng đặc sắc.

D. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây là đúng về giá trị nội dung của đoạn trích:
A. Đoạn trích chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc.
B. Đoạn trích thể hiện sự mỉa mai sâu cay với sự tha hóa của con người.
C. Đoạn trích thể hiện tình u thiên nhiên sâu sắc.
D. Đoạn trích gửi gắm thơng điệp về tình cảm vợ chồng thủy chung.
Câu 10. Đoạn trích khơi gợi cảm xúc gì trong lịng người đọc:
A. Niềm vui
B. Nỗi nhớ thương
C. Sự thương cảm
D. Sự băn khoăn, day dứt
Bài tập 3: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và
nghệ thuật của đoạn trích sau:
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá
của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết
lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác
lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời
trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những
đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn
đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái
phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ
và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới
của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu
bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hơm nay, mơi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách,
da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật
vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ khơng ít, chúng
mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tơi cịn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền
hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn
với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó khơng lại, bước gần đến trơng thấy con bé co ro đứng
bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:


- Hết áo rồi, chỉ cịn cái này.
- Sao khơng bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mị cua bắt ốc thì
cịn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng
Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà.
Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bơng cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên
đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui..
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001)




×