Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ LINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
======

LƯU THỊ NHƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG
CÂY TRỒNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHÙ LINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC
BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
======

LƯU THỊ NHƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG
CÂY TRỒNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHÙ LINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC
BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Minh Tâm



HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến TS. Hà Minh Tâm cán bộ giảng dạy - Khoa Sinh - Kỹ thuật nông
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện
luận văn.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu,
Ban Chủ nhiệm khoa và cán bộ, nhân viên trong Khoa Sinh - Kỹ thuật nơng
nghiệp, các Phịng, Ban của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận
văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2022
Tác giả
Lưu Thị Như


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên
cứu nào khác. Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2022

Tác giả

Lưu Thị Như


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................3
4. Điểm mới của đề tài......................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................4
1.1. Trên thế giới...............................................................................................4
1.2. Ở Việt Nam................................................................................................6
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................11
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................11
2.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................11
2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................11
2.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
2.5.1. Nghiên cứu tài liệu................................................................................12
2.5.2. Nghiên cứu thực địa..............................................................................12
2.5.3. Xử lý số liệu..........................................................................................13
2.5.4. Viết báo cáo...........................................................................................16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................17
3.1. Đặc điểm thành phần loài cây trồng tại trường Trung học cơ sở Phù
Linh.................................................................................................................17
3.1.1. Đa dạng về phân loại.............................................................................17
3.1.2. Đặc điểm nhận biết các loài..................................................................22

3.1.3. Đa dạng về dạng sống...........................................................................35
3.1.4. Đa dạng về giá trị tài nguyên................................................................35


3.1.5. Chất lượng cây trồng.............................................................................38
3.1.6. Diện tích xanh ở trường Trung học cơ sở Phù Linh..............................42
3.2. Đề xuất giải pháp sử dụng cây xanh trong trường phục vụ giáo dục
bảo vệ đa dạng sinh học..................................................................................43
3.2.1. Đề xuất trồng bổ sung một số loài.........................................................43
3.2.2. Một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông
qua sử dụng hệ thống cây trong trường...........................................................50
3.2.3. Sử dụng hệ thống cây xanh để tổ chức dạy học bài 15 - Khóa
lưỡng ( phần vận dụng)...................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................65
1. Kết luận.......................................................................................................65
2. Đề nghị........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................66
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG
Hội nghị các bên tham gia cơng ước đa dạng

1


COP

2

DT

sinh học
Đường kính tán

3

ĐDSH

Đa dạng sinh học

4

IPGRI

Viện tài nguyên di truyền quốc tế

5

L. T. Như

Lưu Thị Như

6


Sd

Diện tích sân trường

7

St

Diện tích tán cây

8

Sx

Diện tích xanh

9

THCS

Trung học cơ sở

10

UICN

Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

11


UNEP

Chương trình mơi trường liên hợp quốc

12

VQG

Vườn quốc gia

13

WWF

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới


DANH MỤC BẢNG
Biểu 2.1. Mẫu thu thập dữ liệu thực địa..........................................................12
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây được trồng tại trường THCS Phù Linh........17
Bảng 3.2. Đa dạng ở mức độ ngành................................................................20
Bảng 3.3. Đa dạng ở mức độ họ, chi, loài.......................................................21
Bảng 3.4. Giá trị sử dụng của các loài cây được trồng tại trường THCS
Phù Linh.........................................................................................36
Bảng 3.5. Chất lượng cây bóng mát tại Trường THCS Phù Linh...................40
Bảng 3.6. Diện tích tán cây trường THCS Phù Linh.......................................42
Bảng 3.7. Độ che phủ của cây bóng mát tại Trường THCS Phù Linh............43
Bảng 3.8. Đề xuất trồng cây tại trường THCS Phù Linh...............................44



DANH MỤC HÌNH
Ảnh 3.1. Cycas revoluta Thunb......................................................................22
Ảnh 3.2. Ruellia simplex C.Wright.................................................................22
Ảnh 3.3. Dracontomelum duperreanum Pierre...............................................23
Ảnh 3.4. Alstonia scholaris (L.) R. Br............................................................23
Ảnh 3.5. Schefflera octophylla (Lour.) Harms................................................24
Ảnh 3.6. Trầu bà (Epipremnum aureum)........................................................24
Ảnh 3.7. Lục thảo trổ (Chlorophytum comosum)............................................25
Ảnh 3.8. Terminalia catappa L.......................................................................26
Ảnh 3.9. Terminalia molinetii M. Gómez.......................................................26
Ảnh 3.10. Trường sinh Blossfield (Klanchoe blossfieldiana Pelin.)..............27
Ảnh 3.11. Codiaeum variegatum (L.) Blume..................................................28
Ảnh 3.12. A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth..............................................28
Ảnh 3.13. Lạc dại (Arachis pintoi Krapov. & W.C.Greg.).............................29
Ảnh 3.14. Bauhinia acuminate L....................................................................29
Ảnh 3.15. Delonix regia (Bojer ex Hook) Raf...............................................30
Ảnh 3.16 . Barringtonia acutangula (L.) Gaertn............................................30
Ảnh 3.17. Ngọc Lan (Michelia alba DC.).......................................................31
Ảnh 3.18. Hibiscus rosa-sinensis L.................................................................31
Ảnh 3.19. Aglaia odorata Lour.......................................................................32
Ảnh 3.20. Khaya senegalensis A. Juss. (L. T. Như,2021)..............................32
Ảnh 3.21. Bougainvillea brasiliensis Rauesch.................................................33
Ảnh 3.22. Nguyệt quế Murraya paniculata (L.) Jack.....................................33
Ảnh 3.23. Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.)............................................34


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhóm cây gỗ, cây bụi và cây thân thảo......................................35
Biểu đồ 3.2. Giá trị sử dụng các loài cây được trồng tại trường THCS
Phù Linh................................................................................................38

Biểu đồ 3.3. Chất lượng cây bóng mát trường THCS Phù Linh.....................41


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây xanh có vai trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống của con
người; vốn được ví như những lá phổi xanh của Trái đất, giúp điều hịa và
cung cấp dưỡng khí cho sự sống của mn lồi. Trong tình trạng các chỉ số về
mơi trường và ơ nhiễm khơng khí của thành phố ngày càng tệ hơn, việc duy
trì cây xanh trong trường học là điều vô cùng cần thiết giúp điều hịa khí hậu,
lọc sạch khơng khí, tạo bóng mát và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cây xanh trường học còn tạo cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ, cho trường học,
giảm nóng bức, mang tới khơng gian tươi mát. Hệ thống cây xanh trong nhà
trường tạo bóng mát cho sân chơi, chắn hắt nắng vào phòng học, điều hịa
khơng khí trong trường học. Thơng qua việc học tập tại hệ thống cây xanh,
học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn trồng và chăm sóc
cây xanh tại gia đình và địa phương. Hệ thống cây xanh cịn có tác dụng bổ
sung cho phịng thí nghiệm những mẫu vật phù hợp với bài học. Hệ thống cây
xanh là nơi tiến hành thí nghiệm, thực hành các bài học tham quan thiên nhiên
thuận lợi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, ghi chép tỉ mỉ, cụ thể về đặc
điểm hình thái, sinh lý của các loài. Ngoài việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học, hệ thống cây xanh cịn tạo cảnh quan mơi trường xanh- sạchđẹp.
Cây xanh chính là linh hồn của một ngôi trường và trồng cây kèm dạy
cho các em yêu cây là một trong những mục tiêu lớn của nhà trường. Những
cây xanh khn viên trường sẽ tạo ra bóng mát cho thế hệ mai sau và nhiều
bài học cho thế hệ hiện tại. Học sinh tại nhà trường, ngoài tập trung học kiến
thức còn cần trau dồi kĩ năng và tương tác với cây trong khn viên chính là
chìa khóa giáo dục mà chúng ta hướng đến. Ngồi các giờ học trên lớp, giờ

đây các bạn nhỏ còn được tham gia ngoại khóa tại vườn trường. Các em được


2

học cách phân biệt các loại cây, chăm sóc cây, đồng thời nhận thức được lợi
ích của việc trồng cây với môi trường xung quanh.
Do vậy, việc xây dựng hệ thống cây xanh theo đúng mơ hình, phù hợp
với nội dung chương trình của từng khối lớp sẽ giúp cho giáo viên có điều
kiện hết sức thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn KHTN, đặc
biệt KHTN môn học mới, nghiên cứu sâu sự vật và hiện tượng ở một khía
cạnh nhất định. Khoa học tự nhiên là mơn học có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển tồn diện của học sinh, có vai trị nền tảng trong việc hình thành
và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng
với việc làm phong phú thêm kiến thức về các môn học, xây dựng hệ thống
cây xanh giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, kỹ năng làm việc nhóm và
các kỹ năng cần thiết khác để nghiên cứu và tiếp thu kiến thức. Học sinh sẽ là
những người có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển mơi trường
trong tương lai. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của cây
xanh trong cuộc sống là giải pháp đa dạnh sinh học.
Khuôn viên trường THCS Phù Linh mới được công nhận là trường
chuẩn Quốc gia cấp độ 1 được đánh giá một trong những khn viên đẹp
trong địa bàn huyện Sóc Sơn. Khơng chỉ có diện tích rộng, nhiều khơng gian
trống, khơng gian mở mà còn mang giá trị tinh thần và giá trị văn hóa gắn liền
với lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường. Trong những năm gần đây,
nhà trường đã quy hoạch trồng nhiều loài cây để lấy bóng mát và làm cảnh.
Đây được xem là những mẫu vật sống phục vụ việc giảng dạy về sinh học và
giáo dục bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho học sinh. Tuy nhiên
vấn đề trồng cây trong trường để nghiên cứu tính đa dạng thực vật, sự đa dạng
về giá trị tài nguyên, sinh học, sinh thái của các loài thực vật cũng như đưa

chúng vào giáo dục môi trường cho đối tượng học sinh như thế nào thì vẫn
chưa được tìm hiểu rõ. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu,


3

đánh giá tính đa dạng thực vật, sự đa dạng về giá trị tài nguyên sinh thái của
các loài thực vật trong trường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng tại trường THCS Phù Linh và đề
xuất giải pháp giáo dục bảo vệ đa dạng sinh học”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hệ thống cây trồng tại trường THCS Phù Linh và đề
xuất giải pháp sử dụng để giáo dục học sinh về bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành
Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về hệ thống cây xanh
đô thị, tài nguyên thực vật, đa dạng sinh học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp việc phát triển
hệ thống cây xanh tại trường; phục vụ cho việc học tập và giảng dạy môn
Khoa học tự nhiên của Trường THCS Phù Linh.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu xây dựng danh lục các loài cây trồng
tại trường THCS Phù Linh.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới

Cây bóng mát là những cây gỗ, có khi rất lớn, có vai trị chính là tạo
bóng mát cho mơi trường xung quanh nhờ sự che phủ của tán lá, thường
được trồng ở đường phố, trường học, các khu đô thị và sân vườn ở các hộ
gia đình. Cây cảnh (cịn gọi là cây kiểng) là những loại thực vật được gieo
trồng, chăm sóc, đơi khi được tạo dáng rất cơng phu, có vai trị chủ yếu là
làm vật trang trí hay dùng như một chi tiết nào đó trong phong thủy. Bên
cạnh giá trị làm bóng mát và làm cảnh, các loại cây nêu trên còn được sử
dụng vào nhiều mục đích, phụ thuộc vào giá trị của chúng mang lại và nhu
cầu sử dụng của người trồng [44].
Xu hướng phát triển cây cảnh và cây bóng mát ở các nước trên thế
giới rất đa dạng. Các quốc gia phát triển rất sớm không gian xanh cho các
đô thị, trước hết là cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh khu
chung cư, trường học, bệnh viện,…Các quốc gia đều quan tâm đến chỉ số
m2/người. Chỉ tiêu này càng lớn thì chỉ tiêu khơng gian xanh của đơ thị
càng hồn hảo. Trong cơng trình của Charles W. Harris và Nicholas T.
Dines (1987) [34], hai giáo sư về kiến trúc cảnh quan tại Mỹ đã đưa ra các
vấn đề về nghệ thuật thiết kế cảnh quan, xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế,
các hệ thống trong đô thị đặc biệt là các chi tiết cây đường phố đơ thị.
Trong đó tác giả tập trung đưa ra các tiêu chuẩn cây trồng, đánh giá thảm
thực vật hiện tại, kế hoạch trồng và chiến lược quản lí cây trồng đơ thị.
Garrett Eckbo (2002) [35] đặc biệt lưu ý đến việc thiết kế cảnh quan
phù hợp với cuộc sống của người dân, nhất là người dân trong các đô thị.
Tác giả đã mô tả các kỹ thuật và đưa ra phương pháp xây dựng các vườn
(cảnh quan) không chỉ trên qui mô là vườn hoa hay công viên phục vụ
chung cho cộng đồng, mà cịn đưa ra các mơ hình cho các hộ gia đình để


5

tạo nên không gian xanh cho căn hộ hay khu vườn của gia đình.

Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh ln ln
giữ vai trị quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã,
Ai Cập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ,
tượng đài. Những tác phẩm nghệ thuật về cây xanh cũng hình thành rất sớm
và phát triển, đặc biệt là ở các nước phương đông như các vườn cảnh (vườn
treo Babylon nổi tiếng), các kiểu vườn thượng uyển, các tác phẩm nghệ thuật
bonsai đã có từ rất lâu đời và được trưng bày trong các cung đình ở Trung
Quốc, Nhật Bản. Ngay từ năm 1618, trong cuốn sách “A New Orchard and
Garden” của William Lawson đã trình bày khá chi tiết về cách chăm sóc cây
[37].
Hoạt động của con người đã có những tác động vơ cùng to lớn đến
thiên nhiên, một trong số đó đã và đang làm suy giảm đa dạng sinh học
trầm trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân con người cũng như các
sinh vật trên trái đất. Rất nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn,
giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
trên phạm vị tồn thế giới. Đó là hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
(UICN), chương trình mơi trường liên hợp quốc (UNEP), tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới (WWF), viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI).
Thỏa thuận quốc tế giải quyết các vấn đề về đa dạng sinh học được gọi là
công ước về đa dạng sinh học. Thỏa thuận này được thông qua và ký kết tại
hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 1992 ở Rio de Janeiro, khi mà các
vấn đề về môi trường trên thế giới xuất hiện ngày một rõ. Công ước được
192 nước thành viên tham gia ký kết cùng với ủy ban châu âu nhằm mục
đích bảo tồn đa dạng sinh học sử dụng bền vững các tài ngun của thế giới
và chia sẻ cơng bằng và bình đẳng lợi ích của việc sử dụng nguồn gen. Hai


6

mươi mục tiêu trong mục tiêu đa dạng sinh học Aichi đã được thông qua

trong hội nghị các bên tham gia công ước đa dạng sinh học lần thứ 10
(COP10) ở Nagoya (Nhật Bản) năm 2010. Hội nghị lần thứ 21 tại Paris
(COP21), các nhà khoa học và nguyên thủ quốc gia của các nước đã đưa ra
mục tiêu không để nhiệt độ trái đất tăng quá 20C vào năm 2100. Để thực
hiện điều đó, các nước phải có giải pháp cụ thể để làm giảm hiệu ứng nhà
kính. Cho đến Hội nghị COP26 năm 2021, các vấn đề quan trọng nhất nhất
vẫn là đánh giá tiến trình và các cơng việc thực hiện cam kết ở COP21,
trong đó, thực vật có vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định [45].
Các chiến lược chính trị khác nhau được đưa ra thảo luận để ngăn
chặn, hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học bao gồm: pháp luật, thuế, luật
cấm, phạt tiền, trợ cấp, ưu đãi hay bồi thường. Tháng 10 năm 2012, đại
diện các nước thành viên của công ước đa dạng sinh học đã tham dự hội
nghị các bên tham gia công ước đa dạng sinh học lần thứ 11 (COP11) tại
Ấn Độ nhằm thảo luận làm thế nào để ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh
học. IUCN và hiệp hội địa lí quốc gia cùng liên kết trong đại hội bảo tồn
thế giới IUCN 2016 lần đầu tiên diễn ra tại Hoa Kì từ ngày 01-10 tháng 9
tại Hawaii, tại đây đưa ra các vấn đề chúng ta phải đối mặt cũng như đề
xuất các giải pháp để giải quyết chúng. Đại hội bảo tồn thế giới IUCN 2016
đánh dấu sự bảo tồn toàn cầu đầu tiên đưa ra cam kết chung cải thiện thế
giới thơng qua khoa học, thăm dị và giáo dục để giữ gìn và bảo vệ vơ số
lồi và hệ sinh thái của trái đất cho thế hệ mai sau.
1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật rất
phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính
đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều giống lồi có giá trị khoa học và
kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm. Theo các tài liệu đã


7


cơng bố, Việt Nam có khoảng 17000 lồi thực vật, trong đó ngành Tảo có
2200 lồi, ngành Rêu 480 lồi, ngành Khuyết lá Thơng 1 lồi, ngành Thơng
đất 55 lồi, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 lồi, ngành Hạt
trần 70 lồi và ngành Hạt kín 13000 loài. [2, 3].
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam được
tiến hành hơn 2 thế kỷ và được công bố nhiều ở khoảng 50 năm trở lại đây.
Bên cạnh các cơng trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ cả
nước, cịn rất nhiều cơng trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật của
mỗi khu vực và các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, như Đa dạng
thực vật các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hồng Liên – Sa Pa
(Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong
Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đơ (Đắk Lắk),
Xuân Sơn (Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
Mũi Cà Mau (Cà Mau),. Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên Khau
Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang), Hữu
Liên (Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu vực
Tây Bắc; vùng núi đá vơi Hồ Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền
(Thừa Thiên -Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh,.. [16]. Tuy nhiên, các cơng trình này chủ yếu chỉ
dừng lại ở các cơng trình cơng bố trong tài liệu; ở một số Vườn quốc gia, Khu
bảo tồn, Khu du lịch sinh thái,... cũng tiến hành những nghiên cứu xây dựng
danh lục và gắn biển tên khoa học các lồi thực vật cho đơn vị mình, nhằm
phục vụ việc nghiên cứu của các nhà khoa học, việc học tập của học sinh sinh viên, việc tham quan của khách du lịch và định hướng giáo dục mơi
trường,... nhưng khơng phải ai cũng có thể đến tham quan được.
Với tốc tộ cơng nghiệp hóa tăng nhanh như hiện nay giúp cho nước ta
thay đổi theo hướng phát triển mạnh mẽ. Các phương tiện nhà máy, xí nghiệp,


8


khu công nghiệp xuất hiện nhiều thêm đã tạo cho nhân dân có thêm nhiều cơ
hội việc làm, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó
thì vấn đề ơ nhiễm mơi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ơ nhiễm chính là:
các phương tiện giao thơng, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác
thải sinh hoạt hàng ngày. Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất
thải, tiếng ồn.... Đối tượng dễ bị ơ nhiễm nhất là khơng khí và nguồn nước.
Để bảo vệ mơi trường, ngồi các biện pháp giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì cây
xanh có vai trị vơ cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng
sau:
Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có
khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước,
giữ độ ẩm đất và độ ẩm khơng khí thơng qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm
sốt gió và lưu thơng gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ mơi trường: cây xanh có thể giảm thiểu các
chất độc hại trong khơng khí (CO2, SO2, CO…) và dưới đất (Chì, Sắt,
Kẽm…) giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đối lưu khơng
khí, sinh nguồn gió mát, tăng lượng oxy…
Cây xanh có vai trị quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.
Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,
hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị
thẩm mỹ của cơng trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi khơng cịn tác
dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái
khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp...) cây xanh trong hệ sinh
thái đơ thị cịn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ mơi trường và trang
trí cảnh quan.


9


Về hệ thống cây xanh tại địa phương: Trần Viết Mĩ (2001) đã nghiên
cứu cơ sở khoa học cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời tác giả đã
đề xuất các loài cây trồng phù hợp phục vụ q trình đơ thị hóa; Tường Thị
Tuyết Mai (2010) đã phân loại và xác định các loại hình cây xanh đồng thời
đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của cây bóng mát tại thành
phố Thái Nguyên. Nguyễn Thị Mai (2010), tác giả đã nghiên cứu hiện trạng
cây xanh, các đặc điểm sinh trưởng và các giải pháp phát triển cây xanh tại
Thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Long (2011) cũng đã đánh giá hiện trạng cây
xanh đường phố, làm rõ tác dụng bảo vệ môi trường và đề xuất qui hoạch hệ
thống cây xanh trên các tuyến đường ở thành phố Thanh Hóa. (theo Nguyễn
Hồng Oanh, 2014) [24].
Nguyễn Hoàng Oanh (2014) Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường Xuân Hòa. Tác giả đã xây dựng
danh lục 40 lồi cây bóng mát có ở phường Xn Hịa, thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc; đánh giá độ che phủ, chất lượng cây trồng, cung cấp các
thông tin về đặc điểm nhận biết, giá trị tài nguyên... và đề xuất … loài thực
vật trồng bổ sung cho khu vực này [24]
Lưu Thị Hậu (2018), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát
triển hệ thống cây bóng mát tại xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội. tác giả đã xây dựng danh lục … loài; đề xuất giải pháp phát triển hệ
thống cây bóng mát, xây dựng nguyên tắc tiêu chuẩn cây trồng, giải pháp
trồng và bảo vệ cây xanh khu vực này. [13]
Đặng Văn Hà (2016), Thực trạng và giải pháp phát triển cây bóng mát
đường phố cho thành phố Thanh Hóa. Tác giả đã xây dựng danh lục 40 lồi,
đề xuất danh mục cây bóng mát đường phố 38 loài, giải pháp phát triển cây
xanh đường phố ở khu vực này.
Do có vai trị quan trọng đặc biệt, nên cây xanh được trồng trong trường



10

học ở tất cả các cấp, với quy mô và thành phần khác nhau. Hằng năm, các
trường học vẫn chú trọng việc trồng bổ sung, chăm sóc và tiến hành nhiều
hoạt động giáo dục liên quan đến hệ thống cây xanh của trường mình. các
phương tiện thơng tin đại chúng cũng đề cập nhiều đến vai trò của cây xanh
đối với con người và học sinh trong các nhà trường, nhưng có rất ít cơng trình
nghiên cứu, đánh giá về đối tượng này. Cho đến nay, có một số cơng trình
nghiên cứu, đánh giá về hệ thống cây xanh trong trường học, như:
Hà Minh Tâm (2012) [26] đã tiến hành nghiên cứu xây dựng danh lục và
gắn biển tên khoa học cho 50 lồi thực vật được trồng trong khn viên của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và cung cấp tóm tắt các thơng tin về nguồn
gốc, sinh thái, giá trị tài nguyên cho các loài phục vụ yêu cầu giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và sử dụng các loài của nhà trường.
Đinh Thanh Sang (2018) đã xác định được 43 lồi thuộc 27 họ thực vật
trong khn viên trường Trung cấp nơng nghiệp Bình Dương. Tác giả đã
đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp trồng bổ sung và chăm sóc hệ thống
cây xanh phục vụ nhu cầu của nhà trường. [25]
Trường THCS Phù Linh là trường có diện tích khn viên lớn nhưng
các cây trồng trong khuôn viên nhà trường khá đa dạng về số lượng taxon
cũng như đặc điểm hình thái, nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nghiên
cứu nào đánh giá về thành phần loài cũng như giá trị tài nguyên các loài cây ở
nơi đây cũng như đề xuất phương hướng sử dụng tài nguyên thực vật vào
công tác giáo dục, bảo tồn. Chính vì vậy, cơng trình nghiên cứu “Đánh giá
hiện trạng hệ thống cây trồng tại trường THCS Phù Linh và đề xuất giải
pháp giáo dục bảo vệ đa dạng sinh học” của chúng tơi là cơng trình đầu tiên
đề cập đến lĩnh vực này.




×