Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Công ty Du lịch Kim Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.41 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế và Quản lý
o0o
Tuthienbao.com
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên
Họ tên sinh viên: Nguyễn Văn Nam
Lớp: Quản trị Doanh nghiệp K48
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phan Văn Thanh
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 5
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 5
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 5
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ (theo giấy phép kinh doanh) 5
1.2.2. Các dịch vụ, hàng hóa chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh 6
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước dịch vụ Khách sạn 7
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
7
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp 7
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 8
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 9
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý 10
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
KIM LIÊN 14
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 15


2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm 15
2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường 16
2.1.3 Chính sách giá 17
2.1.4 Chính sách phân phối: 18
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán 19
2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 20
2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 21
2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ, công tác marketing của doanh nghiệp 23
2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương 23
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 23
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 1
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.2.2 Định mức lao động của doanh nghiệp 25
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động 26
2.2.4 Năng xuất lao động 27
2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động 27
2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 28
2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân 29
2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp 29
2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 30
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp 30
2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 30
2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 30
2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu 30
2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định 30
2.3.6 Tình hình sử dụng tài sản cố định 31
2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 32
2.4 Phân tích chi phí và giá thành 32
2.4.1 Phân loại chi phí 32
2.4.2 Xậy dựng giá thành kế hoạch 33

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 33
2.4.4 Các loại sổ sách kế toán: 34
2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 34
2.5.2 phân tích bảng cân đối kế toán 37
2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính kế toán 38
2.5.4 Nhận xét và tình hình tài chính của doanh nghiệp 40
3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiêp 41
3.1.1 Các ưu điểm 41
3.1.2 Những hạn chế 43
3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 44
CÁC PHỤ LỤC 44
Những tài liệu tham khảo: 44
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 2
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LỜI MỞ ĐẦU
Qua 5 năm học tập và rèn luyện tại Viện Kinh tế và Quản lý Trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội.Kết thúc khóa học nhà trường và Viện đã tổ chức cho em thực tập
tốt nghiệp tại Công ty Cổ Phần Du Lich Kim Liên.Tuy ngắn ngủi (8 tuần) nhưng đối
với em nó có một ý nghĩa rất sâu sắc.
Qua đơt thực tập này với những kiến thức đã học em sẽ tìm hiểu thực tế ở nơi
mình đang làm việc vận dụng kiến thức và lý thuyết để tiến hành phân tích một số
hoạt động kinh doanh cơ bản tìm ra những điểm mạnh điểm yếu để có hướng đề xuất
cho đề tài tốt nghiệp.
Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Du lich, Nhà
hàng, Khách sạn có trên 50 năm hoạt động và phát triển, có thương hiệu và tên tuổi
trong ngành du lịch. Bản thân hiện đang làm việc tại Công ty nên cũng hiểu biết về
Công ty và công tác thu thập số liệu phần nào cũng thuận lợi.
Để hoàn thành báo cáo này em xin gửi lời cám ơn tới Thạc sỹ Phan Văn Thanh
thuộc Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Thầy là người đã
trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em, và các thầy cô bộ môn trong Viện. Bên cạnh đó em

cũng cám ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần du lịch Kim Liên cùng các phòng ban như
Phòng Kế toán, Phòng Nhân sự Hành chính, phòng kế hoạch và các bạn bè, đồng
nhiệp trong Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thu thập
số liệu tại Công ty.
Báo cáo gồm 3 phần chính
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu. Song do kinh
ngiệm chưa nhiều, kiến thức và thời gian có hạn nên bài báo cáo không khỏi sai sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô, bạn bè và mọi người để báo cáo
hoàn thiện hơn.
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 3
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
KIM LIÊN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Toạ lạc trên diện tích 3,5ha tại số 5 + 7 phố Đào Duy Anh, phường Phương Mai,
quận Đống Đa, Hà Nội ngay giữa Trung tâm thành phố, với tổng số 8 toà nhà phục vụ
lưu trú gồm 436 phòng và 5 Nhà hàng. Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên có thể phục
vụ hàng nghìn lượt khách ăn, ở cùng lúc. Khách sạn Kim Liên từ khi mới được thành
lập luôn được xem là đơn vị trụ cột của Cục Chuyên gia thời ấy và đến nay cái tên
Kim Liên đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với đông đảo người dân thủ đô.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 12 tháng 5 năm 1961, theo quyết định số 12/TC-
CCG của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, hai khách sạn Bạch Đằng và Bạch Mai hợp nhất
với tên gọi khách sạn Bạch Mai phục vụ các đoàn khách của Chính Phủ - do Cục
Chuyên gia quản lý. Năm 1971, sau 10 năm hoạt động, khách sạn chính thức mang tên
Khách sạn Chuyên gia Kim Liên.
Hai chữ Kim Liên được bắt nguồn bởi vị trí khách sạn nằm trên địa phận làng
Kim Liên và hơn thế nữa, Kim Liên còn mang ý nghĩa thiêng liêng, đó chính là tên

gọi của quê hương Bác Hồ.
Năm 1992, cấp trên ra quyết định đổi tên Khách sạn Chuyên gia Kim Liên thành
Khách sạn Chuyên gia Du lịch Kim Liên.Với tên gọi mới, ngoài việc phục vụ chuyên
gia, Khách sạn Kim Liên còn đảm nhận nhiệm vụ kinh doanh du lịch nội địa.
Tháng 3/1993, Khách sạn Chuyên gia Du lịch Kim Liên trở thành đơn vị trực
thuộc Tổng cục Du lịch với số vốn kinh doanh là 9,447 tỷ đồng, trong đó vốn ngân
sách là gần 7 tỷ đồng.Khi đó, có đến 50% tài sản cố định không phù hợp với yêu cầu
kinh doanh du lịch.
Chính vì vậy, năm 1994 Tổng cục Du lịch ra quyết định đổi tên Khách sạn thành
Công ty Khách sạn Bông Sen Vàng, thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn. Tiếp đến năm 1996, được phép của Tổng cục Du lịch, Công ty đổi tên
thành Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên với chức năng kinh doanh đa ngành nghề.
Trong giai đoạn này, Công ty thực hiện đổi mới toàn diện, kinh doanh theo cơ chế
khoán – quản, cải tạo và xây dựng mới một số cơ sở vật chất: Nhà hàng Hoa Sen 1,
bể bơi thông minh, Lễ tân 1, Lễ tân 2, Nhà phòng số 8, Nhà phòng 4A, nâng tổng số
phòng lên 436 phòng.
Không dừng lại ở đó, không ngừng đổi mới được coi là phương trâm hoạt động
của đơn vị. Chính vì thế, thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp
Nhà nước, ngày 22/09/2006, Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch ra Quyết định số
468/QĐ-TCDL cho phép Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên tiến hành cổ phần hóa
để chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Ngày 29/02/2008, Công ty
Khách sạn Du lịch Kim Liên chính thức được sở Kế hoach và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103022620 chuyển thành công ty cổ phần với
số vốn điều lệ là 44 tỷ đồng. Công ty có 3 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 4
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 3 cấp ngày: 05/07/2010 thì
vốn điều lệ của Công ty là: 58.959.970.000 đồng (năm mươi tám tỷ, chín trăm năm
mươi chín triệu, chín trăm bảy mươi ngàn đồng)

1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN
Tên tiếng anh: KIM LIEN TOURISR JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: KLC
Trụ sở đăng ký của Công ty là: Số 5-7 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 38 522 522 - 38 524 920
Fax: (84.4) 38 524 919
Email:
Website:
Công ty hiện đang kinh với quy mô tương đối lớn với:Tổng số lao động:
458người. Tổng nguồn vốn: 58.959.970.000 đồng
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Huân chương Lao động hạng III vào các năm 1985 và 1996
Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tặng năm 1990
Huân chương Lao động hạng I cho tập thể công ty năm 2000
Huân chương chiến công hạng III cho tập thể công ty năm 2001
Huân chương chiến công hạng II cho tập thể công ty năm 2004
Đơn vị Anh hùng Lao động năm 2006.
Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành Du lịch các năm 1998, 1999, 2000,
2001, 2002,2003, 2004, 2005
Năm 1999 và 2000 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua
xuất sắc nhất.
Năm 1998, 2001, 2002 được liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng cờ thi đua xuất
sắc cho Công đoàn Công ty.
Nhận xét về quy mô của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ hiện có sốlao động bình
quân năm là 458lao động. Tổng nguồn vốn của Công ty là: 58.959.970.000 đồng. So
với tiêu thức thì Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là một Công ty có quy mô lớn.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ (theo giấy phép kinh doanh)


Kinh doanh Khách sạn, ăn uống, bán hàng lưu niệm (không bao gồm kinh
doanh quán ba, karaoke, vũ trường)

Dịch vụ vận chuyển hành khách, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch,
thông tin, văn hóa.

Dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, nhà ở đối với cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 5
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, tiêu dùng
và vật liệu xây dựng, hàng điện máy, điện lạnh và thiết bị điện tử tin học
tin học

Dịch vụ thương mại, chuyển giao công nghệ, và các thiết bị khoa học
trong lĩnh vực điện tử tin học

Dịch vụ vui chơi giải trí thể dục thể thao

Dịch vụ lữ hành quốc tế

Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô
1.2.2. Các dịch vụ, hàng hóa chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh
Bao gồm 2 hoạt động chính là dịch vụ khách sạn và dịch vụ nhà hàng:
Dịch vụ khách sạn của Công tydựa trên 2 khu khách sạn 3 sao và 2 sao có 8 khu
nhà lưu trú gồm: Nhà 1, nhà 2, nhà3, nhà 4, nhà 5, nhà 6, nhà 8 và nhà 9 với hơn 452
phòng khách sạn. Công suất sử dụng phòng của Công ty luôn duy trì ở mức cao trên
70%. Doanh thu chiếm tỷ trọng khoảng 35%.

Dịch vụ nhà hàng của Công ty dựa trên 5 nhà hàng gồm: Nhà hang Hoa Sen
1,Hoa Sen 2, Hoa Sen 3,Hoa Sen 6, Hoa Sen 9. Có 6 hội trường lớn phục vụ hội thảo,
tiệc cưới, 3 hội trường nhỏ và hai bếp ăn bình dân.Công suất phục vụ hơn 4200 khách
hàng cùng một lúc. Doanh thu chiếm tỷ trọng khoảng 36%.
Ngoài 2 dịch vụ chính trên Công ty còn kinh doanh một số dịch vụ phụ khác
như:
Dịch vụ bể bơi ngoài trời theo mùa
Dịch vụ giặt là
Dịch vụ cho thuê sân tennis, bóng bàn
Dịch vụ cho thuê văn phòng, căn hộ, kiot…
Nhần xét về dịch vụ chính: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên Có 2 sản phẩm
dịch vụ chính là: Dịch vụ Khách sạn lưu trú và dịch vụ Nhà hàng ăn uống. Dịch vụ
Khách sạn lưu trú gồm 8 nhà phòng với tổng số 452 phòng, doanh thu chiếm tỷ trọng
khoảng 35% tổng doanh thu toàn Công ty. Dịch vụ Nhà hàng với 5 nhà hàng có những
hội trường lớn nhỏ khác nhau công suất phục vụ 4.200 khách cùng một lúc doanh thu
chiếm tỷ trọng khoảng 36% tổng doanh thu toàn Công ty. Doanh thu của 2 dịch vụ
này chiếm tới 71% doanh thu toàn Công ty.
1.3.Quy trình cung cấp dịch vụ Khách sạn lưu trú
1.3.1. Sơ đồ quy trình công việc của dịch vụ Khách sạn lưu trú
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công việc của dịch vụ Khách sạn lưu trú
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 6
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước dịch vụ Khách sạn
Đón khách: Nhân viên poter đón khách tại tiền sảnh mời và hướng dẫn khách
tới các quầy lễ tân đồng thời vận chuyển hành lý cho khách theo yêu cầu.
Làm thủ tục chek-in: Sau khi nhân viên poter hướng dẫn khách đến quầy lễ tân,
nhân viên lễ tân tiến hành làm thủ tục đăng ký tạm trú, nhân viên thu ngân thu tiền
viết phiếu thu, nhân viên lễ tân giao chìa khóa phòng cho khách, nhân viên poter vận
chuyển hành lý và đưa khách lên phòng.
Phục vụ khách: Nhân viên trực buồng tiến hành hướng dẫn khách sủa dụng

trang thiết bị trong phòng. Vệ sinh phòng khách vào đầu giờ buổi sáng theo quy trình
gồm: Thay ga, gối, dọn rác, hút bụi, vệ sinh phòng tắm, thay các loại khăn, bổ sung
đồ dùng cá nhân. Trong quá trình khách lưu trú tại Khách sạn nhân viên buồng phòng
cung cấp thêm các dịch vụ theo yều của khách mà Khách sạn đang kinh doanh như:
Giặt là quần áo, ăn uống, bơi, massager,tennis…
Làm thủ tục chek-out: Khi khách yêu cầu trả phòng nhân viên trực phòng tiến
hành kiểm tra phòng báo lại cho nhân viên lễ tân. Nhân viên lễ tân tiến hành làm thủ
tục trả phòng, thu lại chìa khóa, thanh tiền các dịch vụ phát sinh, viết hóa đơn, trả lại
giấy tờ tùy thân cho khách.
Tiễn khách: Nhân viên poter vận chuyển hành lý cho khách đến vị trí khách yêu
cầu và chào khách hẹn khách có dịp khác quay lại Khách sạn.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là công ty chuyên kinh doanh các dịch vụ
đa dạng như: Khách sạn, Nhà hàng, Du lịch, cho thuê bất động sản… Nên Công ty
áp dụng hình thức tổ chức chuyên môn hóa theo kết hợp.Như dịch vụ nhà hàng tổ
chức chuyên môn hóa theo công nghệ và dịch vụ Khách sạn chuyên môn hóa theo sản
phẩm.
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 7
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu mặt bằng sản xuất Công ty Cổ phần Du Lịch Kim Liên
Cổng ra vào
Ghi chú:Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Nhìn vàosơ đồ mặt bằng của doanh nghiệp ta thấy như sau:
Bộ phận sản xuất chính gồm 2 khối: Khách sạn có 8 nhà phòng 1,2,3,4,5,6,8, 9và có
5 Nhà hàng Hoa Sen 1,2,3,6,9 .
Bộ phận phụ trợ gồm 5 phòng ban: Phòng Hành chính Nhân sự, phòng Kế hoạch
Kinhdoanh, phòng Kế toán tài chính, phòng Kỹ thuật Tu sửa và đội An ninh Bảo vệ

và Phân xưởng Giặt là
Mối quan hệ của các bộ phận:
Các bộ phận trong Công ty có quan hệ mật thiết với nhau hỗ trợ lẫn nhau để
hoàn thành công việcchung của toàn Công ty
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 8
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanhnghiệp
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kim Liên
Doanh nghiệp hiện đang có sơ đồ tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.Trực tuyến
là quan hệ chỉ đạo cấp dưới chỉ nhận chỉ đạo của một cấp trên duy nhất.Chức năng là
chuyên môn hóa quá trình quản lý lập ra các bộ phận chức năng để tham mưu giúp
việc cho lãnh đạo cấp.Mô hình trên của Công ty mang tính chất chuyên môn hóa cao,
chế độ một thủ trưởng, thực hiện một cách thống nhất giữa quản lý và điều hành, phối
hợp chức năng để đạt được mục đích của cấp cao nhất mà Công ty đã đặt ra.
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Công ty gồm có 2 cấp quản lý:
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 9
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Cấp công ty: Gồm Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và các
phòng ban
Cấp Xí nghiệp: Gồm Giám đốc Nhà hàng, Giám đốc Khách sạn, Phân xưởng Giặt là,
các Nhà hàng Hoa Sen và các Nhà phòng.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý
Đại Hội Đồng Cổ Đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả
Cổ Đông có quyền biểu quyếthọp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những
vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định, ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo
tài chính của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hôị đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của công ty
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty (trừ những vấn đề

thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của hội đồng quản trị
công ty CP Du lich Kim Liên gồm 5 thành viên, 1 chủ tịch HĐQT và 4 thành viên
HĐQT trong đó có 2 thành viên không chuyên trách là cổ đông đồng sáng lập, nhiệm
kỳ tối đa của HĐQT là 05 năm . Chủ tich HĐQT là người đại diện theoPháp luật.
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có
nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của
công ty. Hiện Ban kiểm soát công ty gồm ba thành viên 2 thành viên chuyên trách và
1 thành viên không chuyên trách. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 05 năm. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc
Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhệm là người điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Vạch ra và tổ chức chiến lược kinh doanh và thực hiện kế hoạch kinh doanh
của Công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cho Công ty.
Quyêt định ngân sách hoạt động của các phòng ban các bộ phận trong Công ty theo kế
hoạch của Hội đồng Quản trị.
Phòng tổ chức nhân sự: Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức
lao động trong nội bộ Công ty. Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động,
tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công
nhân.Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn, soạn thảo thỏa ước lao động tập thể
hàng năm.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người
lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính
sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu
trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ, công nhân.
Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ,
công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất-kinh doanh. Lập kế hoạch,
chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ thực hiện.
Xây dựng các định mức đơn giá về lao động,đơn giá tiền lương. Lập và quản lý

quỹ lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của Nhà
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 10
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo quỹ lương
trong doanh nghiệp.
Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, theo
dõi, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách về lao động,
tiền lương… theo quy định của pháp luật, quy chế và Điều lệ doanh nghiệp.Tổ chức
khám sức khỏe định kỳ hàng năm, mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân. Quản lý
con dấu của doanh nghiệp theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu của Bộ Công
an.Chuẩn bị cơ sở vật chất và tổ chức khánh tiết các ngày lễ, đại hội, hội nghị, cuộc
họp… Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của phòng. Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh nghiệp theo
quy định.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều
hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính
và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động
trong Công ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh
doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.
Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối các nguồn
vốn phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ.
Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính và
những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ Công ty.
Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế về
quản lý và chi tiêu các quỹ đúng quy định.
Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử
dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho

người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty; Lập sổ theo dõi thu
nhập cá nhân và tính thu nộp thuế thu nhập cá nhân.
Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế
và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật định; Giao dịch thanh quyết toán
mua bán điện năng; Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giải ngân, thanh toán.
Tổ chức thực hiện chi trả cổ tức theo đúng Điều lệ, Nghị quyết của Hội đồng
Quản trị, chi trả vốn vay, lãi vay theo quy định. Chủ trì công tác quyết toán, kiểm toán
đúng kỳ hạn; Chủ trì công tác kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ, tổng hợp, lập báo cáo
thống kê về tài chính, kế toán.
Theo dõi thị trường chứng khoán khi Công ty niêm yết Cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán, tổng hợp tình hình để phục vụ thông tin cho Lãnh đạo.Bảo quản, lữu trữ
các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá, giữ bí mật các tài liệu và số liệu này,
cung cấp khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự
phân công của Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị Công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh:Tham mưu cho TổngGiám đốc quản lý các lĩnh
vực sau:
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 11
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Công tác kế hoạch:Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của
Công ty trong từng giai đoạn. Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập
các dự án đầu tư;
Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.Thống kê, tổng hợp
tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác
khác được phân công theo quy định.Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế
hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp
vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của Công ty.Phân tích đánh giá kết quả việc
thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch
quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc
phục nhược điểm

Công tác lập dự toán: Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư
thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám
đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích,
sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết
bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền duyệt.
Công tác hợp đồng: Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp
cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện
các hợp đồng kinh tế. Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn
do Công ty làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị,
vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các
lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công
tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế
khoán.
Đội bảo vệ an ninh:Thường trực, bảo vệ cơ quan, cơ sở vật chất, bến bãi, kho
tàng, văn phòng doanh nghiệp. Phối hợp với chính quyền và công an địa phương trong
công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tổ chức bảo vệ các vị trí được phân công đảm bảo an toàn tài sản cho khách, tài
sản của doanh nghiệp. Trông giữ xe oto, xe máy cho khách và nhân viên
Phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự quận thực hiện công tác dân quân tự vệ, công
tác nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên của doanh nghiệp
Xây dựng quy định về phòng chống cháy nổ, đảm bảo công tác an toàn phòng
chống cháy nổ, công tác huấn luyện thường xuyên, tổ chức chữa cháy kịp thời khi xảy
ra cháy nổ.
Phòng kỹ thuật tu sửa: Lập kế hoạchkiểm tra định kỳ các thiết bị điện, nước,
viễn thông để kịp thời đưa ra kế hoạch bảo dưỡng thay thế dảm bảo thông suốt an toàn
trong sử dụng
Phối kết hợp cùng các bộ phận trong công ty sửa chữa kịp thời những hỏng hóc
về điện, nước, điện thoại, máy tính… để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong kinh doanh
Tham mưu cho lãnh đạo về công tác sửa chữa thay thế trong xây dụng cơ bản,
giám sát thi công các công trình xây dựng

SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 12
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Phân xưởng giặt là: Chịu trách nhiệm giặt là toàn bộ chăn, ga, gối, khăn tắm,
khăn mặt, khăn chải bàn, ri đô … của công ty. Và làm dịch vu giặt là cho các đại lý ở
bên ngoài.
Giám đốc Khách sạn: Quản lý toàn diện bộ phận buồng, và lễ tân phục vụ
khách nghỉ tại khách sạn một cách có hiệu quả, chất lượng tốt, bảo đảm các phòng
luôn luôn sạch sẽ, hài lòng khách. Giám đốc bộ phận khách sạn chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc về các công việc sau:
Lập kế hoạch kinh doanh của bộ phận, lập hệ thống quản lý hiệu quả, đôn đốc và
chỉ đạo công việc hàng ngày của cấp dưới, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh diễn ra
bình thường và hiệu quả.
Lập dự toán hàng năm, quản lý kho, thẩm định các vật dụng, kiểm soát chí phí
Ban hành quy định nhân viên, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành để đảm bảo tiêu
chuẩn phục vụ khách.
Thẩm định các phương tiện, tiện nghi phòng khách, yêu cầu bộ phận kỹ thuật cải
tạo, sửa chữa, bảo đảm các phương tiện, thiết bị luôn ở trạng thái hoàn hảo
Chú trọng quan hệ giao với tiếp khách, nắm bắt yêu cầu và giải quyết phàn nàn
của khách trong khi khách lưu trú tại khách sạn
Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao kiến thức, hành vi, đạo
đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên.
Quy định các quy chế, điều lệ của bộ phận, định kỳ kiểm tra đánh giá thành tích
nhân viên, quan tâm theo dõi tình hình tư tưởng và công việc của các nhóm nhân viên
Phối hợp tốt với các bộ phận khác trong Công ty, hoàn thành tốtcác công việc
khác do cấp trên giao.
Giám đốc nhà hàng: Quản lý toàn diện bộ phận bàn, bếp, bar các bữa ăn một
cách có hiệu quả chất lượng tốtđảm bảo về sinh an toàn thực phẩm hài lòng khách
hàng. Giám đốc bộ phận nhà hàng chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc:
Lập kế hoạch kinh doanh của bộ phận, lập hệ thống quản lý hiệu quả, đôn đốc và
chỉ đạo công việc hàng ngày của cấp dưới, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh diễn ra

bình thường và hiệu quả.
Lập dự toán hàng năm, quản lý kho, thẩm định các vật dụng, kiểm soát chí phí
thực phẩmđầu vào
Ban hành quy định nhân viên, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành để đảm bảo tiêu
chuẩn phục vụ khách.
Thẩm định các phương tiện, tiện nghi nhà hàng, hội trường, yêu cầu bộ phận kỹ
thuật cải tạo, sửa chữa, bảo đảm các phương tiện, thiết bị luôn ở trạng thái hoàn hảo
sẵn sàng phục vụ khách
Chú trọng quan hệ giao với tiếp khách, nắm bắt yêu cầu và giải quyết phàn nàn
của khách trong khi khách ăn uống và sử dụng dịch vụ tại nhà hàng
Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao kiến thức, hành vi, đạo
đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên.
Quy định các quy chế, điều lệ của bộ phận, định kỳ kiểm tra đánh giá thành tích
nhân viên, quan tâm theo dõi tình hình tư tưởng và công việc của các nhóm nhân viên
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 13
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Phối hợp tốt với các bộ phận khác trong Công ty, để hoàn thành tốtcác công việc
khác do cấp trên giao.
-Nhận xét chung phần 1:
Quy mô: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là Công ty kinh doanh trong lĩnh
vực Thương mại và Dịch vụ hiện có số lao động bình quân năm là 458lao động. Tổng
nguồn vốn của Công ty là: 58.959.970.000 đồng. So với tiêu thức thì Công ty Cổ phần
Du lịch Kim Liên là một Công ty có quy mô lớn.
Sản phẩm chính: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên kinh doanh đa ngành nghề
nhưng sản phẩm dịch vụ chính là: Kinh doanh dịch vụ Nhà hàng ăn uống và Khách
sạn lưu trú. Hai dịch vụ chính này chiếm tỷ trọng doanh thu lớn khoảng 71%
Đặc điểm quy trình cung cấp dịch vụ:Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ Nhà hàng Khách sạn nên quy trình cung cấp trải qua 4 bước đơn giản
thuận tiện cho khách hàng trong khi sử dụng và thanh toán dịch vụ
Hình thức tổ chức sản xuất:Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là Công ty

Thương mại Dịch vụ nên nên quy trình cung cấp dịch vụ theo chuyên môn hóa kết
hợp. Khối nhà hàng ăn uống chuyên môn hóa theo công nghệ còn khối Khách sạn lưu
trú chuyên môn hóa theo sản phẩm
Kết cấu sản xuất:Công ty bố trí mặt bằng sản xuất theo dòng sản xuất (dòng di
chuyển). Kết cấu của Công ty gồm 2 bộ phận: bộ phận sản xuất chính bao gồm các
khối sản xuất trực tiếp như Nhà hàng Khách sạn. Bộ phần sản xuất phụ trợ gồm các
khối gián tiếp như các phòng ban
Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Công ty có sơ đồ quản lý bộ máy
trực tuyến chức năng và có 2 cấp quản lý là cấp Công ty và cấp Xí nghiệp
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 14
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm
Bảng 2.1:Doanh thunăm 2010-2011 theo khách hàng
ĐVT: tỷ đồng
Tên nhóm
Khách hàng
TH 2010 KH 2011 TH 2011
So sánh TH với KH So sánh 2011 / 2010
Mức Tỷ lệ (%) +/- %
Khách vãng lai
38,259 38,512 37,598 -0,914 97,6 -0,661 98 (%)
Khách du lịch
16,729 17,201 15,369 -1,832 89,3 -1,360 92 (%)
Khách công vụ
Và hội nghị
67,356 68,12 66,053 -2,067 97,0 -1,303 98 (%)
Khách khác

24,730 23,38 25,025 1,645 107,0 0,295 101 (%)
Tổng
147,074 147,213 144,045 -3,168 97,8 -3,029 97,9 (%)
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng 2.1 ta thấy:
- Doanh thu khách vãng lai thực tế so với kế hoạch giảm là 0,914 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch tương ứng 97,6%). Doanh thu khách vãng lai năm 2011 giảm so với
năm 2010 là 0,661 tỷ đồng (tương ứng 98% tổng doanh thu)
- Doanh thu khách Du lịch thực tế so với kế hoạch giảm 1,832 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch tương ứng 89,3%). Doanh thu khách Du lịch năm 2011 so với 2010
giảm 1.360 tỷ đồng (tương ứng 92% tổng doanh thu)
- Doanh thu khách công vụ và hội nghị thực tế so với kế hoạch giảm 2.067 tỷ đồng (Tỷ
lệ hoàn thành kế hoạch tương ứng 97%). Doanh thu khách công vụ và hội nghị năm
2011 so với 2010 giảm là 1,303 tỷ đồng (tương ứng 98%)
- Doanh thu khách khác thực tế so với kế hoạch tăng là 1,645 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch tương ứng 107%). Doanh thu khách khác năm 2011 so với 2010 tăng
0,295 tỷ đồng (tương ứng 101%)
Bảng 2.2: Doanh thu 2010-2011 theo khu vực địa lý
ĐVT: tỷ đồng
Tên
Khu vực
TH 2010 KH 2011 TH 2011
So sánh TH với KH So sánh 2011 / 2010
Mức Tỷ lệ (%) +/- %
Miền Bắc
96,256 93,225 92,569 -0,656 99,3 -3,687 96 (%)
Miền Trung
Và Tây Nguyên
23,456 22,258 21,569 -0,689 96,9 -1,887 92 %)
Miền Nam

19,258 21,985 20,356 -1,629 92,6 1,098 106 (%)
Nước ngoài
8,104 9,745 9,551 -0,194 98,0 1,447 118 (%)
Tổng
147,074 147,213 144,045 -3,168 97,8 -3,029 97,9 (%)
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Qua bảng 2.2 ta thấy:
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 15
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
- Doanh thu khu vực Miền Bắc thực tế so với kế hoạch giảm là 0,656 tỷ đồng (Tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch tương ứng 99,3%). Doanh thu khu vự Miền Bắc năm 2011 so với
2010 giảm 3,687 tỷ (tương ứng 96%)
- Doanh thu khu vực Miền Trung và Tây Nguyên thực tế so với kế hoạch giảm là
0,689 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tương ứng 96,9%). Doanh thu khu vực Miền
Trung và Tây Nguyên năm 2011 so với 2010 giảm là 1,887 tỷ đồng (tương ứng 96%)
- Doanh thu khu vực Miền Nam thực tế so với kế hoạch giảm 1,629 tỷ đồng (Tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch tương ứng 92,6%). Doanh thu khu vực Miền Nam năm 2011 so
với 2010 tăng 1,098 tỷ (tương ứng 106%)
- Doanh thu nước ngoài thực tế so với kế hoạch giảm là 0,194 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch tương ứng 98%). Doanh thu nước ngoài năm 2011 so với 2010 tăng là
1,447 tỷ đồng (tương ứng 118%)
Bảng 2.3: Doanh thu 2010-2011 theo sản phẩm
ĐVT: tỷ đồng
Tên
Sản phẩm
TH 2010 KH 2011 TH 2011
So sánh TH với KH So sánh 2011 / 2010
Mức Tỷ lệ (%) +/- %
Nhà hàng
53,245 54,568 54,196 -0,372 99,3 0,951 102 (%)

Khách sạn
52,014 52,589 51,656 -0,933 98,2 -0,358 99 (%)
Cho thuê BĐS
15,046 15,235 14,253 -0,982 93,6 -0,793 95 (%)
Tài chính
9,657 11,235 14,679 3,444 130,7 5,022 152 (%)
Dịch vụ khác
17,112 13,586 9,261 -4,325 68,2 -7,851 54 (%)
Tổng
147,074 147,213 144,045 -3,168 97,8 -3,029 97,9 (%)
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy:
- Doanh thu Nhà hàngthực tế so với kế hoạch giảm 0,372 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch tương ứng 99,3%). Doanh tu Nhà hàng năm 2011 so với 2010 tăng 0,951 tỷ
đồng (tương ứng 102%)
- Doanh thu Khách sạn thực tế so với kế hoạch giảm 0,933 tỷ (Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch tương ứng 98,2%). Doanh thu Khách sạn năm 2011 so với 2010 giảm 0,358 tỷ
(tương ứng 99%)
- Doanh thu cho thuê bất động sản thực tế so với kế hoạch giảm là 0,982 tỷ đồng (Tỷ
lệ hoàn thành tương ứng 93,6%). Doanh thu cho thuê bất động sản năm 2011 so với
2010 giảm là 0,793 tỷ đồng (tương ứng 95%)
- Doanh thu Tài chính thực tế so với kế hoạch tăng 3,444 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch tương ứng 130,7%). Doanh thu Tài chính năm 2011 so với 2010 tăng 5,022 tỷ
đồng (tương ứng 152%)
- Doanh thu dịch vụ khác thực tế so với kế hoạch giảm là 4,325 tỷ đồng (Tỷ lệ hoàn
thành tương ứng 68,2%). Doanh thu dịch vụ khác năm 2011 so với 2010 giảm là 7,851
tỷ đồng (tương ứng 54%)
2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên kinh doanh rất nhiều sản phẩm đa dạng
trong đó có 2 dịch vụ chính chiếm tỷ trọng doanh thu cao (71%) là:

SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 16
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Nhà hàng: Nhà hàng là một trong những sản phẩm chính của mang lại Doanh
thu tỷ trọng lớn (36%) của Công ty bao gồm: phuc vụ tiệc cưới, hội nghị, hội thảo,
sinh nhật và cơm văn phòng, phở sáng, ăn uống bình dân. Với cơ sở hạ tầng khang
trang đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Nhà hang của công ty đã được tổng cục du lịch
xếp hạng 3 sao
Với cơ sở hạ tầng sang trọng gồm:
Hai tòa nhà 3 tầng diện tích khoảng vài nghìn mét vuông chuyên phục vụ các tiệc
cưới, hội nghị hội thảo với mức giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng/mâm từ 6 đến 10 người
Hai tòa nhà 2 tầngdiện tích khoảng 2500 m
2
chuyên phục vụ họi nghị, hội thảo,
sinh nhật với quy mô vừa và nhỏ với mức giá từ 700.000
đ
đến 1,5 triệu đồng cho một
mâm 6 người
Một tòa nhà 2 tầng diện tích hàng trăm m
2
cung cấp dịch vụ cơm văn phòng,
butfe, ăn uống bình dân dành cho khách vãng lai với giá 30 đến 60 nghìn đồng 1 xuất/
1 người
Khách sạn:Dịch vụ Khách sạn là một trong những dịch vụ truyền thống chiếm
tỷ trọng doanh thu lớn khoảng (35%). Bao gồm 8 tòa nhà 4 tầng tống diện tích khoảng
mười nghìn m
2
với tổng số 436 phòng có thể phục vụ hàng nghìn khách cùng một lúc
với nhiều loại giá khác nhau:Mối phòng có diện tích khoảng 35 đến 40 m
2
đầy đủ tiện

nghi: Điều hòa nhiệt độ, tivi LCD, internet Wifi miễn phí, bình tắm nóng lạnh… và
một số trang thiết bị hiện đại khác đạt tiêu chuẩn 2 sao và 3 sao.
Khách hàng mục tiêu: Công ty kinh doanh tổng hợp nhiều loại dịch vụ du lịch
nhưng chủ yếu là hai lĩnh vực Nhà hàng và Khách sạn nên khách hàng mục tiêu của
Công ty là các Công ty lữ hành, tổ chức sự kiện và các tổ chức, cá nhân công vụ, hội
nghị, tiệc cưới.
2.1.3 Chính sách giá
Mục tiêu định giá:Sản phẩm chính của công ty là các dịch vụ nênmục tiêu của
Công ty là định giá theo hướng thị trường căn cứ vào giá bán của sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp và đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm để đưa ra giá bán hợp lý
đáp ứng được tất cả các đối tượng sử dụng.
Phương pháp định giá:Bằng uy tín và danh tiếng thương hiệu Công ty xác định
phương pháp định giá theo thương hiệu và chất lượng
Chính sách giá:Công ty thực hiện chính sách giá đa dạng, linh hoạt có triết khấu
giảm giá và thanh toán cũng linh hoạt, bàng tiền mặt chuyển khoản, séc, thẻ tín dụng
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 17
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Bảng2.4: Giá phòng cơ sở
Đơn vị: VND
Số
TT
Loại phòng Giá khách Việt Nam Giá khách Nướcngoài Gi chú
1
2G nhà 1, 2 330.000 610.000 Nhà nghỉ
2
3G nhà 1, 2 440.000 830.000 Nhà nghỉ
3
2G nhà 3, 9 500.000 1.000.000 2 sao
4
3G nhà 3, 9 630.000 1.260.000 2 sao

5
4G nhà 9 880.000 1.760.000 2 sao
6
2G nhà 6 550.000 1.100.000 3 sao
7
3G nhà 6 680.000 1.360.000
3 sao
8
2G nhà 5, 8 580.000 1.160.000
3 sao
9
3G nhà 5, 8 800.000 1.600.000
3 sao
10
2G nhà 4B 680.000 1.240.000
3 sao
11
3G nhà 4B 840.000 1.680.000
3 sao
12
2G nhà 4A 900.000 1.800.000
3 sao
13
3G nhà 4A 990.000 1.880.000
3 sao
14
VIP B 1.050.000 2.000.000
3 sao + AS + HQ
15
VIP A 1.330.000 2.660.000

3 sao + AS + HQ
Nguồn: Phòng Lễ tân
Ghi chú: Giá trên đã bào gồm thuế giá tri gia tăng (VAT)
Chiết khấu:Công ty có một số chính sách chiết khấu như:
Giảm giá 10% cho khách hàng thân thiết có thẻ VIP, chiết khấu hoa hồng cho
các công ty lữ hành, các tổ chức xã hội, hoặc miễn phí 1 phòng cho đoàn 10 phòng
hoặc 25 khách, miễn phí một chuyến xe hoa nội thành cho những đám cưới trên 50
mâm, phát phiếu rút thăm trúng thưởng cho những khách hàng có tổng hóa đơn 3 triệu
trong một tháng. Hàng năm công ty tổ chức hội nghị khách hàng phát quà lưu niệm
nhằm tri ân khách hàng thân thiết.
Đặc điểm thanh toán:Công ty áp dụng phương thức thanh toán đa dạng linh
hoạt nhiều hình thức như: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ tín
dụng, séc, chuyển khoản, hoặc thanh toán theo hợp đồng. Đối với những hợp đồng lớn
Công ty tạm ứng trước 50% sau khi ký hợp đồng và thanh toán nốt 50% còn lại khi
thanh toán hợp đồng.
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 18
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.1.4 Chính sách phân phối:
Công ty phân phối sản phẩm qua các kênh chính sau:
Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối dịch Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên
Công ty chủ yếu sử dụng 2 kênh phân phối chủ yếu:
- Kênh trực tiếp: Công ty bán dịch vụ trực tiếp tới người sử dụng dịch vụ
- Kênh gián tiếp: Thông qua các Công ty, hãng lữ hành, các tổ chức xã hội
Công ty Lữ hành: Là các công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nghỉ mát, du
lịch trong và ngoài nước nên họ cần những số lượng khách ăn, nghỉ lớn nên Công ty
đã chủ động liên hệ với các công ty này để đặt các tua cho khách lưu trú và ăn nghỉ và
tạo thành một kênh phân phối dán tiếp. Công ty đã chi hoa hồng cho họ 10% trên tổng
hợp đồng. Kết quả là các công ty thường xuyên đưa khách du lịch tới ăn nghỉ tại Công
ty dem lại doanh thu với tỷ trọng khoảng 10 đến 11% tổng doanh thu.
Các tổ chức công vụ, xã hội:Các tổ chức này thường có những cuộc hội thảo,

hội nghị, đại hội và các đoàn thể công vụ. Họ rất cần những hội trường, nhà hàng,
khách sạn để tổ chức hội họp ăn uống ngủ nghỉ. Người đứng đầu hay người đại các tổ
chức này họ ký hợp đồng với công ty và đưa khách của họ đến ăn nghỉ. Chi phí hoa
hồng cho người đại diện các tổ chức này 10% trên hóa đơn. Hiệu quả của kênh này rất
tốt đem lại doanh thu khoảng 45% tổng doanh thu.
Bán trực tiếp: Là tất cả các khách hàng có nhu cầu về ăn, nghỉ, thuê văn phòng
bất động sản chủ yếu là khách vãng lại. Họ đã trực tiếp đến hoặc thông qua internet đặt
hàng online của Công ty để thỏa thuận sử dụng dịch vụ của Công ty. Vì bán hàng trực
tiếp cho khách hàng nên chi phí thấp nên hiệu quả cũng tốt chiếm khoảng 26% tổng
doanh thu.
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán
Quảng cáo:Hằng năm công ty chi cho quảng cáo và phát triển thương hiệu
khoảng 0.2% trên tổng doanh thu tương đương 300 triệu.
Tên Công ty và Logo của Công ty được đặt tại vị trí trang trọng dễ quan sát, tạo
sự chú y cho mọi người như cổng ra vào trên nóc nhà 4 tầng của Công ty quay ra mặt
đường.
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 19
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Trên phiếu in thực đơn món ăn, chén, bát, bao đũa, phong bì, các đồ dùng cá
nhân, mỹ phẩm, đồ vải… đều được in tên Công ty, Logo, số điện thoại địa chỉ web.
Công ty quảng cáo giới thiệu dịch vụ của mình qua các hình thức viết bàiđăng
trên những tờ báo nghành, quảng cáo trên trang web, email của mình, tham gia các hội
chợ về ẩm thực. Tuy nhiên Công ty chi cho quảng cáo quá ít, hình thức và chất lượng
còn nghèo nàn nên vẫn chưa thu hút được khách quốc tế và khách vãng lai, mà nguồn
khách chính vẫn là khách truyền thống và khách quen.
Khuyến mại:Hàng năm Công ty tổ chức 2 đợt khuyến mại rút thăm chúng
thưởng vào 30 – 4 và tết dương lịch 1 -1
Bảng 2.5 Cơ cấu giải thưởng
Đơn vị: VND
Cơ cấu

Giải thưởng
Nội dung
Giải thưởng
Giá trị
Giải thưởng
Số lượng
Giải thưởng
Tổng giá trị
Giải thưởng
Giải đặc biệt
Điện thoại sammung
galaxy S3
16.000.000 01 16.000.000
Giải nhất TV LCD sammung 42’’ 12.000.000 02 24.000.000
Giải nhì Máy giặt cửa ngang LG 8.800.000 03 26.400.000
Giải ba Máy hút bụi electrolux 2.800.000 10 28.000.000
Giải khuyến khích
Một xuất ăn bút phê 2
người tại Công ty
250.000 50 12.500.000
Tổng 66 106.900.000
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Ngoài rút thăm trúng thưởng Công ty còn chiết khấu hoa hồng 10% cho kênh trung
gian, và giảm giá trực tiếp cho khách hàng thân thiết có thẻ víp 10% trên tổng hóa đơn.
Công tác khuyến mại còn chưa thường xuyên, chu kỳ khuyến mại còn dài nên chưa
thu hút được số lượng đông đảo khách tham gia.
Bán hàng trực tiếp: Sản phẩm dịch vụ của Công ty là dịch vụ sử dụng tại chỗ
nên Công ty tổ chức bán hàng trực tiếp tại các quầy lễ tân của Công ty. Gồm 2 quầy lễ
tân khách sạn và 2 quầy lễ tân nhà hàng với đội ngũ nhân viên trẻ đẹp nhiệt tình chu
đáo được đào tạo bài bản chuyên nghiệp đã phần nào tạo được sự chú ý quan tâm của

khách hàng đến với công ty.Bán hàng trực tiếp tại công ty không phải thuê mặt bằng
nên chí phí thấp không mất hoa hồng trung gian nên hiệu quả đem lại lớn.
Quan hệ công chúng: Công ty cũng chú trọng khâu quan hệ công chúng như:
Hàng năm Công ty tổ chức hội nghị khách hàng vào dịp cuối năm nhằm tri ân các
khách hàng thân thiết. Ngoài ra Công ty còn tổ chức ủng hộ đồng bào bão lụt miền
trung bằng tiền và hiện vật.Công ty cũng góp tiền xây nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo
ởvùng nông thôn, miền núi. Chi phí cho các hoạt động này Công ty quyên góp của của
công nhân viên và chi khoảng 0,5% tổng doanh thu.
2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp
Công tác thu thập thông tin marketing của Công ty được giao cho bộ phần lễ tân và bộ
phần thị trường, chăm sóc khách hàng. Hàng ngày thu thập thông tin với khách hàng
bằng email, điện thoại. Hàng năm công ty tổchức hội nghị khách hàng xin ý kiến đánh
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 20
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
giá của khách hàng. Đặt các hòm thư góp ý của khách hàng tại các quầy lễ tân và các
phiếu điều tra sự hài lòng của khách hàng trong các phòng nghỉ.
Bảng 2.6: Phiếu điều tra sự hài lòng của khách hàng
(Xem phụ lục)
2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay trên địa bàn hàn Thành phố Hà Nội nói chung và Quận Đống Đa nói riêng
mọc lên rất nhiều các nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ bình dân. Họ cũng có những dịch
vụ tương tự và các dịch vụ thay thế với giá cả cạnh tranh và linh hoạt trong số đó nổi
lên với một số nhà hàng khách sạn sau:
a) Công ty TNHH một thành viên Sao Mai
Địa chỉ:110 Đường Càu Giấy, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại:(84-4)38332951
Fax:(84-4)38333012
Email:
Website:
Thị trường:Công ty TNHH một thành viên Sao Mai có thị trườngchủ yếu là

Hà Nội và trong nước: Là các hội nghị, hội thảo,tiệc cưới, khách thăm quan Du lịch,
khách công vụ…
Sản phẩm:Công ty TNHH một thành viên Sao Mai có các sản phẩm như sau:

Nhà hàng phục vụ hội trường, ăn uống

Khách sạn phục vụ 24h/24h

Dịch vụ giặt là

Dịch vụ Du lịch

Trao đổi ngoại tệ

Dịch vụ đặt vé, ngân hàng, gửi thư

Dịch vụ Massage

Sân tập Golf
Giá sản phẩm và dịch vụ:
Bảng 2.7 Giá phòng Khách sạn Cầu Giấy
Đơn vị: VND
Loại phòng Giá chưa thuế 10% thuế (VAT) Giá đã bao gồm thuế
3 Giường 780.000 78.000 858.000
4 Giường 880.000 88.000 968.000
2 Giường nhỏ 700.000 70.000 770.000
2 Giường to (VIP) 1.000.000 100.000 110.000
1 Giường nhỏ 500.000 50.000 550.000
1 Giương to 550.000 55.000 605.000
Nguồn: Phòng Lễ tân

SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 21
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Giá phòng của Khách sạn Cầu Giấy tương đương với giá phòng của Khách sạn Kim
Liêntrênh lệch nhau không đáng kể vì cùng là khách sạn 3 sao trang thiết bị đồng bộ
tương đương nhau
Phân phối:Công ty TNHH một thành viên Sao Maicũng phân phối theo 2
kênh chính là: Trung gian là các Công ty lữ hành du lịch và Công ty trực tiếp bán sản
phẩm tới người sử dụng dịch vụ.
Xúc tiến bán:Công ty TNHH một thành viên Sao Maicũng sử dụng quảng
cáo trên trang web của mình và các trang web quảng cáo khác. Công ty cũng tổ chức
một số hình thức khuyến mại như: Giảm giá cho các khách hàng thân thiết, tặng quà
cho những khách sử dụng dịch vụ với số lượng lớn. Công ty thường xuyên tổ chức
các hoạt động công chúng như tham gia biểu diễn văn hóa văn nghệquần chúng trong
ngành cũng như trong thành phố, tổ chức một số hoạt động vui chơi ngoài trời trong
những dịp lễ tết trọng đại của đất nước.
Điểm mạnh:Công ty nằm ở vị trí đẹp, mặt tiền rộng, đường rộng cửa ngõ của
Nội thành nên thu hút được lượng khách đến ăn nghỉ đông, là Công ty TNHH nhà
nước một thành viên trực thuộc Thành ủy Hà Nội nên được ưu tiên về mặt đầu tư trang
thiết bị, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp nhiệt tình chu đáo.
Điểm yếu: Diện tích mặt bằng hẹp nên không thuận tiện cho việc đỗ đậu xe, số
lượng phòng ít nên không tốt cho các đoàn tua lớn đông người.
b) Khách sạn Hoa Hồng
Địa chỉ: 92 Xã Đàn (250 Đào Duy Anh),Đống Đa,Hà Nội
Điện thoại: 043.852.9628 – 043.572.3193
Website:
Email:
Thị trường: Khách vãng lai nội địa trong nước, khách công vụ, khách trong thành phố
Hà Nội và vùng lân cận
Sản phẩm dịch vụ:


Cho thuê phòng nghỉ ngắn hạn và dài hạn

Phục vụ các món ăn âu á

Dịch vụ giặt đồ

Dịch vụ đưa đón khách sân bay
Giá dịch vụ:
Bảng 2.8: Bảng giá phòng Khách sạn Hoa Hồng
Đơn vị: VND
Loại phòng Giá chưa thuế 10% thuế (VAT) Giá đã bao gồm thuế
3 Giường 650.000 65.000 715.000
4 Giường 700.000 70.000 770.000
2 Giường nhỏ 450.000 45.000 495.000
2 Giường to 650.000 65.000 715.000
1 Giường nhỏ 380.000 38.000 418.000
1 Giương to 600.000 60.000 660.000
Nguồn: Phòng Lễ tân
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 22
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Giá phòng của Khách sạn Hoa Hồng thấp hơn so với giá phòng của Công ty CPDL
Kim Liên là khoảng 10 % vì Khách sạn Hoa Hồng trang thiết bị, nhân viên, thái độ
phục vụ, khuôn viên, các dịch vụ đi kèm còn hạn chế so với Khách sạn Kim Liên.
Phân phối: Khách sạn Hoa Hồng quy mô nhỏ nên chủ yếu phân phối qua kênh
bán trực tiếp đến khách hang sử dụng dịch vụ
Khuyến mại: Khách sạn Hoa Hồng cũng tổ chức một số hình thức khuyến mại
như: giảm giá cho đoàn khách từ 10 phòng trở lên, giảm giá cho khách ở dài hạn.
Xúc tiến bán: Khách sạn cũng sử dụng những hình thức xúc tiến bán truyền
thống như: Quảng cáo trên trang web của Khách sạn, quảng cáo trên jaovat.com,
rongbay.com và một số trang quảng cáo khác. Là Khách sạn tư nhân nên hạn chế tham

gia hoạt động công chúng.
Điểm mạnh: Nằm ở trung tâm Thành phố nơi tập trung đông dân cư, gần nhiều
trường Đại học, Bệnh viện nên gây được sự chú ý của khách
Điểm yếu: Là một Khách sạn tư nhân nên ít tên tuồi trên thị trường nên khách
hàng cũng còn e rè khi sử dụng dịch vụ. Diện tích mặt bằng hẹp không liền khối nên
hạn chế về bãi đậu đỗ xe. Số lượng phòng nghỉ ít chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng nên
không đón được những đoàn khách lớn.Nhân viên chưa thật chuyên nghiệp, các dịch
vụ đi kèm còn nghèo nàn nên không hỗ trợ được các dịch vụ chính.
2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ, công tác marketing của doanh nghiệp
Công tác tiêu thụ: Do suy thoái của kinh tế thế giới nên đã ảnh hưởng tới nền
kinh tế nước ta nên nghành Du lịch và Khách sạn sụt giảm doanh số mạnh. Không
nằm ngoài yếu tố đó trong 2 năm gần đây sản phẩm dịch vụ của Công ty tiêu thụ chậm
doanh số sụt giảm. Doanh số năm 2011 giảm 3,029 tỷ đạt 97,9 % so với 2010.
Công tác marketing: Công tác marketing của công ty còn hạn chế chưa thành lập
được một phòng marketing riêng, nhân viên chưa chuyên nghiệp thiếu kinh nghiệm,
còn kiêm nhiệm cùng với phòng Lễ tân, kinh phí chi cho marketing còn quá ít, lực
lượng mỏng nên dẫn đến công tác marketing yếu không thu hút được nguồn khách
mới, chỉ dựa vào nguồn khách truyền thống.
2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây lao động của công ty có xu thế giảm là do Cổ phần
hóa sắp xếp lại doanh nghiệp, một số lao động dôi dư được nghỉ chế độ chước hạn,
một số chuyển công tác khác. Do kinh tế khó khăn sản phẩm và dịch vụ của công ty
cũng tiêu thụ chậm nên công ty chủ động cắt giảm lao động đặc biệt là lao động hợp
đồng thời vụ
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 23
BÁO CÁO TTTN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tinh
Đơn vị: Người
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự

Qua biểu đồ trên ta thấy tổng số lao động giảm dần theo từng năm là do Công ty
cổ phần hóa cắt giảm lao động và một phần thu hẹp quy mô kinh doanh. Là Công ty
kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch nên công việc yêu cầu tỷ mỷ, cẩn thận, cần cù nên
tỷ lệ lao động nữ luôn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam.
Bảng 2.9 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị tính: Người
Độ tuổi
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)
18 – 27
35 6,5 25 4,9 20 4,4
28 – 35
205 37,9 198 38,9 177 38,6
36 -45
190 35,1 178 35,0 173 37,8
Trên 46
111 20,5 108 21,2 88 19.2
Tổng
541 100 509 100 458 100
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Nhìn vào bảng trên ta thấy: nhóm tuổi 18 – 25 chiếm tỷ trọng thấp từ 4% đến 6%
và giảm dần điều này chứng tỏ Công ty không tuyển thêm công nhân trẻ. Hai nhóm 28
– 35 và 36 – 45 hai nhóm này cũng giảm nhưng không đáng kể, hai nhóm này chiếm
tỷ trọng lớn vì đây là lược lượng lao động chính chứng tỏ Công ty có đôi ngũ công
nhân viên dồi dào tạo nên một nền tảng lao động tốt cho lớp kế cận sau này. Nhóm
trên 46 nhóm này chiếm tỷ trọng trung bình 19 – 21% đa số là các lãnh đạo chủ chốt
và trưởng các phòng ban
SVTT: NGUYỄN VĂN NAM – LỚP: QTDN K48 Trang 24

×