Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải đến một số tính chất cơ lý của vải kaki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải
đến một số tính chất cơ lý của vải kaki
DƯƠNG PHƯƠNG THẢO


Ngành Cơng nghệ dệt, may

Giảng viên hướng dẫn: TS. Giần Thị Thu Hường
Chữ ký của GVHD

Viện:

Dệt may - Da giầy và Thời trang

HÀ NỘI, 04/2023



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Dương Phương Thảo
Đề tài luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của thơng số cấu trúc vải đến một
số tính chất cơ lý của vải kaki
Chuyên ngành: Công nghệ dệt, may
Mã số học viên: 20211350M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận


tác giả đã chỉnh sửa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 26 tháng
4 năm 2023 với các nội dung như sau:
1. Rút ngắn Danh mục các từ viết tắt.
2. Việt hoá các thuật ngữ tiếng Anh trong chương 1, phần trích dẫn cách cơng
trình nghiên cứu quốc tế.
3. Thay từ “xác định” bằng từ “kết quả” ở các đề mục trong chương 3.
4. Ghi rõ nơi sản xuất mẫu vải là Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex Việt Nam.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

TS. Giần Thị Thu Hường

Dương Phương Thảo

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Lê Phúc Bình
3


4


ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Học viên: Dương Phương Thảo
MSHV: 20211350M
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải đến một số tính
chất cơ lý của vải kaki

Mã đề tài: 2021AKTD-KH01
Hệ: Thạc sĩ khoa học
Ngành: Công nghệ dệt, may
Cán bộ hướng dẫn: TS. Giần Thị Thu Hường
Đơn vị: Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn

TS. Giần Thị Thu Hường

5


6


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do chính tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Giần Thị Thu Hường, cùng với sự giảng
dạy, tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong Viện Dệt may - Da giầy và Thời
trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Các thông tin, số liệu là chính xác, kết quả thí nghiệm là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm
2023
Tác giả luận văn

Dương Phương Thảo


7


Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thông số cấu trúc vải đến một số tính chất cơ lý của vải kaki” ngoài sự nỗ
lực của bản thân, em đã cần nhờ đến sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của cô giáo
TS. Giần Thị Thu Hường cũng như các thầy cô giáo trong Viện Dệt may - Da
giầy và Thời trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Thông qua đây, em xin được gửi cảm ơn sâu sắc, trước tiên là tới cô giáo TS.
Giần Thị Thu Hường, người hướng dẫn và định hướng cho em trong suốt quá trình
em thực hiện luận văn thạc sĩ. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh
đạo, các thầy cô giáo trong Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang đã luôn quan tâm,
chỉ dạy, giúp em nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết trong suốt quá trình học tập
vừa qua. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Viện Đào tạo Sau đại học đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn đúng tiến độ.

Em rất biết ơn vì những điều đó. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Tóm tắt nội dung luận văn
Luận văn gồm ba nội dung chính: Phần thứ nhất, tìm hiểu và trình bày tổng
quan về vải kaki (giới thiệu vải kaki, các đặc trưng cấu trúc, các đặc tính cơ lý của
vải kaki, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất vải dệt thoi). Phần thứ hai, xác định
mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu; luận văn sử
dụng các phương pháp thực nghiệm kết hợp với xử lý số liệu, tạo biểu đồ thông qua
phần mềm Microsoft Excel 2016 để xác định ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải
đến các tính chất cơ lý của sáu mẫu vải kaki (độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ bền xé
rách, độ bền mài mòn, khả năng kháng nhàu, độ thống khí, độ hút hơi nước và khả
năng quản lý ẩm). Phần thứ ba, trình bày các kết quả nghiên cứu và bàn luận về ảnh
hưởng của thông số cấu trúc vải đến một số tính chất cơ lý của vải kaki; kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải; đây là cơ

sở khoa học giúp các nhà sản xuất vải xác định được các thông số kỹ thuật của vải
nhằm đáp ứng đúng yêu cầu và mục đích sử dụng của mặt hàng.

HỌC VIÊN

Dương Phương Thảo
8


MỤC LỤC
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN............................................................................................. 5
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 7
MỤC LỤC ............................................................................................................. 9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... 11
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................... 13
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. 16
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 17
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ VẢI KAKI......................... 19
1.1 Giới thiệu về vải kaki .................................................................................... 19
1.1.1 Một số loại vải kaki ................................................................................ 20
1.1.2 Nhu cầu sử dụng vải kaki trong nước và thế giới .................................. 21
1.2 Các đặc trưng cấu trúc vải kaki ..................................................................... 22
1.2.1 Thành phần nguyên liệu ......................................................................... 22
1.2.2 Cách bố trí sắp xếp và liên kết sợi trong vải dệt thoi ............................. 32
1.3 Các đặc tính cơ lý của vải kaki ...................................................................... 37
1.3.1 Độ bền kéo đứt, độ giãn đứt ................................................................... 39
1.3.2 Độ bền xé rách ........................................................................................ 41
1.3.3 Độ bền mài mòn ..................................................................................... 42
1.3.4 Khả năng kháng nhàu ............................................................................. 43
1.3.5 Độ thống khí ......................................................................................... 44

1.3.6 Độ hút hơi nước ...................................................................................... 45
1.3.7 Khả năng quản lý ẩm .............................................................................. 47
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của vải dệt thoi ............................ 48
1.4.1 Ảnh hưởng của kiểu dệt đến tính chất cơ lý của vải .............................. 48
1.4.2 Ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu đến tính chất cơ lý của vải ...... 49
1.4.3 Ảnh hưởng của một số thơng số cấu trúc vải đến tính chất cơ lý của vải
............................................................................................................................. 50
1.4.4. Ảnh hưởng của thông số cấu trúc đến độ thấm hút của vải .................. 52
1.4.5 Ảnh hưởng của cấu trúc sợi bọc chun đến tính chất cơ lý của vải ......... 53
1.4.6 Ảnh hưởng cấu trúc vải đến khả năng quản lý ẩm của vải .................... 54
1.5 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 55
9


CHƯƠNG 2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 57
2.1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 57
2.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 57
2.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................ 57
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 57
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 58
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 58
2.4 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 81
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................. 83
3.1 Kết quả về thông số cấu trúc của mẫu vải kaki .............................................. 83
3.1.1 Độ nhỏ của sợi ........................................................................................ 83
3.1.2 Độ săn của sợi ......................................................................................... 86
3.1.3 Độ dày của vải ......................................................................................... 87
3.1.4 Khối lượng g/m2 của vải ......................................................................... 87
3.1.5 Mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang ........................................................... 88

3.1.6 Độ chứa đầy của vải ................................................................................ 90
3.2 Ảnh hưởng của cấu trúc vải đến một số tính chất cơ lý của mẫu vải kaki ..... 94
3.2.1 Ảnh hưởng đến độ bền kéo đứt, độ giãn đứt của vải .............................. 94
3.2.2 Ảnh hưởng đến độ bền xé rách của vải ................................................... 98
3.2.3 Ảnh hưởng đến độ bền mài mòn của vải .............................................. 100
3.2.4 Ảnh hưởng đến khả năng kháng nhàu của vải ...................................... 101
3.2.5 Ảnh hưởng đến độ thoáng khí của vải .................................................. 105
3.2.6 Ảnh hưởng đến độ hút hơi nước của vải ............................................... 107
3.2.7 Ảnh hưởng đến khả năng quản lý ẩm của vải ....................................... 108
3.3 Kết luận chương 3 ........................................................................................ 121
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 125
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 128

10


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Ký hiệu
PES

Polyester

PET

Polyethylene terephthalate

,


Mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang
Độ chứa đầy

P P
!E "

Độ chứa đầy thẳng hướng sợi dọc, độ chứa đầy thẳng hướng sợi
E!, E"

ngang
Độ chứa đầy thể tích
Độ chứa đầy khối lượng
Khối lượng riêng của vật chất tạo nên xơ, sợi

E#
γ

E$

W

Độ ẩm của vật liệu dệt (tỷ lệ hồi ẩm)

WT
AR

Wetting time - Thời gian thấm ướt
Absorption rate - Tỷ lệ hấp thụ


MWR

Maximum wetted radius - Bán kính thấm ướt tối đa

SS

Spreading speed - Tốc độ lan truyền ẩm

R

Accumulative one-way transport capability - Chỉ số lan truyền tích
luỹ một chiều

OMMC

Overall (liquid) moisture manegement capability - Chỉ số quản lý
ẩm tổng thể

MMT

Moisture Management Tester - Thiết bị đo khả năng quản lý ẩm của
vải

PeCo (TC)

Vải pha trộn giữa polyester và bông với tỷ lệ thành phần polyester
cao hơn

TCVN
ISO


Tiêu chuẩn Việt Nam
International Organization for Standarlization - Tổ chức Tiêu chuẩn
hoá quốc tế

AATCC

American Association of Textile Chemists and Colorists - Hiệp hội
các nhà hóa học và tạo màu dệt may Hoa Kỳ

Nm

d

Kd ,

%

Kn

Chi số mét của sợi
Đường kính quy ước của sợi
Độ săn sợi dọc, độ săn sợi ngang
11


b
Q

Độ dày của vải

Khối lượng g/m2 của vải

Pđd, Pđn
P

ε

,

Độ bền kéo đứt hướng dọc, độ bền kéo đứt hướng ngang của vải

ε

,

!

"

xd Pxn

αdp, αdt

Độ giãn đứt hướng dọc, độ giãn đứt hướng ngang của vải
Độ bền xé rách hướng dọc, độ bền xé rách hướng ngang của vải
Góc hồi nhàu hướng dọc mặt phải, góc hồi nhàu hướng dọc mặt trái
của vải

αnp, αnt


Góc hồi nhàu hướng ngang mặt phải, góc hồi nhàu hướng ngang mặt
trái của vải

Kdp, Kdt

Hệ số kháng nhàu hướng dọc mặt phải, hệ số kháng nhàu hướng dọc
mặt trái của vải

Knp, Knt

Hệ số kháng nhàu hướng ngang mặt phải, hệ số kháng nhàu hướng
ngang mặt trái của vải

12


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Qn phục Anh thời xưa được may từ vải kaki .................................... 19
Hình 1.2 Bảo hộ lao động cho cơng nhân cơ khí từ vải kaki .............................. 19
Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của xenlulozơ ............................................................ 23
Hình 1.4 Cấu tạo của xơ bơng ............................................................................. 23
Hình 1.5 Hình ảnh xơ bơng trên kính hiển vi điện tử .......................................... 24
Hình 1.6 Hình ảnh xơ PES trên kính hiển vi điện tử ........................................... 26
Hình 1.7 Búp sợi spandex dùng trong kéo sợi, dệt vải ........................................ 29
Hình 1.8 Cấu trúc hố học của spandex .............................................................. 29
Hình 1.9 Hình ảnh sợi spandex bằng kính hiển vi điện tử .................................. 29
Hình 1.10 Một số cấu trúc sợi bọc chun .............................................................. 31
Hình 1.11 Kiểu dệt vân chéo 2/1 S ...................................................................... 33
Hình 1.12 Kiểu dệt vân chéo 3/1 Z ...................................................................... 33
Hình 1.13 Sơ đồ một đơn vị diện tích vải để xác định độ chứa đầy của vải ....... 35

Hình 1.14 Một số pha cấu tạo của vải [5] ............................................................ 37
Hình 1.15 Các đặc tính của vải ............................................................................ 38
Hình 1.16 Mẫu băng vải xác định độ bền kéo đứt [5] ......................................... 40
Hình 1.17 Các kiểu mẫu vải dùng để thử bền xé rách và cách kẹp mẫu [5] ....... 41
Hình 1.18 Cách đặt vải để đo góc hồi nhàu [5] ................................................... 44
Hình 1.19 Sơ đồ thiết bị đo khả năng quản lý ẩm của vải ................................... 48
Hình 1.20 Các biểu đồ so sánh độ cứng uốn mặt phải theo hướng dọc và ngang của

các mẫu vải bơng có kiểu dệt khác nhau [8] ........................................................ 49
Hình 1.21 Các biểu đồ so sánh độ bền xé rách theo hướng dọc và ngang của các
mẫu vải bông có kiểu dệt khác nhau [8] .............................................................. 49
Hình 1.22 Biểu đồ so sánh độ bền xé rách của hai mẫu vải M11 và M22 [9] ..... 50
Hình 1.23 Biểu đồ so sánh góc hồi nhàu và hệ số kháng nhàu của hai mẫu vải M11 và M22
[9] ........................................................................................................... 50 Hình 1.24 Ảnh hưởng của hệ
số cấu trúc vải φ đến lực kéo đứt FH theo hướng dọc

của các loại vải có ngun liệu khác nhau [11] ................................................... 51
Hình 1.25 Ảnh hưởng của hệ số cấu trúc vải φ đến lực kéo đứt FH theo hướng
ngang của các loại vải có nguyên liệu khác nhau [11] ........................................ 51
13


Hình 1.26 Ảnh hưởng của độ chứa đầy diện tích đến độ thẩm thấu hơi nước của
vải [12] ................................................................................................................. 52
Hình 1.27 Ảnh hưởng của độ chứa đầy diện tích đến độ thẩm thấu khơng khí của
vải [12] ................................................................................................................. 52
Hình 1.28 Đường cong thể hiện quá trình thấm hút - bay hơi trong hai giai đoạn
của vải dệt thoi [13] .............................................................................................. 52
Hình 1.29 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng vải mất đi sau khi chịu mài mịn [14] ......... 53
Hình 1.30 Hình ảnh các mẫu vải sau khi thử nghiệm trên MMT [16] ................. 54

Hình 1.31 Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các phương pháp giặt khác nhau đến
OMMC của vải denim [17] .................................................................................. 55
Hình 2.1 Cân điện tử Shimadzu Electronic Balances TX/TXB/TW .................... 59
Hình 2.2 Thiết bị đo độ săn sợi ............................................................................ 61
Hình 2.3 Thiết bị đo độ dày vải ............................................................................ 63
Hình 2.4 Sơ đồ vị trí đo độ dày mẫu vải .............................................................. 63
Hình 2.5 Kính lúp soi mật độ ............................................................................... 65
Hình 2.6 Máy đo độ bền kéo đứt, độ giãn đứt của vải ......................................... 67
Hình 2.7 Sơ đồ vị trí lấy mẫu thử độ bền kéo đứt và độ giãn đứt ........................ 68
Hình 2.8 Máy đo độ bền xé rách vải Elma Tear ................................................... 70
Hình 2.9 Kích thước mẫu thử xác định độ bền xé rách vải dệt thoi ..................... 70
Hình 2.10 Sơ đồ vị trí cắt mẫu thử xác định độ bền xé rách vải dệt thoi ............. 71
Hình 2.11 Máy đo độ bền mài mịn Martindale 2000 .......................................... 72
Hình 2.12 Thiết bị đo góc hồi nhàu của vải Crease Recovery Tester .................. 74
Hình 2.13 Sơ đồ xác định vị trí cắt mẫu thử xác định góc hồi nhàu của vải ........ 74
Hình 2.14 Thiết bị đo độ thống khí của vải ........................................................ 76
Hình 2.15 Thiết bị xác định độ hút hơi nước của vải ........................................... 77
Hình 2.16 Máy đo khả năng quản lý ẩm của vải M290 ....................................... 79
Hình 2.17 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của MMT ................................................. 80
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh độ chứa đầy thẳng và độ chứa đầy diện tích của các mẫu

vải ......................................................................................................................... 92
Hình 3.2 Biểu đồ so sánh độ chứa đầy thể tích và độ chứa đầy khối lượng của các
mẫu vải ................................................................................................................. 93
Hình 3.3 Biểu đồ so sánh độ bền kéo đứt của các mẫu vải .................................. 95
14


Hình 3.4 Biểu đồ so sánh độ giãn đứt của các mẫu vải...................................................97
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh độ bền xé rách của các mẫu vải.............................................99

Hình 3.6 Biểu đồ so sánh độ bền mài mịn của các mẫu vải.......................................100
Hình 3.7 Biểu đồ so sánh góc hồi nhàu theo hướng dọc của các mẫu vải............103
Hình 3.8 Biểu đồ so sánh góc hồi nhàu theo hướng ngang của các mẫu vải.......103
Hình 3.9 Biểu đồ so sánh độ thống khí của các mẫu vải............................................105
Hình 3.10 Biểu đồ so sánh độ hút hơi nước của các mẫu vải.....................................107
Hình 3.11 Biểu đồ so sánh thời gian thấm ướt mặt trên của các mẫu vải.............110
Hình 3.12 Biểu đồ so sánh thời gian thấm ướt mặt dưới của các mẫu vải............110
Hình 3.13 Biểu đồ so sánh tỷ lệ hấp thụ mặt trên của các mẫu vải..........................112
Hình 3.14 Biểu đồ so sánh tỷ lệ hấp thụ mặt dưới của các mẫu vải........................112
Hình 3.15 Biểu đồ so sánh bán kính thấm ướt tối đa mặt trên của các mẫu vải 114
Hình 3.16 Biểu đồ so sánh bán kính thấm ướt tối đa mặt dưới của các mẫu vải
114
Hình 3.17 Biểu đồ so sánh tốc độ lan truyền ẩm mặt trên của các mẫu vải.........116
Hình 3.18 Biểu đồ so sánh tốc độ lan truyền ẩm mặt dưới của các mẫu vải.......117
Hình 3.19 Biểu đồ so sánh chỉ số lan truyền tích luỹ một chiều của các mẫu vải
118
Hình 3.20 Biểu đồ so sánh chỉ số quản lý ẩm tổng thể của các mẫu vải...............120

15


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các phương trình thể hiện mối liên hệ giữa hệ số cấu trúc vải φ và lực
kéo đứt FH theo hướng dọc của vải [11] .............................................................. 51
Bảng 1.2 Các phương trình thể hiện mối liên hệ giữa hệ số cấu trúc vải φ và lực
kéo đứt FH theo hướng ngang của vải [11] .......................................................... 51
Bảng 2.1 Bảng quy định chiều dài cần đếm sợi trong thực nghiệm ..................... 66
Bảng 2.2 Bảng quy định lực căng ban đầu của mẫu thử độ bền kéo đứt ............. 69
Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm chi số mét của sợi ............................................... 83
Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm đường kính của sợi ............................................. 85

Bảng 3.3 Kết quả trung bình độ săn của sợi ......................................................... 86
Bảng 3.4 Kết quả thực nghiệm độ dày của các mẫu vải ....................................... 87
Bảng 3.5 Kết quả thực nghiệm khối lượng g/m2 của các mẫu vải ....................... 88
Bảng 3.6 Kết quả thực nghiệm mật độ sợi của các mẫu vải ................................. 89
Bảng 3.7 Kết quả thực nghiệm khối lượng thể tích sợi và khối lượng thể tích vải
.............................................................................................................................. 91
Bảng 3.8 Kết quả thực nghiệm độ chứa đầy của vải ............................................ 91
Bảng 3.9 Kết quả thực nghiệm độ bền kéo đứt các mẫu vải ................................ 95
Bảng 3.10 Kết quả thực nghiệm độ giãn đứt các mẫu vải .................................... 97
Bảng 3.11 Kết quả thực nghiệm độ bền xé rách các mẫu vải .............................. 98
Bảng 3.12 Kết quả thực nghiệm độ bền mài mòn các mẫu vải .......................... 100
Bảng 3.13 Kết quả thực nghiệm góc hồi nhàu hướng dọc của các mẫu vải ....... 102
Bảng 3.14 Kết quả thực nghiệm góc hồi nhàu hướng ngang của các mẫu vải ... 102
Bảng 3.15 Kết quả thực nghiệm hệ số kháng nhàu của các mẫu vải ................. 103
Bảng 3.16 Kết quả thực nghiệm độ thống khí của các mẫu vải ....................... 105
Bảng 3.17 Kết quả thực nghiệm độ hút hơi nước của các mẫu vải .................... 107
Bảng 3.18 Kết quả thực nghiệm thời gian thấm ướt của các mẫu vải ................ 109
Bảng 3.19 Kết quả thực nghiệm tỷ lệ hấp thụ của các mẫu vải ......................... 111
Bảng 3.20 Kết quả thực nghiệm bán kính thấm ướt tối đa của các mẫu vải ...... 113
Bảng 3.21 Kết quả thực nghiệm tốc độ lan truyền ẩm của các mẫu vải ............ 116
Bảng 3.22 Kết quả thực nghiệm chỉ số lan truyền tích luỹ một chiều của các mẫu
vải ....................................................................................................................... 118
Bảng 3.23 Kết quả thực nghiệm chỉ số quản lý ẩm tổng thể của các mẫu vải ... 120
16


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt

44,4 tỷ USD và được kỳ vọng đạt 47 đến 48 tỷ USD trong năm 2023 [1]. Tăng
cường đầu tư vào khâu dệt - nhuộm là giải pháp tăng cường sức cạnh tranh cốt
lõi của chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại quần áo bảo hộ lao động
phù hợp với các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, điện, luyện kim… với chất
lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng cũng như phù hợp với đặc trưng của
từng ngành. Điều hạn chế trong chất lượng của quần áo bảo hộ lao động hiện nay
là xuất hiện nhiều loại quần áo bảo hộ lao động nhưng khơng đảm bảo được u
cầu về tính chất của trang phục cũng như tính chất của cơng việc.
Mức tiêu thụ bảo hộ lao động hiện nay như sau:
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Với mơ hình sản xuất ngày càng
chun nghiệp, quy mơ lớn nên các tập đồn, cơng ty và doanh nghiệp về dầu
khí, điện lực, xây dựng, khai khống… tại Việt Nam có nhu cầu về đồng phục,
bảo hộ lao động rất lớn, lên đến trên 7 triệu bộ bảo hộ lao động/năm. Nhu cầu sử
dụng này vẫn liên tục tăng, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn
chưa đáp ứng được hết. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ từ hàng hóa bảo hộ lao động từ Trung Quốc và Thái Lan.
Đối với quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu: Hiện nay, với các hiệp định
thương mại song phương và đa phương với các nước trên thế giới, quần áo bảo
hộ lao động cũng là một trong các mặt hàng xuất khẩu với số lượng rất lớn mang
lại kim ngạch xuất khẩu cao. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm
2022 giá trị xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động lao động sang Mỹ đạt 151.283
nghìn USD [1]. Sự tăng trưởng thị trường này do việc tăng nhận thức về an toàn
lao động từ cá nhân và chính phủ các nước.
Một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất để may trang phục bảo hộ
lao động đó là vải kaki. Vải kaki với những đặc tính chuyên biệt của thành phần
nguyên liệu và cấu trúc vải giúp cho vải có các tính năng như khả năng chịu mài
mịn, kiểm sốt biến dạng, độ bền kéo đứt cao, độ mềm mại, độ thống khí,… và
17



cũng được ứng dụng làm đồng phục ở các công sở hay trường học. Vải kaki làm
đồng phục, bảo hộ lao động với thành phần nguyên liệu chủ yếu là sợi bông hay
pha bông trên dây chuyền sản xuất vải dệt thoi, qua xử lý hoàn tất để tạo ra vải
thành sản phẩm cung cấp cho cho quá trình gia cơng may mặc.
Do đó, đề tài luận văn nghiên cứu về những ảnh hưởng của thông số cấu
trúc vải đến một số tính chất cơ lý của một số mẫu vải kaki được sản xuất ở Việt
Nam là hết sức cần thiết.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải đến một số tính chất đặc
trưng của một số mẫu vải kaki sản xuất tại Việt Nam, góp phần giúp các nhà sản
xuất vải dệt thoi, nhà thiết kế sản phẩm may cũng như người tiêu dùng có những
lựa chọn vải kaki tối ưu nhất, phù hợp với từng mục đích sử dụng.
III. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Bằng nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã xác định được thông số cấu trúc
vải và một số tính chất cơ lý gồm: độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ bền xé rách,
độ bền mài mịn, khả năng kháng nhàu, độ thống khí, độ hút hơi nước và khả
năng quản lý ẩm của sáu mẫu vải kaki khác nhau được sản xuất tại Việt Nam.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 để xử lý số liệu, tạo biểu đồ so
sánh, từ đó phân tích, đưa ra nhận xét và bàn luận về ảnh hưởng của thơng số cấu
trúc vải đến một số tính chất cơ lý của vải kaki.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các nhà sản xuất vải xác định
được các thông số kỹ thuật của vải nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu
và mục đích sử dụng của mặt hàng, đảm bảo chất lượng vải.
Luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về vải kaki
Chương 2: Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên
cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
18


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ VẢI
KAKI 1.1 Giới thiệu về vải kaki
Vải kaki đã được ra đời từ khoảng giữa thế kỉ thứ XIX tại Ấn Độ, dùng
trong quân phục của quân lính Anh để phù hợp với thời tiết nóng ẩm của Ấn Độ.

Hình 1.1 Qn phục Anh thời xưa được may từ vải kaki
Cho đến ngày nay, vải kaki đã trở thành một chất liệu không thể thiếu trong
lĩnh vực may mặc bởi chúng phù hợp với nhiều lứa tuổi, giới tính và nhiều loại
trang phục khác nhau. Đặc biệt, vải kaki được sử dụng trong các trang phục công
sở, quần áo bảo hộ lao động, đồng phục học sinh...
Bảo hộ lao động phải đáp ứng cho các ngành nghề và đối tượng khác nhau
như: công nhân xây dựng, công nhân điện lực, công nhân cơ khí, cơng nhân may,
cơng nhân thực phẩm, cơng nhân mỏ…

Hình 1.2 Bảo hộ lao động cho cơng nhân cơ khí từ vải kaki

19


Sự đa dạng trong nguyên vật liệu ngành may cùng với những ứng dụng đa
dạng của mỗi loại vật liệu đã tạo nên những sự lựa chọn vô cùng phong phú về
nguyên vật liệu cho từng mục đích sử dụng. Bên cạnh đó cũng là những khó
khăn trong việc chọn lựa loại vật liệu may chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sử
dụng của người dùng. Việc sử dụng đúng loại vật liệu phù hợp sẽ giúp tạo ra

những sản phẩm khơng chỉ có tính thẩm mỹ mà cịn có giá trị sử dụng cao.
1.1.1 Một số loại vải kaki
Vải kaki có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: phân loại theo
2

thành phần nguyên liệu, phân loại theo kiểu dệt, phân loại theo khối lượng g/m …

Phân loại vải kaki theo thành phần nguyên liệu:
- Vải kaki bông: là vải kaki được dệt từ hệ sợi dọc và hệ sợi ngang cùng có
thành phần ngun liệu 100% bơng (cotton) nên loại vải này mang đặc trưng tính
chất của bơng là tạo cảm giác mềm mại, thống mát, dễ chịu khi mặc nhưng lại
dễ bị nhăn nhàu.
- Vải kaki PeCo (TC): là loại vải kaki với nguyên liệu gồm hai thành phần là
polyester và bông được phối trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, sao cho tỷ lệ
polyester ln lớn hơn bơng. Ví dụ: kaki TC 65/35 (65% polyester/ 35% bông),
kaki TC 83/17 (83% polyester/ 17% bông).
- Vải kaki CVC: là loại vải kaki với nguyên liệu gồm hai thành phần là bông
và polyester được phối trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, sao cho tỷ lệ bơng ln
lớn hơn polyester. Ví dụ: kaki CVC 60/40 (60% bông/ 40% polyester), đây cũng
là loại vải hiện nay được sử dụng rất phổ biến để may bảo hộ lao động, loại vải
này sẽ hạn chế được những nhược điểm của vải sợi bông, bề mặt vải nhẵn, đẹp
hơn.
- Vải kaki chun (bông bọc chun): là loại vải kaki thường được dệt từ hệ sợi
dọc là sợi bông và hệ sợi ngang là sợi bông bọc chun tạo để tạo cho vải khả năng
co giãn theo chiều ngang; đôi khi cả hai hệ sợi đều là sợi bông bọc chun để tạo
khả năng co giãn theo cả hai chiều dọc và ngang cho vải; kết hợp thành phần
bông và chun (spandex) sẽ làm tăng tính tiện nghi sử dụng cho vải kaki.

20




×