TRẮC NGHIỆM SỬ GK II: 2022-2023
Câu 1: Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ
của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là
Thăng Long (Hà Nội).
Câu 2: Văn minh Đại Việt còn được gọi là
Văn minh Thăng Long
Câu 3: Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là
Đại Việt.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và
phát triển của nền văn minh Đại Việt?
Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa.
Câu 5: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
Văn minh Việt cổ.
Câu 6: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: thể chế chính
trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử… từ nền văn
minh nào dưới đây?
Văn minh Trung Hoa.
Câu 7: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: tơn giáo (Phật
giáo), nghệ thuật, kiến trúc… từ nền văn minh nào dưới đây?
Văn minh Ấn Độ.
Câu 8: Ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt
Bước đầu được định hình.
Câu 9: Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt
Phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Câu 10: Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt
Có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
Câu 11. Văn minh Đại Việt bộc lộ những dấu hiệu của sự trì trệ và lạc hậu vào
thời điểm nào?
Thế kỉ XVIII - XIX.
Câu 12. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi
Thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam.
Câu 13. Văn minh Phương Tây du nhập vào Đại Việt từ khoảng
Thế kỉ XVI.
Câu 14. Cơng trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát
triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục?
Hồng thành Thăng Long (Hà Nội).
Câu 15. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt
Bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 16: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là
Sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nơng
nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?
Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 18: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
Thăng Long.
Câu 19: Năm bao nhiêu, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành
Đại Việt?
Năm 1054.
Câu 20: Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật được ban hành dưới triều
đại nào?
Lê sơ.
Câu 21: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
Quân chủ chuyên chế.
Câu 2: Đại Việt dưới thời phong kiến có mấy bộ luật thành văn?
4 bộ luật thành văn(Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật, Hồng Việt
luật lệ)
Câu 23: Nền giáo dục phát triển mạnh ở thời nào?
Lê Sơ
Câu 24: Tín ngưỡng nào sau đây khơng phải là tín ngưỡng dân gian của người
Việt?
Thờ Phật.
Câu 25: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của
nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
Nho giáo.
Câu 26: Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu
hướng nào?
Dân tộc và thân dân.
Câu 27: Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?
Lý - Trần.
Câu 28: Trong các thế kỉ XIII-XVI, tôn giáo nào du nhập vào Đại Việt?
Hồi giáo, Công giáo
Câu 29: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại
nào?
Nhà Lý.
Câu 30: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
Chữ Nôm.
Câu 31: Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là
Văn học dân gian và văn học viết.
Câu 32: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là.
Thăng Long.
Câu 33: Bộ quốc sử tiêu biểu của nước ta dưới thời Lê sơ là
Đại Việt sử ký toàn thư.
Câu 34: Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là
Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Câu 35: Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là
Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 36: Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau
đây?
Văn học chữ Phạn.
Câu 37: Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn
là
Quốc sử quán.
Câu 38: Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến
là
Lương Thế Vinh.
Câu 39: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh
Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
Chứng tỏ văn hóa ngoại lai hồn tồn lấn át văn hóa truyền thống.
Câu 40: Nho giáo có hạn chế nào sau đây?
Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội.
Câu 41: Cơng cuộc khai hoang, phục hóa, lấn biến có mục đích gì?
Làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng
lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
Câu 42. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà
nước của Đại Việt thời phong kiến?
Tổ chức theo thể chế quân chủ lập hiến.
Câu 43. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là
Hình thư. ( ban dưới thời Lý)
Câu 44. Năm 1230, vua Trần Thái Tơng đã cho soạn bộ luật nào?
Hình luật.
Câu 45. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Lê sơ?
Luật Hồng Đức. (ban hành vào năm 1483, dưới thời vua Lê Thánh Tông.)
Câu 46. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?
Luật Gia Long. (Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ
còn gọi là Luật Gia Long)
Câu 47. Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề
nào dưới đây?
Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện.
Câu 48. Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới
đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu khơng có nhu cầu canh tác.
Câu 49. Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
Lúa nước.
Câu 50. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu
biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
Câu 51. Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước
ngồi được hình thành ở vùng biên giới, như:
Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
Câu 52. Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo
đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
Yêu nước, thương dân.
Câu 53: Có mấy cơ sở hình thành văn minh Đại Việt?
Có 3 cơ sở
Câu 54. Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
Lê sơ.
Câu 55. Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
Lý - Trần.
Câu 56. Các vị vua dưới triều Nguyễn, đã sử dụng lực lượng quân sự bắt các
nước nào phải thuần phục?
Lào, Chân Lạp
Câu 57. Nội dung nào dưới đây khơng phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của
cư dân Đại Việt?
Thờ Thiên Chúa.
Câu 58. Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng
tạo ra loại chữ nào?
Chữ Nôm.
Câu 59. Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải
biến
Bảng chữ cái La-tinh.
Câu 60. Một trong những tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu của Trần Quốc
Tuấn là
Hịch tướng sĩ.
Câu 61. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du
là
Truyện Kiều.
Câu 62. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê đã biên soạn bộ sử nào dưới
đây?
Đại Việt sử kí tồn thư.
Câu 63. Trịnh Hồi Đức là tác giả của bộ sách địa lí nào sau đây?
Gia Định thành thơng chí.
Câu 64. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tơng bí truyền thư là những tác phẩm
tiêu biểu của
Trần Quốc Tuấn.
Câu 65. Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây?
Nam dược thần hiệu.
Câu 66. Đại thành toán pháp là tác phẩm của ai?
Lương Thế Vinh.
Câu 67. Kì quan, bảo vật nào dưới đây khơng thuộc “An Nam tứ khí” của Đại
Việt thời Lý - Trần?
Cửu Đỉnh đặt trước sân Thế Miếu (Huế).
Câu 68. Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
Phát triển rực rỡ, tồn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 69. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền
văn minh Đại Việt?
Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.
Câu 70. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn
minh Đại Việt?
Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh
Trung Hoa.
Câu 71: Sau khi lên ngơi hồng đế, cơng việc đầu tiên mà Nguyễn
Ánh tập trung giải quyết là?
Thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương.
Câu 72: Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy chú viết là?
Lịch triều hiến chương loại chí.
Câu 73: Cuộc cải cách hành chính tri cả nước thành 30 tỉnh và một
phủ Thừa Thiên ược thực hiện dưới triều vua nào của nhà Nguyễn?
Minh Mạng
Câu 74: Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất nước ta trong các thế
kỉ XVI-XVIII là?
Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay. (Bắc Ninh)
Câu 75: Tại sao phật giáo ở thời Lê Sơ lại khơng phát triển
như ở thời Lý-Trần?
u cầu hồn thiện bộ máy nhà nước, quân chủ chuyên
chế.
Câu 76: Chính sách “độc tôn nho giáo” của thời lê sơ trên
thực tế được thực hiện ở mức độ nào?
Không được thi hành có hiệu quả.
Câu 77: Cư dân Đại Việt khơng đạt được những thành tựu nào sau
đây trong nông nghiệp?
Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.
Câu 78: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là:
Kinh tế hướng ngoại.
Câu 79: “Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hồ giữa các tư
tưởng, tơn giáo nào sau đây?
Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.
Câu 80: Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt
Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?
Thời Lê sơ.
Câu 81: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau
đây?
Tính thống nhất.
Câu 82: Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?
Tập quyền thân dân.
Câu 83: Để khuyến khích nghề nơng phát hiện nghi lễ nào sau đây?
Lễ Tịch điền.
Câu 84: Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm
1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?
Trọng nông.
Câu 85: “Những kẻ ăn trộm trâu của cơng thì xử 100 trượng, 1 con
phạt thành 2 con".
(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tơng trong Đại Việt sử ký tồn thư,
Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)
Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Câu 86: Cục Bách tác là tên gọi của:
Các xưởng thủ công của Nhà nước.
Câu 87: Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?
Truyền đạo.
Câu 88: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sinh
(Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?
Tranh dân gian.
Câu 89: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại
hình nào sau đây?
Kịch nói.
Câu 90: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống (.....), hoàn thiện
câu sau đây: “Nền văn minh Đại Việt là nền văn minh ...... và văn hố
làng xã.”
nơng nghiệp lúa nước
Câu 91: Làng nghề gốm Chu Đậu ở:
Hải Dương
Câu 92: “Đại Việt sử ký toàn thư, Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí” là
những cơng trình thuộc thời nào?
Thời Lê sơ
Câu 93: Nội dung nào sau đây là đúng về văn minh Đại Việt?
Tiếp thu văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây...
Câu 94: Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây đúng
theo trình tự thời gian.
Cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách
của Minh Mạng.
Câu 95: Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của
Sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.