Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nhóm 6_ Đề Tài Nghiên Cứu Công Nghệ Sổ Cái Phân Tán Corda Và Triển Khai Thực Nghiệm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 55 trang )

BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
KHOA AN TỒN THƠNG TIN
_______________________

BÁO CÁO BLOCKCHAIN
NGHIÊN CỨU CƠNG NGHỆ SỔ CÁI PHÂN TÁN CORDA
VÀ TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM

Sinh viên thực hiện:
Phạm Tiến Dũng – AT160409
Bùi Thị Phương Duyên – AT160410
Nguyễn Văn Trường – AT160451
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Trương Phi Hồ

Hà Nội -2023


HỌC VIỆN KĨ THUẬT MẬT MÃ HÀ NỘI
KHOA AN TOÀN THÔNG TIN
BÁO CÁO BLOCKCHAIN
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn: ……………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Điểm chuyên cần:…………………………………………………………………...
Điểm báo cáo:………………………………………………………………………

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SỔ CÁI PHÂN TÁN .............. 1
1.1. Giới thiệu về công nghệ sổ cái phân tán (DLT) ........................................ 1
1.2. Các thành phần của DLT............................................................................ 2
1.3. Một số dịch vụ của DLT .............................................................................. 3
1.3.1. Lĩnh vực tài chính .................................................................................. 3
1.3.2. Lĩnh vực y tế ........................................................................................... 5
1.3.3. Giải trí ..................................................................................................... 6
1.3.4. Bỏ phiếu .................................................................................................. 6
1.3.5. Một số dịch vụ khác................................................................................ 8
1.4. Ưu nhược điểm của DLT ............................................................................ 8
1.4.1. Ưu điểm ................................................................................................... 8
1.4.2. Nhược điểm............................................................................................. 9
1.5. So sánh DLT với Blockchain .................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SỔ CÁI PHÂN TÁN TRÊN CORDA ................. 13
2.1. Giới thiệu về Corda ...................................................................................... 13
2.2. Các khái niệm quan trọng trong Corda..................................................... 14
2.3. Kiến trúc hệ thống........................................................................................ 21
2.4. Kiến trúc mạng ............................................................................................. 22

2.5. Smart Contract trong Corda ...................................................................... 26
2.5.1. Ngơn ngữ lập trình ................................................................................. 29
2.5.2. Ưu điểm ................................................................................................... 30
2.5.3. Nhược điểm ............................................................................................. 30
2.6. Mơ hình đồng thuận phân phối .................................................................. 32
2.7. Tính năng chính của sổ cái phân tán Corda .............................................. 33
2.8. dApp trong Corda ........................................................................................ 33


2.8.1. CorDapps là gì? ....................................................................................... 33
2.8.2. Thành phần của CorDapp ...................................................................... 34
2.8.3. Cấu trúc và định dạng CorDapp ............................................................ 35
2.8.4. Ưu điểm của CorDapp ............................................................................ 35
2.8.5. Nhược điểm của CorDapp ...................................................................... 35
2.9. Ứng dụng của công nghệ sổ cái phân tán Corda ...................................... 36
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM ................................................... 38
3.1. Mơi trường thực hiện ................................................................................... 38
3.2. Q trình thực hiện...................................................................................... 38
3.2.1. Nội dung thực hiện ................................................................................. 38
3.2.2. Các bước thực hiện ................................................................................. 38
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 44
1. Đánh giá ......................................................................................................... 44
2. Hạn chế .......................................................................................................... 44
3. Hướng phát triển .......................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AMQP


CorDapp

DLT

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Advanced Message Queuing

Giao thức xếp hàng tin nhắn tiên

Protocol

tiến

Corda Decentralized
Application
Distributed Ledger
Technology

Ứng dụng phân tán Corda

Công nghệ sổ cái phân tán

DAG

Directed Acyclic Graph


Đồ thị trực tiếp khơng tuần hồn

JVM

Java Virtual Machine

Máy ảo Java

KSI

Keyless Signature
Infrastructure

Cơ sở hạ thầng trong việc xác
thực chữ ký số khơng cần khóa
riêng tư
Một cơ chế đồng thuận trong

PoW

Proof of Work

PoS

Proof of Stake

RPC

Remote Procedure Call


SQL

Structured Query Language

Ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu

TLS

Transport Layer Security

Bảo mật tầng vận chuyển

UTXO

Unspent Transaction Output

WFP

World Food Programme

DLT
Một cơ chế đồng thuận tròn DLT
Giao thực gọi các phương thức
hay thủ tục từ xa

Mô hình quan trọng trong hệ
thống giao dịch của Blockchain
Chương trình Lương thực Thế
giới


i


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Hình Minh họa mạng sổ cái phân tán ........................................................ 2
Hình 2. 1. Ví dụ về trạng thái Alice đang nợ Bob 10$ ............................................ 14
Hình 2. 2. Hình State sequences............................................................................... 15
Hình 2. 3. Thành phần Vault ................................................................................... 15
Hình 2. 4. Commands trong một giao dịch ............................................................. 16
Hình 2. 5. Validation consensus – Quá trình đồng thuận ........................................ 17
Hình 2. 6. Uniqueness consensus ............................................................................. 18
Hình 2. 7. Notaries & Historic States ....................................................................... 19
Hình 2. 8 Luồng hốn đổi tiền tệ của Oracle trong Corda ....................................... 20
Hình 2. 9. Trạng thái giao dịch giữa các thành viên trong Corda ............................ 21
Hình 2. 10. Hình mơ hình mạng trong DLT Corda ................................................. 22
Hình 2. 11. Hoạt động của Peer Node và Notary node ............................................ 24
Hình 2. 12. Cấu trúc một node trong Corda ............................................................. 25
Hình 2. 13. Phê duyệt và từ chối trong hợp đồng Corda ......................................... 27
Hình 2. 14. Mơ hình CorDapp ................................................................................. 34
Hình 3.1. Download code mẫu trên github .............................................................. 38
Hình 3.2. Tạo nodes với gradlew ............................................................................. 40
Hình 3.3. Chạy khởi tạo nodes vừa tạo xong ........................................................... 41
Hình 3.4. HotelHeaven Processes ............................................................................ 41
Hình 3.5. Notary Processes ...................................................................................... 42
Hình 3.6. BookYourStay Processes ......................................................................... 42
Hình 3.7. Gửi yêu cầu chuyển tiền ........................................................................... 43
Hình 3.8. Phản hồi xác nhận chuyển tiền thành công .............................................. 43

ii



LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật phát triển như hiện nay, công nghệ
Blockchain là một trong những phát minh kỹ thuật đáng chú ý nhất vào thế kỷ 21.
Ban đầu, blockchain được sử dụng để tạo ra tiền điện tử, với Bitcoin là ví dụ điển
hình nhất. Tuy nhiên, công nghệ này đã phát triển rất nhanh chóng trong những năm
gần đây, với nhiều ứng dụng mới được tạo ra như Ethereum, Ripple, Litecoin,
Corda...
Đặc biệt hơn cả, ứng dụng từ công nghệ Blockchain làm cho sự ra đời của
cơng nghệ sổ cái phân tán có một bước ngoặt lớn. Từ khi ra đời, công nghệ sổ cái
phân tán đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cả cộng đồng kỹ thuật và doanh nghiệp,
làm thay đổi cách nghĩ toàn diện về việc lưu trữ xác minh và chia sẻ dữ liệu trong
một môi trường kỹ thuật số. Trong lĩnh vực này nổi bật phải kể đến công nghệ sổ cái
phân tán Corda, với tiếng gọi "Distributed Ledger for Business", là một nền tảng
phân phối dựa trên cơng nghệ sổ cái phân tán. Nó được xây dựng với mục tiêu tối ưu
hóa việc triển khai và vận hành các ứng dụng doanh nghiệp nhất quán và riêng tư.
Trong báo cáo đề tài “Nghiên cứu công nghệ sổ cái phân tán Corda và triển
khai thực nghiệm” lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cơng nghệ sổ cái phân tán
nói chung và cơng nghệ sổ cái phân tán Corda nói riêng. Cách thức một cơng nghệ
sổ cái hoạt động cũng như những ứng dụng đáng chú ý của nó trong thời đại cơng
nghệ phát triển. Bài báo cáo gồm có ba chương với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan công nghệ sổ cái phân tán, lịch sử phát triển, các thành phần
chung cùng những dịch vụ mà công nghệ sổ cái phân tán mang lại
Chương 2: Tìm hiểu về cơng nghệ sổ cái phân tán Corda, kiến trúc hệ thống, kiến
trúc mạng và các hợp đồng thông minh trong công nghệ sổ cái phân tán Corda cũng
như ứng dụng thực tế của nó.
Chương 3: Triển khai thực nghiệm mô phỏng thực nghiệm với dApp trong Corda
iii



Cuối cùng là phần kết luận và các tài liệu tham khảo
Do thời gian thực hiện bài báo cáo có hạn và về mặt kiến thức vẫn cịn nhiều thiếu
sót, cùng với việc tài liệu tham khảo đang còn hạn chế mà sẽ khơng thể tránh khỏi
những sai sót. Nhóm mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn,
nhóm cũng xin cảm ơn thầy Trương Phi Hồ phụ trách bộ mơn cơng nghệ Blockchain
đã có những góp ý là giảng giải đến chúng em.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy!

iv


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SỔ CÁI PHÂN TÁN
1.1.

Giới thiệu về công nghệ sổ cái phân tán (DLT)

Vào năm 2008, một người hoặc một nhóm người dùng tên là Satoshi Nakamoto đã
công bố một bài báo "Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System" về một hệ
thống tiền điện tử mã hóa gọi là Bitcoin. Bitcoin sử dụng cơng nghệ blockchain làm
cơ sở dữ liệu phân tán để lưu trữ và xác minh các giao dịch. Công nghệ blockchain
đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phát triển của sổ cái phân tán và đã tạo
ra sự quan tâm và sự phát triển rất nhanh chóng trong lĩnh vực này.
Sau đó, nhiều cơng nghệ sổ cái phân tán khác đã được phát triển và triển khai, bao
gồm Ethereum, Corda, Hyperledger, và nhiều cơng nghệ khác. Mỗi cơng nghệ này
có các đặc điểm và ứng dụng riêng, nhưng cùng mục tiêu chung là tạo ra một hệ
thống lưu trữ dữ liệu phân tán, an toàn và đáng tin cậy.
Sổ cái phân tán (Distributed Ledger) là một hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu phi
tập trung được chia sẻ và sao lưu trên nhiều nút trong mạng lưới phân tán. Công nghệ
sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) là tên chung được đặt cho bất kỳ
công nghệ nào sử dụng loại hệ thống này.

DLT là một công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán, trong đó các giao dịch và thông tin
được ghi lại và phân tán trên nhiều nút trong mạng lưới, thay vì chỉ lưu trữ tại một
trung tâm duy nhất.
Hình dưới đây minh họa một mạng sổ cái phân tán. Trong đó, tất cả các nút được kết
nối với nhau, mỗi nút có một bản sao của sổ cái phân tán. Thuật ngữ "Đồng thuận"
(Consensus) ở trung tâm của mạng thể hiện cơ chế đồng thuận trong đó các nút đồng
ý về các giao dịch mới và việc cập nhật sổ cái.

1


Hình 1. 1. Hình Minh họa mạng sổ cái phân tán
1.2.

Các thành phần của DLT

 Sổ cái (Ledger): Đây là thành phần trung tâm của công nghệ sổ cái phân tán,
nơi các giao dịch được ghi lại và lưu trữ. Sổ cái chứa thông tin về tất cả các
giao dịch được thực hiện trong hệ thống.
 Mạng lưới phân tán (Distributed Network): Công nghệ sổ cái phân tán yêu cầu
một mạng lưới phân tán bao gồm nhiều nút (nodes) kết nối với nhau. Mỗi nút
tham gia vào việc xác minh và xử lý các giao dịch, và sổ cái được phân phối
và đồng bộ giữa các nút.
 Giao thức (Protocol): Giao thức là tập hợp các quy tắc và quy định quy định
cách mà các nút trong mạng lưới sổ cái phân tán giao tiếp và làm việc với
nhau. Giao thức đảm bảo tính tồn vẹn, đồng thuận và bảo mật trong quá trình
xử lý giao dịch và cập nhật sổ cái.
 Cơ chế đồng thuận: là cơ chế quyết định nhóm nút nào có quyền thực hiện
việc xác minh và thêm giao dịch vào sổ cái. Nó đảm bảo tính nhất quán và
đồng thuận giữa các nút trong mạng lưới.


2


 Mã hóa và chữ ký số (Cryptography and Digital Signatures): Cơng nghệ sổ cái
phân tán sử dụng mã hóa và chữ ký số để bảo vệ tính tồn vẹn và bảo mật của
dữ liệu. Mã hóa được sử dụng để ẩn thông tin và ngăn chặn truy cập trái phép,
trong khi chữ ký số giúp xác minh nguồn gốc và xác thực các giao dịch.
 Giao diện người dùng (User Interface): Giao diện người dùng cho phép người
dùng tương tác với công nghệ sổ cái phân tán. Giao diện người dùng cung cấp
các chức năng như tạo giao dịch, xem sổ cái, kiểm tra trạng thái và thực hiện
các hoạt động liên quan đến sổ cái.
 Hợp đồng thông minh (Smart Contracts): Cơng nghệ sổ cái phân tán có thể hỗ
trợ triển khai và thực thi các hợp đồng thơng minh. Hợp đồng thơng minh là
các chương trình tự thực thi, xác định và thực hiện các điều khoản và điều kiện
của một thỏa thuận.
1.3.

Một số dịch vụ của DLT

1.3.1. Lĩnh vực tài chính
 Tiền mã hóa (Cryptocurrencies)
Tiền mã hóa (tiền kĩ thuật số, tiền điện tử) cho phép các bên giao dịch gần thời gian
thực (near real-time) mà khơng cần đến trung gian (ví dụ như ngân hàng) và nó khơng
tồn tại dưới dạng tiền mặt
Loại tiền này được phát hành bởi các cá nhân, công ty và các tổ chức khác. Hầu hết
chúng sử dụng các hệ thống DLT mở, trong đó một sổ cái phân tán được sử dụng để
ghi lại và xác minh tất cả các giao dịch tiền mã hóa.
DLT đã tạo ra một loạt các loại tiền điện tử mã hóa như Bitcoin, Ethereum và nhiều
đồng tiền điện tử khác. Các tiền điện tử này sử dụng công nghệ sổ cái phân tán để

ghi và xác nhận các giao dịch tài chính.

3


Tiền mã hóa khơng được chính phủ cơng nhận. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương
trên thế giới đang nhận ra tiềm năng của chúng và nghiên cứu các phiên bản tiền mã
hóa của riêng họ.
 Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán (Post-trade clearing and
settlement)
Trong thị trường tài chính – chứng khốn, quy trình sau giao dịch để xác nhận, bù
trừ và thanh toán các giao dịch thường phức tạp, tốn nhiều công sức và liên quan đến
nhiều bên (cơng ty chứng khốn, Sở giao dịch chứng khốn, Trung tâm lưu kí chứng
khốn…).
DLT tham gia qui trình bù trừ và thanh tốn bằng cách cung cấp thơng tin có độ trễ
về thời gian rất nhỏ (near-real-time), do đó giảm độ phức tạp, giảm thời gian và chi
phí liên quan đến xử lý giao dịch.
Việc đồng bộ hóa dữ liệu trong mạng lưới sẽ loại bỏ sự trùng lặp thông tin ghi chép
giữa các bên. Giảm thời gian của việc thanh toán sẽ giảm thời rủi ro đối tác
(Counterparty risk) và các giao dịch thất bại đồng thời tăng tính thanh khoản của tài
sản và tiền.
DLT có thể áp dụng để ghi và xác nhận các giao dịch chứng khốn và tài chính. Nó
cung cấp tính minh bạch cao và giúp tăng cường tính bảo mật và hiệu suất của các
giao dịch này. Ngồi ra DLT có thể cung cấp giải pháp thanh tốn quốc tế nhanh
chóng, an tồn và khơng cần trung gian. Nó giúp giảm bớt thời gian và phí tổn trong
q trình chuyển tiền quốc tế.
 Quản lý tài sản và danh tính
DLT có thể được sử dụng để quản lý tài sản kỹ thuật số và tài sản truyền thống. Nó
cung cấp tính minh bạch và khả năng chia sẻ thông tin về quyền sở hữu và giao dịch
tài sản một cách an toàn. Hỗ trợ việc quản lý danh tính và xác thực thông tin cá nhân

4


một cách an tồn và bảo mật. Nó giúp người dùng kiểm sốt thơng tin cá nhân của
mình và tạo ra một mơi trường trực tuyến an tồn.
 Quản lý tài chính
Cho phép thực hiện các giao dịch thanh tốn trực tiếp giữa các bên mà không cần sự
can thiệp của bên trung gian như ngân hàng truyền thống. Điều này giúp giảm chi
phí và tăng tốc độ xử lý giao dịch.
Cung cấp khả năng ghi lại và xác nhận các giao dịch bảo hiểm một cách minh bạch
và an toàn, giúp giảm thiểu rủi ro và gian lận trong lĩnh vực bảo hiểm.
1.3.2. Lĩnh vực y tế
 Quản lý hồ sơ bệnh nhân
DLT cho phép tạo ra hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân phi tập trung, nơi mà thông
tin y tế của bệnh nhân được lưu trữ một cách an tồn và minh bạch. Mỗi bệnh nhân
có một mã QR duy nhất để truy cập vào hồ sơ y tế của mình, và các thơng tin quan
trọng như lịch sử bệnh, kết quả xét nghiệm, và quy trình điều trị có thể được chia sẻ
một cách dễ dàng và bảo mật giữa các cơ sở y tế khác nhau.
 Nghiên cứu y tế và chia sẻ dữ liệu
Tạo ra một mơi trường an tồn và cho phép việc chia sẻ dữ liệu y tế giữa các tổ chức
và nước, nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển y tế. Dữ liệu y tế được lưu trữ trên
sổ cái phân tán có thể được sử dụng để phân tích, so sánh và tìm ra những thơng tin
quan trọng về các bệnh, thuốc và phương pháp điều trị.
 Quản lý dược phẩm và đảm bảo tính xác thực cũng như nguồn gốc của dược
phẩm
DLT có thể được sử dụng để theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng dược phẩm. Từ việc
ghi lại nguồn gốc và lịch trình vận chuyển của một loại thuốc cho đến việc đảm bảo
5



tính chính xác và khơng thể sửa đổi của thơng tin về thành phần và hạn sử dụng giúp
đảm bảo tính minh bạch và an tồn của dược phẩm.
Thơng qua việc ghi lại thơng tin về q trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ trên
một sổ cái phân tán, DLT cho phép kiểm tra và đảm bảo rằng một loại thuốc là chính
hãng và khơng bị làm giả.
1.3.3. Giải trí
 Phân phối và quản lý bản quyền
DLT có thể giúp trong việc phân phối và quản lý bản quyền cho các tác phẩm giải
trí như âm nhạc, phim ảnh, sách và nghệ thuật số. Cho phép ghi lại thông tin về quyền
sở hữu và quyền tác giả của tác phẩm, giúp đảm bảo tính xác thực và tiếp cận công
bằng cho người sáng tạo và các bên liên quan.
Công nghệ sổ cái phân tán cho phép xác minh tính xác thực và quyền sở hữu của các
tác phẩm, tạo điều kiện cho sự phát triển và trao đổi sáng tạo trực tuyến.
 Giao dịch trực tuyến và thanh toán dựa trên hợp đồng thông minh
Các giao dịch mua bán và trao đổi tác phẩm giải trí có thể được thực hiện một cách
trực tiếp, nhanh chóng và đáng tin cậy thông qua các hệ thống phân phối trực tuyến,
đồng thời đảm bảo tính riêng tư và bảo mật cho các bên tham gia. DLT cho phép
việc tạo ra và quản lý hợp đồng thơng minh trong ngành giải trí.
Hợp đồng thông minh là các giao dịch được thực hiện tự động và không thể thay đổi
dựa trên các điều khoản đã được lập trình trước. Điều này giúp giảm thiểu sự phụ
thuộc vào bên thứ ba và tăng tính minh bạch trong các giao dịch giải trí, bao gồm
việc chia sẻ lợi nhuận và quản lý quyền sở hữu.
1.3.4. Bỏ phiếu
Sổ cái phân tán cho phép ghi lại tất cả các giao dịch bỏ phiếu một cách công khai và
minh bạch trên mạng lưới, các thông tin về phiếu bỏ phiếu và kết quả bỏ phiếu được
6


lưu trữ trên một hệ thống phân tán và không thể sửa đổi. Điều này đảm bảo rằng
khơng ai có thể thay đổi hay can thiệp vào quá trình bỏ phiếu sau khi nó đã được ghi

lại trên sổ cái, mọi người có thể kiểm tra và xác minh kết quả bỏ phiếu một cách độc
lập. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc can thiệp vào quá trình bỏ
phiếu và tăng cường niềm tin vào kết quả cuối cùng.
Quy trình thực hiện bỏ phiếu với DLT được mô tả như sau:
 Đăng ký cử tri: Người muốn tham gia bỏ phiếu sẽ được đăng ký trong hệ thống
DLT. Thông tin cơ bản của cử tri như tên, địa chỉ, và các thơng tin xác thực
khác có thể được yêu cầu.
 Xác thực cử tri: Hệ thống DLT xác thực danh tính của cử tri bằng cách u
cầu thơng tin xác thực và kiểm tra tính hợp lệ của nó. Điều này đảm bảo rằng
mỗi cử tri chỉ có một phiếu bỏ phiếu và ngăn chặn việc đánh đồng phiếu hoặc
việc bỏ phiếu giả mạo.
 Phiếu bỏ phiếu: Cử tri sẽ tạo một phiếu bỏ phiếu điện tử thông qua giao diện
được cung cấp trên hệ thống DLT. Phiếu bỏ phiếu này có thể chứa thơng tin
về lựa chọn và có thể được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật.
 Ghi lại và xác minh: Phiếu bỏ phiếu được ghi lại trên sổ cái phân tán, nơi tất
cả các giao dịch bỏ phiếu được lưu trữ và không thể thay đổi. Mỗi phiếu bỏ
phiếu được liên kết với một địa chỉ duy nhất trên sổ cái, đảm bảo tính tồn vẹn
và bảo mật của dữ liệu.
 Đếm phiếu và xác minh kết quả: Sau thời gian bỏ phiếu, kết quả được xác
minh dựa trên các phiếu bỏ phiếu ghi lại trên sổ cái phân tán. Quá trình này có
thể được thực hiện tự động bằng các hợp đồng thơng minh hoặc thơng qua q
trình xác minh thủ công.

7


1.3.5. Một số dịch vụ khác
 Bất động sản
Với sổ cái phân tán, các nhà phát triển và đại lý bất động sản có thể hiểu rõ hơn về
lịch sử của bất động sản. So với các dịc vụ niêm yết truyền thống, DLT minh bạch

các quyền sở hữa cải tọa và bán hàng trước đây. Người mua bất động sản có thể hiểu
biết tổng thể hơn về bất động sản trước khi mua
 Hoạt động bán lẻ
Đối với các cơng ty quản lý chuỗi cung ứng tồn cầu, DLT có thể xây dựng sự đồng
thuận về các dữ kiện được chia sẻ. Với điều này, nó có thể làm giảm khả năng gian
lận đối với hàng hóa có giá trị cao, dẫn đến tổng thể ít lãng phí hơn và lợi nhuận cao
hơn
 Phục vụ các tổ chức phi lợi nhuận
DLT có thể giảm mạnh chi phí phân phối viện trợ xun biên giới
Ví dụ: Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã sử dụng một hệ thống dựa trên
Blockchain để làm bằng chứng về việc giao hàng ở Syria. Sử dụng một giao thức,
WFP đã giảm tới 98% chi phí giao dịch.
1.4.

Ưu nhược điểm của DLT

1.4.1. Ưu điểm
 Tính minh bạch
Tạo ra một hệ thống cơng khai và minh bạch trong việc ghi lại và chia sẻ thông tin.
Mọi giao dịch và sự thay đổi trong sổ cái được lưu trữ trên mạng lưới và có thể được
xem và kiểm tra bởi tất cả các bên tham gia. Điều này tạo ra sự tin cậy và minh bạch
trong việc quản lý và trao đổi thơng tin.
 Tồn vẹn không thể sửa đổi
8


Với các cơ chế mật mã và phân tán để đảm bảo tính tồn vẹn của dữ liệu. Mỗi giao
dịch và sự thay đổi trong sổ cái được mã hóa và liên kết với các khối trước đó, làm
cho việc thay đổi dữ liệu trở nên khó khăn và rất khó để tấn cơng. Tạo ra sự tin cậy
và đáng tin cậy trong dữ liệu và thông tin được lưu trữ trong sổ cái phân tán.

 Tự động hóa và không cần thông qua trung gian
Cho phép các bên trực tiếp trao đổi thông tin, tài sản và giao dịch DLT cung cấp cho
tất cả các thành viên của một mạng nhất định một chế độ xem tổng thể, duy nhất
khơng bị kiểm sốt hoặc quản lý bởi bất kỳ thực thể cụ thể nào. Điều này loại bỏ
'người trung gian' và tạo ra một sân chơi bình đẳng mà tất cả những người tham gia
kinh tế đều có cơ hội giao dịch trên cơ sở bình đẳng.
 Bảo mật và tính bất biến
DLT cung cấp cơ chế bảo mật mạnh mẽ, bao gồm mã hóa dữ liệu và quyền riêng tư.
Các thông tin nhạy cảm được bảo vệ và chỉ có người dùng có quyền truy cập có thể
xem và xác minh thông tin. Điều này tạo ra sự bảo mật và quyền riêng tư cho dữ liệu
và giao dịch được lưu trữ trong sổ cái phân tán.
Sổ cái phân tán đạt được tính bất biến vì tất cả các cập nhật đều lặp đi lặp lại, tức là
chúng được thêm vào sổ cái, trái ngược với việc thay thế các trạng thái trước
đó. Ngồi ra, các lần lặp lại không thể được thực hiện trừ khi cơ chế đồng thuận do
mạng xác định được đáp ứng.
1.4.2. Nhược điểm
 Hiệu suất và khả năng mở rộng
Một số hệ thống sổ cái phân tán có thể gặp khó khăn về hiệu suất và khả năng mở
rộng khi cần xử lý một lượng lớn giao dịch hoặc số lượng người dùng đồng thời. Quá
trình xác minh và ghi lại giao dịch trên tồn mạng lưới có thể tốn nhiều thời gian và
tài nguyên, làm giảm hiệu suất và độ trễ của hệ thống.
9


 Chi phí và tài nguyên
Các hệ thống sổ cái phân tán, nhất là các hệ thống blockchain công cộng, có thể địi
hỏi một lượng lớn tài ngun và cơng nghệ để duy trì và vận hành. Việc xây dựng và
duy trì mạng lưới phân tán, xử lý giao dịch và giải quyết các vấn đề bảo mật có thể
địi hỏi sự đầu tư tài chính lớn.
 Phụ thuộc vào mạng lưới và công nghệ

Để tham gia và sử dụng công nghệ sổ cái phân tán, các bên tham gia phải phụ thuộc
vào mạng lưới và công nghệ phân tán. Nếu mạng lưới gặp sự cố hoặc công nghệ
không được cập nhật và phát triển, có thể xảy ra tình trạng gián đoạn hoạt động và
ảnh hưởng đến khả năng truy cập và sử dụng.
 Vẫn gặp phải một số rủi ro bảo mật
Một DLT có thể chứa lỗi phần mềm, bao gồm lỗi ở các giao thức, ứng dụng hoặc các
thành phần khác. Các lỗ hổng này có thể được tận dụng bởi các hacker để tấn công
hệ thống và truy cập trái phép vào dữ liệu hoặc thay đổi thông tin trong sổ cái phân
tán.
Sổ cái phân tán còn phụ thuộc vào sự tham gia của các bên khơng đáng tin cậy trong
mạng. Có thể xảy ra các hành vi xấu, như người dùng cố tình gửi thơng tin sai, tấn
công từ bên trong, hoặc sử dụng mạng lưới để phục vụ mục đích cá nhân khơng đúng
đắn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính tồn vẹn và đáng tin cậy của hệ thống
Trong một mạng blockchain cơng cộng, một tấn cơng 51% có thể xảy ra khi một
nhóm người sử dụng kiểm sốt hơn 50% sức mạnh tính tốn của mạng. Khiến cho
nhóm này có thể kiểm sốt q trình ghi lại giao dịch và thay đổi lịch sử giao dịch.
Điều này có thể gây mất tính tồn vẹn và tin cậy của hệ thống.

10


1.5.

So sánh DLT với Blockchain

Corda không đi kèm với khối (block) và nó khơng phải là một Blockchain; nhưng nó
vẫn giữ lại tất cả các ưu điểm của một mạng lưới Blockchain được cho phép riêng
tư, bao gồm:
 Sự không thay đổi (Immutability)
 Khả năng theo dõi (Traceability)

 Sao chép (Replication)
 Nguồn thông tin duy nhất cho tất cả các bên liên quan
Điểm tương đồng:
• Cả hai đều sử dụng mật mã khóa cơng khai/riêng tư
• Cả hai đều sử dụng hàm băm
• Cả hai đều sử dụng mơ hình ngang hàng để liên lạc
Điểm khác biệt:
• Tiền tệ bản địa: Blockchain thường đi kèm với một tiền tệ bản địa như Bitcoin
hoặc Ethereum, trong khi DLT không nhất thiết phải có tiền tệ bản địa. DLT
có thể được sử dụng để quản lý và ghi nhận các loại tài sản khác nhau, không
chỉ tiền tệ, các giao dịch trong DLT có thể dùng tiền thực, tiền điện tử hoặc
những thứ phi tài chính khác như cổ phiếu, trái phiếu.
• Phân phối dữ liệu: Trong blockchain, toàn bộ dữ liệu được phân phối trên tất
cả các nút trong mạng. Mọi nút đều có bản sao đầy đủ của chuỗi khối. Trong
DLT, có thể có sự phân phối dữ liệu linh hoạt hơn, trong đó chỉ một số nút
chịu trách nhiệm lưu trữ và xác minh dữ liệu.
• Cấp phép: Blockchain thường hoạt động trong môi trường phi cấp phép, tức
là bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào mạng và thực hiện giao dịch. Trong khi
đó, DLT có thể được triển khai theo cách cấp phép, chỉ một số bên được phép
tham gia và thực hiện các hoạt động trong mạng.
11


• Cơ chế đồng thuận: Blockchain thường sử dụng Proof of Work (PoW) hoặc
Proof of Stake (PoS) để đạt đồng thuận và xác minh giao dịch. Trong khi đó,
DLT khơng có một cơ chế đồng thuận cố định và có thể sử dụng nhiều cơ chế
đồng thuận khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.
Tuy nhiên DLT là thuật ngữ rộng hơn và bao gồm cả Blockchain cùng các công nghệ
khác như DAG (Directed Acyclic Graph), Corda, Hyperledger, và nhiều công nghệ
khác. Blockchain là một dạng cụ thể của DLT, trong đó dữ liệu được lưu trữ dưới

dạng các khối liên kết với nhau theo một thứ tự xác định.

12


CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SỔ CÁI PHÂN TÁN TRÊN CORDA
2.1. Giới thiệu về Corda
Corda là một nền tảng blockchain mã nguồn mở được phát triển bởi R3 Consortium
nhằm hướng đến mảng doanh nghiệp với các ứng dụng tài chính, thương mại, bảo
hiểm, y tế, chuỗi cung ứng, …
Corda giúp dễ dàng quản lý các hợp đồng pháp lý và thông tin được chia sẻ khác
giữa các bên tin tưởng lẫn nhau. Ban đầu được phát triển để sử dụng trong các tổ
chức tài chính. Boosty Labs là cơng ty gia công phần mềm phát triển chuỗi khối lớn
nhất ở Châu Âu.
Nhóm kỹ thuật đám mây và cơng nghệ tài chính đẳng cấp thế giới của nó với nền
tảng thực tiễn vững chắc kết hợp tư vấn, chiến lược, thiết kế và kỹ thuật trên quy mơ
lớn, có thể giúp phát triển Corda.
Lưu ý: Corda không phải là một nền tảng Blockchain (Corda khơng hề có block).
Distributed ledger là một khái niệm rộng hơn của Blockchain.
Mặc dù Corda cũng là một cơng nghệ sổ cái phân tán (DLT), nhưng nó có những khác
biệt đáng kể so với các nền tảng blockchain truyền thống.
Corda không sử dụng khái niệm "block" như trong blockchain. Thay vào đó, nó tập
trung vào việc xác định tính nhất quán của sổ cái giữa các bên tham gia bằng cách sử
dụng các giao thức và quy tắc đồng thuận phân phối. Corda giải quyết vấn đề về tính
riêng tư và tính tồn vẹn dữ liệu bằng cách cho phép các bên duy trì sổ cái riêng của
mình và chia sẻ thơng tin chỉ khi cần thiết.
Vì những đặc điểm và thiết kế riêng biệt này, Corda thường được xem là một công
nghệ sổ cái phân tán hơn là một nền tảng blockchain truyền thống.
Công nghệ sổ cái phân tán là một khái niệm rộng hơn của Blockchain, sổ cái phân tán
cũng có những đặc điểm nổi bật của Blockchain như tính phân tán (decentralisation),

13


không thể sửa đổi (immutability) và bảo mật. Đôi khi người ta vẫn quen gọi Corda là
một nền tảng Blockchain mặc dù nó khơng hề có Block, dữ liệu trong Corda được lưu
dạng bảng (SQL).
2.2. Các khái niệm quan trọng trong Corda
 STATES (Trạng thái)
Trạng thái là dữ liệu được lưu trong sổ cái của một hay nhiều node trong 1 thời điểm
nhất định, trạng thái tại thời điểm đó là khơng thể thay đổi (immutable).

Hình 2. 1. Ví dụ về trạng thái Alice đang nợ Bob 10$
Trạng thái không thế sửa đổi trực tiếp, thay vào đó trạng thái sẽ được lưu thành mỗi
chuỗi (gọi là State sequences). Các trạng thái cũ sẽ được đánh dấu là Historic.
State sequences cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về quá trình chuyển đổi trạng thái của
sổ cái.

14


Hình 2. 2. Hình State sequences
 VAULT
Mỗi node có một thành phần tên là Vault lưu trữ tất cả các trạng thái liên quan đến
nodes đó.

Hình 2. 3. Thành phần Vault
 COMMANDS
Có nhiều hình thức giao dịch khác nhau. Khơng chỉ là chuyển tiền mà có thể là đổi
tiền, hủy tiền… Commands là khái niệm gắn liền với 1 giao dịch trong Corda nhằm
mơ tả rõ mục đích của giao dịch đó.

15


Hình 2. 4. Commands trong một giao dịch
TRANSACTION
Corda xác định giao dịch là "một đề xuất cập nhật sổ cái" sẽ được thực hiện nếu hợp
đồng có giá trị theo hợp đồng, tức là được ký bởi tất cả các bên liên quan và notary.
Cuối cùng, nó khơng được có sự chi trả trùng lặp.
Corda sử dụng mơ hình UTXO (unspent transaction output) trong đó một giao dịch
có thể có từ không đến nhiều đầu vào và đầu ra.
Đầu vào giao dịch có thể là một trong các thành phần sau đây:
- Lệnh (Command)
- Tệp đính kèm (Attachment)
- Thời gian (Timestamp)
 FLOWS
Flows là một chuỗi các bước để một node biết cách cập nhật trạng thái của sổ cái,
chẳng hạn như phát hành một tài sản hoặc thực thi một giao dịch. Chẳng hạn, Flow
của node gửi giao dịch và node nhận giao dịch sẽ khác nhau. Corda cung cấp Flow
Library để các node có thể implement tùy thuộc vào từng trường hợp.
 CONSENSUS

16


Để được lưu vào sổ cái, giao dịch phải đạt được Validation Consensus lẫn
Uniqueness Consensus.
 VALIDATION CONSENSUS
Validation consensus là quá trình đồng thuận nhằm đảm bảo cho giao dịch đều được
ký bởi tất cả các bên tham gia cũng như input, output của giao dịch thỏa mãn logic
trong smart contract.


Hình 2. 5. Validation consensus – Quá trình đồng thuận
 UNIQUENESS CONSENSUS
Uniqueness consensus có mục đích nhằm ngăn chặn việc double-spends (lặp chi)
được cung cấp bởi Notary Services.
Lấy ví dụ Bob có 1.000.000$ trong tài khoản. Bob tạo 2 giao dịch
Chuyển 1.000.000$ cho Charlie để đổi lấy 800.000 KWT
17


×