Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tìm hiểu những biểu hiện vi phạm đạo đức trong hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.96 KB, 6 trang )

Bài Tập Nhóm
Đề bài 1: Tìm hiểu những biểu hiện vi phạm đạo đức trong hoạt động báo chí.
Các hành vi biểu hiện vi phạm đạo đức báo chí
Do non yếu về trình độ, bản lĩnh chính trị hoặc do cố tình vi phạm về pháp luật, vi
phạm đạo đức nghề nghiệp mà thực hiện các hành vi đạo đức nghề báo không cho
phép thực hiện như hiện tượng tạo ra các ấn phẩm truyền thơng với thơng tin mang
tính giải trí, nội dung nghèo nàn, thơng tin khơng được kiểm chứng, hoặc thực hiện
lợi dụng đặc thù công việc của mình mà thực hiện hành vi: Xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác hoặc thậm chí có cả trường hợp tống tiền, nhận hối lộ
từ doanh nghiệp.


Lấy thông tin trên mạng xã hội nhưng không được kiểm chứng, nhiều thông
tin không đúng sự thật được lan truyền nhanh, có tác động tiêu cực đến tâm
lý xã hội

Ví dụ 1:
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, khi Việt Nam cơng bố bệnh
nhân số 17 dương tính với virus Corona, trên MXH nổi lên tin: Hà Nội sẽ dùng
máy bay để phun thuốc khử trùng trong toàn thành phố. Đề nghị người dân không
ra đường từ 0:00 đến 7:00, chỉ ra đường nếu thật cần thiết, phải mặc áo mưa, đồ
bảo hộ, khẩu trang đầy đủ. Thông tin này đã nhanh chóng xuất hiện trên một số
trang tin điện tử và bị yêu cầu buộc gỡ bỏ ngay sau đó.
Chỉ tính riêng năm 2017, Bộ Thơng tin và Truyền thông đã tiến hành xử lý vi
phạm hành chính với 27 trường hợp, thu hồi 10 thẻ nhà báo, 1 giấy phép hoạt động
báo chí, 4 cơ quan báo chí bị đình bảng 3 tháng,.. Lỗi chủ yếu thuộc về các trang
báo điện tử với nhiều thong tin sai sự thật.
Ví dụ 2:


Chiều 18/12/2018, báo chí cả nước đã nhanh chóng thơng tin vụ việc nữ phóng


viên Đào Thị Thanh Bình, sinh năm 1978, trú tại phường Khương Đình, quận
Thanh Xuân, Hà Nội, phóng viên Báo Thương hiệu và Cơng luận bị bắt khi
đang nhận 70.000 USD của Công ty TNHH LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ
sở ở Bắc Giang.


VD3: Ngày 8/1/2018, Phóng viên Đào Tuấn (Báo Lao Động) được cho là
có lời lẽ xúc phạm tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ’Hen Niê, ngày 81, Hội đồng xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo
(Hội đồng) - Hội nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban biên tập báo Lao
động.

Đề bài 2: Đánh giá thực trạng việc nhà báo Việt Nam thực hiện 10 điều quy
định đạo đức nghề nghiệp người làm báo từ năm 2017 đến nay (lưu ý: phải có
ví dụ cụ thể và phân tích ví dụ đó từ góc độ đạo đức).
Ngày nay, có khơng ít các nhà báo được cấp thẻ hành nghề đang thực hiện tốt,
đúng chức năng của nhà báo. Tuy nhiên bên cạnh đó, vì cơ chế thị trường cũng như
những tiêu cực trong xã hội mà có một vài nhà báo khơng làm chủ, nhận thức được
hành vi của mình dẫn đến những sai phạm trong 10 điều quy định đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam. Một số biểu hiện nổi bật có thể kể đến như
mượn danh nghĩa để vịi vĩnh, trục lợi, đặt điều kiện để thơng tin, đấu tranh chống
tiêu cực không trong sáng hay nặng nề hơn và có những hành vi vi phạm pháp luật.
Người nhà báo ln được coi trong vì những thơng tin họ đưa ra có ảnh hưởng rất
lớn đến cơng chúng và góp phần tạo nên dư luận. Do đó, việc xuất hiện những
hành vi tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp ln là đề tài nóng và cần có cách
xử lý minh bạch, xác đáng để tránh làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích
của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.


Ngày nay, có khơng ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp mà chèn ép,
doạ dẫm doanh nghiệp đưa tiền, làm quảng cáo hay trong quá trình viết về vấn đề

nhạy cảm, nhà báo khơng giữ bí mật danh tính nạn nhân khiến họ chịu ảnh hưởng
tâm lý hay phổ biến hơn là sao chép, sử dụng tin bài của người khác mà chưa được
sự cho phép. Có những nhà báo để câu view mà không ngần ngại giật tít, thiếu
thận trọng, trung thực trong việc điều tra sự việc dẫn đến những hậu quả vô cùng
nặng nề. Từ những vi phạm nhỏ đến lớn đều đang tồn tại trong ngành báo và được
che đậy một cách vô cùng khéo léo. Cùng với đó, sự nới lỏng trong quản lý của các
cơ quan báo chí cũng là lý do khiến thực trạng này chưa được giải quyết triệt để.
Ví dụ :
Phóng viên Đào Tuấn (Báo Lao Động) đã có lời lẽ xúc phạm tân Hoa hậu Hồn vũ
Việt Nam 2017, ’Hen Niê. Cụ thể, tối 6-1, đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2017
diễn ra tại Nha Trang, cô gái người Ê Đê ’Hen Niê trở thành tân Hoa hậu Hồn vũ.
Sau đó trên mạng xã hội Facebook, nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động, là chủ tài
khoản Facebook có tên Đào Tuấn đã viết status với lời lẽ khơng đúng mực, xúc
phạm uy tín, danh dự của tân Hoa hậu. Theo đó, hành động của nhà báo đã vi
phạm đến 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, việc
làm trên là chưa thực hiện điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã
hội và các phương tiện truyền thông khác.
Sau khi xem xét vụ việc, Hội đồng xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo (Hội đồng) - Hội nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban biên tập
báo Lao động yêu cầu có có cơng văn giải trình và cung cấp tài liệu, thông tin liên
quan đến vụ việc nêu trên để có cơ sở và căn cứ báo cáo với lãnh đạo cơ quan chỉ
đạo, quản lý báo chí.
Ví dụ:


Ngày 22.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất kết luận
điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố 3 bị can về tội cưỡng
đoạt tài sản, quy định theo khoản 4, điều 170, bộ luật Hình sự năm 2015.
Các bị can gồm: Đào Thị Thanh Bình (41 tuổi, quê quán thị xã Sơn Tây, TP.Hà
Nội), cựu phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận và một số người liên quan

khác.
Theo kết luận điều tra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ngơ Văn Tuấn với chức
trách của mình biết Công ty Luxshare - ICT Việt Nam ( đã tự ý thay đổi thiết kế,
cải tạo 2 cơng trình Trung tâm Nghiên cứu phát triển thành khu nhà ở cho công
nhân so với giấy phép xây dựng được cấp.
Tuấn cho rằng Công ty Luxshare ICT Việt Nam được ai đó cố tình bao che cho sai
phạm nên đã nhờ Nguyễn Thị Nhâm giới thiệu nhà báo tìm hiểu, viết bài, tạo áp
lực để cơ quan chức năng phải xử lý sai phạm của Luxshare ICT Việt Nam.
Vốn quen biết với Đào Thị Thanh Bình, phóng viên Báo Thương hiệu và Công
luận từ trước nên Nhâm giới thiệu Tuấn gặp Bình. Ngày 21.10.2018, Nhâm sắp
xếp cho Tuấn và Bình gặp nhau tại một quán ăn ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tại đây,
Tuấn đặt vấn đề muốn Bình viết bài đăng báo và cung cấp các tài liệu chứng minh
sai phạm của Công ty Luxshare - ICT Việt Nam cho Bình.
Bình sau đó báo cáo với lãnh đạo Báo Thương hiệu và Công luận, đã xin cấp giấy
giới thiệu đến làm việc tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và
Công ty Luxshare ICT Việt Nam. Khi thấy phóng viên đến tìm hiểu sai phạm, lãnh
đạo Cơng ty Luxshare - ICT Việt Nam nhiều lần nhờ người tiếp xúc với Bình đề
nghị khơng đăng bài viết về sai phạm của công ty lên báo. Tuy nhiên, 2 bên chưa
đạt được được thoả thuận.
Cuối tháng 11.2018, Bình, Nhâm, Tuấn gặp nhau bàn về sự vụ. Bình chủ động trao
đổi với Tuấn và Nhâm ý định yêu cầu phía Luxshare ICT Việt Nam phải chi tiền


để đổi lấy sự im lặng và được 2 người này đồng ý. Cả 3 sau đó đã thống nhất lập
nhóm bí mật trên ứng dụng chat zalo để trao đổi cách thức tiến hành.
Ngày 30.11.2018, đại diện của Công ty Luxshare ICT Việt Nam đã đến gặp Bình ở
tịa soạn báo và mời Bình đi ăn trưa. Tại buổi gặp này, phía Luxshare ICT tự
nguyện cho Bình 10 triệu đồng gọi là quà gặp mặt và tiếp tục xin không đăng bài
sai phạm. Do đã bàn bạc từ trước, nên Bình cho số điện thoại của Nhâm, nói dối
rằng đó là Ngọc, lãnh đạo một doanh nghiệp và bảo đại diện Công ty Luxshare ICT

Việt Nam liên hệ theo số điện thoại để để được hướng dẫn cách giải quyết.
Sau khi tiếp xúc với đại diện Công ty Luxshare ICT Việt Nam vào ngày 3.12.2018,
Bình và Nhâm thống nhất doanh nghiệp phải chi 100.000 USD để đổi lấy sự im
lặng. Do khoản tiền quá nhiều nên Công ty Luxshare ICT Việt Nam đã nhiều lần
thương lượng và "chốt" con số cuối cùng là 70.000 USD. Toàn bộ nội dung bàn
bạc này đều được cập nhật trên zalo nhóm bí mật.
Ngày 18.12.2018, đại diện Công ty Luxshare ICT Việt Nam chuẩn bị đủ 70.000
USD và hẹn xuống toà soạn giao cho Bình. Bình điện thơng báo cho Nhâm và bảo
Nhâm cùng ra nhận tiền, nhưng lúc này Nhâm đang công tác ở Lào khơng về được,
nên đã cử kế tốn của Công ty Nhâm là Ngô Thị Liễu đến nhận tiền.
16 giờ cùng ngày, ngay tại toà soạn Báo Thương hiệu và Cơng luận, Bình nhận
70.000 USD của doanh nghiệp rồi đưa cho Liễu thì bị lực lượng Phịng Cảnh sát
hình sự Cơng an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cơng an quận Cầu Giấy (Hà Nội) bắt
quả tang.
Theo đó, hành động của nhà báo đã vi phạm đến 10 điều Quy định đạo đức nghề
nghiệp người làm báo Việt Nam, việc làm trên là chưa thực hiện điều 3: Hành nghề
trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không
làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đồn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân
tộc.




×