iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được tiến hành từ ngày 22/01/2008 đến 02/05/2008 tại trại chăn nuôi Hưng
Việt – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với mục đích: thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm
Sup Solac trên sức sinh sản heo nái từ lứa 2 trở lên và chế phẩm Sup Creep trên sức
sinh trưởng heo con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi. Chúng tôi ghi nhận được kết quả sau:
Thăm dò ảnh hưởng chế phẩm Sup Solac trên sức sinh sản heo nái
Trên heo nái
- Tỷ lệ viêm vú và viêm tử cung là 0% ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng.
- Sản lượng sữa ở lô đối chứng là 122,85 kg/nái và thí nghiệm là 141,62 kg/nái.
Tăng khả năng tiết sữa là 18,77 kg/nái so với lô đối chứng.
- Khối lượng giảm trọng ở lô đối chứng là 12,06 kg/nái (giảm 6,18%) và thí
nghiệm là 10,19 kg/nái (giảm 5,52%). Giảm 1,78 kg/nái so với lô đối chứng.
- Không ảnh hưởng tới tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa và thời gian lên giống.
Trên heo con
- Tăng trọng lượng bình quân heo con lúc 21 ngày tuổi (tăng 0,33 kg/con so với
lô đối chứng).
- Tăng trọng lượng bình quân heo con lúc cai sữa (tăng 0,15 kg/con so với lô
đối chứng).
- Giảm có ý nghĩa tỷ lệ ngày con tiêu chảy (giảm 0,65% ở lô thí nghiệm,
P<0,01).
- Việc bổ sung chế phẩm đã không cải thiện được số con cai sữa, tỷ lệ nuôi
sống so với lô đối chứng.
Thăm dò ảnh hưởng chế phẩm Sup Creep trên sức sinh trưởng heo con
từ cai sữa đến 60 ngày tuổi
- Trọng lượng bình quân heo ở 60 ngày tuổi ở lô đối chứng và thí nghiệm lần
lượt là 19,68 kg/con và 19,90 kg/con ( P>0,05).
- Tăng trọng tuyệt đối chưa cải thiện ở cả 2 lô đối chứng và thí nghiệm (ĐC:
310,89 g/con/ngày, TN: 316,79 g/con/ngày).
- Tiêu thụ thức ăn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 0,578 kg/ngày và
0,572 kg/ngày (P>0,05).
iv
- Hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 1,89 và
1,81 (P>0,05).
- Giảm có ý nghĩa tỷ lệ ngày con tiêu chảy (giảm 0,60% ở lô thí nghiệm,
P<0,05).
- Không ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ ngày con ho và tỷ lệ viêm khớp.
- Việc bổ sung chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
v
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt khóa luận iii
Mục lục v
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các biểu đồ x
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích 2
1.3. Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý heo nái giai đoạn nuôi con 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý heo con theo mẹ 4
2.1.3. Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa 7
2.2. GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM 7
2.2.1. Chế phẩm Sup Solac 8
2.2.2. Chế phẩm Sup Creep 9
2.2.3. Thành phần đặc biệt sử dụng trong hai chế phẩm 9
2.2.3.1. Glucan và mannan oligosaccharides 9
2.2.3.2. Globulins 11
2.2.3.3. Alpha amylase 12
2.2.3.4. Protease 12
2.2.3.5. Cellulase 13
2.2.3.6. Acid citric 13
2.2.3.7. Sắt (Fe) 14
2.2.3.8. Đồng (Cu) 14
vi
2.2.3.9. Kẽm (Zn) 15
2.2.3.10. Iod (I) 15
2.2.3.11. Selenium (Se) 15
2.2.3.12. Sorbitol 15
2.3. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI HEO TRẠI HƯNG VIỆT 16
2.3.1. Sơ lược về trại heo Hưng Việt 16
2.3.2. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo thí nghiệm 17
2.3.2.1. Chuồng trại 17
2.3.2.2. Thức ăn, nước uống 18
2.3.2.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng 21
2.3.2.4. Quy trình tiêm phòng 23
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 24
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 24
3.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀ CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 24
3.3.1. Thí nghiệm bổ sung chế phẩm Sup Solac 24
3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm 1 24
3.3.1.2. Các chỉ tiêu khảo sát 25
3.3.2. Thí nghiệm bổ sung chế phẩm Sup Creep 27
3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm 2 27
3.3.2.2. Các chỉ tiêu khảo sát 27
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM SUP SOLAC 29
4.1.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nái nuôi con 29
4.1.2. Kết quả các chỉ tiêu trên heo nái 30
4.1.2.1. Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú 30
4.1.2.2. Sản lượng sữa 30
4.1.2.3. Thời gian và tỷ lệ lên giống lại 32
4.1.2.4. Sự giảm trọng và tỷ lệ giảm trọng 33
4.1.3. Kết quả các chỉ tiêu trên heo con theo mẹ 34
vii
4.1.3.1. Số heo con sơ sinh trên ổ 34
4.1.3.2. Số heo con sơ sinh giao nuôi trên ổ 35
4.1.3.3. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh giao nuôi 36
4.1.3.4. Số heo con bình quân trên ổ lúc cai sữa 36
4.1.3.5. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày 37
4.1.3.6. Trọng lượng bình quân heo con lúc cai sữa 38
4.1.3.7. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 39
4.1.3.8. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 40
4.1.4. Nhận xét chung về ảnh hưởng của chế phẩm Sup Solac 41
4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM SUP CREEP 43
4.2.1. Chỉ tiêu tăng trọng 43
4.2.1.1. Trọng lượng trung bình lúc vào thí nghiệm 43
4.2.1.2. Trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm 44
4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối 45
4.2.3. Chỉ tiêu sử dụng thức ăn 46
4.2.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn 48
4.2.5. Tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ các triệu chứng bệnh 49
4.2.5.1. Tỷ lệ nuôi sống trên heo cai sữa 50
4.2.5.2. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 50
4.2.5.3. Tỷ lệ ngày con ho 51
4.2.5.4. Tỷ lệ viêm khớp 51
4.2.6. Nhận xét chung về ảnh hưởng của chế phẩm Sup Creep 52
4.2.7. Ước tính hiệu quả kinh tế 52
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1. KẾT LUẬN 55
5.2. ĐỀ NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 59
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VCK: vật chất khô
ME: Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)
IU: International Unit (đơn vị quốc tế)
TT: tăng trọng
TĂ: thức ăn
ĐC: đối chứng
TN: thí nghiệm
P: xác suất sai
X
: trung bình
SD: Standard Deviation (độ lệch chuẩn)
FMD: Foot and Mouth Disease (bệnh lở mồm long móng)
Ig: Immunoglobulin (kháng thể)
ctv: cộng tác viên
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần chế phẩm Sup Solac 8
Bảng 2.2: Thành phần chế phẩm Sup Creep 9
Bảng 2.3: Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae 10
Bảng 2.4: Thành phần thực liệu cám 6 18
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng cám 6 19
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng cám viên đỏ và vàng 20
Bảng 2.7: Thành phần dinh dưỡng cám C 20
Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng của trại 23
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm trên heo nái 24
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm trên heo cai sữa 27
Bảng 4.2: Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú 30
Bảng 4.3: Sản lượng sữa nái (kg/nái) 30
Bảng 4.4: Tỷ lệ và thời gian lên giống lại 32
Bảng 4.5: Sự giảm trọng 33
Bảng 4.6: Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ (con/ổ) 34
Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh giao nuôi trên ổ (con/ổ) 35
Bảng 4.8. Trọng lượng bình quân heo sơ sinh giao nuôi (kg/con) 36
Bảng 4.9: Số heo con bình quân trên ổ lúc cai sữa (con/ổ) 37
Bảng 4.10: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày (kg/con) 37
Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân heo con lúc cai sữa (kg/con) 38
Bảng 4.12: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 39
Bảng 4.13: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 40
Bảng 4.14: Tổng kết các chỉ tiêu trên heo nái 41
Bảng 4.15: Tổng kết các chỉ tiêu trên heo con 42
Bảng 4.16: Trọng lượng bình quân heo thí nghiệm và đối chứng qua 5 tuần nuôi 43
Bảng 4.17: Tăng trọng tuyệt đối 45
Bảng 4.18: Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 46
Bảng 4.19: Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kg TT) 48
Bảng 4.21: Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi trên heo con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi . 52
Bảng 4.22: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 53
x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Sản lượng sữa 31
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lên giống 32
Biểu đồ 4.4: Khối lượng giảm trọng 33
Biểu đồ 4.5: Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ 35
Biểu đồ 4.6: Số heo con sơ sinh giao nuôi trên ổ 35
Biểu đồ 4.7: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh giao nuôi 36
Biểu đồ 4.8: Số heo con hình quân trên ổ lúc cai sữa 37
Biểu đồ 4.9: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày 38
Biểu đồ 4.10: Trọng lượng bình quân heo con lúc cai sữa 39
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 40
Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 41
Biểu đồ 4.13: Trọng lượng trung bình lúc vào thí nghiệm 43
Biểu đồ 4.14: Trọng lượng bình quân heo 60 ngày tuổi 44
Biểu đồ 4.15: Tăng trọng tuyệt đối 45
Biểu đồ 4.16: Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 47
Biểu đồ 4.17: Hệ số chuyển hóa thức ăn 48
Biểu đồ 4.18: Tỷ lệ nuôi sống heo cai sữa 50
Biểu đồ 4.19: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 50
Biểu đồ 4.20: Tỷ lệ ngày con ho 51
Biểu đồ 4.21: Tỷ lệ viêm khớp 51
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay chăn nuôi đang được phát triển với quy mô lớn cung cấp cho nhu cầu
con người các sản phẩm: thịt, sữa, trứng,… Trong đó, chăn nuôi heo chiếm vị trí rất
cao vì nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm cho cả nước và tương lai lại còn vượt xa
hơn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực và trên
thế giới. Vì lý do đó, ngành chăn nuôi truyền thống này đang dần có chiều hướng phát
triển mở rộng từ hộ gia đình sang dạng trang trại và những trại chăn nuôi công nghiệp
có kỹ thuật cao (phun sương, chuồng kín, quạt thông gió và có hệ thống xử lý nước
thải,…).
Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học, ngày càng có nhiều chất
bổ sung vào thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi, giúp nâng cao khả năng chuyển
hoá và sử dụng thức ăn, từ đó heo tăng trưởng tốt, ít bệnh tật có khả năng hạ được giá
thành sản phẩm.
Thời gian sinh sản và nuôi con là thời gian quan trọng nhất của nái và cũng là
thời gian nái dễ nhiễm bệnh nhất. Bổ sung chế phẩm Sup Solac gồm những thành
phần: beta – glucan, mannan oligosaccharides, alpha amylase, protease, cellulase,
sorbitol và các vi khoáng góp phần giúp cho heo nái khỏe mạnh, cho sữa nhiều, giảm
mất cân sau cai sữa, lên giống lại sớm,….
Giai đoạn nuôi heo con cai sữa đến 60 ngày tuổi là giai đoạn khó khăn. Heo con
chịu ảnh hưởng xấu bởi tác nhân môi trường bên ngoài, sự thay đổi thức ăn từ sữa mẹ
sang thức ăn thô làm cho cơ thể heo không có khả năng hấp thu tốt và đáp ứng miễn
dịch thấp. Bổ sung chế phẩm Sup Creep gồm những thành phần: globulins, beta –
glucan, mannan oligosaccharides, acid citric, và các vi khoáng giúp cho heo con thích
nghi nhanh chóng với thức ăn, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, kích thích heo
thèm ăn, tăng cân nhanh và đồng đều.
2
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Khanh và Ths.
Nguyễn Ngọc Côn. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thăm dò ảnh hưởng của
chế phẩm Sup Solac trên sức sinh sản heo nái và chế phẩm Sup Creep trên
sức sinh trưởng heo con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi tại trại heo Hưng Việt”.
1.2. Mục đích
Xác định tác dụng của chế phẩm Sup Solac trên khả năng sinh sản của heo
nái lứa 2 trở lên.
Xác định tác dụng của chế phẩm Sup Creep đến khả năng sinh trưởng và
khả năng sử dụng thức ăn của heo con cai sữa đến 60 ngày tuổi.
1.3. Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Sup Solac trên heo nái từ lứa hai
trở lên qua việc ghi nhận các chỉ tiêu về sức sinh sản của nái và chỉ tiêu của đàn heo
con có và không có bổ sung chế phẩm Sup Solac.
Theo dõi ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Sup Creep trên heo con cai sữa
qua việc ghi nhận mức độ tăng trọng, tăng trọng trên ngày, mức tiêu thụ thức ăn, hệ số
biến chuyển thức ăn và tỷ lệ tiêu chảy hay bệnh khác trên heo cai sữa có và không có
bổ sung chế phẩm Sup Creep.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Đặc điểm sinh lý heo nái giai đoạn nuôi con
Sau khi sinh, mọi nhu cầu của nái đều tập trung cho quá trình tiết sữa nuôi con
và duy trì thể trọng. Khả năng tiết sữa của nái phụ thuộc vào tính di truyền của giống
và nuôi dưỡng con nái, ít phụ thuộc vào số con đẻ ra (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ,
1994). Trong 3 nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc thì Landrace có khả năng tốt
khi đảm bảo nhu cầu dưỡng chất, còn Duroc tỏ ra kém khả năng tiết sữa nhất. Khi tăng
thời gian chiếu sáng trong ngày từ 8 giờ lên 16 giờ, sản lượng sữa tăng 20%
(Hartmann and Humes, 1987), tăng nhiệt độ môi trường từ 20
O
C lên 32
O
C thì lượng
thức ăn tiêu thụ và năng suất sữa của heo nái bị giảm (Schoenherr et al, 1980 – trích
dẫn Trần Thị Dân, 2003). Để nái tiết sữa tốt cần tạo bầu tiểu khí hậu tốt, không quá
nóng, quá lạnh, ẩm thấp, hay không khí quá khô, tránh gió lùa mưa tạt, thức ăn phải đủ
chất, không hư, mốc, vón cục và đủ lượng xơ cần thiết. Nên tăng dần lượng thức ăn
trong thời kỳ đầu tiết sữa để kích thích nái ăn ngon miệng và huy động sớm các tổ
chức tế bào cơ thể: ngày đầu chỉ ăn ít đủ để duy trì cơ thể, ngày 2 tăng lên 50% khẩu
phần duy trì, ngày 3 tăng 100% và tăng 150% vào ngày thứ 4 (Patience , Thacker,
1994 – trích dẫn Bùi Đức Dũng, 2005).
Lượng sữa nái sản xuất bắt đầu tăng sau khi sinh và đạt đỉnh cao khi heo con
được 21 ngày tuổi và giảm dần sau đó. Heo là loài không có bể sữa, không thể vắt sữa
trực tiếp để đo nên người ta thường cân heo con ở 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng
tiết sữa của nái và tính theo công thức:
Sản lượng sữa (kg) = 3 x Tăng trọng của heo con (kg)
Sau khi sữa được hình thành và tích trữ ở các túi sữa, khi xuất hiện các triệu
chứng sắp đẻ hormone oxytoxin được tiết ra và tác động lên tuyến sữa để thải sữa ra
theo các ống đầu núm vú. Sau khi đẻ, heo con tìm vú mẹ và thúc bú kích thích heo mẹ
tiết sữa, sự tiết sữa này làm ngăn cản việc tiết hormone GnRH, vì vậy ức chế sự phát
4
triển của bao noãn. Quá trình phân tiết bị tác động mạnh bởi sự mút bú của heo con, quá
trình này hình thành nên 3 pha trong quá trình bú sữa của heo con. Tuy nhiên sau thời
gian này sự ức chế đó dần dần được giải phóng, mặc dầu sự phát triển đầy đủ của các
bao noãn trong thời kỳ rụng trứng không giống như trong giai đoạn tiết sữa của heo mẹ.
Ngay sau cai sữa và ngừng bú sữa, hoạt động của GnRH gia tăng và các bao noãn bắt
đầu phát triển. Điều này tương tự như giai đoạn bắt đầu của bao noãn trong chu kỳ sinh
sản heo nái. Vì vậy phần lớn sự động dục và rụng trứng của heo nái xảy ra trong khoảng
từ 5 – 7 ngày sau cai sữa heo con (Nguyễn Quang Linh và ctv, 2004).
Sữa heo gồm có hai loại đó là sữa đầu và sữa thường. So với sữa thường sữa
đầu có hàm lượng vật chất khô cao, giàu dinh dưỡng hơn (giàu protein, khoáng và
vitamin) (Nguyễn Quang Linh và cvt, 2004). Sữa đầu được tiết ra trong vòng 2 – 3
ngày sau sinh, có nhiều protein, chất béo, khoáng (đặc biệt là Mg) và vitamin nhưng ít
lactose hơn sữa thường. Lượng protein cao trong sữa đầu là do sự vận chuyển kháng
thể từ máu vào sữa. Hàm lượng kháng thể khoảng 130 g/lít trong tổng số lượng protein
180 g/lít của lần vắt đầu tiên sau sinh. Vài kháng thể (IgG, IgM và IgA) được vận
chuyển từ tế bào biểu mô tuyến vú vào lòng nang tuyến nhưng không nhiều. Sự hấp
thu kháng thể nhiều nhất trong vòng 6 giờ sau sinh, giảm dần và ngừng hẳn cho đến 1
– 2 ngày sau sinh (Trần Thị Dân, 2006).
Nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm trọng khoảng 10% trọng lượng cơ
thể (Võ Văn Ninh, 2003). Sự thu nhận thức ăn giảm sẽ làm heo nái tiêu hao cơ thể
mạnh (giảm khối lượng và mất sữa dự trữ). Hậu quả là làm giảm số trứng rụng (giảm
½ khi cơ thể mất 20 kg khối lượng) và số ngày cai sữa kéo dài ra, khó thụ thai, đồng
thời ở lứa đẻ sau số con trên ổ và trọng lượng sơ sinh cũng giảm (Nguyễn Thiện, Vũ
Duy Giảng, 2006). Ngoài ra, thời gian nuôi con của nái kéo dài cũng làm tăng sự heo
mòn cơ thể nái nên hiện nay người chăn nuôi thường cho cai sữa sớm heo con vào lúc
21 hoặc 28 ngày tuổi. Sức khỏe nái sau cai sữa tốt là yếu tố quan trọng cho khả năng
sinh sản tốt ở lứa tiếp sau.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý heo con theo mẹ
Trong giai đoạn này heo con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng
dần theo tuổi.Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của heo con tăng từ 10 đến 12
lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của heo con tăng nhanh hơn gấp
5
nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể heo con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng.
Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần hóa học
trong cơ thể của heo thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng sắt trong cơ thể heo con mới
sinh ra là 187 γ% nhưng đến ngày thứ 20 giảm xuống còn 40,58 γ% sau đó tăng dần
lên 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra. Một đặc điểm quan trọng nhất của heo con theo mẹ là
sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản
lượng sữa cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ
60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con ngày càng tăng, trong khi đó
sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới heo con thiếu dinh dưỡng nếu như không
có thức ăn bổ sung thêm (Nguyễn Quang Linh và ctv, 2004).
Khi còn trong bụng mẹ, mọi nhu cầu dinh dưỡng, trao đổi chất và thân nhiệt
heo con phụ thuộc hoàn toàn vào heo mẹ. Sau khi sinh ra, heo con phải thích ứng ngay
với hàng loạt các điều kiện khác với môi trường trong cơ thể mẹ nên ở trong tình trạng
stress, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi. Theo Nguyễn Thiện, Vũ Duy Giảng
(2006), thì heo con mới đẻ có 5 điểm yếu, đó là điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng
lượng trong cơ thể rất ít, hệ thống enzyme, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và
thiếu sắt nghiêm trọng.
Khi mới sinh, thân nhiệt heo con đạt 38,5
o
C – 39
o
C (Nguyễn Thiện, Vũ Duy
Giảng, 2006), cơ thể chứa đến 82% nước (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996), lượng mỡ
dự trữ chỉ từ 1 – 2% và ít mô mỡ nâu (Trần Thị Dân, 2003). Theo Phạm Hữu Doanh và
Lưu Kỷ (1996), heo sơ sinh trao đổi năng lượng và trao đổi chất rất mạnh trong khi đó
nhiệt độ cơ thể lại giảm rất nhanh, sau 30 phút tỷ lệ nước ở heo giảm tới 1 – 2%, nhiệt
độ cơ thể giảm tới 5
o
C. Do mất nước và nhiệt nhanh, cơ thể bị lạnh, hoạt động của các
bộ máy chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Khi thân nhiệt xuống dưới 32 – 33
o
C, heo
con mất khả năng điều hoà thân nhiệt và chết vì bị nhiệt nhược. Tỷ lệ tử vong là 12,1%
khi nhiệt độ chuồng nuôi vào khoảng 20 – 25
o
C so với 7,7% khi nhiệt độ chuồng nuôi
cao hơn 25
o
C (Nguyễn Thiện, Vũ Duy Giảng, 2006). Vì lẽ đó, heo con rất cần được giữ
ấm. Nhiệt độ cần thiết vào khoảng 32 – 34
o
C trong 7 ngày đầu sau khi sinh và khoảng
29 – 30
o
C trong 7 – 10 ngày sau (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996).
Trong kỹ thuật nuôi heo con, việc cho heo con bú sữa đầu sớm là rất quan
trọng. Ngoài việc cung cấp năng lượng, sữa đầu còn cung cấp một lượng kháng thể
6
cần thiết để bảo hộ heo con khi chưa có miễn nhiễm chủ động. Hàm lượng kháng thể
trong sữa đầu cao nhất vào lúc 4 giờ sau khi đẻ, 6 – 8 giờ sau còn 50%, sau 12 giờ
giảm còn 30% và sang ngày thứ 2 còn khoảng 10% so với thời điểm cao nhất (Phạm
Sỹ Tiệp, 2004). Theo Trần Thị Dân (2003), sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai
đoạn 4 – 12 giờ sau khi bú. Khoảng 48 giờ sau khi sinh, ruột không còn hấp thu kháng
thể nữa. Cơ chế này có thể giúp cho ruột heo con không hấp thu những chất gây bệnh
từ ruột vào máu. Heo con không bú trong vòng 24 giờ sau khi sinh có thể kéo dài khả
năng hấp thu kháng thể, tuy nhiên điều đó có thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mầm
bệnh qua đường ruột. Như vậy, giai đoạn đầu rất quan trọng, heo con cần bú sữa mẹ để
sống sót ở giai đoạn sau.
Trong thời gian bú sữa trọng lượng bộ máy tiêu hóa heo con tăng lên từ 5 – 10
lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên 40 – 50
lần, chiều dài ruột già tăng lên 40 – 50 lần. Tuyến tụy ở 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4
lần, trọng lượng của gan gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Lúc đầu dạ dày chỉ nặng 6 – 8
gam và chứa được 35 – 50 gam sữa, nhưng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và 60 ngày
tuổi đã nặng 150 gam và chứa được 700 – 1000 gam sữa (Nguyễn Quang Linh và ctv,
2004).
Khả năng tiêu hóa của heo con rất hạn chế. Theo A. V. Kavasnhixki dịch vị của
heo con dưới một tháng tuổi hoàn toàn không có acid HCl ở dạng tự do, vì lượng acid
này tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch. Ngoài sự thiếu HCl tự do
còn có sự giảm acid trong dịch vị thức ăn liền với HCl làm cho hàm lượng HCl tự do
rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày của heo con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do
trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng ỉa chảy ở heo con (trích
dẫn Nguyễn Quang Linh và ctv, 2004).
Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng nữa mà người chăn nuôi cần quan tâm là sự
thiếu hụt sắt ở heo con sơ sinh. Dự trữ sắt ở heo con sơ sinh rất thấp (60 – 70 mg Fe
trong gan), sắt trong sữa mẹ lại nghèo (chỉ cung cấp được 1 mg/con/ngày) trong khi
nhu cầu sắt hàng ngày đến 10 mg. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, sự hình thành hệ thống
miễn dịch chủ động kéo dài, heo dễ bị khủng hoảng gây tiêu chảy, viêm phổi, bỏ ăn và
chậm lớn (Nguyễn Thiện, Vũ Duy Giảng, 2006). Trong chăn nuôi, người chăn nuôi
thường bổ sung sắt bằng cách tiêm Fe Dextran ở 3 ngày tuổi với liều 200 mg/con.
7
2.1.3. Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa
Sau khi cai sữa chế độ ăn của heo có sự thay đổi đột ngột từ nguồn sữa mẹ rất
giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa sang thức ăn thô khó tiêu hóa và kém ngon miệng hơn,
heo con dễ bị stress và có những rối loạn về tiêu hóa do thiếu một số enzyme cần thiết
(Trương Lăng, 2003).
Theo Hampson và Kidder (1986), màng nhày ruột non có những thay đổi khi
heo được cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu
dinh dưỡng) ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ cai sữa và tình trạng ngắn đi này vẫn tiếp
tục cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (trích dẫn Trần Thị Dân, 2003). Mào ruột là nơi mà
tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng
thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài enzyme tiêu hóa (lactase,
glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu dinh
dưỡng ruột cũng giảm (Trần Thị Dân, 2003).
Sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa đối với kháng
nguyên trong khẩu phần được thể hiện qua nhiều cách, bao gồm sự tiết IgA, tạo IgM
và IgG trong huyết thanh, IgE hoặc miễn dịch trung gian tế bào. Thất bại trong việc
điều hòa đáp ứng này có thể đưa đến bệnh tích ở đường ruột; đó là bất dưỡng một phần
nhung mao, số bạch cầu lâm ba ở lớp biểu mô tăng và tốc độ tạo tế bào ruột cũng tăng.
Những thay đổi này thường xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày (Trần Thị Dân, 2003).
Sự thay đổi khẩu phần từ sữa mẹ sang thức ăn thô với độ tiêu hóa thấp hơn sữa
mẹ làm cho heo con không thể ăn nhiều trong 7 – 10 ngày sau cai sữa, giai đoạn này
heo dễ bị stress do thay đổi thức ăn. Trong 2 tuần sau cai sữa sức tăng trưởng của heo
con giảm, giai đoạn này chủ yếu do sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh đường tiêu
hóa (Trần Thị Dân, 2003).
Sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột từ bình quân 16
bữa/ngày với sữa mẹ loại thức ăn rất ngon miệng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu sang
thức ăn thô với những thành phần khó tiêu hóa hơn, kém ngon miệng hơn, dẫn đến heo
con chậm phát triển (Nguyễn Thanh Hiền, 2002).
Chuồng nuôi cần đem lại sự thoải mái cho heo cai sữa; nghĩa là chuồng sạch, có
nhiệt độ thích hợp và không có gió lùa. Hệ thống miễn nhiễm của heo con chỉ hoạt
động hoàn chỉnh ở 5 – 6 tuần tuổi, do đó giữ chuồng khô và sạch là biện pháp hữu hiệu
8
để gíảm sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể heo (Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị
Dân, 2000).
2.2. GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM
2.2.1. Chế phẩm Sup Solac
Bảng 2.1: Thành phần chế phẩm Sup Solac
Thành phần 1 kg
Độ ẩm (max) 10 %
Beta – glucan (min) 10.000 mg
Mannan oligosaccharides (min) 10.000 mg
Alpha amylase (min) 100.000 UI
Protease (min) 50.000 UI
Cellulase (min) 60.000 UI
Sắt (min – max) 20.000 – 25.000 mg
Đồng (min – max) 4.000 – 6.000 mg
Kẽm (min – max) 25.000 – 30.000 mg
Iod (min – max) 40 – 50 mg
Selen (min – max) 50 – 70 mg
Sorbitol (max) 50.000 mg
Kháng sinh không có
Hormon không có
Chất mang vừa đủ 1.000 mg
Công dụng:
Tối đa hóa đáp ứng miễn dịch cho nái lứa 2 trở lên và bầy heo con.
Kích thích heo mẹ thèm ăn và ăn nhiều, điều hòa hệ biến dưỡng.
Giúp hạn chế nái mẹ sụt giảm thể trạng nhằm lên giống lại tốt sau khi cai sữa.
9
2.2.2. Chế phẩm Sup Creep
Bảng 2.2: Thành phần chế phẩm Sup Creep
Thành phần 1 kg
Độ ẩm (max) 10 %
Globulins (min) 1.000 mg
Beta – glucan (min) 25.000 mg
Mannan oligosaccharides (min) 25.000 mg
Acid Citric (min) 400.000 mg
Sắt (min – max) 30.000 – 35.000 mg
Đồng (min – max) 8.000 – 10.000 mg
Kẽm (min – max) 180.000 – 200.000 mg
Selen (min – max) 50 – 70 mg
Kháng sinh không có
Hormon không có
Chất mang vừa đủ 1.000 mg
Công dụng:
Giúp cho heo con thích nghi nhanh chóng với thức ăn hỗn hợp.
Tăng cường bảo hộ miễn dịch và đề kháng các yếu tố bất lợi.
Giúp đáp ứng miễn dịch tối đa hiệu quả của việc chủng ngừa heo con.
Kích thích sự thèm ăn và bảo hộ đường ruột, điều hòa sự tiêu hóa và biến
dưỡng, làm tăng hiệu suất sử dụng thức ăn.
2.2.3. Thành phần đặc biệt sử dụng trong hai chế phẩm
2.2.3.1. Glucan và mannan oligosaccharides
Trong những năm gần đây, người ta chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học
trong sản xuất các thành phần của vách tế bào nấm men (glucan và mannan
oligosaccharide, MOS) để dùng trong việc điều tiết những đáp ứng sinh học, tác nhân
chống ung thư, chất hấp thụ sinh học, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và tổ hợp
mỹ phẩm, vaccin uống, kháng thể và enzyme. Những quan tâm này xuất hiện khi
người ta hiểu rõ hơn về thành phần hóa học, điều khiển di truyền và đặc tính liên quan
đến chức năng của các thành phần trong vách tế bào. Chức năng chính của vách tế bào
10
là ngăn ngừa sự phân hủy tế bào do tăng hay giảm điều kiện thẩm thấu, tạo dạng của tế
bào, tạo màng cản thấm đối với các phân tử lớn và giúp nhận diện giữa các tế bào.
Ngoài ra, vách tế bào còn cung cấp chất nền cho nhiều enzyme để chúng tham gia vào
tiến trình thủy phân, lấy chất dinh dưỡng, bài tiết các sản phẩm biến dưỡng cuối cùng
và duy trì tế bào.
Những chất chính của vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae chiếm 15
– 30% trọng lượng khô của tế bào, gồm β(1,3) glucan và β(1,6) glucan, mannoprotein và
chitin (Moran, 2004 – trích Trần Thị Dân, 2005). Những thành phần này nối với nhau để
tạo những phức hợp đa phân tử và chúng gom lại để hình thành tế bào nguyên vẹn. Các
thành phần của vách tạo một lưới bao quanh tế bào, trong đó lớp sườn bên trong chứa
các phân tử β(1,3) glucan để tạo cầu nối hydro. Ở bên ngoài lớp sườn này, mannoprotein
nối với đầu không khử của β(1,3) glucan và chúng được kết nối bởi β(1,6) glucan. Sau
khi phân bào, lớp sườn trở nên vững chắc do bởi kết hợp với chuỗi chitin. Chuỗi chitin
nằm sát màng tế bào chất. Những chất này được ly trích sau khi tăng sinh nấm men
(Trần Thị Dân, 2005).
Bảng 2.3: Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
Thành phần Phân tử khối (kdal) Tỷ lệ so với tế bào (%)
β(1,3) glucan 240 30 – 50
β(1,6) glucan 24 10
Mannoprotein 100 – 200 25 – 50
Chitin 25 1 – 3
(Lipke và Ovalle, 1998 – trích dẫn Hồ Thị Nga, 2007)
Glucan thuộc nhóm thuốc ‘biến đổi đáp ứng sinh học’. Nó hoạt hóa đại thực
bào (macrophage) và các tế bào tham gia miễn dịch khác (Trần Thị Dân, 2005).
Tại châu Âu vào những năm của thập niên 40, một loại men thô ly trích từ vách
tế bào nấm men (Saccharomyces cerevisiae) gọi là zymosan và đã được kiểm chứng
hoạt tính. Nghiên cứu được kiểm soát bới Louis Pillermer và những người bạn đồng
nghiệp đã chứng minh rằng zymosan có khả năng kích thích và điều khiển hệ thống
miễn dịch không đặc hiệu, bất kể loại mầm bệnh xâm nhập (Fitzpatrik và Dicarlo,
11
1964). Hoạt lực dược động học của β – glucan là tăng cường đề kháng của vật chủ đối
với sự xâm nhập của virus và vi khuẩn (Diluzio, 1983 – trích dẫn Hồ Thị Nga, 2007).
Manan và mannoprotein chiếm 25 – 30% của vách tế bào nấm men. Nhiều loại
mannoprotein có cấu trúc tương tự chuỗi N – glycan chứa nhiều mannose của động vật
có vú. Một trong những đặc điểm hoạt động của mannan là ngăn trở lectin của vi
khuẩn. Lectin hiện diện trên lông tơ cơ thể vi khuẩn, nó gắn với glycoprotein (giàu
mannose) trên bề mặt tế bào ruột, nhờ đó vi khuẩn định vị vào ruột và sinh bệnh (Trần
Thị Dân, 2005).
2.2.3.2. Globulins
Kháng thể còn gọi là globulin miễn dịch (Ig = Immunoglobulin). Có 5 lớp là
IgA, IgG, IgM, IgD, IgE.
Kháng thể là protein được tương bào sản xuất ra. Đây là kết quả của sự tương
tác giũa những tế bào lympho B với kháng nguyên. Người ta cũng dùng thuật ngữ
kháng thể có nghĩa là chất có tính kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên điều đó nhằm
ngụ nói rằng tính đăc hiệu đối với kháng nguyên của phân tử Ig đã được xác định.
Chức năng kháng thể: Kháng thể kết hợp một cách đặc hiệu với kháng nguyên
là chất đã kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, kháng thể cũng có thể phản
ứng chéo với những kháng nguyên khác có cấu trúc gần giống nhau. Các kháng
nguyên như vậy thường khu trú trên bề mặt của vi khuẩn hoặc virus, hoặc những sản
phẩm của chúng như enzyme hoặc độc tố. Kháng thể hoạt động thông qua các ngăn
chặn chức năng bình thường hoặc sự phát triển của vi sinh vật và tạo điều kiện cho các
tế bào thực hiện tiêu diệt chúng.
- Kháng thể ngăn chặn chức năng bình thường hoặc ngăn chặn sự phát triển của
vi sinh vật. Phản ứng điển hình bao gồm:
Ngăn chặn sự bám dính;
Opsonin hóa (thúc đẩy sự thực bào);
Ngưng kết hoặc kết tủa (các tiểu phần hoặc phân tử) của mầm bệnh;
Làm bất động mầm bệnh;
Trung hòa độc tố, enzyme.
12
- Kháng thể hoạt hóa bổ thể: Sự hoạt hóa của hệ thống bổ thể sẽ dẫn đến sự giải
phóng một số chất trung gian gây viêm và thúc đẩy một loạt quá trình sinh học, bao gồm:
Hóa hướng động các tế bào thực bào thông qua các thụ cảm quan bổ thể
trên bề mặt các tế bào thực bào;
Opsonin hóa (tăng khả năng bắt kháng nguyên của các tế bào thực bào);
Quá trình mất hạt của tế bào dưỡng bào;
Dung giải màng tế bào có chứa lipid bao gồm tế bào của vật chủ và tế
bào lạ, các tế bào có mang kháng nguyên, các virus có vỏ và các vi khuẩn gram âm.
- Kháng thể tham gia trong phản ứng gây độc tế bào qua trung gian tế bào T
phụ thuộc kháng thể. Phản ứng được viết tắt là ADCC (Antibody – Dependent T –
Cell Mediated Cytotoxicity). Kháng thể bao phủ lấy tế bào đích làm tăng sự kết gắn
với tế bào gây độc (ví dụ tế bào NK) có mang các thụ cảm quan Fc của phân tử Ig. Kết
quả của phản ứng dẫn đến sự dung giải tế bào đích (Tô Long Thành, 2006).
Các chế phẩm dùng để gây miễn dịch thụ động nhân tạo như sử dụng huyết
thanh toàn phần, sử dụng kháng thể đơn dòng, sử dụng kháng thể đa dòng, sử dụng sữa
đầu, truyền miễn dịch nhân tạo qua trung gian tế bào.
2.2.3.3. Alpha amylase
Là enzyme tiêu hóa tinh bột, giúp sự thủy phân tinh bột thành dạng ngắn hơn
oligosaccharide và cuối cùng thành glucose và maltose. Enzyme này có tác dụng làm
giảm độ nhớt của hồ tinh bột.
Sơ đồ thủy phân tinh bột bằng α – amylase như sau:
α – amylase có trong nước bọt, dịch tiêu hóa (dịch tụy), nấm mốc (Aspergillus
niger, Aspergillus oryzae, Aspergillus awamori,…), vi khuẩn (Bacillus subtilis,
Bacillus amyloliquefaciens, Endomycopsis sp,…), xạ khuẩn và hạt nẩy mầm. Ion Ca
2+
làm ổn định enzyme α – amylase ở nhiệt độ 70
o
C, pH thích hợp 7,5.
2.2.3.4. Protease
Là một enzyme cần thiết cho sự tiêu hóa protein.
Enzyme này có tác dụng phân cắt liên kết peptide thành các peptide ngắn hơn
và cuối cùng thành acid amin được cơ thể hấp thu.
Tinh bột
α – amylase
α – dixtin (nhiều) + maltose (ít) + glucose hoặc glycogen
13
Protease có nhiều loại khác nhau như: peptidase và proteinase rất ổn định pH và
nhiệt.
Peptidase co tác dụng chủ yếu phân hủy các liên kết peptide ở cuối mạch
polypeptide và tách các gốc acid amin thành các acid amin tự do.
Proteinase có tác dụng thủy phân protein phân cách thành đoạn peptide có trọng
lượng phân tử nhỏ.
Protease có ở động vật gồm: peptin, trypsin, chymotrypsin, renin. Ở thực vật
gồm có: papain, bromelin, fixin,… và cũng có ở vi sinh vật như: nấm mốc, vi khuẩn,
xạ khuẩn.
2.2.3.5. Cellulase
Là enzyme có khả năng thủy phân cellulose
Cellulose là phân tử sinh học có nhiều nhất trên trái đất là thành phần quan
trọng trong cấu trúc vách tế bào thực vật (của các loại ngũ cốc), có giá trị dinh dưỡng
thấp đối với động vật dạ dày đơn. Riêng đối với heo, cellulose không được tiêu hóa
bởi enzyme nội sinh, kể cả heo trưởng thành. Cellulose cần cho cảm giác no của heo,
kích thích nhu động ruột, giúp heo không bị táo bón, các chất dinh dưỡng không bị
vón cục và dính vào thành ruột làm khó tiêu hóa và có thể làm viêm thành ruột. Tuy
nhiên, với tỷ lệ cellulose cao sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa, các thành phần dưỡng
chất và năng lượng tiêu hóa cũng giảm.
Cellulose có cấu trúc theo kiểu 1 – 4 β – glucose với khoảng 8.000 phân tử
đường β – glucose liên kết lại. Động vật bậc cao không có men tiêu hóa này, chỉ có vi
sinh vật mới có men phân hủy cellulose thành β – glucose. Việc sử dụng cellulase có tác
dụng lên men cellulose giúp vật nuôi tiêu hóa tốt thức ăn, vừa hạn chế các tác hại của
cellulose gây ra, vừa phải giải phóng năng lượng, protein và các acid amin thặng dư.
2.2.3.6. Acid citric
Là một acid hữu cơ được sản xuất bằng con đường công nghệ sinh học và có
thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ sung vào thức ăn rất tiện lợi. Acid này tạo pH dạ
dày và ruột thấp, vừa có tác dụng tốt trong tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn lên men thối
ở ruột heo con. Khi lượng acid HCl trong dịch vị tiết ra nhiều, acid này có vị chua nhẹ
nên heo rất thích ăn, đặc biệt nếu kết hợp thêm vị ngọt của đường để tạo vị chua ngọt
thì càng hấp dẫn đối với heo con tập ăn.
14
2.2.3.7. Sắt (Fe)
Thực hiện chức năng hô hấp: Fe tham gia cấu tạo nên hemoglobin để vận
chuyển oxy từ phổi về tất cả các cơ quan tổ chức trong cơ thể
Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, một sắc tố hô hấp của cơ thể, tạo
thành đặc tính dự trữ oxygen cho cơ thể.
Sắt còn tham gia cấu trúc trong nhiều enzyme, đặc biệt trong chuỗi men hô hấp
của tế bào (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.2.3.8. Đồng (Cu)
Đồng cũng là một nguyên tố vi lượng được phân bố khá rộng trong cơ thể như
ở gan, não, thận, tim, một số sắc tố mắt,…riêng ở lông, len, tóc có hàm lượng đồng rất
cao. Đồng có nhiều ở loài vật máu trắng như nghêu, sò, ốc, hến. Đồng trong máu liên
kết với protein: có 90% lượng đồng trong máu liên kết với α
2
– globulin và
ceruloplasmin, còn lại 10% đồng trong tế bào hồng cầu gọi là erythocuprein. Trong
thời gian mang thai lượng đồng ở dạng ceruloplasmin tăng lên để đáp ứng với sự tăng
lên của estrogen máu.
Đồng tham gia kích hoạt enzyme có liên quan đến sắt trong trao đổi chất tổng
hợp elastin và collagen, sản xuất ra sắc tố melamin và hoàn thiện hệ thống thần kinh
trung ương, giữ bình thường sự sản xuất tế bào hồng cầu.
Đồng thúc đẩy hấp thu sắt trong đường tiêu hóa và giải phóng Fe ra khỏi hệ
thống tế bào lưới, tế bào nhu mô gan để đưa sắt tới tủy xương tạo hồng cầu. Điều này
thực hiện được nhờ vào phản ứng oxy hóa Fe từ dạng Ferrous đến dạng Ferric để
chuyển sắt từ tổ chức vào plasma. Ceruloplasmin cũng là enzyme có chứa đồng rất cần
thiết cho phản ứng oxy hóa này.
Đồng cũng rất cần thiết cho sự phát triển bình thường bộ xương, bởi vì nó có vai
trò trong việc tổng hợp collagen, elastin để tạo ra mạng lưới cho sự tích lũy Ca và P.
Đồng cũng rất cần thiết cho sự phát triển cấu tạo màng bọc myelin cho tế bào
thần kinh.
Đồng còn tham gia cấu tạo nên hệ thống enzyme cytochrome oxidase rất quan
trọng trong chuỗi men hô hấp của tế bào (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
15
2.2.3.9. Kẽm (Zn)
Kẽm tham gia trong cấu trúc trong nhiều loại enzyme có chứa nguyên tố kim
loại metalloenzyme như: phosphatase, alkaline phosphatase, aminpeptidase, carboxyl-
peptidase, carboxyanhydrase, glutamin dehydrogenase,…. Kẽm cũng có liên quan tới
hoạt động tuyến tụy với sự tổng hợp insulin.
Do có nhiều yếu tố hạn chế sự hấp thu lợi dụng kẽm trong thức ăn, nên để xác
định nhu cầu chính xác là công việc rất khó khăn. Không thể khuyến cáo liều kẽm bao
nhiêu cho đủ để bảo đảm năng suất tối đa cho thú, để tránh bệnh khô da, đặc biệt nhất
là ở heo (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.2.3.10. Iod (I)
Iod là nguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ thể. Iod tham gia cấu tạo
nên thyroxin, một loại kích tố giáp trạng có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi
chất, quá trình hô hấp tỏa nhiệt của tế bào (Dương Thanh Liêm và cộng tác viên,
2002). Hiện nay người ta cung cấp Iod cho thú dưới dạng hữu cơ, thường dùng nhất là
casein – iod.
2.2.3.11. Selenium (Se)
Selen rất cần thiết cho sự thu tinh và sự sinh trưỡng. Nhiều tác giả ghi nhân
trường hợp bệnh lý trên động vật thí nghiệm được nuôi bằng khẩu phần thiếu Selen
như hoại tử gan trên chuột, thoái hóa cơ và gan trên heo cũng như bệnh cơ trắng trên
bò. Các triệu chứng này được phòng ngừa và điều trị bằng các hợp chất chứa Selen.
Với hàm lượng dưới 3 ppm trong khẩu phần, Selen có tác dụng như một chất
kích thích sinh trưởng và tăng khả năng chống đỡ bệnh tật của động vật. Với hàm
lượng cao trên 5 ppm sẽ gây ngộ độc cho cơ thể (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.2.3.12. Sorbitol
Sorbitol (D - glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2
đường mía (sacarose). Thuốc thúc đẩy sự hydrat - hoá các chất chứa trong ruột. Sorbitol
kích thích tiết cholecystokinin - pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận
tràng thẩm thấu.
Sorbitol chuyển hóa chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác
bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành glucose nhờ
aldose reductase. Sorbitol được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu.
16
2.3. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI HEO TRẠI HƯNG VIỆT
2.3.1. Sơ lược về trại heo Hưng Việt
Trại heo tư doanh Hưng Việt thành lập ngày 11/6/1990, nằm trên Quốc lộ 56,
cách thị xã Bà Rịa khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Trại nằm trên vùng đất có diện
tích 75.000 m
2
, tương đối bằng phẳng và màu mỡ, trong đó diện tích chuồng trại
chiếm 2.900 m
2
. Các dãy chuồng được bố trí như sau:
- Dãy A
1
và B
1
là chuồng nái đẻ và nuôi con.
- Dãy A
21
và A
22
nuôi heo con cai sữa.
- Dãy A
3
và B
3
nuôi nái hậu bị, nái khô và nái mang thai.
- Dãy A
4
nuôi đực làm việc
- Dãy B
2
, A
51
, A
52
, A
6
, B
6
nuôi heo thịt.
Ngoài ra còn có chuồng để nuôi bò sữa và bê thịt.
Trại có tổng cộng 40 người phân theo trình độ gồm 1 Thạc sĩ, 3 Đại học, 1
trung cấp, còn lại là công nhân, bảo vệ và nhà bếp. Trong đó, riêng tổ chăn nuôi heo có
14 người:
- Quản lý chung: 1 người
- Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 3 người
- Heo con cai sữa: 2 người
- Nái khô, chửa, nái hậu bị và đực làm việc: 3 người
- Heo thịt: 5 người
Các nhóm giống heo chính được nuôi chủ yếu tại trại là Yorkshire, Duroc,
Landrace x Yorkshire, Pietrain x Duroc. Cơ cấu đàn heo thay đổi từng ngày. Theo ghi
nhận ngày 01/05/2008, cơ cấu đàn heo của trại như sau:
- Nái sinh sản: 221 con
- Nái hậu bị: 87 con
- Đực làm việc: 6 con
- Heo con theo mẹ: 270 con
- Heo con cai sữa: 456 con
- Heo thịt: 849 con
17
Phương hướng sản xuất chính của trại là sản xuất heo thịt, bê thịt cung cấp cho
các lò mổ địa phương và các vùng lân cận, cung cấp heo giống, tinh heo cho các hộ
chăn nuôi địa phương. Ngoài ra, trại còn trồng hoa màu như ớt, đu đủ, cỏ, bắp, đậu
nành,….
Qua 18 năm hình thành và phát triển, thông qua công tác quản lý chặt chẽ, luôn
ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề, trại đã
và đang từng bước phát triển vững mạnh hơn.
2.3.2. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo thí nghiệm
2.3.2.1. Chuồng trại
+ Chuồng nái nuôi con: là hệ thống chuồng kín, mái đôi, trần phủ bạt, nền
chuồng bằng xi măng. Mỗi nái được bố trí một ô chuồng lồng (heo mẹ nằm giữa, khu
vực hai bên dành cho heo con) có diện tích 2 x 1,6 x 1 m (dài x rộng x cao), sàn
chuồng cách nền 0,2 – 0,5 m theo độ nghiêng của nền, phía trước gắn máng ăn bán tự
động và vòi uống tự động cho cả heo mẹ và heo con. Đầu mỗi dãy chuồng lắp hệ
thống phun sương, cuối dãy chuồng là hệ thống 6 quạt thông gió giúp không khí trong
chuồng luôn luôn thoáng, sạch. Sau cai sữa, heo con được chuyển đến chuồng heo thịt,
heo mẹ về khu chuồng nái khô và nái mang thai.
+ Chuồng heo con sau cai sữa: là hệ thống chuồng kín, mái đôi, chiều dài
40 m, rộng 12 m, được chia thành 2 dãy riêng biệt bằng tường xi măng. Xung
quanh chuồng được che bằng bạt trong, nóc chuồng cũng được che bạt kín. Cuối
chuồng có lắp hệ thống quạt hút, ở đầu chuồng có hệ thống phun sương. Bên trong
mỗi dãy chia làm 11 ô, mỗi ô chuồng kích thước 4 x 2,5 (m
2
), chiều cao 0,8 m,
riêng ở cuối chuồng dùng để nuôi heo con cai sữa sớm và heo còi. Lối đi cặp vách
ngoài có măng ăn. Ở mỗi đầu ô chuồng được lắp máng ăn bán tự động có lổ điều
chỉnh thức ăn rơi xuống. Mỗi ô có 2 núm uống đặt gần góc chuồng, một núm cao và
một núm thấp cách nhau 0,2 m, núm dưới cách sàn 0,2 m, luôn đảm bảo đủ nước
sạch cho heo con uống.