Tải bản đầy đủ (.doc) (385 trang)

173 ý tưởng kinh doanh - làm giàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.37 MB, 385 trang )

Khởi nghiệp từ trang phục lót với doanh thu hơn 1
tỉ đồng/tháng
Sự tinh tế của một thiên tính nữ, nhạy bén trong kinh doanh mặt hàng
đặc thù, và quyết tâm cao phải làm ra những trang phục lót chất
lượng, giá rẻ nhất đã đưa Điệp vượt qua mọi gian nan.
Tô Hoa Hồng Điệp kể lại với phóng viên về quá trình khởi nghiệp của mình.
Ảnh: Khởi Thức
- Từng lăn lộn ngoài đời với nghề trang điểm cô dâu, mở nhà hàng, khi lấy chồng, một chàng
kỹ sư trường đại học Bách khoa, Tô Hoa Hồng Điệp bắt đầu nuôi mộng kinh doanh. Điệp bắt
đầu tìm hiểu kỹ thuật, mua máy móc, nghiên cứu vóc dáng phụ nữ Việt để làm đồ lót nữ giá
trung bình mà chất lượng tốt.
- Để hoàn thiện một chiếc áo lót phải qua hơn 30 công đoạn, một chiếc quần lót phải qua sáu
chiếc máy may khác nhau, rồi tìm kiếm nguyên phụ liệu chất lượng là cả một quãng đường
dài học hỏi liên tục. Chồng kỹ sư lo phụ trách xưởng, vợ lo thiết kế, kinh doanh.
- Từ một người sản xuất nhỏ, mọi khâu đều tự thân vận động, để bước chân vào 40 siêu thị
của Saigon Co.op, Vinatex, Maximark… một tháng trung bình bán 50.000 sản phẩm, doanh
thu hơn 1 tỉ đồng/tháng, và cứ tăng đều mỗi tháng.
Sự tinh tế của một thiên tính nữ, nhạy bén trong kinh doanh mặt hàng đặc thù, và quyết tâm
cao phải làm ra những trang phục lót chất lượng, giá rẻ nhất đã đưa Điệp vượt qua mọi gian
nan, để hôm nay, nhãn hàng Jovial trở nên đáng tin cậy…
Gian hàng của Jovial trong hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM năm nay lúc nào
cũng tấp nập khách. Người mua phần lớn là khách quen dùng.
Kênh thông tin ngoài chợ
Với giá áo lót nữ từ 165.000 đồng, và quần lót từ 20.000 đồng, mẫu mã bắt mắt, phong phú,
chất liệu sang không khác gì hàng ngoại, phù hợp với người Việt, thật dễ hiểu khi Jovial đến
được với khách hàng có thu nhập từ thấp đến cao. Làm được điều đó, Điệp trải qua những
tháng ngày gian khó tưởng đâu “giữa đường đứt gánh”. Từng lăn lộn ngoài đời với nghề
trang điểm cô dâu, mở nhà hàng, khi lấy chồng, một chàng kỹ sư trường đại học Bách khoa,
Điệp bắt đầu nuôi mộng kinh doanh.
Trên thị trường, mua được đồ lót nữ giá trung bình mà chất lượng tốt thật khó. Điệp tự hỏi
sao mình không làm? Thế là bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật, mua máy móc, nghiên cứu vóc dáng


phụ nữ Việt… Kinh nghiệm bằng không, ban đầu, chính Điệp phải ngồi cắt, may từng chiếc
áo, rồi đưa cho bạn bè thân thiết mặc thử, góp ý về nguyên phụ liệu sao cho phù hợp nhất để
mặc không bị cấn, bị đau… sau đó mới hoàn thiện sản phẩm.
Khấp khởi mừng thầm, Điệp tự mang ký gửi hàng cho tiểu thương ở chợ Tân Định, Hòa
Hưng, Hòa Bình… Sau mấy tuần, hàng bị trả lại vì không đạt. Phải ôm về một mớ, vốn liếng
bỏ hết ra mua máy móc rồi, có nên tiếp tục hay buông? Hai vợ chồng buồn quá, chẳng lẽ bán
hết máy đi? Suy nghĩ nát óc, rồi lại động viên nhau bước vào cuộc thử thách mới.
Để hoàn thiện một chiếc áo lót phải qua hơn 30 công đoạn, một chiếc quần lót phải qua sáu
chiếc máy may khác nhau, rồi tìm kiếm nguyên phụ liệu chất lượng là cả một quãng đường
dài học hỏi liên tục. Chồng kỹ sư lo phụ trách xưởng, vợ lo thiết kế, kinh doanh. Tìm người
tài trong ngành thiết kế đồ lót là cả một thách thức.
Cùng sáng tạo với anh em, cùng lặn lội khắp các thị trường ngoài nước để kiếm phụ liệu, tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng ngoài chợ, những chị tiểu thương chính là kênh thông tin hữu
ích nhất giúp Điệp hiểu được nhu cầu của khách hàng. Hai năm ròng rã chào hàng, ký gửi,
cuối cùng Hồng Điệp cũng bán được lô hàng đầu tiên.
Bước vào siêu thị
Năm 2011, Jovial lọt vào Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Trực
tiếp là người tham gia chuỗi hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, các chương trình Kết
nối tiểu thương ở Đà Nẵng, An Giang, miền Trung…, nắm bắt nhu cầu khách hàng, cải tiến
mỗi ngày, sản phẩm của Jovial đã dần hoàn thiện, được các chợ tỉnh chấp nhận với những
đơn hàng lớn.
Lúc này Hồng Điệp lại phải đối mặt với chuyện bị làm giả. Một số đại lý đã cắt mạc của
Jovial và may mạc hàng Nhật vào bỏ các chợ với giá gấp đôi. Khi phát hiện, phải điều tra,
chứng minh. Kinh nghiệm này giúp chị lõi hơn trong việc phân phối hàng đến tận nơi người
tiêu dùng.
Từ một người sản xuất nhỏ, mọi khâu đều tự thân vận động, để bước chân vào 40 siêu thị của
Saigon Co.op, Vinatex, Maximark… một tháng trung bình bán 50.000 sản phẩm, doanh thu
hơn 1 tỉ đồng/tháng, và cứ tăng đều mỗi tháng, đến giờ nghĩ lại Điệp vẫn không hiểu sức đâu
mình làm được.
Năm 2004, đồ lót Trung Quốc giá rẻ có hại cho sức khỏe rộ lên, người tiêu dùng trở lại với

hàng Việt, cũng là lúc Jovial tuyển thêm công nhân, đào tạo bài bản, mua thêm máy móc để
sản xuất hàng loạt.
Làm đồ lót, quản lý đầu vào là phức tạp nhất. Nguyên liệu chủ yếu của áo ngực là hai cặp
mút và cọng nâng bằng thép, đều phải nhập. Cũng muốn chuyển sang dùng phụ liệu Việt
Nam, nhưng sau một lần test 2.000 cặp mút để lên hàng, phát hiện ra bên trong áo bị ố, chị đã
phải ngưng hoàn toàn, nhập lại hàng của Đài Loan.
Điệp nói: “Tôi đã cầm cái gọng đi khắp các công ty thép Việt Nam đặt hàng nhưng không ai
chịu làm, cuối cùng phải nhập từ Tây Ban Nha. Dù rất muốn 100% sản phẩm made in
Vietnam, nhưng thực sự nguyên liệu phải nhập từ Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia… hết
50% rồi”.
Mỗi tháng mấy phiên hội chợ là những lần đào thải khắt khe qua chương trình mặc thử vài
trăm áo và cho ý kiến. Kênh thông tin này khiến Điệp tự tin hơn. Điệp nói: “Tôi muốn tạo ra
những sản phẩm đẹp, chất lượng, giá phải chăng. Muốn vậy, ngoài sự nhạy bén, quyết tâm,
kiên trì… còn cần cái tâm hết lòng cho cộng đồng”.
Điệp cho rằng gia công cho nước ngoài có thể lời nhiều hơn nhưng sẽ biến đất nước thành gia
công hết, làm sao có được những thương hiệu của người Việt.
Theo Thế giới Tiếp thị
Chàng trai 9X làm giàu từ chim trĩ đỏ
Mỗi tháng, Thắng có thể thu lãi hàng chục triệu đồng từ
khu trại rộng hơn 2.000m2 nuôi chim trĩ đỏ.
Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 ở Lý Nhân, Hà Nam. Tốt nghiệp cấp 3 năm 2009,
anh đến giúp việc cho trại nuôi chim của người chú. Một năm sau, anh về nhà
cùng gia đình xây dựng trại nuôi chim trĩ đỏ với diện tích khoảng 30m2, vốn đầu
tư khoảng 30-40 triệu đồng.
"Trang trại của chú mình nuôi rất nhiều loại chim, cả bán thịt và làm cảnh. Tuy nhiên,
mình thấy loại chim trĩ đỏ giá vừa phải, chuyên bán lấy thịt sẽ dễ tìm đầu ra hơn
nên chọn nuôi", anh kể lý do khởi nghiệp.
Ban đầu, anh nuôi chim nhân giống, rồi mới phát triển dần lên nuôi thịt, cung cấp
giống và chim non. Hiện anh có trại nuôi rộng khoảng 2.000m2, lúc cao điểm nuôi
trên 1.000 con.

Trang trại của anh Thắng hiện rộng khoảng 2.000m2 với 1.000 con chim trĩ đỏ
Trước năm 2013, chim trĩ nằm trong sách đỏ nên người chăn nuôi phải làm một số thủ
tục, giấy tờ. Mỗi lần xuất bán và vận chuyển Thắng đều phải lên chính quyền xã
và kiểm lâm tỉnh xin xác nhận. Từ 2013, chim trĩ đỏ được xếp vào diện động vật
được phép chăn nuôi buôn bán bình thường nên việc chăn nuôi cũng như kinh
doanh đơn giản hơn.
Thắng cho biết, loài này nếu nuôi thương phẩm thì khoảng 5 tháng có thể xuất bán.
Mỗi con trống đến khi bán nặng khoảng 1,4 đến 1,7kg, con mái khoảng một đến
1,2kg. Mỗi tháng, trung bình Thắng xuất bán khoảng 70 đến 100 con chim thịt.
Anh cho biết, mỗi con chim thịt nuôi từ nhỏ đến khi xuất chuồng, người nuôi mất
chi phí khoảng 110.000 đồng. Với giá bán mặt hàng này khoảng 200.000 đến
220.000 đồng một kg, mỗi tháng riêng loại để thịt, anh Thắng có thể thu lãi từ 15
đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở miền Bắc, mùa sinh sản của chim chỉ kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9
hằng năm nên theo anh, loại chim thịt chỉ đủ để bán từ tháng 9 đến tháng 2 năm
sau. Những tháng còn lại, Thắng chủ yếu bán chim giống (khoảng một tuần tuổi)
và chim hậu bị (chuyên để sinh sản). Mỗi năm anh xuất bán khoảng 400 con chim
hậu bị với giá 350.000 đồng một con và khoảng 1.000 con chim non với giá
50.000 đồng . Với chim hậu bị phải trên 7 tháng mới có thể xuất chuồng với cân
nặng nhỉnh hơn một chút so với loại thịt, trang trại của anh có thể thu lãi 200.000
đồng mỗi con. Còn chim non mới nuôi khoảng một tuần tuổi nên theo anh Thắng
chi phí tốn kém không đáng kể.
Hiện tại Thắng cung cấp thịt chim cho các nhà hàng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Nam
Định Còn chim giống và hậu bị, khách chủ yếu là các trại nuôi ở nhiều tỉnh lân
cận.
Thực phẩm chính của loài chim trĩ đỏ là ngô, rau xanh và một phần cám công nghiệp.
"Mặt hàng này hiện nay đầu ra khá ổn định, nhiều thời điểm khan hiếm nguồn
cung. Tuy nhiên, người nuôi vẫn cần chú ý điểm quan trọng là vắc xin phòng
bệnh lúc chim non, khoảng 20 ngày tuổi đầu tiên", anh lưu ý.
Theo anh, đầu tư cơ sở ban đầu cũng không quá lớn, quan trọng là có diện tích làm

chuồng. “Mình đầu tư mỗi chuồng 100m2 thì xây dựng hết khoảng 30 triệu đồng.
Ban đầu làm chuồng nhỏ, sau đó mới mở rộng quy mô dần”, Thắng nói.
Ông chủ trẻ cho rằng nuôi chim thương phẩm, bán thịt thì nhanh thu hồi vốn hơn, còn
phát triển nuôi giống thì hơi khó, đầu tư lâu dài và phải có kỹ thuật chăm sóc tốt.
Anh Thắng cũng chia sẻ, mặt hàng này trước mắt tuy có lãi nhưng người nuôi cũng
không nên phát triển đàn một cách ồ ạt mà phải làm dần dần. "Hơn nữa, người
nuôi cũng phải nghiên cứu để nắm bắt tình hình thực tế từng thời điểm mà phát
triển số lượng đàn cho phù hợp. Tránh tình trạng nguồn cung quá lớn, giá giảm thì
khó tránh khỏi thiệt hại", anh cho hay.
Theo VnExpress
Từ anh thợ hồ đến thu nhập 1.500 USD/tháng
Người ta mất 12 năm đèn sách cho mảnh bằng tú tài. Anh
mất 25 năm. Những học kỳ đứt đoạn vì khó khăn cuộc
sống, cả vì tai nạn suýt tước đi mạng sống đều không thể
đốn ngã anh thợ hồ ham học.
Nỗ lực bền bỉ, anh thợ hồ Phạm Văn Thanh nay là quản lý dự án mạng của Evolable
Asia
với thu nhập mơ ước - Ảnh do nhân vật cung cấp
Từ một người phụ hồ nghị lực đã đưa anh chạm đến công việc quản lý dự án với thu
nhập 1.500 USD/tháng.
Hiện nay ở tuổi 35, Phạm Văn Thanh (quản lý dự án của Công ty Nhật Evolable Asia)
nhìn lại con đường đời trúc trắc và nghiệm ra: thành quả cuối cùng sẽ đến với
người nỗ lực không ngừng.
Học hành đứt đoạn
Gia cảnh bần hàn, ba mẹ anh bấm bụng lần lượt cho đi từng đứa con. Bảy cho hết bốn.
Thanh còn ẵm ngửa đã là con nuôi. Mặc cảm theo chân thằng nhỏ ốm choắt đến
trường. Sổ liên lạc tháng đầu tiên của lớp 4 vừa trả về, nhà gặp khó khăn, Thanh
nghỉ. Sang năm cậu bé đòi mẹ nuôi dẫn đi học lớp 5. Lý do: “Con muốn đi học
nhưng không muốn học sau ai!”.
Năn nỉ cô giáo không được, thằng nhỏ lì lợm ham học hôm sau vẫn xách cặp xếp hàng

vào lớp. Ban giám hiệu ra điều kiện: cho học nhưng sau hai tuần nhắm không theo
kịp thì cho nghỉ. Thanh gật cái rụp.
Hai tuần đó, Thanh cứ lẹt đẹt với điểm 3. Học yếu nhưng Thanh thà bị điểm thấp chứ
không quay bài. Thanh chật vật từng chút một và rồi mùa hè năm ấy Thanh đứng
vào top 5 của lớp.
Thanh lúc ấy không biết đường học đứt nối là định mệnh viết sẵn cho mình.
Cô giáo lớp 6 ba lần về nhà vận động cho Thanh đi học là ba lần gạt nước mắt ra về.
Thanh nghỉ, ở nhà phụ trông em và công việc đồng áng. 15 tuổi, nặng chưa đầy 30
ký, Thanh đi làm hồ, bắt đầu biết đến cái nặng rát da thịt của những bao ximăng.
20 tuổi, anh thợ xây theo cuộc mưu sinh vào Sài Gòn.
Người ta nói cứ suy nghĩ, ao ước mãi việc gì thì có ngày ước mơ thành hiện thực. Với
Thanh, mẩu tin tuyển sinh lớp 6 bổ túc văn hóa của Trung tâm Giáo dục thường
xuyên Gò Vấp (TP.HCM) là minh chứng.
23/8/1999, cái ngày anh nhớ như in. Ngày sung sướng, ngày hồi sinh, ngày đi học lại
đầu tiên sau tám năm dang dở. Bước vào lớp, thấy có người đã quá ngũ tuần vẫn đi
học, anh tin mình còn nhiều hi vọng. Đó là thời gian vất vả, chật vật nhưng hạnh
phúc vô cùng với Thanh.
Một năm - ngày làm hồ, tối đi học hiện về trong anh bằng mùi đất cát ẩm mồ hôi thấm
đẫm bộ đồ bảo hộ lao động mặc vào lớp sau một ngày quần quật trên công trường
và đạp xe hàng chục cây số. Hết học kỳ I lớp 7, anh thi vượt cấp vào học kỳ II lớp
8, cùng thời gian lấy chứng chỉ A tiếng Anh. Anh nỗ lực thật nhiều để bù lại tám
năm gián đoạn.
Nhưng cuộc sống không ngừng thử thách: một tai nạn lao động khiến bốn công nhân -
trong đó có anh - rơi khỏi giàn giáo. Một người chết. Anh được đưa vào viện trong
tình trạng giập lá lách, giập ruột, vỡ xương chậu Tai nạn không tước đoạt mạng
sống nhưng đã tước đoạt chân trời tưởng đang rộng mở của Thanh. Cho đến lúc
anh ném cây nạng, bắt đầu kiếm lại từng đồng bằng việc bỏ lẻ nước khoáng thì đã
mất tám tháng.
Anh quyết không bỏ đường học. Năm 2003, anh học lại lớp 8 rồi thi vượt cấp lên lớp
9. Lấy chứng chỉ B, rồi C tiếng Anh. Cuộc sống khắc nghiệt vẫn quyết không

buông tha anh, một lần nữa kéo giật anh khỏi ghế nhà trường, ném vào vòng xoáy
miếng cơm manh áo. Tấm bằng tú tài mãi đến bảy năm sau - 2010 - anh mới được
nâng niu.
Với người khác, đó là mảnh giấy chứng nhận chặng đường 12 năm đèn sách. Với
Phạm Văn Thanh, nó ghi lại ký ức về 25 năm khắc nghiệt.
Nỗ lực được tưởng thưởng
Trong nỗ lực vừa học vừa làm, Thanh bước đầu tiếp xúc với máy tính. Anh tự mày
mò học trên mạng rồi mở dịch vụ sửa chữa máy tính. Ham học và khao khát,
Thanh đầu tư số tiền kiếm được vào các khóa trung cấp kế toán, khóa khởi nghiệp,
đào tạo giám đốc điều hành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 2008, chưa tốt
nghiệp 12, Thanh mạnh dạn nộp đơn vào một công ty tin học.
Như bù lại đường học vấn gập ghềnh, con đường sự nghiệp của Thanh thuận lợi. Anh
nhanh chóng ngồi vào vị trí trưởng phòng kỹ thuật, cùng lúc với việc duy trì theo
học khóa đào tạo lập trình viên công nghệ thông tin của NIIT Ấn Độ (ĐH Hoa
Sen). Bằng cấp ngày một hoàn thiện, kinh nghiệm làm việc dày dặn, tiếng Anh
vững và ý chí kiên định, Thanh đạt vị trí giám đốc dự án của một công ty lớn trong
nước rồi được các công ty nước ngoài chào đón.
Anh thợ hồ lấm bẩn bước vào lớp học bổ túc văn hóa ngày nào nay đã nắm vai trò
quản lý dự án của công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản - Evolable Asia. Mức thu
nhập 1.500 USD/tháng không hẳn là con số quá ấn tượng ở tuổi 35, nhưng với
Thanh cùng những trắc trở, cơ cực anh trải qua, đó là kỳ tích.
Nỗ lực sẽ thành công
Thanh không tin vào vận may. Anh nói: “Thành công, dĩ nhiên, không thể
thiếu sự hỗ trợ của vận may. Nhưng vận may chỉ đến như sự tưởng
thưởng những nỗ lực bền bỉ. Và chỉ có nỗ lực hết sức hết mình ta mới
nắm được vận may khi nó đến”. Anh tự hào căn nhà ba phòng ngủ, có
sân trước, sân sau tại Bình Dương vừa tậu cũng là kết quả tích cóp tiền
mồ hôi công sức, từ chính thu nhập tích lũy của anh.
Thanh chia sẻ phương châm sống: “Suy nghĩ tích cực, nỗ lực hết mình, nếu
muốn tin vào một điều gì đó thì tin rằng nghị lực sẽ dẫn đến những điều

thần kỳ”.
Theo Thanh Niên
Khởi nghiệp từ 11 USD
Doanh nhân trẻ Andrew Mupuya, người Uganda quyết
định bước ra thế giới khi chỉ mới 16 tuổi. Đó là năm 2008,
khi cả cha mẹ Mupuya đều bị mất việc và cố gắng lắm
cũng chỉ đủ tiền đóng học phícho anh. “Tôi phải tự lo mọi
chi phí trang trải cuộc sống. Và tôi quyết định tự đối mặt
với thế giới” - Andrew Mupuya nhớ lại.
Mupuya nói mơ ước của anh là một châu Phi không có túi nilon
Nắm bắt tốt cơ hội
Mupuya đã nắm bắt ngay được cơ hội đến một cách tình cờ. Đúng thời điểm đó,
các quan chức chính phủ thông báo họ đang xem xét một lệnh cấm dùng túi nilon
để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mupuya, lúc ấy đang là một học sinh phổ
thông, ngay lập tức nhận thấy đây là một cơ hội để khởi động một công ty sản xuất
túi giấy. “Tôi đã tìm hiểu các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng siêu thị xung quanh
khu vực Kampala và nhận thấy có nhu cầu và thị trường tiềm năng cho túi giấy” -
Andrew Mupuya kể.
Để bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ của mình, Mupuya tính toán anh cần một số
vốn khoảng 36.000 shilling Uganda (14 USD). Anh đã có được khoản tiền đầu tiên
11 USD từ việc bán 70kg chai nhựa anh thu lượm trong vòng một tuần. Sau đó,
Mupuya mượn thêm thầy giáo 3 USD và bắt tay vào hành trình kinh doanh sản
xuất túi của mình với quy mô nhỏ.
Kể từ ngày đầu lập nghiệp với 11 USD đó, doanh nhân trẻ đã mở rộng công
việc kinh doanh của mình và đến nay, ở tuổi 21, Mupuya đã là chủ của công ty
Youth Entrepreneurial Link Investments (YELI) - công ty sản xuất túi giấy đầu
tiên của Uganda. Mupuya thuê 16 người làm việc để sản xuất 20.000 túi giấy mỗi
tuần. Công ty của anh có một danh sách dài các khách hàng bao gồm các nhà
hàng, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm y tế và cả các công ty đa quốc gia như
Samsung - YELI đã sản xuất khoảng 1.000 túi phù hợp cho các cửa hàng ở địa

phương của công ty điện tử này. Mupuya cho biết, hiện anh có 72 khách hàng,
trong đó 90% là khách hàng thường xuyên.
Những thành công và kỹ năng kinh doanh của Mupuya đã mang lại cho doanh
nhân trẻ này một số giải thưởng. Năm 2012, Mupuya đã giành giải thưởng
Anzisha trị giá 30.000 USD - một giải thưởng lớn dành cho các nhà lãnh đạo kinh
doanh trẻ ở châu Phi tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu quan trọng của cộng
đồng.
Mới chỉ là khởi đầu
Uganda đã nỗ lực cấm sử dụng túi nhựa nhằm giảm thiểu tác hại với môi trường,
nhưng túi nilon vẫn được sử dụng nhiều ở Kampala, bị vứt đầy hai bên đường và
là nguyên nhân gây tắc đường ống thoát nước. Tuy nhiên, Mupuya tin rằng, người
dân Uganda cuối cùng sẽ chọn túi giấy để thay thế túi nilon và anh dự định sẽ xây
dựng thêm một xưởng tái chế. “Túi giấy thân thiện với môi trường, dễ phân hủy,
còn túi nhựa thì phải mất hàng trăm năm, đó chính là sự khác biệt”.
Hiện giờ, Mupuya nhập nguồn giấy từ Nairobi, Thủ đô của Kenya về cơ sở kinh
doanh của anh ở Kasokovo - khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố Kampala để chế tạo.
Tại đây, mọi công đoạn sản xuất đều được thực hiện bằng tay. Nhân viên của
YELI sản xuất ra hàng nghìn chiếc túi giấy mỗi ngày, họ cắt giấy bằng tay, rồi cắt
dán theo những kích thước mẫu mã thích hợp một cách chính xác. Tuy nhiên, điều
này rất tốn thời gian, và với số lượng khách hàng lớn, họ không thể làm kịp các
đơn đặt hàng ngày càng tăng.
Mupuya nói rằng, vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp của anh bây giờ là
cung và cầu. Anh cũng gặp một số vấn đề với những khách hàng quen sử dụng túi
nilon với giá rẻ. “Bước tiếp theo chúng tôi sẽ đưa máy móc vào sản xuất bởi hiện
nay chúng tôi mới chỉ đáp ứng được 5% đơn đặt hàng” - Mupuya nói và nhấn
mạnh “tầm nhìn của tôi là mong muốn có một châu Phi sạch hơn, nơi mà túi nilon
được loại bỏ hoàn toàn, thay thế bằng túi giấy tái chế. Tôi mơ ước có một nhà máy
lớn có thể cung cấp túi giấy cho toàn bộ châu Phi. Vì vậy, tôi tin rằng, đây mới chỉ
là sự khởi đầu”.
Theo An ninh Thủ Đô

9X từ thợ sửa xe đến ông chủ thu nhập 20 triệu/tháng
• >> 8x nuôi sâu gạo kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng
Khởi điểm với 600.000 tiền vốn để mua sâu gạo về nuôi,
sau một thời gian, chàng trai 9X Nguyễn Hữu Thanh (An
Giang) thu trung bình 20 triệu/tháng, hơn hẳn nghề sửa xe
trước đó.
Nguyễn Hữu Thanh
Nguyễn Hữu Thanh (24 tuổi, ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An
Giang) đang là chủ hai trang trại nuôi sâu gạo ở An Giang và Kiên Giang. Thanh
có hơn 50 khay nuôi sâu gạo. Mỗi ngày Thanh xuất bán từ 6-8kg sâu. Với mức giá
trung bình 100.000/kg, trừ hết chi phí giúp Thanh thu lợi nhuận từ 500.000-
700.000 đồng. Ngoài ra Thanh còn duy trì trên 6.000 con bọ giống. Sinh ra trong
hoàn cảnh gia đình khó khăn, dù là con một nhưng Hữu Thanh vẫn phải dừng con
đường học vấn khi học hết lớp 12. Thanh thích theo học ngành công nghệ thông
tin. Nhưng biết được hoàn cảnh kinh tế gia đình không đủ để ăn học nên Thanh
gác ước mơ đại học lại và chọn học nghề sửa xe đạp điện.
Mình chọn nghề này vì chỉ cần học khoảng vài tháng có thể làm việc được. Nếu
học sửa xe gắn máy phải mất nhiều thời gian. Học xong, mình mở tiệm sửa xe tại
nhà nhưng thu nhập cũng khá bấp bênh", Thanh cho biết.
Cuối năm 2012, trong một dịp sang Đồng Tháp chơi, được chủ nhà đãi món sâu gạo.
Ăn thử thấy ngon và nhận thấy nhu cầu thị trường đang khát mặt hàng này để làm
thức ăn cho chim, cá cảnh, một số loại cá giống nên Thanh tìm hiểu mô hình
nuôi.
Thanh giải thích: "Mình quyết định theo đuổi vì nghề nuôi sâu còn khá mới mẻ ở địa
phương, hơn nữa chi phí ban đầu khá thấp, không tốn nhiều diện tích, rất phù hợp
với điều kiện của gia đình”. Ban đầu, chỉ có 600.000 đồng, anh mua 300 con giống
về nuôi trong vài chiếc chậu để ở góc bếp của nhà. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt tốt
kỹ thuật nên hơn một nửa số con giống đã chết khi chưa kịp xuất chuồng.
Nhưng con giống không chết, Thanh lại gặp rắc rối vì sâu sinh sản ít. Đến lúc xuất
bán, do chưa tìm được đầu ra nên anh bị ép giá. "Ban đầu khởi nghiệp chật vật vậy

nhưng mình không thấy nản vì nghĩ đằng nào cũng khổ sẵn, có khó khăn nữa cũng
không sao", Thanh chia sẻ.
Anh dành thời gian nghiên cứu thêm nhiều tài liệu về các loại bệnh và cách chăm sóc
sâu gạo và đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Dần dần, những kinh nghiệm tích lũy giúp
công việc của Thanh phát huy hiệu quả. Mỗi ngày, anh Thanh thu được từ 6-8 kg
sâu nở từ trứng từ bọ giống sau 45 ngày chăm sóc. Với giá dao động khoảng
100.000 đồng/kg, Thanh thu lại được 70% lợi nhuận. Anh chia sẻ: “Ban đầu mình
chỉ tính nuôi thử, hy vọng con sâu giúp phụ thêm đồng ra đồng vào, không ngờ mô
hình mang lại hiệu quả ngoài mong đợi”.
Với kinh nghiệm có được, đã có nhiều thanh niên địa phương, người dân ở nhiều nơi
tìm đến cơ sở của Thanh học nghề. Anh luôn sẵn sàng chia sẻ nguồn giống và kỹ
thuật nuôi cho những ai muốn học hỏi. Đồng thời Thanh còn nhận bao tiêu lượng
sâu để có đầu ra ổn định cho người nuôi. Có những trường hợp khó khăn, Thanh
không ngần ngại tặng luôn con giống cho họ.
Nói về nghề nuôi sâu, Thanh cho biết: "Công việc này vừa dễ vừa khó. Nếu vượt qua
những khó khăn ban đầu sẽ thấy nuôi con này khá đơn giản. Nguồn thức ăn dễ
kiếm mà chi phí thấp, dụng cụ nuôi chủ yếu là thau, khay nhựa. Nhiệt độ của miền
Nam cũng thích hợp để nuôi, và chỉ cần bỏ ra vài tiếng buổi tối để chăm sóc
chúng".
Từ góc bếp gia đình, hiện tại Thanh đã có hai cơ sở nuôi sâu gạo ở An Giang, Kiên
Giang. Ngoài ra, thời gian sắp tới Thanh dự định sẽ nuôi thêm một số loài khác
như rắn mối, tắc kè để đảm bảo ổn định hơn về thu nhập.
Theo Zing.vn
Ý tưởng triệu USD từ cuộc thi marathon
Để việc tập luyện trên máy chạy không nhàm chán, Gary
McNamee đã tạo ra một ứng dụng quay lại các đường
chạy và cả cuộc đua, có thể tự động điều chỉnh tốc độ
video theo nhịp tim của người dùng.
Virtual Runner sẽ giúp người dùng bớt nhàm chán khi tập chạy. Ảnh: Courtesy
Gary McNamee vẫn còn nhớ như in lúc anh nảy ra ý tưởng kinh doanh này. Đó là

trong cuộc thi marathon Boston năm 2010. Khi ấy, McNamee đã chạy được hơn
33 km. Trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, anh chợt nghĩ đến việc quay lại
toàn bộ quãng đường 42 km từ Hopkinton đến Boston và xem video đó mỗi lần
tập chạy.
Ngay đó, anh cũng đã quyết định sẽ biến việc này thành ý tưởng kinh doanh, với mục
đích giúp mọi người thoát khỏi cảm giác nhàm chán khi tập với máy chạy. "Đây
có vẻ là ý tưởng rất đơn giản. Nhiều người sẽ nói ‘Tôi cũng từng nghĩ đến rồi’ hay
‘Tôi không tin là chưa có ai từng làm việc đó’. Nhưng mà nghĩ ra nó cũng đâu
phải dễ", anh cho biết trên Business Journals.
Sau đó, McNamee mất tới 4 năm để hoàn thiện ý tưởng và thành lập Outside
Interactive. Đầu tuần này, họ đã chính thức khai trương cửa hàng tại Hopkinton.
Outside Interactive tạo ra một ứng dụng cho iOS và Windows có tên Virtual Runner,
quay lại quang cảnh các đường chạy. Đến nay, ứng dụng này đã nhận được hơn
15.000 lượt download trên iPad và 2.000 lượt trên các máy tính bảng chạy
Windows.
Người dùng được tùy chỉnh bằng tay tốc độ của video tương ứng với nhịp chạy. Họ
cũng có thể sử dụng công nghệ cảm biến không dây ANT+, kết hợp với các thiết
bị như máy đo nhịp tim để tự động điều chỉnh tốc độ video.
Hơn 30 video đường chạy cho Windows và iOS đang được bán với giá 19,99 USD.
Quang cảnh cũng rất đa dạng, từ mùa hè tại công viên Central Park (New York)
đến 10 km đường chạy tại thị trấn mỏ Crested Butte (Colorado) và cả các sa mạc ở
Australia.
McNamee cho biết mỗi video được quay bằng xe hai bánh Segway, sử dụng thiết bị
chống rung Steadicam và mất ba tháng từ lúc quay đến khi chỉnh sửa xong. Đoạn
đường trong các video có độ dài 10 km. Mọi người có thể chỉnh tốc độ chạy tùy ý
mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng phim.
Outside Interactive cũng quay lại các cuộc chạy đua, như New Balance Falmouth
Road Race. Vì thế, người dùng có thể biết một cuộc đua diễn ra như thế nào.
Video này đã được download tại 75 quốc gia kể từ tháng 11 năm ngoái. “Mọi
người có thể tập luyện trước cho cuộc đua và học được nhiều thứ”, McNamee cho

biết.
Anh đã đầu tư gần 750.000 USD tiền riêng vào công ty và lên kế hoạch huy động
vốn chính thức cuối năm nay. Mục tiêu của anh là thu về khoảng 1 triệu USD.
Outside Interactive hiện có 6 lập trình viên và nhân viên quay phim bán thời gian.
Doanh thu hiện tại của họ đến từ việc bán video, quảng cáo trong video và một
phần doanh thu từ các cuộc đua được quay lại.
Dù vậy, mục tiêu cuối cùng của anh vẫn là kết nối trực tiếp máy chạy với Virtual
Runner. "Tôi muốn máy tập có thể kiểm soát tốc độ video và ứng dụng của mình
cũng có thể điều khiển việc nâng lên hạ xuống của máy theo địa hình trong video",
anh nói.
McNamee là người rất đam mê kinh doanh. Trước Outside Interactive, anh từng thành
lập IPS – hãng sản xuất phần mềm cho doanh nghiệp và Laser-Fax – sản xuất các
ống mực cho máy in.
Theo VnExpress
Giám đốc chuột gỗ tái khởi nghiệp với xe đạp
Ý tưởng sản xuất xe đạp khung gỗ hình thành sau chuyến
đạp xe xuyên Việt của Đỗ Bá Huy - chàng giám đốc từng
nổi danh với sản phẩm chuột gỗ made in Vietnam.
Áp lực nợ nần sau nhiều lần kém may mắn trong kinh doanh đã khiến Đỗ Bá Huy
thực hiện hành trình đạp xe xuyên Việt vào cuối năm 2013, với cái cớ bán chuột
dạo nhưng thực tâm muốn gặp gỡ, kết nối nhân duyên và tìm kiếm ý tưởng kinh
doanh mới. Trở lại TP HCM, anh lên kế hoạch làm ăn trang trải nợ nần.
Chiếc xe đạp có khung làm từ sợi mây,
tre và dừa kết hợp với gỗ được bán với giá 800-1.500 USD.
Doanh nghiệp của anh Huy được thành lập từ năm 2008, chuyên sản xuất chuột máy
tính, bàn phím, đế tản nhiệt và bàn dành cho laptop với thương hiệu Kunkun. Tất
cả đều có nguyên liệu từ gỗ. Nhiều người khi đó đã cho anh là "kẻ húc đầu vào
tường" vì ở ngoài thị trường, chuột Trung Quốc được bán nhiều, với giá chỉ vài
chục nghìn đồng một chiếc.
Sau thời gian chuẩn bị những con chuột gỗ "made in Việt Nam" cũng ra đời và nhận

được sự quan tâm của giới công nghệ khi lọt vào vòng chung khảo 17 sản phẩm
"Nhân tài Đất Việt" năm 2011, sau đó tham gia chương trình nhà sáng chế trên đài
truyền hình. Khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012, nhiều tháng doanh số của
công ty lên đến hơn tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến cuối 2012, đầu 2013, khó khăn liên tục ập đến. Tình hình tài chính
không đủ mạnh để vượt khó khăn, cộng với những sai lầm trong việc gia công
đã kéo công ty đi xuống và dừng hoạt động. Giám đốc Đỗ Bá Huy cũng phải cầm
cố nhà để trả nợ.
Tháng 7 năm ngoái, anh Huy trong trang phục quần cộc, áo thun, đội nón tai bèo,
khoác khăn rằn quanh cổ đạp xe rong ruổi từ TP HCM ra Hà Nội với dòng chữ
"Bán chuột dạo, kết nối đam mê". Chuyến đi này, anh Huy cũng không mang theo
tiền mà chỉ dùng số tiền thu được từ bán chuột máy tính bằng gỗ để làm lộ phí đi
đường. Sau gần một tháng, anh đặt chân tới Hà Nội, rồi quay lại TP HCM để làm
lại từ đầu với hai bàn tay trắng.
Ý tưởng sản xuất xe đạp khung gỗ xuất hiện khi anh đạp xe tới đỉnh đèo Ngang (tỉnh
Quảng Bình). Xe được đặt tên là Podu, có hai phần. Phần khung được làm từ sợi
mây, tre, dừa và gỗ kết hợp. Phần này sẽ tạo nên sườn xe theo chuẩn kích thước
quốc tế các hãng xe thể thao lớn Những phụ tùng còn lại như bánh, giảm sóc, tay
lái do chưa đủ nguồn lực để làm nên anh Huy lắp ráp bằng đồ nhập khẩu.
Với niềm đam mê đồ gỗ thủ công nên anh Huy vẫn theo đuổi con đường cũ, sáng tạo
thêm các sản phẩm mới như xe đạp, USB thay đổi phương thức quản lý và gia
công. Xưởng sản xuất được dựng ngay trên đất cạnh nhà bố mẹ anh. Máy móc,
thiết bị từ công ty cũ còn lại nên không phải đầu tư thêm vốn. Các phụ tùng xe
đạp, anh hợp tác với các đại lý, bán được hàng thì trả. Do không dư giả về vốn nên
mỗi tháng anh nhận đơn hàng rồi mới tiến hành sản xuất, tránh gánh thêm các
khoản nợ.
Cách quản lý cũng phải thay đổi nên đồng nghiệp của anh hiện nay không nhận lương
cứng, mà tính dựa trên số lượng hàng bán được. "Khi đơn hàng và sản phẩm bán
ra nhiều thì lương anh em cao và ngược lại, cùng nhau vượt khó khăn bằng những
việc làm thêm khác", anh Huy cho hay.

Ông chủ này cho biết, đến nay đã bán được khoảng 10 chiếc xe với giá từ 800 đến
1.500 USD (tương đương 17 đến 32 triệu đồng mỗi chiếc) đều chạy khá ổn định
Tuy nhiên, theo anh Huy, đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển để chế tác
những sản phẩm chuẩn nên mức lợi nhuận chưa cao.
"Khi nghiên cứu chế tạo được mô hình chuẩn rồi, tìm được nguồn vốn đầu tư, có thể
mình sẽ sản xuất hàng loạt theo đơn", anh Huy cho hay.
Ngoài mặt hàng xe đạp, anh Huy còn sản xuất thêm USB vỏ gỗ, hình bản đồ Việt
Nam và đặt tên sản phẩm là Lengkeng. Lõi USB được anh nhập hàng từ
một thương hiệu nổi tiếng. Còn vỏ ngoài làm từ gỗ. Mỗi chiếc được bán với giá 15
USD, và anh có lãi khoảng một phần ba. Mỗi tháng, đơn vị của anh sản xuất
khoảng vài ngàn sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Gỗ cao su là nguyên liệu chính để làm ra những chiếc USB và phần khung xe đạp
được anh Huy nhập về từ miền Trung. "Cây cao su vốn là những loại cây thế mạnh
của vùng Đông Nam Bộ nhưng khi chuyển ra miền Trung trồng thì không hiệu
quả, mưa bão nhiều hay đổ gãy nên mình tận dụng", anh cho hay.
Về kế hoạch trả nợ, ông chủ trẻ cho biết cách quan trọng là phải chi tiêu tiết kiệm.
"Mỗi tháng tiền làm ra thì bỏ vào một cái túi, cuối tháng thấy đầy vơi thì cũng chia
nhỏ ra mà thanh toán từng khoản nợ", anh cho hay và ôm hoài bão sẽ đưa các sản
phẩm này sang nước ngoài. Cũng ý thức rằng, giấc mơ đó là quá sức so với tiềm
lực của anh ở thời điểm này nhưng ông chủ trẻ vẫn muốn gửi gắm thông điệp vào
các sản phẩm là "Ai cũng có ước mơ, đừng từ bỏ nó".
Sau một tháng đạp xe xuyên Việt, anh Huy cho biết đã suy nghĩ và đúc kết nhiều điều.
"Trước đây, mình sai ở chỗ là chưa chuẩn bị đủ nguồn lực để công ty để đối diện
sóng gió, rồi phải trả giá đắt, làm mệt mỏi rất nhiều người như gia đình, nhân viên,
đối tác Hơn nữa, là chủ doanh nghiệp nhưng lúc đó mình chưa biết cách thích
nghi cho phù hợp với môi trường thương mại và kém khôn ngoan trong xử lý
khủng hoảng", ông chủ trẻ cho hay.
Do đó, theo anh Huy, giờ là lúc phải chậm rãi, làm từng bước, nghiên cứu kỹ lưỡng,
không thể vồ vập và nóng vội.
Theo VnExpress

Bobi Craft và câu chuyện khởi nghiệp của ba bạn trẻ
Cũng phát xuất từ ý tưởng làm đồ thủ công nhưng lại tìm
ra hướng đi riêng bằng cách xuất khẩu là câu chuyện khởi
nghiệp đầy hứng thú của ba bạn trẻ tại Bobi Craft.
Nguyễn Trần Vân Thủy, chủ nhân của Bobi Craft, kể rằng có một lần mua móc khóa
giúp đỡ một em bé đường phố nhưng sau đó không ai, kể cả Thủy, thực sự muốn
dùng nó. Thế nên Thủy đã đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để nâng cao giá trị của
những sản phẩm như vậy?". Và rồi Bobi Craft ra đời để trả lời câu hỏi này.
Khởi đầu, Công ty chọn khẩu hiệu "The Art of Big Dream" với ý nghĩa: Ai cũng có
ước mơ, kể cả những người khuyết tật, trẻ em cơ nhỡ hay những bạn trẻ nhiều
tiền, bà mẹ nội trợ ở nhà trông con Nhưng ước mơ của bạn có đủ lớn để có thể
trở thành hiện thực?
Bobi Craft muốn tạo điều kiện để tất cả những người đam mê những sản phẩm thủ
công có cơ hội biến chúng thành những sản phẩm nghệ thuật. Những người thợ
của Bobi Craft không phải là công nhân như trong các công xưởng mà là những
"nghệ nhân" thực sự, có tình yêu với những tác phẩm của mình
Đặc biệt, ngay từ đầu, những tác phẩm dễ thương này đã nhắm đến những thị trường
nước ngoài. "Mình bắt đầu với những sản phẩm nhỏ để chào hàng tại Anh, rồi từ
từ mở rộng quy mô, tham gia các hội chợ, triển lãm
Bobi Craft trong những năm đầu gặp rất nhiều khó khăn, từ giá cả, yêu cầu về chất
lượng, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đến tiếp cận thị trường mới như thế nào
Không như vận hành máy móc, làm việc với con người và những tác phẩm nghệ
thuật đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn", Thủy kể về ngày đầu khởi nghiệp.
Vốn liếng của Bobi Craft ban đầu chủ yếu từ vài người bạn góp lại, nhóm chỉ nhận
sản xuất hàng khi có tiền đặt cọc vì không đủ vốn. Nhân sự cũng chỉ vỏn vẹn ba
người: Thủy và cô bạn Lan Thanh phụ trách ý tưởng thiết kế, định hướng
marketing và hoàn thiện sản phẩm. Tài chính và kế hoạch sản xuất giao cho
Nguyễn Ngọc Tuấn, lúc đó đang học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Anh.
"Vừa làm, mình vừa tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đã từng nghĩ rằng chẳng có
ai biết hết được nhu cầu của khách hàng cả. Sau đó mình nhận ra phải khảo sát

định kỳ mức độ hài lòng của khách hàng để thể nghiệm những sản phẩm mới
khiến họ hài lòng hơn", Thủy cho biết thêm.
Hoạt động hiện tại của Bobi Craft là thiết kế, sản xuất và phân phối các sản phẩm thủ
công cho thị trường trong và ngoài nước, với những mặt hàng chính là vật dụng
trang trí trong nhà, đồ chơi trẻ em và quà tặng. Những sản phẩm tại Bobi Craft đều
được làm bằng tay, thiết kế độc đáo, phối hợp màu sắc tinh tế để tạo ra những món
quà tặng giàu giá trị nghệ thuật.
Mặt khác, các loại thú bông trên thị trường vốn gây lo ngại do bên trong nhồi các loại
vật liệu phế thải, hay là hàng trôi nổi, không đảm bảo an toàn. Do đó, yếu tố mà
Bobi Craft coi trọng là sản phẩm phải an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi
trường, vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên.
Trong khi nhiều nhóm sản xuất đồ thủ công chỉ sống được ở thị trường trong nước, thì
nguồn thu nhập của Bobi Craft chủ yếu đến từ xuất khẩu. Bobi Craft đã mở được
chi nhánh tại Anh và Singapore.
Thời gian tới, Bobi Craft sẽ tập trung phát triển thêm sản phẩm có nguyên liệu tự
nhiên, đặc biệt là len ngoại nhập làm từ 100% lông cừu tự nhiên. Cô chủ nhỏ cũng
không ngần ngại lên kế hoạch mở rộng thêm tính hữu dụng của sản phẩm để
không chỉ dừng lại ở đồ chơi, quà tặng mà còn tạo ra được những sản phẩm có tính
hữu dụng cao hơn, phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Bobi Craft luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình đối
với xã hội và cộng đồng. "Từ khi thành lập, mục tiêu Bobi Craft nhắm đến là tạo
được thêm nhiều công ăn việc làm, ưu ái những trường hợp có hoàn cảnh khó
khăn. Bobi Craft vẫn thường tổ chức những hoạt động từ thiện, khuyến khích nhân
viên tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ và những hoàn
cảnh khó khăn khác", Thủy cho biết.
Với hoạt động bán lẻ trong nước, đầu tư mở rộng thị trường sẽ là hướng phát triển
trong thời gian tới của Bobi Craft. "Nói là đã vào quỹ đạo thì cũng chưa thực sự
đúng, nhưng nói chung là chúng tôi đã ổn định hơn rất nhiều so với một năm trước
đây. Công ty trẻ mà, mình cũng còn cần phải học hỏi và hoàn thiện nhiều thứ
lắm!", Thủy hồ hởi nói.

Theo DNSG
Làm giàu từ những gốc cây gỗ vô tri
Ông Nguyễn Thanh Tùng (50 tuổi, ở thị trấn Di Lăng,
huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) đã khéo léo “nhào nặn”
những gốc cây gỗ vô tri giữa núi rừng, thành sản phẩm có
giá trị kinh tế cao.
Trước kia, gia đình ông Tùng làm ruộng, thu nhập chính trông chờ vào 5 sào lúa và 3
sào keo lai. Vợ chồng ông chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống không mấy khấm
khá. Trong những lần đi làm nương rẫy, ông tình cờ phát hiện ra những gốc cây gỗ
to đã chết lâu năm, nằm lộ thiên giữa rừng.
Thấy đẹp, ông vác về nhà, nhưng lại bất lực vì không tài nào biến chúng thành
những tác phẩm nghệ thuật mà mình đã mường tượng ra trong đầu. Cứ như vậy
ngày này qua tháng nọ, sân nhà ông chất đầy những bộ rễ cây xù xì
Ông kể: “Mang gốc cây từ trên rừng về, thời gian rảnh tôi thường mang ra đục,
đẽo để tạo hình nhưng không tài nào làm được, cứ làm lại hỏng. Nhiều lần vợ tôi
chướng mắt vì thấy tôi mất thời gian với những thứ vô bổ, bà lấy gốc cây tôi mang
về làm chất đốt. Buồn lắm, nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt thôi”.
Nghe nhiều người mách bảo phải đi tìm chỗ học hỏi thì mới tạo ra sản phẩm được,
ông cất công tìm đến nhiều cơ sở làm gỗ lũa ở Quảng Ngãi để nhờ họ chỉ bảo.
Nhưng đi đến đâu người ta cũng không mấy mặn mà, hầu như ai cũng giữ cho
mình những “tuyệt kỹ” riêng.
Không tìm được “thầy”, ông tự mày mò với phương châm “nghề dạy nghề”. Ông
đầu tư hơn 5 triệu đồng mua sắm máy móc tỉa tót gỗ. Sau gần 2 năm tự học nghề,
mãi đến năm 2004, những sản phẩm đầu tay của ông mới bắt đầu cho ra lò. Đầu
tiên, ông làm những sản phẩm đơn giản, thông dụng trong gia đình như bàn, ghế.
Sản phẩm làm ra vừa đẹp, vừa lạ nên làm đến đâu người ta đặt mua hết đến đó.
Khi tay nghề đã bắt đầu vững, ông Tùng đầu tư tạo ra những sản phẩm mang tính
nghệ thuật cao như tạc tượng Phật, tạo hình rồng, sư tử…
Hiện nay cơ sở của ông ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi.
Cuộc sống của gia đình ông đã khá giả, với thu nhập mỗi tháng đến vài chục triệu

đồng.
Tên tuổi của ông Tùng được nhiều người biết đến, nhiều người tìm đến ông để học
nghề. Từ năm 2005 đến nay đã có 16 học viên học nghề, giờ đã chuyển ra làm
riêng và đều có thu nhập ổn định. Ông bộc bạch: “Những ai tìm đến học nghề,
mình toàn tâm dốc sức chỉ bảo tận tình. Theo mình, gỗ lũa là thứ chơi tao nhã,
chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh. Người có cái tâm sáng thì sản phẩm làm ra mới
có giá trị”.
Theo Dân Việt
Công chức bỏ việc thầu ruộng hoang kiếm sống
Khổ sở với đồng lương công chức ba cọc ba đồng không
đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang,
không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau
sạch bán kiếm sống.
Nghỉ việc, ủ mưu trồng rau sạch bán
Chị Nguyễn Thị Phương Thảo, 29 tuổi (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) từng là nhân
viên hành chính một cơ quan nhà nước, công việc ổn định nhàn hạ tỷ lệ thuận với
đồng lương ba cọc ba đồng. Cảm thấy khó sống, cách đây hơn một năm chị quyết
định xin nghỉ việc về nhà trồng và kinh doanh rau sạch.
Cùng với mẹ chồng, chị cải tạo 2 sào đất ruộng bị bỏ hoang mấy năm nay ở Văn Quán
và thuê thêm hơn 2 sào của các hộ bên cạnh để trồng rau. Sau hơn một năm, đến
nay, vườn rau sạch nhà chị khá tốt với đủ loại, từ rau lang, muống, cải, dền,
ngón đến dưa chuột, rau gia vị.
"Tuy chỉ là tự trồng, tự tiêu thụ nhưng vì rau luôn đảm bảo sạch nên tôi được nhiều
người ủng hộ và đặt hàng thường xuyên. Trừ tất cả chi phí, mỗi tháng tôi cũng lời
khoảng 8-10 triệu đồng, gấp ba lần thu nhập thời công chức", chị Thảo cho hay.
Tương tự, chị Lê Ngọc Anh ở ngõ 329 Cầu Giấy (Hà Nội) cũng quyết định nghỉ việc
để thuê đất trồng rau sạch bán.
Chị Ngọc Anh cho hay, trước đây, cứ một tuần hai lần chị phải chạy xe máy sang tận
trường ĐH Nông nghiệp (Gia Lâm, Hà Nội) để mua rau sạch. "Mỗi lần san tôi đều
ở lại khá lâu để quan sát, tìm hiểu về cách trồng, chăm bón rau sạch". Sau vài

tháng, chị ở nhà thuê đất tự trồng rau.
Chị Ngọc Anh kể đã phải lần mò về khu vực Cổ Nhuế, nơi có nhiều ruộng đất bỏ
hoang, để thuê lại. "Mới đầu tôi chỉ thuê hơn 1,5 sào đất với giá 1,1 triệu
đồng/năm để trồng thử, thăm dò thị trường. Vài tháng sau, thấy nhu cầu đặt mua
ngày càng nhiều, lượng khách quen ngày càng đông nên tôi thuê thêm 7 sào đất
gần đó và ba nhân công nữa để phụ tôi chăm sóc", chị nói.
"Nói chung, trừ hết chi phí, lấy công làm lãi thì mỗi tháng, thu nhập của tôi cũng gấp
4-5 lần thời làm công ăn lương", chị chia sẻ.
Ngoài ra, chị Ngọc Anh còn có ý định sẽ thuê thêm đất, nhân công để mở rộng mô
hình trồng và kinh doanhrau sạch, bởi lượng rau chị trồng mới đáp ứng được 2/3
nhu cầu của khách hàng.
"Chân lấm tay bùn" mới có ăn
Tuy nhiên, để trở "nông dân chính hiệu" có thu nhập cao, nhiều người gặp không ít
khó khăn.
Chị Phương Anh kể: Đang làm nhân viên văn phòng suốt ngày ngồi máy lạnh, giờ
phơi nắng, phơi mưa ngoài đồng đúng là không đơn giản. Tháng đầu không quen
việc cầm cuốc, nhổ cỏ, tưới rau nên lúc nào người cũng mệt mỏi, chị giảm mất
5kg. Nhiều lúc oải quá, chị chỉ muốn vứt bỏ, không làm nữa. Nhưng dần dần rồi
cũng quen.
Theo chị, nghề gì cũng có cái vất vả riêng. Muốn thu nhập cao thì phải chấp nhận đổ
mồ hôi. Giờ nom chị hệt nông dân, da đen, suốt ngày chân lấm tay bùn ở ruộng,
khi về lại túi lớn túi bé những rau là rau. Ngày thường cũng như cuối tuần đều
chân đất lội ruộng, chứ ít khi được xỏ đôi giầy cao gót bóng bẩy cả ngày nữa.
Không chỉ vất vả học làm nông dân, chị Nguyễn Thị Phương Thảo còn phải dậy từ 5h
sáng để thu hoạch rau và chấp nhận thua lỗ, thậm chí mất trắng cho những lứa rau
đầu tiên chị và mẹ chồng chị trồng.
Chị Thảo kể, lần đầu tiên do thiếu kinh nghiệm về thời gian phun thuốc trừ sâu cho
rau nên cận ngày thu hoạch, sâu, bọ nhảy ăn gần như sạch trơn. Thế là mất trắng
công sức, vốn liếng. Sau lần đó, chị phải lần mò về các khu trồng rau ở ngoại
thành Hà Nội để học hỏi. Rau dễ bị sâu tấn công, như rau cải, thì phải che chắn

bằng nilon để phòng bọ nhảy ăn lá; những loại khác ít sâu hơn thì thấy con nào
phải bắt ngay con đó. Nhiều con sâu có hình dạng kỳ dị, chị vừa bắt vừa run.
"Càng ngày làm càng có kinh nghiệm. Từ lỗ thành hòa vốn rồi chuyển sang có
lãi như bây giờ".
Cũng 6 năm bỏ nghề quay sang làm nông, chị Nguyễn Hồng Vân (Hàng Đậu, Hà Nội)
lọ mọ sang tận Trâu Quỳ (Gia Lâm) để thuê đất trồng rau sạch. Chị Vân tâm sự,
trở ngại nhất chị gặp là về thị trường tiêu thụ.
"Bán trên facebook cá nhân thì mọi người không tin tưởng, chỉ bán được cho người
quen. Nhiều hôm thu hoạch cả tạ rau các loại mà chỉ bán được 60-70 kg với giá
rau sạch, phần còn lại ế, phải đem đổ buôn cho mấy bà ở chợ với giá rau thường".
Không sống được với đồng lương công chức ba cọc ba đồng, một số người quyết định
nghỉ việc về thuê đất trồng rau sạch bán kiếm sống
Tuy nhiên, để có được khoản thu nhập ổn định, cao gấp 4-5 lần tiền lương, họ cũng
phải phơi nắng, phơi mưa ngoài đồng, thậm chí ban đầu còn chịu cảnh thua lỗ.
Theo Vef.vn
Dùng bộ đàm bán cà phê bệt ở công viên, thu 2 triệu mỗi ngày
Một trong những địa điểm cà phê bệt nổi tiếng ở Sài Gòn
là công viên 30/4 bên hông nhà thờ Đức Bà, quận 1, với
"ghế ngồi" là giấy báo, nhân viên liên hệ với chủ quán
bằng bộ đàm.
Có vị trí "vàng", công viên 30/4 đang có khá nhiều quán cà phê cóc giành nhau.
Tại đây, nhân viên bán cà phêniềm nở đón khách từ xa. Tờ báo cũ sẽ được dùng
làm "ghế" lót ngay xuống lề đường, bãi cỏ công viên cho khách ngồi.
Một nhân viên bán cà phê tại đây cho biết, ngày thường, khu vực của anh chỉ
là một góc nhỏ nhưng cũng đón 200-300 lượt khách và đông hơn vào cuối tuần.
Thời điểm đông khách nhất là chiều tối. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi
ngày người bán cà phê ở đây thu về cho mình trên dưới 2 triệu đồng và 6 triệu
đồng vào cuối tuần. Vốn ít, song lãi có tháng lên tới 60 triệu đồng, nhất là trong
mùa Sài Gòn nắng nóng.
Sau khi chốt menu, nhân viên bán nước sẽ rút bộ đàm liên lạc về điểm tập kết.

Vài phút sau khi điện đàm, các loại nước giải khát theo yêu cầu của khách hàng được
một người đi xe máy mang lại giao. Những người bán hàng cho biết, cách thức
phục vụ nói trên vừa nhanh, lại không sợ lực lượng chức năng truy quét.
Những ly nước bằng nhựa được để trong chiếc khay “chuyên dụng” mang đến cho
khách. Các loại nước giải khát ở đây có giá từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng.
Ngay sau khách rời đi, nhân viên bán cà phê nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ giấy báo
và rác do khách bỏ lại.

×