Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vị thế, vai trò của phụ nữ xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.15 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................2
1. Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
6. Kết cấu đề tài....................................................................................................5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ
XÃ HỘI...................................................................................................................6
1. Địa vị xã hội (vị thế xã hội)..............................................................................6
1.1.

Khái niệm địa vị xã hội.................................................................................6

1.2.

Đặc điểm địa vị xã hội...................................................................................6

1.3.

Các yếu tố cấu thành địa vị xã hội.................................................................7

1.4.

Phân loại địa vị xã hội...................................................................................9

2. Vai trò xã hội....................................................................................................9
2.1.

Khái niệm......................................................................................................9



2.2.

Đặc trưng của vai trò xã hội........................................................................10

2.3.

Phân loại vai trò xã hội................................................................................10

3. Mối quan hệ giữa địa vị xã hội và vai trò xã hội............................................11
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị và vai trò xã hội của cá nhân......................12
KẾT LUẬN...............................................................................................................13

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, vị trí, vai trị của con người ngày càng
được thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Xuất phát từ những điều kiện kinh
tế, xã hội và trình độ nhận thức của nhân loại mà con người ln tìm cách để
khẳng định bản thân, thể hiện mình trong xu thế phát triển của thời đại. Trải
qua các hình thái kinh tế-xã hội, chính những đặc điểm của cơ sở hạ tầng, tồn
tại xã hội đã quy định, chi phối các yếu tố của thượng tầng xã hội, ý thức xã
hội như: văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống, pháp luật, nhân sinh quan về vị
trí, vai trị của con người cũng theo đó là biến đổi. Trong xã hội, tầng lớp phụ
nữ chiếm phần đông về số lượng, mỗi xã hội khác nhau, mỗi chế độ khác
nhau, tùy theo quan niệm, hệ tư tưởng mà vị trí của người phụ nữ có những
nét đặc trưng nhất định. Ngày nay, mặc dù thế giới và đại đa số các quốc gia
đều thừa nhận và đề cao vai trò của phụ nữ, cụ thể: Thực thể Liên Hiệp Quốc

vì Bình đẳng Giới và Nâng cao địa vị Phụ nữ, viết tắt là UNIFEM (tiếng Anh:
United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of
Women), được biết tới là Phụ nữ Liên Hiệp Quốc (UN Women), là một thực
thể Liên Hiệp Quốc vì địa vị của phụ nữ, được thành lập theo Nghị quyết
64/289 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tại mỗi quốc gia, đều có các tổ
chức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đơn cử như Việt nam có Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam nhằm tập hợp và chăm lo cho lợi ích của phụ nữ. Khơng những
thế, CEDAW là tên viết tắt của “Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” (Convention on the
Elimination of all forms of Discrimination against Women). Đây là văn kiện
quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt
đối xử với phụ nữ và xây dựng một chương trình hành động nhằm thúc đẩy
quyền bình đẳng của phụ nữ. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước CEDAW vào
2


ngày 17 tháng 2 năm 1982 và trở thành quốc gia thành viên của Cơng ước
này.
Từ đó, có thể thấy, ngày nay, vai trị, địa vị của phụ nữ ln được quan
tâm và chú trọng. Tuy nhiên, nhìn về lịch sử, chúng ta lại ít có nhiều nhận
định, phân tích và đánh giá sự thay đổi về địa vị, vai trò xã hội của phụ nữ
trong xã hội. Việc nghiên cứu sự thay đổi này có ý nghĩa rất lớn trong việc
thấu hiểu, giải thích ngun nhân vì sao chúng ta nên có sự thay đổi về cách
nhìn và nâng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội. Chính vì lí do đó, tơi lựa
chọn đề tài: “Mối liên hệ giữa địa vị, vai trò của phụ nữ Việt Nam xưa và
nay” để nghiên cứu. và đề tài này hồn tồn mang tính mới và cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, Việt nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đã có rất
nhiều những quy định và hành động nhằm bảo vệ quyền lợi và hình ảnh của
người phụ nữ. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, địa vị, vai trò của người

phụ nữ trong xã hội. Có thể thấy, tại Việt Nam, phụ nữ dần dần được quan
tâm và khẳng định địa vị của mình. Như đã nhắc ở trên, Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội, đại diện và chăm lo cho tầng lớp phụ nữ
Việt Nam, tập lợp và phát triển lực lượng, góp phần xây dựng Đảng, xây
dựng nhà nước và phát triển hội vững mạnh. Mặc dù, địa vị của người phụ nữ
có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, tuy nhiên đó là cả một quá trình
dài của sự thay đổi nhận thức, tư tưởng gắn với sự thay đổi của điều kiện kinh
tế-xã hội. Hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể, trực tiếp
đến vị trí, vai trị và mối quan hệ giữa vị trí, vai trị của người phụ nữ Việt
Nam qua các thời kì lịch sử. Dưới góc độ xã hội học, có thể điểm qua các
cơng trình nghiên cứu như: Bài viết “Nghiên cứu giới ở việt nam – quá trình
và xu hướng” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu, đăng trên Tạp chí Cộng sản số
4 (124) năm 2007; Luận án tiến sĩ Luật học “Đảm bảo quyền của phụ nữ ở
3


nông thôn” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn; Đề tài “Các giải pháp của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tham gia phịng chống tệ nạn bn bán
phụ nữ và trẻ em” Chủ nhiệm đề tài Lê Kiến Thiết; Cơng trình nghiên cứu
“Vị trí, vai trị của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển của đất
nước” của Th.s Lê Thị Linh Trang;…Có thể thấy, hầu hết các cơng trình đều
đề cập đến phụ nữ dưới các góc độ về quyền và lợi ích, nâng cao địa vị, vai
trị của phụ nữ. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách trực
tiếp về địa vị, vai trò của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Chính vì vậy, tơi lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu nahừm cung cấp cái nhìn tổng quan và cụ thể
về vấn đề liên quan.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa địa vị, vai trò của phụ nữ Việt Nam
xưa và nay nhằm cung cấp cơ sở lý luận dưới góc độ xã hội học về địa vị xã
hội, vai trò xã hội, bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của việc hệ thống hóa lý luận

của nó. Đồng thời, chỉ ra mối quan hệ giữa địa vị xã hội và vai trò xã hội. Từ
đó, liên hệ đến sự thay đổi về địa vị, vai trò xã hội của Phụ nữ Việt Nam xưa
và nay để có cái nhìn khách quan về tầm quan trọng của người phụ nữ trong
xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Chỉ ra các cơ sở lý luận về địa vị xã hội, vai trị xã hội trên cư sở phân
tích hệ thống các khái niệm liên quan, đặc trưng, phân loại, ý nghĩa của nó.
Chỉ ra mối quan hệ giữa địa vị và vai trò xã hội của cá nhân trong quá trình
vận động và phát triển của xã hội.

4


Từ cơ sở lý luận, ứng dụng phân tích và chỉ ra sự thay đổi về vị trí, vai
trị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa và nay. Chỉ ra mối quan hệ giữa vai
trò và địa vị xã hội của người Phụ nữ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít về tính tất yếu khách quan
của các quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù
của khoa học xã hội như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp
so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương
pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học các vấn
đề tương ứng được nghiên cứu.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài các nội dung như: mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo thì kết cấu của đề tài khoa học gồm có:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về địa vị và vai trò xã hội.

Chương 2: Mối liên hệ giữa địa vị, vai trò xã hội của Phụ nữ Việt Nam
xưa và nay.

5


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI VÀ VAI
TRÒ XÃ HỘI
1. Địa vị xã hội (vị thế xã hội)
1.1.

Khái niệm địa vị xã hội

Địa vị xã hội là một vị trí tương đối (chỗ đứng), là địa vị xã hội của mỗi
cá nhân trong thang bậc giá trị xã hội nhất định nhìn nhận. Địa vị xã hội thông
qua việc đánh giá, biểu thị của cộng đồng, xã hội, như: kính nể, trọng thị, tin
tưởng hay khinh khi, xem thường…Mỗi cá nhân có thể có nhiều địa vị xã hội
tùy theo cá nhân đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức khác nhau. Tuy
nhiên, mỗi cá nhân có một địa vị then chốt mà cá nhân gắn bó hoặc chuyên
trách.
1.2.

Đặc điểm địa vị xã hội

Thứ nhất, Địa vị xã hội không bao giờ độc lập. Một địa vị xã hội chẳng
bao giờ đứng độc lập mà nó ln nằm trong mối quan hệ với các địa vị khác
trong xã hội. Nếu không đặt trong mối quan hệ với các địa vị khác thì một vị
trí xã hội sẽ khơng mang phong phú ý nghĩa vốn có của nó.
Thứ hai, Địa vị xã hội gắn với quyền lợi và nghĩa vụ. Mỗi địa vị gồm
có một số quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi cá nhân nếu nắm giữ địa vị đó phải

thực hiện. Cùng lúc đó địa vị xã hội mang đặc điểm của sự phân cấp, trong đó
một vài địa vị có uy tín và quyền điều hành nhiều hơn địa vị khác.
Thứ ba, Địa vị xã hội là sự kết nối giữa các địa vị. Những gì đang xảy
ra trong một bối cảnh xã hội bất kỳ được định hướng bằng sự kết nối giữa
những địa vị mà con người nắm giữ.

6


Thứ tư, Địa vị xã hội là mối quan hệ con người với con người. Địa vị
xã hội là liên kết con người với con người. Con người liên kết với con người
trong nhiều tình huống xã hội khác nhau, vì lẽ đó, mỗi con người có thể nắm
giữ nhiều địa vị cùng lúc. Thuật ngữ “tập hợp địa vị” ám chỉ toàn bộ địa vị mà
một con người chi tiết nắm giữ trong một thời điểm đã cho.
Thứ năm, Địa vị xã hội thể hiện sự khác biệt. Tập hợp địa vị cực kì
phức tạp và cũng có thể khác biệt.
1.3.

Các yếu tố cấu thành địa vị xã hội

Có nhiều yếu tố cấu thành nên địa vị cùa mỗi con người như:
Dòng dõi, nguồn gốc giai tầng xã hội, đẳng cấp, chủng tộc, dân tộc, sắc
tộc... Là một trong những yếu tổ quan trọng cấu thành địa vị cho con người.
Của cải: Địa vị kinh tế cũng tham gia vào cấu thành nên địa vị của con
người. Tuy nhiên, hình thức của cải khác nhau thì mức độ tham gia vào việc
câu thành địa vị cũng khác nhau.
Nghề nghiệp: Những nghề nghiệp khác nhau có ý nghĩa khác nhau
trong việc cấu thành vị thể cho con người. Đương nhiên, nó cũng được biến
đổi theo thời gian, tùy theo ý nghĩa thiết thực và lợi ích mà những nghề đó
mang lại.

Chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại: Chức vụ khác nhau tiếng
nói và quyền lợi cũng khác nhau. Ví dụ: Ơng giám đốc ngân hàng, được xã
hội suy tơn, kính trọng hơn một nhân viên.
Trình độ học vấn: Người có trình độ học vấn càng cao thì địa vị xã hội
càng cao. Ví dụ: Ơng giáo sư có địa vị xã hội cao hơn một cơ y tá.
Các cấp bậc, chức sắc trong tơn giáo, dịng họ, làng, bản..., cũng tham
gia tạo ra địa vị xã hội.
7


Những đặc điểm về sinh lý, giới tính: Cũng là những yếu tố quan trọng
đóng góp vào cấu tạo địa vị của con người.
Một số tập họp những thuộc tính khác như: Sắc đẹp và sức mạnh thể
chất, trí thơng minh, sắc sảo, sự táo bạo, gan dạ, ý chí dám mạo hiểm, dám
nghĩ, dám làm, khả năng tế nhị trong giao tiếp, ý chí biết kiềm chế những thỏa
mãn nhất thời, tuổi kết hôn, địa vị người bạn đời... cũng góp phần tạo nên địa
vị của con người trong xã hội.
Có thể nói, những yếu tố cấu thành địa vị nói trên khơng đứng riêng rẽ,
tách bạch với nhau mà được phối hợp, sắp xếp theo những cách khác nhau.
Tùy theo từng người, từng thời gian, hoàn cảnh hoặc sự hiện diện của hệ
thống những giá trị chuẩn mực hay tập quán truyền thống của từng giai đoạn
lịch sử cụ thể, từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia mà một số địa vị
của những người nào đó được hình thành.
Các địa vị thường có sự tác động tương hỗ, củng cố bổ sung cho nhau
song địa vị then chốt ln có vai trị chi phối chế ước chính lên toàn bộ nhân
cách xã hội của cá nhân.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau vì tham gia vào nhiều mối
quan hệ xã hội khác nhau, do đó có nhiều địa vị tương ứng. Tuy nhiên, trong
số các địa vị của cá nhân, địa vị nghề nghiệp có vai trị chủ đạo trong các loại
địa vị bời nghề nghiệp là hoạt động cơ bản nhất trong đời sổng xã hội của con

người.
Tóm lại: Địa vị xã hội là vị trí của một cá nhân hay nhóm người trong
hệ thống cấu trúc xã hội. Địa vị xã hội quy định “thế và lực” và cách ứng xử
cùa cá nhân, nhóm người trong mối liên hệ, quan hệ với những người xung
quanh.

8


1.4.

Phân loại địa vị xã hội

Có thể chia địa vị xã hội thành hai loại:
Địa vị tự nhiên (địa vị xuất thân): là địa vị mà con người được gắn bởi
các thiên chức, những đặc điểm cơ bản, mà cá nhân khơng thể tự kiểm sốt
được.
Địa vị xã hội (địa vị giành được): là địa vị phụ thuộc vào những đặc
điểm trong một chừng mực cá nhân có khả năng kiểm sốt được, nó phụ
thuộc vào nghị lực phấn đấu của mỗi cá nhân.
Địa vị xã hội được xác định trong mối liên hệ xã hội và được xã hội
thừa nhận.
2. Vai trò xã hội
2.1.

Khái niệm

Theo Robertson, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa
vụ và quyền lợi gắn với một địa vị nhất định. Có tác giả lại cho rằng: vai trò
xã hội là kiểu hành vi, hoạt động mà xã hội mong đợi cá nhân hay nhóm

người cần phải thực hiện một cách tương ứng với địa vị của họ.
Vai trò xã hội là một tập họp những khuôn mẫu tác phong và hành vi
để thực hiện nhiệm vụ nhất định. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là
người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống
chuẩn mực trên cơ sở địa vị của người đó, đồng thời họ cũng nhận được
những quyền lợi xã hội xứng đáng với những đóng góp của mình.
Định nghĩa này cho thấy, tương ứng với các địa vị sẽ có một mơ hình
hành vi được xã hội mong đợi chính là vai trị của địa vị xã hội đó. Địa vị của
một cá nhân ln xác định một cách khách quan với vai trị của cá nhân đó.
Đồng thời địa vị của cá nhân ấy chỉ có thể được củng cố khi cá nhân đó thực
9


hiện đúng vai trị của mình.Vai trị xã hội là một khái niệm cơ bản để xem xét
hành vi của cá nhân trong hoạt động xã hội.
Vai trò của cá nhân như một vai diễn với một hoặc nhiều chức năng mà
cá nhân đó phải đảm trách trước xã hội. Một vai trò là tập hợp các chuẩn mực
hành vi thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một địa vị xã hội
nhất định. Trong quá trình hịa nhập vào xã hội, cá nhân học cách đóng các
loại vai trò khác nhau.
2.2.

Đặc trưng của vai trò xã hội

Vai trị là sự kết hợp của khn mẫu tác phong bên ngoài (hành động)
và tác phong tinh thần ở bên trong (kiến thức, sự suy nghĩ). Vai trò xã hội mô
tả các tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận. Vai trò được thực hiện
trong sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, với sự mong đợi của
người xung quanh, không phụ thuộc vào cá nhân - người thực hiện vai trò.
Các cá nhân chấp nhận vai trò (vai trò chủ động, vai trò lựa chọn) chủ yếu

dựa vào mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích cá nhân trong sự
tồn tại phát triển của mình. Một cá nhân có thể đóng nhiều vai trị. Các loại
vai trị: Vai trị chủ yếu - thứ yếu, chính - phụ. Vai trị then chốt, vai trị khơng
then chốt.
2.3.

Phân loại vai trị xã hội

Có năm loại vai trò xã hội mà cá nhân thường đảm trách:
Vai trò thường nhật: Là loại vai trò mà mỗi cá nhân chúng ta tham gia
đóng thường xuyên và thay đổi liên tục tùy thuộc vào mối quan hệ tương tác.
Nó chiếm đại đa số trong tổng số các vai mà cá nhân đóng hàng ngày.
Vai trị định chế: Là loại vai trị nếu cá nhân muốn đóng phải trải qua
một quá trình đào tạo, huấn luyện theo một cách thức nhất định nào đó hoặc

10


bởi những qui định do một tổ chức nào đó đã thiết kế sẵn. Đóng loại vai trị
này được xem như là nhiệm vụ phải đảm trách và kèm theo đó là những áp
lực. Ở đây, gần như cá nhân khơng nghĩ đến tính sáng tạo, vì tất cả các vai trị
đã trở thành khn mẫu, chuẩn, nghĩa là đã được định sẵn, nhập vào những
vai này cá nhân chỉ cứ thế mà đóng, khơng cần suy nghĩ. Lưu ý trong loại vai
này ln có tính chế tài đối với những cá nhân tham gia đóng.
Vai trị kỳ vọng: Là loại vai trị mà khi cá nhân tham gia đóng sẽ nhận
được sự kỳ vọng, Sự mong đợi của rất nhiều người trong nhóm, tổ chức hoặc
cả xã hội rộng lớn.
Vai trò gán: Là loại vai trò mà cá nhân có được xuất phát từ một yếu tố
nào đó như tài năng, giới tính, yếu tố sinh học... được nhóm hoặc xã hội gán
cho bởi sự tôn vinh hay thành kiến thơng qua một cuộc bình bầu chính thức

hoặc khơng chính thức.
Vai trị tự chọn: Đây là loại vai trị mà cá nhân đóng hay khơng đóng
phụ thuộc vào ý chủ quan của cá nhân. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tương
đối, vì trong một số trường hợp khơng phải cứ muốn là cá nhân đóng được
ngay.
3. Mối quan hệ giữa địa vị xã hội và vai trò xã hội
Địa vị là cơ sở xác định vai trò của cá nhân. Nhiều địa vị sẽ dẫn đến
nhiều vai trò, địa vị càng cao vai trò càng quan trọng. Địa vị như thế nào thì
vai trị như thế ấy. Địa vị quyết định vai trò, hay địa vị là chỗ đứng của vai
trị. Khi địa vị thay đổi thì vai trị cũng thay đổi theo.
Việc thực hiện tốt hay không tốt vai trị đều có ảnh hưởng đến địa vị xã
hội của các cá nhân. Nếu thực hiện tốt vai trò thì sẽ củng cố và thăng tiến địa
vị, nếu khơng thực hiện tốt vai trò sẽ làm suy giảm địa vị.

11


Nói cách khác, địa vị xã hội là cái cho biết mỗi người là ai, còn vai trò
xã hội là cái cho biết điều mà ta phải làm ở địa vị ấy. Mỗi người đều có thể
đảm
nhiệm nhiều vai trị xã hội khác nhau.
Địa vị xã hội mang tính ổn định khá cao trong một thời gian dài, còn
vai trò xã hội chỉ mang tính tương đối, ln thay đổi trong từng hoàn cảnh.
Cần lưu ý: phân biệt giữa địa vị xã hội và vai trò xã hội.
Địa vị là một vị trí xã hội, là chỗ đứng của một người hay một nhóm
người trong cơ cấu xã hội. Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi,
nghĩa vụ và quyền lợi của một người trên cơ sở địa vị của người đó.
Nói đến địa vị là nói đến sự đánh giá cao thấp, là sự so sánh với người
khác. Trong khi đó, vai trị liên quan trước hết đến cơng việc của một người
nào đó, trả lời cầu hỏi anh ta làm gì hay anh ta đóng vai trị gì?

Địa vị liên quan trực tiếp đến địa vị xã hội của một giai cấp, một tầng
lớp, một thứ hạng trong xã hội; vai trò liên quan đến nhân cách của một người
nhất định. Nó là những yếu tố tạo ra nhân cách.
Địa vị như là kết quả của sự phổi hợp và áp dụng những tiêu chuẩn về
giá trị đang hiện diện và thịnh hành ưong xã hội.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị và vai trò xã hội của cá nhân
Vai trò và địa vị xã hội của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ nhiều
phương diện, như: vị trí kinh tế, thành phần chủng tộc, tầng lớp – giai cấp,
trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn… và sự phân công lao động của thể
chế xã hội.

12


Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò và địa vị xã hội của cá nhân là: Khả
năng, nghị lực vươn lên trong xã hội của cá nhân. Đặc trưng nhân cách, tâm
sinh



của



nhân.

Đặc

điểm




hội

của



nhân.

Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊA VỊ VÀ VAI TRÒXÃ HỘI CỦA
PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

13


KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu hệ thống lý luận về địa vị và vai trò xã hội
của cá nhân dưới góc độ xã hội học giúp cho chúng ta có nhận thức chung
nhất về bản chất, đặc trưng, ý nghĩa và mối quan hệ giữa vai trò và địa vị xã
hội trong tiến trình phát triển của nhân loại. Địa vị xã hội là vị trí của một cá
nhân hay nhóm người trong hệ thống cấu trúc xã hội. Địa vị xã hội quy định
“thế và lực” và cách ứng xử cùa cá nhân, nhóm người trong mối liên hệ, quan
hệ với những người xung quanh. Địa vị là cơ sở xác định vai trò của cá nhân.
Nhiều địa vị sẽ dẫn đến nhiều vai trò, địa vị càng cao vai trò càng quan trọng.
Địa vị như thế nào thì vai trị như thế ấy. Địa vị quyết định vai trò, hay địa vị
là chỗ đứng của vai trị. Khi địa vị thay đổi thì vai trị cũng thay đổi theo.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Đình Tấn, Xã hội học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

2.

Võ Văn Việt, Giáo trình xã hội học đại cương, 2015.

3.

Nguyễn Linh Khiếu, “Nghiên cứu giới ở việt nam – quá trình và xu
hướng”, Tạp chí Cộng sản số 4 (124) năm 2007.

4.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Luận án tiến sĩ Luật học “Đảm bảo quyền
của phụ nữ ở nông thôn”.

5.

Lê Kiến Thiết, “Các giải pháp của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc
tham gia phịng chống tệ nạn bn bán phụ nữ và trẻ em”.

6.

Lê Thị Linh Trang, “Vị trí, vai trị của người phụ nữ trong xu thế hội
nhập và phát triển của đất nước”.


7.

Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ” (Convention on the Elimination of all forms of
Discrimination against Women).

15



×