VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TẬP TIỂU LUẬN
MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT TRONG HOẠT
ĐỘNG TƯ DUY. LẤY VÍ DỤ THỰC TIỄN.
Hà Nội, tháng 3/2023
1
MỤC LỤC
A.
MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
B.
NỘI DUNG..................................................................................................4
1. Ứng dụng thực tiễn của quy luật đồng nhất....................................................4
2. Ứng dụng thực tiễn của quy luật cấm mâu thuẫn............................................6
3. Ứng dụng thực tiễn của quy luật bài trung......................................................8
4. Ứng dụng thực tiễn của quy luật lý do đầy đủ..............................................10
C.
KẾT LUẬN................................................................................................12
2
BÀI TẬP TIỂU LUẬN
MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT TRONG HOẠT
ĐỘNG TƯ DUY. LẤY VÍ DỤ THỰC TIỄN
A. MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều điều mà ta chưa biết, chưa hiểu.
Song, để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái
chưa biết đó, vạch ra những bản chất, mối quan hệ, liên hệ mang tính quy luật
của chúng, q trình đó gọi là tư duy. Tư duy với tư cách là đối tượng của logic
học, được logic học nghiên cứu chủ yếu về những hình thức và quy luật kết hợp
của các hình thức đó nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về tri thức để đạt tới chân
lý. Như chúng ta đã biết, tư duy được biểu thị dưới các hình thức logic xác định
như khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, nhưng con người không bao
giờ tư duy bằng những tư tưởng riêng lẻ, biệt lập mà luôn kết nối, liên hệ chúng
với nhau. Bất kì tư tưởng nào cũng sẽ nằm trong mối liên hệ có tính quy luật với
tư tưởng khác, ta gọi đó là các quy luật logic của tư duy. Trong bài tiểu luận
này, tôi xin đề cập đến vấn đề “Ứng dụng thực tiễn của quy luật trong hoạt
động tư duy. Lấy ví dụ thực tiễn”.
3
B. NỘI DUNG
1. Ứng dụng thực tiễn của quy luật đồng nhất
Quy luật đồng nhất biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy, đó là tính
xác định. Nếu khơng có tính chất xác định đó thì ta không thể hiểu đúng và dẫn
tới hiểu lầm nhau theo kiểu ơng nói gà bà nói vịt. Tính xác định này phản ánh
tính ổn định tương đối về chất của đối tượng trong hiện thực. Tuân thủ các yêu
cầu của qui luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng của vấn đề
đã đặt ra từ trước và trong quá trình lập luận ... chúng ta bị không lạc vấn đề,
cũng như tư duy không bị rối loạn.
Quy luật đồng nhất là quy luật vô cùng quan trọng của logic hình thức.
Nếu như các quy luật khác có thể đúng trong một số hệ logic hình thức và khơng
đúng trong một số hệ logic hình thức khác thì cho đến nay chưa ai xây dựng
được hệ logic hình thức nào có giá trị mà trong đó quy luật đồng nhất không
đúng.
Nhận thức đúng đắn, đầy đủ qui luật đồng nhất góp phần làm tư duy thêm
mạch lạc, rõ ràng, nhất quán, cũng như giúp người tranh luận phát hiện lỗi logic
của mình và của đối phương nhằm đưa các cuộc tranh luận tới kết quả.
Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy tính rõ ràng nhất quán, xác định
trong quá trình phản ánh; giúp tư duy tránh được các lỗi lơgíc thường mắc phải
trong q trình nhận thức. Trong các văn bản, trong ngành khoa học cần phải
định nghĩa, chú thích rõ ràng tất cả các khái niệm, các thuật ngữ, các ký hiệu
riêng.
Quy luật đồng nhất giúp ta khắc phục tính mơ hồ về nội dung vấn đề, tính
khơng cụ thể của phạm vi vấn đề được đề cập, đặc biệt chống lối nói nước đơi
hoặc nguy biện.
Quy luật đồng nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực pháp lí,
cụ thể: Chúng ta không phủ nhận một thực tế là, cùng một sự vật, hiện tượng
nhưng có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy vào yêu cầu cụ thể của ngành khoa
4
học ấy, tùy theo mức độ nhận thức của người làm định nghĩa, tùy hoàn cảnh lịch
sử cụ thể khi làm định nghĩa đó. Trong cơng tác pháp luật rất nhiều tư duy pháp
lý nhất thiết phải dựa vào định nghĩa khái niệm đã được xác định ở các điều luật,
các văn bản quy phạm pháp luật. Mọi người nói chung và những người có liên
quan đến cơng tác pháp luật nói riêng, phải có đủ trình độ đưa ra các định nghĩa
đúng, nhất quán và khi giải thích pháp luật, khi áp dụng pháp luật phải giải
thích, phải hiểu chính xác, thống nhất các khái niệm đã được định nghĩa đó.
Nghiêm cấm ngụy biện: Cố tình đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng để
phục vụ cho ý đồ sai trái, hoặc do thiếu hiểu biết, nắm không đầy đủ nội hàm và
ngoại diên của các khái niệm, các thuật ngữ, ký hiệu chun mơn…
Quy luật đồng nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong trong cuộc sống,
cụ thể: Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy tính rõ ràng, nhất quán, xác định
trong quá trình phản ánh; giúp tư duy tránh được các lỗi logic thường mắc trong
q trình nhận thức, khắc phục tính mơ hồ về nội dung vấn đề, tính khơng cụ thể
của phạm vi vấn đề được đề cập, đặc biệt chống lối nói nước đơi hoặc ngụy
biện.
Ví dụ: Khái niệm vật chất trong Triết học.
Vật chất tồn tại vĩnh viễn.
Cây bút này là vật chất.
Do đó Cây bút này tồn tại vĩnh viễn.
Ví dụ: Tác giả Truyện Kiều là người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh, và cần biết quê quán của nhà thơ Nguyễn Du. Nếu ta không đồng
nhất nhà thơ Nguyễn Du với tác giả Truyện Kiều thì khơng thể suy luận để biết
được.
Ví dụ: Đầu tháng 5/2021 phát hiện 52 người Trung Quốc nhập cảnh, lưu
trú trái phép ở TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Cơ quan An ninh điều tra Công an
tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam
đối với Nguyễn Thị Hồng Hạnh (36 tuổi, trú P.Liên Bảo, TP.Vĩnh Yên) để làm
5
rõ tội “tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”, quy định tại Điều 348
Bộ luật hình sự. Đây là một hành động đáng lên án, nhất là trong thời buổi dịch
bệnh đang ngày càng diễn biến phúc tạp hiện nay. Đối tượng biết đây là hành vi
phạm pháp, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng nhưng vì mục đích
lợi nhuận đã qua mặt pháp luật.
2. Ứng dụng thực tiễn của quy luật cấm mâu thuẫn
Thứ nhất, Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động. Sự thống nhất, đấu tranh
các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt đối lập. Trong
quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập
không tách rời nhau. Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay
đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển. Khi bắt đầu xuất hiện thì
mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái
ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở
thành đối lập. Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự
chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo
hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới
thay cho sự vật cũ bị mất đi. Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối
lập thì sẽ có đấu tranh, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập thì khơng thể
tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.
Ví dụ: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/12/1946 ) Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết : “ Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng
nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng
ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.’’ Sự vận
động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu tranh và
thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do
đó, mâu thuẫn là nguồn
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân ta. Nhân dân ta đấu tranh
(vận động); nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do (phát triển).
6
Thứ hai, Mâu thuẫn là động lực sự vận động. Bất cứ sự vật, hiện tượng
nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản
thân nó, trong đó ln diễn ra q trình vừa thống nhất vừa đấu tranh của các
mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển khơng ngừng.
Chúng có vị trí, vai trị nhất định đối với sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện
tượng. Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im
tương đối của sự vật. Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì
khi đó sự vật cịn tồn tại. Vì vậy thống nhất có tính tương đối. Nhưng trong khi
các mặt đối lập thống nhất với nhau, quá trình đấu tranh giữa chúng không
ngừng diễn ra. Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập
đều biến đổi, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển. Khi sự đấu tranh đó lên
đến đỉnh điểm, các mặt đối lập xung đột gay gắt, chúng sẽ chuyển hoá cho nhau,
mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật
mới ra đời. Vì vậy đấu tranh có tính tuyệt đối. Mâu thuẫn cũng có q trình vận
động, phát triển: Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của
các mặt đối lập nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó
ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi sau đó xung đột gay gắt. Khi hội đủ
những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết làm cho sự vật vận
động và phát triển.
Ví dụ:
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta có mâu thuẫn gay gắt với
thực dân Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng lên
đấu tranh và kết quả cuối cùng là nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra
đời.
Trong nơng nghiệp, ta có thể lợi dụng những mặt đối lập trong di truyền
và biến dị, gây ra đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn.
Trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhận ra được những mặt
tranh chấp nội bộ để có hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt chưa tốt
của các thành viên.
7
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta cịn vấp phải
những khó khăn trở ngại. Bênh cạnh những cá nhân ln phấn đấu vươn lên thì
vẫn cịn đó những người biếng nhác ù ì, những thành phần bất hảo. Bên cạnh
những người có điều kiện học tập thì cịn đó những học sinh, sinh viên đang
thiếu thốn. Để giải quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà nước cần ban hành
rộng rãi hơn, hoàn thiện hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hợp
lí, đảm bảo nghiêm trị và cải tạo tốt tội phạm. Về phía dân, mỗi người cần tự
đấu tranh với chính mình, chống lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong
học tập cũng như lao động.
3. Ứng dụng thực tiễn của quy luật bài trung
Quy luật bài trừ cái thứ ba hay còn gọi là quy luật bài trung chỉ ra rằng khi
tư duy của chúng ta đã định hình để phản ánh về một đối tượng ở một phẩm chất
nhất định nào đó, thì tư duy của chúng ta chỉ có thể phản ánh một cách chân
thực hoặc là phản ánh giả dối, chứ không thể vừa chân thực, vừa giả dối. Hiểu
một cách đơn giản, một sự vật, hiện tượng hoặc là tồn tại hoặc là khơng tồn tại
khơng có trung điểm giữa hai cực. Như vậy, có hai phán đốn phủ định nhau
theo bcungf một đối tượng, trong cùng một quan hệ thì phải có một phán đốn
đúng và phán đốn ngược lịa là sai, chúng ta phải dứt khốt thừa nhận điều đó
chứ khơng thể có cái thứ ba.
Quy luật này phát biểu: Với cùng một đối tượng, xem xét trong cùng một
mối quan hệ tại cùng một thời điểm thì trong hai tư tương mâu thuẫn nhau dứt
khốt phải có một đúng, một sai, khơng có kha năng thứ ba.
Quy luật bài trung khẳng định tính chân thực của tư tưởng khi phản ánh về
đối tượng ở cùng một phẩm chất và thời điểm chỉ nằm ở một trong hai phán
đoán mâu thuẫn, chứ khơng nằm trong phán đốn nào khác. Hai phán đốn mâu
thuẫn đó tất yếu có một phán đốn mang giá trị chân thực và một phán đoán
mang giá trị giả dối. Nhưng quy luật bài trung không chỉ rõ phán đốn nào trong
cặp phán đốn đó mang giá trị chân thực hoặc giả dối. Để xác định chính xác giá
8
trị của từng phán đoán trong cặp phải thống qua nội dung tư duy cụ thể hoặc là
hoạt động thực tiễn.
Quy luật bài trung giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn nói
chung và trong khoa học nói riêng. Nó giúp chúng ta lựa chọn một trong hai tư
tưởng mâu thuẫn nhau. Trong khoa học quy luật bài trung thường được sử dụng
trong phương pháp chứng minh bằng phản chứng, ở cách chứng minh này thay
vì phải chứng minh tính đúng đắn của luận đề, người ta chứng minh mệnh để
mâu thuẫn với luận đề là sai, từ đó khẳng định tính đúng đắn của luận đề.
Phương pháp chứng minh này thường được sử dụng trong tốn học.
Ví dụ: Không thể cùng tồn tại cả hai nhận định: Một số thanh niên trong tổ
dân phố nghiện ma tuý và tất cả các thanh niên trong tổ dân phố đều khơng
nghiện ma t.
Đối với một phán đốn, nhận định nhất định, quy luật bài trừu cái thứ ba
không cho biết nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc đúng,
hoặc sai chứ khơng thể vừa đúng vừa sai hoặc khơng đúng cũng khơng sai.
Ngồi ra đối với hai phán đốn đối lập nhau cũng có thể có trường hợp đều sai,
một phán đốn khác mới là phán đoán đúng. Do vậy, muốn biết đúng hay sai
cần phải thơng qua q trình kiểm nghiệm thực tiễn.
Ví dụ: Nếu cùng nói về một đối tượng là luật sư A và luật sư A này chỉ là
luật sư trung bình thì nhận định luật sư A giỏi và luật sư A kém đều sai. Nhận
định luật sư A trung bình mới là nhận định đúng.
Ví dụ: trong trường hợp tuyên án hình sự, hội đồng xét xử phải tuyên bị
cáo phạm tội hoặc không phạm tội chứ không thể có một kết luận trung gian nào
khác.
Trong thực tế tranh luận, giải quyết các vấn đề, vi phạm quy luật bài trung
thường xảy ra các lỗi như vấn đề được đặt ra, được định hình khơng theo cách
giải quyết mâu thuẫn nhau. Những tư tưởng, ý nghĩ, nhận định đưa ra là vô
nghĩa, không thể xác định là chân thưucj hay giả dối. Nếu câu hỏi đưa ra một
9
cách thích hợp dưới dạng tình thế phải lựa chọn, việc lảng tránh cái xác định
(hoặc đúng, hoặc sai), cố tình tìm kiếm cái trung gian thứ ba sẽ vi phạm quy luật
bài trừ cái thứ ba. Ví dụ: Khi bắt một người vi phạm giao thơng, cơng an nói với
người đó: "Anh đã vi phạm luật giao thơng, anh bị phạt 1 triệu hoặc giữ giấy
phép". Câu nói của công an đã vi phạm quy luật bài trung bởi nói theo kiểu nước
đơi, khơng rõ ràng. Cơng an phải nói rằng: "1 là anh bị phạt tiền khơng giữ giấy
phép, hai là anh bị giữ giấy phép không phạt tiền".
4. Ứng dụng thực tiễn của quy luật lý do đầy đủ
Việc nắm vững nội dung và vận dụng đúng đắn quy luật lý do đầy đủ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, nó tác động đến mọi mặt trong đời sống. Tuân
thủ quy luật này đảm bảo cho tính có cơ sở của kết luận, tạo cho tư duy tính
chính xác, tính có căn cứ đúng q trình phản ánh hiện thực khách quan. Đó là
bản tính của tư duy logic, tư duy khoa học.
Rèn luyện cho con người ln ln có ý thức về tính chân thực và tính
đầy đủ các căn cứ trong quá trình lập luận khi đưa ra các ý kiến, quan điểm để
thuyết phục người khác. Khắc phục được khuynh hướng “cả tin” thiếu cơ sở
hoặc mù quáng trước những hiện tượng nảy sinh trong đời sống.
Ý nghĩa của quy luật trong lĩnh lực pháp luật:
Các sự vật hiện tượng chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển khi có đầy đủ
những nguyên nhân và điều kiện cho nguyên nhân đó có thể trở thành kết quả,
nghĩa là phải có đầy đủ cơ sở căn cứ. Vì vậy quy luật này có tầm quan trọng
trong hoạt tư duy của con người đặc biệt vận dụng hiệu quả trong lĩnh vực pháp
luật. Khi xây dựng, ban hành một điều lệnh, một bộ luật mới… ta phải cân nhắc
tất cả những điều kiện một cách có cơ sở. Điều đó làm sáng tỏ, thuyết phục, tạo
niềm tin cho mọi người vào điều lệnh một cách logic.
Ví dụ: Khi nói hành vi của người nào đó bị coi là tội phạm phải có căn
cứ. Đó là hành vi hội tụ đủ 4 dấu hiệu: Nguy hiểm cho xã hội; có lỗi; trái pháp
luật; phải chịu hình phạt.
10
Khi làm công tác điều tra, công tố, thực hiện nhiệm vụ, quy luật này giúp
công tác được thực hiện một cách logic, khoa học, đủ căn cư pháp lý,..,hạn chế
gây ra tình trạng oan sai, gây hại cho người vô tội. Tránh được tư tưởng giáo
điều, chủ quan, duy ý chí của cán bộ.
Pháp luật thể hiện cho tính liêm minh, phổ biến và có tính chặt chẽ.
Những người làm việc trong lĩnh vực này cần có một tư duy logic, lời nói có căn
cứ, nên ý nghĩa của quy luật này có tầm quan trọng rất lớn. Ví dụ: Tại phiên tòa
sơ thẩm, hội đồng xét xử với vai trò là trọng tài sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng
để giải quyết chỉ có sức thuyết phục và được Tịa án chấp nhận khi và chỉ khi nó
dựa trên các sự kiện, tình tiết và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra,
xác minh công khai tại phiên tòa và chỉ ra được mối liên hệ logic khách quan
giữa các sự kiện, tình tiết của vụ án…
Vận dụng quy luật này với quá trình rèn luyện của bản thân:
Là một sinh viên việc áp dụng quy luật có lý do đầy đủ là rất cần thiết, nó
giúp bản thân tơi rèn luyện được tính tư duy logic. Khi học tập hay gặp các vấn
đề trong thực tiễn, ta sẽ tập được tính tư duy có căn cứ, thuyết phục, xâu chuỗi
đầy đủ những lập luận chân thực trước khi đưa ra kết luận. Tránh được những tư
tưởng chủ quan, tùy tiện, mê tín và những tư tưởng khơng có căn cứ. Tất cả
những kỹ năng trên sẽ giúp cho tôi và sinh viên trường kiểm sát có thêm nhiều
kinh nghiệm trong những định hướng nghề nghiệp sắp tới của mình. Một tư
tưởng chân thực khi nó có đầy đủ các cơ sở đúng đắn. Một kiểm sát viên chân
chính khi có đầy đủ những suy luận logic.
Ví dụ của việc áp dụng quy luật:
Vụ án oan sai của ông Hàn Đức Long (SN 1959, trú tại thôn Yên Lý, xã
Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang) cũng từng phải chịu nhiều năm oan
khuất. Vào sáng 27/6/2005, người dân phát hiện xác cháu Nguyễn Thị Y (SN
2000) tại lòng máng nước trên cánh đồng đồi sắn thuộc xã Phúc Sơn, huyện Tân
Yên, Bắc Giang. CQĐT xác định, cháu Y. bị giết, hiếp và thủ phạm là ông
11
Long. Tuy nhiên, qua 4 lần xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, tại tịa, ơng
Long đều chối tội, kêu oan, khẳng định mình nhận tội là do bị ép cung, nhục
hình. Cho rằng vụ án cịn nhiều vấn đề cần làm rõ, năm 2014, Chánh án TAND
Tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang, bản án phúc
thẩm của TAND Tối cao tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối
cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ
cho VKSND Tối cao để điều tra lại. Ngày 20/12/2016, tử tù Hàn Đức Long đã
được trả tự do sau 11 năm bị giam cầm. Đến 4/2017, ông Long được TAND Cấp
cao tại Hà Nội tổ chức xin lỗi công khai ở nơi cư trú.
Lập luận đưa ra những cơ sở chân thực nhưng khơng đầy đủ, do đó luận
điểm thiếu tính thuyết phục. Người lập luận đưa ra những cơ sở, lý do khơng có
sự liên hệ với luận điểm cần chứng minh, do đó dẫn đến thái độ ngụy biện, quy
chụp,… như: Anh ta là người gây ra vụ tai nạn vì anh ta có mặt tại hiện trường
lúc xảy ra vụ án.
C. KẾT LUẬN
Trong cuộc sống hàng ngày, người ta có thể nói đúng, viết đúng, lập luận
chặt chẽ, thuyết phục mà chưa hề học tập, nghiên cứu ngữ pháp, logic học. Điều
đó khơng có nghĩa là người ta khơng cần học ngữ pháp, logic học. Bởi vì, logic
học là mơn khoa học giúp con người vận dụng một cách tự giác những hình thức
và quy tắc đúng đắn. Đặc biệt, các quy luật đồng nhất của tư duy cũng đảm bảo
cho tư duy tính rõ ràng, nhất quán, xác định trong quá trình phán ánh, giúp tư
duy tránh được các lỗi logic thường mắc phải trong quá trình nhận thức. Và như
vậy, nó giúp con người phát hiện được những sai lầm trong quá trình tư suy của
bản thân mình và của người khác. Ứng dụng thực tiễn các quy luật logic giúp
chúng ta sẽ tránh khỏi việc mắc các lỗi trong tư duy và lập luận.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học kiểm sát Hà Nội: Giáo trình Logic học đại cương Nxb
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2014.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình logic học, Nxb, Cơng an nhân
dân, Hà Nội, 1998, 2002, 2009, 2012
3. Phạm Đình Nghiệm. Nhập môn Logic học, Nxb. Đại học quốc gia, Tp.
Hồ Chí Minh, 2008.
13