Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Phân tích kinh tế đầu tư thủy điện ĐrâyH’linh2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.91 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................................................................................1
Chương 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.................................................................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên:...................................................................................................................................................................................3
1.1.1 Vị trí địa lý:........................................................................................................................................................................................3
1.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất:............................................................................................................................................................3
1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn:.........................................................................................................................................................4
1.2. Các thông số của dự án:...........................................................................................................................................................................5
1.2.1. Cấp cơng trình:.................................................................................................................................................................................5
1.2.2. Các hạng mục cơng trình chính:.....................................................................................................................................................5
1.2.3.Thơng số chính của dự án:...............................................................................................................................................................6
1.2.4. Nguồn vốn:........................................................................................................................................................................................7
1.2.5. Chủ đầu tư:.......................................................................................................................................................................................7
1.3. Ảnh hưởng của cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh2 đến điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường của vùng:....................................7
1.4. Các số liệu thực tế:....................................................................................................................................................................................9
1.4.1. Các thơng số chính của dự án:........................................................................................................................................................9
Bảng 1.2 Thơng số chính của dự án sau khi đưa dự án vào khai thác........................................................................................................9
1.4.2. Các hạng mục công trình chính:.....................................................................................................................................................9
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH DỰ ÁN............................................................................................................................11
2.1. Các chỉ tiêu phân tích kinh tế, tài chính:..............................................................................................................................................11
2.1.1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV):..........................................................................................................................11
2.1.2. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return - IRR):...............................................................................................................12
2.1.3. Chỉ số lợi ích/chi phí (Benefit Cost Ratio - B/C):..........................................................................................................................14
2.2. Phân tích kinh tế, tài chính:...................................................................................................................................................................14
2.2.1. Phân tích tài chính:........................................................................................................................................................................15


2.2.1.1. Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư:....................................................................................................................15
2.2.1.2. Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư:...................................................................................................................17
2.2.2. Phân tích kinh tế:...........................................................................................................................................................................18
2.2.2.1. Dịng chi kinh tế:....................................................................................................................................................................18
2.2.2.2. Dịng thu kinh tế:....................................................................................................................................................................18
2.2.3. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế.......................................................................................................19
2.2.3.1. Xét về mặt quan điểm:............................................................................................................................................................19
2.2.3.2. Xét về phương pháp tính tốn:...............................................................................................................................................19
2.2.4. Phân tích rủi ro...............................................................................................................................................................................20
2.2.4.1. Phân tích độ nhạy:..................................................................................................................................................................20
2.2.4.2. Phân tích tình huống:.............................................................................................................................................................20
2.2.4.3. Phân tích rủi ro bằng mơ phỏng:...........................................................................................................................................21
Chương 3 - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN................................................................................................................................................23
3.1. Phân tích tài chính dự án theo số liệu thiết kế:....................................................................................................................................23
3.1. 1. Phân tích hiệu quả tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư:...............................................................................................24
3.1.1.1. Xác định các chỉ tiêu của dự án:............................................................................................................................................24
3.1.1.2. Phân tích rủi ro:.....................................................................................................................................................................25
3.1.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư:...............................................................................................32
3.1.2.1. Xác định các chỉ tiêu của dự án:............................................................................................................................................32
3.1.2.2. Phân tích rủi ro:.....................................................................................................................................................................33
3.2. Phân tích tài chính dự án theo số liệu thực tế:.....................................................................................................................................39
3.2.1. Các số liệu tính tốn:......................................................................................................................................................................39
Bảng 3.16 Các thơng số chính khi dự án đã đưa vào khai thác................................................................................................................39
3.2.2. Xác định các chỉ tiêu của dự án:...................................................................................................................................................41
3.2.3. Phân tích rủi ro:.............................................................................................................................................................................42
3.2.3.1. Phân tích độ nhạy:..................................................................................................................................................................42
3.2.3.2 Phân tích tình huống:..............................................................................................................................................................48
Chương 4 - PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN.....................................................................................................................................................49
4.1. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án bằng phương pháp trực tiếp:........................................................................................................49
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án phương án thay thế:.......................................................................................................................50

4.3. Phân tích kinh tế dự án với số liệu thực tế:..........................................................................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài:
Trên thực tế, trong những năm vừa qua, nhu cầu về điện năng ở Việt
Nam luôn phát triển ở mức rất cao (khoảng 13-14%/năm) và sẽ còn cao hơn
trong những năm sắp tới khi mà các khu công nghiệp, nhà máy ngày càng
phát triển rộng rãi trên cả nước. Chính điều đó là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư vào các cơng
trình điện năng. Ở Việt Nam, năng lượng điện chủ yếu bao gồm: nhiệt điện
than, nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí, thủy điện…trong điều kiện hiện nay thì
thủy điện đang là lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào
điện năng. Không những các doanh nghiệp nhà nước mà các đơn vị tư nhân
cũng đang quan tâm và đầu tư vào các cơng trình thủy điện, đặc biệt là các dự
án thủy điện vừa và nhỏ vì vốn đầu tư nhỏ, giá thành rẻ, thu hồi vốn nhanh.
Hơn nữa, xét về mặt kinh tế - xã hội thì cơng trình thủy điện cịn sử dụng vào
một số mục đích khác như: cấp nước, phịng chống lũ, du lịch…, thêm vào
đó, thủy điện cịn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội
những vùng miền núi, xa hơi, hẻo lánh. Do đó, hiện nay các dự án thủy điện
được cấp phép đầu tư rất nhiều.
Để xem xét hiệu quả thực tế của dự án, đề tài “Phân tích kinh tế - tài
chính dự án đầu tư thủy điện ĐrâyH’linh2” được hình thành.
2. Mục đích nghiên cứu:

Hiện nay, việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đang rất thu hút các
nhà đầu tư, thị trường đầu tư vào thủy điện rất lớn và hấp dẫn, sôi động. Tuy
nhiên, thực tế hiệu quả của các dự án đầu tư thủy điện cụ thể như thế nào
chưa được đề cập đến nhiều. Vì vậy, đề tài này đi vào tính tốn, so sánh hiệu
quả đầu tư của dự án thủy điện ĐrâyH’linh2 ở giai đoạn thiết kế và giai đoạn
sau khi cơng trình đã đưa vào vận hành.


2

Trước tiên, phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính đầu tư vào dự án theo
số liệu Tư vấn thiết kế tính tốn. Tiếp theo, tính hiệu quả kinh tế - tài chính
đầu tư vào dự án theo số liệu thực tế sau khi dự án đã đưa vào vận hành. Và
cuối cùng, so sánh hiệu quả đầu tư của dự án ở giai đoạn thiết kế và giai đoạn
sau khi đưa vào vận hành.
Đề tài này có mục tiêu xem xét hiệu quả thực tế của dự án thủy điện
ĐrâyH’linh2 sau khi đưa vào vận hành.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn kế thừa những số liệu Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã lập
ở giai đoạn Báo cáo nghiên cứu khả thi, trên cơ sở đó tính tốn kiểm tra lại
các số liệu ở giai đoạn thiết kế. Thu thập số liệu ở giai đoạn đã đưa vào vận
hành và tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.
4. Phương pháp nghiên cứu:.
Áp dụng lý thuyết phân tích dự án kết hợp với các phần mềm tin học.
Về dữ liệu: sử dụng phương pháp thu thập, so sánh.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả đạt được của đề tài có ý nghĩa thực tiễn:
Đối với các nhà đầu tư: nhận thấy rõ tính hiệu quả của đầu tư vào dự án
thủy điện vừa và nhỏ, chính điều này cũng góp phần giúp các nhà đầu tư
mạnh dạn đầu tư nguồn vốn vào các dự án thủy điện loại này.

Đối với đơn vị quản lý dự án: nhận thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư, từ đó sẽ có kinh nghiệm để quản
lý các dự án đầu tư thủy điện hiệu quả hơn.
Đối với các cổ đông: thấy được hiệu quả của đồng tiền đã bỏ ra để đầu tư
vào dự án thủy điện ĐrâyH’linh2.


3

Chương 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1 Vị trí địa lý:
Thủy điện ĐrâyH’linh2 được xây dựng trên sơng Sêrêpok, thuộc địa
phận xã Hồ Phú, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa
khoảng 150 km về phía bắc, cách thành phố Bn Mê Thuộc của tỉnh Đăk
Lăk khoảng 50km về phía tây nam.
Sông Sêrêpok là nhánh cấp 1 của sông Mê Kông. Dịng chính sơng
Sêrêpok bắt nguồn ở vùng núi Chu Yang của dãy Trường Sơn, chảy qua các
tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, đổ vào Campuchia rồi nhập lưu với
sông Mê Kơng ở Stung Treng. Sơng Sêrêpok có khoảng 40 nhánh cấp I, hầu
hết các sông đều bắt nguồn từ bên sườn Tây của dãy Trường Sơn. Sông suối
trong lưu vực phân bố theo dạng nan quạt mở rộng ở thượng, trung lưu, thu
nhỏ ở hạ lưu. Sông Sêrêpok thượng do hai nhánh chính hợp thành là sơng
Krơng Ana và Krơng Knơ. Tổng diện tích tồn lưu vực sơng Sêrêpok là
30100km2, chiều dài sơng chính là 315 km, chiều dài lưu vực 183 km. Tính từ
nguồn đến tuyến cơng trình, diện tích lưu vực là 8880 km 2, chiều dài sơng là
195 km.
1.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất:
Sơng Sêrêpok chảy qua vùng cao nguyên hơi nghiêng từ đông sang tây.
Trong vùng khảo sát, bờ phải là vùng bằng phẳng, bờ trái là các đồi sườn

thoải. Tại đây có thác ĐrâyH’linh là một ngưỡng đá bazan như là một đập
dâng nước tự nhiên cao 13-15m. Cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh2 nằm ở bờ
trái sơng, cắt qua địa hình chủ yếu tương đối bằng phẳng, ít núi cao.
Vùng nghiên cứu nằm trong miền sụt võng, uốn nép Nam Trung Bộ bao
gồm các đá trầm tích thuộc hệ tầng Bản Đơn và các đá phun trào bazan đệ tứ.


4

Đây là vùng có cấu tạo địa chất khá đơn giản. Đá trầm tích lục nguyên
bột kết, sét kết, phiến sét, cát kết hạt nhỏ phân lớp mỏng xen kẹp nhau thuộc
hệ tầng Bản Đơn đóng vai trị là nền móng cơ sở. Đá có thế nằm đơn nguyên,
đường phương ổn định kéo dài theo phương Tây Tây Bắc - Đơng Đơng Nam,
mặt lớp kéo nghiêng về phía Nam Tây Nam. Đá nứt nẻ chủ yếu theo mặt lớp.
Tầng bazan Đệ tứ nằm phủ trực tiếp lên lớp tàn tích của hệ tầng Bản Đơn, lớp
đá bazan này có cấu tạo lỗ và đặc xít, cứng chắc. Đá thường bị nứt nẻ mãnh
liệt không theo một hệ thống nhất định, đây là các khe nứt nguyên sinh do co
ngót. Do điều kiện thành tạo, thế nằm và mức độ phong hoá của 2 loại đá gốc
này đã làm cho điều kiện địa chất cơng trình trở nên phức tạp bởi có sự xen
kẹp giữa đá cứng và đất mềm yếu, hình thành một khối nền kém đồng nhất kể
cả về chiều sâu lẫn chiều ngang.
Trong khu xây dựng cơng trình khơng có đứt gãy kiến tạo chạy qua. Đây
là vùng có phơng động đất Imax = 7 theo thang MSK-64.
1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn:
Do vị trí địa lý địa hình nên khí hậu ở lưu vực sơng Sêrêpok vừa chịu sự
chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu cao
nguyên mát dịu. Nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất, chủ yếu nhất là khí hậu
Tây Trường Sơn. Nhiệt độ khơng khí trung bình khơng cao, mùa hè mưa
nhiều, ít nóng bứt, mùa đơng mưa ít. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong
năm khơng lớn (khoảng 5÷ 6C). Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là

tháng 1, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4. Biên độ của nhiệt độ
ngày đêm khá lớn, thánhg 3 có biên độ nhiệt độ ngày đêm đạt 13,6 oC ở Buôn
Mê Thuột, 12,2 ở Buôn Hồ, 15,4 ở Đăk Nông. Tổng số giờ nắng trong năm
cao, đạt 2400-2500 giờ.


5

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Lượng mưa chủ yếu tập trung
vào mùa mưa, chiếm khoảng 80-90 % lượng mưa cả năm.
Trong năm, dòng chảy phân thành 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ
bắt đầu từ tháng 8, kết thúc vào tháng 12. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ
chiếm từ (70 – 80)% tổng lượng dòng chảy năm.
1.2. Các thông số của dự án:
(theo Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi)
1.2.1. Cấp cơng trình:
Cơng trình cấp III theo TCVN 5060-90.
1.2.2. Các hạng mục cơng trình chính:
- Đập dâng nước và đập tràn xả lũ: cơng trình đã có của Thủy điện
ĐrâyH’linh 1.
- Kênh dẫn vào: kênh hở, mặt cắt hình thang, đoạn kênh đất dài 205m,
đoạn kênh gia cố mái bằng bê tông cốt thép dài 243m.
- Bể áp lực: bằng bê tông cốt thép, dài 55,7m, rộng 24m.
- Cửa lấy nước: bằng bê tông cốt thép, cửa bố trí lưới chắn rác, cửa van,
thiết bị đóng mở. Lưu lượng lớn nhất qua cửa: 101 m3/s.
- Đường ống áp lực: gồm 4 ống bằng bê tông cốt thép, kích thước trong
BxH=3,5x4,1m, chiều dày đường ống 0,6m, chiều dài ống 25,5 m.
- Nhà máy thủy điện: bằng bê tơng cốt thép, kiểu hở. Trong nhà máy bố
trí 2 tuốc bin thủy lực kaplan, trục đứng, công suất mỗi tổ 8 MW. Kích thước

nhà máy: LxBxH = 36,8x12,4x14,8.
- Trạm phân phối điện ngồi trời: bố trí phía bờ trái nhà máy, kích thước
trạm: 32x34m.
- Đường dây đấu nối với hệ thống điện khu vực: 2 lộ đường dây 35 kV
mạch đơn, chiều dài 26,3 km.


6

1.2.3.Thơng số chính của dự án:
Bảng 1.1 Thơng số chính của dự án trong giai đoạn thiết kế
TT
I

Thông số

Đơn vị

Số lượng

Lưu vực

1
2

Diện tích lưu vực Flv
Luợng mưa trung bình nhiều năm Xo

Km2
mm


8.880
1826,1

3

Lưu lượng bình qn năm Qo

m3/s

237,6

4
II
5
6
7

Tổng lượng dịng chảy năm Wo
Hồ chứa
Mực nước gia cường MNGC
Mực nước dâng bình thường MNDBT
Mực nước chết MNC

106m3

7.500,20

m
m

m

306
302
299

8

Dung tích tồn bộ

106m3

2,9

9

Dung tích hữu ích

106m3

1,5

6

10 m

1,4

3


10
III

Dung tích chết
Lưu lượng

11

Lưu lượng dịng chảy trung bình

m3/s

236,8

12

Lưu lượng đỉnh lũ 1%

m3/s

6223

3

m /s

52,4

3


13

Lưu lượng đảm bảo ứng với tần suất 90%

14

Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy

m /s

101,02

15
IV
16
17
18
V
19
20
21
22
23
VI

Lưu lượng nhỏ nhất qua nhà máy
Cột nước nhà máy
Cột nước lớn nhất Hmax
Cột nước nhỏ nhất Hmin
Cột nước tính tốn Htt

Công suất
Công suất lắp máy Nlm
Công suất đảm bảo Nđb
Số tổ máy
Công suất mỗi tổ
Số giờ sử dụng Nlm
Điện lượng

m3/s

28,29

m
m
m

21,05
14,5
18,5

MW
MW
tổ
MW
giờ

16
8,92
2
8

5319

24

Điện lượng trung bình năm Eo

106kWh

85,1

106 đồng

244.586

VII Tổng mức đầu tư (bao gồm cả thuế VAT)

6

25

Chi phí xây lắp

10 đồng

81.889

26

Chi phí mua sắm thiết bị


106 đồng

108.891

27

Chi phí khác

106 đồng

19.317


7

TT

Thơng số

Đơn vị
6

Số lượng

28

Dự phịng

10 đồng


20.895

29

Lãi vay

106 đồng

13.594

1.2.4. Nguồn vốn:
Vốn vay trong nước chiếm 70% và vốn tự có của Công ty điện lực 3
chiếm 30%.
1.2.5. Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư là Công ty Điện lực 3, chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện
dự án thông qua Ban Quản lý dự án các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ.
1.3. Ảnh hưởng của cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh2 đến điều kiện
kinh tế - xã hội - môi trường của vùng:
Cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh1 trên sơng Sêrêpok thuộc thành phố
Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk với công suất lắp máy 12MW, điện lượng bình
quân hàng năm đạt xấp xỉ 90 triệu kwh đã được xây dựng từ năm 1986 đang
vận hành trong lưới điện quốc gia do Điện lực Đăk Lăk quản lý. Cơng trình
thủy điện này chỉ mới sử dụng một phần nguồn nước sông Sêrêpok. Lượng
nước thừa hàng năm rất lớn, thời gian xả thừa hàng năm từ 9 đến 10 tháng
trong năm. Để tận dụng nguồn nước này, xây dựng thêm cơng trình thủy điện
ĐrâyH’linh 2 với công suất lắp đặt 16 MW, điện năng 85,1 triệu kwh.
Cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh 2 sẽ bổ sung thêm nguồn điện tại chỗ,
nhằm tăng thêm số lượng, nâng cao chất lượng cung cấp điện, đáp ứng yêu
cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi tồn
tỉnh.

Tồn bộ cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh 2 bố trí ở phía bờ trái, chiếm
dụng 33 ha đất, trong đó có 3 ha cà phê và phải di chuyển 10 hộ gia đình.
Mức độ thiệt hại ước tính 3,656 tỷ. Mức độ tổn thất của dự án là rất nhỏ so
với hiệu quả đạt được (khoảng 1% hiệu quả thu được hàng năm). Các hộ


8

trong vùng bị chiếm dụng đất để xây dựng công trình là dân di cư từ các tỉnh
phía bắc vào, cơ sở vật chất còn hạn chế, nhà ở đơn sơ, đất sản xuất chủ yếu
là đất đồi đang trồng cà phê năng suất thấp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư.
Các hộ dân phải di chuyển thì chỉ cần chuyển dịch trong khu vực mà không
cần phải đi xa.
Ngoài tổn thất do việc chiếm dụng đất như trên, việc xây dựng thêm
cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh2 khơng phải nâng cao đập, không mở rộng
hồ chứa, không làm thay đổi chế độ điều tiết nước trên sông nên không gây
tác động tiêu cực đến các yếu tố môi trường tự nhiên của khu vực.
Cơng trình thủy điện ĐrâyH’linh 2 được xây dựng sẽ mang lại hiệu ích
kinh tế, xã hội cho vùng:
- Cung cấp nguồn điện tại chỗ: với cơng suất 16 MW, hàng năm cơng
trình thủy điện ĐrâyH’linh2 sẽ bổ sung cho lưới điện quốc gia 85,1 triệu kwh.
Đây là nguồn năng lượng lớn, ổn định, đặc biệt khi có hồ chứa Bn Kuốp ở
phía thượng lưu hiệu quả cơng trình càng được nâng cao. Có thêm một nguồn
điện lớn, ở gần trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột sẽ tạo điều kiện thuận
lợi, lâu dài cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đây cũng là một
yếu tố quan trọng góp phần thực hiện nhanh q trình điện khí hố nơng thơn,
100% số xã có điện.
- Về mặt xã hội: cùng với việc xây dựng cơng trình thủy điện
ĐrâyH’linh2, một số cơng trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh sẽ được xây
dựng như: đường giao thơng, các cơng trình điện, nước… Các cơng trình này

khơng chỉ phục vụ riêng cho cơng trình thủy điện mà cịn mang lại hiệu ích
cho các ngành kinh tế khác cũng như các khu dân cư lân cận. Các hoạt động
dịch vụ sẽ được tăng cường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong thời gian xây
dựng cũng như quá trình vận hành. Dự án sẽ thu hút một số lượng lao động,
trong đó sẽ có nhiều lao động tại chỗ. Một lượng lớn về vật liệu xây dựng,


9

nông sản, thực phẩm ở địa phương sẽ được tiêu thụ làm tăng thêm mức luân
chuyển hàng hoá trong địa bàn tỉnh.
1.4. Các số liệu thực tế:
1.4.1. Các thông số chính của dự án:
Bảng 1.2 Thơng số chính của dự án sau khi đưa dự án vào khai thác
TT
1
2
3
4
5
6

Thông số
Mực nước dâng bình thường MNDBT
Mực nước chết MNC
Cột nước tính tốn Htt
Cơng suất lắp máy Nlm
Số tổ máy
Cơng suất mỗi tổ


Đơn vị
m
m
m
MW
tổ
MW

Số lượng
302
299
18,5
16
2
8

7

Điện lượng trung bình năm Eo

106kWh

78

8

Chi phí xây lắp

106 đồng


58.270

9

Chi phí mua sắm thiết bị

106 đồng

73.378

6

10 Chi phí khác

10 đồng

14.822

11 Lãi vay

106 đồng

7.863

106 đồng

154.333

Tổng giá trị đầu tư (bao gồm cả thuế VAT)


1.4.2. Các hạng mục cơng trình chính:
- Đập dâng nước và đập tràn xả lũ: cơng trình đã có của Thủy điện
ĐrâyH’linh 1.
- Kênh dẫn vào: kênh hở, mặt cắt hình thang, đoạn kênh đất dài 152m,
đoạn kênh có gia cố mái dài 263m.
- Bể áp lực: bằng bê tông cốt thép, dài 28,9 m, rộng từ 6m lên 12m.
- Cửa lấy nước: kiểu hở, bằng bê tơng cốt thép, cửa bố trí lưới chắn rác,
cửa van, thiết bị đóng mở, chiều rộng 19,67m, dài 23,84m.
- Đường ống áp lực: gồm 2 ống bằng thép, đường kính 4,5m, chiều dày
đường ống thay đổi từ 16mm đến 24mm, chiều dài ống 41,5m, bê tông bảo vệ
dày 50cm


10

- Nhà máy thủy điện: gồm có phần ngầm và phần hở. Phần ngầm từ cao
trình 271,2m đến 292,0m có kết cấu bằng bê tông cốt thép. Phần hở từ cao
trình 292,0m đến cao trình 305m, gian chính có kích thước 14 x 41,81m, gian
phụ có kích thước 5,5 x 41,81m, kết cấu bằng bê tông cốt thép, xây bao bằng
tường gạch, vì kèo thép mái lợp tơn. Trong nhà máy bố trí 2 tuốc bin thủy lực
kaplan, trục đứng, công suất mỗi tổ 8 MW.
- Kênh xả bằng bê tơng cốt thép có chiều dài 108,3m, chiều rộng 23,2m.
- Trạm phân phối điện ngồi trời: bố trí phía bờ trái nhà máy, kích thước
trạm: 25x38m.
- Đường dây dẫn điện dài 1,1 km, cấp điện áp 35kV, mạch kép.

Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH DỰ ÁN
2.1. Các chỉ tiêu phân tích kinh tế, tài chính:
Để phân tích kinh tế, tài chính của dự án, cần xác định các chỉ tiêu kinh
tế, tài chính, thơng thường xác định các chỉ tiêu sau:

2.1.1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV):
Giá trị hiện tại ròng là hiệu số của giá trị hiện tại của dòng tiền vào và
giá trị hiện tại của dịng tiền ra.
Cơng thức tính NPV như sau:


11

n

Bt

t
t 0 (1  r )

NPV 

n

Ct

 (1  r )
t 0

t

- NPV > 0: dự án lời
- NPV < 0: dự án lỗ
- NPV = 0: dự án không lời, không lỗ
Chỉ tiêu NPV cho biết tổng hiện giá của tiền lời sau khi đã hoàn đủ vốn.

Khi cần so sánh các phương án thì phương án nào có NPV > 0 mà càng
lớn thì càng tốt.
Ưu nhược điểm của phương pháp NPV:
Ưu điểm:
- Cho biết tổng hiện giá của tiền lời sau khi đã hồn vốn.
- Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian.
- Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
- Có thể tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các chỉ
tiêu: doanh thu, chi phí và trị số của suất chiết khấu.
- Có thể tính đến nhân tố rủi ro thơng qua mức độ tăng trị số của chiết
khấu.
- Có thể so sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau với điều kiện lãi
suất đi vay và lãi suất cho vay bằng nhau một cách gần đúng.
Nhược điểm:
- NPV chỉ cho biết dự án lời hay lỗ và số tiền lời bằng bao nhiêu nhưng
chưa cho biết mức độ sinh lợi của bản thân dự án.
- NPV tính ra sẽ là một hằng số có giá trị như một trị ngẫu nhiên, chưa
thấy được quy luật, mới chỉ biết kết quả chưa cho biết hiệu quả.
- Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của suất
chiết khấu, trong khi việc xác định chính xác suất chiết khấu là rất khó khăn.
- Thường nâng đỡ các phương án có vốn đầu tư ít và ngắn hạn.


12

2.1.2. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return - IRR):
IRR của dự án bằng tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0,
nghĩa là:
n


n

Bt
NPV 

t
t 0 (1  r )

Ct

 (1  r )
t 0

t

0

Giải phương trình trên tìm được IRR bằng cách gần đúng như sau: cho
một trị số IRRa bất kỳ sao cho NPVa > 0, IRRb sao cho NPVb < 0. IRR được
suy ra gần đúng theo công thức sau:
IRR IRRa  ( IRRb  IRRa )

NPVa
NPVa  NPVb

IRR là một lãi suất phân biệt đâu là vùng lời (NPV > 0) và đâu là vùng
lỗ (NPV < 0) của dự án trong cả thời hạn đầu tư.
Hình 2.1 Đồ thị biễu diễn mối quan hệ của IRR và NPV
NPV
+


(+)

IRR

0

i%
(-)

-

IRR là khả năng cho lãi của dự án, là lãi suất lớn nhất có thể vay vốn để
đầu tư mà không bị lỗ. Lãi suất này không phải do chủ đầu tư lựa chọn, mà bản
thân dự án tự cân đối mà có. Để đánh giá dự án, trước hết tính IRR của nó rồi so
sánh với lãi suất hàng năm. Nếu dự án phải chịu lãi suất lớn hơn IRR thì dự án
đã lỗ, khơng nên đầu tư. Nếu IRR lớn hơn lãi suất tiền vay thì dự án là đáng giá.
Phương án đáng giá khi thỏa mãn điều kiện:
IRR ≥ MARR
Trong đó: MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được


13

Khi cần so sánh các phương án của một dự án, nếu NPV lớn hơn vẫn chưa
kết luận được, lúc này tính tiếp IRR, phương án nào có IRR lớn hơn sẽ được lựa
chọn.
Ưu nhược điểm của phương pháp IRR:
Ưu điểm:
- Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và tính tốn cho

cả đời dự án.
- Trị số IRR được xác định dưới dạng tỉ số tương đối và có thể so với một
chỉ số hiệu quả.
- Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan, do
đó tránh được việc định suất chiết khấu rất khó chính xác như khi dùng chỉ tiêu
NPV.
- Có thể tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ
tiêu của dịng thu chi qua các năm.
Nhược điểm:
- Khó ước lượng các chỉ tiêu cho cả đời dự án.
- Phương pháp này nâng đỡ các dự án ít vốn đầu tư, ngắn hạn, có tỷ suất
doanh lợi cao so với các dự án tuy cần nhiều vốn, dài hạn, có tỷ suất sinh lời thấp
nhưng hiệu số thu chi cả đời dự án cao.

2.1.3. Chỉ số lợi ích/chi phí (Benefit Cost Ratio - B/C):
Chỉ số lợi ích/chi phí là thương số của giá trị hiện tại của dòng tiền vào
chia cho giá trị hiện tại của dịng tiền ra.
Cơng thức tính:
n

Bt

 (1  r )

B / C  t n0

Ct

 (1  r )
t 0


t

t


14

Dự án đáng giá khi B/C > 1. Tỷ số B/C càng lớn càng hiệu quả.
2.2. Phân tích kinh tế, tài chính:
Khi đánh giá tính hiệu quả của một dự án thì dự án sẽ được xem xét dưới
hai khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính. Khi phân tích hiệu quả
kinh tế: dự án được xem xét trên quan điểm lợi ích của quốc gia, của vùng;
phân tích kinh tế - xã hội của dự án để phục vụ đánh giá tính hiệu quả của dự
án dưới quan điểm của Nhà nước. Còn hiệu quả tài chính thì dự án được xem
xét trên quan điểm của nhà đầu tư bỏ vốn ra để thực hiện dự án, xem xét dự
án có đem lại lợi ích cho nhà đầu tư hay không. Do việc đánh giá hiệu quả
đầu tư của dự án là căn cứ trên hai cơ sở: phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu
quả tài chính nên dự án có thể thuộc các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính đều đạt.
- Trường hợp 2: Chỉ tiêu kinh tế đạt, chỉ tiêu tài chính khơng đạt.
- Trường hợp 3: Chỉ tiêu kinh tế không đạt, chỉ tiêu tài chính đạt.
- Trường hợp 4: Chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính đều khơng đạt.
Trường hợp 1 là phương án có tính khả thi, nên đầu tư. Trường hợp 2
nếu muốn thu hút Nhà đầu tư thì Nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ khác
như giảm thuế, ưu đãi về vốn vay…Trường hợp 3 nếu muốn được đầu tư thì
Nhà đầu tư phải có các hoạt động bổ sung nhằm đem lại lợi ích cho cộng
đồng, xã hội nhằm thuyết phục sự cho phép đầu tư của Nhà nước. Trường hợp 4
không nên đầu tư vì dự án khơng có tính khả thi.
2.2.1. Phân tích tài chính:

Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng của dự án. Phân tích
hiệu quả tài chính nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm
của nhà đầu tư. Từ đó sẽ quyết định có nên đầu tư vào dự án này hay khơng, nếu
đầu tư thì sẽ có định hướng về phương thức huy động vốn, các cơ chế tài chính


15

để dự án đạt được mức sinh lợi hợp lý, bảo đảm cho dự án hoạt động bền vững,
lâu dài và hiệu quả.
Phân tích tài chính dự án cần xác định các chỉ tiêu sau:
- Tỷ số lợi ích/Chi phí tài chính (B/C).
- Tỷ lệ hồn vốn nội tại về tài chính (FIRR%)
- Giá trị hiện tại rịng tài chính (NPV).
Trong phân tích tài chính của một dự án thường thực hiện theo 2 quan
điểm: phân tích tài chính quan điểm Chủ đầu tư và phân tích tài chính theo quan
điểm Tổng đầu tư.
2.2.1.1. Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư:
Phân tích theo quan điểm Chủ đầu tư là phương pháp khi phân tích phải
tính nguồn vốn vay. Vì vậy, các chi phí trả lãi được xem như chi phí dự án và kế
hoạch trả nợ gốc lẫn lãi sẽ được đưa vào dịng tiền phân tích tài chính. Yêu cầu
đối với nội dung phân tích tài chính gồm các chỉ tiêu tài chính được thể hiện ở 3
bảng biểu sau:
- Bảng đánh giá hiệu quả tài chính.
- Bảng báo cáo thu nhập.
- Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng vay trả.
Bảng đánh giá hiệu quả tài chính:
Mục đích của bảng đánh giá hiệu quả tài chính để xác định các chỉ tiêu tài
chính của dự án. Các chỉ tiêu được xác định căn cứ vào các thơng số sau:


Dịng chi (Chi phí C):
- Vốn đầu tư của chủ đầu tư.
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Thuế các loại (trừ thuế VAT).
- Trả gốc và lãi vay.
- Chi phí khác: chi phí liên quan đến cơng trình đa mục tiêu, lợi dụng
tổng hợp nguồn nước.


16

Dịng thu (lợi ích B) gồm có:
- Doanh thu bán điện.
- Các lợi ích khác.
- Trợ giá (nếu có).
Bảng báo cáo thu nhập:
Bảng báo cáo thu nhập sử dụng để xác định giá trị thu nhập ròng của dự
án, bảng này thể hiện các yếu tố doanh thu, chi phí và thu nhập ròng cho từng
năm trong cả đời của dự án.
Nguồn thu ròng = thu nhập trước thuế - thuế thu nhập
Giá trị thu nhập trước thuế = Lợi ích - chi phí
Lợi ích gồm:
- Doanh thu bán điện
- Các lợi ích khác
- Trợ giá (nếu có)
Chi phí bao gồm:
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng
- Chi phí khác
- Khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí trả lãi vay.

Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng vay trả:
Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng vay trả được lập để
đánh giá khả năng cân bằng thu chi theo từng năm trong cả đời sống của dự
án. Bảng này thể hiện các yếu tố nguồn vốn, sử dụng vốn và cân bằng vay trả
vốn theo từng năm trong cả đời của dự án.
Cân bằng thu chi = Tổng nguồn vốn - Tổng sử dụng vốn
Tổng nguồn vốn:


17

- Thu nhập rịng (tính từ bảng báo cáo thu nhập)
- Khấu hao tài sản cố định.
- Vốn tự có của doanh nghiệp
- Vốn vay.
Tổng sử dụng vốn:
- Chi phí đầu tư
- Trả gốc vốn vay.
2.2.1.2. Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư:
Phân tích theo quan điểm Tổng đầu tư là phương pháp mà khi đó nhà
đầu tư xem như đã có nguồn vốn thực hiện dự án, trong phương pháp này,
khơng có dịng tiền biểu thị lãi vay trong số liệu phân tích. Tổng mức đầu tư
trong phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư sẽ lớn hơn khi phân tích
tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư vì theo quan điểm Chủ đầu tư cịn có bổ
sung thêm phần lãi vay sinh ra từ các nguồn vốn.
Giá trị khấu hao tài sản cố định trong phân tích theo quan điểm Chủ đầu
tư thường lớn hơn vì tổng mức đầu tư dự án tính theo quan điểm Chủ đầu tư
bắt đầu vào sản xuất lớn hơn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp trong tính tốn theo quan điểm Chủ đầu tư
thường bé hơn vì đã có kể thêm các chi phí do lãi vay các nguồn vốn và giá trị

khấu hao lớn hơn trong dòng tiền chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về nguyên tắc chỉ tiêu tài chính tính theo quan điểm tổng đầu tư phản
ánh trung thực về tính hiệu quả của bản thân dự án. Phân tích tài chính theo
quan điểm Chủ đầu tư thì các chỉ tiêu khơng những phụ thuộc vào hiệu quả
của bản thân dự án mà còn phụ thuộc vào các chính sách ưu đãi về các nguồn
vốn vay. Các chính sách ưu đãi về vốn vay, các chính sách thuế đã làm lệch
chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả về tài chính của bản thân dự án.
2.2.2. Phân tích kinh tế:


18

Phân tích hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự
án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế là
cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư vào dự án
hay khơng, hoặc có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích thực hiện dự án.
Nội dung của phân tích kinh tế dự án bao gồm các cơng việc như sau:
Phân tích kinh tế dự án nhằm đánh giá các chỉ tiêu sau:
- Tỷ số Lợi ích/Chi phí kinh tế (Bk/Ck)
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại kinh tế (EIRR %)
- Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVk)
Các thơng số chính trong phân tích kinh tế dự án đầu tư cơng trình thủy
điện gồm:
2.2.2.1. Dịng chi kinh tế:
Dịng chi của dự án bao gồm toàn bộ các khoản chi liên quan để hoàn
thành dự án hoặc các bên phải bỏ ra, gồm:
- Vốn đầu tư (I): là tổng chi phí đầu tư để xây dựng cơng trình.
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Chi phí khác: chi phí liên qua đến cơng trình đa mục tiêu, lợi dụng tổng
hợp nguồn nước.

2.2.2.2. Dòng thu kinh tế:
- Doanh thu bán điện.
- Các lợi ích khác, ví dụ như lợi ích thu do cơng trình đa mục tiêu…
2.2.3. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế
2.2.3.1. Xét về mặt quan điểm:
- Phân tích tài chính chỉ xét trên góc độ của nhà đầu tư, phân tích kinh tế
xuất phát từ lợi ích của tồn xã hội.


19

- Mục tiêu của nhà đầu tư là đạt được tối đa lợi nhuận, thể hiện trong
phân tích tài chính, mục tiêu của của xã hội là tối đa phúc lợi được thể hiện
trong phân tích kinh tế.
Vì vậy, một dự án có thể có lợi nhuận rất lớn cho chủ đầu tư nhưng
không được phép đầu tư do không đảm bảo điều kiện mang lại phúc lợi cho
xã hội. Do đó, khi lập dự án đầu tư thì trước tiên tiến hành phân tích tài chính
dự án để xem dự án có mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư khơng, sau đó phải
tiến hành phân tích kinh tế dự án, đây là căn cứ để cơ quan Nhà nước cấp giấy
phép đầu tư cho dự án.
2.2.3.2. Xét về phương pháp tính tốn:
Do quan điểm tính tốn khác nhau nên dẫn đến phương pháp tính trong
phân tích kinh tế và tài chính cũng khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có
những mối liên hệ mật thiết vì những số liệu đầu vào của chúng nói chung là
giống nhau. Phương pháp tính tốn trong phân tích tài chính và phân tích kinh
tế có những điểm khác biệt như sau:
- Các loại thuế mà dự án nộp cho Nhà nước là một loại chi phí đối với
nhà đầu tư nhưng lại là một khoản thu đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy
nhiên, Nhà nước thu thuế để tái đầu tư trong các lợi ích chung cho tồn xã hội
nên xét trên phạm vi tồn xã hội thì thuế khơng tạo ra hay mất đi giá trị nào

cả. Vì vậy, khi phân tích kinh tế dự án khơng xét đến giá trị thuế. Đối với
phân tích tài chính phải đưa các giá trị thuế vào dịng tiền vì đây là chi phí chủ
đầu tư phải bỏ ra.
- Trong phân tích kinh tế vấn đề nguồn vốn không ảnh hưởng đến chỉ
tiêu đánh giá vì khi xét đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân thì tiền này
khơng tạo ra hay mất đi mà chỉ chuyển từ người này sang người khác.
2.2.4. Phân tích rủi ro



×