Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương mai việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ VĂN VIÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU
NHẬP PHI TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ VĂN VIÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU
NHẬP PHI TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHAN THỊ LINH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi: Vũ Văn Viên hiện có mã số sinh viên 020122200167 học lớp 22CHB1 chuyên
ngành tài chính ngân hàng- Mã số: 8 34 02 01, tôi cam đoan đề tài luận văn Mối quan
hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương
mai việt nam là tôi trực tiếp viết, dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Phan Thị Linh và đề
tài chưa được công bố hoặc nghiên cứu từ ai khác. Tơi cam đoan và chịu hồn tồn
trách nhiệm về nội dung trên.


ii

LỜI CẢM ƠN

Tơi: Vũ Văn Viên hiện có mã số sinh viên 020122200167 học lớp 22CHB1 chuyên
ngành tài chính ngân hàng- Mã số: 8 34 02 01, Tôi chân thành cảm ơn tồn thể thầy
cơ trường đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chi Minh đã luôn chỉ dạy, hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường và đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Phan Thị Linh đã
nhiệt tình hướng dẫn tận tình trong thời gian hướng dẫn viết luận văn, tôi cũng cảm
ơn thầy Cao Ngọc Văn luôn cung cấp các thông tin mới cho lớp và cá nhân tơi. Tơi
cũng cám ơn lớp trưởng, lớp phó cũng như tồn bộ thành viên trong lớp ln hỗ trợ
đồng hành cùng tôi trong lớp.



iii

TÓM TẮT

Tên tiêu đề: Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại
các ngân hàng thương mai Việt Nam.
Nội dung:
Thu nhập lãi cận biên và phương pháp ước lượng thu nhập lãi cận biên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên.
Thu nhập phi truyền thống và phương pháp ước lượng thu nhập phi truyền thống.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng hai mơ hình nghiên cứu: Mơ hình 1 đánh giá tác
động của thu nhập phi truyền thống đến thu nhập lãi cận biên và mơ hình 2 đánh giá
tác động của thu nhập lãi cận biên đến thu nhập phi truyền thống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập phi truyền thống và thu nhập nhập lãi cận biên
có tác động qua lại lẫn nhau.
Bài khuyến nghị các Ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ nên mở rộng các hoạt động
phi truyền thống để gia tăng đòn bẩy hoặc điều phối chiến lược kinh doanh trong thời
kỳ kinh tế suy thối nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận
Từ khóa:
Thu nhập lãi cận biên
Thu nhập phi truyền thống


iv

SUMMARY
Title: Relationship between marginal interest income and non-traditional income at
Vietnamese commercial banks.
Content:
Marginal interest income and methods for estimating marginal interest income.

Factors affecting marginal interest income.
Non-traditional income and non-traditional income estimation methods.
The research method uses two research models: Model 1 assesses the impact of nontraditional income on marginal interest income and model 2 evaluates the impact of
marginal interest income on non-traditional income. system.
Research results show that non-traditional income and marginal interest income have a
reciprocal effect.
The article recommends that Vietnamese commercial banks should only expand nontraditional activities to increase leverage or coordinate business strategies during
economic downturn to pursue profit goals.
Key word:
Marginal interest income
Non-traditional income


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM VN

Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

NIM

Net interest Margin

NII

Non interest income

COVID


Coronavirus Disease 2019

WTO

World Trade Organization

ROA

Return on Asset

SYSGMM

System Generalized
Moments

Method

Of


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. ix

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 1
1.1.

Lý do nghiên cứu: .................................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................................... 4

1.6.

Đóng góp của đề tài: ................................................................................................................ 5

1.7.

Kết cấu luận văn: ...................................................................................................................... 5


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................... 7
2.1.

Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và phương pháp ước lượng thu nhập lãi cận biên.... 7

2.1.1.

Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: ......................................................................... 7

2.1.2.

Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: ........................................................ 8

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên: ............................................................ 9

2.1.4.

Các nghiên cứu liên quan đến hệ số NIM ở Việt Nam: ................................................. 15

2.2.

Khái niệm về thu nhập phi truyền thống và phương pháp ước lượng thu nhập phi truyền

thống 17
2.2.1.


Khái niệm về thu nhập phi truyền thống: ....................................................................... 17


vii
2.2.2.

Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập phi truyền thống: .............................................. 17

2.2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống:........................................... 18

2.2.4.

Các nghiên cứu liên quan đến hệ số NIM ở Việt Nam: ................................................. 21

2.3.

Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi

truyền thống ........................................................................................................................................ 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 28
3.1.

Thiết lập mơ hình nghiên cứu ................................................................................................. 28

3.2.


Thu thập dữ liệu nghiên cứu................................................................................................... 35

3.3.

Phương pháp ước lượng ......................................................................................................... 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 40
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 41
4.1.

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu .............................................................................................. 41

4.2.

Mô tả thống kê các biến: ........................................................................................................ 46

4.3.

Phân tích tương quan ............................................................................................................. 47

4.4.

Kết quả uớc lượng mơ hình hồi quy....................................................................................... 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 57
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 58
5.1.


Kết luận đề tài ........................................................................................................................ 58

5.2.

Các khuyến nghị dành cho NHTM VN: ................................................................................ 58

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i
PHỤ LỤC ................................................................................................................... xi


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê các biến trong mô hình 1 và mơ hình 2 ..................................... 46
Bảng 4.2: Ma trận tương quan mơ hình 1 ................................................................... 47
Bảng 4.3: Ma trận tương quan mơ hình 2 ................................................................... 48
Bảng 4.4 : Ma trận tương quan mơ hình 3 .................................................................. 50
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mơ hình 1 và mơ hình 2 bằng phương pháp
SYSGMM ................................................................................................................... 51
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Granger cho biến NIM tới NII .................................... 55
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Granger cho biến NII tới NIM ................................... 55


ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô lớn ................................ 41
Biểu đồ 4.2: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mơ trung bình .................... 42
Biểu đồ 4.3: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô nhỏ ............................... 43
Biểu đồ 4.4: Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô lớn ........................ 44
Biểu đồ 4.5: Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mơ trung bình ............ 44
Biểu đồ 4.6: Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô nhỏ ....................... 45


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu:
Theo Allen và Santomero (2001) chi phí giao dịch và thơng tin bất cân xứng
cung cấp các nền tảng của các trung gian tài chính. Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ
của nền kinh tế tồn cầu và cơng nghệ đã tác động đáng kể đến hoạt động của các
ngân hàng thương mại (NHTM). Trên cơ sở đó, ngày 01/03/2012 thủ tướng chính
phủ đã ban hành quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015. Các NHTM trong nước đã thực hiện
tích cực những biện pháp cải cách hành chính, cơ cấu và công nghệ nhằm gia tăng
hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của họ. Mặt khác, Allen và Santomero
(2001) cũng cho rằng sự thay đổi mạnh mẽ của cơng nghệ đã làm giảm đáng kể chi
phí giao dịch và thông tin bất cân xứng. Điều này làm tầm quan trọng của các hoạt
động truyền thống của ngân hàng như nhận tiền gửi và cho vay đã bị giảm bớt, những
thay đổi này cũng thay đổi về bản chất thu nhập cốt lõi của ngân hàng.
Theo Golin và Delhaise (2013) thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin-NIM)
là biên độ được tính trong một khoản thời gian một quý hoặc một năm được thể hiện
bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi trên tổng tài sản. NIM là chỉ tiêu hữu
ít trong việc đo lường những thay đổi và đánh giá xu hướng thu nhập lãi giữa các

ngân hàng. NIM là một trong những thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả
tài chính đối với các NHTM. Do đó, NIM là tỷ số hữu hiệu để tìm hiểu sự ảnh hưởng
của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả của NHTM. Tuy nhiên,
áp lực từ cạnh tranh giữa các NHTM và các cơng ty tài chính hiện nay làm giảm tỷ lệ
lợi nhuận từ hoạt động cho vay truyền thống. Các NHTM cố gắng bù đắp sự sụt giảm
này khi gia tăng các khoản thu nhập từ phí hay còn gọi là thu nhập phi truyền thống
hoặc thu nhập ngoài lãi (Non Interest Income-NII).
Theo Clark và Siems (2002) thu nhập phi truyền thống do ngoại bảng tạo ra bao
gồm các hoạt động thu phí giao dịch, đầu tư, phí mơi giới, phí dịch vụ, hoa hồng bảo
hiểm, lợi nhuận ròng từ việc bán tài sản, thu nhập ủy thác, chứng khốn, phí dịch vụ
trên tài khoản tiền gửi, các giao dịch nước ngoài và các thu nhập khác. Những thay


2

đổi về quan điểm quản lý và chính sách điều hành của các NHTM là cơ sở nền tảng
của sự thay đổi mục tiêu từ các khoản thu nhập truyền thống sang các hoạt động thu
nhập phi truyền thống.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa NIM và NII chỉ ra nhiều kết quả khác nhau.
Nghiên cứu của Davis và Tuori (2000) cho rằng sự chuyển hướng sang các hoạt động
phi truyền thống có lợi cho các ngân hàng ở hầu hết các quốc gia vì nó gia tăng NIM.
Việc loại bỏ các hạn chế về địa lý cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động
ngoại bảng mới. Mặt khác, Angbazo (1997) cho rằng các hoạt động phi truyền thống
có thể tạo ra NIM cao hơn thơng qua các khoản phí ngân hàng nhằm bù đắp hạn mức
tín dụng. Trong khi đó nghiên cứu của Valverde và Fernández (2007) cho rằng NIM
và NII có mối quan hệ tiêu cực. Sự thay đổi mục tiêu sang các hoạt động phi truyền
thống đòi hỏi các NHTM giảm nhẹ hoạt động truyền thống. Nghiên cứu của T. D. Le
(2017) cho rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa NIM và NII khi nghiên cứu 30
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu được
thực hiện trong khoản thời gian nền kinh tế ổn định và chưa xuất hiện dịch bệnh

COVID, làm các NHTM Việt Nam phải điều chỉnh đáng kể chính sách của họ. Tóm
lại, các hoạt động nghiên cứu trước đây chủ yếu đến tác động của NII đến NIM, trong
khi đó các nghiên cứu về tác động ngược lại của NIM đến NII còn hạn chế đối với
các NHTM VN.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất thể giới.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Stewart, Matousek, và Nguyen (2016) do thị trường
vốn tương đối kém phát triển nên hệ thống NHTM Việt Nam được xem là xương
sống của nền kinh tế. Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World
Trade Organization-WTO) năm 2007 nhiều NHTM nước ngoài đã được cấp phép
hoạt động ở Việt Nam. Theo P. A. Nguyen và Simioni (2015) cho rằng điều này dẫn
đến sự canh tranh gay gắt về các hoạt động truyền thống như vay vốn và huy động
tiền gửi, dẫn đến làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các NHTM trong nước. Các NHTM
trong nước đã thực hiện các hoạt động đa dạng hóa, tách khỏi các hoạt động truyền
thống sang các hoạt động phi truyền thống. Hiện nay, sự phát triển về cơng nghệ
nhanh chóng, kèm theo dịch COVID đã thay đổi đáng kể các hoạt động của NHTM.


3

Do đó, một nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa NIM và NII là cần thiết trong
bối cảnh hiện nay. Mối quan hệ giữa NIM và NII có ý nghĩa quan trọng đối với chiến
lược kinh doanh và chính sách quản lý. Nếu mối quan hệ giữa NII và NIM là đồng
biến thì việc các NHTM chuyển hướng sang các hoạt động phi truyền thống là có lợi
cho các ngân hàng vì nó góp phần cải thiện NIM. Nói cách khác là các NHTM hoạt
động tốt có mức NII và NIM cao. Do đó, các NHTM có thể tham gia vào các thị
trường mới và các quy định hạn chế các hoạt động của NHTM khơng cịn cần thiết,
điều này cũng có thể giúp các NHTM cạnh tranh hiệu quả hơn đối với các tổ chức tài
chính phi ngân hàng. Mặt khác, nếu mối quan hệ giữa NII và NIM là tiêu cực thì các
NHTM có thể tập trung các hoạt động thu lợi truyền thống, kiểm soát chặt các chính
sách tăng trưởng thu nhập ngoại bảng để giảm phân tán nguồn lực không hiệu quả.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Làm rõ mối quan hệ giữa NIM và NII của các NHTM Việt Nam. Qua đó, đề
xuất các giải pháp liên quan đến NIM và NII nhằm giúp các NHTM Việt Nam gia
tăng hiệu quả hoạt động khi cân đối giữa các hoạt động truyền thống và phi truyền
thống.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Tìm bằng chứng về mối quan hệ giữa NIM và NII của các NHTM Việt Nam.
(2) Đánh giá mối quan hệ giữa NIM và NII đối với các NHTM Việt Nam là tích
cực hay tiêu cực.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa NIM và NII đối với các NHTM Việt Nam?
Mối quan hệ giữa NIM và NII là tích cực hay tiêu cực?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa NIM và NII.
Phạm vi nghiên cứu:


4

Đề tài chọn mẫu 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020. Số liệu
được thu thập dựa trên báo cáo tài chính của các NHTM. Với số lượng mẫu được
chọn đề tài kỳ vọng bao quát được các NHTM Việt Nam và số liệu có tính chính xác
cao do được thu thập thơng qua các báo cáo tài chính được kiểm toán.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mơ hình nghiên cứu được
ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp SYSGMM (System Generalized Method
Of Moments) để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mơ hình ước lượng. Theo Green
(2012) hiện tượng nội sinh xuất hiện do 4 nguyên nhân sau:

i. Thiếu vắng biến độc lập trong mơ hình và do đó phần giải thích của biến này sẽ
nằm ở sai số của mơ hình ước lượng. Khi đó có mối tương quan chặt giữa biến độc
lập và phần dư.
ii. Hiệu ứng phản hồi.
iii. Các hiệu ứng động.
iv. Thiết kế mẫu nội sinh.
Gujarati (2009) cho rằng các biến nội sinh xuất hiện trong mơ hình sẽ làm sai
lệch các kết quả ước lượng của OLS. Các phần dư sẽ không tương quan với các biến
phụ thuộc. Theo nghiên cứu của Ahamed (2017) cho rằng: (i) vì các giá trị trong q
khứ có thể ảnh hưởng tới giá trị hiện tại của các biến, cụ thể là biến lợi nhuận và chất
lượng tài sản; (ii) vì các biến giải thích có thể khơng hồn tồn là ngoại sinh. Nói
cách khác, giá trị các biến giải thích trong mơ hình phụ thuộc vào các biến khác trong
mơ hình. Đa dạng hóa thu nhập mang lại lợi nhuận cho ngân hàng phụ thuộc vào chất
lượng tài sản của các ngân hàng, do đó tồn tại tính không đồng nhất trong phép đo
lường lợi nhuận của các ngân hàng, làm rõ mối quan hệ giữa thu nhập phi lãi và thu
nhập lãi cận biên. Theo nghiên cứu của Laeven và Majnoni (2003) và nghiên cứu
của Baele, De Jonghe, và Vander Vennet (2007) đã đưa ra bằng chứng về vấn đề nội
sinh giữa NIM và NII. Vấn đề nội sinh sẽ được kiểm soát hiệu quả với phương pháp
SYSGMM. Cuối cùng, đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra nhân quả Granger để
kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa NIM và NII.


5

1.6. Đóng góp của đề tài:
Nghiên cứu bổ sung bằng chứng sự đánh đổi giữa mục tiêu tập trung hoạt động
truyền thống và phi truyền thống đối với NHTM. Nghiên cứu đề xuất giải pháp trong
hoạch định chính sách và mục tiêu quản trị của các nhà quản lý ngân hàng.
1.7. Kết cấu luận văn:
Chương 1: Giới Thiệu nghiên cứu

Chương 1 trình bày các vấn đề lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp
của kết quả nghiên cứu.
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng quan nghiên cứu
Chương 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong và
ngoài nước được thực hiện trước đó. Các nghiên cứu liên quan được trình bày là lý
thuyết về NIM và NII, các nghiên cứu về mối quan hệ của NIM và NII.
Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương 3 trình bày mơ hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm
đã được trình bày ở chương 2. Ngồi ra, chương này cũng trình bày cách thức thu
thập dữ liệu nghiên cứu, xây dựng các giả thiết nghiên cứu. Cuối cùng, chương này
trình bày phương pháp ước lượng phù hợp cho mơ hình hồi quy.
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu
Chương 4 trình bày kết quả ước lượng được từ mơ hình đã được đề xuất ở
chương 3. Ngồi ra thực trạng NIM, NII của các NHTM VN cũng được trình bày
trong chương này bằng thống kê mô tả dữ liệu.
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị
Chương cuối cùng trình bày kết luận thu được từ nghiên cứu. Ngoài ra, chương
này cũng trình bày các kiến nghị đối với NHTM VN. Các kiến nghị này được kỳ vọng
sẽ giúp các NHTM VN có chính sách phù hợp để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Cuối
cùng, chương này cũng trình bày các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp
theo.


6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương một trình bày về các vấn đề căn bản như lý do chọn đề tài, tính cấp
thiết của đề tài. Qua đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được làm rõ thông qua mục
tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể. Phương pháp nghiên cứu, mẫu quan sát và mơ

hình nghiên cứu cũng được trình bày nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả
thiết liên quan. Cuối cùng, chương một trình bày cấu trúc của đề tài nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và phương pháp ước lượng thu
nhập lãi cận biên
2.1.1.

Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:

Các ngân hàng có hai nguồn thu nhập chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập phi
truyền thống. Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa lãi thu được và lãi phải trả. Thu
nhập phi truyền thống bao gồm phí và lệ phí và thu nhập từ các hoạt động khác như
kinh doanh ngoại hối. Tổng thu nhập là tổng thu nhập từ lãi và thu nhập phi truyền
thống. Tổng thu nhập được kỳ vọng sẽ trang trải chi phí theo thời gian và mang lại lợi
tức hợp lý nếu các ngân hàng hoạt động tốt. Thu nhập lãi là kết quả của sự thay đổi
giữa phí cho vay và trả tiền gửi. Chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của tiền lãi nhận
được và tiền lãi phải trả là thu nhập lãi thuần. Lãi cận biên là tỷ lệ thu nhập lãi ròng so
với tài sản sinh lãi.
Thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin-NIM) được định nghĩa là thu nhập lãi
trừ chi phí lãi trên tổng tài sản (Heffernan & Fu, 2008; Kosmidou, Tanna, & Pasiouras,
2005; San & Heng, 2013). Thu nhập lãi được đề cập là các khoản thu nhập mà ngân
hàng thu được từ tài sản như tiền lãi từ việc khoản cho vay, thấu chi và tài trợ thương
mại. Các khoản chi phí lãi vay là số tiền trả lãi của ngân hàng cho các khoản nợ của
mình liên quan đến các khoản tiền tiết kiệm trong tài khoản của cá nhân hoặc doanh

nghiệp và các tài khoản tiền gửi của các ngân hàng khác. Hoạt động truyền thống của
ngân hàng liên quan đến việc thu tiền gửi và cho vay, qua đó ngân hàng trả cho người
gửi tiền với lãi suất thấp hơn và sử dụng số tiền đó để cho vay với mức lãi suất cao hơn.
Do đó, chỉ số NIM càng cao cho thấy hiệu suất sinh lời của ngân hàng càng cao với
điều điện chất lượng tài sản được duy trì tốt. Nếu tài sản của ngân hàng có chất lượng
kém, điều đó có nghĩa là ngân hàng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ cao hơn, thu nhập từ
lãi sẽ giảm trong khi các khoản chi phí dự phịng tăng lên, do đó làm giảm lợi nhuận
của ngân hàng. Tuy nhiên, theo lý thuyết risk-return được Bowman (1980) trình bày
trong nghiên cứu của mình thì rủi ro khơng hồn tồn có mối quan hệ đồng biến với lợi


8

nhuận. Nghiên cứu của ơng đã phân tích 85 ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và đánh
giá mối quan hệ giữa rủi ro của doanh nghiệp và lợi nhuận của họ. Giải thích cho sự
phát hiện bất thường này, nghiên cứu đã đưa ra hai lý do. Thứ nhất, các nhà quản lý
giỏi có thể đồng thời tăng rủi ro và giảm lợi nhuận. Các quyết định đúng của nhà quản
lý như phân tính chính xác mơi trường cạnh tranh, chiến lược phù hợp và quy trình thực
hiện chiến lược là cơ chế tạo ra nghịch lý này. Thứ hai, các nhà quản lý giỏi không phải
là người né tránh rủi ro mà trên thực tế họ là là những người tìm kiếm, đánh giá, phân
loại rủi ro và kiểm soát chúng.
2.1.2. Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:
Lãi cận biên của các ngân hàng có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau
tùy thuộc vào mục tiêu phân tích. Lãi cận biên có thể được đo lường theo hai cách, tiên
liệu (ex-ante) và thực tế kỳ hạn (ex-post) (Demie, 2016). Trong trường hợp tiên liệu,
Lãi cận biên là chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay,nghĩa là chênh lệch
giữa lãi suất hợp đồng được tính cho các khoản vay và lãi suất trả cho các khoản tiền
gửi. Trong trường hợp thực tế kỳ hạn, lãi cận biên có thể được tính là chênh lệch giữa
thu nhập lãi và chi phí lãi vay trong kỳ hạn đang xem xét, nghĩa là chênh lệch giữa thu
lãi thực tế của ngân hàng và chi phí lãi thực tế của họ.

Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp thực tế kỳ hạn là phương pháp hữu
ích hơn vì nó cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố khác đến lãi cận biên và phương pháp
này tạo ra kết quả chính xác hơn như là là các ngân hàng có các khoản nợ xấu cao có
rủi ro cao hơn. Ngồi ra, phương pháp tiên liệu có vấn đề về sự khơng nhất qn của
dữ liệu, vì dữ liệu thường có sẵn ở cấp độ tồn ngân hàng tổng hợp, được thu thập từ
các nguồn ngân hàng khác nhau, trong khi đó lãi suất cho vay có và tiền gửi có thể khác
nhau tùy theo hợp đồng. Mặt khác, phương pháp thực tế kỳ hạn có thể có những thiếu
sót của nó, vì thu nhập lãi và trích lập dự phịng tổn thất cho vay có xu hướng hiện thực
hóa trong các khoảng thời gian khác nhau (Ash Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 1999).
Mc dự cú s khỏc biệt này, hai cách tiếp cận có thể được sử dụng để xác định và phân
tích biên lãi rịng trong hệ thống ngân hàng. Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp
thực tế kỳ hạn để ước lượng hệ số NIM, chênh lệch giữa thu nhập từ lãi mà người đi
vay nhận được và chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền tiết kiệm.


9

Theo Angbazo (1997) NIM có cơng thức tính như sau:
𝑁𝐼𝑀 =

Thu nhập lãi thuần
∗ 100
Tổng tài sản sinh 𝑙ã𝑖

Như vậy, biên lãi ròng về cơ bản là một tỷ số tài chínhd được tính từ kết quả só
sanh giữa thu nhập từ lãi so với tài sản, cũng có nghĩa là chênh lệch giữa lãi tiền gửi và
lãi cho vay. Do đó, hệ số NIM có thể được viết lại như sau:
𝑁𝐼𝑀 =

Thu nhập lãi − Chi phí lãi

𝑥100
Tổng tài sản sinh 𝑙ã𝑖

Hệ số NIM cho thấy mức sinh lợi của ngân hàng trong các hoạt động cho vay, đầu
tư và các hoạt động tài trợ khác (Ben Naceur & Goaied, 2008). NIM là tỷ số giữa thu
nhập từ lãi so với tổng tài sản sinh lãi, cũng có nghĩa là tỷ lệ giữa chênh lệch lãi thu
nhập cho vay và lãi tiền gửi. Hệ số NIM cho thấy khả năng quản lý của các ngân hàng
trong việc quản lý tài sản sinh lãi để tạo ra thu nhập lãi thuần.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến NIM là rất nhiều và khác
nhau giữa các quốc gia hoặc cấu trúc sở hữu của ngân hàng. Mức độ ảnh hưởng của
mỗi yếu tố khác nhau giữa các quốc gia do sự khác nhau của các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội và ngân hàng cụ thể. Vai trò quyết định khác nhau của khác nhau cũng
sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đối với tỷ suất lợi nhuận rịng. Do đó, việc xác định các
yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc xác định các ảnh hưởng đến NIM là rất quan
trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành để đưa ra các quyết
định phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thể chế và hiệu quả kinh tế. Nhóm các
yếu tố ảnh hưởng đến NIM có thể được chia thành ba bộ phận: (i) Các yếu tố nội bộ
ngân hàng; (ii) Các yếu tố thuộc ngành ngân hàng; (iii) Các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu của Liebeg và Schwaiger (2006) cho rằng hiểu được các yếu tố tác
động đến NIM có tầm quan trọng từ quan điểm vĩ mô và cả vi mô. Từ góc độ vĩ mơ,
việc các cơ quan quản lý biết rằng các yếu tố làm tác động tích cực hoặc tiêu cực đến
NIM là do các yếu tố vi mô hay vĩ mô rất quan trọng. Nếu một trong những thành phần
tác động chủ yếu đến NIM là lãi suất danh nghĩa thay vì cấu trúc cạnh tranh của hệ
thống NHTM, chính phủ phải tập trung vào các biện pháp quản lý hướng đến mục tiêu


10

ổn định môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để làm giảm chi phí của các tổ chức tài chính

trung gian trong đó có các NHTM. Mặt khác, nếu yếu tố chính tác động đến NIM là
sức mạnh thị trường hay cấu trúc cạnh tranh của hệ thống NHTM, thì cơ quan quản lý
phải ban hành các chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM cũng có sự khác biệt đối với khu vực hoạt động
chủ yếu về địa lý của các NHTM. Hiện nay sự phát triển của công nghệ 4.0 và q trình
tồn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu đã tìm ra bằng
chứng vẫn cịn tồn tại sự khác biệt giữa các yếu tố tác động đến NIM giữa những NHTM
thuộc các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu của
Claeys và Vander Vennet (2008) được thực hiện hiện từ các quốc gia thuộc khối Trung
và Đông Âu (Central và Eastern European countries-CEEC) đã cho rằng có sự khác
biệt đáng kể trong hành vi giữa các ngân hàng thuộc các nước đang phát triển và các
nước phát triển, nghiên cứu kết luận rằng các ngân hàng thuộc các nước đang phát triển
có tỷ lệ NIM tương đối cao hơn so với các nước đang phát triển. Sự khác biệt này chủ
yếu đến từ áp lực cạnh tranh trên thị trường liên ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này
lần nữa được cơng trình của Berger, Molyneux, và Wilson (2020) khẳng định, tuy nhiên
nghiên cứu còn cho rằng điều kiện cạnh tranh ở các thị trường khác nhau và hiệu quả
hoạt động của các NHTM có thể tác động tiêu cực đến NIM. Nghiên cứu của Naceur
(2003) cho rằng giả thuyết hoạt động cấu trúc truyền thống, các ngân hàng có thị trường
tập trung có xu hướng liên kết và chia sẽ thơng tin trong việc thiết lập biên lãi suất
nhằm làm gia tăng lợi nhuận của họ.


Đối với nhóm các NHTM thuộc các quốc gia phát triển:
Nghiên cứu của Angbazo (1997) mở rộng mơ hình nghiên cứu của Ho và Saunders

(1981) khi thêm hai biến rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, dữ liệu được sử dụng trong
nghiên cứu trong giai đoạn những năm 1989 đến năm 1993 của các NHTM ở Hoa kỳ.
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng NIM có mối quan hệ tiêu cực với khả năng thanh
khoản và áp lực cạnh tranh trong ngành, trong khi đó NIM có mối quan hệ tích cực đối
với chất lượng quản lý, sức mạnh thị trường và tổng thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh

đó, nghiên cứu của Saunders và Schumacher (2000) đã áp dụng phương pháp hồi quy
hai bước, dữ liệu nghiên cứu được mở rộng bao gồm hệ thống ngân hàng của Hoa kỳ


11

và dữ liệu ngân hàng của sáu quốc gia Châu Âu trong giai đoạn những năm 1998 đến
1995. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các vấn đề pháp lý và điều kiện kinh tế vĩ mơ
ảnh hưởng có ý nghĩa đối với NIM của các NHTM trong từng quốc gia.
Nghiên cứu của J. n. Maudos và De Guevara (2004) đã có những đóng góp rất lớn
cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NIM. Cụ thể, nghiên cứu của J. n. Maudos
và De Guevara (2004) đã tổng hợp những phân tích và phê bình về mơ hình của Ho và
Saunders (1981), nghiên cứu đã mở rộng mơ hình lý thuyết bằng cách thêm vào biến
chi phí quản lý của ngân hàng. Dữ liệu thực nghiệm nghiên cứu được sử dụng bao gồm
các NHTM thuộc năm quốc gia Châu Âu trong giai đoạn năm 1992 đến năm 2000. Kết
quả nghiên cứu cho rằng chức năng trung gian tài chính của ngân hàng được phản ánh
bằng chi phí hoạt động, đó là việc huy động tiền gửi và cấp tín dụng. Do đó, nghiên
cứu kết luận rằng các ngân hàng phải bù đắp chi phí hoạt động bằng cách tính lãi suất
biên cao hơn. Bên cạnh chi phí hoạt động, nghiên cứu cũng cho rằng lãi suất, rủi ro tín
dụng, hệ số an toàn vốn, lãi suất liên ngân hàng và hiệu quả quản lý có mối quan hệ
tích cực với NIM. Mặt khác, nghiên cứu của Mody và Peria (2004), J. n. Maudos và
De Guevara (2004) cũng cho rằng đội ngũ quản lý của ngân hàng có chất lượng yếu
kèm sẽ áp dụng tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp phần chi phí gia tăng của họ.
Nghiên cứu của Carapella và Di Giorgio (2004) phân tích mối quan hệ giữa bảo
hiểm tiền gửi và lãi suất của 55 quốc gia trong giai đoạn năm 1996 đến năm 2001, cho
thầy bảo hiểm tiền gửi có tác động đến NIM. Kết quả nghiên cứu lần nữa ủng hộ kết
quả ca Asli Demirgỹỗ-Kunt v Detragiache (2002) khi cho rng NIM chịu ảnh hưởng
tích cực bởi bảo hiểm tiền gửi và có mối liên hệ với khủng hoảng ngân hàng cũng như
chiến lược quản lý rủi ro mà các ngân hàng đang áp dụng. Tuy nhiên, tác động giữa
bảo hiểm tiền gửi và hệ số NIM là không rõ ràng. Các nghiên cứu trên đều cho rằng

bảo hiểm tiền gửi sẽ làm tăng biên lãi suất do những người gửi tiền chịu rủi ro thấp
hơn. Tuy nhiên nghiên cứu của Merton (1977) và kết quả nghiên cứu của Keeley (1997)
cho rằng sự tồn tại của bảo hiểm tiền gửi có thể khuyến khích các ngân hàng thực hiện
chiến lược cho vay rủi ro hơn và lúc đó các ngân hàng có thể yêu cầu mức lãi suất cho
vay cao hơn, mặt khác nếu khơng có bảo hiểm tiền gửi lãi suất các khoản tiền gửi có
thể giảm xuống do ảnh hưởng của cạnh tranh. Vì trong trường hợp này, khách hàng gửi


12

tiền sẽ muốn giao dịch với các ngân hàng lớn, khách hàng kỳ vọng rằng các ngân hàng
lớn khó có khả năng phá sản. Mặt khác, điều này sẽ khiến các NHTM quy mô nhỏ hơn
gia tăng lãi suất tiền gửi nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Valverde và Fernández (2007) cũng đã có những đóng góp đáng kể cho mơ hình
ban đầu của Ho và Saunders (1981) khi đã xem xét toàn bộ các hoạt động nội bảng và
ngoại bảng của ngân hàng để đánh giá tác động của chiến lược đa dạng hóa thu nhập
đối với NIM, nghiên cứu đã dùng mơ hình Đầu ra để đánh giá hoạt động của các NHTM
Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho rằng việc đa dạng hóa có tác động tiêu cực đến NIM,
đẫn đến thu hẹp biên lợi nhuận, tuy nhiên sẽ làm các NHTM mở rộng thị phần do các
sản phẩm bán chéo. Đồng thời, nghiên cứu cịn tìm ra bằng chứng tác động tiêu cực
của tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product-GDP) đến
NIM. Hawtrey và Liang (2008) thực hiện nghiên cứu về NIM đối với mẫu là mười bốn
quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation và Development-OECD). Kết quả nghiên cứu cho rằng NIM bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi chất lượng quản lý tại ngân hàng và bị ảnh hưởng tích cực bởi rủi ro tín
dụng và lãi suất liên ngân hàng.
Nghiên cứu của Anbar và Alper (2011) đối với các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn
từ năm 2002 đến năm 2010 cho rằng quy mơ tổng tài sản và NII có ảnh hưởng tích cực
đến NIM. Tuy nhiên, quy mơ cho vay và các khoản nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến
NIM. Ngoài ra, lãi suất thực cao cũng sẽ tác động tích cực đến NIM. Trujillo‐Ponce

(2013) nghiên cứu các NHTM của Tây Ban Nha đã cho rằng NIM chịu sự ảnh hưởng
tiêu cực của lạm phát và sự tập trung thị trường. Sự tập trung thị trường trong nghiên
cứu này được biểu thị bằng chỉ số Herfindahl – Hirschman. Mặt khác, nghiên cứu của
Mirzaei, Moore, và Liu (2013) được thực hiện với 40 ngân hàng của các quốc gia Châu
Âu trong giai đoạn năm 1998 đến năm 2008 đã cho rằng các điều kiện thị trường kém
cạnh tranh hơn sẽ làm các ngân hàng có mức lợi nhuận cao hơn, yếu tố sức mạnh thị
trường ảnh hưởng tiêu cực đến NIM trong điều kiện phân biệt giữa các ngân hàng thuộc
các nền kinh tế mới nổi và các ngân hàng thuộc các nền kinh tế phát triển. Mặt khác,
nghiên cứu của Berger et al. (2020) còn cho rằng mức tăng trưởng của GDP thực có
tác động tiêu cực đến NIM của ngân hàng. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái mức độ tín


13

nhiệm của người đi vay và giá trị thu nhập rịng của họ giảm trong thời kỳ suy thối,
lãi suất cho vay tăng. Mặt khác, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng sẽ có
xu hướng hạ thấp tiêu chuẩn cho vay của họ và giảm NIM như một biện pháp gia tăng
sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, điều này trái ngược với kết quả nghiên
cứu của Valverde và Fernández (2007) khi cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác
động tích cực đến NIM do nhu cầu vốn vay tăng khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng
trưởng.
Nghiên cứu của Aiyar, Calomiris, và Wieladek (2014) về các NHTM ở Hoa Kỳ
giai đoạn năm 1998 đến năm 2007 đã cung cấp các bằng chứng liên quan đến tỷ lệ an
toàn vốn tác động đến NIM. Nghiên cứu đã cho rằng khi yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tăng
lên 1% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng cho vay thực tế xuống 4,6%. Thông qua đó,
nghiên cứu cho rằng sự tăng lên của tỷ lệ an tồn vốn sẽ tác động tích cực đến NIM do
các yêu cầu về vốn cao hơn và giảm nguồn cung tín dụng. Kết quả nghiên cứu trên
cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu tiếp theo là Jiménez, Ongena, Peydró, và Saurina
(2017) đới với các NHTM Tây Ban Nha trong giai đoạn năm 1999 đến năm 2003 và
nghiên cứu của Gropp, Mosk, Ongena, và Wix (2019) đối với các NHTM Châu Âu

trong giai đoạn năm 2009 đến năm 2013 khi cho rằng tỷ lệ an toàn vốn cao hơn làm
giảm nguồn cung tín dụng và ảnh hưởng tích cực đến NIM.
Nghiên cứu của Birchwood, Brei, và Noel (2017) đối với các NHTM ở Trung Mỹ
và các quốc gia thuộc vùng Caribe trong giai đoạn 1998 đến năm 2014 cũng đã khẳng
định tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực đến NIM thông qua sự chênh lệch
thấp hơn của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho rằng
sức mạnh thị trường, các khoản chi phí khơng hiệu quả, rủi ro tín dụng có tác động tích
cực đến NIM. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho rằng khi có sự gia nhập thị trường của
các NHTM nước ngoài sẽ làm khiến các NHTM trong nước gia tăng tính minh bạch
của báo cáo tài chính dưới áp lực cạnh tranh và làm giảm đáng kể NIM.


Đối với nhóm các NHTM thuộc các quốc gia phát triển:
Các nghiên cứu thực nghiệm về xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số NIM ở

các quốc gia đang phát triển gây tranh cãi so với các quốc gia phát triển. Nghiên cứu
của Brock và Suarez (2000) cho rằng các phương pháp nghiên cứu dùng cho các quốc


14

gia phát triển sẽ khơng thể có hiệu lực cho các nước kém phát triển hơn. Các quốc gia
kém phát triển hơn sẽ sẽ tồn tại nhiều khác biệt so với các quốc gia phát triển như chi
phí hoạt động của các NHTM, các khoản cho vay không hiệu quả cũng cao hơn do
chính sách cho vay khơng chặt chẽ, ngồi ra biến số kinh tế vĩ mơ cũng làm ảnh hưởng
đến hệ thống NHTM như yêu cầu về dữ trữ của quốc gia, mặt bằng lãi suất cũng cao
hơn và hệ thống NHTM của các quốc gia kém phát triển cũng đối mặt với mức chấp
nhận rủi ro cao hơn hệ thống NHTM của các quốc gia phát triển. Một nghiên cứu quy
mô khác cũng đưa ra bằng chứng về sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia phát triển và
nhóm quốc gia đang phát triển là nghiên cứu ca Ash Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga

(1999). Nghiờn cu c thc hin khi sử dụng dữ liệu có quy mơ rất lớn của các
NHTM từ 80 quốc gia thuộc cả hai nhóm quốc gia trong giai đoạn năm 1988 đến năm
1995. Kết qu nghiờn cu ca Ash Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999) cho rằng quyền
sở hữu của NHTM tác động đến hệ số NIM sẽ khác nhau giữa các quốc gia phát triển
và các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu cho rằng ở các quốc gia phát triển, các
ngân hàng có sở hữu trong nước sẽ nhận được lãi suất biên cao hơn các ngân hàng
thuộc sở hữu nước ngoài, ngược lại đối với các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng
nước ngoài sẽ nhận được lãi suất biên cao hơn các ngân hàng thuộc sở hữu trong nước.
Nguyên nhân của sự khác biệt này được cho rằng do sự khác biệt của các yếu tố điều
tiết kinh tế vĩ mô giữa các nhóm quốc gia và ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất biên của
ngân hàng. Kết quả phân tích của Mody và Peria (2004) cũng ủng hộ kết quả ca Ash
Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999) khi nghiờn cu i vi bảy quốc gia Mỹ Latin. Kết
quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng nước ngoài ở những quốc gia này có lãi suất
biên thấp hơn và chi phí hoạt động cũng thấp hơn so với các ngân hàng trong nước.
Các nghiên cứu khác cũng ủng hộ kết quả của các tác giả trên như Drakos (2003) và
nghiên cứu của Claeys và Vander Vennet (2008) khi nghiên cứu hệ thống ngân hàng
của các nước CEE (The Central Eastern European-Nhóm quốc gia Trung và Đông Âu)
khi đánh giá các tác động của môi trường kinh tế vĩ mô, các đặc điểm cụ thể của ngành
ngân hàng đối với hệ số NIM trong giai doạn những năm 1994 đến năm 2001.
Nghiên cứu của J. Maudos và Solís (2009) cải thiện nghiên cứu của Ash
Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999) khi nghiờn cu cỏc NHTM Mexico. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chi phí hoạt động và tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến


×