Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

KIỂM THỬ PHẦN MỀM, KIỂM THỬ HỆ THỐNG WEBSITE CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---------------------------------------

BÁO CÁO THỰC NGHIỆM
MÔN KIỂM THỬ PHẦN MỀM
KIỂM THỬ HỆ THỐNG WEBSITE CHĂM SĨC SỨC KHỎE

GVHD: Th.S Hồng Quang Huy
Lớp: 20212IT6013002

Khóa: K14

Nhóm: 15

Hà Nội, năm 2022

Mục Lục


LỜI NÓI ĐẦU

3

Chương I. Khái quát kiểm thử phần mềm
1. Định nghĩa
2. Lịch sử phát triển
3. Lợi ích
4. Phân loại
5. Các chiến lược kiểm thử
6. Các công cụ kiểm thử phần mềm


7. Một số loại hình kiểm thử phổ biến

4
4
5
5
6
7
7
8

Chương II. Tổng quan về kiểm thử Website
1. Định nghĩa
2. Quy trình kiểm thử Website
2.1 Kiểm thử chức năng
Test link
Test form
Test cookies
Test HTML and CSS
Test business workflow
2.2 Kiểm thử tính khả dụng
2.3 Kiểm thử giao diện
2.4 Kiểm thử Database
2.5 Kiểm thử khả năng tương thích
2.6 Kiểm thử hiệu năng
2.7 Kiểm thử bảo mật
2.8 Crowd testing

10
10

10
10
10
10
11
11
11
11
12
12
12
13
13
14

Chương III. Kiểm thử hệ thống Website chăm sóc sức khỏe
1. Kiến thức cơ bản về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
2. Quy trình cơng tác chăm sóc sức khỏe (Healthcare business process)
3. Các kịch bản kiểm thử hệ thống

15
15
16
16

Chương IV. Kết quả kiểm thử
1. Kiểm thử cơ sở dữ liệu (Database testing) bằng công cụ phpMyAdmin
2. Kiểm thử bảo mật bằng phần mềm OWASP ZAP ( version 2.11.1)
3. Kiểm thử chức năng: Đặt lịch hẹn của người dùng bằng Katalon Studio
4. Kiểm thử hiệu năng bằng công cụ Jmeter


21
21
26
29
37

KẾT LUẬN

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42
2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây với sự phát triển rất mạnh của công nghệ thông tin,
ngành công nghệ phần mềm đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong xu
hướng phát triển kinh tế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Cùng với sự
phát triển ấy các chương trình phần mềm, website ra đời ngày càng nhiều, địi hỏi
các nhà sản suất phải có một phương pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như tối ưu hiệu suất làm việc để có thể cạnh tranh.
Vì vậy kiểm thử phần mềm đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong ngành
cơng nghiệp phát triển phần mềm không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Kiểm
thử phần mềm là một khâu rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm.
Kiểm thử phần mềm để kiểm tra phần mềm có đúng với đặc tả và thiết kế hệ thống
khơng, có đáp ứng u cầu người dùng khơng, có lỗi lập trình khơng, hoạt động có
hiệu quả không,…Như vậy, kiểm thử phần mềm là để đáp ứng yêu cầu người

dùng, phát triển lỗi để từ đó nâng cao chất lượng phần mềm.
Với sự hướng dẫn của thầy Th.S Hoàng Quang Huy, chúng em đã thực hiện đề tài
“Kiểm thử hệ thống website chăm sóc sức khỏe” trên một sản phẩm website đã
được xây dựng nhưng chưa hồn thiện. Trong q trình thực hiện, có thể gặp
những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy của
thầy và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


Chương I. Khái quát kiểm thử phần mềm
1. Định nghĩa
Kiểm thử phần mềm ( Software Testing) là một quá trình để kiểm tra xem sản
phẩm phần mềm thực tế có phù hợp với yêu cầu mong đợi hay không, đồng thời
nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó khơng có khiếm khuyết. Kiểm thử phần mềm liên
quan đến việc thực thi các thành phần phần mềm/ hệ thống bằng cách sử dụng các
công cụ thủ công hoặc tự động nhằm đánh giá một hoặc nhiều đặc tính nổi bật.
Mục đích của kiểm thử phần mềm là xác định các lỗi, các lỗ hổng hoặc các yêu cầu
còn thiếu đối lập với yêu cầu thực tế của sản phẩm phần mềm.
Kiểm thử phần mềm bao gồm 2 phương pháp chính:
- Kiểm thử hộp trắng (White-Box Testing): Kiểm thử hộp trắng là phương pháp
kiểm thử mà cấu trúc thuật tốn của chương trình được đưa vào xem xét. Các
trường hợp kiểm thử được thiết kế dựa vào cấu trúc mã hoặc cách làm việc của
chương trình. Người kiểm thử truy cập vào mã nguồn của chương trình để kiểm
tra nó.
- Kiểm thử hộp đen (Black-Box Testing): Kiểm thử hộp đen là 1 phương pháp
kiểm thử mà người kiểm thử (Tester) sẽ chỉ xem xét đến đầu vào và đầu ra của
chương trình mà không quan tâm code bên trong được viết ra sao. Tester thực

hiện kiểm thử dựa hoàn toàn vào đặc tả yêu cầu . Mục đích của kiểm thử hộp
đen là tìm ra các lỗi ở giao diện , chức năng của phần mềm. Các trường hợp
kiểm thử sẽ được xây dựng xung quanh đó.
Kiểm thử Phần Mềm là một giai đoạn rất quan trọng bởi vì nếu như có bất kì
lỗi Bugs hoặc lỗi Errors nào trong phần mềm, nó có thể được xác định kịp thời và
có thể được giải quyết trước giai đoạn chuyển giao sản phẩm phần mềm cho khách
hàng. Sản phẩm phần mềm được kiểm tra một cách thích hợp sẽ đảm bảo được tính
tin cậy, tính bảo mật và tính hiệu suất cao giúp tiết kiệm thời gian, hiệu quả chi phí
và sự hài lịng của khách hàng.

4


2. Lịch sử phát triển
Kiểm thử phần mềm xuất hiện cùng với sự phát triển của phần mềm. Ngay sau
cuộc thế chiến thứ 2, Tom Kilburn – Nhà khoa học máy tính người Anh được ghi
nhận là người viết phần mềm đầu tiên và ra mắt vào ngày 21 tháng 6 năm 1948 tại
Đại học Manchester ở Anh. Phần mềm thực hiện các phép tính tốn học bằng cách
sử dụng các lệnh mã máy.
Gỡ lỗi (Debugging) là phương pháp kiểm thử chính vào thời điểm đó và trong hai
thập kỷ tiếp theo. Cho đến năm 1980, các nhóm phát triển đã vượt xa khỏi việc cô
lập và sửa lỗi phần mềm để kiểm thử ứng dụng trong cài đặt thế giới thực. Nó đã
tạo tiền đề cho một cái nhìn mới về kiểm thử phần mềm – một quy trình về bảo
đảm chất lượng phần mềm là một phần của vịng đời phát triển phần mềm.
3. Lợi ích
- Hiệu quả về chi phí: Đây là một trong những lợi ích quan trọng của kiểm thử
phần mềm. Thực tế cho thấy rằng các lỗi thiết kế khó có thể được loại trừ hồn
tồn đối với bất kỳ hệ thống nào. Đó không phải là lỗi bất cẩn của Developer
mà đôi khi do sự phức tạp của hệ thống. Nếu các vấn đề về thiết kế khơng được
phát hiện, thì việc tìm ra và sửa các lỗi/khiếm khuyết sẽ trở nên khó khăn và tốn

kém hơn. Kiểm thử bất kỳ dự án IT nào cũng sẽ giúp công ty tiết kiệm, việc xác
định lỗi trong giai đoạn đầu sẽ giúp quá trình sửa chữa tốn ít chi phí hơn.
- Bảo mật: Đây là điểm nhạy cảm và dễ bị tấn công nhất của kiểm thử phần
mềm. Kiểm thử giúp loại bỏ các rủi ro và vấn đề trong sản phẩm. Cùng với đó,
tất cả khách hàng đều đang tìm kiếm những sản phẩm đáng tin cậy.
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm: Đây là yêu cầu thiết yếu của bất kỳ sản phẩm
phần mềm nào. Kiểm thử phần mềm giống như việc củng cố danh tiếng công ty
bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng.
- Sự hài lòng của khách hàng: Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh sản phẩm
nào, mục tiêu cuối cùng đều là mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Sự hài lòng của khách hàng rất quan trọng trong quá trình hợp tác lâu dài.

5


4. Phân loại
- Kiểm thử chức năng (Functional Testing): Kiểm thử chức năng là xác minh
hệ thống hoạt động theo đúng theo các yêu cầu nghiệp vụ. Hình thức kiểm thử
này có thể được thực hiện từ hai khía cạnh: dựa trên yêu cầu (requirementsbased) và dựa trên quy trình nghiệp vụ (business – process – based).
Trong kiểm thử dựa trên yêu cầu, các yêu cầu được ưu tiên tùy thuộc vào tiêu
chí rủi ro. Điều này sẽ đảm bảo những phần quan trọng nhất sẽ được test đầy
đủ. Mặt khác, kiểm thử dựa trên quy trình nghiệp vụ sẽ sử dụng những kiến
thức tương ứng. Quy trình nghiệp vụ mô tả các việc liên quan đến nghiệp vụ
hằng ngày của hệ thống.
- Kiểm thử phi chức năng (Non-Functional Testing – Performance Testing):
Kiểm thử phi chức năng là kiểm tra các đặc tính chất lượng của hệ thống.
Ví dụ, kiểm tra xem bao nhiêu người có thể đăng nhập đồng thời vào một phần
mềm. Kiểm tra phi chức năng cũng quan trọng không kém như kiểm tra chức
năng và ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
- Kiểm thử cấu trúc (Structural Testing): Kiểm thử cấu trúc thường được gọi

là “hộp trắng” hoặc “hộp thủy tinh” bởi vì phương pháp này quan tâm đến việc
tìm kiếm những gì đang xảy ra bên trong, kiểm tra dựa trên phân tích cấu trúc
bên trong của thành phần hoặc hệ thống. Nó thường được sử dụng như một
cách đo lường của kiểm thử, thông qua độ bao phủ của một tập hợp các yếu tố
cấu trúc. Kiểm thử cấu trúc chủ yếu được áp dụng ở kiểm thử thành phần,
kiểm thử tích hợp.
- Kiểm thử liên quan đến các thay đổi (Change related Testing):
Phương pháp này bao gồm 2 loại:
▪ Kiểm thử xác nhận (Confirmation testing): Khi kiểm thử gặp lỗi,
Tester phải xác định nguyên nhân lỗi là do lỗi phần mềm. Sau khi Tester
phát hiện lỗi và báo cho lập trình viên để sửa thì phần mềm sau đó sẽ
cập nhật phiên bản vá lỗi. Cuối cùng, Tester cần thực hiện kiểm tra thêm
một lần nữa để xác định rằng lỗi thực sự đã được giải quyết.
▪ Kiểm thử hồi quy (Regression Testing): Tương tự như kiểm thử xác
nhận thì kiểm thử hồi quy liên quan đến việc lặp lại các trường hợp
6


kiểm thử đã được thực hiện trước đó. Kiểm thử hồi quy được thực hiện
khi phần mềm thay đổi do sửa lỗi, chức năng mới.
5. Các chiến lược kiểm thử
- Kiểm thử đơn vị (Unit Testing): Cách tiếp cận cơ bản kiểm thử phần mềm
này được lập trình viên tuân theo để kiểm tra đơn vị của chương trình. Nó
giúp các nhà phát triển biết liệu từng đơn vị mã có hoạt động bình thường
hay khơng.
- Kiểm thử tích hợp (Intergration Testing): một phần mềm được tạo ra sẽ
bao gồm rất nhiều module trong đó, để chắc chắn rằng phần mềm hoạt động
tốt thì chúng ta cần phải gom các module lại với nhau để kiểm tra sự giao
tiếp giữa các module cũng như bản thân từng thành phần từng module..
Kiểm thử tích hợp bao gồm 2 mục tiêu chính là:

▪ Phát hiện lỗi giao tiếp xảy ra giữa các đơn vị

▪ Tích hợp các đơn vị đơn lẻ thành các hệ thống nhỏ và cuối cùng là 1 hệ
thống hoàn chỉnh để chuẩn bị cho bước kiểm thử hệ thống
- Kiểm thử hệ thống (System Testing): Kiểm thử 1 hệ thống đã được tích hợp
hồn chỉnh để xác minh rằng nó đáp ứng được yêu cầu Kiểm thử hệ thống
thuộc loại kiểm thử hộp đen . Kiểm thử hệ thống tập trung nhiều hơn vào
các chức năng của hệ thống . Kiểm tra cả chức năng và giao diện , các hành
vi của hệ thống 1 cách hoàn chỉnh, đáp ứng với yêu cầu thực tế.
- Kiểm thử chương trình (Program Testing): Kiểm thử chương trình trong
kiểm thử phần mềm là một phương pháp thực thi một chương trình phần
mềm thực tế với mục đích kiểm tra hành vi của chương trình và tìm ra lỗi.
Chương trình phần mềm được thực thi với dữ liệu trường hợp thử nghiệm để
phân tích hành vi của chương trình hoặc phản ứng với dữ liệu thử nghiệm.
Một thử nghiệm chương trình tốt là một thử nghiệm có khả năng cao tìm
thấy lỗi.
6. Các công cụ kiểm thử phần mềm
Công cụ kiểm thử phần mềm dùng để kiểm tra xem sản phẩm phần mềm trước khi
đưa vào sử dụng có phù hợp với các u cầu mong đợi hay khơng và nó có khiếm
khuyết hay lỗi nào khơng. Nó sử dụng các cơng cụ tự động hoặc thủ công để đánh
giá một hoặc nhiều thuộc tính liên quan đến việc thực thi các phần hành trong phần
7


mềm. Mục đích của cơng cụ này là xác định các lỗi, các khoảng trống và các yêu
cầu còn thiếu so với thực tế.
- Phân loại
▪ Kiểm thử thủ công: là quá trình kiểm tra phần mềm bằng tay để tìm hiểu,
kiểm tra xem các phần hành có hoạt động hay không hoạt động. Việc này sẽ
xác minh tất cả các tính năng được chỉ định có đúng như trong tài liệu yêu

cầu hay không.
Các kế hoạch kiểm thử thủ công cũng khác nhau, tùy thuộc vào các dự án và
quy mơ thử nghiệm. Có các kế hoạch được viết kịch bản rất chi tiết cho từng
bước thử nghiệm và các kết quả mong đợi. Nhưng cũng có những kế hoạch
chỉ đưa ra các chỉ dẫn cho các phiên thử nghiệm khác nhau.
▪ Kiểm thử tự động: là các công cụ tự động hóa q trình kiểm tra phần mềm
bằng cách sử dụng các công cụ thực thi các bước kiểm tra, thử nghiệm và
tạo ra các kết quả một cách tự động.
- Một số các công cụ như: CFT4CUnit ,JDFT ,JUnit ,QuickTest
Professional , Apache JMeter ,Load Runner, HP Quick Test Professional,
Selenium, Visual Studio Test Professional, WATIR, IBM Rational
Functional Tester, TestComplete, Testing Anywhere, WinRunner, SilkTest...
7. Một số loại hình kiểm thử phổ biến
- Kiểm thử các phần mềm trên Desktop: đây là các ứng dụng được cải đặt trực
tiếp trên máy tính cá nhân nhằm thực hiện các chức năng theo yêu cầu người
dùng. Đây vẫn đang là những ứng dụng phổ biến nhất.
- Kiểm thử Web hay kiểm thử trên đám mây: với sự lớn mạnh của Internet thì
các ứng dụng web cũng ngày càng phát triển và đang dần thay thế các ứng
dụng trên Desktop truyền thống như Google Document, Microsoft web
apps....
- Kiểm thử trên Mobile: ngày nay xã hội với sự phát triển nhanh chóng, các
thiết bị di động có số lượng người dùng cũng đang tăng lên chóng mặt, cùng
8


với đó là số lượng phần mềm phục vụ cho nhu cầu cũng tăng cao vì vậy đây
là một lĩnh vực đẩy tiềm năng và thách thức trong công nghệ phần mềm.

9



Chương II. Tổng quan về kiểm thử Website
1. Định nghĩa
Kiểm thử website là một thành phần trong kiểm thử phần mềm tập trung vào các
ứng dụng web, là tên gọi cho một quá trình kiểm tra các ứng dụng web để xem có
lỗi hay khơng trước khi đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Bước này sẽ giúp giải
quyết các vấn đề trong vận dụng website như: Tính năng, dịch vụ web, bảo mật,
khả năng xử lý lưu lượng truy cập,…
2. Quy trình kiểm thử Website
2.1 Kiểm thử chức năng
Kiểm thử chức năng đòi hỏi tester phải thực hiết test tất cả chức năng chính
của các link trong trang web, định dạng được dùng trong các trang web để gửi và
nhận thơng tin cần thiết từ người dùng. Ngồi ra, cịn cần có kết nối cơ sở dữ liệu,
cookies, xác minh HTML/CSS.
Test link
Kiểm tra tất cả link trong trang web đang hoạt động chính xác và đảm bảo khơng
có liên kết nào chết/hỏng. Link được kiểm thử gồm:





Liên kết ngoài trang web
Liên kết nội bộ
Liên kết tới các vị trí trong cùng trang
Liên kết sử dụng để gửi email tới admin hoặc người dùng khác trong trang…

Test form
Kiểm tra forms của trang đảm bảo hoạt động tốt, gồm các yêu cầu sau:
● Kiểm tra các trường của trang đã hoạt động đúng hay chưa. Ví dụ: nếu người

dùng khơng nhập vào các trường bắt buộc thì có hiển thị thơng báo lỗi hay
không?
● Kiểm tra giá trị mặc định của các trường là gì?
● Nhập đầu vào khơng đúng validate của các trường thì sao?
● Thao tác trên các trường: xem, nhập, lưu, sửa, xóa…có ổn định khơng
● Các form có thân thiện dễ nhìn và dễ thao tác hay không?

10


Test cookies
Cookies là các tệp được tạo bởi trang web đã truy cập để lưu trữ thông tin duyệt
web như các tùy chọn trang web hoặc thông tin đăng nhập của người dùng. Người
dùng có thể tùy chỉnh trình duyệt để quản lý cookies, thực hiện thao tác xóa, chặn,
lưu,… để kiểm thử các tính năng lưu hoặc khơng lưu trạng thái đăng nhập, tính
năng bảo mật của ứng dụng web. Test cookies gồm:
● Kiểm tra cookie (sessions) sẽ bị xóa khi xóa bộ nhớ cache hoặc khi chúng
hết hạn.
● Xóa cookie (sessions) và kiểm tra thơng tin đăng nhập có được yêu cầu khi
bạn truy cập trang web lần sau.
Test HTML and CSS
Xác minh HTML/CSS rất quan trọng khi developer thực hiện tối ưu hóa trang web
cho các cơng cụ tìm kiếm, chủ yếu liên quan đến lỗi cú pháp HTML. Tester sẽ
kiểm thử trang web có được nhận diện bởi các cơng cụ tìm kiếm khác nhau khơng.
Test business workflow
● Kiểm thử các test case từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc, giúp người dùng có
thể đi qua theo 1 flow của trang web
● Kiểm thử các test case abnormal để khi người dùng thực hiện một số bước
unexpected thì sẽ thơng báo lỗi hoặc có tương tác phù hợp sẽ được hiển thị
để người dùng có thể biết khi thao tác.

2.2 Kiểm thử tính khả dụng
Đây là phần rất quan trọng của bất kỳ dự án nào. Nó có thể được thực hiện bởi
tester dev hoặc bất cứ người nào trong dự án. Tính khả dụng của website là trang
web dễ sử dụng, có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, mỗi trang đều có menu chính và
phải nhất quán. Tester cần chú ý:
● Kiểm tra Navigation: Menu, button, textbox, breadcrum hoặc link đến các
trang khác nhau trên trang web của bạn phải dễ nhìn thấy và nhất quán trên
tất cả các trang web.
● Kiểm tra nội dung: nội dung phải dễ đọc khơng có lỗi chính tả hoặc ngữ
pháp, thân thiện với người dùng. Hình ảnh được sắp xếp gọn gàng, hợp lý.
11


2.3 Kiểm thử giao diện
3 Lĩnh vực cần được kiểm thử gồm:
● Ứng dụng: Yêu cầu kiểm thử được gửi chính xác đến Database và đầu ra ở
phía client được hiển thị chính xác. Nếu có lỗi trả về thì ứng dụng thì ngay
lập tức phải nhận được và cho hiển thị cảnh báo tới người dùng.
● Web Sever: Test web sever là kiểm thử quá trình xử lý tất cả các yêu cầu của
ứng dụng mà không xảy ra bất kỳ lỗi nào được trả về.
● Database Sever: Đảm bảo các truy vấn được gửi đến cơ sở dữ liệu như kết
quả được mong đợi.
Kiểm thử các trường hợp khi kết nối giữa 3 lớp (ứng dụng, web và database) bị
ngắt đột ngột do người dùng, hoặc kết nối tới sever bị gián đoạn, bị khởi động
lại…
2.4 Kiểm thử Database
Database là thành phần quan trọng trong ứng dụng website và cần kiểm thử kỹ
lưỡng. Các hoạt động test sẽ gồm:
● Nếu có bất kỳ lỗi nào được hiển thị trong khi thực hiện các truy vấn.
● Tính tồn vẹn dữ liệu được duy trì trong khi tạo, cập nhật hoặc xóa dữ liệu

trong database.
● Kiểm tra thời gian phản hồi của các truy vấn và tinh chỉnh lại nếu cần thiết.
● Kiểm tra dữ liệu lấy từ database của bạn được hiển thị chính xác trong ứng
dụng
2.5 Kiểm thử khả năng tương thích
Test khả năng tương thích sẽ đảm bảo ứng dụng website của bạn hiển thị chính
xác trên các thiết bị khác nhau. Tester cần lưu ý:
● Tương thích với trình duyệt (trên máy tính và trên điện thoại di động): cùng
một trang web trong các trình duyệt khác nhau sẽ hiển thị khác nhau. Cần
kiểm thử ứng dụng web có hiển thị chính xác trên các trình duyệt không.
Cần phải kiểm thử ứng dụng web trên càng nhiều trình duyệt càng tốt (IE,
Firefox, Chrome, Safari, Opera…) để kiểm thử tương thích. Kiểm tra trên cả
các phiên bản khác nhau của trình duyệt. Kiểm thử trên cả trình duyệt của
12


thiết bị điện thoại thông minh. Nếu ứng dụng chạy tốt hơn, hoặc có ưu tiên
tương thích hơn với trình duyệt nào đó thì cần có thơng báo tới người dùng.
● Tương thích với hệ điều hành: một số chức năng của ứng dụng có thể khơng
tương thích với một số hệ điều hành, hoặc có những lưu ý khác khi sử dụng,
điều này cần phải được kiểm thử kỹ và thơng báo cho người dùng được biết.
● Tương thích với các thiết bị ngoại vi (máy in…): khi người dùng có lệnh in
trang thì phải đảm bảo tính chính xác của fonts, cỡ chữ, cỡ giấy…mà người
dùng đã chọn.
2.6 Kiểm thử hiệu năng
Kiểm tra hiệu năng sẽ đảm bảo website hoạt động dưới tất cả các tải, gồm các
yêu cầu sau:
● Thời gian phản hồi của ứng dụng trang web ở các tốc độ kết nối khác nhau
● Stress test ứng dụng web để xác định hành vi của nó vẫn hoạt động bình
thường vào tầm cao điểm.

● Stress test trang web để xác định điểm dừng của nó khi được đẩy vượt quá
tải bình thường vào tầm cao điểm sẽ ra sao.
● Kiểm tra xem nếu có sự cố xảy ra do tải cao điểm, làm thế nào để trang web
phục hồi sau sự cố đó.
● Đảm bảo các kỹ thuật tối ưu hóa như nén zip, bộ đệm phía trình duyệt và
máy chủ được bật để giảm thời gian tải.
2.7 Kiểm thử bảo mật
Kiểm thử bảo mật rất quan trọng với những trang web thương mại điện tử, lưu
trữ thông tin khách hàng hoặc thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng. Gồm:
● Gõ trực tiếp URL vào thanh địa chỉ của trình duyệt mà khơng qua đăng
nhập. Các trang nội bộ phải được bảo mật.
● Sau khi đăng nhập và mở các trang nội bộ, thay đổi url trực tiếp bằng cách
đổi tham số ID của trang tới trang thuộc quyền người dùng đã đăng nhập
khác. Truy cập phải bị từ chối bởi người dùng này không thể xem trang
thống kê của người dùng khác.
● Không thể tải xuống các tệp bị hạn chế nếu không có quyền truy cập phù
hợp
13


● Sessions sẽ tự động bị hủy sau khi người dùng không hoạt động trong một
thời gian
● Nhập các giá trị đầu vào không hợp lệ trong các trường Username, Password
thì hệ thống phải báo lỗi.
● Kiểm tra CAPTCHA cho các đăng nhập tự động
● Tất cả các phiên giao dịch, các thông báo lỗi, các hành vi cố gắng xâm phạm
an ninh phải ghi trong log và lưu tại web server.
2.8 Crowd testing
Bằng cách chọn 1 số lượng lớn người (crowd) để thực hiện bài kiểm tra. Crowd
testing là khái niệm giúp làm sáng tỏ nhiều khuyết điểm không được chú ý. Nó

gồm hầu hết các loại kiểm thử áp dụng cho website.

14


Chương III. Kiểm thử hệ thống Website chăm sóc sức khỏe
1. Kiến thức cơ bản về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Tồn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe được kết nối với nhau bởi một cơ quan duy
nhất là bệnh viện hoặc nhà cung cấp (bác sĩ)
Các thực thể bao gồm :
● Công ty bảo hiểm (Insurance company)
● Bệnh nhân/ người tiêu dùng (Patient/Consumer)
● Cơ quan quản lý (Regulatory Authority)
● Nhà cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống (Healthcare and Life-Science solution Vendors)

Patient
Consumer

Health-care
and LiftScience
solution
Vendors

Hospital

Insurance
Company

Regulatory
Autority


Thuật ngữ cơ bản của hệ thống chăm sóc sức khỏe:
● Nhà cung cấp (Provider): chuyên gia chăm sóc sức khỏe (bác sĩ) , bệnh
viện, phòng khám,….
● Yêu cầu(Claim): yêu cầu cơng ty bảo hiểm thanh tốn hóa đơn chăm sóc
sức khỏe
● Người mơi giới(Broker): Chun gia bảo hiểm
● Tài chính(finance): các cơ quan bảo hiểm chi trả cho các chi phí y tế, đó
có thể là chính phủ hoặc thương mại
15


16


2. Quy trình cơng tác chăm sóc sức khỏe (Healthcare business process)
Ứng dụng chăm sóc
sức khỏe

Đăng ký của bệnh nhân

Lập kế hoạch

Điều trị

Thanh tốn hóa đơn

3. Các kịch bản kiểm thử hệ thống
a) Kịch bản kiểm thử hệ thống nhà cung cấp( Testing of providers system)
Kịch bản kiểm thử

1.Khả năng truy cập vào
hệ thống nhà cung
cấp(Access to providers
system)
2.Possitive flow system
testing
3.Negative flow system
testing
4.Sysem intergration
testing

5. Positive flow providers
portal testing

Các trường hợp kiểm thử
Hệ thống nhà cung cấp phải cho phép nhập, chỉnh
sửa và lưu dữ liệu của nhà cung cấp

Bao gồm các kịch bản để nhập các loại nhà cung
cấp khác nhau , thay đổi chi tiết nhà cung cấp , lưu
và truy vấn
Cho phép lưu thông tin nhà cung cấp với dữ liệu
đầy đủ, ngày hiệu lực của hợp đồng , nhập chi tiết
các nhà cung cấp hiện có trong hệ thống
Xác thực nguồn cấp dữ liệu cho hệ thống bệnh
nhân, hệ thống tài chính, hệ thống khiếu nại và cổng
thơng tin nhà cung cấp. Ngoài ra, xác thực nếu các
thay đổi từ cổng nhà cung cấp được nhập vào hồ sơ
của nhà cung cấp tương ứng
-Đăng nhập và xem chi tiết nhà cung cấp, trạng thái

yêu cầu và chi tiết bệnh nhân
-Thực hiện yêu cầu thay đổi tên, địa chỉ, số điện
17


thoại, v.v.
6. Negative flow providers -Xem chi tiết bệnh nhân với ID không hợp lệ.
portal testing
-Đăng nhập với thông tin không hợp lệ
7. Positive flow Broker -Đăng nhập và xem chi tiết về người môi giới và
portal testing
hoa hồng.
-Yêu cầu thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, v.v.
8. Negative flow Broker Bao gồm các kịch bản đăng nhập với thông tin
portal testing
không hợp lệ
b) Kiểm thử hệ thống môi giới (Testing of broker system)
Kịch bản kiểm thử
1.Hệ thống môi giới

2.Positive flow System
Testing

3. Negative flow System
Testing

4.System testing

Các trường hợp kiểm thử
-Có khả năng chỉnh sửa, nhập và lưu dữ liệu của

người mơi giới.
-Tính tốn hoa hồng mơi giới dựa trên chi tiết thanh
toán bảo hiểm từ hệ thống bệnh nhân
-Nhập, lưu và chỉnh sửa hồ sơ môi giới cho các loại
môi giới khác nhau.
-Đối với các nhà môi giới đang hoạt động, tính hoa
hồng bằng cách tạo tệp nguồn cấp dữ liệu với bản
ghi tương ứng cho các bệnh nhân với các gói điều
trị khác nhau
-Nhập một bản ghi mơi giới với dữ liệu không đầy
đủ và lưu cho các loại môi giới khác nhau.
-Bằng cách tạo tệp nguồn cấp dữ liệu với bản ghi
tương ứng cho các bệnh nhân với gói điều trị khác
nhau, tính tốn hoa hồng cho nhà môi giới đã chấm
dứt hợp đồng
- Bằng cách tạo tệp nguồn cấp dữ liệu với hồ sơ
tương ứng cho các bệnh nhân có gói điều trị khác
nhau tính tốn hoa hồng cho nhà môi giới không
hợp lệ
-Để hệ thống hạ nguồn như hệ thống tài chính, cổng
thơng tin mơi giới và hệ thống bệnh nhân xác nhận
các nguồn cấp dữ liệu.
-Xác thực nếu các thay đổi từ cổng môi giới được
18


kết hợp trong hồ sơ môi giới tương ứng
c) Kiểm thử hệ thống thành viên (Testing of member system)
Kịch bản kiểm thử
1. Hệ thống thành viên


2. Positive flow System
Testing

3. Negative flow System
Testing
4.System Integration
Testing

Các trường hợp kiểm thử
-Ghi danh, phục hồi và xóa một bệnh nhân .
-Xóa và thêm một phụ thuộc.
-Tạo hóa đơn bảo hiểm.
-Xử lý thanh tốn phí bảo hiểm
-Với ngày hiệu lực hiện tại, quá khứ và tương lai,
hãy đăng ký các loại bệnh nhân khác nhau.
-Truy vấn và thay đổi bệnh nhân.
- Xuất hóa đơn phí bảo hiểm cho một bệnh nhân
đang điều trị cho tháng tiếp theo.
-Chấm dứt một bệnh nhân đang điêìu trị với ngày
chấm dứt trong quá khứ, hiện tại và tương lai lớn
hơn ngày có hiệu lực.
-Đăng ký lại một bệnh nhân chấm dứt điều trị với
ngày có hiệu lực hiện tại, quá khứ và tương lai.
Khôi phục một số bệnh nhân đã chấm dứt điều trị
-Với dữ liệu không đầy đủ , đăng ký một bệnh nhân
-Với một bệnh nhân đã chấm dứt điều trị , xuất một
hóa đơn thanh tốn bảo hiểm cho tháng tiếp theo.
- Xác thực nguồn cấp dữ liệu cho các hệ thống hạ
nguồn như cổng nhà cung cấp, cổng mơi giới, hệ

thống tài chính và hệ thống khiếu nại
- Xác thực nếu các thay đổi từ cổng thông tin bệnh
nhân được kết hợp trong hồ sơ bệnh nhân tương
ứng
- Xử lý việc thanh tốn hóa đơn phí bảo hiểm được
tạo bằng nguồn cấp dữ liệu từ cổng thơng tin bệnh
nhân có thơng tin chi tiết về khoản thanh toán tạo

d) Kiểm thử hệ thống khiếu nại (Testing of claim system)

19


Kịch bản kiểm thử
1.Hệ thống khiếu nại

2.Positive Flow System
Testing
3.Negative Flow System
Testing

4.System Intergration

Các trường hợp kiểm thử
-Các khiếu nại về chăm sóc sức khoẻ phải chỉnh
sửa, nhập và xử lý các khiếu nại cho một bệnh nhân
cũng như người bảo hộ
-Đối với khiếu nại không hợp lệ, nên thông báo lỗi
khi nhập dữ liệu khơng chính xác.
Nên bao gồm các kịch bản để chỉnh sửa, nhập và xử

lý các khiếu nại cho một bệnh nhân cũng như người
bảo hộ
-Xác thực và nhập một yêu cầu có mã thủ tục và mã
chẩn đốn khơng hợp lệ
-Xác thực và nhập một khiếu nại với ID nhà cung
cấp không hoạt động
-Xác thực và nhập một khiếu nại với một bệnh nhân
đã chấm dứt điều trị.
Bao gổm một kịch bản để xác nhận nguồn cấp dữ
liệu cho cá hệ thống hạ nguồn như nhà cung cấp và
cổng thơng tin tài chính

e) Kiểm thử hệ thống tài chính (Testing of finance system)
Kịch bản kiểm thử
1.Hệ thống tài chính
2.Positive flow system
testing
3.Negative flow system
testing

Các trường hợp kiểm thử
Đăng ký, khôi phục và hủy thông tin một bệnh nhân
Kiểm tra xem số tài khoản,địa chỉ của bệnh nhân
tương ứng, nhà cung cấp hoặc nhà mơi giới tương
ứng có chính xác hay khơng để thanh tốn
-Xác minh xem thanh tốn thực hiện cho một bệnh
nhân, nhà cung cấp hoặc ID nhà mơi giới có khơng
hợp lệ hay khơng bằng cách tạo một bản ghi tương
ứng trong nguồn cấp dữ liệu


f) Kiểm thử sự tuân thủ quy định (Testing of regulatory compliance)
Kịch bản kiểm thử
1.Xác minh người dùng

Các trường hợp kiểm thử
Sử dụng phương pháp xác minh để đảm bảo rằng
những người dùng đúng đăng nhập được vào hệ
20



×