Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

KIỂM THỬ PHẦN MỀM, NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG JMETER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
======***======

BÁO CÁO THỰC NGHIỆM THUỘC HỌC PHẦN:
KIỂM THỬ PHẦN MỀM
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG JMETER

GVHD:
Nhóm - Lớp:

Ths Hồng Quang Huy
Nhóm 20 - 20212IT6013002

Hà nội, 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
======***======

BÁO CÁO THỰC NGHIỆM THUỘC HỌC PHẦN:
KIỂM THỬ PHẦN MỀM
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG JMETER

GVHD:
Nhóm - Lớp:
Thành viên:

Ths Hồng Quang Huy


Nhóm 20 - 20212IT6013002

Hà nội, 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................3
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM.....................5
1.1. Khái niệm.........................................................................................5
1.2. Các kĩ thuật cơ bản của kiểm thử phần mềm...................................5
1.2.1. Kiểm thử hộp đen......................................................................5
1.2.2. Kiểm thử hộp trắng...................................................................5
1.3. Quy trình kiểm thử phần mềm.........................................................6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................9
2.1. Giới thiệu Jmeter..............................................................................9
2.2. Cài đặt Jmeter.................................................................................11
2.3. Tổng quan về giao diện Jmeter......................................................13
2.4. Các thành phần Jmeter...................................................................13
2.5. Một số chức năng thường sử dụng trong Jmeter............................19
2.5.1. HTTP Request.........................................................................19
2.5.2. FTP Request............................................................................23
2.5.3. JDBC Request.........................................................................25
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG KIỂM THỬ..................................................28
3.1. Lập kế hoạch đánh giá...................................................................28
3.1.1. Môi trường kiểm thử...............................................................28
3.1.2. Kịch bản kiểm thử...................................................................28
3.2. Thực hiện kiểm thử với kịch bản...................................................31
KẾT LUẬN...............................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................38


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cách thức hoạt động của Jmeter..........................................................10
Hình 2.2. Kiểm tra phiên bản java.......................................................................11
Hình 2.3. Chọn phiên bản cài đặt JMeter............................................................11
Hình 2.4. Tệp jmeter.bat......................................................................................12
Hình 2.5. Tệp jmeter-server.bat...........................................................................13
Hình 2.6. Màn hình chính JMeter........................................................................13
Hình 2.7. Một số yếu tố phổ biến trong JMeter..................................................14
Hình 2.8. Mơ phỏng u cầu người dùng đến máy chủ thử nghiệm...................14
Hình 2.9. FTP Request........................................................................................15
Hình 2.10. Ví dụ FTP Request............................................................................15
Hình 2.11. Ví dụ HTTP Request.........................................................................16
Hình 2.12. Mơ tả JDBC Request.........................................................................16
Hình 2.13. Ví dụ JDBC Request.........................................................................16
Hình 2.14. Access log sampler............................................................................17
Hình 2.15. Các kiểu hiển thị kết quả của việc thực hiện kiểm tra.......................17
Hình 2.16. Hiển thị kết quả kiểu biểu đồ.............................................................18
Hình 2.17. Hiển thị kết quả kiểu cây dữ liệu.......................................................18
Hình 2.18. Hiển thị kết quả dạng bảng................................................................19
Hình 2.19. Hiển thị tóm tắt kết quả trong tệp văn bản........................................19
Hình 2.20. HTTP Request tạo nhóm chủ đề........................................................20
Hình 2.21. HTTP Request các thuộc tính nhóm chủ đề......................................20
Hình 2.22. HTTP Request tạo HTTP Request Default.......................................21
Hình 2.23. HTTP Request Default Nhập tên trang web kiểm tra.......................21
Hình 2.24. Tạo HTTP Request............................................................................22

Hình 2.25. HTTP Request tạo đường dẫn kiểm tra.............................................22
Hình 2.26. HTTP Request tạo hiển thị kết quả dạng đồ thị................................22
Hình 2.27. HTTP Request kết quả kiểm tra........................................................23
Hình 2.28. FTP Request tạo nhóm chủ đề...........................................................23
Hình 2.29. FTP Request tạo nhóm chủ đề FTP Users.........................................24
Hình 2.30. FTP Request tạo FTP Request Default..............................................24
Hình 2.31. FTP Request tạo FTP Request cho file1 và file2..............................24
Hình 2.32. FTP Request tạo hiển thị kết quả dạng bảng.....................................24
Hình 2.33. FTP Request kết quả kiểm tra...........................................................25
1


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

Hình 2.34. JDBC Request tạo nhóm chủ đề........................................................25
Hình 2.35. JDBC Request tạo nhóm chủ đề JDBC Users...................................25
Hình 2.36. JDBC Request tạo JDBC Configuration...........................................26
Hình 2.37. JDBC Request tạo JDBC Request.....................................................26
Hình 2.38. JDBC Request tạo hiển thị kết quả dạng báo cáo..............................27
Hình 2.39. JDBC Request kết quả kiểm tra........................................................27
Hình 3.1. Các plugin sử dụng..............................................................................29
Hình 3.2. Kết quả kiểm thử cơ sở........................................................................30
Hình 3.3. Thời gian đáp ứng chấp nhận được của hệ thống................................31
Hình 3.4. Thiết lập kịch bản kiểm thử.................................................................32
Hình 3.5. Kết quả thử nghiệm với số người dùng đồng thời khác nhau.............34
Hình 3.6. Tỉ lệ lỗi với số người dùng đồng thời khác nhau................................35
Hình 3.7. Kết quả chạy thử nghiệm dưới dạng biểu đồ.......................................35

2



Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Cấu hình máy kiểm thử.......................................................................28
Bảng 3.2. Kịch bản kiểm thử...............................................................................29

3


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy ThS. Hồng
Quang Huy. Trong q trình tìm hiểu và học tập mơn Kiểm thử phần mềm,
nhóm đã nhận được sự hướng dẫn và những chia sẻ rất tận tình, tâm huyết của
thầy. Từ những hướng dẫn tận tình của thầy cùng với kiến thức mà nhóm đã học
tập, tìm hiểu, chúng em đã hồn thành báo cáo đề tài “Nghiên cứu và sử dụng
JMeter”.
Với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của mình, nhóm em đã hồn thành tốt nhất
bài báo cáo này. Nhưng chúng em vẫn rất mong nhận được sự góp ý của thầy
cơ và các bạn để bài báo cáo của chúng em được hồn thiện hơn.
Kính chúc thầy cơ thật nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

4


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM
1.1. Khái niệm
Kiểm thử phần mềm là một phương pháp để kiểm tra sản phẩm phần
mềm thực tế có phù hợp với các yêu cầu mong đợi hay không, đảm bảo sản
phẩm phần mềm không có khiếm khuyết. Liên quan đến việc thực thi các thành
phần phần mềm / hệ thống bằng cách sử dụng các công cụ thủ công hoặc tự
động để đánh giá một hoặc nhiều thuộc tính quan tâm. Mục đích của kiểm thử
phần mềm là xác định các lỗi, khoảng trống hoặc các yêu cầu còn thiếu đối lập
với các yêu cầu thực tế.
1.2. Các kĩ thuật cơ bản của kiểm thử phần mềm
1.2.1. Kiểm thử hộp đen
Kiểm thử hộp đen là một phương pháp kiểm thử phần mềm trong đó các
chức năng của ứng dụng phần mềm được kiểm tra mà khơng cần có kiến thức về
cấu trúc mã nội bộ, chi tiết triển khai và đường dẫn nội bộ. Kiểm thử hộp đen
chủ yếu tập trung vào đầu vào và đầu ra của các ứng dụng phần mềm và hồn
tồn dựa trên các u cầu và thơng số kỹ thuật của phần mềm. Kiểm thử hộp đen
còn được gọi là kiểm tra hành vi.
1.2.2. Kiểm thử hộp trắng
White Box Testing (kiểm thử hộp trắng) là kỹ thuật kiểm thử phần
mềm trong đó cấu trúc bên trong, thiết kế và mã hóa của phần mềm được kiểm
tra để xác minh luồng đầu vào-đầu ra, cải thiện thiết kế, khả năng sử dụng và
bảo mật. Trong kiểm thử hộp trắng người kiểm thử có thể nhìn thấy mã bên
trong nên cịn được gọi với tên khác như Kiểm thử hộp rõ ràng (Clear box
testing), Kiểm thử hộp mở (Open box testing), Kiểm thử hộp trong suốt
(Transparent box testing), Kiểm thử dựa trên mã (Code-based testing) và Kiểm
thử hộp thủy tinh (Glass box testing).

5



Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

1.3. Quy trình kiểm thử phần mềm
Phân tích yêu cầu kiểm thử
Lập kế hoạch kiểm thử
Thiết kế kịch bản kiểm thử
Chuẩn bị môi trường kiểm thử
Thực thi kiểm thử
Kết thúc kiểm thử

- Phân tích u cầu: Nhóm kiểm tra nghiên cứu các u cầu từ quan
điểm kiểm thử để xác định các yêu cầu có thể kiểm thử và nhóm
QA có thể tương tác với các bên liên quan khác nhau để hiểu các
yêu cầu một cách chi tiết. Các yêu cầu có thể là chức năng hoặc phi
chức năng. Tính khả thi của tự động hóa cho dự án kiểm thử cũng
được thực hiện trong giai đoạn này.
o Đầu vào: Bao gồm các tài liệu đặc tả yêu cầu, tài liệu thiết
kế hệ thống, tài liệu khách hàng yêu cầu về các tiêu chí chấp
nhận của sản phẩm, bản mẫu của khách hàng yêu cầu (nếu
có) ...
o Đầu ra: Bao gồm tài liệu chứa các câu hỏi và câu trả lời liên
quan đến nghiệp vụ của hệ thống, tài liệu báo cáo tính khả
thi, phân tích rủi ro của việc kiểm thử phần mềm.
- Lập kế hoạch kiểm thử: là giai đoạn trong đó người quản lý cấp
cao QA xác định chiến lược kế hoạch kiểm thử cùng với những nỗ
lực và ước tính chi phí cho dự án. Hơn nữa, các nguồn lực, môi
trường kiểm thử, các giới hạn kiểm thử và lịch trình kiểm thử cũng
được xác định. Kế hoạch kiểm thử được chuẩn bị và hoàn thiện
trong cùng một giai đoạn.
o Đầu vào: Gồm các tài liệu đặc tả đã được cập nhật thông qua

các câu hỏi và trả lời được đưa ra trong giai đoạn phân tích
6


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

yêu cầu, tài liệu báo cáo tính khả thi, phân tích rủi ro của việc
kiểm thử phần mềm.
o Đầu ra: Bao gồm các tài liệu như kế hoạch kiểm thử, ước
tính thử nghiệm, lịch trình kiểm thử.
- Thiết kế kịch bản kiểm thử: bao gồm việc tạo, xác minh và làm
lại các trường hợp kiểm thử & tập lệnh kiểm thử sau khi kế hoạch
kiểm thử đã sẵn sàng. Ban đầu, dữ liệu kiểm thử được xác định,
được tạo và xem xét và sau đó được làm lại dựa trên các điều kiện
tiên quyết. Cuối cùng, nhóm QA bắt đầu q trình phát triển các
trường hợp kiểm thử cho các đơn vị riêng lẻ.
o Đầu vào: Bao gồm các tài liệu như kế hoạch kiểm thử, ước
tính thử nghiệm, lịch trình kiểm thử của đầu ra trong giai
đoạn Lập kế hoạch kiểm thử và các tài liệu đặc tả được cập
nhật.
o Đầu ra: Bao gồm các tài liệu thiết kế kiểm thử, test
case(trường hợp thử nghiệm), các danh mục và dữ liệu cần
kiểm thử,kịch bản tự động kiểm thử.
- Chuẩn bị môi trường kiểm thử: quyết định các điều kiện phần
mềm và phần cứng mà theo đó một sản phẩm làm việc được thử
nghiệm. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của q trình
thử nghiệm và có thể được thực hiện song song với giai đoạn Thiết
kế trường hợp kiểm thử. Nhóm kiểm thử có thể khơng tham gia vào
hoạt động này nếu nhóm phát triển cung cấp mơi trường kiểm thử.
Nhóm kiểm thử được yêu cầu thực hiện kiểm tra mức độ sẵn sàng

(smoke testing) của môi trường nhất định.
o Đầu vào: Là kết quả đầu ra của giai đoạn Thiết kế kịch bản
kiểm thử.
o Đầu ra: Môi trường đã được cài đặt đúng theo yêu cầu, sẵn
sàng cho việc kiểm thử và kết quả của smoke test case.
- Thực thi kiểm thử: được thực hiện bởi người kiểm thử, trong đó
kiểm thử bản dựng phần mềm được thực hiện dựa trên các kế hoạch
kiểm thử và các trường hợp kiểm thử đã chuẩn bị. Quá trình này
bao gồm việc thực thi tập lệnh thử nghiệm, bảo trì tập lệnh thử
nghiệm và báo cáo lỗi. Nếu lỗi được báo cáo thì nó sẽ được hồn
7


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

nguyên trở lại nhóm phát triển để sửa chữa và sẽ thực hiện kiểm tra
lại.
o Đầu vào: Bao gồm các tài liệu thiết kế kiểm thử, test case
(trường hợp thử nghiệm), các danh mục và dữ liệu cần kiểm
thử, kịch bản tự động kiểm thử trong đầu ra của giai đoạn
Thiết kịch bản kiểm thử.
o Đầu ra: Bao gồm tài liệu đặc tả kết quả kiểm thử, danh sách
các lỗi tìm được.
- Kết thúc kiểm thử: là giai đoạn hoàn thành việc thực hiện thử
nghiệm bao gồm một số hoạt động như báo cáo hoàn thành kiểm
thử, thu thập kết quả kiểm thử. Các thành viên trong nhóm kiểm
thử gặp gỡ, thảo luận và phân tích các tài liệu kiểm thử để xác định
các chiến lược phải được thực hiện trong tương lai, rút ra bài học từ
chu trình kiểm thử hiện tại. Ý tưởng là để loại bỏ tắc nghẽn quy
trình cho các chu kỳ kiểm thử trong tương lai.

o Đầu vào: bao gồm tất cả những tài liệu liên quan đã được
tổng hợp, ghi chép và hoàn thiện đầy đủ trong suốt quy trình
kiểm thử của dự án.
o Đầu ra: gồm các tài liệu: Test report (báo cáo kiểm thử),
Test result (kết quả kiểm thử).

8


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu Jmeter
Apache JMeterTM là phần mềm mã nguồn mở thuần Java, được phát
triển lần đầu tiên bởi Stefano Mazzocchi thuộc Apache Software Foundation,
được thiết kế để kiểm thử hành vi chức năng (load test functional behavior) và
đo lường hiệu suất. Có thể sử dụng JMeter để phân tích và đo lường hiệu suất
của ứng dụng web hoặc nhiều dịch vụ khác nhau. Kiểm thử hiệu suất có nghĩa là
kiểm thử một ứng dụng web với sức tải, lưu lượng người dùng đồng thời. JMeter
ban đầu được sử dụng để kiểm thử ứng dụng Web hoặc ứng dụng FTP. Ngày
nay, JMeter được sử dụng để kiểm thử chức năng, kiểm thử máy chủ cơ sở dữ
liệu, v.v.
Ưu điểm của Jmeter:
- Open-source license: JMeter hoàn tồn miễn phí, cho phép nhà
phát triển sử dụng mã nguồn để phát triển.
- Friendly GUI: JMeter cực kỳ dễ sử dụng và không mất thời gian
để làm quen.
- Platform independent: JMeter là ứng dụng Java thuần túy 100%.
Vì vậy, Jmeter có thể chạy trên nhiều nền tảng.
- Full multithreading framework: JMeter cho phép lấy mẫu đồng

các chức năng khác nhau bởi một nhóm luồng riêng biệt.
- Visualize Test Result: Kết quả kiểm tra có thể được hiển thị ở một
định dạng khác như biểu đồ, bảng, cây và tệp.
- Easy installation: Chỉ cần sao chép và chạy tệp * .bat để chạy
JMeter. Khơng cần cài đặt.
- Highly Extensible: Có thể viết các trường hợp kiểm thử của riêng
người phát triển. JMeter hỗ trợ các plug-in trực quan hóa cho phép
mở rộng kiểm thử.
- Simulation: JMeter có thể mơ phỏng nhiều người dùng với các
luồng đồng thời, tạo ra một tải nặng đối với ứng dụng web đang
được kiểm thử.
- Record & Playback – Record: hoạt động của người dùng trên
trình duyệt và mơ phỏng chúng trong ứng dụng web bằng Jmeter.
9


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

- Script Test: Jmeter có thể được tích hợp với Bean Shell &
Selenium để kiểm tra tự động.
JMeter mơ phỏng một nhóm người dùng gửi yêu cầu đến máy chủ và trả
về thông tin thống kê của máy chủ thông qua sơ đồ đồ họa (graphical diagrams).
JMeter sử dụng trên các hệ điều hành phổ biến hiện nay: Linux,
Windows, Mas OS, Ubuntu.

Bắt đầu

Jmeter thu thập
data để tính tốn


Tạo request đến server
và mơ phỏng một số
lượng người dùng

Server responds

Kết thúc

Report

Jmeter lưu tất cả
các responses
Cách thức hoạt động của Jmeter:
Hình 2.1. Cách thức hoạt động của Jmeter

10


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

2.2. Cài đặt Jmeter
Bước 1: Cài đặt Java
- Cài đặt Java JDK
- Kiểm tra trên Windows / Linux: nhập lệnh java-version

Hình 2.2. Kiểm tra phiên bản java

Bước 2: Tải xuống JMeter
- Phiên bản mới nhất của JMeter là Apache JMeter 5.4.3. Có thể tải
về tại Apache JMeter - Download Apache JMeter.

- Chọn tệp Binaries (zip hoặc tgz) để tải xuống như trong hình bên
dưới

Hình 2.3. Chọn phiên bản cài đặt JMeter

Bước 3: Cài đặt
- Cài đặt JMeter cực kỳ dễ dàng và đơn giản. Chỉ cần giải nén tệp zip
/ tgz vào thư mục muốn cài đặt JMeter.
11


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

Bước 4: Khởi chạy
- Có thể khởi động JMeter ở 3 chế độ
o GUI Mode
o Server Mode
o Command Line Mode
- Khởi động JMeter ở Chế độ GUI
- Nếu sử dụng Window, chỉ cần chạy tệp /bin/jmeter.bat để khởi
động JMeter ở chế độ GUI

Hình 2.4. Tệp jmeter.bat

- Cách chạy JMeter ở Chế độ không GUI
o Khởi động JMeter ở Chế độ máy chủ. Chế độ máy chủ được
sử dụng để kiểm tra phân tán. Hoạt động như một mơ hình
máy khách-máy chủ. Trong mơ hình, JMeter chạy trên máy
chủ ở chế độ máy chủ. Trên máy khách, JMeter chạy ở chế
độ GUI.

o Khởi động chế độ máy chủ, chạy tệp bat \ jmeter-server.bat
như hình dưới.

12


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

Hình 2.5. Tệp jmeter-server.bat

2.3. Tổng quan về giao diện Jmeter

Hình 2.6. Màn hình chính JMeter

2.4. Các thành phần Jmeter
Các thành phần khác nhau của JMeter được gọi là Elements. Mỗi phần tử
được thiết kế cho một mục đích cụ thể.
Hình dưới đưa ra một số yếu tố phổ biến trong JMeter.

13


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

Hình 2.7. Một số yếu tố phổ biến trong JMeter

- Thread Group:
o Thread Group là một tập hợp các chủ đề. Mỗi luồng đại diện
cho một người dùng sử dụng ứng dụng đang được thử
nghiệm. Mỗi luồng mô phỏng một yêu cầu thực của người

dùng đến máy chủ.
o Các điều khiển cho một nhóm chủ đề cho phép đặt số lượng
chủ đề cho mỗi nhóm.
o Ví dụ: nếu đặt số luồng là 100, JMeter sẽ tạo và mô phỏng
100 yêu cầu của người dùng đến máy chủ đang được thử
nghiệm.

Hình 2.8. Mơ phỏng yêu cầu người dùng đến máy chủ thử nghiệm

- Samplers:
o Giúp nhóm chủ đề biết loại yêu cầu cần thực hiện

14


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

Sampler

FTP Request

HTTP Request

BSF Sampler

SMTP Sampler

- FTP request:
o Bộ điều khiển cho phép gửi yêu cầu “tải tệp xuống” hoặc
“tệp tải lên” tới máy chủ FTP.


Hình 2.9. FTP Request

o Ví dụ: nếu muốn tải xuống tệp “Test.txt” từ máy chủ FTP
đang được kiểm tra, cần định cấu hình một số tham số trong
JMeter như hình dưới.

Hình 2.10. Ví dụ FTP Request

- HTTP request:
o Cho phép gửi một yêu cầu HTTP / HTTPS đến một máy chủ
web.

15


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

o Ví dụ: JMeter gửi một yêu cầu HTTP đến trang web của
Google và truy xuất các tệp HTML hoặc hình ảnh từ trang
web này.

Hình 2.11. Ví dụ HTTP Request

- JDBC request:
o Cho phép thực hiện kiểm tra hiệu suất cơ sở dữ liệu, gửi một
yêu cầu JDBC (một truy vấn SQL) đến một cơ sở dữ liệu.

Hình 2.12. Mơ tả JDBC Request


o Ví dụ, một máy chủ cơ sở dữ liệu có một trường test_result
được lưu trữ trong tên bảng test_tbl. Muốn truy vấn dữ liệu
này từ máy chủ cơ sở dữ liệu có thể cấu hình JMeter để gửi
một truy vấn SQL đến máy chủ này để truy xuất dữ liệu.

16


Đề tài: Nghiên cứu và sử dụng Jmeter

Hình 2.13. Ví dụ JDBC Request

- Access Log Sampler:
o Cho phép đọc nhật ký truy cập và tạo các yêu cầu HTTP.
Nhật ký có thể là hình ảnh, Html, CSS…

Hình 2.14. Access log sampler

- Listeners:
o Hiển thị kết quả của việc thực hiện kiểm tra. Có thể hiển thị
kết quả ở một định dạng khác, chẳng hạn như cây, bảng, biểu
đồ hoặc tệp nhật ký.
17



×