Đề tài: Cấu tạo cơ quan sinh sản của thực vật
hạt kín
Giáo viên bộ môn: Nguyễn Bá Hai
Sinh viên thực hiện: Lê Khắc Đào
Lớp: BVTV 42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
•
Cấu tạo cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín
•
1 Cấu tạo hoa
•
1.1 Đế hoa
•
1.2. Đài hoa(Kalyx-K)
•
1.3. Tràng hoa(Corolla-C)
•
1.4. Nhị hoa(Androeceum-A)
•
1.5. Bộ nhụy(Gynoeceum-G)
•
1.6. Công thức hoa
•
1.7. Sơ đồ hoa
•
1.4. Nhị hoa
Cấu tạo của bộ nhị: Tất cả các nhị trong hoa hình thành nên
bộ nhị,bộ nhị của thực vật hạt kín có cấu tạo rất phức tạp, có
các kiểu bộ nhị chính sau:
•
Bộ nhị tự do: Các nhị nằm hoàn toàn rời nhau và chỉ đính
với nhau ở đế hoa(hoa hồng, hoa sen…)
•
Bộ nhị đơn thể: Các nhị chỉ đính với nhau thành một bó
hoặc một mạng (hoa dâm bụt)
•
Bộ nhi đa thể: Các nhị chỉ dính với nhau thành nhiều bó
( hoa Gạo và hoa Bưởi)
•
Bộ nhị lưỡng thể: Các chỉ nhi dính với nhau thành hai bó
hoặc một bó với một nhị tự do (hoa các cây họ Đậu).
•
Bộ nhị liền bao: Các chỉ nhị tách rời nhau, nhưng các bao
phấn dính lại với nhau ( các cây họ Cúc)
•
1.5. Bộ Nhụy (Gynoeceum-G)
Bộ nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, thường nằm ở chính
giữa của hoa do các lá noãn(tâm bì) hình thành.
Cấu tạo của bộ nhụy: Phần phình to ở phía dưới là bầu nhụy
bên trong có chứa noãn, phần hẹp hình ống ở phía trên gọi
là vòi nhụy và tận cùng gọi là núm nhụy hơi loe rộng.
Ở các cây còn nguyên thủy, bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời
nhau hoàn toàn, tạo thành bộ nhụy rời và có nhiều nhụy
(Hoa hồng, Mảng cầu…)
Ở một số họ tiến hoá hơn, số lá noãn giảm đi và dính lại với
nhau ở nhiều mức độ, tạo thành bộ nhụy hợp, tuỳ theo mức
độ dính với nhau có thể có các kiểu bộ nhụy sau:
•
Bộ nhụy dính với nhau phần bầu, nhưng vòi và núm nhụy tự
do: Hoa Cẩm chướng
•
Bộ nhụy dính với nhau ở phần đầu và phần vòi nhưng núm
nhụy tự do: Dâm bụt
•
Bộ nhụy dính với nhau hoàn toàn:cây họ Cà. họ Cam.
•
Bộ nhụy dính với phần vòi và núm nhưng bầu tự do:
Cây Dừa cạn
•
Cấu tạo của bộ Nhụy
Đầu nhụy: Đầu nhụy là bộ phận chuyên hoá của lá noãn, là
nơi tiếp nhận hạt phấn, bề mặt của đầu nhụy thường được
phủ bởi một mô dẫn dắt, tiếp liền vào trong rãnh của vòi
nhụy. Chúng thực hiện vai trò tiết và có nhiệm vụ tạo môi
trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt phấn và sự phát
triển của ống phấn ở đầu nhụy
Vòi nhụy: Vòi nhụy là một ống rỗng hoặc đặc, có
thể dài ngắn khác nhau, làm cho đường đi của hạt
phấn có thể khác nhau. Phía trong có thể tạo thành
rãnh hoặc không rãnh. Khi nhụy chín, đầu nhụy mở
ra tiếp nhận hạt phấn, mô dẫn dắt ở đầu và vòi nhụy
sẽ dung giải thành chất nước nhầy, tạo môi trường
thuận lợi đưa hạt phấn từ đầu qua vòi và vào tới bầu
nhụy.
Bầu nhụy: Bầu nhụy là phần chính của nhụy bên
trong có chứa noãn. Bầu nhụy có nhiều hình dạng
khác nhau: Hình cầu, hình trái xoan bên ngoài bầu
thường nhẵn hoặc có khía, có gai mềm hoặc có lông
Nóm nhôy
Vßi nhôy
BÇu
Khi cắt ngang bầu, phía ngoài là vách bầu và phía trong là
khoang bầu. Vách bầu được bao bọc ở cả mặt trong và mặt
ngoài bởi 2 lớp biểu bì, ở mặt ngoài bầu có thể có tầng
cutin. Giữa 2 lớp biểu bì là lớp mô mềm xốp. Khoang bầu là
nơi chứa noãn, khoang bầu có thể là một ô hoặc có thể
nhiều ô.
Vị trí của bầu ở trong hoa
•
Bầu trên(Bầu thượng): Bầu nằm trên đế hoa, không dính với
các mảnh bao hoa, kiểu này kém tiến hoá nhất (Hoa
đậu,Cam,Cà…)
•
Bầu dưới (Bầu hạ): Bầu nằm chìm trong đế hoa dính liền
với đế hoa, các bộ phận khác nhau của hoa nằm trên đế hoa,
do đó mức cao hơn so với bầu. Kiểu này tiến hoá hơn vì
noãn ở bên trong được bảo vệ tốt hơn (ổi, Sim,Bầu bí.)
•
Bầu giữa (Bầu trung): Bầu chỉ dính với dế hoa ở phần dưới,
còn phần trên vẫn tự do (Hoa Mua, Bạch đàn…)
•
VÞ trÝ t¬ng ®èi cña
bÇu:
•
Trªn A (Cam)
•
Giữa B (Mướ p rừng)
•
Díi C (BÝ, Míp)
Cấu tạo của noãn
Noãn là một khối đa bào, có hình trứng đôi khi có dạng hình
cầu hoặc hình thận.
Mỗi noãn thường gồm 2 phần: phần cuống noãn là nơi đính
noãn vào giá noãn; phần thân noãn là một khối tế bào nhỏ, vỏ
noãn thường để một lỗ nhỏ ở đỉnh gọi là lỗ noãn, chổ noãn
dính vào cuống gọi là rốn, chổ các lớp võ noãn gặp nhau và
dính với phôi tâm gọi là hợp điểm. Chúng ta có thể thấy phôi
tâm tương ứng với túi bào tử lớn và túi phôi tương ứng với thể
giao tử cái.
Các kiểu noãn thường gặp: Tùy theo vị trí tương đối giữa
thân noãn và cuống noãn, người ta phân biệt các kiểu noãn
sau:
Cấu tạo noãn
•
1. Cuống noãn
•
2. Bó dẫn
•
3. Gốc noãn
•
4. Vỏ trong
•
5. Lỗ noãn
•
6. Noãn tâm
–
7. Túi phôi
•
8. Tế bào trứng
•
9. Trợ bào
•
10. Tế bào đối cực
•
11. Nhân dinh dưỡng
cấp 2
•
12. Ống phấn
•
13. Hợp điểm
Noãn thẳng: Trục của thân noãn và cuống noãn ở trên cùng
một đường thẳng, lúc đó lỗ noãn ở vị trí đối diện với cuống
noãn (Hồ tiêu).
Noãn cong: Trục của thân noãn làm thành một góc với
cuống noãn, lúc này lỗ noãn ở vị trí gần cuống noãn hơn.
Nếu góc làm thành giữa trục noãn và cuống noãn là một góc
vuông gọi là noãn ngang (họ Đậu).
Noãn đảo: Trục của thân noãn nằm song song với cuống
noãn, lỗ noãn nằm sát và gần như trùng với cuống noãn (hoa
Hướng dương và loa kèn)
Các kiểu đính noãn:
Đính noãn trung trụ: Thường gặp ở những bầu có nhiều ô
do nhiều lá noãn hợp thành,các gia noãn thương nằm ở góc
trong của ô tạo thành một trung trụ ở giữa bầu và có các đính
xung quanh (Cam,Chanh, Dâm bụt…)
Đính noãn bên(Đính noãn mép): Thường gặp ở bầu có một
ô hoặc nhiều lá noãn dính một phần ở mép tạo thành, các
giá noãn thường nằm ở mép của bầu, chổ ranh giới giữa các
lá noãn (các cây họ Đậu, đu đủ…)
Đính noãn giữa (Đính noãn trung tâm): Thường gặp ở một
số cây Mã đề, Cẩm chướng…kiểu này được tiến hoá từ kiểu
đính noãn trung trụ do vách ngăn giữa các lá noãn bị tiêu
biến đi nhưng trụ do các lá noãn tạo nên vẫn còn.
Ngoài những kiểu đính noãn trên còn có các kiểu đính noãn:
Đính noãn rải rác(Bầu bí…); Đính noãn treo (nho…); Đính
noãn gốc (các cây họ Cúc)…
Sự hình thành và cấu tạo của túi phôi
Lúc đầu tế bào mẹ bào tử phân chia giảm nhiểm cho ra 4 tế
bào đơn bội -tức 4 bào tử lớn, chỉ có một tế bào trong số đó
được duy trì và phát triển thành túi phôi.
Các kiểu bộ nhụy
•
Các kiểu đính noãn
•
Các kiểu noãn
Túi phôi được hình thành sau một số lần phân chia liên tiếp
của bào tử duy nhất còn lại đó. Kết quả lần phân chia đầu
tạo ra 2 nhân con, chúng tách nhau về 2 cực của túi phôi, ở
mỗi cực mỗi nhân con lại phân chia 2 lần nữa tạo thành 4
nhân con, như vậy trong túi phôi tất cả có 8 nhân và hợp
thành 2 nhóm. Ở đầu lỗ noãn của túi phôi,1 tế bào nằm giữa
và có kích thước lớn gọi là noãn cầu, 2 tế bào nằm 2 bên có
kích thước nhỏ hơn gọi là trợ bào. 3 tế bào ở cực đối diện
gọi là các tế bào đối cực, những tế bào này không có chức
năng sinh sản và có chức năng dinh dưỡng
Giới tính của hoa
Trong một hoa, nếu có đầy đủ các thành phần K, C, A, G
thì ta có hoa lưỡng tính đủ (hoa Cam, Chanh, Dâm bụt ).
Nếu hoa không có tràng hoa gọi là hoa không cánh (hoa
Thầu dầu và Vải…). Nếu hoa thiếu cả bao hoa - gọi là hoa
trần (Hoa Hồ tiêu, Lá lốt…)
Nếu thiếu một trong 2 bộ phận sinh sản gọi là hoa đơn tính.
Nếu chỉ có nhị hoa gọi là hoa đực
Giảm phân
Nguyên phân
1 tế bào mẹ
(2n)
4 đại bào tử (n)
Nhân
cực .
3 TB cực
2 TB kèm
Noãn cầu
(n) (trứng)
Túi phôi
3 lần
•
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÚI PHÔI
3 đại
bào tử
tiêu biến
(2n)
•
Nếu trên cùng một cây có cả hoa đực và hoa cái hay hoa
lưỡng tính gọi là cây cùng gốc (Bầu bí,Bắp ). (chiếm tỷ lệ
cao 94% - 95%). Nếu hoa đực và hoa cái tồn tại ở 2 cây
khác nhau ta gọi là cây khác gốc ( chiếm tỷ lệ tệ tương đối
thấp 4- 5%: Rong mái chèo,củ Nâu, Đu đủ…)
Các kiểu tiền khai hoa
Tiền khai hoa van: Các mảnh bao hoa trong cùng một vòng
chỉ xếp cạnh nhau chứ không xếp chồng lên nhau (hoa
Cải…)
Tiền khai hoa vặn: Các mảnh bao hoa trong cùng một vòng
xếp xoắn lại với nhau, nghĩa là một mép của mảnh này úp
lên 1 mép của mảnh bên cạnh và cứ luân phiên (hoa Dâm
bụt…)
Tiền khai hoa lợp: Một mảnh bao hoa nằm ngoài hoàn toàn,
một mảnh bao hoa nằm trong hoàn toàn, những mảnh còn
lại xếp vặn (đài của hoa Kim phượng)
Tiền khai hoa thìa: Một cánh nhỏ nhất nằm trong hoàn toàn
gọi là cánh cờ, 2 cánh bên lớn hơn nằm ở 2 bên cánh cờ và
2 cánh còn lại nằm hoàn toàn ở ngoài gọi là 2 cánh thìa (hoa
Móng bò)
Tiền khai hoa cờ: Là kiểu tiền khai hoa đặc trưng cho các
cây họ Đậu (Fabaceae), là cánh cờ có kích thức lớn nhất
nằm ngoài hoàn toàn, còn 2 cánh thìa nhỏ nhất nằm trong
hoàn toàn
Tiền khai hoa
A. Xoắn ốc
B,C,D. Van
E. Vặn
F. Lợp
G. Năm điểm
H. Cờ
I. Thìa
Hoa thức và hoa đồ
1.6. Hoa thức: Hoa thức là công thức biểu diễn ngắn gọn
cấu tạo của hoa.
K (Kalyx): Đài hoa; C (Corolla): Tràng hoa; A
(Androeceum): nhị hoa; G (Gynoeceum): nhụy hoa; P
(Perigonium): Bao hoa chưa phân hoá thành đài và tràng.
Sau mỗi chữ ghi con số chỉ số lượng của bộ phận ở mỗi
vòng,nếu thành phần nào thiếu thì ghi số (0) và dùng kí hiệu
dấu (+) hoặc (-). Nếu hoa có bầu trên thì ta gạch dưới số chỉ
số lá noãn; nếu hoa có bầu dưới thì ta gạch trên số chỉ lá
noãn và bầu trung ta gạch ngang số chỉ lá noãn;hoa trong
cùng một vòng dính nhau thì ta ghi những số đó trong ngoặc
đơn ( ).
Vd: hoa Huệ: *0 P
(3+3)
A
3+3
G
(3)
1.7. Hoa đồ: Hoa đồ là sơ đồ biểu diễn cấu tạo cắt ngang của hoa
(hoặc nụ hoa) trên mặt phẳng thẳng góc với trục chính mà hoa phát
triển
Người ta quy ước biểu diễn các thành phần hoa như sau:
:Trục mang hoa được thể hiện bằng vòng tròn nhỏ có thể
để trắng hoặc tôi đen
:Lá bắc được biểu diễn bằng một đường dây cung có mấu lồi
ở lưng
:Lá đài người ta có thể bôi đen hoặc gạch chéo ở bên trong
:Tràng hoa được biểu diễn bởi một cung đường tròn có thể
để trắng hoặc tô đen hoặc dùng nét đậm
:Nhị biểu diễn theo lát cắt ngang của bao phấn và hướng
mở của bao phấn
: Nhụy hoa được biểu diễn theo lát cắt ngang của bầu với số ô và
các đính noãn
1.8. Cụm hoa: Cụm hoa là tập hợp của nhiều hoa riêng rẽ, có
cuống hay không có cuống cùng đính trên một trục chung
gọi là cuống của cụm hoa. Trong cụm hoa mỗi hoa có 1 lá
bắc riêng. Tùy theo sự phân nhánh của cuống hoa, người ta
phân biệt các kiểu cụm hoa
1.8.1.Cụm hoa không hạn: Là kiểu cụm hoa có cành mang hoa
không hạn chế, đầu cành không tận cùng bằng một hoa, nên
các hoa vẫn tiếp tục hình thành. Những hoa ở trên ngọn
thường là những hoa non nhất.
Cụm hoa không hạn thường gồm các kiểu chính sau:
•
Chùm: trong cụm hoa, mỗi hoa đều có một cuống riêng rẽ,
mọc xen kẽ của 1 lá bắc. Nếu cuống của cụm hoa không
phân nhánh, ta có kiểu chùm đơn (hoa Muồng), nếu phân
nhánh ta có kiểu chùm kép (hoa Nho).
•
Bông: Các hoa trong cụm hoa thường không có cuống hoặc
có cuóng rất ngắn và được đính trược tiếp tren cuống của
cụm hoa
-
Buồng: là kiểu bông kép đặc biệt mà tren đó các bông đơn
cũng như các hoa trập trung lại thành nải (nải Chuối)
-
Buồng đuôi sóc: là kiểu bông mang rất nhiều hoa dày đặc
(hoa một số loại cỏ).
•
Ngù: kiểu cụm hoa này có cấu tạo giống kiểu chùm, nhưng
phía dưới hoa lại có cuống dài hơn các hoa ở phía trên, nên
các hoa được đưa lên cùng 1 mặt phẳng (hoa Phượng vĩ-
nhủ đơn, và hoa Súp lơ- ngũ kép).
•
Tán: các hoa cùng nằm trên một mặt phẳng ngang nhưng
cuống hoa đều tập trung tại 1 điểm tren đầu tận cùng trục
cụm hoa. Có 2 loại tán đơn và tán kép, đặc trưng cho các
hoa họ Hoa tán (Cà rốt, Ngò )
•
Đầu: là kiểu cụm hoa gồm nhiều hoa không cuống mọc xít
nhau trên đỉnh trục cụm hoa thu ngắn lại
-
kiểu cụm hoa hình cầu (hoa Trinh nữ, hoa Keo dậu…)
-
Kiểu cụm hoa hình đĩa (cây họ Cúc)
-
Kiểu cụm hoa hình đầu trạng (Sung, Vả…)
1.8.2. cụm hoa có hạn: là kiểu cụm hoa có cành mang hoa sinh
trưởng có hạn, tận cùng của cành hoa mang hoa là một hoa
xuất hiện sớm.