Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề thi cuối học kì 2, khối 12 ( Trường THPT Cái Bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.82 KB, 15 trang )

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023

TỔ LICH SỬ - ĐỊA LÍ

Mơn: Lịch sử - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Khơng tính thời gian phát đề)

I. MỤC ĐÍCH U CẦU
1. Mục đích:
- Nhằm kiểm tra những kiến thức học sinh đã học trong học kì II so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả
kiểm tra, học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân. Từ đó biết điều chỉnh hoạt động học tập trong giai đoạn ôn thi
TNTHPT.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy
học nếu cần thiết.
2. Yêu cầu:
a) Về kiến thức: Học sinh thực hiện được những yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng theo 4 cấp độ
biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao ở các nội dung (bài học) cụ thể:
- Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền
Nam (1954 – 1965).
- Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa
sản xuất (1965 – 1973).
- Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 – 1975).
- Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1975 – 1976).
- Lịch sử Tiền Giang: Nhân dân Tiền Giang tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 –

2000).
b) Về năng lực: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề; kĩ năng vận dụng kiến thức để giải
thích, phân tích sự kiện lịch sử.


c) Về phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập cho học sinh, biết suy nghĩ tìm hiểu và vận dụng những kiến thức lịch sử.


. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
Trắc nghiệm 100%
III. MA TRẬN KIỂM TRA
Mức độ nhận thức
Tổng
TT

Nội dung kiến thức

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng

Vận dụng
cao
Số CH

Số
CH
1

2


3

4
5

Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965).

3

Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu
chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973).

3

Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã
hội miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền
Nam (1973 – 1975).
Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (1975 – 1976).
Lịch sử Tiền Giang: Nhân dân Tiền Giang
tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc (1975 – 2000)

4

Tổng

Tỉ lệ %

Thời
gian

Số
CH

Thời
gian

Số
CH

Thời
gian

%
tổng

Số
CH

Thời
gian

TN

Thời
gian


TL
25%

4

2

1

3

10

1

25%

3

10

3

2

3

2


12

2

30%

10%

4

4

10%

16

12
40

8
30

4
20

40
10

100


100

100


IV. BẢNG ĐẶC TẢ
T
T

1

2

Nội dung kiến
thức
Bài 21: Xây
dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền
Bắc, đấu tranh
chống đế quốc
Mĩ và chính
quyền Sài Gòn
ở miền Nam
(1954 – 1965).

Bài 22: Nhân
dân hai miền
trực tiếp chiến
đấu chống đế
quốc Mĩ xâm


Mức độ kiến thức, kĩ năng
cần kiểm tra, đánh giá
Biết được Mĩ thực hiện chiến lược nào ở miền Nam Việt Nam trong
những năm 1961-1965.
Biết được âm muu của Mĩ ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954
về Đơng Dương được kí kết.
Biết được thắng lợi nào trong thời kì 1954-1975 là mốc đánh dấu bước
phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công ?
Hiểu được âm mưu chiến lược của Mĩ khi tiến hành chiến lược Chiến
tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam.
HIểu được tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960.
Hiểu được lí do Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách
mạng.
Hiểu được các biện pháp Mĩ và chính quyền Sài Gịn thực hiện trong
chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam.
So sánh được điểm giống nhau giữa Cao trào kháng Nhật cứu nước
(1945) và phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam.
So sánh điểm khác nhau giữa các phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh
(1930 – 1931), Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và “Đồng khởi”
(1959 -1960) ở Việt Nam.
Đánh giá được ý nghĩa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 1960) ở Việt Nam.
Biết được một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt
Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
(1965 – 1968) của Mĩ.
Xác định được thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ
phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.


Số câu hỏi theo mức độ
nhận thức
VD
NB
TH
VD
C
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12


T
T

3

Nội dung kiến
thức
lược. Nhân dân
miền Bắc vừa

chiến đấu vừa
sản xuất (1965 –
1973).

Bài 23: Khôi
phục và phát
triển kinh tế, xã
hội miền Bắc,
giải phóng hồn
tồn miền Nam
(1973 – 1975).

Mức độ kiến thức, kĩ năng
Số câu hỏi theo mức độ
cần kiểm tra, đánh giá
nhận thức
Biết được âm mưu của Mĩ khi sử dụng qn đội Sài Gịn tiến cơng xâm
C13
lược Campuchia (năm 1970).
Hiểu được ý nghĩa của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
C14
Thân 1968 của quân dân Việt Nam.
Hiểu được ý nghĩa của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C15
Hiểu được thủ đoạn mới của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ
C16
(1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam.
So sánh được điểm tương đồng giữa ba chiến lược chiến tranh của Mĩ ở
Việt Nam (1954 – 1975): "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh Cục bộ"
C17

và "Việt Nam hóa chiến tranh".
So sánh được điểm tương đồng về các điều khoản trong hai Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về
C18
Việt Nam.
So sánh được điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1 - 1959) và Nghị quyết
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7 - 1973).
Đánh giá được tác động của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân (1968) đối với Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Biết được tên thắng lợi mà quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vào
C21
tháng 1 – 1975.
Biết được điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 – đầu năm 1975 Bộ
Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế C22
hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam.
Biết được ý nghĩa của Chiến thắng Phước Long.
C23
Biết được nội dung chủ trương của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành
C24
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973).
Hiểu được ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.
Hiểu được địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).

C19
C20

C25
C26



T
T

4

5

Nội dung kiến
thức

- Bài 24: Việt
Nam trong năm
đầu sau thắng
lợi của cuộc
kháng chiến
chống Mĩ, cứu
nước (1975 –
1976).
- Lịch sử Tiền
Giang: Nhân
dân Tiền Giang
tiến hành công
cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ
quốc (1975 –

Mức độ kiến thức, kĩ năng
cần kiểm tra, đánh giá

Hiểu được nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
So sánh được điểm khác nhau giữa Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam.
So sánh được điểm chung giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 và
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam.
So sánh được điểm khác nhau giữa quá trình kết thúc cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam.
Đánh giá được vai trò của Chiến thắng Phước Long (1 – 1975) được ví
như một trận “trinh sát chiến lược” của quân dân Việt Nam.
Đánh giá được vai trò của chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc kháng
chiến chóng Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
Biết được tên gọi cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biết được nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam sau Đại thắng
mùa Xuân 1975.
Hiểu được ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước ở Việt Nam (1975-1976).
Hiểu được tình hình nước ta (thuận lợi, khó khăn) ngay sau đại thắng
mùa Xuân 1975.
Biết được từ năm 1986, chính quyền và nhân dân Tiền Giang bước vào
thời kì đổi mới.
Biết được diện tích đất trồng ở Gị Cơng được mở rộng là kết quả của
Chương trình “Ngọt hóa Gị Cơng”.
Biết được năm 1994, huyện Tân Phước được thành lập trong tỉnh Tiền
Giang.

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức
C27
C28
C29
C30
C31
C32
C33
C34
C35
C36
C37
C38
C39


T
T

Nội dung kiến
thức
2000).

Mức độ kiến thức, kĩ năng
cần kiểm tra, đánh giá
Biết được cơng trình giao thơng nào nối liền hai tỉnh Tiền Giang và
Vĩnh Long.

Số câu hỏi theo mức độ
nhận thức

C40


V. ĐỀ GỐC
TRƯỜNG THPT CÁI BÈ
TỔ LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023
Mơn: Lịch sử, Lớp: 12
Thời gian làm bài: 45 phút.
khơng tính thời gian phát đề

BÀI 21
BIẾT
Câu 1. Trong những năm 1961-1965, Mĩ thực hiện chiến lược nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Đơng Dương hóa chiến tranh.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Ngăn đe thực tế.
Câu 2. Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đơng Dương được kí kết, đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu biến
miền Nam Việt Nam thành
A. thuộc địa kiểu mới.
B. thuộc địa kiểu cũ.
C. đồng minh duy nhất.
D. căn cứ quân sự duy nhất.
Câu 3. Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công ?
A. “Đồng khởi” (1959 – 1960).
B. Vạn Tường (1965).
C. Mậu Thân (1968).

D. Tây Nguyên (3-1975).
HIỂU
Câu 4. Tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mưu chiến lược
nào?
A. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.


B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.
D. Tách rời nhân dân với phong trào cách mạng.
Câu 5. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
A. miền Nam chưa được giải phóng.
B. miền Nam được hồn tồn giải phóng.
C. cả nước độc lập, thống nhất
D. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Câu 6. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo
lực cách mạng là do
A. khơng thể sử dụng biện pháp hịa bình được nữa.
B. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
C. các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã phát triển.
D. Mĩ và chính quyền Sài Gịn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 7. Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gịn khơng thực hiện
biện pháp nào dưới đây?
A. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
B. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
C. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
D. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
VD
Câu 8. Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam có điểm
tương đồng nào sau đây?

A. Có hình thái là cuộc khởi nghĩa từng phần của quần chúng.
B. Đều giành được chính quyền ở các vùng nông thôn, đô thị.
C. Đưa tới việc hình thành một mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Mở ra bước phát triển nhảy vọt cho cách mạng cả nước.
Câu 9. Các phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và “Đồng khởi”
(1959 -1960) ở Việt Nam có sự khác biệt về
A. đối tượng đấu tranh.
B. hình thức, phương pháp chủ yếu.


C. tính quần chúng, quyết liệt.
D. mục tiêu cao nhất.
VDC
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở Việt
Nam?
A. Bước chuyển biến có ý nghĩa chiến lược với cách mạng miền Nam.
B. Đưa tới Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
C. Mở đầu sự lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm.
D. Đã giáng một địn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
BÀI 22
BIẾT
Câu 11. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ là
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. An Lão (Bình Định).
D. Đồng Xồi (Bình Phước).
Câu 12. Thắng lợi nào của qn dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm
lược?
A. Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.

B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 13. Năm 1970, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia nhằm thực hiện âm mưu nào sau
đây?
A. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
B. Thiết lập trở lại Liên bang Đông Dương.
C. Gạt ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương.
D. Mở rộng chiến tranh ra tồn khu vực Đơng Nam Á.


HIỂU
Câu 14. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc
A. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược.
C. Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
D. Mĩ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Câu 15. Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Chiến thắng trong cuộc phản công mùa khô 1966 – 1967.
Câu 16. Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới là
A. mở những cuộc hành quân tìm diệt và bình định.
B. sử dụng chiến thuật thiết xa vận.
C. sử dụng chiến thuật trực thăng vận.
D. tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.
VD
Câu 17. Ba chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975): "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh Cục bộ" và
"Việt Nam hóa chiến tranh" có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Không thay đổi âm mưu chiến lược trong suốt cuộc chiến tranh.
B. Không thay đổi vai trò lực lượng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.
C. Tiến hành các chiến lược leo thang ngay từ đầu cuộc chiến tranh.
D. Không thay đổi âm mưu cơ bản và thủ đoạn thực hiện chiến tranh.
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng điểm tương đồng về các điều khoản trong hai Hiệp định Giơnevơ
năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
A. Quy định về thời hạn chuyển quân, chuyển giao khu vực.
B. Các nước công nhận những quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C. Đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam.
D. Các bên thực hiện trao trả tù binh và dân thường bị bắt.


Câu 19. Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1 1959) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7 - 1973) là đều
A. kiên quyết sử dụng bạo lực cách mạng để đưa cách mạng tiến lên.
B. kiên quyết đấu tranh ở cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
C. quyết định phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
D. xác định rõ kẻ thù của nhân dân miền Nam là bọn đế quốc Mĩ, tay sai.
VDC
Câu 20. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam đã mở ra “bước ngoặt đi
xuống” đối với Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, vì đã
A. làm đảo lộn thế trận ban đầu trong chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
B. làm xói mịn và từng bước tan rã trật tự thế giới “hai cực” Ianta.
C. làm bùng nổ các phong trào đấu tranh của nhân dân ở nước Mĩ.
D. làm suy giảm vị thế, buộc Mĩ phải nghĩ đến xu thế hịa hỗn Đơng – Tây.
BÀI 23
BIẾT
Câu 21. Tháng 1 – 1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
A. Đường 14 – Phước Long.
B. Đường 9 – Nam Lào.
C. Huế - Đà Nẵng.

D. Tây Nguyên.
Câu 22. Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 – đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề
ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam là
A. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
B. Mĩ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
C. miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Mĩ khơng cịn viện trợ kinh tế, qn sự cho chính quyền Sài Gịn.
Câu 23. Chiến thắng Phước Long của quân dân Việt Nam cho thấy
A. sức mạnh to lớn của quân giải phóng.
B. quân đội Sài Gịn đã tan rã hồn tồn.
C. nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút” đã hoàn thành.
D. khả năng can thiệp trở lại của Mĩ rất cao.


Câu 24. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973) đề ra chủ trương
nào sau đây?
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung.
C. Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp.
D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
HIỂU
Câu 25. Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang
giai đoạn tổng tiến cơng chiến lược để giải phóng hồn tồn miền Nam?
A. Tây Nguyên.
B. Huế - Đà Nẵng.
C. Đường số 14 - Phước Long.
D. Đường 9 - Nam Lào.
Câu 26. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là
A. đô thị.
B. rừng núi.

C. nông thôn.
D. trung du.
Câu 27. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là do Đảng
Cộng sản Việt Nam
A. có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.
B. đã kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. lãnh đạo xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh.
VD
Câu 28. Một trong những điểm khác nhau giữa Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
ở Việt Nam là về
A. mục tiêu tiến công.
B. sự huy động cao nhất lực lượng.


C. kết cục quân sự.
D. quyết tâm giành thắng lợi.
Câu 29. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung

A. xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.
Câu 30. Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
C. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
VDC

Câu 31. Chiến thắng Phước Long (1 – 1975) được ví như một trận “trinh sát chiến lược” của qn dân Việt Nam vì lí
do cơ bản nào sau đây?
A. Kiểm chứng được sức mạnh của quân đội Sài Gòn và động thái của Mĩ.
B. Là chiến dịch đánh vào điểm tử huyệt của đối phương ở Phước Long.
C. Đối phương đã khơng cịn khả năng kháng cự khi giải phóng truy kích.
D. Chứng minh trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu của quân giải phóng.
Câu 32. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), chiến thắng nào của quân dân Việt Nam ghi
nhận bước phát triển về nghệ thuật tận dụng và tạo ra thời cơ?
A. Chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975).
B. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long (1 – 1975).
C. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
D. Chiến thắng Âp Bắc (2 – 1 – 1963).
BÀI 24
BIẾT
Câu 33. Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là


A. Quốc hội.
B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 34. Nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?
A. Hồn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Thực hiện ngay công cuộc đổi mới đất nước.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô.
HIỂU
Câu 35. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (19751976)?
A. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để tăng cường sức mạnh của đất nước.
B. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

C. Đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hoàn thành.
D. Đáp ứng được điều kiện để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
Câu 36. Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam khơng có điều kiện thuận lợi
nào dưới đây?
A. Miền Nam đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành.
C. Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D. Nhiều nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
LSĐP
Câu 37: Từ năm 1986, chính quyền và nhân dân Tiền Giang bước vào thời kì
A. đổi mới.
B. quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 38: Diện tích đất trồng ở Gị Công được mở rộng là kết quả của


A. chương trình “Ngọt hóa Gị Cơng”.
B. chính sách qn điền.
C. chương trình khai hoang.
D. chính sách khuyến khích đi vùng “kinh tế mới”.
Câu 39: Năm 1994, huyện mới được thành lập trong tỉnh Tiền Giang là
A. Tân Phước.
B. Cai Lậy
C. Chợ Gạo.
D. Tân Phú Đơng.
Câu 40: Cơng trình giao thông nào nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long?
A. Cầu Mỹ Thuận.
B. Cầu Rạch Miễu.
C. Cầu Cần Thơ.

D. Cầu Vàm Cống.

VI. ĐÁP ÁN: A
------------------------------------HẾT----------------------------------------



×