Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chuyền đề học phần đổi mới sáng tạo trong kinh doanh đề ti mô hình đổi mới trong doanh nghiệp qua các giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYỀN ĐỀ HỌC PHẦN

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KINH DOANH
ĐỀ TI:
MƠ HÌNH ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
Sinh viên thực hiện

: LÊ THỊ THU HIỀN

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẠNH
Ngành

: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành

: HTTMDT

Lớp

: D14HTTMDT1

Khóa

: 2019-2024

Hà Nội, tháng 12 năm 2022




PHIẾU CHẤM ĐIỂM
Họ và tên sinh viên

Mã sinh viên

LÊ THỊ THU HIỀN

19810340595

Họ và tên giảng viên

Giảng viên chấm 1:

Giảng viên chấm 2:

Chữ ký

Điểm

Ghi chú

Chữ ký


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù là trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thười gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đã đến nay,

em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy cô ở Khoa Công Nghệ
Thông Tin- trường Đại Học Điện Lực đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Và đặc biệt, trong kỳ này, em được tiếp cận với mơn học rất
hữu ích đó là mơn: “Đổi mới sáng tạo trong kinh doanh”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Phương Hạnh đã tận tâm hướng
dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo
luận về mơn học. Trong thời gian được học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn
của cô, em không những thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, mà cịn được
truyền sự say mê và thích thú đối với bộ môn Đổi mới sáng tạo trong kinh
doanh. Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cơ thì em nghĩ báo cáo
này rất khó có thể hoàn thành được.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè là nguồn động viên to
lớn, giúp em vượt qua những khó khăn trong q trình học tập và thực hiện báo
cáo.
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện báo cáo với tất cả sự nỗ lực, tuy nhiên, do
bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và xây dựng báo cáo trong thời gian có hạn, và
kiến thức còn hạn chế, nhiều bỡ ngỡ, nên báo cáo “Mơ hình đổi mới trong
doanh nghiệp qua các giai đoạn” chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, thơng cảm và những đóng góp
q báu của các thầy cơ và các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và ln mong nhận được sự đóng
góp của mọi người.
Trân trọng!

1


LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỷ 21- thế kỷ của sự phát triển khoa học kỹ thuật, thế kỷ của
ngành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, của cuộc sống hiện đại,…Cùng với sự
phát triển này, là những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống ngày nay, khi mà mọi
thứ đều trở nên quá phức tạp thì các phương thức quản lý cổ điển truyền thống
sẽ trở nên cồng kềnh và khó có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hệ
thống. Để xử lý các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả,
địi hỏi phải có sự hỗ trợ của cơng cụ hiện đại, đó chính là cơng nghệ thơng tin.
Sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến
các hoạt động xã hội, làm thay đổi một cách sâu sắc đến phong cách sống và
làm việc của một xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành trụ cột chính của nền
kinh tế tri thức. Lúc đó báo chí đã biết tận dụng mảnh đất màu mỡ để làm giàu
cho chính mình. Bởi vậy sự xuất hiện của báo mạng điện tử là xu thế tất yếu của
thời đại. Đây là loại hình hội tụ những đặc điểm của báo giấy, báo phát thanh,
báo hình. Nó mang trong mình những ưu điểm vượt trội mà khơng ai có thể phủ
nhận.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI SANG TẠO TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Theo định nghĩa gốc, đổi mới sáng tạo (tiếng anh là innovation) là việc tạo
ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý
để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng,
giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
“Đổi mới sáng tạo là việc/quá trình chuyển ý tưởng, tri thức thành một kết
quả cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, quy trình… mang lại lợi ích gia tăng cho
kinh tế xã hội”. Khi một ý tưởng hay tri thức, dù có hấp dẫn và tiềm năng đến
đâu, nếu chưa được chuyển thành các kết quả cụ thể để mang lại giá trị thì chưa

được coi là đổi mới sáng tạo.
Chức năng của đổi mới sáng tạo chính là đưa sự sáng tạo và tính mới thâm
nhập vào hệ thống kinh tế xã hội nhằm tạo ra các giá trị mới. Nếu khơng có đổi
mới sáng tạo, nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” và không tạo ra được giá
trị mới cho phát triển. Do đó, đổi mới sáng tạo đóng vai trò thiết yếu đối với
tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội.
Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm trong tư duy, mà còn bao gồm cả việc ứng
dụng tư duy đó vào thực tế. Đối mới sáng tạo đóng vai trị rất quan trọng trong
q trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường, vì chúng tạo ra
những thay đổi khác biệt và hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc giải quyết
những vấn đề của khách hàng.
1.2 Vai trò của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo mang đến cho doanh nghệp những đột phá và sags tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ hoặc cách thức, mơ hình kinh doanh hồn tồn mới,
có cơng năng, tiện ích vượt trội, chưa có mặt trên thị trường.
Dựa trên nền tảng công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, internet kết
nối vạn vật. Cần lưu ý là, khơng dứt khốt các startup đều phải dựa trên nền
tảng công nghệ mới. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
đều phải dựa vào kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ thơng tin để có thể
phát triển bứt phá.
Tạo ra các sản phẩm mới; phân khúc thị trường, khách hàng mới. Đặc điểm
này là khác biệt lớn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường, vốn
được thành thành lập để phục vụ các nhu cầu của khách hàng hiện có trên thị
trường.
Có khả năng mở rộng và phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp khởi
nghiệp thơng thường "small business" khơng địi hỏi đầu tư lớn, có thể mang lại
doanh số và lợi nhuận ngay và sớm, ít rủi ro hơn so với các "startup". Tuy
nhiên, các doanh nghiệp này ít có khả năng mở rộng. Ngược lại, các startup địi
hỏi phải đầu tư rất lớn, gặp nhiều rủi ro, thất bại trước khi thành công. Tuy
3



nhiên, khi đã thành cơng thì sản phẩm của startup có thể nhân rộng nhanh
chóng, doanh nghiệp startup có thể trở thành doanh nghiệp rất lớn trong thời
gian ngắn.
1.3 Các loại mơ hình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm về mơ hình kinh doanh
Mơ hình kinh doanh chính là tập hợp những văn bản, được tổng hợp và sắp xếp từ
các kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích định hướng phát triển cơng ty hay doanh
nghiệp trong tương lai. Mơ hình kinh doanh là một phần khơng thể thiếu và có

tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp
mới đi vào hoạt động. Tạo lập mơ hình kinh doanh giúp bạn xác định được vị trí
của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh và hoạch định chiến lược để đạt
được mục tiêu. Nói một cách đơn giản, tạo lập mơ hình kinh doanh giúp định
hướng được sự phát triển và thành công của công ty, doanh nghiệp trong tương
lai. Một công ty ngày từ khi mới được thành lập, phải tạo lập mơ hình kinh
doanh của riêng mình, sẽ rất hữu ích khi đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm
dịch vụ
1.3.2 Các loại mơ hình đổi mới sáng tạo
Mơ hình đổi mới sáng tạo chủ yếu có 2 loại hình: Mơ hình đổi mới tĩnh và Mơ
hình đổi mới động
1.3.2.1 Mơ hình đổi mới tĩnh
Các mơ hình đổi mới tĩnh nghiên cứu về năng lực của tổ chức và tri thức
củng cố, thúc đẩy chúng cũng như động cơ để tổ chức đầu tư cho đổi mới tại
một mốc thời gian nhất định. Ngồi ra, các mơ hình đổi mới tĩnh cũng xem xét
tác động của đổi mới đến năng lực và khả năng cạnh tranh của một tổ chức.
Mô hình của Schumpeter ban đầu Schumpeter cho rằng các doanh nghiệp nhỏ
có khả năng đổi mới nhiều nhất. Tuy nhiên sau đó ơng lại khẳng định rằng các
cơng ty lớn với sức mạnh độc quyền nhất định lại có khả năng đổi mới nhiều

nhất. Đóng góp của mơ hình này là đã trả lời câu hỏi: Tổ chức nào có khả năng
đổi mới nhiều nhất? Và câu trả lời chính là dựa trên loại hình tổ chức để có thể
biết được tổ chức có khả năng đổi mới khơng.
Mơ hình lưỡng phân đổi mới tuần tự và đổi mới đột phá cách tiếp cận lưỡng
phân giữa đổi mới tuần tự và đổi mới đột phá chỉ ra rằng mỗi sự đổi mới có hai
loại tác động đến tổ chức. Đổi mới tri thức có thể dẫn đến thay đổi khả năng để
đưa ra sản phẩm mới. Do vậy đổi mới có thể được xác định trên cơ sở mức độ
nó tác động đến năng lực của tổ chức, đây được coi là cách tiếp cận tổ chức đối
với đổi mới. Theo đó, đổi mới được coi là "đổi mới đột phá" nếu tri thức cơng
nghệ để có được sự đổi mới đó là rất khác so với tri thức hiện tại. Còn đổi mới
tuần tự là tri thức cần thiết để đưa ra một sản phẩm được dựa trên tri thức đang
có sẵn của tổ chức. Các khía cạnh tổ chức và kinh tế (hay khả năng cạnh tranh)
đối với đổi mới tuần tự và đổi mới đột phá là nền tảng cho hai cách tiếp cận đối
với tổ chức có khả năng đổi mới: Động cơ chiến lược (để đầu tư vào đổi mới)
và năng lực tổ chức. Theo cách tiếp cận động cơ chiến lược (để đầu tư vào đổi
mới), đổi mới là mang tính tuần tự nếu nó vẫn để cho sản phẩm hiện tại có sức
4


cạnh tranh; đổi mới là mang tính đột phá nếu nó khiến cho sản phẩm hiện tại
mất sức cạnh tranh. Theo cách tiếp cận năng lực tổ chức, đổi mới là mang tính
tuần tự nếu năng lực cần thiết để đổi mới dựa trên tri thức hiện tại; đổi mới đột
phá địi hỏi tri thức khác hồn tồn với tri thức hiện tại. Mơ hình lưỡng phân đổi
mới tuần tự và đổi mới đột phá tập trung vào nhân tố cấu thành của đổi mới. Ý
nghĩa của mơ hình: đã chỉ ra rằng loại hình đổi mới sẽ quyết định loại hình tổ
chức tiến hành đổi mới. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sẽ có
khả năng đổi mới tuần tự nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp mới vào ngành
lại có khả năng đổi mới đột phá nhiều hơn.
Mơ hình Abernathy – Clark: Mơ hình này giải thích tại sao các doanh nghiệp
đang hoạt động trong ngành lại có thể đổi mới cơng nghệ đột phá một cách

thành cơng, thậm chí thành cơng hơn các doanh nghiệp mới vào ngành. Mơ hình
này gợi ý rằng có hai loại tri thức làm cơ sở cho đổi mới: tri thức về công nghệ
và tri thức về thị trường. Năng lực cơng nghệ của một tổ chức có thể trở nên lỗi
thời trong khi năng lực thị trường không thay đổi. Nếu năng lực thị trường là
quan trọng và khó có thể có được, một doanh nghiệp đang hoạt động trong
ngành có năng lực cơng nghệ cũ kỹ có thể sử dụng năng lực thị trường mà nó có
lợi thế hơn doanh nghiệp mới vào ngành.
Mơ hình Henderson - Clark Henderson và Clark giải thích tại sao một số
doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong ngành lại gặp khó khăn trong đổi
mới tuần tự. Mơ hình này cho thấy do các sản phẩm thường được tạo ra bởi các
bộ phận cấu thành có liên hệ qua lại nhau nên việc tạo ra sản phẩm sẽ cần hai
loại tri thức: tri thức của các bộ phận cấu thành và tri thức về mối liên hệ giữa
chúng hay còn gọi là "tri thức cấu trúc". Do đó, đổi mới có thể ảnh hưởng đến
tri thức của các bộ phận cấu thành hoặc tri thức cấu trúc, hoặc cả hai. Điều này
có những tác động khác nhau đến các tổ chức sử dụng chúng. Mơ hình
Henderson - Clark chỉ ra có 4 loại đổi mới:
 Đổi mới tuần tự thúc đẩy cả tri thức của các bộ phận cấu thành và tri thức
cấu trúc.
 Đổi mới đột phá sẽ phá bỏ cả hai loại tri thức này.
 Đổi mới cấu trúc phá bỏ tri thức cấu trúc nhưng lại thúc đẩy tri thức của
các bộ phận cấu thành.
 Đổi mới từng phần phá bỏ tri thức của các bộ phận cấu thành nhưng thúc
đẩy tri thức cấu trúc.
Một số tổ chức gặp phải vấn đề khi đổi mới tuần tự, hay mắc sai lầm về đổi
mới cấu trúc trong đổi mới tuần tự. Trong khi tri thức về các bộ phận cấu thành
không thay đổi thì tri thức cấu trúc lại đã thay đổi. Tri thức cấu trúc thì thường
khó nhận thấy, nó thường nằm trong các thủ tục, quy trình hàng ngày của tổ
chức nên những thay đổi trong nó khó được nhận biết và phản ứng hợp lý, kịp
thời.
1.3.2.2 Mơ hình đổi mới động

Các mơ hình đổi mới trình bày ở trên đều giống nhau ở một điểm: chúng
đều là các mơ hình đổi mới tĩnh. Những mơ hình này chỉ nghiên cứu về năng
5


lực của tổ chức và tri thức thúc đẩy/củng cố chúng cũng như động cơ để tổ chức
đầu tư cho đổi mới tại một mốc thời gian nhất định. Chúng khơng xem xét điều
gì sẽ xảy ra cùng với đổi mới sau khi có sự thích ứng đầu tiên. Yếu tố “động”
duy nhất trong những mơ hình này là sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới. Phần
tiếp sau đây sẽ nghiên cứu về các mơ hình động nhìn theo chiều dọc thời gian
của đổi mới và xem xét sự tiến triển tiếp theo của chúng. Các mơ hình này cho
rằng cơng nghệ có đời sống riêng với những giai đoạn đổi mới mang tính đột
phá (triệt để) và tính tuần tự (hồn thiện), mỗi loại giai đoạn sẽ phù hợp với các
tổ chức khác nhau để có thể đổi mới thành cơng.
Mơ hình đổi mới của Utterback-Abernathy, theo Utterback-Abernathy,
tiến trình đổi mới cơng nghệ “động” của tổ chức gồm ba giai đoạn:
 Giai đoạn dễ thay đổi đổi: có nhiều yếu tố bất ổn về cơng nghệ và thị trường.
Tổ chức cũng chưa chắn có đầu tư vào nghiên cứu và phát triển không, khi nào
và đầu tư vào đâu. Những thiết kế cho khách hàng thì phổ biến, thông dụng,
công nghệ sản xuất sản phẩm mới thường ở dạng chưa phát triển, rất đắt đỏ và
chưa đáng tin cậy nhưng có khả năng đáp ứng nhu cầu của một số khoảng trống
thị trường nhất định. Trong giai đoạn này, đổi mới quá trình chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ. Cạnh tranh chủ yếu dựa trên các đặc tính sản phẩm.
 Giai đoạn quá độ: các nhà sản xuất hiểu hơn về việc làm thế nào để đáp ứng
nhu cầu khách hàng thông qua mối quan hệ qua lại giữa nhà sản xuất với khách
hàng. Trong giai đoạn này, việc thử nghiệm sản phẩm, chuẩn hóa một số bộ
phận cấu thành, nhu cầu thị trường và các đặc tính thiết kế sản phẩm diễn ra,
thiết kế nổi trội/ chi phối xuất hiện, làm giảm đáng kể sự không chắc chắn, sự
thử nghiệm và thay đổi lớn trong thiết kế. Cạnh tranh chuyển sang nhằm vào
đáp ứng nhu cầu của những khách hàng cụ thể bởi những khách hàng này cũng

như nhu cầu của họ giờ đây đã được nhận biết rõ ràng hơn. Tỷ lệ đổi mới sản
phẩm giảm đi, thay vào đó là đổi mới quy trình tăng lên.
 Giai đoạn cụ thể/riêng biệt: đổi mới quy trình được đặc biệt chú trọng, trong
khi đổi mới sản phẩm thì chủ yếu mang tính nâng cao, hồn thiện (incremental).
Cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp. Nguyên liệu và thiết bị được chun biệt
hóa. Ý nghĩa của mơ hình: Do cơng nghệ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau
nên một tổ chức cần có các loại năng lực khác nhau để thu được lợi nhuận từ
công nghệ. Trong giai đoạn 1, các tổ chức có năng lực đổi mới sản phẩm cho
phép khác biệt hóa sản phẩm của mình thì sẽ có khả năng hoạt động tốt hơn các
tổ chức khơng có được năng lực như vậy. Đến giai đoạn thứ ba - giai đoạn cụ
thể/riêng biệt, năng lực có chi phí thấp lại đặc biệt quan trọng. Do việc kiểm
sốt chuẩn mực có thể trở thành một tài sản của tổ chức, các biện pháp đi trước
nhằm đạt được các chuẩn mực này có thể là một công cụ để tổ chức thành công
trong việc đổi mới.
Mơ hình vịng đời cơng nghệ của Tushman–Rosenkopf, Tushman–
Rosenkopf cho rằng mức độ một tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển
trong đổi mới phụ thuộc vào mức độ không chắc chắn về công nghệ; mức độ
6


không chắc chắn về công nghệ lại phụ thuộc vào sự phức tạp của công nghệ và
giai đoạn của sự tiến triển.
 Mức độ phức tạp của công nghệ phụ thuộc vào các yếu tố: Thứ nhất, đóng
góp hay giá trị của đổi mới - những thuộc tính được cộng đồng địa phương nhận
biết. Thứ hai, sự giao thoa giữa đổi mới và những đổi mới bổ sung. Thứ ba, số
lượng bộ phận cấu thành đổi mới và mối quan hệ giữa chúng. Thứ tư, số lượng
các tổ chức trong khu vực địa phương chịu ảnh hưởng của đổi mới.
 Chu kỳ vịng đời cơng nghệ gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 - rời rạc về công
nghệ: giai đoạn này có thể tăng cường hoặc phá vỡ năng lực hiện tại. Giai đoạn
2 - xáo động hay xáo trộn: trong đó xuất hiện những sự khơng chắc chắn về

cơng nghệ và thị trường, sự cạnh tranh để có được những thiết kế khác nhau sử
dụng công nghệ mới, cạnh tranh giữa công nghệ cũ và công nghệ mới. Giai
đoạn 3 - thiết kế thống trị hay nổi trội: có sự xuất hiện của một thiết kế duy nhất
chi phối dòng sản phẩm. Giai đoạn 4 - thay đổi tuần tự: được bắt đầu khi thiết
kế nổi trội làm giảm đáng kể sự bất ổn về công nghệ. Trong giai đoạn cuối của
chu kỳ vịng đời cơng nghệ, những vấn đề cơng nghệ cơ bản đã được xác định,
đặc tính sản phẩm được thiết lập rõ ràng và tổ chức tập trung vào đổi mới tuần
tự.
Mơ hình đường cong chữ S của Foster Cả hai mơ hình của Utterback –
Abernathy và Tushman - Rosenkopf đều cho rằng một thời kỳ nhất định (hay
một giai đoạn trong đổi mới công nghệ tuần tự) kết thúc bởi sự rời rạc về công
nghệ. Nhưng một vấn đề đặt ra là rất khó khăn để biết được khi nào sẽ có sự rời
rạc về cơng nghệ. Do vậy, nhiều người cho rằng có thể dự đoán được khi nào tổ
chức tới giới hạn của chu kỳ vịng đời cơng nghệ bằng cách ứng dụng tri thức về
"giới hạn vật chất của công nghệ". Foster chỉ ra rằng mức độ tiên tiến của một
công nghệ phụ thuộc vào những nỗ lực dành cho công nghệ đó theo đường cong
chữ S. Ban đầu, cơng nghệ phát triển chậm chạp, sau đó tăng tốc rất nhanh và
cuối cùng dừng lại khi nó đạt tới giới hạn vật chất. Do vậy tổ chức cần sử dụng
công nghệ mới mà những thuộc tính, đặc tính vật chất của nó cho phép vượt quá
giới hạn vật chất của công nghệ cũ. Ý nghĩa của mơ hình này: cho biết làm thế
nào để dự đốn thời điểm kết thúc của cơng nghệ hiện đại và khi nào có sự ngắt
quãng về công nghệ.
1.4 Kết luận
Qua chương 1, chúng ta đã hiểu rõ hơn về khái niệm đổi mới sáng tạo trong
kinh doanh, vai trị của đổi mới và các mơ hình kinh doanh mà các doanh
nghiệp sử dụng để phát triển doanh nghiệp của minh. Bên cạnh đó, cũng là tiền
đề để phân tích kỹ hơn về sự đổi mới trong doanh nghiệp của Cơng ty cổ phần
bóng đèn phích nước Rạng Đông.

7



Chương 2: Vai trò của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Cơng ty Cổ
phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.1 Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Công ty cổ phần bóng đèn phích
nước Rạng Đơng
2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
Cơng ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng (tiền thân là nhà máy
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) được khởi công xây dựng từ năm 1958, là
một trong 13 nhà máy đầu tiên được thành lập theo quyết định của Chính phủ,
đặt nền móng cho nền cơng nghiệp Việt Nam thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Cơng ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông được biết đến là một
trong các doanh nghiệp Việt Nam điển hình trong hoạt động đổi mới sáng tạo.
Nhờ đổi mới sáng tạo Rạng Đông luôn giữ được vị thế tiên phong trong lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng với dàn sản phẩm
chiếu sáng đa dạng, đồng bộ, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đổi mới sáng tạo của Rạng Đông là hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH &
CN nhằm tạo ra những sản phẩm chiếu sáng chất lượng cao hơn, hiệu suất cao
hơn, tiết kiệm điện hơn, sử dụng ít nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường
hơn; Nghiên cứu phát triển Hệ thống & Giải pháp chiếu sáng xanh trong các
cơng trình xây dựng. Đổi mới sáng tạo của chúng tơi nhằm hướng đến lợi ích
người tiêu dùng, đem lại lợi ích kinh tế, sức khỏe và tiện nghi góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Trung tâm nghiên cứu & phát triển Chiếu sáng Rạng Đông (LRDC) là hạt
nhân của đổi mới sáng tạo. Đây là Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành đầu tiên ở Việt Nam về nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng. Nhiệm vụ của
Trung tâm là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về chiếu sáng; Hợp
tác và chuyển giao công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây
dựng các giải pháp hữu ích; Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao qui trình sản
xuất. Khác với các doanh nghiệp khác là tiếp nhận chuyển giao hồn tồn cơng

nghệ từ nước ngồi, đổi mới sáng tạo ở Rạng Đơng chính là nghiên cứu, ứng
dụng KH & CN dựa trên nền tảng thành tựu tri thức công nghệ tiên tiến của thế
giới, đồng thời khai thác tối đa nguồn nhân lực tri thức Việt Nam để tạo ra các
sản phẩm Việt Nam đáp ứng nhu cầu mong muốn của người Việt Nam.
2.1.2 Giai đoạn đổi mới
2.1.2.1 Các giai đoạn đổi mới
Giai đoạn từ năm 1961
đến 1989

Giai đoạn từ năm 1990
đến 1993

Giai đoạn từ năm 1998
đến 2004

- Ngày 24 tháng 2 năm - Năm 1991 Công ty bắt - Năm 1998, Công ty được
1961: nhà máy Bóng đầu có lãi. Đại hội Chủ tịch nước tặng Huân
8


đèn Phích nước Rạng
Đơng chính thức thành
lập theo quyết định số
003-BCNN/TC.

CNVC Cơng ty nhất trí chương Độc lập đầu tiên,
tập trung toàn bộ tiền đánh dấu thành quả tốt đẹp
thưởng từ lợi nhuận cho giai đoạn hai 1994 -1997.
Công ty vay phục vụ đầu
tư, phát triển.


- Ngày 7 tháng 11 năm
1963: nhà máy được
cắt băng khánh thành.
Sản phẩm ban đầu chủ
yếu là phích nước,
bóng đèn trịn, bóng
đèn huỳnh quang, đèn
pha ô tô phục vụ cho
kháng chiến.

- Năm 1993 là năm sản
phẩm Rạng Đông lần đầu
tiên được lựa chọn trong
“Mười mặt hàng tiêu
dùng Việt Nam được ưa
thích nhất - TOPTEN”.

- Ngày 28 tháng 4 năm - Năm 1994 Công ty
1964: Chủ tịch Hồồ Chí được Chủ tịch nước
Minh vềồ thăm nhà quyết định trao tặng
máy. Ngày này hàng Huân chương Lao động
năm đ ược lấấy làm hạng nhất, đánh dấu
ngày truyềồn thồấng củathành quả tốt đẹp của
công ty trong giai đoạn
cồng ty.
đầu 1990 – 1993.
- Năm 1978: Lò bể
thủy tinh thổi vỏ bóng
đèn đầu tiên đốt hơi

than được thiết kế xây
dựng.

- Năm 1994-1997 giai
đoạn phát huy nội lực
đầu tư phát triển chiều
sâu, khai thác năng lực
tồn hệ thống, tiếp tục
đưa cơng ty phát triển.

- Từ năm 1998-2004 giai
đoạn công ty phát huy cao
độ nội lực, thực hiện hiện
đại hóa Cơng ty, chuẩn bị
hội nhập kinh tế quốc tế.
Đảng bộ Công ty đặt ra
yêu cầu phấn đấu tất cả
các dây chuyền sản xuất
sản phẩm chủ yếu đều
phải được đổi mới hiệu đại
hóa thiết bị và công nghệ.
Nguồn vốn CBCNVC cho
công ty vay từ tiền thưởng
phần lợi nhuận để lại là 45
tỷ đồng. Ngồi ra CNVC
cịn cho cơng ty vay cả
tiền nhàn rỗi của mình
tổng cộng lên tới 80 tỷ
đồng.
- Năm 1998, cơng ty đầu

tư dây chuyền huỳnh
quang hiện đại số 1; Đưa
lò thủy tinh Hungary
112m2 và máy thổi vỏ
bóng P25 vào hoạt động
Năm 1999 công ty đưa
dây chuyền kéo ống thủy
tinh huỳnh quang vào khai
thác cơng suất lị thủy tinh
Hung, khơng phải nhập
khẩu ống từ Thái Lan nữa;
-

9


Phục hồi và đưa vào sản
xuất dây chuyền 2600c/giờ
số 2.
- Năm 1979: Lị bể
thủy tinh thổi bình
phích đốt dầu ma dút
đầu tiên được thiết kế
xây dựng. Xưởng
phích nước được xây
dựng lại, bố trí mặt
bằng mới, trang bị 2
máy rút khí bàn tròn
của Nhật. Cùng với lò
bể nấu thủy tinh, dây

chuyền lắp ráp phích
nước mới đưa sản
lượng lên 400 000 sản
phẩm/năm.

- Năm 1995 thay thế thổi
vỏ bóng đèn thủ cơng
bằng máy thổi BB18.
Toàn bộ nguồn vốn đầu
tư chiều sâu giai đoạn
này là 8,4 tỷ đồng từ tiền
thưởng của CBCNVC
cho công ty vay.
- Cũng trong năm 1995
tồn bộ bóng đèn trịn
được lắp đầu đèn hợp
kim nhôm B22, E27 đạt
tiêu chuẩn quốc tế, bảo
đảm tiêu chuẩn quốc tế
về kích thước hình học
và độ lệch vẹo, bao bì
bóng đèn được đổi mới
hồn tồn.

- Cơng ty tự chế tạo
dây
chuyền
đèn
thường, tăng sản
lượng lên 4 triệu

bóng đèn/năm.

- Năm 1997 đầu tư lị
phích và băng hấp số 2,
cải tạo lị phích số 1 từ
nhiên liệu hơi than sang
đốt dầu chuẩn bị 1998 bỏ
hệ thống khí hố than
cục, ra đời hàng loạt
phích nhựa và tự thiết kế
chế tạo băng chuyền lắp
ráp phích.

Năm 1999 cơng ty đưa
dây chuyền kéo ống thủy
tinh huỳnh quang vào khai
thác cơng suất lị thủy tinh
Hung, không phải nhập
khẩu ống từ Thái Lan nữa;
Phục hồi và đưa vào sản
xuất dây chuyền 2600c/giờ
số 2.
-

- Năm 2000, công ty đưa
các máy hàn dây dẫn Hàn
Quốc vào sản xuất, khơng
phải nhập khẩu dây dẫn;
Lị thủy tinh và hai máy
thổi bình phích tự động đi

vào hoạt động; Dây
chuyền ruột phích mới liên
hoàn đi vào hoạt động;
Dây chuyền đèn thường số
3 của Tungsram Hungary,
dây chuyền cuối cùng của
cơng trình Hungary được
khơi phục đi vào hoạt
động hồn tồn bằng tài
năng, trí tuệ Việt Nam;
Dây chuyền sản xuất máng
đèn hoạt động; Dây
10


chuyền lắp ghép đèn
huỳnh quang số 2, dây
chuyền hiện đại nhất Việt
Nam đi vào hoạt động;
Dây chuyền lắp ghép đèn
huỳnh quang Compact đi
vào hoạt động, ở Việt Nam
đây là cơ sở đầu tiên sản
xuất đèn compact
- Bốn năm liền trong giai
đoạn 1994 - 1997, sản
phẩm Rạng Đơng liên tục
được bình chọn “Mười
mặt hàng tiêu dùng Việt
Nam được ưa thích nhất TOPTEN ”.


- Ngày 28 tháng 4 năm
2000. Chủ tịch nước Cộng
hồ XHCN Việt Nam ký
Quyết định phong tặng
Cơng ty Bóng đèn Phích
nước Rạng Đơng danh
hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới.
- Năm 2003, được cấp
chứng chỉ cơng nhận
Phịng thí nghiệm phù hợp
tiêu
chuẩn
ISO/IEC
17025:2001.

- Ngày 15/7/2004 công ty
chuyển đổi sang mô hình
Cơng ty Cổ phần, vốn sở
hữu Nhà nước chiếm 51%.
2.1.2.2

Mơ hình đổi mới

Năm 2015 Cơng ty chính thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần, liên
tục đến hiện nay. Năm 2006 Công ty khởi công xây dựng Xưởng Thủy tinh mới,
xưởng Phích nước và Văn phịng 2 ở Nhà máy 2 tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Tháng 12/2006, Công ty trở thành công ty đại chúng, niêm yết trên thị trường
chứng khốn TP Hồ Chí Minh (HOSE) và phát hành cổ phiếu. Năm 2005 đốt lò

thủy tinh thổi phích, lị thủy tinh thổi vỏ bóng đèn chính thức đi vào hoạt động,
11


sản xuất đại trà sản phẩm phích nước tại Nhà máy 2, KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Năm 2008, Công ty bắt đầu nghiên cứu sản xuất đèn LED. Tháng 3/2011, Công
ty thành lập Trung tâm Nghiên cứu & phát triển Chiếu sáng Rạng Đông. Áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn châu ÂU (EFQM).
Rạng Đông là doanh nghiệp đầu tiên thành lập Trung tâm R&D chuyên ngành
chiếu sáng ở Việt Nam. Trung tâm R&D được coi là “Bộ não khoa học Công
nghệ” của Công ty, giúp chuyển Rạng Đông từ công ty sản xuất nguồn sáng
sang sản xuất thiết bị chiếu sáng, tiến tới cung cấp hệ thống và giải pháp chiếu
sáng thông minh cho các loại cơng trình, các thị trường chun dụng. Chuyển
Rạng Đông từ cung cấp hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng sang tiết kiệm
năng lượng & thân thiện môi trường, tiến tới chiếu sáng lấy con người làm
trung tâm – chiếu sáng vì sức khỏe và hạnh phúc của con người.Hàng năm,
cơng ty trích 2% doanh thu cho việc đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại
(đầu tư phần cứng) và 20% lợi nhuận sau thuế đầu tư cho hoạt động nghiên cứu
phát triển (đầu tư phần mềm). Năm 2014 Công ty thành lập Xưởng Điện tử LED & Thiết bị chiếu sáng, thực hiện liên minh hợp tác với các nhà cung cấp
hàng đầu về LED, linh kiện điện tử như Samsung, nichia, citizen, everlight,
fairchild, Toshiba, Texas instruments… Để sản xuất ra những đèn LED có chất
lượng, Rạng Đông đầu tư bài bản ngay từ khâu nghiên cứu thiết kế, Rạng Đông
là doanh nghiệp chiếu sáng duy nhất tại Việt Nam đã đầu tư phần thiết kế quản
lý nhiệt ANSYS ICE PAK phục vụ cho sản xuất đèn LED. Đây là phần mềm rất
nổi tiếng của Mỹ mà chuyên dùng trong thiết kế mô phỏng nhiệt của các sản
phẩm phức tạp như ô tô, máy bay. Rạng Đông cũng đầu tư hệ thống đánh giá độ
tin cậy sản phẩm của các nước G7, đầu tư các thiết bị đánh giá LED theo chuẩn
chuẩn LM80, đầu tư thiết bị kiểm tra đánh giá độ tương thích điện từ, các thiết
bị kiểm tra đánh giá tuổi thọ nhanh của Mỹ,... đầu tư những dây chuyền hiện đại
hoàn tự động, độ chính xác cao giúp nâng cao độ tin cậy, chất lượng sản phẩm.

Với việc nhanh chóng tiếp cận sản phẩm LED từ năm 2008, Rạng Đơng đã có
thể làm chủ được công nghệ sản xuất LED từ khâu thiết kế đến sản xuất lắp ráp
sản phẩm. Đến nay Rạng Đơng đã có đầy đủ, đồng bộ dàn sản phẩm LED phục
vụ cho các đối tượng khách hàng, các lĩnh vực chiếu sáng khác nhau, xây dựng
các hệ thống và giải pháp chiếu sáng xanh góp phần tạo nên các cơng trình
xanh, cuộc sống xanh. Năng lực sản xuất LED Rạng Đông lên tới hơn 50 triệu
sản phẩm/năm. Tháng 9/2015 Cơng ty chính thức trở thành cơng ty cổ phần với
100% vốn tư nhân sở hữu. Công ty thực hiện nâng cao năng suất và chất lượng
thông qua việc triển khai các Hệ thống Quản lý chất lượng quốc tế và các công
cụ của hệ thống TPS như 5S, Kaizen, Lean, Sixsigma... Năng suất lao động ở
nhiều khâu tăng 5 – 10 – 20 – 25% thậm chí có khâu trên 100%. Người lao
động trên dây chuyền được đào tạo cách xác định vấn đề, phân tích vấn đề,
phương pháp giải quyết và cải tiến cơng việc mình làm nhằm giảm lãng phí, cải
tiến cơng việc mang lại NSLĐ cao hơn. Đầu tư lị nấu thủy tinh bình phích hồn
tồn bằng điện, đầu tư các dây chuyền sản xuất mới trình độ kỹ thuật và tự động
hóa cao. Năm 2017: Rạng Đông nối dài thêm truyền thống 28 năm liền từ 1990
12


đến nay, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập, cổ tức đều đạt cao hơn
năm trước – một sự phát triển bền vững mà hiếm có cơng ty nào có được trong
hàng chục năm liền. Đặc biệt, thu nhập bình quân đạt 12,9 triệu/người/ tháng,
tăng 8% so với 2016. Cổ tức 2017 trả 50%, giá trị cổ phiếu RAL đạt 149 nghìn
đồng/cổ phiếu, đạt mức cao nhất trong 13 năm cổ phần hóa.
Với một doanh nghiệp loại vừa và nhỏ, vốn điều lệ chỉ 115 tỷ, vốn chủ sở
hữu chỉ trên 500 tỷ, nhưng bằng sự nỗ lực bền bỉ không ngừng của Ban lãnh đạo
doanh nghiệp cùng đội ngũ công nhân viên chăm chỉ, khéo léo, Công ty CP
Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng đã áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất ra các
sản phẩm LED chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe
và cạnh tranh khốc liệt ở trong nước và quốc tế, sẵn sàng thích ứng với cuộc

cách mạng công nghệ I4.0. Bước vào năm 2017, Trung tâm R&D Chiếu sáng
Rạng Đơng trịn 6 tuổi, Sau một thời gian xây dựng tổ chức, bổ sung trang thiết
bị nghiên cứu và xây dựng nề nếp hoạt động của một Trung tâm nghiên cứu
chuyên ngành chiếu sáng, đồng thời cũng là thời gian để các nhà khoa học vốn
quen nghiên cứu trong phịng thí nghiệm nay thích nghi và bổ xung kỹ năng
nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ phát triển sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp,
Trung tâm đã thực sự trở thành bộ não công nghệ của Công ty. Trung tâm đã
xây dựng được kế hoạch nghiên cứu ngắn hạn và trung hạn vừa đáp ứng yêu cầu
cải tiến, thiết kế các sản phẩm phục vụ yêu cầu các đơn hàng xuất khẩu LED
theo yêu cầu thị trường vừa tiến hành các nghiên cứu định hướng ứng dụng, các
nghiên cứu nền phục vụ chiến lược xuất khẩu sang các nước G7, thực hiện các
đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ (Hợp tác với Viện Hải dương học Nhà
Trang – VAST), các dự án quốc tế của Hội đồng Anh, UNDP và Ngân hàng thế
giới tài trợ. Trung tâm đã tổ chức được một lực lượng đông đảo gần 80 nhân sự,
trong đó có trên 40 nhà khoa học có trình độ cao thuộc nhiều chun ngành Đặc
biệt, sản phẩm LED- mục tiêu quan trọng mà Trung tâm có sứ mạng phải chủ trì
việc nghiên cứu, thiết kế, đào tạo chuyển giao cơng nghệ và kiểm sốt q trình
sản xuất đã có bước phát triển vượt bậc với sản lượng và doanh thu liên tục tăng
qua hàng năm.
Từ những bài học và kinh nghiệm tích lũy được qua việc triển khai sản phẩm
LED tại Trung tâm, Công ty đã nhanh chóng cơ cấu lại, thành lập xưởng LEDĐiện tử, đưa sản phẩm LED vào sản xuất thương mại hóa đại trà. Từ 18 cán bộ
chủ chốt được điều động từ các xưởng trong Cơng ty, sau chương trình đào tạo
về công nghệ sản xuất đèn LED tại Trung tâm, đến nay xưởng này đã trở thành
đơn vị sản xuất lớn với 500 cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất hơn 15
triệu sản phẩm LED chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và bước
đầu xuất khẩu.
2.1.3 Phân tích dữ liệu
Trước đổi mới tình hình của cơng ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng
Đơng Cuối những năm 80 công ty phải đối mặt với cuộc chiến hàng ngoại, hàng
Trung Quốc nhập lậu tràn vào Việt Nam. Năm 1990 công ty làm ăn thua lỗ. Đến

13


giai đoạn năm 1998-2004 cơng ty đã có bước đầu thay đổi và tăng doanh thu
nhưng chưa đáng kể. Cho đến 2017, sau những lần thay đổi thì cơng ty hồn
tồn đổi mới cơng nghệ trong việc sản xuất cũng như kinh doanh đem lại lợi
nhuận cao đáng kể cụ thể: Bước vào năm 2017, tồn Cơng ty đã xác định lộ
trình đưa doanh thu đến 2020 đạt 4.380 tỷ, tăng 1,5 lần so 2016; Nâng tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu từ 10,5% hiện nay lên 35%, tăng gần 5 lần so 2016, trong
đó 2019 phải xuất khẩu vào được các nước G7; Tỷ trọng doanh thu sản phẩm
công nghệ cao LED & Điện tử từ 30% hiện nay lên 56%; Năng suất lao động từ
1,25 tỷ/ người hiện nay lên 2,27 tỷ/ người; Thực hiện 3 bước chuyển đột phá
trong mơ hình tăng trưởng; Thực hiện Chương trình Tự động hóa Cơng ty và
thích ứng với Cách mạng cơng nghiệp I-4.0. Dưới đây là buổi đồ doanh thu của
doanh nghiệp trong những năm gần đây cũng như định hướng phát triển trong
tương lai:

Vì thế, nhu cầu nâng cao trình độ về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược,
nâng cao kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ
năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng phân tích kinh doanh, kỹ năng dự báo và định
hướng chiến lược phát triển, nâng cao hiểu biết luật pháp- nhất là luật pháp
quốc tế, trình độ chuyên nghiệp và trình độ tay nghề của người lao động… đang
là nhu cầu cấp bách của Rạng Đông và cũng là của phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay. Liên tục 5 năm nay Rạng Đông luôn được Tổ chức Báo cáo
xếp hạng Việt Nam Report xếp hạng trong 500 Tập đồn – Tổng cơng ty, Doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam, 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, 1000
Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 500 Doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam; Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt
14



Nam do Forbes Việt Nam xếp hạng; Top 10 nhãn hiệu vàng – sản phẩm vàng
Việt Nam năm 2017 cùng rất nhiều danh hiệu giải thưởng cao quí khác.
2.1.4 Ý nghĩa của sự đổi mới
Nhờ có sự đổi mới và sang tạo mà Cơng ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng
Đơng ln đạt được những thành tích cao trong nước trong những năm gần đây:
TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam liên tục trong 6 năm liền (2012,
2013, 2014, 2015, 2016, 2017). TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam liên tục trong 6 năm liền (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017). TOP 1000
doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam liên tục trong
6 năm liền (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017). TOP 500 doanh nghiệp tăng
trưởng nhanh nhất Việt Nam liên tục trong 5 năm liền (2013, 2014, 2015, 2016,
2017). TOP 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam liên tục trong 5 năm liền
(2013, 2014, 2015, 2016, 2017). 22 năm liên tiếp được Người tiêu dùng bình
chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Liên tục từ năm 2005: Được Thủ tướng
Chính phủ tặng Cờ thi đua hồn thành xuất sắc, tồn diện nhiệm vụ SX-KD dẫn
đầu Ngành Cơng thương. Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập Hạng
Nhất (Lần 2) do đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cơng tác, góp phần vào
sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ Quốc. 28 năm liên tục Rạng
Đơng đạt thành tích tăng trưởng liên tục, ổn định với tốc độ cao, có chất lượng
và hiệu quả, khẳng định sự phát triển bền vững của công ty.
2.2
Kết luận
Kết thúc chương 2, ta nhận thấy sự tăng trưởng và thay đổi rõ rệt sau mơ hình
đổi mới của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho những người nghiên cứu về thị
trường kinh tế cũng như những ai đang có nhu cầu khởi nghiệp có thể tìm cho
mình một mơ hình phù hợp cũng như định hướng đúng đắn về đổi mới sáng tạo
thông qua những doanh nghiệp đi trước.

15



KẾT LUẬN
Trên đây là nội dung của khóa luận thực hiện những vấn đề nêu lên ở
phần đầu. Đó là minh chứng thiết thực nhằm đánh giá khả năng hiểu biết của
em trong việc tìm hiểu về “ Mơ hình đổi mới sáng tạo trong kinh doanh” .
Qua bài làm về phần này em đã rút ra được những kinh nghiệm về bản
thân khi làm một dự án nho nhỏ cho mình, giúp mình có kinh nghiệm đi khảo
sát thực tế, có được khả năng phân tích và đánh giá bài tốn. Về phần này thì
giúp em hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mà mình đã lựa chọn và cũng như phần lý
thuyết, các mơ hình đổi mới mà doanh nghiệp đã sử dụng.
Trong quá trình tìm hiểu và làm bài, em đã cố gắng hoàn thiện bài làm và
hoàn thiện mình hơn về mặt kiến thức. Nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những
sai sót, mong thầy cơ đóng góp ý để bài của em hoàn thiện hơn.

16



×