Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tập tại báo sức khỏe đời sống, thời gian từ 27 12 2021 đến 11 03 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.49 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang học kỳ 2 năm thứ 4, sinh viên Viện Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền có cơ hội được thực tập tại các cơ quan báo chí. Đây
được coi là cơ hội tốt giúp sinh viên rèn nghề, áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế. Thực tập là quá trình giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng chiến
đấu với nghề nghiệp tương lai. Đây là cơ hội, thách thức, là bước đi chập
chững đầu tiên để sinh viên tiến gần vào nghề nghiệp của bản thân.
Thời gian thực tập là cơ hội quý báu giúp em trực tiếp tìm hiểu, tiếp
xúc sâu hơn với nghề, từ đó định hướng rõ được nghề nghiệp trong tương lai.
Đồng thời, dưới sự giúp đỡ, hỗ trợ của những nhà báo giàu kinh nghiệm tại cơ
quan thực tập cũng đã mang đến cho em những kiến thức, kỹ năng cần thiết
để phục vụ cho công việc sau này.

1


BẢN THU HOẠCH THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NĂM TƯ
I. TỔNG QUAN VỀ BÁO SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG
1. Giới thiệu về Báo Sức khỏe & Đời sống
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Báo Sức khỏe & Ðời sống ra đời 10/10/1961 là Cơ quan ngôn luận
của Bộ Y tế, cung cấp những thông tin về y tế, chăm sóc sức khoẻ và các vấn
đề khác của xã hội. Tiền thân của báo Sức khỏe & Đời sống là báo Sức khỏe.
Tòa soạn Báo đặt tại số 138A Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, trong
khn viên của Bộ Y tế.
Năm 1961, trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, ngành y tế còn non
trẻ, sự ra đời của một cơ quan báo chí, đặc biệt là tờ báo chuyên ngành - Báo
Sức khỏe đã tạo dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Sự kiện này cũng thể hiện quan điểm coi trọng công tác
truyền thông trong lĩnh vực y tế của Đảng và Nhà nước.
Qua bao thăng trầm của lịch sử, Sức khỏe&Đời sống từ một báo ngành


trở thành tờ báo của tồn xã hội, đồng hành cùng dân tộc, vì sự phát triển của
đất nước, vì sức khỏe cộng đồng, trở thành tờ báo được nhiều thế hệ bạn đọc
đón nhận.
Ban đầu, từ những số Báo Sức khỏe xuất bản 2 kỳ mỗi tháng với 8
trang, dần dần, Sức khỏe & Đời sống đã luôn cải tiến, phát triển thành tuần
báo 16 trang rồi tăng kỳ xuất bản 4 số mỗi tuần, tăng thêm ấn phẩm mới: Cuối
tuần, Cuối tháng, Chuyên đề Dân tộc thiểu số & Miền núi... Bắt kịp với nhu
cầu của độc giả thời đại công nghệ số, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống
(suckhoedoisong.vn) đã nhanh chóng gia nhập làng báo điện tử, mở rộng diện
"phủ sóng" của tờ báo trong nước và trên trường quốc tế, phù hợp với đòi hỏi
của xã hội, của ngành y tế, của đông đảo độc giả.
2


Năm 2021, Báo Sức khỏe & Đời sống thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông
tin Truyền thông và Bộ Y tế, sáp nhập thêm Báo Gia đình & Xã hội. Các ấn
phẩm của Báo ngày càng được mở rộng hơn. Diện bao phủ của Báo cũng lớn
hơn với số lượng độc giả gia tăng từng ngày; góp phần tạo nên thương hiệu
Sức khỏe & Đời sống ngày càng lớn mạnh.
Tổ chức bộ máy tòa soạn Báo Sức khỏe & Đời sống đã được cải tổ,
kiện toàn nhân sự, với quy mơ gần 160 người làm việc tại tịa soạn và các văn
phòng đại diện, thường trú trên khắp cả nước.
Đến nay, Báo Sức khỏe & Đời sống có 1 báo điện tử và 3 chuyên trang
điện tử, vận hành chuyên trang covid19.gov.vn để phòng chống dịch. Mỗi
tuần, Báo xuất bản hơn 10 ấn phẩm báo in gồm: Báo Sức khỏe & Đời sống,
Báo Gia đình & Xã hội, số Cuối tuần, Chuyên đề cuối tháng, Chuyên đề Dân
tộc thiểu số & Miền núi... Mỗi ấn phẩm là một bức tranh phản ánh mọi mặt
của đời sống xã hội, chuyển tải thơng tin nhanh và chính xác nhất; phản ánh
những vấn đề nổi cộm trong xã hội, đấu tranh chống sai phạm, tiêu cực, tôn
vinh và nhân lên những nét đẹp của cuộc sống; được dư luận quan tâm, tin

tưởng...
Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, Báo Sức khỏe & Đời
sống đã ứng dụng các loại hình truyền thông đa phương tiện, phát triển các
dải sinh thái (loại hình báo chí truyền hình) để cập nhật thơng tin, chuyển tải
nhanh nhất, dễ tiếp cận nhất cho bạn đọc. Các trang Fanpage, kênh Youtube,
Tiktok của Báo có sự lớn mạnh và tăng trưởng không ngừng.
1.2 Nhiệm vụ, chức năng
Báo Sức khỏe & Đời sống là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Báo
có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, diễn đàn vì sự nghiệp chăm
sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe toàn dân, thực hiện nhiệm vụ tổ chức tuyên
3


truyền kịp thời, rộng rãi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác liên quan đến sức
khoẻ cộng đồng.
2. Thông tin trung thực về mọi mặt hoạt động trong lĩnh vực y tế và các
vấn đề có liên quan trong nước và quốc tế. Thơng tin về chiến lược, chính
sách và các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm của
ngành Y tế.
3. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trên lĩnh vực y tế, tạo diễn
đàn cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cán bộ làm công tác chuyên
môn trong ngành y tế và quần chúng nhân dân trao đổi thông tin về lý luận và
thực tiễn, kinh nghiệm, đề xuất ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan
trong lĩnh vực y tế.
4. Phát hiện, nêu gương người tốt, nhân tố mới trong ngành y tế; phản
ánh, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu
cực trong ngành y tế và xã hội.
5. Giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực y học, dược học, văn hoá, xã

hội và các lĩnh vực khác liên quan tới y tế trong nước và quốc tế để góp phần
nâng cao kiến thức và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
6. Tổ chức các hoạt động, cung cấp và phục vụ thông tin dưới các hình
thức xuất bản các ấn phẩm, hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm, quảng cáo
giới thiệu các thành tựu và sản phẩm trong lĩnh vực y tế.
7. Tổ chức công tác nghiên cứu để phục vụ công tác thông tin tuyên
truyền.
8. Thực hiện các hoạt động dịch vụ có tính chất thương mại có liên
quan đến chuyên ngành báo chí theo quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ công
tác thông tin, tuyên truyền và tạo nguồn thu để phát triển mọi hoạt động của

4


Báo. Thực hiện một số hoạt động tư vấn, dịch vụ liên quan đến sức khoẻ theo
quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức, biên chế được giao theo quy định của Nhà nước và
phân cấp của Bộ Y tế.
10. Quản lý tài chính và tổ chức thực hiện ngân sách theo quy định của
pháp luật.
11. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên thường xuyên cung cấp tin, bài cho
Báo trên cơ sở hợp tác và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý, cán bộ khoa
học và cán bộ trực tiếp làm chuyên môn lâu năm trong ngành y tế, báo chí và
các ngành liên quan.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1 Lãnh đạo Báo
Tổng Biên tập: Nhà báo Trần Tuấn Linh
4 Phó Tổng biên tập:
Phó Tổng biên tập: BS. Nhà báo Tơ Quang Trung
Phó Tổng biên tập: Nhà báo Trần Yến Châu

Phó Tổng Biên tập: Nhà báo Nguyễn Ngọc Đức
Phó Tổng Biên tập: Nhà Báo Nguyễn Chí Long
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng Biên tập quản lý, điều hành hoạt
động của Báo; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành
một số lĩnh vực hoạt động của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và
trước pháp luật về việc quản lý, điều hành những lĩnh vực công tác được phân
công.
5


2.2 Các đơn vị trực thuộc Báo
Các phòng, ban trực thuộc bao gồm:
Phịng Gia đình và dân số - Y tế.
Phòng Đời sống xã hội.
Phòng Trị sự.
Phòng Pháp luật – Văn hóa.
Phịng Thư ký – Biên tập.
Phịng Chun trang báo điện tử.
Phịng Biên tập báo điện tử.
Phịng Tài chính – Kế toán.
3. Những thành tựu mà Báo Sức khỏe & Đời sống đã đạt được.
Đầu năm 2020, dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát trên toàn cầu.
Cuộc chiến chống đại dịch của nước ta huy động tổng lực toàn xã hội, lực
lượng tiên phong trong cuộc chiến này là ngành y tế. Đội ngũ thực hiện phòng
chống dịch hiệu quả là truyền thơng. Trong gần 2 năm qua, nhiều phóng viên
của Báo đã lao vào tâm dịch ở khắp đất nước, để chuyển tải những thông tin
về dịch bệnh nhanh nhất, chính xác nhất.
Báo Sức khỏe & Đời sống với vai trị là Cơ quan ngơn luận của Bộ Y tế

đã thực hiện, phát huy rất tốt vai trò truyền thơng chống dịch COVID-19. Đó
là truyền tải quan điểm điều hành của Đảng, Chính phủ đến mọi người dân;
tạo sự đồng lòng trong xã hội; làm cho dân tin vào Đảng, các biện pháp điều
hành của Chính phủ. Từ đó người dân phối hợp với các cơ quan chức năng để
phòng dịch. Báo còn tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân, gia đình và
cộng đồng trước dịch bệnh; cổ vũ cho lực lượng phòng chống dịch... Hiệu quả
cơng tác truyền thơng phịng chống dịch COVID-19 của Báo Sức khỏe & Đời

6


sống đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành ghi nhận, được
bạn đọc tin yêu.
Báo Sức khỏe & Đời sống đã nhận được những phần thưởng cao quý
của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế như:
- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2011);
- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2007);
- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1996, 2016);
- Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1985);
- Nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Y tế...
- Năm 2020, Báo Sức khỏe & Đời sống là 1 trong 5 cơ quan báo chí
được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do có thành tích xuất sắc
trong cơng tác truyền thơng về phòng chống dịch COVID-19.
Những năm qua, Báo Sức khoẻ & Đời sống đã rất quan tâm và thường
xuyên tổ chức nhiều hoạt động xã hội, từ thiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả
nước. Báo đã phối hợp với các cơ quan đơn vị tổ chức các cuộc thi nhằm
nâng cao hiểu biết cho cộng đồng, đưa các chủ trương, chính sách, kiến thức y
tế đi vào đời sống xã hội một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, năm 2008, Báo đã
tổ chức thành công cuộc thi sáng tác ca khúc về ngành y tế với chủ đề "Giai

điệu yêu thương". Lần đầu tiên, ngành y có một kho tàng quý giá các tác
phẩm âm nhạc chất lượng cao, có giá trị tinh thần và là niềm tự hào của đội
ngũ thầy thuốc.
Cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" tổ chức lần đầu tiên vào năm
2010, đã thành thương hiệu của Báo. Trải qua 5 cuộc thi, nhiều tấm gương
sáng của cán bộ y tế đã được ghi nhận và tôn vinh, tiếp thêm động lực cho đội
ngũ thầy thuốc cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Còn nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa sâu rộng khác được Báo thực hiện
7


thường xuyên, liên tục và hiệu quả như: Trao tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ cho
nhiều trạm y tế xã phường để đạt chuẩn quốc gia; tặng cầu dân sinh cho đồng
bào vùng xa...; tặng hàng nghìn suất quà cho các cháu nhỏ có hồn cảnh khó
khăn; trao nhiều học bổng cho các trẻ em nghèo hiếu học...

Đoàn thanh niên Báo Sức khỏe & Đời sống phát cháo miễn phí cho bệnh
nhân (năm 2014).
Thời gian tới, Báo Sức khỏe & Đời sống tiếp tục sứ mệnh là tờ báo
phụng sự đất nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị là Cơ quan ngơn luận của Bộ
Y tế, là tiếng nói của đội ngũ thầy thuốc, nỗ lực thực hiện mục tiêu cao cả:
bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trên mặt trận truyền thông.

8


II. Q TRÌNH THỰC TẬP
1. Cơng việc thực hiện
Trong đợt thực tập nghiệp vụ năm 4, em có hơn 2 tháng học hỏi, làm
việc tại Báo Sức khỏe & Đời sống. Mặc dù đây là lần đầu tiên em được làm

việc trong môi trường một cơ quan báo chuyên nghiệp, nhưng dưới sự hướng
dẫn, chỉ bảo của các thầy cô Viện Báo chí cũng như các cơ chú, anh chị lãnh
đạo, phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống, em đã sớm làm quen với cơng
việc.
- Sáng ngày 10/01/2022, nhóm sinh viên thực tập đã có mặt tại Báo Sức
khỏe & Đời sống. Tại đây, em và các bạn trong nhóm đã được nghe những
trao đổi, chia sẻ về Báo Sức khỏe & Đời sống, về nghề báo từ những nhà báo
giàu kinh nghiệm. Qua đó, em đã biết thêm về cơ quan, bộ máy nhân sự cùng
cách thức hoạt động. Bên cạnh đó, là các kiến thức cơ bản trong nghề và
phương hướng, kế hoạch phù hợp để có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập.
- Từ ngày 11/01/2022 đến 17/01/2022, nhóm sinh viên tiến hành tìm
hiểu về Báo Sức khỏe & Đời sống. Làm quen với cách viết tin bài của báo.
Tìm kiếm đề tài.
- Ngày 18/01/2022: nhóm sinh viên đã có cuộc gặp với các anh chị nhà
báo, được nghe trao đổi về công việc cần làm thời gian tới, thảo luận đề tài.
- Ngày 19/01/2022 đến 21/01/2022: em gửi bài viết hoàn chỉnh: Bác sỹ
tâm thần và những câu chuyện tình người ở “cõi điên” ngày cận Tết. Được
nhà báo Diễm Hằng chỉnh sửa, nhận xét cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, thư ký báo
để dành bài cho dịp Tết xuất bản mục đích nhằm tri ân các bác sỹ.
- Ngày 25/01/2022: em gửi bài viết hoàn chỉnh: Người dân Hà Nội tấp
nập thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo “về trời” và được đăng tải.
- Ngày 27/01/2022: em gửi bài viết hoàn chỉnh: Làng gốm Bát Tràng
tấp nập giảm giá nhiều mặt hàng ngày cận Tết và được đăng tải.
9


- Ngày 03/02/2022: Bài viết: Bác sỹ tâm thần và những câu chuyện tình
người ở “cõi điên” ngày cận Tết được đăng tải.
- Trong khoảng thời gian từ ngày 04/02/2022 – 13/02/2022, tiếp tục
nghiên cứu và tìm kiếm đề tài.

- Ngày 14/02/2022: em gửi bài Infographic – Chi tiết số ca mắc biến
thể Omicron tại các tỉnh, thành Việt Nam và được đăng tải.
- Ngày 23/02/2022: em gửi bài viết hồn chỉnh: Viêm phổi: Cách
phịng ngừa và chăm sóc hiệu quả tại nhà trong mùa dịch và được đăng tải.
- Sáng ngày 10/03/2022, nhóm sinh viên thực tập đã có mặt tại cơ quan
xin xác nhận, đóng dấu để kết thúc kỳ thực tập. Tại đây, nhóm sinh viên được
nghe tổng kết lại các kiến thức, kỹ năng rèn nghề và nhận được những lời góp
ý quý báu.
2. Kết quả đạt được
- Hoàn thành đợt thực tập với tổng cộng 5 bài được đăng tải. Trong đó
có bài được đứng top đọc nhiều.
 Người dân Hà Nội tấp nập thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo “về
trời”
Link:

/>
tha-ca-chep-tien-ong-cong-ong-tao-ve-troi-162220125143948195.htm
 Làng gốm Bát Tràng tấp nập giảm giá nhiều mặt hàng ngày cận Tết
Link: /> Bác sỹ tâm thần và những câu chuyện tình người ở “cõi điên” ngày
cận Tết
Link: />10


 Infographic – Chi tiết số ca mắc biến thể Omicron tại các tỉnh, thành
Việt Nam
Link:

/>
omicron-tai-cac-tinh-thanh-viet-nam-d228545.html?preview=1&1400005752
 Viêm phổi: Cách phòng ngừa và chăm sóc hiệu quả tại nhà trong

mùa dịch
Link:

/>
hieu-qua-tai-nha-trong-mua-dich-d228700.html?preview=1&460252022
- Một bài viết được đứng top đọc nhiều nhất: Bác sỹ tâm thần và những
câu chuyện tình người ở “cõi điên” ngày cận Tết.

- Bên cạnh đó là việc học hỏi được những kỹ năng, kinh nghiệm làm
báo quý báu từ những nhà báo đi trước.
11


- Nhờ sự chỉ bảo tận tình của các chị hướng dẫn, em có thể tự mình tìm
được nhiều đề tài theo các xu hướng của xã hội. Đó khơng hẳn là những vấn
đề to lớn, vĩ đại. Những đề tài hiện tại có thể làm được góp nhặt từ những
mảnh vụn trong cuộc sống. Là những gì xung quanh, những gì diễn ra hằng
ngày, ngay trước mặt chúng ta. Chính từ đó, những đề tài được triển khai một
cách khéo léo, để trở thành xu hướng của bài viết.
- Trong lúc đi lấy tin, dữ liệu để viết bài bản thân em đã học hỏi được
nhiều hơn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn đạt hiệu quả và cách tìm
đến đúng người để phỏng vấn cho bài đạt chất lượng.
3. Những thuận lợi trong quá trình thực tập
- Thuận lợi đầu tiên là việc nhóm được cơ giáo hướng dẫn nhiệt tình,
liên hệ và chỉ bảo cụ thể trước khi tới cơ quan báo, giúp nhóm sinh viên có
thể hồn thành kỳ thực tập một cách tốt nhất.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ duyệt đề tài sớm, tư vấn nhiệt tình của ban
lãnh đạo và các anh chị phụ trách nên em có thể lên đề tài, thực hiện và hoàn
thành sớm bài. Mỗi bài gửi về được các chị biên tập chỉ bảo, hướng dẫn để
nội dung được tốt hơn, trơn tru hơn trước khi đăng tải.

- Trong quá trình đi làm tin bài, bản thân em cũng đã gặp nhiều thuận
lợi như: nhân vật phỏng vấn, viết bài nhiệt tình, sau khi ngỏ ý muốn viết bài
về cơng việc, cuộc sống của họ thì họ sẵn sàng giúp đỡ.
- Các thành viên trong nhóm thực tập mặc dù làm việc một cách độc
lập, nhưng khi có ý tưởng hay thì lại cùng nhau chia sẻ để có thể triển khai bài
viết theo hướng mới lạ nhất.
4. Khó khăn trong q trình thực tập
- Do bản thân cịn chưa tìm hiểu rõ về vấn đề định viết nên khi đi
phỏng vấn còn gặp nhiều lúng túng.

12


- Do còn kém trong tác phong, chưa được nhanh nhẹn nên các bài hồn
thành cịn ít. Số lượng bài chưa nhiều. Văn phong chưa được tốt, nên cần phải
tự rèn luyện thêm.
- Phương tiện kỹ thuật chưa được tốt, tin bài lấy được nhưng chất lượng
ảnh chưa được rõ nét. Kinh nghiệm tác nghiệp cịn yếu, góc chụp và khoảnh
khắc chưa nắm bắt tốt. Ngồi ra, em chưa có kinh phí để đi xa, tìm kiếm đề
tài đặc sắc.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Về tri thức
Qua thời gian thực tập tại Báo Sức khỏe & Đời sống đã giúp cho em
học hỏi được rất nhiều điều, nhiều bài học từ các nhà báo đi trước.
Đó là việc phải có vốn kiến thức sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực như:
chính trị, văn hố, xã hội, giáo dục... song song với những kiến thức nền căn
bản. Việc học tập trên trường lớp là chưa đủ, mà còn cần học thêm nhiều kiến
thức khác từ cuộc sống.
Xu hướng làm báo hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với
nhà báo. Lao động báo chí là lao động mang tính đặc thù, vì vậy, địi hỏi nhà

báo phải có năng lực thực sự, trước hết là phải có tư duy độc lập, sáng tạo,
phải biết phân tích đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng khi muốn thông tin,
phản ánh… Đồng thời, nhà báo phải am hiểu sâu sắc về lý luận Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đam mê nghề nghiệp,
sáng tạo. Nhà báo Việt Nam đồng thời là nhà chính trị, người chiến sĩ hoạt
động trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa của Đảng. Chính vì thế, nếu khơng có
bản lĩnh chính trị vững vàng, nhà báo khó có thể hồn thành nhiệm vụ tun
truyền, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; đấu tranh chống lại những quan điểm thù địch, sai trái trong bối cảnh

13


kẻ thù đang ráo riết “diễn biến hịa bình” với nhiều phương cách, thủ đoạn
ngày càng tinh vi, phức tạp như hiện nay.
Nên cố gắng trang bị cho mình những thiết bị tốt như máy ảnh, máy
quay… để có được những sản phẩm phục vụ bạn đọc với chất lượng tốt nhất.
2. Về kỹ năng
Kỳ thực tập nghiệp vụ lần này được coi là cơ hội tốt để em có thể học
hỏi kỹ năng làm báo. Bên cạnh việc học các kỹ năng lý thuyết thì được em
cịn được tự mình thực hành. Bắt đầu từ việc tìm kiếm đề tài. Đây là bước
quan trọng nhất, quyết định mức độ thành cơng của một bài báo. Việc tìm
kiếm này khơng chỉ dựa trên tính mới mẻ, mà cịn xem nó có thật sự phù hợp
với tơn chỉ của tờ báo hay không.
Khi gặp gỡ nhân vật để trao đổi về vấn đề mà mình đang viết bài, nên
ghi âm lại (tốt nhất là khơng để nhân vật biết mình đang ghi âm, họ sẽ trao đổi
một cách cởi mở hơn) để khi viết bài dễ kiểm sốt thơng tin.
Khi kết thúc phỏng vấn, nên xin số điện thoại liên lạc của nhân vật để
nếu có thiếu sót thơng tin, bản thân người viết sẽ dễ dàng trao đổi thêm.
Sau khi viết xong bài, nên gửi lại cho các nhân vật có liên quan xem và

kiểm chứng thơng tin, tránh việc thông tin sau khi đăng tải lại xảy ra nhầm
lẫn.
Trước khi gửi lên ban biên tập cần xem lại toàn bộ bài viết để đảm bảo
bài viết khơng có lỗi chính tả. Nếu được, cần gửi thêm cho những người khác
đọc xem họ có chỗ nào khơng hiểu khơng. Nếu có, cần diễn tả, trình bày lại
cho dễ hiểu.
3. Về thái độ
Qua kỳ thực tập, em đã biết thêm một số được một số yêu cầu về thái
độ, cách cư xử cũng như tố chất mà một người cần có để trở thành nhà báo
chuyên nghiệp, bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ.
14


Trước hết là tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, khơng sợ khó, sợ khổ.
Tiếp đó, người làm báo cần sự kiên trì, nhẫn nại, có cách cư xử đúng mực và
thái độ đúng đắn. Ln nghiêm túc và hồn thành công việc trước thời hạn
được giao. Và cuối cùng là bản lĩnh vững vàng, sự trung thực và có trách
nhiệm với những bài viết do cá nhân mình thực hiện.
Sau đợt thực tập, em nhận thức được bản thân cịn nhiều thiếu sót, cần
ra sức học tập và rèn luyện nhiều hơn.

LỜI CẢM ƠN
Trên đây là những kinh nghiệm, bài học em đã rút ra được sau hơn hai
tháng thực tập tại Báo Sức khỏe & Đời sống. Cá nhân em xin được gửi lời
chúc sức khỏe và hạnh phúc đến toàn bộ đội ngũ cán bộ của Báo, xin được
chúc tập thể Báo Sức khỏe & Đời sống càng lớn mạnh để đóng góp được
nhiều hơn nữa cho ngành y tế và cho sức khỏe của người dân Việt Nam.
Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy cơ, những
người lái đị đã truyền đạt kiến thức bao la tới học trị của mình. Những kiến
thức được đúc kết sau nhiều năm lăn lộn ngoài hiện trường, đúc kết lại trên

sách vở đề đưa tới cho sinh viên.
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo, chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Những đóng góp của thầy cơ sẽ giúp em có thể hoàn thiện
bản thân hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

15



×