Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận cao học xhhyt ảnh hưởng của covid 19 đến thu nhập của các hộ gia đình tại hà nội (nghiên cứu trường hợp tại thành thị và nông thôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.07 KB, 16 trang )

 Tổng quan nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trên Thế giới:
Theo tạp chí Tạp chí Bất bình dẳng Kinh tế 19 với bài viết “The Impact of
the COVID-19 on households Income in the EU: Tác động của Covid-19 đối với
nguồn thu nhập của các hộ gia đình tại EU” của Vanda Almeida và các cộng sự.
Bài viết đã phân tích tác động tổng thể của cuộc khủng hoảng COVID-19
đối với thu nhập của các hộ gia đình ở EU, đồng thời đánh giá mức độ hiệu quả
của các chính sách hỗ trợ được thực hiện bởi các quốc gia EU, mô phỏng và
nghiên cứu thông qua các mức thu nhập, bất bình đẳng và chỉ số nghèo đói theo
các kịch bản kinh tế vĩ mô. Với phương pháp xem xét và vận dụng các kịch bản
kinh tế vĩ mơ, chính sách hỗ trợ của các nước EU để đánh giá tác động của dịch
bệnh đến thu nhập của các hộ gia đình. Và phương pháp nghiên cứu định lượng, sử
dụng mơ hình vi mơ EUROMOD phiên bản 12.0, thu thập dữ liệu khảo sát và xây
dựng các biến số, nhằm nghiên cứu tác động của chính sách quốc gia đối với thu
nhập hộ gia đình, bất bình đẳng, tỷ lệ nghèo đói. Với những phương pháp đó, bài
viết cho thấy cuộc khủng hoảng Covid - 19 có khả năng tác động đến mức thu
nhập trung bình của các hộ gia đình EU, dẫn đến giảm 9,3% so với thời gian khi
chưa có dịch bệnh xảy ra. Các hộ gia đình có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn những hộ gia đình có thu nhập cao hoặc trung bình, điều này
khiến tỷ lệ nghèo gia tăng đáng kể. Các chính sách tài khóa do các quốc gia EU
thực hiện là một công cụ hỗ trợ ban đầu đối với những hộ gia đình bị ảnh hưởng
bởi tác động từ dịch bệnh.
Tác giả Yoonyoung Cho và các cộng sự với bài viết: “Tác động của Đại
dịch COVID-19 đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Philippines” năm 2020,
( NXB The World Bank)
Bài viết điều tra tác động của đại dịch đối với hành vi giáo dục và sức khỏe
cũng như các chỉ số phúc lợi khác của các hộ gia đình có thu nhập thấp tại Phi-líppin. Với nhiệm vụ chính gồm (1) Điều tra tác động của đại dịch đối với hạnh phúc
1


của các hộ gia đình có thu nhập thấp theo thời gian, (2) Điều tra những lo ngại của


các bậc cha mẹ về những rào cản đáng kể đối với giáo dục và đặc biệt là về căng
thẳng do đại dịch, thiếu khả năng tiếp cận các thiết bị và trẻ em khơng có khả năng
tập trung vào việc học từ xa, từ đó đề xuất những khuyến nghị cho chính sách về
hiệu quả và chất lượng của học tập tại nhà và học qua không gian mạng, (3) Điều
tra về khó khăn trong việc tiếp cận cũng như việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản,
từ đó đề xuất những khuyến nghị cho chính sách về việc cung cấp các dịch vụ y tế
cơ bản.
Tài liệu ILO-OECD chuẩn bị theo yêu cầu của lãnh đạo G20 Saudi Arabia’s
G20 Presidency 2020, “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với công việc và thu
nhập ở các nền kinh tế G20”
Bài viết thể hiện rõ cam kết khắc phục đại dịch và hậu quả của nó đối với
các nền kinh tế và xã hội, bảo vệ việc làm và thu nhập của người dân. Nghiên cứu
này nhằm giám sát tác động của đại dịch đối với việc làm. Với nhiệm vụ chính
gồm (1) Tổng quan các sự kiện chính liên quan đến sự lây lan của đại dịch và tác
động của các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của nó đối với các nền kinh tế G20.
(2) Tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đối với việc làm (các nhóm dễ bị
mất việc làm và thu nhập nhất), (3) Các phản ứng chính sách xã hội và việc làm ở
các nước G20 để hỗ trợ việc làm và thu nhập, (4) Các cân nhắc chính sách chính
liên quan đến chiến lược thoát khỏi các biện pháp giam giữ và quản thúc, (5) Đề
xuất chính sách nhằm xây dựng trở lại tốt hơn bằng cách giúp thị trường lao động
trở nên an tồn hơn, cơng bằng hơn, bền vững hơn và có khả năng phục hồi.
Tở chức lao đợng q́c tế ILO, “Báo cáo của tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) Covid 19 và việc làm: Tác dộng và ứng phó” tháng 3/2020
Báo cáo nhanh đưa ra các đánh giá ban đầu của ILO liên quan đến các tác
động mà đại dịch Covid 19 có thể làm ảnh hưởng tới thế giới việc làm. Báo cáo
phân tích những tác động của Covid 19 đến lao động việc làm: tình trạng thất
nghiệp tồn cầu và thiếu việc làm. Các ước tính sơ bộ của ILO cho thấy tỷ lệ thất
2



nghiệp toàn cầu tăng từ 5,3 triệu (kịch bản thấp) và 24,7 triệu (kịch bản cao) từ
mức cơ sở là 188 triệu vào năm 2019.Những ảnh hưởng tiềm tàng của dịch Covid
đến thu nhập lao động và lao động nghèo.Theo ước tính sơ bộ (tính đến 10 tháng
3) cho thấy rằng những người lao động bị nhiễm bệnh đã mất gần 30.000 tháng
làm việc, và hệ quả là họ mất thu nhập (đối với những người lao động không được
bảo vệ). Các tác động về tình hình việc làm dẫn tới tổn thất thu nhập lớn của người
lao động. Tổng thiệt hại của thu nhập lao động dự kiến trong khoảng từ 860 đến
3.440 tỷ đô la Mỹ (USD). Sự tổn thất của thu nhập lao động sẽ chuyển hóa thành
sụt giảm các chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, tác động xấu tới khả năng duy trì
kinh doanh liên tục của các doanh nghiệp và sự đảm bảo rằng các nền kinh tế có
khả năng phục hồi. Đồng thời báo cáo cũng tìm hiểu những chính sách ứng phó để
giảm thiểu tác động của Covid 19 tới lao động việc làm như khung chính sách: Ba
cột trụ chính để chống lại Covid 19 dựa trên các tiêu chuẩn Lao động quốc tế gồm
Bảo vệ người lao động ở nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và nhu cầu về lao
động, hỗ trợ việc làm và thu nhập. Qua đó báo cáo đưa ra những chính sách thực
tế của các quốc gia, như sắp xếp phương thức làm việc, mở rộng tiếp cận nghỉ
phép có lương, ngăn ngừa phân biệt đối xử và loại trừ…
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
TS.Đặng Thị Tố Như - Ths. Đặng Thị Hồng Dân với bài viêt “Tác động của
Covid -19 tới Việt Nam: Nhìn từ góc độ thu nhập, việc làm của lao động” (Tạp chí
Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 12,
tháng 5 năm 2021)
Bài báo phân tích tác động của cuộc khủng hoảng dịch bệnh tồn cầu tới các
khía cạnh việc làm, số giờ làm việc, và thu nhập của người lao động tại Việt Nam.
Kết quả cho thấy, Covid-19  đã làm giảm giờ làm việc và thu nhập chủ yếu ở các
nhóm ngành nghề như nghệ thuật, giải trí; dịch vụ; ăn uống; bán buôn, bán lẻ; vận
tải; giúp việc gia đình;… Lao động trong các lĩnh vực có khả năng chuyển đổi hình
thức làm việc sang trực tuyến thì vẫn duy trì được mức tăng trong thu nhập. Dịch

3



bệnh tác động tiêu cực tới nhóm lao động có trình độ thấp hơn so với trình độ cao.
Lao động nữ cũng chịu sự sụt giảm về giờ làm nhiều hơn nam giới, nhưng sự
chuyển đổi linh hoạt trong công việc đã khiến cho mức thu nhập của nữ giới giảm
hơn so với thu nhập của nam giới. Đồng thời tác giả cũng làm rõ những tác động
của Covid-19 đến đời sống của người dân, đã làm giảm giờ làm việc và thu nhập ở
các nhóm ngành nghề như nghệ thuật, giải trí;bán bn, bán lẻ; vận tải... Những
ngành nghề có khả năng chuyển đổi hình thức làm việc sang trực tuyến ít chịu ảnh
hưởng tiêu cực hơn bởi cuộc khủng hoảng này. Lao động có trình độ thấp, trẻ tuổi
là đối tượng dễ bị tổn thương hơn khi dịch bệnh xảy ra. Có một sự chênh lệch thu
nhập nam và nữ, vì nữ giới có khả năng chuyển đổi việc linh hoạt hơn nam giới.
Hồ Thiện Thông Minh, Nguyễn Hoàng Tiến, năm 2020 với bài viết “Tác
động của dịch Covid 19 đến tăng trưởng kinh tế xã hội TPHCM và chinh sách đề
xuất đẩy tăng trưởng cho năm 2020”, Đại học Quốc tế Sài Gịn.
Bài viết đánh giá tình hình kinh tế thế giới qua một số mặt như: tăng trưởng
kinh tế, tình trạng thất nghiệp, các chỉ số trên thị trường tài chính quốc tế chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, những kịch bản nhóm tác giả dự đoán cho
nền kinh tế thế giới sau dịch, thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Tác giả cũng liên
hệ đến nền kinh tế Việt Nam cho thấy những tác động mạnh mẽ của dịch đến đời
sống sản xuất, một số ngành bị giảm sâu. Các kịch bản kinh tế trong năm 2020 tập
trung vào vốn đầu tư công. Một số ngành nghề chịu tác động tiêu cực lớn trong nền
kinh tế Việt Nam như: giáo dục, nghệ thuật, giải trí, dịch vụ ăn uống,… giảm từ
20-50%, thậm chí có ngành cịn giảm sâu từ 25-70%. Qua đó tác giả đề xuất một
số giải pháp mang tính dài hạn cho thành phố nhằm giải quyết các nhiệm vụ trước
mắt và hướng tới phục hồi kinh tế trong thời gian tới.
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Unicef, “Đánh giá nhanh tác động kinh tế và
xã hội của đại dịch Covid 19 đối với trẻ em và gia đình tại Việt Nam” tháng 8/2020
Báo cáo đánh giá nhanh tác động tích cực và tiêu cực ngắn hạn, dài hạn của
covid 19 đối với trẻ em và hộ gia đình. Thực trạng cho thấy, đến giữa tháng 4 năm

4


2020, khoảng 5 triệu người lao động mất việc làm do đại dịch. Trong số 5 triệu
người, 59% người bị tạm thời cho nghỉ việc, 28%bị cắt giảm hoặc luân chuyển
công việc, 13% trở thành thất nghiệp. Đến giữa năm 2020, tổ chức Lao động thế
giới ước tính 10,3 triệu người lao động mất việc làm và bị giảm thu nhập do covid
19. Ở cấp thành phố, chỉ riêng trong tháng 5, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội
đã tiếp nhận gần 11.700 đơn thất nghiệp. Tới cuối tháng 6 năm 202, ước tinh
khoảng 30,8 triệu người Vn đã bị tác động của Covid và 53,7% người lao động
phải đối mặt với việc giảm thu nhập. Nhóm người lao động không chính thức là
nhóm dễ bị tổn thương nhất (lái xe ôm, bán hàng rong, bán vé số) giảm 50-70%
hoặc mất thu nhập. Đại dịch dường như đã làm tăng thêm những khó khăn cho các
hộ nghèo và hộ cận nghèo. Nhiều gia đình trở nên nghèo hơn 30,4% người rút tiền
sớm từ tài khoản tiết kiệm để trang trải chi phí sinh hoạt. Mặc dù đã hồi phục về
kinh tế nhưng ảnh hưởng tiêu cực cuẩ Covid tới thu nhập hộ gia đình còn nặng nề
và kéo dài trong những tháng tới. Qua đó, báo cáo đề xuất một số chiến lược ứng
phó được cha mẹ áp dụng để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch Covid
19 đối với trẻ em tại Việt Nam.
Tổ chức lao động quốc tế ILO, “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam
Báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm” tháng 3/2021
Báo cáo phân tích tác động dịch Covid đến thị trường lao động VN từ góc
độ giới. Những phát hiện chính trong báo cáo bao gồm: (1) Mức độ tham gia thị
trường lao động cao ở phụ nữ Việt Nam đôi khi được xem là một chỉ báo về bình
đẳng cơ hội. Lao động nữ chiếm đa phần trong những công việc dễ bị tổn thương,
đặc biệt là công việc gia đình (việc nhà). Họ có mức thu nhập thấp hơn nam giới,
bất luận số giờ làm tương đương và việc dần xóa bỏ chênh lệch giới về trình độ
học vấn. Ngồi ra, lao động nữ cịn mang một gánh nặng kép khơng cân xứng. Họ
là những người phục vụ chính cho gia đình mình, Có tới gần 20% lao động nam
không hề dành bất kỳ quỹ thời gian nào cho việc nhà. (2) Tác động của COVID-19

đến thị trường lao động của Việt Nam không chỉ làm trầm trọng thêm những bất

5


bình đẳng hiện có mà cịn tạo ra những bất bình đẳng mới. Trong quý III và quý IV
năm 2020, với hoạt động kinh tế bắt đầu hồi phục và trường học dần mở cửa trở
lại, phụ nữ và nam giới phải làm thêm nhiều giờ, có lẽ là để bù đắp thu nhập bị mất
ở các quý trước đó. Trung bình phụ nữ làm thêm nhiều giờ hơn nam giới, khiến
gánh nặng kép của họ càng trở nên nặng hơn (3) Căn nguyên của bất bình đẳng
trên thị trường lao động là những vai trò truyền thống mà phụ nữ được kỳ vọng
phải đảm nhận, được củng cố bằng các chuẩn mực xã hội lẫn luật pháp của quốc
gia. (4) Bình đẳng trong thế giới việc làm của Việt Nam chỉ có thể được xây dựng
trên cơ sở chuyển dịch cách tiếp cận, từ chỗ bảo vệ phụ nữ sang tạo cơ hội bình
đẳng cho tất cả người lao động, khơng phân biệt giới tính của họ.
“Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia
đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam - Phân tích có tính tới yếu tố
giới”, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
tháng 6/2020
Báo cáo cung cấp thêm thơng tin cho những quyết sách của Chính phủ Việt
Nam trước tác động và sẵn sàng với đại dịch COVID-19, Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao
quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) tại Việt Nam đã đề xuất báo cáo «Đánh giá tác
động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp
dễ bị tổn thương ở Việt Nam - Phân tích có tính tới yếu tố giới”
Báo cáo cho thấy thu nhập hộ gia đình giảm sâu nhất do COVID-19 được
ghi nhận vào tháng 4 năm 2020. Thu nhập trung bình của các hộ được khảo sát vào
tháng 4 năm 2020 chỉ vào khoảng 29,7% thu nhập tháng 12 năm 2019. Vào tháng
5 năm 2020, con số này tăng lên 51,1% . Nói cách khác, so với tháng 12 năm 2019,
thu nhập trung bình của các hộ được khảo sát đã giảm hơn 70% vào tháng 4 năm

2020 và 49% vào tháng 5 năm 2020. Sau giai đoạn giãn cách xã hội vào tháng 4
năm 2020, các dịch vụ ở khu vực đô thị, với đặc thù tiếp xúc trực tiếp, trở lại mạnh
mẽ hơn vào tháng 5 năm 2020. Sự hồi phục này diễn ra ở những ngành có tỷ lệ lao

6


động nữ di cư chiếm đa số. Lao động nữ chủ động hơn trong tìm kiếm cơng việc và
từ đó dẫn đến có thêm nhiều cơ hội gia tăng thu nhập. Sau khi đại dịch COVID-19
tràn ra từ Vũ Hán, rất nhiều nam lao động di cư trở về nhà, dành thời gian uống
rượu và chờ đợi đại dịch qua đi để quay trở lại Trung Quốc làm việc. Trong khi đó,
gánh nặng kiếm thu nhập đổ lên vai phụ nữ trong hộ gia đình. COVID-19 cũng đặt
nhiều gánh nặng lên vai phụ nữ trong việc chăm sóc trẻ em (đặc biệt là trong thời
gian đóng cửa trường học) và chăm sóc các thành viên gia đình là người già và
những người mắc bệnh hiểm nghèo (đặc biệt là những người cần điều trị trong
chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện). Hơn 70% hộ khảo sát cho thấy phụ nữ đi chợ
mua nhu yếu phẩm hàng ngày (có nguy cơ bị lây nhiễm dịch cao). Trong khi đó,
cơng việc này được thực hiện bởi nam giới chỉ trong 11% hộ gia đình, và khơng
phân biệt giới trong 18% số hộ. Đồng thời, báo cáo cũng đề xuất một số giải pháp
giúp các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh sớm phục hồi sau đại dịch Covid 19.
1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hướng đến sự ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến thu nhập của
các hộ gia đình tại Hà Nội. Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cải thiện, nâng cao
thu nhập của người lao động trong các hộ gia đình tại đơ thị và nơng thơn khu vực
Hà Nội.
2. Nhiệm vụ
+ Thao tác hóa khái niệm then chốt của đề tài, xây dựng khung nghiên cứu.
+ Khảo sát, đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của dịch Covid đối với
thu nhập của các hộ gia đình tại đơ thị và nơng thơn khu vực Hà Nội (tập trung vào
những hộ gia đình Nghèo và Cận nghèo, những gia đình có lao động bị mất việc

làm, làm việc phi chính thức)
+ Tìm hiểu các chiến lược ứng phó được Nhà nước, thành phố và địa
phương áp dụng để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối
với thu nhập của các hộ gia đình.

7


+ Đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện, tăng cường, nâng cao thu
nhập, chất lượng cuộc sống của người lao động trong các hộ gia đình tại đơ thị và
nông thôn khu vực Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hộ gia đình (Khơng nghèo, Cận nghèo, Nghèo)
4. Khách thể nghiên cứu:
Ảnh hưởng của Covid 19 đến nhu nhập của các hộ gia đình
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tại Thành thị, nông thôn trên địa bàn Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2022- Tháng 2/2022
6. Biến số
- Biến độc lập:
+ Nhóm tuổi
+ Giới tính: Nam, nữ
+ Trình độ học vấn: Tiểu học trở xuống, Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông, Cao đẳng - Đại học, Trên Đại học
+ Thu nhập trung bình mỗi tháng
+ Nghề nghiệp
- Biến can thiệp:
+ Chính sách của Đảng, Nhà nước
- Biến trung gian:
+ Mức độ ảnh hưởng của Covid 19 đến đời sống sinh hoạt

+ Tình trạng sức khỏe
+ Tình trạng việc làm
8


- Biến phụ thuộc: Thực trạng thu nhập của các hộ gia đình
7. Khung phân tích

Điều kiện kinh tế - xã hội
Đặc điểm nhân
khẩu học:
+ Độ tuổi
+ Giới tính
+ Trình độ học vấn
+ Thu nhập
+ Nghề nghiệp
hiện tại

Thực
trạng thu
nhập của
các Hộ
gia đình

Đánh giá tác động của
Covid 19 đến thu nhập
của các hộ gia đình:
- Tình hình việc làm
- Tình trạng sức khỏe
- Mức độ ảnh hưởng

của dịch Covid đến
đời sống sinh hoạt

8. Cơ sở lý thuyết
nghiên
Chính sách
củacứu
Đảng và Nhà nước
a. Thuyết lựa chọn duy lý của George Homans
          Phương pháp tiếp cận bắt đầu từ vi mô - cá nhân đã tạo nên một
trường phái lớn trong nghiên cứu xã hội học. Lý thuyết lựa chọn duy lý của
G.Homans là một trong những học thuyết theo trường phái này. Quan điểm chính
của lý thuyết này là xã hội học khổng lồ thực chất đều là xã hội nhóm và các hiện
tượng xã hội cần được giải thích bằng các đặc điểm của cá nhân chứ không phải
bằng các đặc điểm của cấu trúc xã hội.
         Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một
cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
          Thuyết lựa chọn duy lý coi con người là chủ thể ra quyết định một
cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên cơ sở xem xét, đánh giá lợi
ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Thuyết lựa chọn duy lý địi hỏi phải phân tích
hành động lựa chọn của các cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của
nó, bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả
năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.
9


Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các hành vi lựa chọn duy lý của các cá
nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý khơng mong đợi của cả nhóm tập thể
        G. Hommans cũng chi ra 3 đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội: (1)

Hiện thực hóa hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý
niệm; (2) hành vi đó được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác; (3)
người khác ở đây phải là nguồn cùng cổ trực tiếp đối với hành vi chứ không phải
nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đấy.
         Áp dụng lý thuyết Lựa chọn duy lý vào giải thích Covid-19 khiến cho
nhiều người trong hộ gia đình bị mất việc làm, tiếp đến là giảm thu nhập kinh
doanh hộ và gián đoạn sản xuất nông nghiệp. Những khó khăn do dịch bệnh
COVID-19 đang hằng ngày tác động đến thu nhập của hàng triệu gia đình ở khắp
mọi miền đất nước, nhất là ở những tỉnh, thành phố nơi dịch bệnh COVID-19 đang
bùng phát trở lại. Kinh tế sụt giảm, lao động bị dôi dư, thu nhập bị giảm sút, làm
cho các gia đình phải thắt chặt chi tiêu, và đang phải trải qua những thử thách chưa
từng để giữ vững vai trị là chốn bình n trong dơng tố của dịch bệnh COVID-19.
Điều đó dẫn đến nhiều lao động trong các hộ gia đình chọn chuyển việc hoặc làm
các cơng việc có thu nhập thấp, có nguy cơ nhiễm bệnh cao như tài xế taxi, người
làm dịch vụ, bán hàng rong …
b. Thuyết hành động xã hội của Max Weber
            Theo Max Weber, hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn
cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người
khác, và vì vậy được định hưởng tới người khác, trong đường lối, q trình của nó.
           Max Weber đã phân biệt 4 loại hành động xã hội như sau:
Hành động duy lý- công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc,
tính tốn, lựa chọn cơng cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.

10


Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những
mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những cơng cụ, phương tiện duy lý.
Hành động cảm tính (cảm xúc): là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc

tình cảm bột phát gây ra, mà khơng có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ
giữa cơng cụ, phương tiện và mục đích hành động.
 Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
          Áp dụng lý thuyết Hành động xã hội vào nghiên cứu "Ảnh hưởng của
dịch Covid 19 đến thu nhập của các hộ gia đình tại Hà Nội" có thể nhận thấy rằng
mỗi người lao động khi lựa chọn cách tham gia hoạt động kinh tế như lựa chọn
công việc là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp, có nguy cơ nhiễm bệnh cao
nhưng vì cuộc sống mưu sinh họ khơng có lựa chọn nào tốt hơn.
c. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề việc làm trong bối cảnh đại
dịch Covid 19
Tác động của đại dịch COVID-19 tới việc làm của các nhóm lao động khơng
đồng đều và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng xã hội. Những người bị ảnh
hưởng lớn, bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những cơng việc được
trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi.
Để thúc đẩy việc làm bền vững trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Đảng và
Nhà nước yêu cầu các ban ngành liên quan cần tập trung vào một số giải pháp như
sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện chính sách pháp luật về lao động,
việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tổng kết,
đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực trên, nhất là thực tiễn thực
hiện pháp luật tại các khu công nghiệp và khu chế xuất. 

11


Hai là, chú trọng đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát
triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập; hồn thiện hệ thống thơng tin thị
trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động bảo đảm cung ứng lao
động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, kịp thời cung cấp các thông tin về thị

trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo
yêu cầu, đồng thời giúp định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên cơ sở
nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Ba là, thúc đẩy các xu thế chuyển dịch lao động tìm kiếm việc làm theo
không gian, thời gian trên thị trường lao động. Các xu thế đó bao gồm: từ việc làm
ở khu vực nông thôn, nông nghiệp sang việc làm ở khu vực công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ; từ việc làm ở khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức
Bốn là, giáo dục nghề nghiệp cần được quan tâm thúc đẩy nhiều hơn nữa
nhằm hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu: như hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề
nghiệp, đào tạo tái hoà nhập thị trường lao động, hỗ trợ người lao động quay trở lại
thị trường...
Năm là, đẩy nhanh việc cấp hộ chiếu vaccine, xây dựng các tiêu chí cần thiết
để mở cửa thị trường giúp ngành dịch vụ phục hồi và phát triển. Các ngành này
phát triển sẽ thu hút số lượng lớn lao động tham gia, góp phần tận dụng tốt hơn
tiềm năng lao động sẵn có.
Đại dịch COVID-19 đang làm trầm trọng thêm những khó khăn, thách thức
thức trong việc hướng đến thực hiện mục tiêu việc làm bền vững của Việt Nam.
Do đó, vấn đề cốt lõi để đảm bảo việc làm bền vững trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 là phải thực hiện kịp thời và có hiệu quả các gói hỗ trợ an sinh xã hội
đối với với người lao động bị mất việc làm, nâng cao chất lượng sống của các hộ
gia đình phải chịu ảnh hưởng của đại dịch.

12


9. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp luận nghiên cứu:
- Dựa trên quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước XHCN Việt Nam
về vấn đề việc làm.
- Sử dụng lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết lựa chọn duy lý của George

Homans, Thuyết hành động xã hội của Max Weber.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên
cứu đã đề ra, nghiên cứu được thực hiện giữa phương pháp nghiên cứu định
lượng,  định tính và phân tích tài liệu:
Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp Anket (điều tra bằng bảng
hỏi) nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid
đối với thu nhập của các hộ gia đình tại đô thị và nông thôn khu vực Hà Nội (tập
trung vào những hộ gia đình Nghèo và Cận nghèo, những gia đình có lao động bị
mất việc làm, làm việc phi chính thức)
Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với lao
động trong các hộ gia đình. Với phương pháp này kết quả nghiên cứu sẽ được
minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.
Phương pháp phân tích tài liệu:
Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng tải, công
bố trên các phương tiện truyền thơng đại chúng có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
Việc phân tích tài liệu giúp hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu, cụ thể là
những ảnh hưởng của dịch Covid đối với thu nhập của các hộ gia đình tại đô thị và
nông thôn khu vực Hà Nội (tập trung vào những hộ gia đình Nghèo và Cận nghèo,
những gia đình có lao động bị mất việc làm, làm việc phi chính thức). Ngồi ra,

13


q trình này cịn giúp so sánh những kết quả phát hiện từ khảo sát với các kết quả
được tìm thấy trong tài liệu.
Q trình phân tích tài liệu giúp đưa ra được kết luận một cách khách quan
và có hệ thống những đặc trưng của tài liệu với mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu có chủ đích với 200 hộ gia đình tại đơ thị và nông thôn khu vực
Hà Nội (tập trung vào những hộ gia đình Nghèo và Cận nghèo, những gia đình có
lao động bị mất việc làm, làm việc phi chính thức)
Phương pháp xử lý thơng tin:
Thơng tin định lượng được xử lý bằng phần mềm dữ liệu định lượng IBM
SPSS statistics 20.
Thơng tin định tính được mã hóa, xử lý, phân tích bằng phần mềm Nvivo
8.0.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
Vanda Almeida. “The impact of COVID-19 on households´ income in the
EU.” The Journal of Economic Inequality (2021), 2021.
The Impact of the COVID-19 Pandemic on Low Income Households in the
Philippines: Impending Human Capital Crisis. “The Impact of the COVID-19
Pandemic on Low Income Households in the Philippines: Impending Human
Capital Crisis.” The World Bank, 2020
G20 Leaders Saudi Arabia’s. “The impact of the COVID-19 pandemic on
jobs and incomes in G20 economies.” ILO, 2020
Tài liệu Tiếng Việt
Ts. Đặng Thị Tố Như - Ths. Đặng Thị Hồng Dân (Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng). "Tác Động Của Covid -19 Tới Việt Nam:
Nhìn Từ Góc Độ Thu Nhập, Việc Làm". Tạp Chí Cơng Thương, 2021,
Hồ Thiện Thơng Minh, and Nguyễn Hồng Tiến. “Trang 1 Tác động của
dịch Covid-19 đến kinh tế xã hội TP. HCM và đề xuất chính sách thúc đẩy đà tăng
trưởng cho năm 2020.” Đại Học Quốc tế Sài Gòn, 2020.
Đánh giá nhanh tác động kinh tế và xã hội của đại dịch Covid 19 đối với trẻ

em và gia đình tại Việt Nam. Qũy nhi đồng Liên hợp quốc Unicef, 2020
ILO. “Báo cáo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Covid19 và việc làm:
Tác dộng và ứng phó.” 2020
Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia
đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam - Phân tích có tính tới yếu tố
giới. Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
2020

15


ILO. Giới và thị trường lao động ở Việt Nam Báo cáo phân tích dựa trên số
liệu Điều tra Lao động - Việc làm. 2021.

16



×