Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận cao học xhhyt tác động của covid 19 đến nguồn thu nhập của các hộ gia đình tại quận cầu giấy, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.94 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...............................................
3. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................
4. Biến số nghiên cứu..........................................................................................
5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.............................................................................
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................


1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tác động của Covid-19 đến nguồn thu nhập của các hộ gia
đình tại quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hỗ trợ nguồn tài chính đối
với một số hộ gia đình bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19.
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác các khái niệm liên quan và xây dựng khung nghiên cứu.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ nguồn tài chính đối với một
số hộ gia đình bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19.
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của đại dịch Covid – 19 đến nguồn thu nhập của các hộ gia
đình tại quận Cầu Giấy, Hà Nội
2.2 Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Phạm vi thời gian: từ tháng 1/2022 – 3/2022


3. Giả thuyết nghiên cứu
Những hộ gia đình có nguồn thu nhập thấp, điều kiên kinh tế khó khăn
thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid – 19.
4. Biến số nghiên cứu
- Biến số độc lập
 Nhóm tuổi
 Giới tính: Nam/Nữ
 Trình độ học vấn
 Mức thu nhập
- Biến số phụ thuộc:
1


Tác động của đại dịch Covid-19 đến nguồn thu nhập của các hộ gia
đình tại quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Biến số can thiệp:
 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
 Chính sách pháp luật của Nhà nước.
5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
5.1 Thao tác hóa khái niệm
5.1.1 Khái niệm về tác động
Trong từ điển Tiếng Việt, tác động được hiểu là làm cho một đối
tượng nào đó có những biến đổi nhất định. Vậy tác động là một khái niệm
rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự
biến đổi (nội dung, hình thức,...) đều có thể được coi là tác động, trong đó tác
động đến con người là hình thức phức tạp nhất.
Cịn trong Tử điển Tâm lý học do A.V.Petorovxki và M.G.
Iarosevxki chủ biên định nghĩa: “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng
các vận động hoặc thông tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham
gia tương tác"

Như vậy, con người là chủ thể mang ý thức nên mọi tác động từ bên
ngồi đều phải thơng qua ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi
nhất định. Tức là, những tác động vào con người không phải theo con đường
trực tiếp một cách máy móc. mã theo con đường gián tiếp qua hoạt động của
não, thông qua sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động.
Nghiên cứu sử dụng khái niệm, quan điểm dựa theo khái niệm trên, cũng là
một phần đánh giá tác động của Covid-19 đến nguồn thu nhập của các hộ gia
đình.
5.1.2 Khái niêm về đại dịch và Covid 19
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO định nghĩa về đại dịch như sau:
“Một đại dịch là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới”. Một căn
bệnh đặc hữu phổ biến và ổn định về số lượng người mắc bệnh thì đó khơng
2


phải là một đại dịch. Như vậy, để một căn bệnh được gọi là đại dịch thì nó
phải đảm bảo hai yếu tố đó là phải là một căn bệnh mới và nó phải lây lan
rộng trên tồn thế giới.
COVID-19 là một căn bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra và
được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nó là một
phần của họ vi-rút corona, bao gồm các loại vi-rút phổ biến gây ra nhiều loại
bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng
hơn (nhưng hiếm gặp hơn) như hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng
(SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS).
COVID-19 thường gây ra các triệu chứng hơ hấp, có thể cảm thấy
giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID-19 có thể tấn cơng khơng
chỉ phổi và hệ hô hấp của quý vị. Các bộ phận khác của cơ thể quý vị cũng có
thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Dịch bệnh Covid-19 dịch bệnh đưa đến những đảo lộn trong cuộc
sống như vấn đề giao thơng, du lịch đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh,

trong đó phải kể đến nguồn thu nhập, tài chính của những hộ gia đình bị ảnh
hưởng khơng kém. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của mỗi cá nhân
cũng bị giảm sút nhiều xuất phát từ thực trạng trên.
5.1.3 Khái niệm về nguồn thu nhập hộ gia đình
Có thể hiểu đơn giản rằng, thu nhập hộ gia đình là tổng thu nhập của
tất cả các thành viên trong gia đình từ 15 tuổi trở lên. Thu nhập hộ gia đình là
một thước đo rủi ro được người cho vay sử dụng để bảo lãnh cho các khoản
vay, cũng như một chỉ số kinh tế hữu ích về mức sống của một khu vực.
Theo từ điển Tiếng Việt, thu nhập hộ gia đình nói chung được định
nghĩa là tổng thu nhập trước thuế, nhận được trong khoảng thời gian 12 tháng
bởi tất cả các thành viên của một hộ gia đình trên một độ tuổi cụ thể ( từ độ
tuổi từ 15 trở lên).  Chúng bao gồm tiền lương, tiền công và thu nhập từ việc
tự kinh doanh; an sinh xã hội, lương hưu và thu nhập hưu trí khác; thu nhập
đầu tư; các khoản chi phúc lợi và thu nhập từ các nguồn khác.
3


Trong nghiên cứu này, sẽ tìm hiểu về tác động của đại dịch Covid 19 đến nguồn thu nhập của các hộ gia đình, từ đó đề xuất ra những giải pháp
cụ thể hỗ trợ tình trạng trên.
5.2 Lý thuyết áp dụng
5.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý
(Rational choice Theory) là lý thuyết xã hội học bắt nguồn từ kinh tế học cổ
điển. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý này đã được James S. Coleman phát triển
lên thành một lý thuyết xã hội học. Theo Coleman, lý thuyết sự lựa chọn hợp
lý có khả năng tạo ra một mơ hình hịa hợp mà khơng thiên lệch về một thái
cực nào đó giống các lý thuyết vĩ mô (thuyết xung đột, thuyết chức năng).
Cũng theo đó, Friedman và Hechter đã dựa trên khung của lý thuyết sự lựa
chọn hợp lý để lý giải động cơ của mỗi chủ thể khi quyết định “lựa chọn”
hành động. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý đã khẳng định được điểm mạnh

riêng của mình khi mà các lý thuyết vĩ mô bất đồng với nhau và thể hiện
nhiều điềm hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề vĩ mô của xã hội.
Theo như thuyết sự lựa chọn hợp lý cho rằng các chủ thể (agent hay
actor) chính là tiêuđiểm, các chủ thể được xem có có có mục đích về hành
động mà họ hướng tới. Thuật ngữ “lựa chọn” được sử dụng để nhấn mạnh
việc các chủ thể khi lựa chọn hành động ln tìm cách để tối đa hóa lợi ích
của mình bao gồm lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần. Cụ thể, con người ln
hành động 1 cách có chủ đích để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực 1 cách
duy lý để đạt được mục đích tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuyết sự lựa chọn hợp lý không chỉ lý giải hành động cá nhân mà
còn được phát triển để xem xét các hoạt động chức năng của các hệ thống xã
hội, thiết chế xã hội. Không giống như lý thuyết hành động xã hội của Max
Weber, điểm khác biệt của thuyết lựa chọn hợp lý là trong quá trình hành
động của các chủ thể ln đạt tính “tối đa” hay “tối ưu” trong mục đích, các

4


chủ thể phải sử dụng đến các tiềm năng khác nhau và chịu sự tác động của
ngoại cảnh. Điều này chi phối tới kết quả hành động của mỗi cá nhân.
Vận dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu, cho thấy tác động của
Covid-19 hay những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hộ gia đình tại
quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ đó, người dân sẽ tính tốn đến các chính sách hỗ
trợ, quyền lợi cá nhân được hưởng khi đại dịch xảy đến, nhằm cân bằng
nguồn tài chính của gia đình. Qua đó, tìm hiểu việc hộ gia đình lựa chọn
những chính sách, phương pháp hỗ trợ đó phụ thuộc vào những động cơ cụ
thể nào, lợi ích mà họ nhận lại được là gì, có thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống
hàng ngày của mỗi cá nhân.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận án vận dụng phương pháp luận về quan điểm, đường lối, pháp
luật của Đảng và Nhà nước; các lý thuyết xã hội học có liên quan làm cơ sở lý
luận để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
6.2 Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1 Phương pháp thu thập và tổng quan tài liệu:
Thu thập và tổng quan các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo khoa
học của tập thể và cá nhân, các tài liệu, báo cáo về nhu cầu tìm kiếm thơng tin
trên các trang mạng xã hội; các yếu tố tác động đến nhu cầu tìm kiếm thơng
tin để làm cơ sở bổ sung cho đề tài.
6.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sử dụng bảng hỏi Anket - Đây là phương pháp cơ bản thu thập thông
tin bằng cách sử dụng bảng hỏi, tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của thanh
niên về vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được tiến hành khảo sát online qua các
trang mạng xã hội và sử dụng công cụ hỗ trợ là Google Forms với tổng mẫu
điều tra là 150 mẫu. Những thông tin định lượng bằng bảng hỏi được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0. Để đảm bảo độ tin cậy, các bảng hỏi thiếu thông
5


tin khoảng 25% số lượng câu hỏi trở lên bị loại bỏ và không nhập vào cơ sở
dữ liệu. Quá trình xử lý và viết kết quả sẽ kết hợp phân tích định tính và định
lượng, phối hợp các nguồn thông tin, dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
phân tích thơng tin định lượng: 1) Phân tích tần suất; 2) Phân tích tương quan
(Crosstabs).
6.2.3 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Để đo được tác động của đại dịch Covid-19 đến nguồn thu nhập của
các hộ gia đình tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội, nhóm sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu - tiến hành phỏng vấn sâu nhằm giải thích, bổ sung và khẳng
định một số thơng tin có chiều sâu về đánh giá cũng như thực trạng các yếu tố

ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn bạn đời của sinh viên HVBCTT. Tổng số
mẫu phỏng vấn sâu là 15 mẫu. Thơng tin định tính được xử lý bằng phần
mềm xử lý dữ liệu định tính Nvivo 8. 
6.3 Q trình thu thập thông tin
Với dữ liệu định lượng: các thành viên tự tìm kiếm kênh thơng tin có
khách thể phù hợp. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên
việc tiếp cận mẫu nghiên cứu gặp khó khăn nên đã chuyển sang hình thức gửi
bảng hỏi bằng Google Forms. Cá nhân gửi link bảng hỏi qua các nền tảng
MXH khác nhau và tin nhắn trực tiếp nhưng không phải ai cũng nhiệt tình trả
lời.
Với dữ liệu định tính: Trong q trình thu thập thơng tin định lượng,
lựa chọn 1-2 người phù hợp để tiến hành phỏng vấn sâu và đáp ứng yêu cầu là
ghi âm lại phỏng vấn với sự chấp thuận của NTL, đảm bảo yếu tố khuyết
danh, tập trung vào các yếu tố được nêu trên, người phỏng vấn nắm rõ bảng
hướng dẫn, khai thác cả thông tin mà bảng hỏi chưa đề cập. Phỏng vấn sâu
không thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp mà đã chuyển qua hình thức phỏng
vấn online qua các ứng dụng có thể video call và chỉ có thể vận dụng các mối
quan hệ phù hợp với khách thể nghiên cứu để tiến hành phỏng vấn sâu, bởi

6


q trình thu thập thơng tin định lượng cũng đã gặp sự từ chối của nhiều sinh
viên.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vanda Almeida, Salvador Barrios, Michael Christl, Silvia De Poli,


Alberto Tumino, Wouter van der Wielen (2021), The Impact of the COVID19 on households Income in the EU, The Journal of Economic Inequality.
2. TS.Đặng Thị Tố Như - Ths. Đặng Thị Hồng Dân (2021), Tác động

của Covid -19 tới Việt Nam: Nhìn từ góc độ thu nhập, việc làm của lao động,
Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công
nghệ, Số 12, tháng 5 năm 2021.
3. Tổng Cục Thông kê (2021), Báo cáo tác động dịch bệnh Covid đến

tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2021
4. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tác động của đại dịch tới việc làm

xấu hơn dự kiến

8



×