Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

(Skkn 2023) một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao năng lực phân tích, đánh giá tác phẩm trong quá trình học văn cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.38 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ngồi
chương trình theo đặc trưng thể loại, nhằm nâng cao năng lực phân
tích, đánh giá tác phẩm trong quá trình học văn cho học sinh lớp 10
trường THPT Thường Xuân 2.
2.3.1. Xác định mục đích đọc - hiểu
2.3.2. Kĩ năng lựa chọn có định hướng các tác phẩm hay, đặc sắc, giá
trị ngồi chương trình.

Trang
2
2
3
4
4
5
5
6

2.3.3. Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản phù hợp (Đọc như thế nào?)
2.3.4. Kĩ năng biên soạn câu hỏi đọc - hiểu theo các cấp độ.
2.3.5. Kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại (Đây là giải


pháp cụ thể, trực tiếp để đọc - hiểu được một tác phẩm văn học).
2.3.6. Đa dạng hóa phương thức đọc - hiểu tác phẩm văn học ngồi
chương trình
2.3.7. Tổ chức dạy - học thực nghiệm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Đề nghị
PHỤ LỤC 1: Đọc - hiểu tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch
Lam theo đặc trưng thể loại.
PHỤ LỤC 2: Đọc - hiểu bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm
theo đặc trưng thể loại.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9
9

7
7
8

12
14
15
15
16
16
16

17
26
31
32

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong bối cảnh của thời đại mới, nền giáo dục Việt Nam đang đổi mới
theo hướng phát triển năng lực, mang tính mở, hướng đến mục tiêu then chốt đó
là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức
và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng
và phát triển hài hịa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống
tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống ý nghĩa, có đóng góp tích cực
vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Đúng như tinh thần Nghị quyết số
29-NQ/TW đã khẳng định: cần phải “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại hóa, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối học truyền thụ, áp
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực”.
Định hướng đổi mới bao gồm đổi mới chương trình và sách giáo khoa
“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực, phẩm chất của người học”. Như vậy, giáo dục phải đảm bảo
năng lực đầu ra. Sản phẩm của nền giáo dục mới là con người có đầy đủ các
phẩm chất (yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách
nhiệm) và các năng lực (bao gồm năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và
hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực chun mơn: ngơn ngữ, tính

tốn, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất và năng
lực đặc biệt (năng khiếu)). Có thể nói, chương trình giáo dục mới địi hỏi người
học phải có sự chủ động, sáng tạo, phát huy tinh thần tự học để q trình học đạt
hiệu quả thực sự.
Mơn Ngữ văn là môn học đặc thù, đặc trưng cơ bản là lấy ngơn từ làm chất
liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Học sinh chỉ có thể lĩnh hội kiến thức
đầy đủ, thấu đáo và thực sự biết rung cảm trước cái đẹp thơng qua hình tượng
nghệ thuật nếu người giáo viên biết cách tổ chức các cách thức, phương pháp, kĩ
thuật giảng dạy phù hợp, linh hoạt, sinh động. Hiện nay, bên cạnh việc đọc hiểu các tác phẩm bắt buộc trong chương trình, thì việc đọc - hiểu các tác phẩm
ngồi chương trình là thước đo hiệu quả cho chương trình dạy học mới, đồng
thời, là điều kiện để nâng cao năng lực, phẩm chất người học.
GS.TS Trần Đình Sử trong bài “Đọc - hiểu văn bản - một khâu đột phá
trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã khẳng định: Dạy văn là
dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc - hiểu bất cứ
văn bản nào cùng loại. Đúng vậy, việc dạy văn cho học sinh không phải chỉ là
giúp các em lĩnh hội được giá trị của những văn bản có mặt trong Sách giáo
khoa (sau đây gọi là SGK) mà còn trang bị cho các em kĩ năng, cơng cụ để tìm
hiểu bất cứ tác phẩm văn học nào ngoài SGK, là đánh thức và khơi gợi hứng
thú, say mê tìm kiếm và khám phá vẻ đẹp của những áng văn chương có giá trị.
Từ việc đọc hiểu mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị của văn học, trải nghiệm các
trạng thái cảm xúc thẩm mĩ, những “khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập” do cái
đẹp mang lại để bồi dưỡng tâm hồn, mở mang kiến thức. Từ đó, hình thành cho
2


học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Đó là
con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận
thẩm mỹ. Hình thành năng lực đọc - hiểu cũng chính là hình thành năng lực cảm
thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Do đó, bản chất dạy
đọc văn chính là vừa thể hiện cách hiểu bản chất của văn học, vừa hiểu đúng

thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực chủ thể của học sinh.
Việc rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ngoài chương trình sẽ giúp học sinh hình
thành được những kĩ năng cần thiết để cảm thụ các tác phẩm văn học, việc tạo
lập văn bản và có tâm thế chủ động trong việc học văn.
Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới hình thức và ngữ liệu kiểm tra, đánh giá
của Bộ giáo dục và Đào tạo trong chương trình SGK lớp 10 mới (Chương trình
giáo dục trung học phổ thơng 2018), đã quy định: khi lựa chọn ngữ liệu kiểm tra
cần “tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây
dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh,
khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu
có sẵn”(Trích Công văn 3175); “Tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để
đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn
học”(Trích mục VII.4 Chương trình GDPT mơn Ngữ văn). Như vậy, việc đọc hiểu để phân tích, đánh giá các tác phẩm khơng cịn là giới hạn trong chương
trình SGK mà phải lấy các ngữ liệu ngoài SGK. Bởi vậy, tiếp cận các tác phẩm
ngồi chương trình chính là một u cầu chung của giáo dục hiện hành. Việc
hướng dẫn cho học sinh tiếp cận các tác phẩm ngoài SGK là một việc làm hữu
ích giúp các em mở mang tri thức, rèn luyện kĩ năng, bồi đắp tình cảm trong cả
lĩnh vực văn chương và cuộc sống.
Văn bản là phương thức tồn tại thực tế của tác phẩm, do đó, việc lựa chọn
văn bản ngồi chương trình phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về nhận thức, kĩ năng,
thái độ cho học sinh cũng là cơng việc cần có sự đầu tư tâm huyết.
Có thể nói, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu dạy học môn Ngữ
văn trong nhà trường THPT và từ thực tế giảng dạy đối tượng học sinh lớp 10
mới theo chương trình giáo dục 2018, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn học ngồi
chương trình theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao năng lực phân tích,
đánh giá tác phẩm trong quá trình học văn cho học sinh lớp 10 trường THPT
Thường Xuân 2 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn triển khai đề tài này, bản thân tôi xác định hai mục đích trọng

tâm:
Về phía học sinh, đề tài hướng tới việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh
kĩ năng đọc - hiểu văn bản ngồi chương trình - một phương pháp tiếp cận văn
chương mới, tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ đem lại nhiều ý
nghĩa thiết thực, hiệu quả.
Về phía giáo viên, tơi mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cho cơng
tác giảng dạy và nghiên cứu văn học của bản thân và đồng nghiệp.
Khung đánh giá PISA về năng lực đọc - hiểu của học sinh tốt nghiệp giáo
dục bắt buộc tập trung vào các kĩ năng bao gồm: tìm kiếm, lực chọn, giải thích
3


và đánh giá thông tin từ đủ các dạng loại được đặt trong nhiều tình huống của
cuộc sống nằm ngồi nhà trường (OECD). Điều đó cũng phần nào cho thấy tính
thiết yếu của việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ngồi chương trình
theo đặc trưng thể loại cho học sinh, một nội dung trước đây có lẽ vẫn còn bị
bỏ ngỏ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng đề tài hướng tới chính là học sinh (HS)
và giáo viên (GV) đang trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường THPT. Việc
xác định đúng mục đích đọc - hiểu tác phẩm văn học ngồi chương trình sẽ giúp
cả người dạy và người học hướng tới giải pháp phù hợp.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi một đề tài nhỏ, tôi chỉ xin được tập
trung vào vấn đề: Giải pháp rèn luyện KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU tác phẩm văn
học ngồi chương trình SGK lớp 10 hiện hành (Bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống - NXB Giáo dục Việt Nam) theo đặc trưng thể loại cho học sinh
THPT Thường Xuân 2 nhằm nâng cao năng lực phân tích, đánh giá tác phẩm
của học sinh trong quá trình học văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện thành cơng đề tài, tơi có sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

4


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Năng lực đọc - hiểu.
Đọc - hiểu là đọc kết hợp giữa “đọc” và “hiểu” cùng với sự hình thành
năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về logic, nghĩa là kết
hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
Khi đọc một văn bản văn học, người đọc - hiểu phải thấy được:
- Thể loại, nội dung, mối quan hệ ý nghĩa của cấu trúc văn bản do tác giả tổ
chức và xây dựng.
- Thấy được tư tưởng, ý đồ, mục đích của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Cảm nhận được giá trị đặc sắc của các hình tượng, các yếu tố nghệ thuật,
ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong văn bản.
Đọc, hiểu được chia thành các cấp độ sau: Đọc tái hiện, đọc giải thích,
đọc sáng tạo, đọc đánh giá, đọc nghiên cứu, đọc suy ngẫm và liên tưởng.
Như vậy, đọc - hiểu một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất trong
việc học văn, là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản văn học
thông qua khả năng tiếp nhận của người đọc, là quá trình thâm nhập vào văn bản
với thái độ tích cực, chủ động. Đọc - hiểu tác phẩm văn học là tiếp xúc với văn
bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, các
thơng điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng
nghệ thuật. Bởi tác phẩm văn học là một văn bản nghệ thuật ngôn từ. Để tiếp
nhận, lĩnh hội, khám phá đối tượng đó thì người dạy và người học đều phải được

trang bị và rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một cách bài bản, chắc chắn, nhuần
nhuyễn, thành thục trong một quá trình lâu dài. Nắm được kỹ năng đọc - hiểu là
có được chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn. Đọc - hiểu tốt thì người GV mới có kiến thức để truyển đạt tới người học.
Đến lượt mình, HS phải biết đọc - hiểu thì mới có kiến thức thực sự để thể hiện,
bộc lộ trong bài thi. Thậm chí, đọc - hiểu khơng chỉ được áp dụng với q trình
tiếp nhận tác phẩm văn học mà cịn có ý nghĩa quyết định trong việc giúp học
sinh tiếp thu bài giảng của thầy cơ giáo. Có thể nói, khơng có kỹ năng đọc - hiểu
thì người dạy văn và học văn chỉ suốt đời làm một việc duy nhất là nhắc lại, nói
theo người khác mà khơng bao giờ có được ý kiến, nhận định, đánh giá của
chính mình. Khơng biết đọc - hiểu thì khơng thể chiếm lĩnh được kiến thức văn
chương.
Đọc - hiểu tác phẩm ngoài chương trình giúp HS tích lũy kiến thức. Hơn
nữa, trong hoạt động làm văn, đọc và viết vốn có quan hệ mật thiết với nhau,
không nắm được năng lực đọc - hiểu thì ta cũng khơng thể làm tốt được việc tạo
lập một văn bản (năng lực viết văn).
2.1.2. Tác phẩm ngồi chương trình
Tác phẩm văn học là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình học văn.
Đó là đối tượng mà người đọc cần tiếp nhận, chiếm lĩnh và chinh phục. Thế
giới văn chương vô cùng phong phú, muôn màu mn vẻ như một tấm kính
vạn hoa. Điều đó được tạo nên bởi biết bao sự kiện trong hiện thực cuộc
5


sống, cùng biết bao tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ trước thế giới khách
quan. Bởi vậy, từ cổ chí kim, từ đơng sang tây, văn học có vơ vàn tác phẩm
thuộc đủ các thể loại, các trào lưu, trường phái, thời đại, giai đoạn, phong
cách sáng tác,… Thế nên, SGK dù được biên soạn đầy đủ, công phu đến đâu
cũng không thể đưa được hết các tác phẩm vào chương trình. Việc đọc tác
phẩm ngồi SGK trở thành cách duy nhất để bổ sung chỗ cịn thiếu đó.

Những tác phẩm ấy sẽ mở ra rất nhiều điều mới lạ, thú vị mà SGK khơng bao
giờ có được.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế hiện nay, khi đối mặt với các kì thi, học sinh được ôn luyện rất kĩ
càng, nhuần nhuyễn những tác phẩm trong SGK và đại đa số học sinh học vẹt,
học thuộc bài ôn của thầy cô, đến khi trúng đề là chép lại như một bài văn mẫu.
Cịn khi đưa ra một tác phẩm ngồi chương trình thì tuyệt nhiên khơng phân
tích, cảm thụ được.
Trước thực trạng đó, việc đổi mới giáo dục bao gồm đổi mới chương
trình, SGK “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học” và đổi mới hình
thức, ngữ liệu kiểm tra, đánh giá “tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách
giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết”(Trích Công
văn 3175) là vô cùng quan trọng và cần thiết. Và việc rèn luyện cho học sinh kĩ
năng đọc - hiểu các tác phẩm ngồi chương trình là một u cầu tất yếu để
đáp ứng mục tiêu của giáo dục hiện đại.
Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục
mới. Các thầy cơ và học sinh đã có một khoảng thời gian làm quen với chương
trình học và thi cử. Có rất nhiều điều còn tranh cãi, băn khoăn, trăn trở; cũng
còn rất nhiều điều phải học hỏi, gỡ gạc sau một năm thực hiện chương trình mới.
Có nhiều thầy cơ đã chia sẻ: “Đã học cái gì sẽ khơng thi cái đó nữa, lúc thi sẽ
đưa ra cho học sinh một văn bản "mắt chưa từng ngó", khơng có thêm thơng tin gì
về tác giả, tác phẩm, khơng biết các em có cảm nhận hết được giá trị của tác
phẩm khơng? Đó là điều mà bản thân tôi thấy băn khoăn nhất sau gần một năm
học chật vật với đổi mới"(Một cô giáo thẳng thắn chia sẻ).
Ở một góc nhìn khác, cũng có nhiều thầy cô phản ánh đúng thực trạng dạy
- học Ngữ văn hiện nay: HS dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng nơng
thơn trình độ nhận thức của các em cịn hạn chế thì việc cảm thụ một tác phẩm
mới tinh quả thật khó khăn vơ cùng!
Đối với GV, được học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng và trực tiếp tập huấn về

cấu trúc, nội dung SGK mà vẫn khơng khỏi lúng túng, vướng mắc trong q
trình triển khai, huống hồ là HS lần đầu tiên tiếp xúc với SGK,với chương trình,
mục tiêu và phương pháp mới thì việc khó tiếp cận là hồn tồn dễ hiểu. Đặc
biệt, đã học cái gì sẽ khơng thi cái đó nữa, lúc thi sẽ đưa ra cho học sinh một
văn bản "mắt chưa từng ngó” (như đã trích ở trên) lại càng làm cho học sinh lúng
túng hơn.

6


Điều này thật đúng với thực trạng học sinh miền núi của Trường THPT
Thường Xuân 2. Học sinh trường THPT Thường Xuân 2 hầu hết là người dân
tộc thiểu số, đầu vào thấp, năng lực cảm thụ văn chương của các em rất hạn chế
và chưa đồng đều. Thêm vào đó là vốn sống, vốn hiểu biết văn hóa, vốn kiến
thức văn học và kiến thức khoa học, kiến thức cuộc sống khác của các em cũng
hạn chế nên việc phải cảm thụ, phân tích, đánh giá một văn bản ngồi SGK là vơ
cùng khó khăn (nếu khơng muốn nói là không thể).
Hơn nữa, việc đầu tư cho một tiết dạy của GV và HS trong chương trình
với cách thức mới mất khá nhiều thời gian. Điều này mâu thuẫn với thời lượng
có hạn của một tiết học trên lớp, gây khó khăn cho cả thầy và trị. Vì vậy, việc
đọc - hiểu, phân tích, đánh giá một tác phẩm ngồi SGK cần có một “lộ trình”
và phương pháp tiếp cận phù hợp, thống nhất, hình thành một kĩ năng thành
thạo để khi gặp bất kì tác phẩm nào ngồi SGK các em cũng có thể làm được.
Từ thực trạng của học sinh THPT nói chung và của học sinh trường
THPT Thường Xuân 2 nói riêng khi thực hiện chương trình SGK mới, bản thân
tơi và các đồng nghiệp đã sớm có ý thức chú trọng đúng mức vào việc hướng
dẫn rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngồi chương trình. Nghĩa
là trao cho các em phương pháp, cách thức thực hiện chứ không phải viết sẵn để
các em chép, thuộc và viết lại (Cho cần (câu) và cách (câu) chứ không cho cá).
Điều cần thiết bây giờ là chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, có

những giải pháp phù hợp về kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm văn học ngồi
chương trình cho học sinh. Vì lẽ đó, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ngồi chương trình
theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao năng lực phân tích, đánh giá tác
phẩm trong quá trình học văn cho học sinh lớp 10 trường THPT Thường
Xuân 2 ” với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào việc đổi mới
phương pháp dạy học theo yêu cầu dạy học hiện đại.
2.3. Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ngồi
chương trình theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao năng lực phân tích,
đánh giá tác phẩm trong quá trình học văn cho học sinh lớp 10 trường
THPT Thường Xuân 2.
2.3.1. Xác định mục đích đọc - hiểu
Để rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm ngồi chương trình cho
học sinh, trước hết phải hướng dẫn các em xác định đúng mục đích đọc để lựa
chọn đúng hướng các tác phẩm văn chương có giá trị của các tác giả tiêu biểu.
Việc xác định mục đích sẽ quyết định đến việc triển khai nội dung và
lựa chọn giải pháp, cách thức cho phù hợp.
Nếu mục đích là để củng cố, làm rõ, khắc sâu hơn kiến thức trong SGK
thì ta nên chọn những tác phẩm có nét tương đồng ngồi SGK, đặc biệt là hệ
thống tác phẩm của chính tác giả mà ta đang tìm hiểu. Ví như muốn giúp học
sinh thấy được rõ hơn đặc điểm phong cách truyện ngắn của Thạch Lam qua tác
phẩm ”Dưới bóng Hồng lan” thì GV có thể gợi ý cho HS đọc - hiểu thêm một
số tác phẩm tiêu biểu của ơng như Gió lạnh đầu mùa, Nhà mẹ Lê, Nắng trong

7


vườn ,… Hoặc để hiểu về bức tranh mùa xuân chín, trong sáng, rạo rực, say mê,
thơ mộng mà thống buồn cùng với hồn thơ lúc dạt dào, lúc lắng dịu, thiết tha
trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử thì ta cần đọc thêm những thi phẩm

khác ngồi chương trình cùng đề tài như Xn về (Chu Minh Khơi), Chiều xuân
(Anh Thơ), Tìm xuân (Nguyễn Hiền), Áo xuân (Huy Cận)...
Nếu mục đích là để mở rộng, nâng cao kiến thức để người học có cái
nhìn sâu sắc, đa chiều, có tư duy so sánh, phản biện thì ta nên chọn những tác
phẩm có nét tương đồng hoặc khác biệt với văn bản trong SGK, đặc biệt là của
những tác giả khác, thuộc những trào lưu, trường phái khác. Khi học Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân, ngoài việc liên hệ với các tác phẩm cùng tập Vang bóng
một thời thì cịn có thể hướng dẫn HS liên hệ, so sánh với những tác phẩm như:
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (so sánh về tình huống truyện và
quan niệm về cái đẹp, về sức mạnh của nghệ thuật, của thiên lương), hoặc Chí
Phèo của Nam Cao để làm rõ quan niệm: được sống không quan trọng, quan
trọng là sống như thế nào?......
Việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ngồi chương trình khơng chỉ
có mục đích thiết thực là để phục vụ các kì thi mà cịn phải hướng tới những
mục đích cao hơn. Đó là đọc sách (đọc thêm nhiều tác phẩm ngoài SGK) để
khơi gợi niềm đam mê, tình yêu văn chương nghệ thuật, để giải trí, tìm những
điều thú vị, hấp dẫn đầy giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật và để bồi dưỡng tâm hồn,
nhân cách cho người đọc... Giống như M. Gorki đã nói: “Như những con chim
kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong
phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái
thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lịng tơi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh
và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và
ngày càng ít để ý đến vơ số những chuyện bực bội trong cuộc sống” và “Mỗi
cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để
lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự
thèm khát cuộc sống ấy…”.
Cách đọc như thế giúp các em hồn tồn giải phóng đầu óc, khơng cịn áp
lực về thi cử hay thành tích. Việc làm này khơng chỉ bồi dưỡng tình cảm văn
chương mà cịn kích thích, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ
động của người học. Khi làm được điều đó, các em sẽ khơng cịn lo sợ, lúng

túng khi gặp những tác phẩm ngồi chương trình. Đấy mới là một trong những
điều sẽ đi theo các em suốt cuộc đời, là một trong những cái ĐƯỢC nhất mà
môn Ngữ văn nói riêng hay giáo dục nói chung mang đến cho chúng ta.
2.3.2. Kĩ năng lựa chọn có định hướng các tác phẩm hay, đặc sắc, giá trị
ngồi chương trình.
Khi thực hành đọc - hiểu các tác phẩm ngoài chương trình, trước hết
phải có định hướng lựa chọn tác phẩm phù hợp. Trong phạm vi đề tài này,
chúng tôi chỉ tập trung vào 2 thể loại tiêu biểu là truyện ngắn và thơ. Sau đây
là 2 bước cơ bản để lựa chọn tác phẩm truyện ngắn và thơ ngoài chương trình:
- Bước 1: GV hướng dẫn học sinh lập danh sách những tác giả lớn, có những tác
phẩm quan trọng được học trong chương trình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
8


Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Puskin,
Sekhop, Sechxpia, …. Sau đó, liệt kê nội dung, chủ đề được học trong chương
trình.
Xét theo chương trình SGK lớp 10 mới (Bộ Kết nối tri thức với cuộc
sống), về thể loại truyện ngắn và thơ ca bao gồm các chủ đề cơ bản sau:
+ Sức hấp dẫn của truyện kể (Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới, Tản Viên
từ Phán sự lục, Chữ người tử tù).
+ Vẻ đẹp thơ ca (Chùm thơ Hai cư Nhật Bản, Thu hứng, Mùa xn chín...).
+ Thơ Nơm Nguyễn Trãi
+ Quyền năng của người kể chuyện (Dưới bóng hồng lan, Một chuyện đùa nho
nhỏ...)
...
- Bước 2: GV giới thiệu một số tác phẩm có cùng chủ đề hoặc khác chủ đề để
HS tìm hiểu. Ví dụ:
+ Về thơ: Phương ấy (Hoàng Nhuận Cầm), Mùa hè rớt (Olga – Berggoltz –

Bằng Việt dịch); Thơ Hai-cư của Ba Sô, Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Thơ
duyên, Đây mùa thu tới, Nguyệt Cầm... (Xuân Diệu), Xuân như ý, Xuân hứng,
Ngày xuân đi chơi đề thơ ở chùa... (Hàn Mặc Tử),....
+ Với tác gia Nguyễn Trãi, có thể đề xuất các tác phẩm trong các tập Quốc âm
thi tập, Ức Trai thi tập...
+ Về truyện: Câu chuyện tỉnh lẻ (O.Henry), Người trong bao, Khóm phúc bồn
tử... (Sê-khôp), Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Chén trà trong sương sớm...
(Nguyễn Tuân), Gió lạnh đầu mùa, Nhà mẹ Lê... (Thạch Lam)...v..v..
Khi đã có một vốn liếng nhất định về kĩ năng lựa chọn tác phẩm thì GV
tiếp tục hướng dẫn, gợi ý cho HS đọc - hiểu bất kì một tác phẩm nào ngồi
chương trình.
Q trình định hướng lựa chọn nguồn đọc sẽ đảm bảo được tính ứng dụng
thiết thực nhất cho các em. Sau khi có được những kĩ năng đọc - hiểu thành
thạo, thì những văn bản ngồi chương trình sẽ trở thành cơng cụ trợ giúp đắc lực
cho quá trình học và nâng cao chất lượng bài viết của HS. Ngồi ra, cũng có thể
khuyến khích cho HS đọc tự do theo ý thích nếu các em đã hoàn thành những
nội dung mà GV đã định hướng.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản phù hợp (Đọc như thế nào?)
Mỗi tác phẩm là một thế giới riêng cả về nội dung lẫn hình thức nghệ
thuật, vì vậy, khi đọc - hiểu tác phẩm văn học nào đó, GV cũng cần hướng dẫn
HS việc đọc tác phẩm cho phù hợp. Sau đây là một số cách đọc để góp phần
hiểu nội dung tác phẩm:
- Đọc lướt: nhằm nắm bắt những vấn đề chung, khái quát ban đầu của tác phẩm.
- Đọc tập trung: đọc chú ý vào từ ngữ, hình ảnh hoặc tình huống then chốt của
tác phẩm.
- Đọc hồi cố: đọc lại những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đốn khuynh hướng
phát triển của tác phẩm, tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật.

9



- Đọc nhấn mạnh: để thấy được âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn.
Đây là yếu tố tạo nên sự thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ
thuật của tác giả.
- Đọc diễn cảm: nhằm tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
của tác phẩm.
2.3.4. Kĩ năng biên soạn câu hỏi đọc - hiểu theo các cấp độ.
Các bước đọc - hiểu tác phẩm ngồi chương trình cũng được tiến hành
giống như đọc - hiểu tác phẩm chính khóa trong chương trình SGK. Quá trình
đọc hiểu xảy ra vốn rất phức tạp nơi người đọc, kết quả đọc hiểu ở mỗi người
cũng khơng giống nhau (tùy thuộc vào trình độ, lứa tuổi, giới tính, sự trải
nghiệm, năng lực cảm thụ...ở mỗi người). GS Đỗ Ngọc Thống nêu ra ba giai
đoạn đọc và các chiến lược mà người đọc có kỹ năng thường sử dụng trước,
trong và sau khi đọc. Cụ thể:
Trước khi đọc, người đọc:
- Sử dụng những kiến thức đã có để suy nghĩ về đề tài văn bản.
- Dự đốn về ý nghĩa có thể có của văn bản.
- Đọc lướt văn bản để cảm nhận bước đầu về nội dung văn bản.
Trong khi đọc, người đọc:
- Suy ngẫm về những ý tưởng và thông tin trong văn bản.
Sau khi đọc, người đọc:
- Suy ngẫm về những ý tưởng, thông tin trong văn bản.
- Liên hệ cái đã đọc với kinh nghiệm và kiến thức của chính bản thân.
- Làm rõ cách hiểu của mình về văn bản.
Trước hết, dù là truyện hay thơ thì việc đọc –hiểu cũng tuân theo 4 cấp độ
sau cơ bản:
* Cấp độ 1: Đọc - hiểu ngôn từ
Ngôn từ là tầng nghĩa đầu tiên của tác phẩm văn học, vì thế, đọc - hiểu
ngôn từ là bước đệm ban đầu để có một cái nhìn tổng thể, khái qt về văn bản.
Ở bước này, nên có bước đọc lướt để nắm được bức tranh tổng quát, định hình

nội dung. Đối với thơ, học sinh cần tìm hiểu những từ khó, từ đa nghĩa, điển tích
điển cố (nếu có). Đối với văn xuôi, học sinh phải nắm được cốt truyện cơ bản,
các chi tiết nổi bật, phần mở đầu, kết thúc.
Khi tìm ra được cấu trúc, sự nối kết của các khổ thơ, các ý cơ bản, «mạch
ngầm văn bản» học sinh mới sở hữu được chìa khố khám phá tác phẩm.
* Cáp độ 2 : Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật
Hình tượng trong tác phẩm văn học là kết tinh tư tưởng, nghệ thuật của
tác phẩm. Hình tượng ln chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ
thuật địi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, nối kết, phân tích ngơn từ, chi tiết
để làm rõ vẻ đẹp của hình tượng. Tuỳ vào từng kiểu đề cụ thể, học sinh có thể
lựa chọn xây dựng trọn vẹn hoặc khắc hoạ một khía cạnh tiêu biểu của hình
tượng nghệ thuật trong bài văn của mình.
* Câp độ 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả
Từ hình tượng nghệ thuật, HS cần rút ra tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Đối với những tác phẩm hiện đại, việc nắm bắt tư tưởng, tình cảm của tác giả
khơng phải quá khó khăn nhưng đến với những trang viết hậu hiện đại, nhiều
10


học sinh sẽ tỏ ra lúng túng. Bởi vậy, trước những tác phẩm mới, học sinh cần
trang bị thêm kiến thức về đặc trưng văn học theo từng giai đoạn, tìm hiểu khái
quát về cách viết, quan điểm, tư tưởng của tác giả và phân tích kĩ các chi tiết
quan trọng của tác phẩm.
* Cấp độ 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học
Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát
hiện chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật, đồng thời, thể hiện sự rung động mãnh
liệt trước tài năng nghệ thuật của nhà văn. Đó là đỉnh cao nhất của đọc hiểu tác
phẩm văn học. Để đạt đến độ thưởng thức thức văn học không phải là điều dễ
dàng và không phải HS nào cũng có thể đạt được. HS khơng chỉ cần độ chín về
kiến thức, kĩ năng mà cịn cần có một yếu tố quyết định: năng lực cảm thụ, tâm

hồn nghệ thuật. Ở bước này thật sự không dễ dàng đạt tới của đại đa số học sinh
miền núi nói chung và học sinh trường THPT Thường Xuân 2 nói riêng.
Khi đọc - hiểu một tác phẩm (cả thơ hoặc truyện), GV có thể hướng dẫn
HS tiếp cận tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi. Khi trả lời được các câu hỏi,
nghĩa là HS đã khám phá được giá trị của tác phẩm. Công việc này được lặp lại
nhiều lần thì HS sẽ tự rèn được kĩ năng đọc - hiểu cho bản thân.
Có thể biên soạn câu hỏi theo các cấp độ đọc - hiểu như sau (tùy vào
từng tác phẩm mà người đọc sẽ sử dụng những câu hỏi nào cho phù hợp):
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Đặc điểm phong cách tác giả?
- Nhan đề, đề tài của tác phẩm có gì đặc biệt?
* Đối với truyện:
+ Tóm tắt cốt truyện, xác định được sự việc, chi tiết tiêu biểu? Mạch vận động
của cốt truyện diễn biến như thế nào? Nhận xét về kết cấu của tác phẩm?
+ Ngôn ngữ tác phẩm có gì đặc biệt? (dùng từ, đặt câu, tạo âm điệu…)
+ Tình huống và ý nghĩa của tình huống?
+ Nhân vật xuất hiện ở vị trí nào của văn bản? Được giới thiệu trực tiếp hay
gián tiếp?
+ Cho biết điểm nhìn trần thuật của tác giả? Tác dụng của điểm nhìn này là gì ?
+ Với điểm nhìn đó tác giả tập trung tả (kể) điều gì về nhân vật? Đâu là chi tiết
ấn tượng nhất?
+ Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của tác giả? Tác giả kể (tả) về quãng thời
gian nào trong cuộc đời của nhân vật? Lai lịch? hoàn cảnh sống của nhân vật?
+ Tìm chi tiết kể (tả) về ngoại hình của nhân vật. Đâu là chi tiết nổi bật nhất?
+ Nhân vật gặp những sự kiện, biến cố gì? Biến cố đó tác động ra sao đến nhân
vật?
+ Tìm các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của nhân
vật? Qua diễn biến tâm trạng, em nhận thấy sự thay đổi sâu sắc nào ở nhân vật ?
Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
+ Nhân vật chính có mối quan hệ với những nhân vật nào? em có nhận xét gì về
mối quan hệ đó?

+ Qua đó rút ra nhận xét về cuộc đời? số phận? đặc điểm tích cách phẩm chất
của nhân vật?

11


+ Tìm những chi tiết miêu tả bối cảnh khơng gian – thời gian trong truyện? Đâu
là chi tiết tiêu biểu? Vì sao? Qua đó nhận xét khái qt về hiện thực đời sống
được miêu tả trong tác phẩm?
+ Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật (sử dụng chi tiết, tạo tình huống để
khám phá bản chất nhân vật, cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm,
điểm nhìn miêu tả, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?)
+ Qua nhân vật, tác giả gửi gắm điều gì? Chi tiết thể hiện được thái độ, tình cảm
của tác giả với nhân vật (cách xưng hơ của tác giả, giọng điệu, điểm nhìn trần
thuật…).
+ Theo em qua tác phẩm tác giả đặt ra vấn đề gì? Giá trị lớn nhất của tác phẩm
là ở chỗ nào?
+ Cho biết nét độc đáo trong cách khám phá đời sống của tác giả? đâu là cách
nhìn riêng của tác giả về cuộc đời, con người?
+ Vấn đề đặt ra trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong hồn cảnh bấy giờ?
suy nghĩ của em về tính thời sự của tác phẩm?
+ Điều gì để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất sau khi đọc tác phẩm? Thông
điệp nào từ tác phẩm là quan trọng nhất trong hành trình cuộc sống của em?
* Đối với thơ: Bên cạnh điểm chung là hỏi về hoàn cảnh ra đời, phong cách tác
giả thì GV định hướng câu hỏi vào ý nghĩa nhan đề, cảm xúc chủ đạo, nhân vật
trữ tình, các hình tượng, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh, giọng điệu, cách ngắt
nhịp, các biện pháp tu từ, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo... Từ đó, rút ra giá
trị nội dung, nghệ thuật, những bài học / thông điệp của tác phẩm.
2.3.5. Kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại (Đây là giải pháp cụ
thể, trực tiếp, vô cùng quan trọng để đọc - hiểu được một tác phẩm văn học).

Hiện nay, việc phân tích, đánh giá, cảm nhận một tác phẩm văn học trong
hay ngoài nhà trường đều bắt đầu đi từ đặc trưng thể loại. Khi hướng dẫn HS
đọc - hiểu một tác phẩm, GV chú ý hình thành thói quen, rèn luyện kĩ năng phân
tích, đánh giá tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Việc làm chủ cách đọc - hiểu
theo đặc trưng thể loại sẽ giúp HS có được sự tự tin khi gặp bất kì một tác phẩm
“lạ” nào ngồi SGK. Như trên đã nói, trong khn khổ một đề tài nhỏ, chúng tôi
chỉ tập trung một số phương pháp, kĩ năng đọc - hiểu thể loại thơ và truyện
ngắn.
* Đối với thơ:
Đặc trưng cơ bản của thơ
- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác
động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú.
- Nhân vật trữ tình là cái tơi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ, trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trước
sự kiện (không đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả).
- Cảm xúc trong thơ:
+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, tâm trạng con người, những rung
động của trái tim trước cuộc đời. “Thơ phát khởi từ lịng người ta” (Lê Q
Đơn), “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu). Tình
cảm trong thơ là quá trình tích tụ những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ do cuộc
12


sống tác động và tạo nên, “khơng có cuộc sống, khơng có thơ” (theo PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh Hương).
+ Thơ thường khơng trực tiếp kể sự kiện, nhưng ln có ít nhất một sự kiện
làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ (miếng trầu,
bánh trôi nước, tiếng gà... là những sự kiện gây cảm xúc cho Hồ Xuân Hương).
+ Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện qua hình tượng, ngơn ngữ, dịng thơ,

vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngơn
từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngơn ngoại”. Do đó, thơ tạo điều kiện cho
người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống cùng tác giả.
- Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có
tính tạo hình. Sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất
vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng,
trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dịng
và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm
vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
Yêu cầu về đọc thơ
Có nhiều phương pháp, cách thức, kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm thơ,
tuy nhiên, cần định hướng một cách đọc chung nhất như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, thời gian và hồn cảnh sáng tác của tác
phẩm, đó là cơ sở ban đầu để tiếp cận tác phẩm. Những kiến thức trên làm cơ sở
cho việc lý giải hình tượng, tư tưởng mà tác giả gửi gắm. Nhất là với tác phẩm
thơ trung đại, khoảng cách đối với HS khơng chỉ là ngơn ngữ, thời gian, mà cịn
là văn hóa, tâm lý, trạng thái xã hội. Vì vậy, để đọc - hiểu những tác phẩm này,
việc thu thập thơng tin về hồn cảnh ra đời, bối cảnh văn hóa, những yếu tố
ngồi văn bản là vơ cùng cần thiết.
Ví dụ, để đọc - hiểu bài thơ “Nỗi lịng” của Đặng Dung, cần thiết phải biết:
Cha con Đặng Tất, Đặng Dung đều là những anh hùng hào kiệt, lừng lẫy ở thời
hậu Trần. Nhưng buồn thay, họ đều là những anh hùng lỡ vận, không gặp thời,
lại không gặp được minh chúa. Cha (Đặng Tất) chết oan vì sự nghi kỵ ngu hèn
của kẻ cầm quyền (Giản Định Đế). Con (Đặng Dung) chết uất hận trong tay giặc
Minh, mặc dù họ đã có những cơ hội làm nên sự nghiệp lớn, giành lại giang sơn
đất nước từ tay ngoại bang xâm lược.
“Cảm hồi” có lẽ được ơng viết vào thời điểm trước khi tác giả bị tướng
Minh Trương Phụ bắt (1413). Sống lẩn trốn trong núi rừng, cảm thấy khơng cịn
cơ hội khơi phục sự nghiệp chiến đấu chống giặc, ơng bày tỏ nỗi “cảm hồi” bi

tráng của người anh hùng thất cơ lỡ vận…
Khi hiểu được hoàn cảnh ấy, học sinh chắc chắn sẽ có định hướng cụ thể và
dễ dàng hơn cho việc hiểu nội dung của tác phẩm.
- Bước 2: Đọc bài thơ (đọc lướt) và quan sát bước đầu để nắm tinh thần chung
của bài thơ. Sau đó, đọc tập trung để xác định được chủ đề, chủ thể trữ tình (cái
tơi trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn), đối tượng trữ tình, hình tượng trữ tình và
giọng điệu chủ đạo của bài thơ.
- Bước 3: Đọc hồi cố, đọc nhấn mạnh để tìm và cảm nhận nội dung, ý nghĩa bài
thơ, đi sâu vào từng ý thơ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết cấu, các biện pháp
13


tu từ,…. Từ đó liên tưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ
tình…; dùng các thao tác như: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, phân tích khả
năng biểu hiện của từng từ ngữ chi tiết, vần điệu,…để cảm nhận ý thơ, thấu hiểu
hình tượng thơ, cái tơi trữ tình, nhân vật trữ tình. Đối với các tác phẩm thơ trung
đại, cần đối chiếu bản dịch với nguyên tác để cảm thụ, đánh giá đúng nội dung
tư tưởng của tác giả.
- Bước 4: GV hướng dẫn HS lí giải, đánh giá chung lại giáo trị của bài thơ về cả
nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là phải chỉ ra những nét độc đáo, sự đóng góp
của tác giả cho thơ và cho cuộc sống con người.
* Đối với truyện ngắn
Đặc trưng cơ bản của truyện ngắn
- Truyện ngắn là một thể loại văn xuôi tự sự cỡ nhỏ, có xu hướng ngắn gọn,
súc tích, hàm nghĩa, có độ dài từ vài dịng đến vài chục trang.
- Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống
của con người và xã hội (đời tư, thế sự, sử thi...) nhưng cái độc đáo của nó là
ngắn nên dễ tiếp thu và có thể tiếp thu liền một mạch.
- Truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định nên
hạn chế về số lượng nhân vật, về thời gian, không gian. Đôi khi chỉ là một

khoảnh khắc, một lát cắt của cuộc sống.
- Truyện ngắn tập trung xốy vào thồi điểm đã lựa chọn, khơng dàn trải vào
những gì đã xảy ra trước hoặc sau thời điểm đó. Truyện ngắn phải mạnh mẽ và
sắc bén, phải nêu bật được chân tướng của một tình huống hay một cảm xúc một
cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất.
- Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định bởi một người kể
chuyện nào đó. Đối với một tác phẩm tự sự, điểm nhìn trần thuật vơ cùng quan
trọng, đó có thể là điểm nhìn bên ngồi, gắn với cái nhìn thơng suốt, biết rõ mọi
sự việc, hành động, cảm nghĩ của các nhân vật (điểm nhìn tồn tri). Hoặc đó có
thể là điểm nhìn bên trong, người kể - nhân vật xưng tôi ở ngôi thứ nhất - có thể
khơng biết hết mọi chuyện (điểm nhìn hạn tri).
u cầu về đọc hiểu truyện
Khi đọc truyện không phải một lúc có thể hiểu được ngay giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm. Phải có thời gian và phải luyện tập nhiều lần qua
thực hành đọc - hiểu.
Sau đây là các bước cơ bản để đọc - hiểu một tác phẩm truyện nói chung:
- Bước 1: Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hồn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận
tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Bước 2: Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết
thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể; làm rõ giá trị của các yếu tố đó
trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa bản chất, tính cách nhân
vật; chú ý tới nghệ thuật tự sự, ngơi kể; điểm nhìn trần thuật; cách sắp xếp các
tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả, giọng điệu lời văn.
- Bước 3: Phân tích nhân vật trong vòng lưu chuyển của cốt truyện; tập hợp
thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình,
nội tâm, ngơn ngữ, mối quan hệ giữa các nhân vật này với nhân vật khác, giữa

14



nhân vật với hình ảnh xung quanh; chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật (sử dụng
chi tiết, tạo tình huống, cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm...)…
- Bước 4: Truyện đặt ra vấn đề gì? Mang ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Thông
điệp, bài học gì được rút ra? Giá trị thể hiện ở các phương diện nhận thức, giáo
dục, thẩm mỹ nào?....
2.3.6. Đa dạng hóa phương thức đọc - hiểu tác phẩm văn học ngồi chương
trình
Ngồi các giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu ở trên, GV có thể đa dạng
hóa các phương thức đọc - hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình để khơi
dậy sự hứng thú, tạo động lực cho các em trong quá trình học văn. Một trong
những phương pháp tiếp cận thú vị đó là: Tổ chức chương trình đọc diễn cảm
thơ; Tổ chức sân khấu hóa tác phẩm truyện; Tổ chức chương trình giới thiệu
đầu sách hay cho bạn đọc; Hoặc tổ chức giao lưu với thầy cô giáo (phạm vi
trong nhà trường), giao lưu, đối thoại với tác giả văn học (ở phạm vi này cần
lên kế hoạch cụ thể và có sự hỗ trợ của nhà trường, tổ chuyên môn).
Trên đây là một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm
văn học theo đặc trưng thể loại (chủ yếu là thơ, truyện ngắn) mà chúng tôi đã
từng thử nghiệm và có hiệu quả nhất định. Mục đích hướng đến vẫn là rèn luyện
cho HS kĩ năng, phương pháp và thói quen đọc - hiểu tác phẩm ngồi chương
trình. Từ đó, HS khơng cịn tâm lí lo sợ tác phẩm mới và có thể phân tích, cảm
thụ, đánh giá được bất kì tác phẩm nào trong quá trình học tập và thi cử.
2.3.7. Tổ chức dạy học thực nghiệm:
Thực hành đọc - hiểu một tác phẩm cụ thể ngoài chương trình theo đặc
trưng thể loại.
2.3.7.1. Chuẩn bị
Sau khi đưa ra được những giải pháp phù hợp phục vụ cho việc rèn
luyện kĩ năng đọc - hiểu theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực,
chúng tôi áp dụng vào thực hiện đối với đối tượng cụ thể là HS trường THPT
Thường Xuân 2. Với tính chất là dạy học theo hướng đại trà, tìm hiểu những
kiến thức phổ quát, đối tượng học sinh có thể chọn bất kì lớp nào, vì vậy chúng

tơi chọn lớp 10C2 và 10C3 để thực hiện.
Phương tiện thực hiện: bên cạnh dùng các phương tiện dạy học truyền
thống như SGK, giáo án, phiếu học tập… chúng tơi trang bị trong phịng học hệ
thống máy tính có kết nối mạng, máy chiếu, loa…để minh họa hình ảnh, âm
thanh, tìm kiếm tư liệu.
2.3.7.2. Thực hiện
Để hiện thực hóa các giải pháp đã nêu trên, chúng tơi xin đưa ra một thiết
kế bài học minh họa mà chúng tôi thực nghiệm. Trong khuôn khổ một đề tài
nhỏ, chúng tôi chỉ xin đưa ra một thiết kế minh họa cho thể loại truyện ngắn.
Đọc - hiểu tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam theo đặc trưng
thể loại (THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC 1).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với giáo viên:

15


Tích lũy được cho bản thân những kinh nghiệm, bài học hữu ích thơng qua
thực tế giảng dạy. Có những thay đổi nhất định trong phương pháp, cách thức
dạy học, đặc biệt là đối với yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.
2.4.2. Đối với học sinh:
- Học sinh nhiệt tình, nghiêm túc tham gia vào quá trình hướng dẫn của
giáo viên để có được kết quả bài học và nhận thức.
- Học sinh biết cách tư duy, vận dụng kiến thức, dần hình thành thói quen, kĩ
năng và chủ động vận dụng khi phân tích, cảm nhận, đánh giá một tác phẩm văn
học ngồi chương trình.
Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra, đánh giá sau khi áp dụng giáo dục để
nâng cao kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học giữa 2 lớp (lớp
đối chứng 10C2 và lớp thực nghiệm 10C3 tại trường THPT Thường Xuân 2,

năm học 2022 – 2023):
Kết quả
Giỏi
Yếu
Kém
Khá
TB
(Điểm 3- (Điểm1Sĩ (Điểm 9(Điểm 7-8) (Điểm 5-6)
Lớp
4)
2)
số 10)
10C3
(Thực
23,8 25
nghiệm 42 10
59,5% 07 16,7% 0
0%
0
0%
%
)
10C2
28,3
4,1
(Đối
39 0
0%
07 17,9% 19 49,7% 11
02

%
%
chứng)
Bảng kết quả đã cho thấy phần nào tính khả quan của đề tài trong việc rèn
luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn học ngoài SGK theo đặc trưng thể loại
cho HS trường THPT Thường Xuân 2. Mục tiêu của giáo dục ln ln hướng
tới sự đổi mới, vì vậy, trong q trình học văn, điều quan trọng nhất chính là rèn
luyện được kĩ năng, phương pháp, cách thức đọc - hiểu để HS có thể vận dụng
vào tìm hiểu bất kì tác phẩm nào. Nếu chúng ta thực hiện việc rèn luyện kĩ năng
đọc - hiểu đồng bộ, có lộ trình thì thiết nghĩ hiệu quả sẽ cao hơn nữa.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc hình thành và rèn cho học sinh kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn học
ngồi chương trình theo đặc trưng thể loại có ý nghĩa và tác động rất lớn đến
việc dạy học các tác phẩm trong nhà trường. Các em biết cách cảm nhận, đánh
giá các giá trị văn học, biết so sánh, đối chiếu làm nổi bật giá trị, biết nhìn vấn
đề trong tổng thể của nó... Từ vốn kiến thức rộng, khả năng dùng ngôn ngữ, giao
tiếp, tạo lập văn bản của các em cũng chắc chắn, mạch lạc hơn. Dẫn chứng trong
các bài viết phong phú, sinh động hơn. Điều quan trọng nữa là các em dần quen
và khơng cịn tâm lí lo lắng khi gặp các tác phẩm ngồi chương trình trong quá
trình kiểm tra, thi cử.
3.2. Kiến nghị:
Kiến nghị BGH nhà trường bổ sung thêm các đầu sách về tác phẩm, sách
tham khảo để vừa tạo điều kiện tốt hơn cho việc đọc sách, vừa có thể giao lưu
sách cho học sinh.
16


Trong khn khổ một đề tài nhỏ, có thể bài viết cịn những thiếu sót, hạn
chế, rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện

hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2023
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép của người khác.
Người thực hiện
Vi Thị Hà

PHỤ LỤC
ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM “GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA” CỦA THẠCH LAM
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nắm được cốt truyện; nhận biết
và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,… của
nhân vật sơn. Từ đó, hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện.
- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: Cô bé bán
diêm và bé hiên.
- Nhận xét, đánh giá hành động của hai chị em sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên,
mẹ Sơn.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
Hướng HS trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự
quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác,
v.v…
c. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có
cùng chủ đề;
- Năng lực giao tiếp, phát triển, rèn luyện ngôn ngữ thông qua văn bản.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhận thức
được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người trong
cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn
- Bảng phân cơng nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
17


- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học liệu:
- Video, tranh ảnh minh hoạ về nhà văn Thạch Lam.
- Phiếu học tập theo nhiệm vụ đọc. ...
II. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Tổ chức dạy - học:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi:
+ Đọc nhan đề “Gió lạnh đầu mùa”, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?
+ Em đã từng được bố mẹ mua cho áo ấm cho mặc trong mùa đông chưa? Khi
nhắc đến mùa đơng, em nghĩ ngay tới điều gì? Mùa đơng có gì khác so với các
mùa cịn lại? Vào mùa đơng, em thường làm gì để giữ cho cơ thể ấm và khỏe
mạnh?

- HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân -> Từ chia sẻ của HS, GV
dẫn dắt vào bài học mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2. Hướng dẫn HS đọc – hiểu về tác giả và những vấn đề khái quát về tác
phẩm.
1. Mục tiêu
- Hiểu, nắm vững được những thông tin cơ bản về tác giả Thạch Lam và tác
phẩm “Gió lạnh đầu mùa”
- Xác định được bố cục của truyện.
2. Nội dung: HS đọc văn bản trong SGK, thực hiện yêu cầu của GV
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện
1. Hướng dãn HS đọc - hiểu về I. Đọc – hiểu tác giả và những vấn đề
tác giả và những vấn đề khái
khái quát về tác phẩm
quát về tác phẩm.
1. Tác giả
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh
- GV giao nhiệm vụ đọc và tóm (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh
tắt truyện bằng sơ đồ, lập hồ sơ ra và lớn lên ở Hà Nội.
tác giả, tác phẩm cho HS ở giờ - Là một trong những cây bút chủ chốt
học trước, theo câu hỏi:
của Tự lực văn đồn.
? Nêu những nét chính về tác giả - Ngịi bút của ơng thường hướng về
Thạch Lam?
cuộc sống của những người dân nghèo
? Đặc điểm truyện ngắn của nơi phố huyện, những trí thức bình dân,
Thạch Lam có gì đặc biệt?
cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm
- GV hướng dẫn HS cách đọc một hồn vẫn tinh tế, đôn hậu; thể hiện niềm

số đoạn, theo dõi phần tóm tắt tác cảm thương, trân trọng kín đáo mà sâu
phẩm trong SGK và nêu câu hỏi: sắc.
? Văn bản thuộc thể loại gì? Có - Truyện của ơng có cốt truyện đơn giản,
xuất xứ và hồn cảnh sáng tác lời văn trong sáng, giản dị, giàu chất thơ.
như thế nào?
2. Tác phẩm
18


? Câu chuyện được kể bằng lời a. Thể loại: Truyện ngắn
của người kể chuyện ngôi thứ b. Xuất xứ và hồn cảnh sáng tác:
mấy?
- In trong tập “Gió lạnh đầu mùa” (1937)
+ Em hãy nêu phương thức biểu - Là một trong những truyện ngắn xuất
đạt và thể loại của văn bản?
sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
+Bố cục văn bản gồm mấy phần? b. Ngôi kể, phương thức biểu đạt.
Nội dung của các phần là gì?
- Người kể chuyện: ngơi thứ ba
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp
học tập
miêu tả, biểu cảm.
- HS trao đổi, thảo luận theo c. Bố cục tác phẩm: 3 phần.
nhóm bàn để tìm ra câu trả lời.
+ Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước
- GV định hướng, gợi ý (nếu HS mắt): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn
gặp khó khăn trong q trình thực ngày gió đầu mùa.
hiện)
+ Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui): Cảnh
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ

hiện nhiệm vụ học tập
áo ấm cho Hiên.
- 1-2 HS trình bày sơ đồ đọc , hồ + Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và
sơ tác giả, tác phẩm,
cảnh mẹ Hiên trả lại áo.
- Những HS khác theo dõi, nhận
xét.
Bước 4: Nhận xét, kết luận
GV nhận xét tổng quát.
2.2. Hướng dẫn HS đọc - hiểu nội dung của tác phẩm.
1. Mục tiêu
- Nhận biết, phân tích được các yếu tố cơ bản của truyện: nhân vật, vai trị
của người kể chuyện,…
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người
viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn
bản.
2. Nội dung: HS đọc văn bản trong SGK, thực hiện các nhiệm vụ đọc theo
yêu cầu của GV
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện
1. Hướng dẫn HS đọc - hiểu II. Đọc - hiểu nội dung văn bản
tầng ngôn từ.
1. Đọc-hiểu các sự kiện chính (diễn biến cốt
1.1. Đọc - hiểu diễn biến cốt truyện) trong văn bản.
truyện.
- Khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa (gió vi
1.2. Đọc - hiểu vai trị của vu thổi, lá khô lạo xạo, bầu trời trắng đục,
người kể chuyện.
những cây lan sắt lại vì rét.. ).
Bước 1: Giao nhiệm vụ học - Khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn, Sơn

tập
nhớ thương người em đã mất.
+ Tóm tắt các sự kiện chính - Sơn mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh,
xảy ra trong câu chuyện?
ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm, rủ chị Lan
+ Truyện được kể bằng lời ra chợ chơi cùng những đứa trẻ.
của người kể chuyện ngơi - Nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo
19


thứ mấy? Ngơi kể ấy có nhất
qn từ đầu đến cuối câu
chuyện khơng?
+ Hình ảnh thiên nhiên, con
người, cảnh sinh hoạt,… hiện
qua đôi mắt của nhân vật
nào? Việc chọn điểm nhìn
như vậy có ý nghĩa gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đơi, tìm
câu trả lời.
- GV theo dõi, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện các nhóm
trình bày kết quả thảo luận.
các nhóm khác theo dõi,
nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, kết luận

GV nhận xét tổng quát, cùng
HS chốt lại những ý cơ bản.

2. Hướng dẫn HS đọc - hiểu
bức tranh thiên nhiên lúc
giao mùa.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học
tập
Phân tích, cảm nhận về bức
tranh thiên nhiên lúc giao
mùa trong tác phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm
bàn, giải quyết nhiệm vụ học
tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ.
- GV sử dụng các câu hỏi gợi
mở:
? Dấu hiệu nào cho thấy
thiên nhiên đã chuyển mùa?
? Sơn đã cảm nhận sự thay

ấm thì liền đến gần xt xoa khen ngợi. Cịn
chúng vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã
rách vá nhiều chỗ. Mơi chúng nó “tím lại”,
chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”.
- Cô bé Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán,
mặc manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và
tay”. Sơn “động lòng thương”. Hai chị em

bàn nhau về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem
cho Hiên.
- Về nhà, hai chị em lo sợ mẹ mắng nên sang
tìm Hiên để địi lại áo nhưng khơng thấy. Khi
về nhà đã thấy mẹ Hiên đem cái áo đến trả.
Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện đã cho mẹ Hiên
vay tiền để may áo cho con.
2. Đọc - hiểu vai trò của người kể chuyện
- Tác phẩm được kể bằng lời của người kể
chuyện ngôi thứ ba; ngôi kể này nhất quán
trong tồn bộ tác phẩm.
- Điểm nhìn: Hình ảnh thiên nhiên, con
người, cảnh sinh hoạt, những nhân vật được
nói đến trong tác phẩm như chị em Sơn và
Lan, mẹ Sơn, Hiên, những đứa trẻ nhà nghèo
khác... đều hiện lên qua lời kể của người kể
chuyện ngơi thứ ba.
- > tăng tính khách quan, tự nhiên cho câu
chuyện.
2. Đọc – hiểu Bức tranh thiên nhiên lúc
giao mùa
- Buổi sáng mùa đông đột nhiên đến khơng
báo trước:
+ Hơm qua trời vẫn cịn nắng ấm và hanh,
làm nứt nẻ đồng ruộng và làm vàng khơ
những chiếc lá rơi, Sơn nóng bức, chảy mồ
hơi.
+ Hơm nay, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh
ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở mùa
đông rét mướt".

+ Ngồi sân, đất khơ trắng, cơn gió vi vu làm
lá khơ lao xao. Trời khơng u ám, tồn một
màu trắng đục.
=> Chú bé Sơn cảm nhận bằng thị giác và
thính giác. Mùa đơng rất đẹp và thi vị, bức
tranh mùa đông nổi bật với những gam màu
trắng tự nhiên => Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm,
lắng đọng lịng mình trước thiên nhiên.
20



×