Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tài liệu ôn thi HSG Sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.88 KB, 33 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI HSG LỚP 8
I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1. Khái quát về cơ thể người
- Cấu tạo tế bào, chức năng các bào quan
- Các loại mô, chức năng
- Phản xạ, cung phản xạ
Chương 2. Vận động
- Các thành phần của bộ xương, các loại xương, khớp xương và chức năng
- Cấu tạo và tính chất của xương; sự phát triển của xương
- Cấu tạo và tính chất của cơ
- Hoạt động của cơ, sự mỏi cơ
- Tiến hóa của hệ vận động, bảo vệ hệ vận động
Chương 3. Tuần hoàn
- Thành phần của máu
- Các loại bạch cầu và miễn dịch
- Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Hệ thống tuần hoàn máu, vận chuyển
Chương 4. Hô hấp
- Hoạt động hô hấp và vệ sinh hệ hơ hấp
Chương 5. Tiêu hóa
- Tiêu hóa ở miệng, dạ dày, ruột non
- Chức năng của gan
Chương 6. Trao đổi chất và năng lượng
- Các cơ chế điều hòa thân nhiệt
- Vitamin, muối khống và vai trị
Chương 7. Bài tiết
- Cấu tạo hệ bài tiết
- Quá trình hình thành nước tiểu
Chương 8. Da
- Cấu tạo và chức năng của da
- Biện pháp vệ sinh da


Chương 9. Thần kinh và giác quan
- Cấu tạo hệ thần kinh và chức năng
- Phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Thị giác và thính giác
- Biện pháp vệ sinh hệ thần kinh
Chương 10. Nội tiết
- Các tuyến nội tiết chính và chức năng
- Hoocmon, tính chất và vai trị
- Hoạt động điều hòa của tuyến nội tiết
Chương 11. Sinh sản
- Cấu tạo cơ quan sinh dục
- Sự thụ tinh, thụ thai và phát triển
- Cơ sở của các biện pháp tránh thai


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
1. Vị trí của con người trong tự nhiên
* Con người thuộc lớp thú, bộ linh trưởng gồm các đặc điểm:
+ Có lơng mao
+ Đẻ con, có tuyến sữa và ni con bằng sữa, hiện tượng thai sinh
+ Bộ răng phân hóa: răng cửa, răng năng, răng hàm
+ Tim 4 ngăn, hệ tuần hồn kín
+ Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
+ Động vật hằng nhiệt
* Đặc điểm chỉ có ở người, khơng có ở động vật:
+ Sự phân hóa của bộ xương phù hợp vưới chức năng lao động và đi bằng hai chân
+ Nhờ lao động có mục đích, nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên
+ Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy, trừu tượng và hình thành ý thức
+ Não phát triển, sọ lớn hơn mặt
+ Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn

2. Cấu tạo cơ thể người
* Các phần cơ thể:
- Chia làm 3 phần: đầu, thân, chi
- Khoang ngực với khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành
+ Khoang ngực: tim, hai lá phổi, các động mạch lớn (động mạch chủ ngực, động mạch phổi và
tất cả các nhánh của nó, tĩnh mạch chủ trên và dưới, tĩnh mạch phổi), thực quản, khí quản, tuyến ức
+ Khoang bụng: các nội quan khác (thận, gan, dạ dày, lá lách, tụy, mật, ruột non, ruột già, bàng
quang, tuyến sinh dục,...
* Các hệ cơ quan:
Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Hệ vận động

Cơ và xương

Giúp cơ thể vận động

Hệ tiêu hóa

Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu
hóa

Giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ
chất dinh dưỡng.

Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch

Chức năng của hệ cơ quan


Tuần hồn máu, lưu thơng bạch huyết, đổi
mới nước mơ.
Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi
cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế
bào.

Hệ hơ hấp

Mũi, khí quản, phế quản và hai lá
phổi

Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2)

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu, tuyến mồ
hơi và bóng đái

Bài tiết nước tiểu, chất thải.
Duy trì tính ổn định của mơi trường trong
cơ thể.

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch
thần kinh

Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt
động của cơ thể.



* Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:
Các cơ quan phối hợp một cách nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực
hiện nhờ sự điều khiể của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dịng máu chảy trong hệ tuần
hồn mang theo các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).
3. Tế bào
* Cấu tạo và chức năng:
- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
- Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tế bào
+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin
+ Ti thể: tham gia hoạt động hơ hấp giải phóng năng lượng
+ Bộ máy Gơngi: thu nhận, hồn thiện, phân phối sản phẩm.
+ Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Nhiễm sắc thể: là cấu trúc quy định sự hình thành prơtêin, có vai trị quyết định trong di truyền
+ Nhân con: tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)
* Thành phần hóa học của tế bào:
- Thành phần vơ cơ bao gồm các loại muối khoáng như canxi, kali, natri, sắt, đồng,...
- Thành phần hữu cơ gồm:
+ Prôtêin cấu trúc phức tạp gồm C, H, O, N, P, S
+ Gluxit gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó tỉ lệ H : O luôn là 2 : 1
+ Lipit gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó H : O thay đổi tùy loại lipit
+ Axit nucleic: gồm 2 loại ADN và ARN
4. Mô
* Khái niệm: tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định
gọi là mô. Một số lồi mơ cịn có các yếu tố khơng có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu;
canxi, phốt pho và chất coots giao trong xương
* Các loại mô:

Đặc
Mô biểu bì
Mơ liên kết Mơ cơ
Mơ thần kinh
điểm
Phủ bên ngồi Có ở khắp - Mô cơ vân gắn với - Các tế bào thần kinh
cơ thể, lót nơi trong cơ xương
(nơron) và tế bào thần
trong các cơ thể như da, - Mô cơ trơn tạo thành nội kinh đệm ở các dây
Vị trí
quan rỗng như máu,
sụn, quan như ruột, bóng đái,.. thần kinh phân bố dọc
ống tiêu hóa, mỡ
- Mơ cơ tim cấu tạo nên cơ thể, não bộ, tủy
dạ con, bóng
thành tim
sống
đái
Gồm các tế Gồm các tế - Tế bào cơ vân dài, có - Nơron gồm có thân
bào xếp sít bào liên kết nhiều nhân, có vân ngang chứa nhân, từ thân phát
nhau
nằm rải rác - Tế bào cơ trơn có hình đi nhiều tua nhánh gọi
trong
chất thoi, đầu nhọn và chỉ có 1 là sợi nhánh và một tua
Cấu tạo
nền
nhân
dài gọi là sợi trục
- Tế bào cơ tim có vân, tế
bào phân nhánh, có 1

nhân
Chức
Bảo vệ, hấp Tạo ra bộ Co dãn, tạo nên sự vận Tiếp nhận kích thích,


thụ và tiết
năng

khung
cơ động
thể, neo giữ
các cơ quan
hoặc
chức
năng đệm

xử lí thơng tin, điều
hịa hoạt động các cơ
quan, phối hợp hoạt
động các cơ quan thích
ứng với mơi trường

5. Phản xạ
* Cấu tạo và chức năng của nơron
- Cấu tạo:
+ Thân nơron: hình sao, có nhiều sợi nhánh xung quanh
+ Sợi trục kéo dài, xung quanh có bao miêlin bao quanh tạo thành các eo răngvie
+ Tận cùng là các cúc-xinap
- Chức năng:
+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát

sinh xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi
phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục
- Các loại nơron:
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức
năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơ
ron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thần nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh
sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan
phản ứng.
* Cung phản xạ:
- Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của mơi trường thơng qua hệ thần kinh
- Cung phản xạ: gồm 5 yếu tố là cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm
và cơ quan phản ứng
- Vòng phản xạ: trong phản xạ ln có luồng thơng tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung
ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Chính đường liên hệ ngược dịng đã tạo nên vòng phản xạ.


CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
1. Bộ xương
- Trẻ sơ sinh có khoảng 300 xương, khi trưởng thành có 206 xương chiếm khoảng 15% trọng lượng
cơ thể
* Các thành phần chính:
- Xương đầu:
+ Khối xương sọ: gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ chứa não  bảo vệ não bộ
+ Các xương mặt: xương mặt nhỏ có xương hàm phù hợp với nhai thức ăn chín và khơng phải là vũ
khí tự vệ.
- Xương thân:
+ Xương ức

+ Xương sườn: 12 đôi kết nối với xương ức và các đốt sống tạo thành lồng ngực  bảo vệ các nội
quan bên trong khoang ngực
+ Xương cột sống: gồm 7 đốt sống cổ (C1-C7), 12 đốt sống ngực (D1-D12), 5 đốt sống thắt lưng
(L1-L5), 5 đốt sống cùng (S1-S5) và các đốt sống cụt; nhiều đột sống khớp với nhau và cong ở 4
chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng
- Xương chi:
+ Xương chi trên: gồm xương đai vai, xương đòn, xương cánh tay, xương trụ, xương quay, xương cổ
tay, xương bàn tay, xương ngón tay
+ Xương chi dưới: xương chậu, xương đùi, xương chày, xương mác, xương cổ chân, xương bàn
chân, xương ngón chân, xương bánh chè
* Các loại xương:
- Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương
ống tay, xương đùi, xương cẳng chân.
- Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay,..
- Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ
* Các khớp xương:
- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương
Đặc điểm
Khớp động
Khớp bán động
Khớp bất động
Mức độ vận
động
Cấu tạo

Ví dụ

Cử động dễ dàng

Cử động hạn chế


Hai đầu xương có lớp sụn Giữa hai đầu xương có
trơn, bóng nằm trong một đĩa sụn phẳng, hẹp.
bao chứa dịch (bao hoạt
dịch). Ngoài là dây chằng.
Khớp ở tay, chân
Khớp ở các đốt sống

Không cử động được
Các xương gắn chặt bằng
khớp răng cưa khít với
nhau.
Khớp ở hộp sọ, khớp giữa
xương hàm và răng

2. Cấu tạo và tính chất của xương
* Cấu tạo xương dài:
- Gồm màng xương, mô xương cứng, mơ xương xốp
- Trong khoang xương có tủy
- Xương dài có cấu tạo hình ống, mơ xương xốp ở hai đầu xương, trong xương chứa tủy đỏ là nơi
sản sinh hồng cầu, khoang xương chứa tủy đỏ ở trẻ em, túy vàng ở người lớn (mô mỡ)
* Cấu tạo xương ngắn, xương dẹt:


- Khơng có hình ống, phía ngồi là mơ xương cứng, bên trong là mô xương xốp với nhiều nan
xương.
* Chức năng của xương dài:
- Sụn bọc đầu khớp: giảm ma sát trong khớp xương
- Mô xương xốp gồm các nan xương: phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ ở xương
- Màng xương: giúp xương phát triển to về bề ngang

- Mô xương cứng: chịu lực, đảm bảo vững chắc
- Khoang xương: chứa tủy đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn.
* Sự to ra và dài ra của xương
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đầy vào
trong và hóa xương
- Xương dài ra nhờ các tế bào sụn tăng trưởng phân chia
* Thành phần hóa học và tính chất của xương
Gồm hai thành phần chính:
- Chất cốt giao (chất hữu cơ) đảm bảo tính mềm dẻo
- Chất khống (chất vơ cơ) chủ yếu là canxi, làm cho xương bền chắc
3. Cấu tạo và tính chất của cơ
- Cơ xương (cơ vân): là cơ bám vào xương, cơ co làm xương chuyển động
- Cơ thể người có khaongr 600 cơ.
* Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
- Tơ cơ (tơ cơ dày và tơ cơ mảnh)  Sợi cơ (tế bào cơ)  Bó cơ  Bắp cơ
- Tơ cơ dày có mấu sinh chất, tơ cơ mảnh trơn; 2 loại xếp song song và xen kẽ nhau. Phần tơ cơ giữa
2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (tiết cơ).
* Tính chất của cơ:
- Tính chất co và dãn
- Cơ chế: khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn
lại
4. Hoạt động của cơ
* Công cơ:
- Khi cơ cơ tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công
- Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật
phải di chuyển
* Sự mỏi cơ:
- Nguyên nhân: do sự tích tụ axit lactic nhiều (hô hấp trong điều kiện yếm khí, khơng có oxi) đầu
độc cơ
5. Tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động

* Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:
- Họp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên
- Cột sống cong ở 4 chỗ
- Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn
- Bàn chân hình vịm, xương gót phát triển
- Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia
* Để cơ xương phát triển tốt:
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và vừa sức
- Khi mang vác, ngồi học cần lưu ý tư thế chống cong vẹo cột sống
6. Sơ cứu, băng bó cho người gãy xương
* Nguyên nhân gãy xương:


- Do lỗng xương dẫn tới dễ gãy, số đơng ở phụ nữ nhiều tuổi
- Tai nạn lao động, tai nạn giao thông,...
* Cách tiến hành:
+ Đặt nạn nhân nằm yên
+ Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương
+ Tiến hành sơ cứu
- Phương pháp sơ cứu: Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp
bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ
xương gãy. (Trường hợp chỗ gãy la xương cẳng tay thì chỉ dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay)
- Băng bó cố định: Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc vải băng cho người bị thương. Băng
cần quấn chặt. Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ. Với
xương chân thì băng từ cổ chân vào.


CHƯƠNG III. TUẦN HỒN
1. Máu và mơi trường trong cơ thể

* Thành phần và chức năng của máu
Gồm 2 thành phần chính
- Tế bào máu (45%):
+ Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2
+ Bạch cầu (5 loại gồm bạch cầu mônô - đại thực bào, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch
cầu ưa kiềm, bạch cầu lympho: tham gia bảo vệ cơ thể
+ Tiểu cầu: tham gia vào q trình đơng máu
- Huyết tương (55%)  duy trì trạng thái lỏng của máu dễ vận chuyển, vận chuyển các chất dinh
dưỡng, chất cần thiết, chất độc hại.
+ Nước (90%)
+ Các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết, các muối khoáng, các chất thải của tế bào (tổng 10%)
* Môi trường trong cơ thể:
Gồm máu, nước mô và bạch huyết  giúp tế bào thường xuyên liên hệ với mơi trường ngồi trong
q trình trao đổi chất
2. Bạch cầu - miễn dịch
* Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
- Thực bào: do bạch cầu trung tính và mạch cầu mơnơ (đại thực bào) hình thành chân giả bắt và nuốt
vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
- Tạo kháng thể vơ hiệu hóa kháng ngun: do bạch cầu limpho B tiết kháng thể để vô hiệu hóa hoặc
đánh dấu mầm bệnh, tạo điều kiện cho sự thực bào.
+ Kháng thể là những phân tử prôtêin do tế bào limpho B tạo ra để chống lại các kháng nguyên
+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể (có
trên bề mặt vi khuẩn, bề mặt vỏ virut, hay trong các nọc độc của ong, rắn,...)
- Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh: do bạch cầu limpho T nhận diện và tiết ra các prôtêin đặc hiệu
phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh
* Miễn dịch:
Gồm 2 loại:
- Miễn dịch tự nhiên:
+ Miễn dịch bẩm sinh: sinh ra đã không bao giờ bị mắc một số bệnh (VD toi gà, lở mồm long
móng,...)

+ Miễn dịch tập nhiễm (hay miễn dịch đạt được): người nào đó đã từng một lần bị một bệnh nhiễm
khuẩn nào đó (VD sởi, thủy đậu, quai bị,..) thì sau đó sẽ khơng mắc lại bệnh đó nữa.
- Miễn dịch nhân tạo: đạt được khi tiêm phịng vacxin của một bệnh nào đó (VD bại liệt, uốn ván,
bệnh lao,...) sẽ miễn dịch với bệnh đó.
3. Đơng máu và ngun tắc truyền máu:
* Đơng máu:
- Hiện tượng hình thành cục máu đơng bịt kín vết thương, ngăn chặn sự chảy máu
- Cơ chế: tiểu cầu vỡ giải phóng enzim làm biến đổi chất sinh tơ máu thành tơ máu, có sự tham gia
của Ca2+. Tơ máu cùng với các tế bào máu hình thành cục máu đơng bịt kín vết thương
- Huyết tương bị loại bỏ chất sinh tơ máu gọi là huyết thanh
* Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu:
Gồm 4 nhóm máu chính:
- Nhóm máu A: Có kháng ngun A trên bề mặt hồng cầu, kháng thể beta trong huyết tương
- Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, kháng thể alpha trong huyết tương
- Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu, khơng có kháng thể alpha, beta
trong huyết tương


- Nhóm máu O: Khơng có kháng ngun trên bề mặt hồng cầu, có cả kháng thể alpha, beta trong
huyết tương.
Nguyên tắc truyền máu:
- Truyền đúng nhóm máu
- Xét nghiệm máu trước khi hoặc nhận để tránh các mầm bệnh.

4. Tuần hồn máu và lưu thơng bạch huyết:
Gồm: tim và các mạch máu
* Tuần hồn máu:
Gồm 2 vịng tuần hồn:
- Vịng tuần hồn lớn: đưa máu từ tâm thất trái  động mạch chủ  mao mạch phần trên và phần
dưới cơ thể  tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới  tâm nhĩ phải

 Chức năng: đưa máu giàu oxi đi ni dưỡng cơ thể
- Vịng tuần hoàn nhỏ: đưa máu từ tâm thất phải  động mạch phổi  mao mạch phổi  tĩnh mạch
phổi  tâm nhĩ trái
 Chức năng: trao đổi khí, làm máu giàu oxi và thải cacbonic ra ngồi thơng qua hệ hơ hấp
* Tuần hồn bạch huyết:
- Gồm phân hệ lớn (thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể) và phân hệ nhỏ (thu bạch huyết ở nửa
trên bên phải cơ thể)
- Sự luận chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ: mao mạch bạch huyết  mạch bạch huyết  hạch
bạch huyết  mạch bạch huyết  ống bạch huyết  tĩnh mạch (thuộc hệ tuần hoàn máu)
 Chức năng: luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
5. Tim và mạch máu:
* Cấu tạo tim:
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết
- Tim gồm 4 ngăn: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái, tâm thất phải
- Thành cơ tim tâm thất dày hơn tâm nhĩ (tâm thất trái dày nhất)
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (van 3 lá - van nhĩ thất phải, van 2 là - van nhĩ thất trái,
giữa tâm thất và động mạch có van động mạch (van bán nguyệt, van tổ chim).
* Cấu tạo mạch máu:
- Động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan dưới áp lực và vận tốc lớn): gồm 3
lớp (biểu bì, mơ liên kết và cơ trơn); lớp cơ dày, lòng mạch hẹp
- Tĩnh mạch (mạch máu vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim): gồm 3 lớp (biểu bì, mơ liên kết
và cơ trơn); lịng mạch hẹp, có van 1 chiều
- Mao mạch (mạch máu nằm giữa các động mạch và tính mạch): gồm 1 lớp biểu bì mỏng và phân
nhiều nhánh, chức năng trao đổi chất với tế bào dễ dàng
* Chu kì co dãn của tim:


Chu kì tim gồm 3 pha (0,8s)
- Pha co tâm nhĩ (0,1s)
- Pha co tâm thất (0,3s)

- Pha dãn chung (0,4s)
6. Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn:
* Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
- Khái niệm huyết áp: áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch
- Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa (huyết áp khi tâm thất co), huyết áp tâm trương hay huyết áp
tối thiểu (huyết áp khi tâm thất dãn)
- Huyết áp bình thường 120/80. Huyết áp cao (tối thiểu ≥ 90 mmHg, huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg
- Đặc điểm:
+ Huyết áp giảm dần từ động mạch  mao mạch  tĩnh mạch
+ Vận tốc máu giảm từ động mạch  mao mạch, sau đó tăng lên ở tĩnh mạch
+ Tiết diện mạch ở mao mạch lớn nhất
- Động lực chính giúp máu tuần hồn máu chủ yếu nhờ sức đẩy của tim
+ Trong động mạch: sức đẩy của tim, sự co dãn của động mạch
+ Trong tĩnh mạch: sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào,
sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, sự hỗ trợ của van 1 chiều (trừ tĩnh mạch chủ dưới)
* Vệ sinh tim mạch
- Các nguyên nhân có hại cho tim mạch:
+ Khiếm khuyết cơ thể: van tim hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ,...
+ Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ
hãi,...
+ Sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping,...)
+ Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng
tim, cơ tim hay van tim. VD bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp,..
- Các nguyên nhân làm tăng huyết áp:
+ Cảm xúc âm tính như sự tức giận, do tập luyện thể dục thể thao quá mức,...
 Tổn thương các thành động mạch
- Rèn luyện vừa sức, tập thể dục thể thao thường xuyên để bảo vệ hệ tim mạch.
7. Sơ cứu cầm máu
* Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch: (vết thương ở lịng bàn tay)
- Dùng ngón tay cái bịt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa)

- Sát trùng vết thương bằng cồn iot
- Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán
- Khi vết thương lớn, cho ít bơng vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng
băng buộc chặt lại
* Chảy máu động mạch: (vết thương ở cổ tay)
- Dùng ngón tay cái dị tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạch để
làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút
- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương
(về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bơng lên miệng vết thương rồi băng lại
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Lưu ý:
+ Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân mới sử dụng biện pháp buộc dây garô.


+ Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mơ dưới vết buộc có thể chết do thiếu O 2 và
các chất dinh dưỡng.
+ Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết
thương, nhưng về phía tim.


CHƯƠNG IV: HƠ HẤP
1. Hơ hấp và các cơ quan hơ hấp
* Khái niệm
- Hơ hấp là q trình khơng ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO 2 do các tế bào
thải ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở (sự thơng khí ở phổi), trao đổi khí ở phối, trao đổi khí ở tế bào
* Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng
Các cơ quan
Đặc điểm cấu tạo

Chức năng
Mũi
- Có nhiều lơng mũi
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày
- Có lớp mao mạch dày đặc
Họng
Có tuyến amidan và tuyến VA chứa
nhiều tế bào limpho
Thanh quản
Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy
Dẫn khí vào ra, làm
Đường dẫn
kín đường hơ hấp
ấm, làm ẩm khơng khí
khí
Khí quản
- Cấu tạo bởi 15-20 vịng sụn khuyết xếp
đi vào và bảo vệ phổi
chồng lên nhau
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với
nhiều lông rung chuyển động liên tục
Phế quản
Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản là
nơi tiếp xúc các phế nang thì khơng có
vịng sụn mà là các thớ cơ
Lá phổi phải
- Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp
có 3 thùy
màng ngồi dính với lồng ngực, lớp trong
Lá phổi trái có dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch

Là nơi trao đổi khí
Hai lá phổi 2 thùy
- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang giữa cơ thể với môi
tập hợp thành từng cụm và được bao bởi trường ngồi
mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700-800
triệu phế nang
2. Hoạt động hơ hấp
* Sự thơng khí ở phổi:
- Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là 1 cử động hô hấp. Số cử động hơ hấp trong 1 phút là
nhịp hơ hấp
- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài, cơ hoành co, các xương sườn được nâng lên  tăng thể tích lồng
ngực
- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài, cơ hoành dãn, các xương sườn được hạ xuống  giảm thể tích lồng
ngực
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi hít vào phụ thuộc vào các yếu tố:
tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập
- Dung tích sống gồm khí bổ sung (hít vào gắng sức 2100-3100ml), khí lưu thơng (thở ra bình
thường 500ml) và khí dự trữ (thở ra gắng sức 800-1200ml). Khí cặn (khí cịn lại trong phổi 10001200ml) và dung tích sống tạo thành tổng dung tích của phổi
* Trao đổi khí ở phối và tế bào:
- Trao đổi khí ở phổi và tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
- Trao đổi khí ở phổi: gồm sự khuếch tán của O 2 từ khơng khí ở phế nang vào máu và của CO 2 từ
máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu và tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.


2. Vệ sinh hệ hô hấp
- Các tác nhân gây hại:
+ Bụi từ môi trường  gây bệnh bụi phổi
+ Nitơ ơxit (NOx) từ khí thải ơ tơ, xe máy,...  gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí,
có thể gây chết ở liều cao

+ Lưu huỳnh ôxit (SOx) từ khí thải sinh hoạt và công nghiệp  làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm
trọng
+ Cacbon ơxit (CO) từ khí thải cơng nghiệp, sinh hoạt, khói thuốc lá,...  chiếm chỗ của oxi trong
máu, làm giảm hiệu quả hơ hấp, có thể gây chết
+ Các chất độc hại (nicơtin, nitrơzamin,...) từ khói thuốc lá  làm tê liệt lớp lông rung phế quản,
giảm hiệu quả lọc sạch khơng khí, có thể gây ung thư phổi
+ Các vi sinh vật gây bệnh từ khơng khí, bệnh viện, môi trường xung quanh thiếu vệ sinh  gây các
bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hơ hấp, có thể gây chết
- Cần luyện tập thể dục thể thao, tập hít thở sâu.
3. Hơ hấp nhân tạo
* Các bước cấp cứu:
- Bước 1: Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
+ Trường hợp chết đuối: loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược
đầu) vừa chạy
+ Trường hợp điện giật: tìm vị trí cầu dao hay cơng tắc điện để ngắt dịng điện.
+ Trường hợp bị lâm vào mơi trường thiếu khí để thở hay mơi trường có nhiều khí độc: khiêng nạn
nhân ra khỏi khu vực đó
- Bước 2: Tiến hành hơ hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng 2 phương pháp chủ yếu
* Các bước hô hấp nhân tạo:
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
+ Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
+ Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé mơi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân,
khơng để khơng khí thốt ra ngồi chỗ tiếp xúc với miệng.
+ Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
+ Thổi liên tục với 12-20 lần/phút cho tới khi q trình tự hơ hấp của nạn nhân được ổn định bình
thường.
Lưu ý:
+ Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.
+ Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim

- Phương pháp ấn lồng ngực:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
+ Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho khơng
khí trong phổi bị ép ra ngồi (khoảng 200ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
+ Thực hiện liên tục như thế với 12-20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định
bình thường.
Lưu ý:
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang một bên.
+ Dùng 2 tay và sức nặng thân thể ấn vào phần ngực dưới (phía lưng) nạn nhân theo từng nhịp.
+ Cũng thực hiện khoảng 12-20 nhịp/phút như tư thế nằm ngửa.


CHƯƠNG V: TIÊU HĨA
1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
* Thức ăn và sự tiêu hóa
- Tiêu hóa là hoạt động biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được
qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
- Q trình tiêu hóa gồm các hoạt động: ăn và uống, đẩy thức ăn qua ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn,
hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân
- Các chất dinh dưỡng chia thành 2 nhóm và qua hoạt động tiêu hóa sẽ biến đổi thành:
+ Các chất hữu cơ: Gluxit  đường đơn
Lipit  axit béo và glixêrin
Prôtêin  axit amin
Axit nucleic  Các thành phần của nuclêơtit
Vitamin  Vitamin
+ Chất vơ cơ:
Muối khống  muối khoáng
Nước  nước
* Các cơ quan trong hệ tiêu hóa
- Ống tiêu hóa: Khoang miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, hậu môn

- Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến vị (dạ dày), tuyến ruột (ruột), gan, mật, tụy
2. Tiêu hóa ở khoang miệng
* Cấu tạo: răng, lưỡi, tuyến nước bọt
* Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng
- Tiêu hóa vật lí:
+ Tiết nước bọt do tuyến nước bọt  làm mềm thức ăn
+ Nhai do răng  nghiền nhỏ thức ăn
+ Đảo trộn thức ăn do lưỡi, răng, má  trộn đều thức ăn với nước bọt, ngấm nước bọt
+ Tạo viên thức ăn do lưỡi, má  dễ nuốt
- Tiêu hóa hóa học:
+ Hoạt động của enzim amylaza  biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantơzơ.
* Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản: do lưỡi đẩy thức ăn xuống thực quản và nhờ cơ
thực quản đẩy xuống dạ dày. Khơng có sự tiêu hóa tại đây.
- Thực quản dài khoảng 25-30cm
3. Tiêu hóa ở dạ dày
* Cấu tạo dạ dày:
- Hình túi thắt 2 đầu, dung tích khoảng 3 lít, đoạn thắt phía trên là tâm vị ngăn cách với thực quản,
đoạn thắt phía dưới là môn vị ngăn cách với ruột non.
- Thành dạ dày gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo), lớp dưới niêm mạc, lớp
niêm mạc (tiết dịch vị do tế bào tiết pepsinogen, tế bào tiết HCl; tiết chất nhày do tế bào tiết chất
nhày)
+ Dịch vị: gồm 95% nước, 5% (enzim pepsin, axit HCl, chất nhày)
+ Chất nhầy: ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl
+ Axit HCl: xúc tác cho sự biến đổi pepsinogen thành dạng hoạt động pepsin; diệt tác nhân gây hại
theo đường tiêu hóa, tạo mơi trường axit cho enzim pepsin hoạt động
* Hoạt động tiêu hóa ở dạ dày
- Tiêu hóa vật lí:
+ Sự tiết dịch vị do các tế bào tiết ở lớp niêm mạc  hịa lỗng thức ăn
+ Sự co bóp của dạ dày  đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị
+ Sự đẩy thức ăn do các cơ vịng mơn vị  đẩy thức ăn qua môn vị xuống ruột non

- Tiêu hóa hóa học:


+ Hoạt động enzim pepsin  biến đổi prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit
amin)
Lưu ý: các thí nghiệm cho thấy bất cứ vật gì chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày đều có tác dụng
gây phản xạ tiết dịch vị
- Thức ăn được lưu giữ trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ sau đó mới đẩy dần thức ăn từng đợt xuống ruột
non qua cơ vịng mơn vị
4. Tiêu hóa ở ruột non
* Cấu tạo ruột non:
- Vị trí: phần nối tiếp của dạ dày, dài khoảng trung bình 3-5m
- Cấu tạo thành ruột non gồm 4 lớp nhưng mỏng hơn: lớp màng ngoài, lớp cơ (cơ dọc, cơ vòng), lớp
dưới niêm mạc, lớp niêm mạc (chứa nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và dịch nhầy)
- Các đoạn của ruột non:
+ Tá tràng: đoạn đầu tiên của ruột non (khoảng 25cm), nơi có ống dẫn chung dịch tụy và dịch mật
cùng đổ vào
+ Hổng tràng, hồi tràng: đoạn cịn lại, thường khơng phân biệt rõ ràng
- Các tuyến tiết tham gia tiêu hóa:
+ Dịch tụy và dịch ruột: có nhiều enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.
+ Dịch mật có các muối mật và muối kiềm tham gia tiêu hóa thức ăn
* Hoạt động tiêu hóa ở ruột non:
- Tiêu hóa vật lí:
+ Sự co bóp của ruột non do các cơ ruột non  đẩy thức ăn dần xuống và giúp thức ăn thấm đều
dịch mật, dịch tụy và dịch ruột
+ Phân cắt lipit do dịch mật  phân cắt lipit từ những giọt lớn thành các giọt lipit nhỏ
- Tiêu hóa hóa học:
+ Hoạt động của enzim biến đổi tinh bột và đường đôi  đường đôi  đường đơn
+ Hoạt động của enzim biến đổi prôtêin chuỗi ngắn  peptit nhỏ  axit amin
+ Hoạt động của enzim biến đổi các giọt lipit nhỏ  axit béo và glixêrin

+ Hoạt động của enzim biến đổi axit nucleic  nuclêôtit  các thành phần cấu tạo của nuclêơtit
- Khi có khơng có kích thích của thức ăn, gan vẫn tiết dịch mật và tích trữ ở túi mật. Tụy tiết rất ít
dịch và tuyến ruột hồn tồn khơng tiết dịch.
- Khi có thức ăn chạm vào lưỡi và niêm mạc dạ dày, dịch mật và dịch tụy đều tiết ra mạnh mẽ. Tuy
nhiên dịch ruột chỉ được tiết ra khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột.
- Cơ chế đóng mở mơn vị: Độ axit cao của thức ăn xuống tá tràng là tín hiệu đóng mơn vị. Khi lượng
thức ăn này đã thấm đẫm dịch mật và dịch tụy, độ axit của thức ăn được trung hòa bởi các muối mật
và dịch tụy có tính kiềm, mơn vị lại mở để thức ăn tiếp tục xuống.
* Sự hấp thụ chất dinh dưỡng phù hợp với cấu tạo ruột non
- Ruột non rất dài, trung bình khoảng 3-5m, là phần dài nhất của ống tiêu hóa. Tổng diện tích bề mặt
bên trong đạt tới 400-500m2.
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lơng ruột và lơng cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt
bên trong gấp khoảng 600 lần so với bên ngoài.
* Con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng và vai trò của gan
- Chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non được vận chuyển theo 2 con đường:
+ Mao mạch máu: vận chuyển các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit, có thể lẫn một số chất độc.
+ Mao mạch bạch huyết: vận chuyển các vitamin tan trong dầu và 70% lipit.
- Vai trò của gan trong tiêu hóa:
+ Kiểm sốt nồng độ chất dinh dưỡng dư, được tích lũy hoặc thải bỏ
+ Khử độc


+ Các vai trò khác: dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen; sản xuất các albumin huyết thanh, hình
thành urê, các yếu tố đông máu, enzim và một vài loại prơtêin khác, hình thành và bài tiết mật, kiểm
sốt chuyển hóa cholesterol
* Thải phân
Ruột già chủ yếu hấp thụ nước và thải phân. Tại đây vi khuẩn lên men thối rồi thành phân.
5. Vệ sinh hệ tiêu hóa
* Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa

- Răng bị hư hại do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn cịn dính lại tạo ra mơi trường axit làm hỏng
lớp men răng và ngà răng
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn helicobacter pylori kí sinh ở dưới
niêm mạc
- Các đoạn ruột: viêm nhiễm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; các chất độc do thức
ăn ơi thiu, vi khuẩn tả, thương hàn hay kí sinh trùng amip tiết ra
- Các tuyến tiêu hóa: viêm nhiễm do các loại vi khuẩn, viurt kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào
gan thị thối hóa và thay vào đó là mơ xơ phát triển) do viêm gan, do thiếu chất dinh dưỡng, bị đầu
độc và hủy hoại bởi rượu và các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán kí sinh gây tắc ống mật,...
- Hoạt động tiêu hóa và hấp thu kém hiệu quả do: ăn vội vàng, ăn không đúng giờ, đúng bữa, không
hợp khẩu vị; tinh thần lúc ăn không thoải mái, căng thẳng; không được nghỉ ngơi ngay sau khi ăn
- Hoạt động thải phân có thể gặp khó khăn do khẩu phần ăn không hợp lý nhiều tinh bột, prôtêin, ít
chất chất xơ; nhiều chất chát như ổi, hồng xanh, nước trà,...
* Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa
- Ăn uống hợp lí, vệ sinh đúng cách
- Khẩu phần ăn hợp lí, thời gian ăn uống nghỉ ngơi hợp lí


CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
1. Trao đổi chất
- Diễn ra ở 2 cấp độ:
+ Cấp độ cơ thể: mơi trường ngồi cung cấp thức ăn, nước, muối khống và oxi qua hệ tiêu hóa, hệ
hơ hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
+ Cấp độ tế bào: các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử udnjg cho
các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra ngồi mơi trường trong, đưa tới
cơ quan bài tiết, cịn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngồi.
2. Chuyển hóa
- Trong tế bào, q trình biến đổi các chất đơn giản thành các chất đặc trưng có cấu trúc phức tạp và
tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra sự oxi hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải

phóng năng lượng gọi là q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Gồm 2 quá trình diễn ra ở tế bào, tuy đối lập nhưng thống nhất với nhau.
+ Đồng hóa: quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và
tích lũy năng lượng
+ Dị hóa: q trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng
lượng
- Yếu tố phụ thuộc: độ tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể,...
* Chuyển hóa cơ bản: là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hồn tồn nghỉ ngơi. Đó là
năng lượng duy trì sự sống
 Ý nghĩa: kiểm tra chuyển hóa cơ bản ở một người, xác định sự chênh lệch với thang chuyển hóa
cơ bản từ đó biết được tình trạng bệnh lí
* Cơ chế điều hịa chuyển hóa vật chất và năng lượng: phụ thuộc hệ thần kinh và các hoocmon do
tuyến nội tiết tiết ra.
3. Thân nhiệt
* Thân nhiệt: nhiệt độ của cơ thể người, khoảng 37oC
- Nhiệt tỏa ra ngoài môi trường thông qua da, hô hấp và bài tiết
* Sự điều hòa thân nhiệt:
- Da tham gia điều hòa thân nhiệt
+ Khi trời nóng, mạch máu dưới da dãn nở, tăng diện tích tiếp xúc giữa máu với mơi trường ngoài
 tỏa bớt nhiệt ra ngoài; đồng thời là sự tốt mồ hơi
+ Khi trời lạnh, mạch máu dưới da co lại, giảm diện tích tiếp xúc giữa máu với mơi trường ngồi 
hạn chế sự mất nhiệt; đồng thời co cơ chân lông
- Hệ thần kinh
+ Tăng, giảm q trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt
+ Điều khiển các hoạt động ở da
* Phương pháp chống nóng, lạnh:
Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi nhiệt độ thay đổi
- Chống nóng: mặc áo chống nắng khi đi dưới trời nắng; sử dụng quạt; điều hòa để làm mát phòng;
hạn chế mặc đồ dày, khó thốt nhiệt; trồng nhiều cây xanh
- Chống lạnh: mặc áo ấm khi trời lạnh; sử dụng đồ sưởi ấm; ăn nhiều thực phẩm hơn để tăng q

trình dị hóa
4. Vitamin và muối khống
* Vitamin:
- Là những hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim, xúc tác cho các phản
ứng sinh hóa trong cơ thể.
- Vitamin chia thành 2 nhóm:
+ Tan trong nước: C, nhóm B (B1, B2, B6, B12)


+ Tan trong dầu mỡ: A, D, E, K
- Vai trị: đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể
* Muối khoáng:
- Là thành phần quan trọng của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo
qúa trình trao đổi chất và năng lượng.
- Một số loại muối khoáng quan trọng: Na, K, Ca, Fe, I, S, Zn, P


CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
* Bài tiết:
- Là q trình khơng ngừng lọc và thải ra mơi trường ngồi các chất cặn bã do hoạt động trao đổi
chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ
thể.
- Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO 2), khoảng 10% còn lại do da
đảm nhiệm
- Sự bài tiết bị trì trễ sẽ làm thay đổi các tính chất của mơi trường trong cơ thể  cơ thể bị nhiễm
độc, mệt mỏi, hôn mê và có thể dẫn tới chết.
* Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:
Gồm: thận trái, thận phải, bóng đái, ống đái, ống dẫn nước tiểu
Cấu tạo của thận:
- Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng

- Gồm: phần tủy, phần vỏ, bể thận
+ Các đơn vị chức năng - neuphron gồm: cầu thận, nang cầu thận (nằm ở phần vỏ thận) và các ống
thận (nằm ở cả phần vỏ và phần tủy).
+ Ống góp - nơi đổ vào của các ống thận (nằm ở phần vỏ và phần lớn ở phần tủy thận)
* Sự tạo thành nước tiểu:
Diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình:
- Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu:
+ Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40 Ăngstrông;
+ Nhờ vào sự chênh lệch áp tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc
+ Các tế bào máu và prôtêin được giữa lại
- Quá trình hấp thụ lại ở ống thận:
+ Sử dụng năng lượng ATP
+ Các chất được hấp thụ lại: chất dinh dưỡng, nước, các icon còn cần thiết Na +, Cl-,..
- Quá trình bài tiết tiếp:
+ Sử dụng năng lượng ATP
+ Các chất được bài tiết: chất cặn bã (axit uric, crêatin,..), các chất thuốc, các ion thừa (H +, K+,...)
Sau quá trình bài tiết tiếp  hình thành nước tiểu chính thức
* Sự thải nước tiểu:
- Nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận  ống dẫn nước tiểu  bóng đái  ống đái
- Mỗi ngày, người trưởng thành lọc khoảng 1440 lít máu  170 lít nước tiểu đầu  1,5 lít nước tiểu
chính thức. Lượng nước tiểu khoảng 200 ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và
cảm giác buồn tiểu xuất hiện.
- Bóng đái thơng với ống đái có 2 cơ vịng bịt chặt, cơ nằm ngồi là cơ vân hoạt động theo ý muốn
* Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu:
- Hoạt động lọc máu kém hiệu quả, ngưng trệ hoặc ách tắc do:
+ Các vi khuẩn làm hư hại cầu thận
+ Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải  suy thoái và suy thận
- Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận kém hiệu quả:
+ Do thiếu oxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ
+ Do đói oxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (Hg, As, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật

cá trắm,...)  từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng, phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị
chết và rụng làm cho nước tiểu hịa thẳng vào máu
- Hoạt động bài tiết ách tắc do:
+ Sỏi thận làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu: do các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit
uric, canxi, photphat, oxalate, xistein,.. có thể kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp.


+ Vi khuẩn theo đường bài tiết đi lên có thể gây viêm nhiễm bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
* Thói quen sống khoa học:
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết  tránh vi khuẩn gây hại
- Khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Khơng ăn q nhiều prơtêin, q mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi;
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại
+ Uống đủ nước
- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu



×