Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Khái niệm một số vấn đề nlxh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.45 KB, 7 trang )

THAM KHẢO:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM GIẢI THÍCH TRONG BÀI/ ĐOẠN VĂN NLXH
1. Siêng năng : Là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc
thường xuyên đều đặn.
2. Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
3. Tiết kiệm: Là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của
mình và của người khác
4. Tơn trọng kỷ luật: Là biết chấp hành mọi quy định chung của tập thể, xã hội ở mọi nơi, mọi
lúc.
5. Biết ơn: Là sự bày tỏ thái độ trân trọng,về những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người
đã từng giúp đỡ mình khi gặp khó khăn hoạn nạn.
6. Sống chan hịa: Là sống vui vẻ , hồ hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt
động chung có ích.
7. Sống giản dị: Là những người sống khơng xa hoa, cầu kì, lãng phí, sống , sống phù hợp với
điều kiện, hồn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
8. Trung thực: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tơn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng
, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
9. Yêu thương con người: Là quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu ... một
cách chân thành giữa con người với con người; giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn;
làm những điều tốt đẹp cho người khác. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con
người.
10. Tự trọng: Là biết coi trọng và giữ gìn danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Biết điều
chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
11.Tôn sư trọng đạo: Là biết tôn trọng , kính yêu và biết ơn những người đã làm thầy giáo,cô
giáo(đặc biệt là những người đã từng dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi,tơn trọng những gì thầy cơ
giáo đã dạy cho mình , tơn trọng theo đạo lí mà thầy cơ giáo đã từng dạy cho mình. Là truyền
thống quý báu của dân tộc cần được phát huy.
12. Đoàn kết tương trợ: Là đoàn kết, tượng trợ là sự thơng cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể
giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và
được người khác giúp đỡ. Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn Là truyền thống q báu của


dân tộc ta
13. Khoan dung: Là rộng lịng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho
người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Ý nghĩa: Là một đức tính quí báu của con người.

1


Người có lịng khoan dung ln được mọi người u mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ lịng
khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
14. Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định
và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
Ý nghĩa Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo làm nên
nghiệp lớn. Nếu sống mà khơng có lịng tự tin con người trở nên nhỏ bé yếu đuối
Phê phán: Trong cuộc sống vẫn cịn có nhiều người sống thiếu tự tin. Họ tỏ ra rụt rè, nhút
nhát, lúng túng khi xuất hiện trước tập thể. Người thiếu tự tin ít khi hịa nhập cùng tập thể. Họ
thường lựa chọn lối sống âm thầm, tách biệt với xung quanh. Họ ít dám đấu tranh vì lợi ích của
bản thân hay tập thể. Bởi thế, họ thường là người thất bại trong cuộc sống. Những người như thế
thật đáng chê trách.
15.Tính tự lập
Là khả năng tự làm mọi việc, là tự gánh vác mọi chuyện, tự mình thực hiện những mong
muốn, giải quyết khó khăn...
16. Lẽ phải: Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh
hanh vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
Ý nghĩa: Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã
hội. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
17. Liêm khiết: là một phẩm chất của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh
lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Ý nghĩa: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin
cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

18. Gia đình: Là tế bào của XH, là nơi những con người cùng chung huyết thống cùng chung
dòng tộc, sẽ là nhiều thành viên cùng sống dưới một một mái nhà. Gia đình có thể gồm nhiều thế
hệ sống chung với nhau. Đặc điểm chung của mỗi gđ là tinh thần ruột thịt thiêng liêng, là sự gắn
bó che chở.
19. Lạc quan: Là một thái độ sống luôn vui tươi cho dù có bất cứ chuyện gì xẩy ra, lạc quan là
tài sản tinh thần giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
20. Dũng cảm: Là sự gan dạ, không sợ nguy hiểm, khó khăn, khơng sợ hy sinh; dám đối mặt với
mọi nguy hiểm, khó khăn trong cuộc sống.
+ Người có lịng dũng cảm là người khơng run sợ, khơng hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh
chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Là phẩm chất cao
đẹp mà con người cần có.
21. Bệnh vơ cảm: Là thái độ sống thờ ơ không quan tâm ,làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc
nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
Sự ích kỷ: Sự ích kỷ, đó là khi con người ta khơng muốn vì người khác, mọi thứ đều được đặt
phía dưới lợi ích của bản thân mình.

2


22. Khát vọng sống: Là ước mơ là mong muốn là đích đến của con người. Đó là những gì tốt
đẹp ở phía trước mà người ta khao khát hướng tới. Khát vọng sống chính là ngọn hải đăng soi
sáng cho cuộc đời chúng ta.
23. Bản lĩnh: Chính là dám nghĩ dám làm những gì mà mình cho là đúng không ảnh hưởng đến
người khác. Bản lĩnh cũng là sựu gan dạ kiên cường vượt qua mọi thử thách để dành được những
gì mà mình mong đợi.
24. Cống hiến: Là sự hi sinh của bản thân, khơng mang lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì
người khác vì tập thể vì cộng đồng.
25. Lịng tin hay tin tưởng: Là đặt niềm tin vào một người hay một sự vật sự việc nào đó.
26. Tình bạn: Là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có
thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn

+ Tình bạn đẹp là tình cảm chân thành trong sáng, vô tư và tin tưởng mà những người bạn dành
cho nhau, là sự hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau.
27. Tôn trọng người khác: Là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của
người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
28. Giữ chữ tín: Là coi trọng lịng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin
tưởng.
29. Tự lập: Là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường
trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà khơng dựa dẫm vào người khác.
30. Chí công vô tư: Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị,
giải quyết cơng việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá
nhân.Ý nghĩa: Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.. Được
mọi người tin cậy và tôn trọng.
31. Tự chủ: Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm c
32. Dân chủ: Là mọi người làm chủ công việc.Mọi người được viết được cùng tham gia. Mọi
người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát những công việc chung của tập thể của XH có liên
quan đến mọi người cộng đồng đất nước.
33. Hịa bình: Là tình trạng khơng có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu
biết, tơn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người; là
khát vọng của tồn nhân loại.
34. Lịng u nước: Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng
của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc; là tình cảm thiêng liêng cao cả mà mỗi người dành
cho quê hương đất nước. Đó là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng của dân tộc ta.
35. Lòng vị tha: Là sự nhân ái cao thượng sự tha thứ cho người khác về những lỗi lầm mà người
ấy mắc phải.
Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó khơng
địi hỏi gì nhiều ngồi một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
36.Lòng nhân ái

3



Đó là tình u thương con người. Là tình cảm tốt đẹp, u thương mà khơng hề có vụ lợi cá
nhân, khơng hề có toan tính bon chen giữa con người với nhau, kể cả là thân thiết hay xa lạ.
37. Tình mẫu tử: là tình cảm thương yêu, sự hi sinh, sự chở che, bao dung, đùm bọc, …mà
người mẹ dành cho con; đó cịn là tình cảm u quý, biết ơn,… của con cái đối với mẹ. Tình cảm
ấy vừa tự nhiên vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.
38. Thái độ sống tích cực : Thái độ sống là cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động theo hướng
nào đó trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực là một thứ lăng kính mà qua đó mỗi người nhìn
cuộc đời và có những cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề theo hướng tốt đẹp hơn.
39. Lý tưởng sống :
Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi
con người mong mỏi đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người ln suy nghĩ và hành
động để hồn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.
40.Khát vọng sống
- Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
- Nó thơi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.
- Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân
mình và cho cộng đồng.
- Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta nên hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị
của cuộc sống.
41. Tình bạn đẹp
+Là tình bạn chân thành ,trong sáng , vô tư và đầy tin tưởng .
+Tình bạn trong sáng khơng chấp nhận những toan tính nhỏ nhen ,vụ lợi và sự đố kị.Cũng khơng
phải xuê xoa,bao che,bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.
42. Vẻ đẹp con người Việt Nam:
+Có tình u q hương đất nước.
+có tinh thần đồn kết , sống kiên cường ,bất khuất ,dũng cảm.
+Luôn tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời ,cần cù ,chịu thương chịu khó.
+Có tinh thần học hỏi ,sáng tạo,…
43. Sống đẹp

Sống đẹp là sống có mục đích có ước mơ,lí tưởng.Sống đẹp là sống có chí cầu tiến ,biết đứng
dậy bằng chính đơi chân của mình khi vấp ngã,biết bền lịng và dũng cảm vượt qua những thử
thách,khó khăn để vươn lên,chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao,bay xa. Sống đẹp cịn
là một lối sống có văn hóa,biết lịch sự,là một cuộc sống có tri thức có tình người .
-> “Sống đẹp” là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới.
44.Tình yêu quê hương đất nước
Yêu quê hương đất nước là tình cảm vơ cùng thiêng liêng.u nước chính là u những người
thân trong gia đình mình ,u tất cả những gì gần gũi gắn bó với mình. Có thể
- u nước là tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ và rất thiêng liêng trong mỗi con người
- Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với những gì bình thường, gần gũi
- Tình u nước ln được thử thách qua lửa đạn chiến tranh.
45. Tình yêu lao động

4


-Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu
của con người .-u thích lao động là ln mong muốn được làm việc hết mình để góp phần tạo
ra các sản phẩm phục vụ con người “lao động là đôi cánh ước mơ ,là cội nguồn của niềm vui và
sáng tạo”(Mác-xim Groki)
46. Tình cảm gia đình
-Gia đình là gì ?Nơi sinh ra ,lớn lên ,có người thân u.
-Tình cảm gia đình là những tình cảm gì?Mối quan hệ nào?(cha mẹ-con cái –anh chị em…)
47. Tinh thần đoàn kết.
Đoàn kết là sự tập hợp, gắn kết sức lực, tinh thần để tạo thành sức mạnh to lớn…
48.Tinh thần tự học
Tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức
lực, khả năng của riêng mình.
49. Đạo lí sống Uống nước nhớ nguồn.
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay .Đó là sự

thể hiện lối sống biết ơn,ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ ,nhớ đến những người đã tạo ra thành
quả cho chúng ta hưởng thụ.
47. Ý chí, nghị lực sống
Là sự quyết tâm, lịng kiên trì và bản lĩnh của con người để vượt qua thử thách vươn tới thành
công.
50. Lòng khiêm tốn - Khiêm tốn là thái độ đánh giá đúng mực vào khả năng của bản thân, luôn
khiêm nhường, không phô trương, tự đề cao bản thân. -> Đây là một lẽ sống đẹp, cần phát huy.
51. Lòng kiên trì
Đó là sự kiên nhẫn, bền bỉ, khơng ngại khó khăn vất vả mà lùi bước. Trước mỗi thử thách,
khơng ngừng cố gắng tìm kiếm cách giải quyết, cách bước qua, đó chính là lịng kiên trì.
52. Cảm thơng chia sẻ
Cảm thông là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người với con người trong cộng
đồng xã hội . Chia sẻ: san sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, san sẻ
những niềm vui nỗi buồn của nhau…
53.Giá trị của bản thân
- Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong
mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.
54. Văn hóa thần tượng
- “Thần tượng”: là một con người cụ thể nào đó, có những thành cơng và tài năng nhất định tác
động tích cực đến chúng ta, là tấm gương để chúng ta học tập và định hướng ước mơ.
- “Ngưỡng mộ”: Là thái độ tơn kính, khâm phục, sự yêu mến có chừng mực.
- “Mê muội”: Là sự say mê, cuồng tín, theo đuổi, đề cao thần tượng một cách quá mức, mù
quáng. Đây là hiện tượng tâm lí khơng bình thường, dẫn đến những suy nghĩ và hành động lệch
lạc.
55. Văn hóa đọc sách-Là đọc một cách có văn hóa, có tìm chọn nội dung mang tính chất văn
minh. Nó vượt lên trên khái niệm đọc thông thường.

5



HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
1.Mở bài( Mở đoạn)
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
2. Thân bài( Thân đoạn)
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa,
nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của
vấn đề mà câu nói đề cập.
* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới
cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được
biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
– Mở rộng vấn đề
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong
nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận,
hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)
- Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
Kết bài( Kết đoạn)
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Bước 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích
cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có
bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng
minh, bình luận,...)
+ u cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời
sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu vấn đề NL
Sử dụng một đến hai câu để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. ( Nếu vấn đề được đưa
ra từ một tác phẩm văn học thì cần giới thiệu từ tác phẩm rồi khái quát vấn đề trong xã hội).
b. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Giải thích khái niệm( nếu có)

6


- Nêu được thực trạng của vấn đề (Biểu hiện của sự việc, hiện tượng trong đời sống) có dẫn
chứng, số liệu cụ thể)
- Phân tích nguyên nhân của vấn đề ( chủ quan, khách quan) (vận dụng kiến thức để giải thích rõ
nguyên nhân của vấn đề)
- Nêu ý nghĩa, tác dụng của sự việc, hiện tượng tới đời sống (nếu là vấn đề tốt ). Nêu tác hại của
sự việc, hiện tượng tới đời sống (nếu là vấn đề xấu )
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc
phát huy mặt ưu điểm (thường xoay quanh các nguyên nhân đã nêu)
- Phản đề: Phản đối, lên án, phê phán đối với những sự việc, hiện tượng mang tính tiêu cực.

- Bài học về nhận thức và hành động ( Đối với mọi người, với bản thân)
c. Kết đoạn: Khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề. Lời khuyên….
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý)
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng
thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dịng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần
thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và
có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

7



×