Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tâm lý trong thiết kế sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 19 trang )

CASE STUDY
TÂM LÝ TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Tâm lý học nghiên cứu về tâm trí con người là một chuyên ngành rất phức tạp.
Ví dụ thực tế, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra lý do tại sao chúng ta có những giấc mơ khi ngủ.
Nhờ sự nghiên cứu và cống hiến từ những bộ óc siêu việt như Sigmund Freud (một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo.
S. Freud là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học), mà giờ đây chúng ta có những hiểu biết khái quát về cách thức hoạt
động của tâm trí con người.
Tâm trí được lập trình sẵn để trả lời và phản ứng với những điều nhất định theo những cách nhất định.
Cũng có những mẫu cụ thể mà tâm trí chúng ta dùng để phản ứng và suy nghĩ.
Trong tâm lý học, những mẫu này được gọi là các “schemas – lược đồ”.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy các chiến lược có thể ảnh hưởng đến các mẫu này, chúng có kiểm sốt các phản ứng của chúng ta.
Trong nhiều năm qua, từ thương hiệu lớn đến các phương tiện truyền thông đại chúng đều áp dụng những chiến lược này nhằm tác động đến
hành vi khách hàng, từ đó có thể dễ dàng đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Tâm lý học thiết kế là gì?
Tâm lý học thiết kế có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Chủ yếu là nghiên cứu, tìm hiểu về những ảnh hưởng của thiết kế đối với
tâm trí và hành vi của người dùng.
Việc sử dụng các mẫu từ tâm trí của chúng ta có thể tạo ra những trải nghiệm hiệu quả.
Làm thế nào để thiết kế hiệu quả hơn
Năm 2008, một nghiên cứu đã thực hiện một cuộc kiểm tra để xem tâm trí bị ảnh hưởng như thế nào khi tiếp xúc với nhận diện thương hiệu.
Các nhà nghiên cứu cho hai nhóm người quan sát hai logo thương hiệu khác nhau.


Logo của Apple được hiển thị cho nhóm đầu tiên, một công ty nổi tiếng với các sản phẩm sáng tạo và chiến dịch “think different”.
Logo của IBM cho nhóm thứ hai, một công ty nổi tiếng về các sản phẩm kỹ thuật.
Sau khi hiển thị những logo này, các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia hoàn thành một nhiệm vụ.
Nhóm được hiển thị logo Apple cho thấy kết quả sáng tạo cao hơn so với nhóm nhìn thấy logo IBM.
Nghiên cứu nhỏ về logo thương hiệu này cho thấy tâm trí của người thực hiện bị ảnh hưởng và hành động theo một cách nhất định.
Có thể áp dụng điều này trong thiết kế như thế nào?

Ví dụ thực tế về chiến lược này trên trang web Asana và một số trang khác. Nửa của trang web Asana hiển thị logo của các thương hiệu nổi tiếng
đã sử dụng sản phẩm. 


Giúp thiết lập sự tin cậy và uy tín.


Trong tâm lý học, điều này được gọi là mồi nhử tâm trí.
Hướng tâm trí người dùng
Bộ phim Focus (2015). Nhân vật chính, do Will Smith thủ vai, đã sử dụng mồi nhử để đánh bạc và thắng cược. 
Liệu có hiệu quả khi áp dụng vào thực tế?
Ngành công nghiệp TV đã sử dụng chiến lược này trong nhiều thập kỷ. 
Khi đang xem chương trình truyền hình và có cảnh một chiếc ơ tơ đâm vào xe tải hoặc ai đó bị bắn. Sau đó những mảnh vỡ ngay lập tức ghép
thành một thương hiệu nào đó. 
Đây là kịch bản chung cho quảng cáo bảo hiểm xe hơi hoặc bảo hiểm nhân thọ. 
Mồi nhử chủ yếu là việc thiết lập tâm trí với tín hiệu thị giác, sau đó tác động đến hành vi. 
Nếu muốn người dùng mua sản phẩm, có thể bắt đầu khơi dậy tâm trí người dùng bằng cách hiển thị lợi ích của sản phẩm, lời chứng thực từ
người dùng hiện tại, đánh giá sản phẩm, v.v.


Trang web Lush áp dụng điều này khi thiết kế trang sản phẩm bằng các tín hiệu thị giác, họ hiển thị các thành phần sản phẩm và hình ảnh chất
lượng cao để người dùng kiểm định.
Khơi gợi cảm xúc bằng tâm lý học về màu sắc
Trong tất cả các chiến lược trong tâm lý học thiết kế, màu sắc có ảnh hưởng nhất đến tâm trí con người. Đặc biệt là khi muốn nắm bắt tâm trí và
khơi gợi cảm xúc.
Cơng ty Moz, đã thử nghiệm các màu khác nhau cho nút “Đăng ký” trên trang web, thử thay đổi từ màu xanh lá cây mặc định sang màu vàng. 
Và thấy tỷ lệ nhấp tăng đến 175%.
Đây là kết quả của sự liên kết những cảm xúc và hành vi nhất định từ màu sắc. 


Màu đỏ thường liên quan đến nguy hiểm và báo hiệu thận trọng. 
Bất cứ khi nào nhìn thấy màu đỏ, sự chú ý của chúng ta đều hướng trực tiếp về nó.



Các thương hiệu đã sử dụng tâm lý học về màu sắc theo những cách rất sáng tạo và luôn được sử dụng trong thiết kế logo.
Sử dụng tâm lý học về hình dạng để tạo ra các thiết kế thân thiện với người dùng
Hình dạng, hình học và tính trừu tượng đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế. 
Tâm lý học về hình dạng giúp cải thiện chức năng của thiết kế và làm cho thân thiện hơn với người dùng.

Thiết kế giao diện của các trình phát video trực tuyến. 
Khi nhìn thấy hình dạng tam giác nhỏ đó, ta biết rằng video đang được “play” và hay đang “stop”.
Vậy lý do tại sao hình dạng này đều liên quan đến trình phát video, từ YouTube cho đến cả các điều khiển từ xa.  


Đó là vì hình dạng này đã rất quen thuộc và dễ hiểu khiến người sử dụng cảm thấy thoải mái và đơn giản.

Trong các thiết kế hiện đại, việc sử dụng các icon và biểu tượng đã đưa chiến lược này lên một tầm cao mới. 
Với các icon, việc mô tả hành động và ý tưởng sẽ dễ dàng hơn, mang đến hiệu quả trong hầu hết các loại thiết kế.
Hạn chế sự phân tâm với phong cách tối giản
Trong thời đại kỹ thuật số, quá tải thông tin là điều đã và đang gặp phải. 
Mọi người cảm thấy bực mình với nhiều thơng tin, quảng cáo, sản phẩm, tin tức, bài đăng trên blog và video ở khắp mọi nơi. 
Khơng có đủ thời gian để tiếp nhận tất cả chúng.
Hầu hết thời gian lướt web, không muốn đọc hàng chục đoạn văn dài. 


Đây là lý do tại sao sự tối giản đã khá hiệu quả trong thiết kế. 
Bằng cách loại bỏ tất cả những phiền nhiễu không cần thiết khỏi thiết kế, có thể làm nổi bật những điều quan trọng nhất.

Ví dụ về thiết kế tối giản có thể được nhìn thấy trên trang web của Apple. 
Apple bán rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng trang chủ khơng có gì ngồi một vài hình ảnh được hiển thị tồn màn hình và một vài dịng văn
bản có liên kết.

Khuyến khích các tương tác với hình ảnh trực quan
Văn bản hoặc chữ sử dụng trong thiết kế có thể ảnh hưởng lớn đến hành động của người dùng cuối. Cũng có thể sử dụng tín hiệu thị giác để

khuyến khích người dùng hành động.


Bộ phim siêu anh hùng nổi tiếng Deadpool đã đưa chiến lược này vào thử nghiệm. 
Đã thiết kế một billboard quảng bá bộ phim bằng cách sử dụng một vài biểu tượng cảm xúc để mô tả tiêu đề.


Chiến lược này có thể sử dụng để thúc đẩy hành động. 
Khá phổ biến trong onboarding của các sản phẩm kỹ thuật số như ứng dụng di động và web. 
Đơn giản như một thanh tiến trình hoặc minh họa hướng dẫn các bước thực hiện cho người dùng.
Tạo dựng niềm tin thông qua các thiết kế của bạn
Medalia Art, cửa hàng nghệ thuật trực tuyến đã từng thực hiện một thử nghiệm trên trang web của mình. 
Đã thay thế hình ảnh của các bức tranh trên trang web bằng hình ảnh của các nghệ sĩ và xem liệu thay đổi này hiệu quả như thế nào, và thật bất
ngờ sự thay đổi đơn giản này lại tăng đến 95%.


Thêm ảnh của một người vào trang web là một trong những cách hiệu quả để thiết lập lòng tin. 
Làm cho các thương hiệu và các công ty trông gần gũi với người dùng hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà luôn nhìn thấy những khn mặt tươi cười trên mỗi trang web kinh doanh và khởi nghiệp khi ghé thăm. 
Có một chiến lược tâm lý đằng sau điều này và đó là một cách hiệu quả để tăng cường việc sử dụng sản phẩm.

Các thương hiệu lớn luôn tận dụng tối đa chiến lược này. 
Hãy áp dụng điều này vào trang web của bạn, bằng cách thay thế hình ảnh hiện tại sang hình ảnh con người.
Tận dụng thói quen và hành vi tự động
Sau một thời gian dài sử dụng ứng dụng, trang web và phần mềm, bộ não đã có những dấu ấn mạnh mẽ, và thực hiện hầu hết các tác vụ trực
tuyến cơ bản dựa trên việc tự động hóa.


Bất cứ khi nào truy cập một trang web, ngay lập tức biết những gì cần làm. 
Cuộn xuống phần tính năng để tìm hiểu về sản phẩm. 

Đến trang định giá để tìm hiểu về chi phí.
Biết nơi để thực hiện hành động như nút đăng ký và đăng nhập. 
Tự động cuộn trang để tìm các liên kết bổ sung đến các trang khác.
Để tạo ra các thiết kế tương thích với những thói quen tự động này, cần làm cho bố cục nhất quán và tuân theo các nguyên tắc thiết kế phù
hợp. 
Hãy sáng tạo nhưng phải tuân thủ các tiêu chuẩn. 
Các yếu tố chính của thiết kế phải tương tự như các thiết kế hiện có khác.

Chọn đúng font chữ
Chọn font chữ phù hợp có thể mang đến những tác động thú vị về hành vi của người dùng.


Một font chữ serif thường liên quan đến các thiết kế truyền thống. 
Thể hiện được sự tin cậy, đẳng cấp và tơn trọng. 
Đó là lý do tại sao các thương hiệu có uy tín như Time, Yale và Rolex đã sử dụng font chữ này cho các thiết kế logo và thương hiệu của mình.
Các thương hiệu như hiện đại như Airbnb, Google và Microsoft sử dụng font chữ sans-serif để truyền đạt các sản phẩm thông dụng và gần gũi
với người tiêu dùng hơn.

Khi kết hợp font chữ phù hợp, có thể truyền tải thơng điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. 


Không chỉ trong thiết kế logo, mà trong tất cả các loại thiết kế in ấn và kỹ thuật số.
TÂM LÝ HỌC TRONG THIẾT KẾ:
Các yếu tố nhằm thấu hiểu người dùng
Một số người thường nghĩ thiết kế như một công việc nghệ thuật thuần túy, nhưng thực tế là có rất nhiều yếu tố đứng sau.
Cảm xúc về thẩm mỹ và cảm hứng chưa đủ để tạo ra một thiết kế đẹp.
Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế phải có kiến thức nhất định và kỹ năng về các lĩnh vực khoa học khác để thực hiện cơng việc của mình.
Khơng chỉ là nghệ thuật thiết kế mà còn là về các lĩnh vực kiến thức và thực tiễn khác nhau, giúp làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
Vai trò của tâm lý học trong thiết kế
Khuynh hướng thiết kế người dùng là vấn đề trung tâm cho các nhà thiết kế cân nhắc cách tiếp cận công việc đi sâu vào sự hiểu biết của đối

tượng mục tiêu.
Donald A. Norman  “Những điều trong thiết kế hàng ngày” định nghĩa thiết kế như là một hành động của truyền thơng, có nghĩa là sự hiểu biết
sâu sắc của con người với nhau mà người thiết kế truyền đạt.
Để hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu của người dùng, nên ghi nhớ các nguyên tắc tâm lý về hành vi, nguyện vọng và động lực của con người.
Kiến thức về tâm lý học giúp tạo ra những thiết kế khiến cho người dùng thực hiện hành động mà họ mong đợi như mua hàng hoặc liên quan tới
làm việc nhóm.
Các nguyên tắc
Nguyên tắc Gestalt
Học thuyết tâm lý này đã gần được 100 tuổi, nhưng nó khơng hề mất đi tính thực tế.
Từ “gestalt” có nghĩa là “thống nhất toàn bộ“;
Học thuyết này khám phá sự nhận thức về các yếu tố trực quan của người dùng có liên quan với nhau.


Cho thấy cách mọi người có xu hướng nhóm các yếu tố hình ảnh lại. Nguyên tắc người dùng thường gom lại thành một nhóm, bao gồm:
Tính tương đồng: 
Nếu người dùng thấy các vật nhìn na ná nhau, họ sẽ tự động nhận thức rằng chúng là những yếu tố riêng lẻ của một nhóm.
Sự tương đồng giữa các yếu tố thường được định nghĩa qua hình dạng, màu sắc, kích thước, kết cấu hoặc giá trị.
Tính tương đồng cho phép người dùng có cảm giác rằng các yếu tố thiết kế được gắn kết với nhau.

Tính liên tục: 
Là nguyên tắc chuyển động tự nhiên của mắt người nhìn từ vật này sang vật kia.
Điều này thường xảy ra thông qua việc tạo ra các đường cong, cho phép mắt di chuyển theo đường cong đó.
Tính khép kín: 
Là một kỹ thuật dựa trên khuynh hướng của mắt người khi nhìn thấy những hình dạng khép kín.
Khi thấy một đối tượng khơng đầy đủ nhưng người dùng nhận thấy nó như là một hình dạng đầy đủ, người dùng sẽ điền vào những phần cịn
thiếu.
Tính xa gần: 
Khi các đối tượng được đặt gần nhau, mắt người sẽ nhận thấy chúng là một nhóm chứ khơng phải là những yếu tố đơn lẻ, ngay cả khi chúng khá
khác biệt.
Tính hình dạng/phơng nền: 

Ngun tắc này chứng tỏ xu hướng của mắt có thể tách các đối tượng ra khỏi nền của chúng.


Có rất nhiều ví dụ về hình ảnh cho thấy hai yếu tố này tùy thuộc vào nơi mà mắt của bạn tập trung vào đối tượng hoặc nền.
Các nguyên tắc Gestalt nhận định rằng:
Não có xu hướng tạo ra các thủ thuật; vì vậy các nhà thiết kế nên quan sát thực tế trong suốt quá trình sáng tạo để loại trừ khả năng gây hiểu
nhầm.
Phản ứng theo bản năng
Loại phản ứng này xuất phát từ phần đầu được gọi là “bộ não già“, chúng chịu trách nhiệm về bản năng và có phản ứng nhanh hơn ý thức. Phản
ứng theo bản năng được bắt nguồn từ DNA của chúng ta.
Các nhà thiết kế sử dụng kiến thức này để tạo ra một thiết kế ấn tượng cho người dùng.
Khơng khó nếu biết mục tiêu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng.
Xu hướng sử dụng hình ảnh đẹp có độ phân giải cao hoặc hình ảnh đầy màu sắc ở các trang đích, trang web hoặc bất kỳ sản phẩm web, điện
thoại di động nào sẽ đem lại hiệu quả.
Tâm lý học về màu sắc
Khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc lên tâm trí, hành vi và phản ứng của con người được gọi là tâm lý học về màu sắc.
Màu sắc có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dùng.
Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế nên chọn màu sắc có chủ ý để đảm bảo trình bày đúng thơng điệp và hài hòa.
Danh sách các màu cơ bản và ý nghĩa:
Đỏ.
Màu sắc thường kết hợp với cảm xúc đam mê, mạnh mẽ, hoặc hung hãn. Tượng trưng cho cả cảm xúc tốt lẫn xấu bao gồm tình yêu, sự tự tin,
đam mê và tức giận.


Cam.
Màu sắc tràn đầy năng lượng và ấm áp mang lại cảm giác hưng phấn.
Màu vàng.
Đây là màu hạnh phúc. Tượng trưng cho ánh sáng mặt trời, niềm vui và ấm áp.
Màu xanh lá.
Màu sắc của tự nhiên. Mang lại cảm giác thư thái và đổi mới, có thể biểu hiện sự khởi đầu của trải nghiệm.

Màu xanh da trời.
Thường đại diện cho hình ảnh một số cơng ty, cho thấy cảm giác bình tĩnh nhưng như một màu mát mẻ nó cũng liên kết với khoảng cách và nỗi
buồn.
Màu tím. 
Gắn liền chặt chẽ với hồng gia và sự giàu có vì nhiều vị vua mặc quần áo màu tím. Cũng là màu của một bí ẩn và ma thuật.
Đen. 
Màu đen có rất nhiều ý nghĩa. Thường gắn liền với bi kịch và cái chết.
Có ý nghĩa là một bí ẩn. Vừa là màu của truyền thống và hiện đại.
Tất cả mọi thứ phụ thuộc vào cách sử dụng và màu sắc kết hợp.
Trắng. 
Màu sắc có nghĩa là tinh khiết và trong trẻo, cũng như tính tồn vẹn và rõ ràng.


Nhận biết kiểu mẫu
Có thể đã nhận thấy trang web hoặc ứng dụng được kết hợp với một chủ đề thường có các kiểu mẫu chung trong thiết kế.
Đó là do là tâm lý của người sử dụng.
Khi mọi người truy cập vào một trang web hoặc sử dụng một ứng dụng đều mong đợi xem những thứ liên quan đến nhu cầu của họ.
Ví dụ: Truy cập vào trang web của một tiệm cắt tóc, người dùng khơng mong muốn nhìn thấy màu sắc rực rỡ, hình ảnh động vật hoặc bất cứ điều
gì tương tự như vậy; bởi vì nếu nhìn thấy, khiến người dùng nghĩ rằng trang web này là một nguồn tin không đáng tin cậy.
Việc điều hướng thành công phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng như danh sách các bài đăng ở trang đầu của blog, hoặc các bộ lọc trong trang
web thương mại điện tử.
Quét kiểu mẫu
Theo những nghiên cứu của Nielsen Norman Group, nhóm UXPin và những người khác, có một số mẫu quét phổ biến cho các trang web, trong
đó có các mẫu “F” và “Z”.
Mẫu F được gọi là mẫu quét mắt phổ biến nhất, đặc biệt đối với các trang web có số lượng lớn nội dung.
Đầu tiên người dùng sẽ quét một đường ngang ở trên cùng của màn hình, sau đó di chuyển xuống trang một chút và đọc dọc theo đường ngang
trong một khu vực ngắn.
Cuối cùng là một đường thẳng đứng phía bên trái của văn bản, nơi họ tìm các từ khóa trong các câu đầu tiên của đoạn văn.
Nó thường dùng cho các trang có nhiều văn bản như blog, nền tảng tin tức, các bài xã luận theo chủ đề…
Mẫu Z được áp dụng cho các trang không tập trung quá nhiều vào văn bản.

Đầu tiên người dùng sẽ quét qua đầu trang, bắt đầu từ góc trên cùng bên trái, tìm kiếm thơng tin quan trọng và sau đó đi xuống đến góc đối diện
tại đường chéo, kết thúc bằng dòng ngang ở cuối trang, một lần nữa từ trái sang phải.
Đây là kiểu điển hình để qt trang đích hoặc trang web khơng có văn bản và khơng u cầu cuộn trang; có nghĩa là tất cả dữ liệu cốt lõi đều có
thể nhìn thấy trong khu vực trước khi cuộn.


Nếu biết được những kiểu mẫu này, nhà thiết kế có thể đặt các yếu tố quan trọng để phù hợp với nhận thức của người dùng và giúp họ thực
hiện các hành động mong đợi.
Định luật Hick
Định luật này quy định rằng càng nhiều lựa chọn, thì người dùng càng mất thời gian để đưa ra quyết định.
Điều này có nghĩa là sản phẩm cần lựa chọn hình ảnh và nội dung cần thiết để người dùng đưa ra quyết định.
Nếu có quá nhiều lựa chọn, người dùng sẽ cảm thấy khơng hài lịng và có thể ngừng tương tác.
Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế nên chọn những yếu tố quan trọng như các nút, hình ảnh, trang và loại bỏ các tùy chọn khơng cần thiết, giúp
tăng tính khả dụng của sản phẩm.



×