Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Công An Nhân Dân Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 65 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM MINH HỒNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG AN NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM MINH HỒNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG AN NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH

HÀ NỘI, 2021




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “cơng việc thành cơng hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [Hồ Chí Minh tồn tập, tập 5, tr. 313],
“cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc” [Hồ Chí Minh tồn tập, tập 5, tr. 309].
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chính
sách đúng đắn trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Vì thế, con người với tư
cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố quan trọng quyết định sự
phát triển của tổ chức, cơ quan. Chính vì vậy, nguồn nhân lực có vị trí, vai trị
cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển và bảo vệ đất nước.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, nguồn nhân
lực Cơng an nhân dân có vai trị nịng cốt, là lực lượng xung kích, trực tiếp
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự và an tồn xã hội của
đất nước. Việt Nam đang trong xu hướng hòa nhập sâu rộng với quốc tế,
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội của lực
lượng Công an nhân dân càng trở nên hết sức to lớn, nặng nề, khó khăn và
phức tạp. Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước, đấu
tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh, trật tự và các vi phạm pháp
luật khác của đất nước phụ thuộc vào nguồn nhân lực Công an nhân dân, vào
phẩm chất, năng lực trình độ chun mơn và hiệu quả công tác của ngành
Công an và người Công an cách mạng. Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan
trọng của nguồn nhân lực, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh
các chính sách, phát triển nguồn nhân lực nói chung thì những chính sách phát
triển nguồn nhân lực trong lực lượng cơng an nhân dân cũng được Đảng và
Nhà nước quan tâm. Trong thời gian quan, có nhiều chính sách ban hành đã
thúc đẩy sự phát triển của lực lượng công an nhân dân, góp phần quan trọng


1


trong phát triển lực lượng, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, tạo mơi
trường hịa bình ổn định, an ninh, an toàn, lành mạnh cho phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế
trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực công an nhân dân đã bộc lộ một số
hạn chế cả về phương diện số lượng, cơ cấu và chất lượng của nguồn nhân
lực. Đó là số lượng biên chế của nguồn nhân lực công an nhân dân chưa đủ so
với địi hỏi thực tế của tình hình hiện nay; cơ cấu đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
chưa thật sự hợp lý. Về mặt chất lượng, tình trạng một bộ phận không nhỏ cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có biểu hiện thiếu bản lĩnh chính trị, suy thoái
về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng rất lớn
tới việc quản lý cũng như phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân trong
bối cảnh hiện nay. Nhìn chung, cơng tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực
Công an nhân dân vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của tình
hình nhiệm vụ mới. Điều này địi hỏi các cấp quản lý cần phải có những chính
sách phù hợp để phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân ngày càng đủ về
số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông
chảy vào nước ta được chia làm đơi. Phía đơng An Giang giáp Đồng Tháp và
Tp. Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước
Cam-pu-chia. Chính vì vị trí địa lý này mà An Giang có nhiều cửa ngõ đi qua
nước bạn Cam-pu-chia - đây vừa là điệu kiện thuận lợi để thông thương giữa
hai nước nhưng cũng là vấn đề khó khăn trong cơng cuộc bảo vệ an ninh,
quốc gia, chống các thế lực thù địch xâm phạm lãnh thổ. Trong thời gian qua,
Công an tỉnh An Giang đã có nhiều nỗ lực đạt kết quả cao trong cơng cuộc
phát triển đất nước cũng như chống các âm mưu, chống phá của kẻ thù. Tuy
nhiên, với nhiệm vụ và điều kiện đặt ra trong bối cảnh hội nhập hiện nay, lực

lượng Cơng an nói chung và lực lượng Cơng an tỉnh An Giang nói riêng cần

2


phải có những chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ vững mạnh hơn nữa
để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Từ lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang” làm luận
văn thạc sĩ cho chuyên ngành Chính sách cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết nói về phát triển nguồn
nhân lực có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn, có thể kể đến các
cơng trình nghiên cứu, bài viết như sau:
2.1 Nhóm cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung
- Phạm Minh Hạc (1996) với “Vấn đề con người trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tài liệu
này đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện chiến lược con người với
tư tưởng: Coi con người là trung tâm của sự phát triển, là giá trị của mọi giá
trị; nhân tố con người, sự phát triển con người, nguồn lực con người có ý
nghĩa quyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần, là giá trị của mọi
giá trị. Đề tài bước đầu đã trình bày khái niệm phát triển nguồn lực con người
và cấu trúc của khái niệm đó. Bên cạnh đó, đề tài nêu khá rõ mối quan hệ giữa
đào tạo, sử dụng và việc làm với phát triển nguồn lực con người; Trên cơ sở
đó xác định trách nhiệm quản lý của Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đối
với việc phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
- Tác giả Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001) với tác phẩm “Phát
triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Tài liệu này đã đưa ra cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cùng các

giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học nước ta thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2000-2020.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

3


quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò con người và định hướng về
phát triển nguồn lực con người nói chung, trong ngành giáo dục nói riêng; nội
dung tài liệu đi sâu phân tích tính đặc thù trong sự phát triển nguồn nhân lực
của giáo dục đại học, đồng thời kiến nghị một số giải pháp chủ yếu về phát
triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam.
- Giáo sư Phạm Tất Dong (2001): “Định hướng phát triển đội ngũ trí
thức Việt Nam trong cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa”, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Trên cơ sở khái qt tình hình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước và một số vấn đề đặt ra về nguồn lực trí tuệ, tác giả đã khẳng định vai
trị của đội ngũ trí thức trong cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa; làm rõ ưu điểm,
hạn chế của đội ngũ trí thức nước ta, từ đó đề xuất những định hướng hoạch định
chính sách xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010.
- Trần Minh Mẫn (2009): “Phát triển nguồn nhân lực quản lý văn hóa
của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2020”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành
chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM. Đề tài đề xuất các giải
pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý văn hóa của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2010-2020; đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong tình hình hiện nay. Các nhiệm
vụ cơ bản của đề tài là: Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn nhân lực quản lý văn
hóa; tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về văn hóa ở tỉnh
Đồng Tháp từ năm 2000 đến năm 2009; xây dựng các nhóm giải pháp phát triển
nguồn nhân lực quản lý văn hóa ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Vũ Bá Thể (2005) với tác phẩm “Phát huy nguồn lực con người để

cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn
Việt Nam”, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. Tác phẩm đã hệ thống hóa và
khái quát lại một số vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển
nguồn nhân lực, vai trò và sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực cũng như
phân loại nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cịn trình bày kinh nghiệm phát triển

4


nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới để phát triển kinh tế, thực trạng
nguồn nhân lực ở nước ta trong những năm qua. Từ đó, đề xuất định hướng
và những giải pháp phát huy nguồn lực con người trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nguyễn Hữu Dũng (2003) với tác phẩm “Sử dụng hiệu quả nguồn lực
con người ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong đó, tác giả đã
phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố,
sử dụng nguồn lực con người. Từ đó, đề xuất các chính sách và giải pháp
nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người
trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhóm tác giả PGS, TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyễn Duy Hùng với tác
phẩm “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Các tác giả
của cơng trình này đã đề cập những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng như của Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực, cách tiếp cận
nghiên cứu nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân
lực; Khái lược những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số
ngành trong nước và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; Đồng thời
phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp của
phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay, nguồn nhân lực
chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; Phát triển nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quan hệ lao động…
Các cơng trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguồn
nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Tuy nhiên, các cơng trình
này, chưa đề cập đến nguồn nhân lực Công an trong quá trình hội nhập quốc
tế, nhưng đây là một gợi mở cho tác giả tham khảo để nghiên cứu làm sáng tỏ
các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nói chung, là cơ sở để hồn thiện đề tài
luận văn.

5


2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực cơng an
nhân dân
- Nguyễn Tốt với cơng trình “Phát triển nguồn nhân lực cơng an nhân
dân trong q trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, TP.HCM, 2013. Đề
tài này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Cơng an nhân dân trong q trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Để đạt được
mục tiêu trên, luận án đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ như nghiên cứu lý
luận về nguồn nhân lực Công an nhân dân; tìm hiểu các kinh nghiệm và bài
học về phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân trong và ngồi nước;
khảo sát thực trạng nguồn nhân lực Cơng an nhân dân trong quá trình hội
nhập quốc tế ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Cơng an nhân dân trong q trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong thời
gian tới. Đây là những luận thuyết quan trọng cho tác giả tiếp thu về mặt lý
luận trong quá trình làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Trần Quang Trọng với công trình: “Xây dựng lực lượng Cơng an nhân
dân trong tình hình mới” Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2006; đề tài đã
làm sáng tỏ thực trạng lực lượng Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng lực lượng Công an

nhân dân về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tác giả
sẽ kế thừa những vấn đề nghiên cứu này, để có cái nhìn tồn diện về nguồn
nhân lực Cơng an nhân dân hiện nay và đề ra những giải pháp phù hợp cho
vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Cuốn sách “Xây dựng đội ngũ trí thức Cơng an nhân dân trong tình hình
mới” của Tổng cục xây dựng lực lượng, Bộ Công an, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2009; cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội
ngũ trí thức Cơng an nhân dân và xây dựng đội ngũ trí thức Cơng an nhân
dân, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển lực lượng nhân

6


lực trí thức cơng an nhân dân. Đây là những luận thuyết quan trọng để tác giả
làm tiếp cận và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Bộ Công an với cuốn sách: “Công tác xây dựng lực lượng Công an nhân
dân - những vấn đề lý luận thực tiễn” Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011;
nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về xây dựng lực lượng Công
an nhân dân trong bối cảnh hiện nay, từ thực tiễn đó đề xuất một số giải pháp
để xây dựng lực lượng vững mạnh. Đây là những luận thuyết vô cùng quan
trọng cho tác giả, những vấn đề này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp cận và làm sáng
tỏ các vấn đề lý luận của luận văn.
Bộ Công an với cuốn sách: “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công
an giai đoạn 2011-2020” Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2012; nghiên cứu
đã làm sáng tỏ các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến phát triển nhân lực ngành
Công an giai đoạn 2011 – 2020, trên cơ sở đánh giá thực trạng lực lượng
ngành Công an về số lượng, cơ cấu và chất lượng, nghiên cứu đã đề xuất mục
tiêu, quan điểm, nội dung phát triển nhân lực, giải pháp thực hiện Quy hoạch
phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 – 2020. Đây là một cơng
trình nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với tác giả luận văn, cung cấp cho luận

văn cơ sở khoa học trong việc tiếp cận nguồn nhân lực Cơng an nhân dân.
Ngồi các cơng trình, đề tài nghiên cứu trên, cịn có nhiều luận văn, luận
án và bài viết trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực Cơng an nói riêng. Các cơng trình, đề tài này là
những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài Luận văn.
Tóm lại, qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận
thấy các nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến chính sách phát triển nguồn nhân
lực chung hoặc trong các cơ quan hành chính nhà nước; chưa có đề tài nào
nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân của
một tỉnh cụ thể trên phương diện khoa học chính sách cơng. Đề tài “Thực
hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân trên địa bàn

7


tỉnh An Giang” là một đề tài hoàn toàn mới và có thể khẳng định vấn đề
nghiên cứu của đề tài cũng hồn tồn mới, khơng có sự trùng lắp với các đề
tài nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân
lực Công an nhân dân. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân
lực tại Cơng an tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Cơng an nhân dân nói chung và
Cơng an tỉnh An Giang nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tiến hành phân
tích, làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
Công an.

- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân
lực Cơng an nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát
triển nguồn nhân lực tại Cơng an nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Cơng an
nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020.
Về không gian: Tại Công an tỉnh An Giang.
Về nội dung: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Công an
nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.

8


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài sử dụng cơ sở lý luận nghiên cứu chính sách cơng kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế với cách tiếp cận đa ngành về
khoa học xã hội. Vận dụng lý thuyết chính sách cơng qua thực tiễn giúp hình
thành lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực Cơng an.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát: Đề tài sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát số lượng cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị, địa phương thuộc lực
lượng Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang. Phương pháp này giúp
cho tác giả nghiên cứu tìm ra những thơng tin thực tế, khách quan và đó là
những căn cứ cần thiết cho những kết luận nghiên cứu khoa học.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ việc thu thập số liệu khảo sát trên,

tác giả sẽ phân tích chi tiết từng nội dung khảo sát để đánh giá chính sách
phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn tại công an tỉnh An Giang. Phương
pháp phân tích tổng hợp số liệu khảo sát sẽ giúp cho tác giả đánh giá được
thực trạng nguồn nhân lực thực tiễn Cơng an tỉnh An Giang. Bên cạnh đó,
trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả nghiên cứu
sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên bình diện khoa học chính sách cơng và từ
đó có những đề xuất phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách phát triển
nguồn nhân lực tại Công an tỉnh An Giang.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu được sử dụng trong nghiên
cứu này chủ yếu là các cơng trình nghiên cứu, các đề tài khoa học về phát
triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực Cơng an nói riêng; các tài liệu của
Đảng và Nhà nước về lĩnh vực an ninh – quốc phòng; chương trình, kế hoạch
của ngành Cơng an, đặc biệt là Cơng an tỉnh An Giang về chính sách phát
triển nguồn nhân lực trong ngành. Qua phương pháp này, tác giả sẽ tìm hiểu,
nghiên cứu cơ sở lý luận, quan điểm và định hướng của Đảng, Nhà nước,

9


ngành Cơng an về chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn tại Công
an tỉnh An Giang hiện nay.
Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá
việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn tại Công an
tỉnh An Giang.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là đề tài nghiên cứu thuộc ngành chính sách cơng, nghiên cứu,
đánh giá những nội dung về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
tại Công an tỉnh An Giang; các quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước
và của ngành Công an về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cơng an trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài của luận văn là cơ sở để thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực tại Công an tỉnh An Giang nhằm hướng đến cải thiện chất lượng đội
ngũ nguồn nhân lực Công an tại tỉnh An Giang, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an
ninh, ổn định trật tự xã hội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp Cơng an tỉnh An Giang xây
dựng kế hoạch, hoạch định, quy hoạch và tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và
đánh giá sử dụng nguồn nhân lực Công an tỉnh An Giang chính quy, tinh nhuệ
trong những năm tới.
Đây cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến chính sách
phát triển nguồn nhân lực Công an thông qua việc nâng cao chất lượng cao
nguồn nhân lực Công an tại tỉnh An Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 03 chương, cụ thể như sau:

10


- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực Cơng an nhân dân.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh An
Giang.

11



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CƠNG AN NHÂN DÂN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm chính sách cơng
Hiện nay, có rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu có những quan niệm
khác nhau về chính sách cơng, có thể kể đến các quan niệm sau:
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [30] .
Theo B. Guy Peter định nghĩa: “Chính sách cơng là tồn bộ các hoạt
động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc
sống của mọi người dân” [21].
Theo Nguyễn Hữu Hải cho rằng: “Chính sách cơng là những hành
động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng
đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội
phát triển” [25].
Theo TS. Nguyễn Thị Hoa cho rằng: “Chính sách cơng là tập hợp các
quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng đến các
nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm phục vụ cho lợi ích cơng, cho sự phát triển
của xã hội”.[28]
Theo PGS.TS Lê Chi Mai cho chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ
một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề
chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế-xã hội theo mục tiêu xác định”[31]

12













×