Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.47 KB, 10 trang )

CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
Nội dung:
- Đặc điểm tiếng Việt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
- Nguyên tắc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
- Yêu cầu về chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
- Phương pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
- Cách thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép
* Đặc điểm tiếng Việt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
a)Đối với lớp mẫu giáo ghép khơng có trẻ dân tộc thiểu số
Trẻ học ở lớp mẫu giáo ghép thường sống ở vùng sâu vùng xa, vùng sông nước;
môi trường giao lưu không thuận tiện; việc giao tiếp và sử dụng tiếng Việt ở gia
đình cịn ít được chú ý rèn luyện một cách đầy đủ nên:
- Trẻ có thể thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, nhất là với người lạ,
- Khả năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế (khả năng chú ý lắng nghe, nghe hiểu
và nhớ thông tin bằng ngôn ngữ cịn hạn chế; khả năng biểu đạt chưa hồn thiện,
nói ngọng, vốn từ hạn hẹp,...)
- Vốn hiểu biết về thế giới xung quanh nghèo nàn nên ảnh hưởng đến việc sử
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
b) Đối với lớp ghép có trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số
Trẻ trong tập thiểu số học ở lớp mẫu giáo ghép này thường sống ở vùng miền
núi; môi trường giao lưu hạn chế; hiểu biết về tiếng Việt của phụ huynh chưa
thật tốt, thường sử dụng tiếng mẹ để trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy:
- Trẻ học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
- Trẻ thường phát âm không chuẩn âm tiếng Việt do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ
- Trẻ ln có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vui chơi, kể cả
khi ở lớp.
- Vốn kinh nghiệm/ hiểu biết về cuộc sống và kỹ năng ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ cịn
nghèo nàn nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tiếng Việt.
- Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế về không gian và thời gian,
chủ yếu để giao tiếp tiếng Việt trong thời gian trẻ học ở trường/lớp mẫu giáo.
- Có sự khác biệt văn hóa và điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số, nhất


là trong lớp ghép có nhiều trẻ thuộc các dân tộc khác nhau học cùng nhau.


* Nguyên tắc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
a) Nguyên tắc 1: Nội dung chuẩn bị tiếng Việt gắn với nội dung đang học của
các độ tuổi ở lớp ghép
- Nội dung chuẩn bị tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép thực hiện theo nội dung
giáo dục phát triển ngơn ngữ trong Chương trình giáo dục mầm non với từng độ
tuổi.
- Nội dung chuẩn bị tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép là nội dung chuẩn bị những
hiểu biết về từ và câu có trong nội dung trẻ sẽ học ở hoạt động học trong tuần,
trong buổi sau hoặc ôn luyện nội dung đã được học.
- Nội dung chuẩn bị tiếng Việt phải phù hợp khả năng của trẻ theo từng độ tuổi
trong lớp ghép.
b) Nguyên tắc 2: Khuyến khích trẻ ở các độ tuổi sử dụng tiếng Việt để tương tác
trong mọi hoạt động
- Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất sử dụng trong nhà trường. Do đó, trẻ đến
trường mầm non là học bằng tiếng Việt và học tiếng Việt (đối với vùng dân tộc
thiểu số)
- Giáo viên cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt để học và giao tiếp với nhau
trong các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ hoàn thiện Tiếng Việt
trước khi bước vào lớp 1.
- Giáo viên tổ chức các hoạt động để tăng cường khả năng nghe hiểu và nói
tiếng Việt, đặc biệt là hoạt động vui chơi mà ở đó trẻ ở các độ tuổi có thể học và
chia sẻ với nhau.
- Giáo viên tổ chức các hoạt động khuyến khích sự tham gia tích cực của trẻ ở
các độ tuổi khác nhau.
c) Nguyên tắc 3: Chuẩn bị tiếng Việt cần gắn với tình huống thực tế
- Trẻ học tiếng Việt để sử dụng vào học tập và giao tiếp sau này, do đó trẻ cần
học cách sử dụng đúng từ và câu nói trong các ngữ cảnh phù hợp tương tự.

- Trẻ ở các độ tuổi khác nhau học cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với trẻ
(văn hóa giao tiếp của trẻ nhỏ tuổi với trẻ lớn tuổi hơn và ngược lại), học cách
chia sẻ và hợp tác...
- Giáo viên cần tạo các tình huống để trẻ vận dụng những từ và câu đã học được
vào việc nghe hiểu và biểu đạt bằng tiếng Việt.
d) Nguyên tắc 4: Giáo viên vùng dân tộc thiểu số phải tích cực sử dụng tiếng
Việt trong môi trường lớp học


- Giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số chỉ sử dụng tiếng Việt trong giao
tiếp với trẻ ở lớp. Tiếng mẹ đẻ chỉ được sử dụng khi rất cần thiết ( những ngày
đầu tiên trẻ mới đi học, những từ mới mang tính trừu tượng...)
- Giáo viên tổ chức hoạt động chuẩn bị tiếng Việt thông qua các hoạt động giáo
dục, các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trong đó có một buổi học
(đọc thơ, kể chuyện, hát, rèn luyện từ và câu nói...) Nhưng tốt nhất thông qua
hoạt động chơi (chơi chung cả lớp, chơi theo nhóm nhỏ trong các góc hoạt
động).
- Tạo mơi trường nói tiếng Việt trong lớp. Trong các hoạt động chơi, yêu cầu trẻ
nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, sao cho trẻ đến lớp mẫu giáo được "đắm
mình" trong môi trường tiếng Việt.
* Yêu cầu về chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
a) Về nội dung
- Đảm bảo nội dung chuẩn bị tiếng Việt theo nội dung giáo dục phát triển ngơn
ngữ trong Chương trình Giáo dục mầm non.
- Đảm bảo sự phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của tất cả các trẻ ở các
độ tuổi có trong lớp ghép.
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện sống, đặc điểm ngôn ngữ và truyền thống văn
hóa các dân tộc ở địa phương.
b) Về phương pháp thực hiện
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhằm giúp trẻ:

+Tích cực hoạt động ngơn ngữ (nghe và nói tích cực).
+ Hiểu bản chất của sự vật hiện tượng.
+ Phát triển tư duy ngôn ngữ, đặc biệt là ngơn ngữ biểu đạt/ trình bày.
- Phương pháp sử dụng trị chơi là phương pháp chính, bởi vui chơi là hoạt động
chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Giáo viên sử dụng đa dạng các trò chơi ngôn
ngữ phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở từng độ tuổi của trẻ trong lớp.
- Phương pháp dạy học tương tác phù hợp nhất để phát triển lời nói, trong đó
giáo viên chú trọng đến sự tương tác giữa cái trẻ cùng độ tuổi - khác độ tuổi
trong cùng một lớp (tạo cơ hội cho trẻ học tập và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau).
- đối với trẻ dân tộc thiểu số học tiếng Việt, giáo viên cần sử dụng phương pháp
trực quan hành động (phương pháp trực quan hành động đối với cơ thể; phương
pháp trực quan hành động đối với đồ vật; phương pháp trực quan hành động với
tranh; phương pháp trực quan hành động với truyện kể).


c) Về điều kiện thực hiện
- Giáo viên phải hết sức nhiệt tình và chủ động trong tổ chức các hoạt động
chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ:
+ Khai thác và sử dụng tối đa những hoạt động, trò chơi sẵn có để tăng cường
tiếng Việt cho trẻ.
+ Tìm kiếm và khai thác văn hóa dân gian của địa phương, văn hóa dân tộc thiểu
số, vận dụng phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt với trẻ ở các độ tuổi
trong lớp ghép của mình.
+ Tổ chức những hoạt động, trò chơi mới đáp ứng mục tiêu chuẩn bị tiếng Việt
cho trẻ.
+ Tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, điều kiện mơi trường
xung quanh gần gũi để trẻ học tiếng Việt.
+ Ở vùng dân tộc thiểu số, sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng (cha mẹ của
trẻ, các anh chị lớp trên...) để giúp trẻ học tiếng Việt. Sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng (loa, đài, băng đĩa,...) Trẻ có cơ hội nghe tiếng Việt được

phát ra từ các nguồn khác nhau. Mặt khác, khai thác văn hóa dân gian của các
dân tộc để trẻ có điều kiện làm quen và mở rộng vốn hiểu biết của mình.
* Phương pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
Giáo viên là người biết rõ các em cần học cái gì và học như thế nào. Giáo viên
cần nắm vững mức độ nhận thức, vốn kinh nghiệm cá nhân và khả năng tiếng
việt của từng trẻ trong lớp ghép để điều chỉnh số lượng từ; loại từ; cấu trúc câu
và cách thức biểu đạt phù hợp với một buổi tăng cường tiếng việt cho trẻ, tạo
điều kiện để trẻ được thực hành nhiều, củng cố thường xuyên trong học tập và
giao tiếp.
Đối với trẻ không phải dân tộc thiểu số:
Phương pháp sử dụng trò chơi: đây là cách thức sử dụng các trị chơi để trẻ học
những từ, câu nói mới cũng như ơn luyện cách sử dụng chúng trong tình huống
thực tế. Học qua chơi luôn tạo hứng thú và đạt hiệu quả cao, trẻ không cảm thấy
bị áp lực trong học tập. Tùy vào khả năng ngôn ngữ, giáo viên tổ chức các trò
chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi âm nhạc… gắn với phát triển vốn từ
hoặc câu cho trẻ. Giáo viên nên sử dụng các trị chơi phát triển ngơn ngữ tùy
theo khả năng học tiếng việt của trẻ: trò chơi phát triển kỹ năng nghe, trò chơi
phát triển vốn từ, trò chơi rèn luyện câu, trị chơi lời nói biểu cảm… ví dụ như:
Trị chơi phát triển kỹ năng nghe giúp hình thành ở trẻ kỹ năng lắng nghe và
nghe hiểu lời nói của người khác. Trị chơi ‘Đốn xem cơ nói về ai?’: giáo viên


nêu một vài đặc điểm nổi bật của một bạn trong lớp và khuyến khích trẻ đốn
xem cơ nói về ai? Bạn nào?
Trò chơi phát triển vốn từ nhằm làm phong phú vốn từ của trẻ cũng như tích cực
hóa vốn từ. Các trò chơi gọi tên các đồ vật, con vật kèm theo các hình ảnh hoặc
sử dụng các từ kết hợp với các động tác, hiệu lệnh(hát, chạy, tiến lên phía trước,
quay sang phải,…)
Trị chơi rèn luyện câu nói giúp trẻ biết cách sử dụng từ vào trong câu nói, rèn
luyện trẻ nói câu đúng ngữ pháp sao cho câu nói của trẻ ngày càng phong phú và

đa dạng. Trò chơi ‘con vật nào bị mất nhà?’ cũng là để giúp trẻ có nhiều cơ hội
nhắc lại cái từ được học. Giáo viên phát cho mỗi trẻ một tranh lơ tơ con vật(có
thể đổi sang chủ đề khác như rau, quả, hoa, phương tiện giao thông,…) mỗi trẻ
ngồi vào một ghế xếp thành vòng tròn và quay lưng lại với nhau. Cô và trẻ cùng
nhắc lại tên các con vật trên lô tô. Cô hát một bài hát cho trẻ đi/chạy quanh vịng
trịn ghế đó. Giáo viên cất một ghế. Bất thình lình cơ ngừng hát và mỏi trẻ phải
chạy thật nhanh chiếm một ghế. Sẽ có một bạn khơng có ghế, giáo viên hỏi trẻ
“con vật nào mất nhà rồi?”, trẻ gọi tên con vật đó. Sau đó, cơ và trẻ cùng
xem/gọi tên những con vật nào vẫn cịn nhà. Sau đó, trị chơi lại tiếp tục như
trên.
Phương pháp sử dụng các bài hát, văn vần, đồng dao: là cách thức sử dụng các
bài hát, văn vần, ca dao, đồng dao vào việc rèn kỹ năng nghe và nói tiếng việt,
đồng thời giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu và nhạc điệu ngôn ngữ.
Qua bài hát, bài văn vần, ca dao, đồng dao trẻ học từ mới và luyện câu nói,
luyện ngữ điệu của lời nói.
Trẻ học đầy hứng thú và dễ nhớ từ/câu nói qua bài hát, bài thơ, đồng dao…. Nhờ
vần điệu, nhịp điệu và nhạc điệu của ngôn ngữ. Các bài hát, bài thơ có nội dung
gần gũi với hiểu biết của trẻ, câu nói ngắn gọn và đơn giản, phù hợp với khả
năng ngôn ngữ của trẻ. Một số bài văn vần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc đối với
trẻ như bài: Con cá vàng_giáo viên đọc bài thơ kèm theo hành động minh họa
động tác cá bơi, thể hiện được nhịp điệu của lời văn. Hoặc bài đồng dao “con
rùa”_giáo viên vừa đọc thơ vừa cho trẻ vận động các ngón tay làm con rùa đang
bị.
Phương pháp trị chuyện: trị chuyện thường xuyên qua các chủ đề khác nhau,
trong mọi tình huống trong cuộc sống là cách thức giúp trẻ mở rộng vốn từ, tích
cực hóa vốn từ và rèn luyện câu, nói đúng ngữ pháp. Giáo viên có thể sử dụng
các cách trò chuyện sau:
Trò chuyện theo tranh, vật thật: Hằng ngày, giáo viên cho trẻ xem tranh, quan
sát vật thật và đặt câu hỏi tìm hiểu hay giải thích theo nội dung bức tranh hay vật
thật. Tùy theo khả năng của từng đối tượng trẻ trong lớp, giáo viên đặt câu hỏi



phù hợp. Các câu hỏi nên được chuẩn bị trước. Nội dung trò chuyện gắn với
những nhân vật, sự kiện thể hiện trong bức tranh.
Trò chuyện theo sự kiện đang hoặc đã xảy ra: giáo viên cần ‘bắt lấy’ những sự
việc, hiện đang xảy ra hoặc đã xảy ra để đặt câu hỏi đối với trẻ. Các câu hỏi phù
hợp với những đối tượng cụ thể. Nội dung trò chuyện gắn với những nhân vật và
sự kiện đang hoặc đã diễn ra.
Trò chuyện theo chủ đề: giáo viên sử dụng chủ đề mà trẻ đang học để làm nội
dung trò chuyện. Giáo viên khơi gợi chủ đề và đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời.
Phương pháp kể chuyện: là cách thức giúp trẻ sử dụng vốn từ của mình để biểu
đạt suy nghĩ, trình bày những cảm xúc bằng lời nói và cách thức trẻ rèn luyện
câu nói đúng ngữ pháp. Giáo viên có thể sử dụng các cách kể chuyện sau:Kể
chuyện được nghe, kể chuyện theo tranh, kể lại sự việc đã xảy ra, kể theo từng
đoạn và kết thúc truyện kể, kể chuyện theo nhân vật cho trước, kể chuyện theo
chủ đề, kể chuyện sáng tạo
Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc viết tiếng Việt: là cách thức tổ chức các
hoạt động để trẻ tiếp cận với chữ viết. Làm quen với đọc viết chủ yếu đối với trẻ
mẫu giáo 5 tuổi, song cũng có thể áp dụng cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi và 4 tuổi làm
quen với chữ cái qua trò chơi, đọc/xem sách tranh truyện...một cách phù hợp.
Trẻ có thể học cùng các anh chị trong khi chơi với nhau.
Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc: Giáo viên có thể sử dụng các cách khác
nhau như:
- Nhận biết và gọi tên các chữ cái tiếng Việt
- Tìm những chữ cái đã học trong từ có ý nghĩa, trong các câu nói có ý nghĩa.
- Tìm các chữ cái giống nhau và nói vị trí của các chữ đó trong từ có ý nghĩa.
- Tìm cái từ giống với từ có trong tranh và xếp ở dưới từ trong bức tranh để trẻ
so sánh.
- Xếp chữ cái theo mẫu
- Cho trẻ đọc truyện tranh và suy nghĩ theo nội dung tranh, sau đó kể lại cho các

bạn nghe câu chuyện bằng ngơn ngữ của mình.
- Cho trẻ xem tranh và gợi ý trẻ nói về bức tranh bằng tiếng Việt theo khả năng
của mình. Khuyến khích trẻ nói càng nhiều càng tốt.
- Trẻ tự sáng tạo ra câu chuyện từ bức tranh mà trẻ đã "đọc", sau đó kể lại câu
chuyện của mình cho các bạn nghe.
- Đọc truyện cho trẻ nghe kết hợp với xem tranh, sau đó cho trẻ "đọc" lại chuyện
theo trí nhớ và ngơn ngữ của mình.


- Khuyến khích trẻ tìm các chữ đã học trong mơi trường xung quanh(trong tên
của mình, trong các bảng biểu, mác găn ở lớp...); đọc bài báo và tìm chữ cái đã
học.
- Tạo chữ cái từ bộ phận cơ thể hoặc từ các ngón tay.
Phương pháp cho trẻ làm quen với viết:
- Để trẻ làm quen với viết cần giúp trẻ luyện cơ ngón tay qua các hoạt động xâu
hạt, xỏ dây vào lỗ, vặn nút chai, cầm bút vẽ, viết tự do, chơi đất sét/ đất nặn, gấp
giấy, hoặc xé, dán đặc biệt qua việc chơi các trò chơi ngón tay.
- Các trị chơi ngón tay giúp phát triển các cơ nhỏ ngón tay, tạo sự khéo léo và
mềm mại của các ngón tay. Trị chơi ngón tay như: làm con cua bò, cá bơi,
chuột chạy, con kiến...
- Viết trên bảng đen, viết bằng que, phấn trên nền nhà, viết trong khơng khí, viết
trong lịng bàn tay, viết vào lưng bạn...
- Làm các chữ rỗng, viết theo ý thích, "viết" thư cho bạn, làm bưu thiếp chúc
bạn,...
Đối với trẻ dân tộc thiểu số:
Phương pháp trực quan hành động: đối với trẻ dân tộc thiểu số cần phải chuẩn bị
tiếng Việt cho trẻ vì khi đến lớp mẫu giáo, trẻ hồn tồn khơng biết hoặc chỉ biết
ít tiếng Việt. Do đó, ngồi những phương pháp đã nêu ở trên, giáo viên cần sử
dụng phương pháp trực quan hành động giúp trẻ dân tộc thiểu số thuận lợi trong
việc học tiếng Việt. Các phương pháp trực quan hành động gồm:

a) Phương pháp trực quan hành động với cơ thể
b) Phương pháp trực quan hành động với đồ vật
c) Phương pháp trực quan hành động với tranh ảnh
1 - Sử dụng các bức tranh có sẵn
+ Giáo viên trị chuyện với trẻ về nội dung bức tranh nhằm gợi nhớ từ và câu có
liên quan.
+ Giáo viên cho trẻ mẫu giáo lớn nói về nội dung bức tranh sau khi trị chuyện.
+ Giáo viên cho trẻ mẫu giáo bé bắt chước tập nói về nội dung bức tranh.
+ Nếu tiếng Việt của trẻ tốt, có thể cho trẻ kể chuyện theo tranh.
2 - Vẽ tranh theo yêu cầu của cô
+ Giáo viên trò chuyện với trẻ về bức tranh (chủ đề) sẽ vẽ
+ Giáo viên cùng trẻ vẽ bức tranh theo lời nói của cơ


+ Giáo viên cho trẻ nói về bức tranh vừa vẽ
+ Khi trẻ có hiểu biết tiếng Việt tốt có thể cho trẻ kể chuyện theo tranh đã vẽ
3 - Di chuyển tới các bức tranh/ảnh trong môi trường xung quanh.
d) Phương pháp trực quan hành động với câu chuyện
Phương pháp này được áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ và câu mới ở
phần trực quan hành động với cơ thể và trực quan hành động với đồ vật nhằm
mục đích thực hành vận dụng các từ và câu nói đã học và câu nói biểu đạt.
- Sau khi trẻ đã học từ và câu, giáo viên có thể sáng tạo ra một câu chuyện có
gắn các từ và câu nói đó.
- Kể lại một câu chuyện từ tiếng mẹ đẻ và chuyển nội dung sang tiếng Việt
- Kể chuyện tiếp sức
- Dựng chuyện dựa trên tranh ảnh
- Trình bày
- Sử dụng một số truyện kể đơn giản nội dung gần gũi dễ hiểu
- Khi dạy ở lớp mẫu giáo ghép giáo viên yêu cầu trẻ mẫu giáo bé nhắc lại lời
thoại những từ tượng hình, từ tượng thanh; cịn với trẻ mẫu giáo lớn hơn khi

trình độ tiếng Việt tốt thì kể lại nội dung câu chuyện.
- Trong một buổi tăng cường tiếng Việt, giáo viên sử dụng linh hoạt các phương
pháp trực quan nêu trên tùy thuộc vào thực tế khả năng tiếng Việt của trẻ.
Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt
Phương pháp này giúp trẻ dân tộc thiểu số hiểu nhanh chóng chính xác nghĩa
của từ và câu tiếng Việt. Để trẻ mạnh dạn, tự tin khi đến lớp cũng như hòa đồng
vào hoạt động chung của lớp, giáo viên tạo cơ hội cho trẻ mới đi học được nói
bằng tiếng mẹ đẻ với các bạn, sau đó dần khuyến khích trẻ nói tiếng Việt và
giảm dần tiếng mẹ đẻ. Giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được "nói, nói và
nói" bằng tiếng Việt về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ (sự
vật, hiện tượng, công việc sinh hoạt,...), Chỉ khi nào không hiểu nghĩa tiếng Việt
thì giáo viên sử dụng tiếng mẹ để giải thích nghĩa.
Phương pháp luyện tập theo mẫu
Phương pháp này là cách thức cho trẻ nhất đi nhắc lại đúng và chính xác từ câu
để rồi trên cơ sở đó trẻ có thể sáng tạo ra các câu mới trên câu mẫu. Để trẻ có
thể ghi nhớ và sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh, giáo viên cần cho trẻ thực hành
thường xuyên các mẫu câu đã được học.


Vận dụng các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số vào loại
hình lớp ghép 2, 3 độ tuổi
- Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép ít hiểu biết tiếng Việt
+ Với lớp ghép có trẻ dân tộc thiểu số ít hiểu biết tiếng Việt, trước hết giáo viên
sử dụng các phương pháp chủ yếu để dạy tiếng Việt là: phương pháp trực quan
hành động với cơ thể, với đồ vật; phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ; phương
pháp luyện tập nói theo mẫu; phương pháp trị chơi
+ Khi trẻ có một số vốn từ và kinh nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt nhất định, giáo
viên sử dụng thêm các phương pháp trực quan hành động với tranh/ ảnh và
phương pháp trực quan với câu chuyện nhằm mở rộng khả năng nghe hiểu nội
dung thông tin, phát triển kỹ năng biểu đạt ý bằng các câu nói khác nhau.

- Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép có hiểu biết tiếng Việt tốt: với lớp ghép có
trẻ dân tộc thiểu số hiểu biết tiếng Việt khá tốt, giáo viên cần sử dụng các
phương pháp chính để tăng cường tiếng Việt cho trẻ như sau:
+ Phương pháp trực quan hành động với chanh và trực quan hành động với
chuyện kể để trẻ mẫu giáo được tập nghe hiểu và thực hành lời nói trong các
tình huống của cuộc sống.
+ Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho trẻ ít được sử dụng,
chỉ khi hướng dẫn luật chơi mới mà trẻ khơng hiểu thì mới sử dụng để giải thích
những từ và câu khó hiểu đối với trẻ.
+ Phương pháp luyện tập nói theo mẫu nhằm luyện cho trẻ Trình bày câu dài,
câu phức tạp hoặc biểu đạt thông tin dài, kể câu chuyện bằng ngơn ngữ của bản
thân.
+ Phương pháp trị chơi giúp trẻ hứng thú học, gắn với học nói các đoạn văn vần
bài thơ, đồng dao,
- Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép có hai, ba độ tuổi: với lớp ghép có hai, ba độ
tuổi khác nhau giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hết sức linh hoạt và có
sự phân hóa đối tượng khi dạy, tùy thuộc nội dung dạy tiếng Việt.
+ Dạy từ và câu mới
+ Tăng cường tiếng Việt đã học
* Cách thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp mẫu giáo
ghép
- Sử dụng các hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép


Ngoài thời gian học theo quy định giáo viên cần tăng cường tiếng Việt cho trẻ
thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, miễn sao trẻ luôn hứng thú học và
thực hành nghe nói.
+ Trị chơi: giáo viên sử dụng các trị chơi ngơn ngữ nhằm phát triển vốn từ rèn
luyện câu nói đúng ngữ pháp rèn luyện nói biểu cảm. Với trẻ vùng dân tộc thiểu
số có thể sử dụng trò chơi luyện phát âm và hơi thở cho trẻ.

+ Thơ, văn vần: giáo viên sử dụng các bài thơ, đoạn văn vần, ca dao  đồng dao
hoặc bài hát để phát triển ngôn ngữ. Nên sử dụng linh hoạt các hình thức tổ
chức: chung cả lớp - nhóm nhỏ - cá nhân - nhóm nhỏ - chung cả lớp.
+ Trị chuyện /đàm thoại với trẻ
+ Đóng vai/ sắm vai
- Cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép
+ Với lớp mẫu giáo ghép khơng có trẻ dân tộc thiểu số: tổ chức các trò chơi, đọc
thơ/ văn vần hoặc hát; Tổ chức trò chuyện/ đàm thoại; tổ chức kể chuyện
+ Với lớp mẫu giáo ghép có trẻ dân tộc thiểu số
Với trẻ dân tộc thiểu số cần hạn chế khả năng sử dụng tiếng Việt, tùy thuộc vào
khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ để chọn hoạt động, trò chơi phù hợp. Nếu
khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ còn yếu hoặc chưa biết tiếng Việt giáo viên
sử dụng có chọn lọc các hoạt động: đầu tiên sử dụng các trò chơi nhằm luyện
phát âm và hơi thở; trò chơi mở rộng vốn từ, tiếp đến trò chơi rèn luyện câu nói
đúng ngữ pháp, cuối cùng trị chơi rèn luyện nói biểu cảm.
Với trẻ dân tộc thiểu số đã khá tiếng Việt, giáo viên có thể sử dụng và tổ chức
tất cả các hoạt động như ở trên, trong đó chú ý việc tổ chức các hoạt động kể lại
câu chuyện, kể chuyện theo tranh, Kể chuyện theo chủ đề hay đóng vai/sắm vai
khi kể chuyện đã có vốn từ phong phú và khả năng sử dụng thành thạo các loại
câu nói. Giáo viên sử dụng trị chơi nhằm khuyến khích mở rộng vốn từ, trị chơi
luyện nói câu đúng ngữ pháp.



×