Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp một 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.94 KB, 10 trang )

Phân tích nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
Cho trẻ vào lớp 1 là một giai đoạn lâu dài, nó hiện diện trong suốt q
trình giáo dục mầm non, là mục tiêu của giáo dục mầm non"mục tiêu của giáo
dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1"
đặc biệt là ở lứa tuổi 5 6 tuổi 
a. Chuẩn bị tâm thế
- Nuôi dưỡng hứng thú lâu bền
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó,
vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng
mang lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Trong hoạt động học
tập, thú có vai trị hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ
môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em.
Học tập phụ thuộc quá lớn vào hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức
không phải là cái bẩm sinh, nó là sản phẩm của quá trình giáo dục có tổ chức
của nhà giáo dục. Vì vậy, cần kích thích đồng hai mẹ biết tìm tịi khám phá của
trẻ, ln tạo ra những tình huống có vấn đề kích thích trẻ suy nghĩ và giải quyết
vấn đề. Trong quá trình tổ chức các hoạt động và cuộc sống của trẻ cần khuyến
khích trẻ tìm tịi khám phá những điều mới là xung quanh và những sáng kiến
của trẻ.
Quá trình tổ chức các hoạt động và cuộc sống của trẻ càng khuyến khích
dễ tìm tịi khám phá những điều mới là xung quanh và những sáng kiến của trẻ.
Hứng thú là động lực giúp trẻ tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, hứng
thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động học tập. Hứng thú làm tích cực hóa
các q trình tâm lí(tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...). Giáo viên tạo được
hoạt động học tập hấp dẫn sẽ hình thành hứng thú cao hơn ở học sinh, trẻ sẽ thực
hiện nó một cách dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ
để tiến hành hoạt động đó. Song song đó trẻ sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập
hoạt động trở nên nhẹ nhàng ít tốn cơng sức hơn có sự tập trung cao. Ngược lại,
khi trẻ cảm thấy gượng ép, công việc trở nên nặng nhọc khó khăn làm cho trẻ
cảm thấy mệt mỏi do đó chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.


- Kích thích lịng mong muốn đi học của trẻ
Lòng mong muốn được đi học, được trở thành người học sinh được biểu
hiện vào cuối mẫu giáo. Đó là đặc điểm quan trọng để người lớn chuẩn bị tâm
thế sẵn sàng bước vào trường phổ thông. Đối với cuộc đời đi học của học sinh,
tiểu học là bậc học nền tảng vô cùng quan trọng. Trong chặng đường đầu tiên
này việc học chữ và học làm người luôn là vấn đề được chú trọng. Vì vậy, làm
sao để trẻ đến trường mà khơng bị áp lực nặng nề để các em cảm thấy "mỗi ngày


đến trường là một niềm vui", là điều mà cả nhà trường và xã hội đều mong
muốn. Nhưng để thực hiện hiệu quả điều mong muốn này thì cả nhà trường,
thầy cơ giáo và phụ huynh đều cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau và quan
trọng là phải kích thích chủ thể học tập làm ham muốn học tập hay đi học.
Thứ nhất, để trẻ có lịng em muốn học tập trước hết cần có sự tác động từ
phía phụ huynh. Hiện nay hầu hết các bộ phận phụ huynh đều rất quan tâm đến
việc học của con đó là điều đáng mừng, nhưng cũng có khơng ít phụ huynh lại
quan tâm một cách thái quá đến mức đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái. Tới tâm
lý của nhiều phụ huynh muốn con em mình phải giỏi giang, thông minh hơn
người mà không cần biết thể lực, trí lực, khả năng học tập của con em mình ra
sao. Từ đó, dẫn đến tình trạng là ngay từ những năm học đầu đời, nhiều gia đình
đã bắt ép lát em phải học quá nhiều, học ở trường, học tăng cường, học ở các lớp
học thêm,... Do vậy, các em khơng cịn thời gian và sức lực để vui chơi giải trí
khiến các em mỗi khi nghĩ đến chuyện đi học lịch sợ hãi, ngán ngẩm và thậm
chí là lịng mong muốn đi học hồn tồn bị triệt tiêu.
Vì vậy để các em thích đi học tác động trước tiên là từ phía gia đình. Cách
bật phụ huynh khơng nên ép con mình phải "chín sớm". Nên hiểu cơng em hình
chỉ là những cái non đang lớn dần từng ngày, dần dần rồi các em cũng sẽ tự
nhiên tiếp nhận những gì là tinh hoa của cuộc sống hàng ngày. Các bà cha mẹ
cần giúp các em hiểu đi học là để biết thêm những điều hay, lẽ phải trong cuộc
sống, đi học là để mình có thể tự trả lời những câu hỏi ngây ngô mà lâu nay các

em vẫn hay hỏi ba mẹ. Cần giúp các em hiểu rằng, đi học là để cho mình, chứ
khơng phải học vì người lớn. Như vậy, các em mới thấy đi học là niềm vui của
mình.
Thứ Hai, cần có sự hỗ trợ từ nhà trường mầm non, tiểu học trong sự đồng
nhất với nhau về giáo dục. Nhà trường chính là không gian, môi trường giáo dục
rất quan trọng mà ở đó các thầy, cơ giáo là người tổ chức, học trị là người thực
hiện với các cơng cụ là sách giáo khoa và thiết bị dạy học.
Nếu môi trường giáo dục là người thầy thứ hai trong quá trình dạy và học,
thì mơi trường giáo dục thân thiện rất cần một hệ thống phương pháp tổ chức
với nhiều lĩnh vực hoạt động phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Hệ thống
phương pháp tổ chức này được giáo viên thiết kế và thực hiện, với mục tiêu dù
là học sinh giỏi, khá, trung bình, hay yếu kém đều có thể học được và được học.
Mơi trường giáo dục tốt là yếu tố quan trọng giúp trẻ Kích thích đến
trường và thích học. Giáo viên cũng là nhịp cầu nối giữa nhà trường với gia đình
học sinh, tạo mối quan hệ thân thiện, giúp trẻ có thêm động lực để trẻ vui đến
trường và có tinh thần ham học.
b. Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động trí tuệ


- Dạy trẻ biết điều khiển chú ý của mình
Hoạt động học tập ở trường phổ thơng địi hỏi người học sinh phải duy trì
sự chú ý của mình trong một khoảng thời gian khá dài và sự nổi lực ý chí để
hồn thành nhiệm vụ học tập.
Khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo đang phát triển mạnh mẽ. Chú ý có chủ
định đang hình thành và phát triển, song chú không chủ định vẫn chiếm ưu thế.
Những yêu cầu của hoạt động học tập ở trường phổ thông đặt ra công tác giáo
dục mầm non mộtt nhiệm vụ cơ bản là hình thành , rèn luyện cho trẻ sự tập
trung chú ý có chủ định, cần rèn cho trẻ sự tập trung chú ý có chủ định, cần phải
ngăn ngừa bệnh đãng trí và sự phân tán chú ý của trẻ.
Những hoạt động có thể tập cho trẻ duy trì sự chú ý trong một thời gian

dài và tập khả năng ghi nhớ cho trẻ đó là hoạt động tạo hình, làm quen với các
mối trường xung quanh, âm nhạc, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng, các tiết
thơ truyện. Thời gian chú ý của trẻ nhiều hay ít phụ thuộc vào nội dung, nhiệm
vụ hoạt động
VD: Trong hoạt động văn học , lúc đầu yêu cầu trẻ nói về nội dung câu
chuyện, sau đó có thể cho trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện để có thể kéo
dài thời gian chú ý của trẻ thực hiện cho chính xác.
- Phát triển hoạt động nhận cảm
Nhận thức cảm tính là con đường nhận thức cơ bản của trẻ mẫu giáo về
thế giới xung quanh. Nhờ có cảm giác và tri giác phát triển mà đứa trẻ có một
vốn tri thức khá phong phú về thế giới xung quanh, đó là những tri thức “ tiền
khoa học”, là tiền đề cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ sau này.
Để hoạt động nhận cảm của trẻ phát triển theo hướng tích cực, làm tiền
đề cho nhận thức lí tính và hoạt động học tập căng thẳng sau này, cần rèn cho trẻ
biết cách quan sát sự vật hiện tượng thế giới cung quanh, quá đó giúp trẻ nhận
biết những thuộc tính cơ bản, phân biệt được sự vật hiện này với sự vật hiện
tượng khác.
VD: Thông qua các hoạt động quan sát cần rèn cho trẻ khả năng quan sát
nhằm nhận ra được thuộc tính cơ bản của vật thể như cứng – mềm, nhẵn nhụi –
sần sùi, những thuộc tính của các con vật như con gà mào đỏ, lông vàng đi bằng
hai chân…
- Phát triển tư duy:
Nếu ở đầu tuổi mẫu giáo tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, thì
đầu tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu
thế. Có thể khẳng định rằng sự phát triển của tư duy trực quan hình tượng là nhờ
sự phong phú về biếu tượng của trẻ về thế giới xung quanh. Do vậy, để phát
triển tư duy trực quan hình tượng cho trẻ cần phải cung cấp biểu tượng đa dạng,


dồi dào về thế giới xung quanh và giúp trẻ hệ thống hố, chính xác hố những

biểu tượng đó.
Qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là qua việc tổ chức các tiết học cần
giúp trẻ phân loại hệ thống hoá các sự vật hiện tượng khách quan theo một vài
dấu hiệu đặc trưng của đối tượng (gia cầm, gia súc, hoa hồng có mùi thơm và
nhiều màu sắc, con thỏ tai dài lông trắng...).
- Định hướng vào môi trường xung quanh
+ Định hướng vào không gian:
Khả năng định hướng trong không gian tốt là điều kiện thuận lợi để trẻ
học tập sau này có hiệu quả khơng chỉ đối với mơn tốn, mĩ thuật, tìm hiểu tự
nhiên, lao động - kĩ thuật, giáo dục sức khoẻ... mà còn giúp trẻ tập đọc, tập viết
dễ dàng hơn.
Khả năng này ngày càng phát triển cùng với sự hoạt động tích cực của
cảm giác và tri giác. Đến tuổi mẫu gíao, khả năng định hướng vào khộng gian
khá phát triển. Thoạt đầu trẻ lấy bản thân mình làm chuẩn để xác định các
hướng trong không gian: trên đầu, dưới chân, trước mặt, sau lưng, bên phải, bên
trái...
Cùng với việc rèn luyện cho trẻ xác định các hướng trong không gian
xung quanh bản thân mình, cần dạy trẻ tách mình ra khỏi đối tượng, lấy một vật
bất kì nào đó để xác định hướng trong không gian của dối tượng.
VD: trẻ lấy cái bàn làm chuẩn để xác định cái khăn, cây bút, quyển vở...ở
trên bàn, dưới gầm bàn, phía trước, đằng sau, bên phải, bên trái cái bàn.
+ Định hướng vào thời gian
Khả năng định hướng vào thời gian giúp trẻ lĩnh hội được diễn biến vận
động, phát triển của các sự vật trong không gian và thời gian.
Khi định hướng vào thời gian cần quan tâm đến những nội dung cơ bản
sau: Dạy trẻ nhận biết các thời điểm (Các thời điểm trong ngày, dạy trẻ nhận
biết các ngày trong tuần, Mức độ cao hơn của biểu tượng về thời điểm là dạy trẻ
nhận biết các mùa trong một năm qua những đặc điểm nổi bật về thời tiết); Cung
cấp cho trẻ biểu tượng về một ngày đặc biệt trong năm (Tết Nguyên đán, Tết
Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày khai giảng, ngày sinh nhật Bác Hồ…);

Hình thành cho trẻ biểu tượng đúng đắn về quá khứ, hiện tại và tương lai, giúp
trẻ hiểu được quá khứ là thời điểm mà một sự vật hiện tượng nào đó đã ra trước
đây, hiện tại là thời điểm một sự vật hiện tượng nào đó đang xảy ra, tương lai là
thời điểm mà một sự vật nào đó sẽ xảy ra...; Dạy trẻ ước lượng gần đúng thời
gian đơn giản; Thông qua các hình thức tổ chức hát múa, tạo hình, kể chuyện,
làm các công việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày... để dạy trẻ ước lượng các
khoảng thời gian mà trẻ thường sử dụng.
- Dạy trẻ một số hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh:


Môi trường xung quanh rất đa dạng, phong phú, bao gồm môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội.
Trước hết là cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường gần gũi xung
quanh trẻ: các sinh hoạt hàng ngày của con người (ăn uống, tắm rửa, vui chơi
giải trí...), các nghề trong xã hội, những quan hệ giao tiếp ứng xử giữa người với
người trong xã hội (quan hệ giữa con cái với bố mẹ, giữa giáo viên với học sinh,
giữa bác sĩ với bệnh nhân...). Những tri thức này có thể cung cấp cho trẻ ở mọi
lúc, mọi nơi, mọi hoạt động.
- Chuẩn bị cho trẻ gia nhập vào những mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn
trước:
Vào trường phổ thông là bước vào cuộc sống mới với hoạt động mới. Để
thích nghi với mơi trường sống và đạt hiệu quả cao trong học tập, trẻ phải có
một số nét đạo đức-cách cần thiết như sự ham mê hoạt động trí óc, tính kiên trì,
sự tập trung chú ý và nỗ lực ý chí trong hoạt động, tinh thần trách nhiệm và thói
quen hồn thành cơng việc được giao, tinh thần tập thể,... Đồng thời, phải biết
thiết lập một đoạn quan hệ mới: quan hệ giữa trẻ với người lớn, quan hệ giữa trẻ
với nhau.... Vì cho trẻ làm quen với một số hành vi đạo đức và cách ứng xử giữa
người người trong trường phổ thông ngay từ lứa tuổi mẫu giáo sẽ giúp cho trẻ
thích ứng nhanh chóng với mơi trường sống và hoạt động trường phổ thơng.
Giúp trẻ hình thành những động cơ xã hội tích cực như: động cơ hành vi của trẻ

khơng cần phát triển trong suốt thời kỳ mẫu giáo. Trẻ hành động theo động cơ
cá nhân, tự khẳng định mình, muốn được sống và làm việc như người lớn, thỏa
mãn niềm vui, trí tị mị của bản thân. Hoặc làm theo những động cơ bên ngồi,
làm theo lời cơ, lời cha mẹ,...
Giúp trẻ nhận ra là bản thân mình ln phải cố gắng, nỗ lực để đem lại
niềm vui cho mọi người bằng việc làm của mình dù rất nhỏ.
Bên cạnh đó, cần giúp trẻ hình dung được cơng việc mình làm, hiểu mình
đang làm gì, sẽ dẫn đến kết quả gì? Ngồi ra người lớn cần biết nhìn nhận đánh
giá trẻ, vì động cơ mục đích cá nhân hay do muốn làm vui lòng người khác,... để
uốn nắn trẻ kịp thời.
Cần hình thành nhu cầu tham gia các hoạt động mang tính tập thể theo
yêu cầu của các hoạt động ở lớp 1. Tăng cường các hoạt động cùng nhau, qua đó
quan hệ xã hội, bạn bè được hình thành và phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu
cầu hoạt động cùng nhau cũng là nội dung cần thực hiện.
c. Hình thành ở trẻ khả năng tự điều chỉnh hành vi
sau:

Để hình thành khả năng tự điều chỉnh hành vi nên chú ý đến các yêu cầu

- Tập cho trẻ những khả năng tự kiềm chế những nhu cầu, hành vi của cá
nhân khi cần thiết


- Tổ chức các hoạt động có đặt ra mục đích nhiệm vụ và yêu cầu trẻ kiềm
chế những hành vi bộc phát để theo đuổi thực hiện nhiệm vụ
- Giúp trẻ ý thức rằng giờ giấc sinh hoạt rất quan trọng, do đó cần chuẩn
bị cho trẻ thích ứng với chế độ sinh hoạt ở lớp 1. Không thể kéo dài tùy tiện các
chế độ hoạt động ở trường mầm non.
- Cần rèn luyện một số thói quen cần thiết, thói quen văn hóa vệ sinh, đi
đứng, ngồi học, gọn gàng, nhanh nhẹn trong sinh hoạt,...

- Luyện khả năng khéo léo của đôi tay, cầm bút, cầm kéo, tư thế ngồi viết,
tập tô màu, cách viết các nét chữ, không nên vội cho trẻ tập viết, tập đọc trước,
không nên nằm thay cấp 1, vì dễ dẫn đến hậu quả là trẻ viết không đúng, ngồi
không đúng, đọc không đúng, không biết cách học cho đúng.
- Cần rèn luyện thói quen nhanh nhẹn, gọn gàng, giải quyết thực trạng cịn
nhiều trẻ ăn ngậm, vẽ rất lâu, ngồi ra cần rèn luyện tính tự lập, tính kỷ luật
trong sinh hoạt và học tập.
d. Phát triển ngôn ngữ
- Phát âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
- Phát triển vốn từ và nói đúng ngữ pháp
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Sửa các tật ngôn ngữ
- Hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng ban đầu học tiếng Việt
+ Chuẩn bị các kỹ năng: năng lực tri thức cụ thể và trí nhớ tức thì, năng
lực định hướng trong không gian, sự thành thật của vận động bàn tay, tính chủ
định của sự chú ý,...
+ Các điều kiện để tích hợp về cho trẻ làm quen với chữ viết: môi trường
chữ viết phong phú, một mơi trường ngơn ngữ nói phong phú, cách trải nghiệm
hứng thú, kinh nghiệm về chức năng ký hiệu tương ứng, trải nghiệm với việc
viết, trải nghiệm với việc đọc...
+ Một số định hướng chung xung quanh việc cho trẻ mẫu giáo làm quen
với chữ viết:
Vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết, cũng như với việc chuẩn bị học
đọc, học viết cho trẻ mầm non cần được xem là một bộ phận của sự phát triển
ngôn ngữ ở trẻ
Việc cho trẻ làm quen với chữ viết hình thành kỹ năng chuẩn bị cho việc
đọc, viết của trẻ bao gồm nhiều quá trình, nhiều hoạt động như: quan sát, chơi,
tập làm,... Và cần phải có mơi trường phù hợp cho trẻ hoạt động.



Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ viết địi hỏi phải thiết kế hoạt
động tích hợp.
Cần xây dựng các phương tiện học liệu phù hợp góp phần thúc đẩy khả
năng tiền biết đọc biết viết của trẻ nhỏ như lô tô, Domino, bộ chữ, vở tập tô, tập
tô chữ...
+ Nội dung cơ bản chuẩn bị cho trẻ làm quen với tiếng Việt:
Kỹ năng viết chữ: Chi tiết cái con chữ, các kích thước cụ thể, về chữ hoa,
về chữ số
Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1: kiến thức_ giúp trẻ có được
những hiểu biết về đường kẻ, dịng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi, các
nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các
chữ viết thường, dấu thanh và chữ số; kĩ năng_ kỹ thuật lia bút, kĩ thuật rê bút,
viết liền mạch...
- Hướng dẫn cho trẻ ở nhà học mơn tốn
+ Phụ huynh cần đặt ra các câu hỏi để trẻ tự trả lời các vấn đề sau: về to,
nhỏ, lớn, bé, bằng nhau, cao, thấp, trên dưới, trước, sau, phải, trái, một và nhiều,
nhiều hơn, ít hơn, hình vng, hình trịn, tam giác... Những kiến thức ban đầu
này giúp trẻ có cơ sở để tiếp thu các kiến thức sau, vì vậy nên bắt đầu học đầu
cho trẻ thực hành để nắm chắc kiến thức đến đó.
+ Hiểu được cấu tạo của số nắm được cách đọc, viết, so sánh, cộng trừ
trong phạm vi 10
+ Biết cộng trừ trong phạm vi 20, biết cộng trừ các số tròn chục trong
phạm vi 100
+ Sách giáo khoa về mơn tốn giúp trẻ học ở lớp và học ở nhà.
+ Vở bài tập toán để giúp trẻ viết đúng số, đúng mẫu, đúng cỡ, và tính
tốn đúng, có thêm vở bài tập tốn nâng cao nếu cần.







×