Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Văn dài 8 thuyết minh về di tích lịch sử thành phố của em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.25 KB, 3 trang )

Đề 1: Thuyết minh về di tích đình Hàng Kênh-TP Hải Phịng
Hải Phịng khơng chỉ nổi tiếng là thành phố trung dũng kiên
cường với những chiến công vang dội trong sự nghiệp đấu
tranh chống giặc ngoại xâm làm nức lòng nhân dân cả nước.
Nơi đây còn nổi tiếng là một thành phố du lịch với nhiều cảnh
đẹp, nhiều cơng trình kiến trúc. Nổi bật trong những cơng
trình kiến trúc cổ ở Hải Phịng, di tích đình Hàng Kênh là cơng
trình để đời về hình khối kiến trúc, lưu giữ văn hoá, lịch sử và
nghệ thuật chạm khắc của vùng đất cảng. Trải hơn 300 năm
thăng trầm của lịch sử, đình vẫn được bảo lưu gần như ngun
vẹn một cơng trình kiến trúc gỗ to lớn, bề thế, ít cơng trình nào
sánh kịp.
Để lưu giữ kí ức, bản sắc về làng quê Việt, để tưởng nhớ
Vương Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sơng Bạch Đằng,
người dân Hải Phịng đã khởi cơng xây dựng ngơi đình Hàng
Kênh. Đình được khởi dựng vào năm 1719, đời vua Lê Dụ
Tông và được trùng tạo từ năm 1841 đến năm 1850. Đình
Hàng Kênh có tên chữ là đình Nhân Thọ, được coi là cơng
trình kiến trúc mang đầy đủ dáng dấp và phong cách nghệ
thuật của một ngơi đình cổ Việt Nam. Đình nằm trên đường
Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành
phố Hải Phịng. Trong đình cịn lưu giữ nhiều hiện vật quý:
văn bia ghi tên tuổi những người của làng đỗ đạt từ 1460 đến
1693.
Đình Hàng Kênh được xây dựng trên một khu đất rộng rãi,
bằng phẳng, cao ráo ở trung tâm thành phố trong khuôn viên
rộng chừng 6000m2 . Nằm trong tổng thể kiến trúc chung của
thành phố Hải Phịng, đình Hàng Kênh tuy quy mơ khơng lớn
nhưng bố cục hài hồ, mang tính truyền thống với ngun liệu
chính bằng gỗ lim, có bố cục theo kiểu chữ “cơng”. Đình gồm
2 đình: Đại đình ở phía trước, Hậu cung ở phía sau, nối 2 phần


chính là nhà cầu. Ngồi kiến trúc chính đó, đình cịn có 2 tồ


giải vũ, văn miếu và hồ bán nguyệt. Trước sân đình là một hồ
bán nguyệt rộng lớn, nước xanh biếc. Quanh hồ là bờ gạch cổ
rêu phong. Bên bờ ta bắt gặp thưa thống những khóm tài bi,
si già, vạn tuế, duối, mẫu đơn…Lối vào đình men theo hai bên
hồ có điểm những gốc si già, những khóm cây mẫu đơn xen
lẫn những khóm móng rồng, những khóm hồng lan, những
thân cau, thân dừa cao vút. Xa hơn một chút giáp với đường
phố là khóm tre già xào xạc như không muốn biết đến cái ồn
ào náo nhiệt của phố phường. Sân đình rộng thênh thang được
lát bằng gạch vng đỏ. Nắng mưa đã làm gạch phai màu xưa
cũ. Phơn phớt mốc trắng…Tồ Đại đình: là kiến trúc quan
trọng nhất trong tổng thể kiến trúc của đình. Đại đình có mặt
bằng hình chữ “cơng” hay chữ H, gồm Tiền đường, Bái đường
và Hậu đường, có chiều dài 32m, rộng 13,2m, thiết kế theo
kiểu “vì chống giường”. Đại đình có tất cả 7 vì với 32 cây cột,
chia lịng đình thành 5 gian. Mỗi cây cột có chu vi khoảng 2m,
cao 5m, dưới chân mỗi cột là những tảng đá xanh chạm nổi
hình bơng sen nở. Phía sau Tiền đường là Hậu đường: nơi
thâm nghiêm, thờ Vương Ngô Quyền. Tại đây, có tơn trí
tượng Ngơ Quyền ngồi trên ngai rồng trong tư thế thiết triều,
phía trước có 1 chiếc thuyền nhỏ, 1 khúc gỗ tượng trưng cho
hàng cọc cắm trên sông Bạch Đằng. Qua khỏi tồ Đại đình,
đến một chiếc cầu lợp ngói vảy nến, mái cong để dẫn vào Hậu
cung. Hậu cung là nơi thờ Khổng Tử và ban thờ của 1 số vị
Nho học nổi tiếng như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Trần Tất Văn, Lê Ích Mộc.
Ngồi vẻ đẹp về kiến trúc, di tích đình Hàng Kênh cịn có

giá trị về điêu khắc. Những mảng chạm khắc rồng, mây, hoa lá
cách điệu nổi trên mặt các tấm ván, dưới chân các chấn song
như thách thức cùng thời gian. Gian chính của đình có cửa
võng sơn son thiếp vàng được chạm thủng cân xứng. Cửa
võng này giống như một bức tranh điêu khắc sống động có


hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt, đơi chim phượng x cánh,
ngựa qua sông, rùa sải chân cùng hồ nước hoa sen. Trong đình
có hơn 100 mảng chạm khắc là hình tượng con rồng- một
trong “tứ linh” của người Việt là đề tài chủ yếu. Nét độc đáo là
308 con rồng trong các mảng chạm khắc mỗi con một vẻ, mỗi
tư thế khác nhau và được tạc theo từng ổ, rồng mẹ rồng con
quấn quýt bên nhau giữa cỏ cây hoa lá. Hiếm có nơi nào các
nghệ nhân lại dùng lối “bóng hình” hay “chạm lơng” để chạm
khắc như nơi đây. Nhờ có sự kế thừa giữa hai phong cách
nghệ thuật thời Lê và thời Nguyễn cộng thêm đôi bàn tay khéo
léo, trí thơng minh sáng tạo của những nghệ nhân xưa nên
ngày nay du khách mới được chiêm ngưỡng những bức chạm
có nhiều tầng nhiều lớp quấn quýt nâng đỡ nhau như thế.
Đình Hàng Kênh là khu di tích đặc biệt, tiêu biểu của thành
phố, được nhà nước xếp hạng năm 1962. Đình in đậm dấu ấn
cá tính, tâm hồn con người Hải Phịng. Hơn ba thế kỉ đã trơi
qua, nhưng di tích đình Hàng Kênh vẫn cịn ngun vẹn nét cổ
xưa: mái đình cong cong, cây đa cổ thụ nghiêng mình dưới làn
nước trong xanh của hồ bán nguyệt. Đặc biệt là lễ hội tưởng
niệm người anh hùng dân tộc Ngô Quyền và chiến thắng trên
sông Bạch Đằng vào năm 938 vẫn được duy trì từ thế kỉ XVII
tới nay. Em rất yêu mến và tự hào về những ngơi đình cổ nói
chung, đình Hàng Kênh nói riêng. Đó là nơi lưu giữ truyền

thống lịch sử,văn hoá của người dân thành phố. Em mong mọi
người cần phát huy truyền thống tốt đẹp của q hương, có ý
thức giữ gìn, bảo tồn tơn tạo để những ngơi đình Việt sống
mãi với thế giới.



×