Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

luận văn tìm hiểu việc từ bỏ ma túy qua một vài trường hợp điển cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.06 KB, 95 trang )

Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Ma túy hai vần chữ nhỏ dễ đọc, dễ nhớ này chứa đựng cả một nỗi đe dọa, lo
âu nhức nhối đối với mọi người. Có người quá bi quan, đã ví sự xuất hiên của nó
như một lưỡi gươm chém vào nhân loại, để chặt đứt lòch sử nhân loại, đặc biệt là
lòch sử của những ai có liên lụy đến nó thành hai giai đoạn: nghiện - cai nghiện và
phục hồi. Bởi lẽ vướng vào ma túy là vướng vào hiểm họa, nó đang hủy hoại dần
mòn lớp trẻ, hủy hoại cá nhân, gây đau khổ cho bao gia đình và làm cho xã hội
ngày càng suy thoái hơn. Điều đáng nói là số người nghiện không dừng lại được, mà
càng ngày càng tăng, con số nghiện cũ cắt cơn, điều trò chưa được phục hồi đã phải
tái nghiện, cộng thêm những con nghiện mới “gia nhập thò trường” làm nên bước
tiến cho con số này.
Những bản báo cáo tại các cơ quan, trung tâm chức năng, thông tin được đưa,
được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông qua báo chí,
truyền thanh, truyền hình, chỉ thấy nói đến con số tái nghiện chiếm hơn 90% (con số
này trượt dài từ 90% đến 99%), nghóa là con số cai nghiện thành công không đến
10%. Con số này tuy là một nổ lực, một thành quả đáng kể, nhưng nó lại nhỏ nhoi,
khiêm tốn đến tội nghiệp, so với con số tái nghiện bao trùm lên cả cái nhìn, nỗi lo
âu, nỗi bức xúc của toàn xã hội.
Một chút thách thức và mạo hiểm cho tôi.
Tôi muốn khám phá ra động cơ yếu tố nào, giúp cho thành phần bé nhỏ này
vực nổi dậy, thoát khỏi đam mê quái ác của ma túy, tìm lại cuộc sống, hội nhập với
mọi người thông qua luận văn này với đề tài: “TÌM HIỂU VIỆC TỪ BỎ MA TÚY
QUA MỘT VÀI TRƯỜNG HP ĐIỂN CỨU”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Như đã biết, nguyên nhân dẫn đối tượng đến nghiện rất phức tạp và đa dạng.
Mỗi đối tượng có một hoàn cảnh, một tâm sự riêng, họ có những nẻo đường khác


nhau để đến với ma túy, họ có những nhu cầu riêng tư cho việc đi tìm khoái cảm từ
ma túy. Nhưng họ có một điểm chung là tác hại của ma túy đè nặng trên họ, ma lực
này khống chế toàn bộ sức khỏe, ý chí, tình cảm, niềm tin……………….của họ. Và
có thể, họ đã có cùng điều kiện để điều trò, để phục hồi như nhau tại các trung tâm.
Nhưng kết quả là có người cai nghiện thành công, có người vẫn còn lệ thuộc vào nó.

Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

2
 Nghiên cứu này nhằm đến mục tiêu:
Khám phá ra yếu tố giúp họ từ bỏ ma túy. Với ước muốn nhân rộng con số ít
ỏi này, tôi muốn đốt lên một que diêm (một ánh sáng) trong đường hầm ma túy tối
đen dày đặc dường như không lối thoát.
3. Điểm lại thư tòch:
3.1.Các bài nghiên cứu liên quan đến ma túy thường có những nội dung.
- Chương trình phòng chống ma túy tại phường Tân Đònh - Quận 1.
- Thanh thiếu niên nghiện ma túy ở phường Bình Thọ - Quận Thủ Đức.
Tp.HCM. Thực trạng và giải pháp.
- Những yếu tố tác động đến việc sử dụng ma túy tại Tp.HCM.
- Hiệu quả việc tập trung cải tạo người nghiện ma túy tại Tp.HCM.
- ng xử của cha mẹ đối với thanh thiếu niên sử dụng ma túy tại khu
phố 1, ấp chợ, phường Thủ Thiêm - Quận 2. Tp.HCM.
3.2.Tình hình cai nghiện tại một số trung tâm:
- Các hoạt động của trung tâm trong quy trình cai nghiện.
- Tình hình chung về người nghiện.
- Tâm lý người nghiện…
3.3. Các bài báo:
- Hiểm hoạ của ma túy.
- Bối cảnh xã hội trong nạn dòch ma túy.
- Các đường dây ma túy.

- Nghò quyết, chính sách của chính phủ trong việc phòng chống ma túy.

4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Đòa điểm nghiên cứu: Tại TP. HCM.
4.2. Mẫu nghiên cứu : chọn 15 đối tượng trong phạm vi nghiên cứu. Hoàn
toàn không sử dụng lại ma túy trong, hay hơn hai năm.








Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

3

MẪU DÂN SỐ CƠ BẢN


Trường
hợp
Tuổi Độ tuổi
nghiện
Thời gian
nghiện
Thời gian
không sử
dụng

Giới
tính
Tôn giáo Nghề
nghiệp
Trình độ
văn hóa
1.
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

49
38
23
27
30
23
32
29

24
20
22
27
23
21
24

14
16
15
15
17
17
16
20
18
15
16
16
16
17
18

24 năm
16 năm
5 năm
7 năm
6 năm
4 năm

8 năm
5 năm
3 năm
3 năm
3 năm
6 năm
3 năm
2 năm
4 năm
11năm
6 năm
3 năm
5 năm
7 năm
2 năm
4 năm
4 năm
3 năm
2 năm
3 năm
5 năm
2 năm
2 năm
2 năm
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam

Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam

Tin lành
Không TG
Không TG
TC giáo.
TC giáo.
Phật gíao.
Phật giáo.
TC giáo.
TC giáo.
TC giáo.
Phật giáo.
Không TG
Phật giáo.
Không TG
TC giáo.

.
.
.
.

.
.
x
.
x
x
.
.
.
x
.


9
6
7
12
12
9
8
7
cao đẳng
9
10
9
12
4
9



 Tuổi: Từ 20 đến 49. 49 = 1
30 – 39 = 4
20 – 29 = 10.
 Độ tuổi nghiện: từ 15 đến 20 18 – 20 = 3
15 – 17 = 12.
 Thời gian nghiện: Từ 2 năm đến 24 năm >10 = 2
>=5 =6
<=5 =7
 Thời gian không sử dụng: Từ 3 năm đến 11 năm >=10 = 1
>=5 = 4
<= 5 = 10
 Giới tính: 11 nam
4 nữ
 Tôn giáo: 1 Tin lành
4 Không tôn giáo
4 Phật giáo
6 Thiên Chúa giáo
 Nghề nghiệp: 4 có thu nhập ổn đònh.
 Trình độ văn hóa: 1 Cao đẳng
Cấp III: 4
Cấp II: 9
Cấp I :1


4.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp cận với đối tượng. Phỏng vấn sâu cá nhân.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

4
- Phỏng vấn gia đình, cộng đồng của đối tượng, trao đổi với chính

quyền đòa phương.
- Phỏng vấn nhóm tiêu điểm.
- Quan sát thực tế.
- Dùng phương pháp đònh tính (trích lại nguyên văn).

5. Phạm vi nghiên cứu:
Như đề tài đã chọn, tôi chỉ đề cập đến những kinh nghiệm vượt qua và việc
phục hồi tái hòa nhập với cộng đồng của những đối tượng có thời gian dài sống với
ma túy, mà nay đã bỏ hẳn ma túy, có cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh trong, hay hơn
hai năm.

6. Thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu.
6.1 Thuận lợi:
Đề tài này chưa được nghiên cứu, nên người viết có cơ hội để đi những bước
khởi phát, những kết quả đưa ra là những khám phá mới tạo cho người viết được
nhiều điều thú vò. Là điều kiện cho người viết bước đi bằng những bước chân mạo
hiểm.
6.2 Khó khăn:
Vì là đề tài mới mẻ, nên khó có tìm tài liệu có nói sâu sát về đềtài.
Mẫu dân số gặp nhiều khó khăn, vì số lượng người cai nghiện thành công thật
khan hiếm trong cộng đồng. Cộng thêm với việc “ẩn mặt giấu tên” làm cho người
viết mất nhiều thời gian và công sức cho việc tiếp cận và thu thập thông tin
Các đối tượng là những người khó tiếp cận, những vấn đề được nêu ra trong
nghiên cứu là những vấn đề rất kín đáo, riêng tư, nên các đối tượng ngại cung cấp
thông tin, vì thế đòi hỏi người viết phải tạo được mối quan hệ thật thân tình với các
đối tượng, thu phục được lòng tin của đối tượng dành cho mình, thì mới có thể thu
thập được thông tin đầy đủ và chính xác được.
Khả năng của người viết có nhiều hạn chế, cùng với thời gian có giới hạn đã
làm nên những hạn chế cho bài luận văn này.


Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

5
7. Kế hoạch nghiên cứu:

7.1. Giai đoạn 1:
- Xác đònh đề tài, thiết kế đề cương nghiên cứu.
Thời gian từ ngày 20/06/2002 đến ngày 15/07/2002.
7.2 Giai đoạn 2:
- Thu thập thông tin từ các trung tâm cai nghiện. Bộ Lao Động Thương
Binh Xã Hội. Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tại Tp. HCM. Chính
quyền đòa phương của đối tượng.
- Đọc tư liệu.
- Tiếp cận trao đổi tạo mối quan hệ với đối tượng và gia đình.
- Thường xuyên trao đổi với đối tượng. Khai thác kinh nghiệm vượt qua
của họ.
- Viết lại thông tin mỗi ngày.
- Xử lý thông tin hằng tuần.
Thời gian từ ngày 16/07/2002 đến 10/09/2002
7.3. Giai đoạn 3:
- Phân tích thông tin viết bài nghiên cứu.
Thời gian từ ngày 11/09/2002 đến 15/10/2002.















Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

6
I. TỔNG QUAN :

1. Tình hình chung về Ma tuý và nghiện Ma tuý.
Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) hiện trên thế giới có 50 triệu người nghiện
ma túy. Trong đó gồm có 6 triệu nghiện Cocain; 5 triệu nghiện thuốc phiện; 30 triệu
chơi cần sa (bồ đà); và 9 triệu dùng thuốc ngủ và an thần.
Riêng ở Việt nam, theo Bộ Thương Binh Xã Hội, con số là 183.000 người
nghiện; gồm các thành phần 70% ở độ tuổi thanh thiếu niên; 80% nghiện nặng;
85,5% có tiền án tiền sự. Theo Bộ Giáo Dục Đào Tạo, tháng 8 - 1998 có 2.877 học
sinh, sinh viên nghiện ma túy.
Theo Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội TP.HCM có khoảng 20.000 người
nghiện. Tính đến ngày 20/06/2002, TP.HCM đã tập trung 17.081 đối tượng tại các cơ
sở chữa bệnh tập trung (TT 27. 06. 02)
Theo thống kê riêng của Trung Tâm Nhò Xuân thuộc lực lượng thanh niên
xung phong, dựa trên số người nghiện (ma túy) tại trung tâm hiện nay:
• Về mức độ nghiện : 40% nghiện nhẹ
50% trung bình
và 10% nghiện nặng
• Về thời gian nghiện : 30% dưới 1 năm
44% từ 1 - 3 năm
26% trên 03 năm

• Về số lần sử dụng ma túy trong ngày :
70% 3lần/ngày
26% 3 - 6 lần/ ngày
4% trên 6 lần/ngày
• Về tình trạng nghiện :
42% nghiện lần 1
32% tái nghiện lần 1
26% tái nghiện trên 2 lần


 Mặt trận phòng chống ma túy hiện nay
Ma túy là một món hàng béo bở siêu lợi nhuận.
Đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia với thế lực rất hung hãn. Bọn tội
phạm ma túy không từ bỏ một phương thuốc nào để đạt được mục tiêu chung của
chúng.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

7
Ba trung tâm sản xuất ma túy lớn trên thế giới là: Vùng Tam Giác vàng -
Afganistan và Columbia. Hơn 90% lượng ma túy ở Việt Nam là từ nước ngoài tràn
vào.
Riêng tại TP.HCM nguồn xâm nhập ma túy chủ yếu bằng con đường:
1. Từ Lào - các tỉnh phía bắc và các tỉnh miền trung
2. Từ Campuchia qua các tỉnh miền tây (Kiên Giang, An Giang, Đồng
Tháp, Long An) và các tỉnh miền đông chủ yếu là Tây Ninh .
3. Từ Trung Quốc sang thông qua biên giới Việt Trung .

Theo Đại Tá Vũ Hùng Vương - Cục trưởng phòng chống tội phạm tổng cục
cảnh sát, Bộ Công an. Do bò đánh mạnh ở tuyến biên giới và các đòa phương ở phía
Bắc, bọn tội phạm ma túy đã chuyển hướng hoạt động qua biên giới Tây Nam,vận

chuyển ma túy vào TP.HCM. Tình hình diễn ra đều khắp trên cả tuyến biên giới
nhưng tập trung cao ở một số đòa bàn như: buôn bán tân dược gây nghiện, cần sa,
heroin qua biên giới Tây Ninh; heroin qua An Giang, Đồng Tháp, Long An; cần sa
trên biển Kiên Giang, Cà Mau … năm 2001, các đòa phương cụm III (từ Ninh
Thuận trở vào) khám phá gần 5.500 vụ án ma túy các loại, bắt giữ gần 11.000 đối
tượng ( chiếm 41% số vụ và trên 49% số đối tượng trong cả nước), thu giữ trên 50kg
thuốc phiện, 4kg heroin, 600kg cần sa, 7800 ôùng thuốc gây nghiện; 13000 viên
Amphetamin, trên 20.000 liều gói heroin, thuốc phiện cùng nhiều tài sản, tang vật
có liên quan khác .
Trong quý 1 - 2002, cuộc đấu tranh chống tội phạm ma túy thể hiện mức độ
quyết liệt. Công an TP.HCM bắt giữ đường dây ma túy vào ngày 3-4 tháng 4 năm
2002 vừa qua, bắt giữ 6 đối tượng thu giữ trên 12 kg heroin, 5, 4 kg thuốc phiện -
(TT . 16/04/2002).
Nguồn ma túy dồi dào, con số nghiện tăng nhanh. Trong 17.081 đối tượng: lập
hồ sơ thì cai nghiện bắt buộc là 611 đối tượng; vận động tự nguyện đến các trung
tâm cai nghiện chữa trò là 1.958 đối tượng; lập hồ sơ quản lý giáo dục tại đòa phương
1.315 trường hợp; gọi răn đe giáo dục 5.776 trường hợp. Các trung tâm cai nghiện
của thành phố hiện nay chỉ chứa được khoảng 3000 đối tượng cai nghiện. Vậy số đối
tượng nghiện hút còn tồn tại ngoài xã hội trên 14.000 người, theo báo cáo của cục
phòng chống Tệ Nạn Xã Hội, hiện cả nước có 120.000 nghiện có hồ sơ quản lý
nhưng chỉ có 12% trong số này được cai nghiện (TT. 6/6/2002) chi phí cho việc cai
nghiện không nhỏ, thế nhưng tỉ lệ tái nghiện rất cao, có nơi trên 90%. Ma túy đã đi
vào từ các hang cùng ngõ hẻm, đến con cái các nhà giàu có, gia đình có chức quyền
danh phận. Ma túy không loại trừ một thành phần nào, từ ma cô, đó điếm đến các
sinh viên đại học, các cán bộ - công nhân viên … liều lượng cứ tăng dần, từ hút đến
hít, rồi chuyển sang chích, từ heroin chuyển qua pha trộn lẫn đủ với các loại tân
dược gây nghiện. Một số trung tâm cai nghiện thiếu chặt chẽ lại là nơi cho bọn xấu
tiếp tục mua bán ma túy, làm cho người nghiện biết thêm nhiều động chích, giúp
“nâng cao tay nghề”, học thêm được nhiều thủ đoạn xảo quyệt hơn.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002


8
Biết bao gia đình tan nát, lâm vào hoàn cảnh kiệt quệ, bế tắc Biết bao nhiêu
giọt nước mắt của các bà mẹ ông cha, đã đổ ra trong biết bao đêm dài đắng cay
không ngủ.

2. Tác hại của ma túy :
2.1. Đối với cá nhân:
Về sức khoẻ, tinh thần luôn căng thẳng vì phải đối phó với ma túy.
Ma túy dạng hít gây hư hại niêm mạc vùng mũi.
• Ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu, dễ mắc
các bệnh nhiễm trùng đường phổi.
• Ma túy dạng chích dễ làm lây các bệnh qua đường máu, qua tiêm chích như
sốt rét, viêm gan siêu vi B, AIDS.
• Ma túy chích tại các ổ chích, tụ điểm chích còn bò pha thêm một số chất
bẩn dễ gây abcès nơi chích phải cưa cục chân tay, hoặc gây nhiễm trùng máu có thể
đưa đến chết người. Trung bình cử sử dụng ma túy là 3 giờ. Thời gian bán hủy vài
giờ nên cơ thể đòi hỏi phải tiếp tục sử dụng. Thần kinh luôn căng thẳng, giấc ngủ
hay giật mình, rối loạn tâm thần, rối loạn hô hấp, tim mạch, chết đột ngột do quá
liều.
Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả
càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ
gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vónh viễn trên người nghiện và làm người
nghiện ma túy suy giảm khả năng suy đoán - xử lý thông tin - khả năng tự chủ nên
dễ lệ thuộc vào những khoái cảm ngây ngất, kích động mạnh mẽ khi nghó đến hoặc
khi sử dụng ma túy.
Vì phải lệ thuộc ma túy , cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong
việc sử dụng nó. Đó lại chính là phương thức tồn tại của người nghiện.
Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những nhân cách ứng xử không thích
nghi hoặc những thói quen xấu - những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với

cộng đồng, mất đi lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện
không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây
ra.
Khi mới nghiện, tình dục bò kích thích, nên dễ có quan hệ buông thả, khi
nghiện đã lâu sẽ xảy ra tình trạng bất lực ở nam giới, còn nữ thì rối loạn kinh
nguyệt, hư thai, sanh non, sanh con nghiện bẩm sinh.
Người nghiện ma túy không đủ nghò lực, cũng như không đủ nhận thức để
sống một cách trong sạch, có kỹ năng làm việc. Năng lực làm việc, học tập sa sút.
Nhân cách thay đổi, trở nên nhu nhược, yếu đuối, ý chí suy sụp, nghò lực kém. Khi
no thuốc dành tất cả thời gian để tận hưởng; người lớn tuổi tìm chỗ yên tónh để nằm,
người trẻ tuổi dễ bò kích động, lao vào những cuộc chơi nguy hiểm, đốt tay, rạch da
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

9
chân, gây sự, đánh nhau, đua xe… khi đói thuốc, sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả
tội ác như buôn bán ma túy, trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, mại dâm.

2.2. Đối với gia đình người thân
Cha mẹ người nghiện cũng dễ dàng có tâm trạng tiêu cực, thiếu tin tưởng vào
việc điều trò của con cái họ. Nhất là sau nhiều lần cai nghiện thất bại, điều này làm
phát sinh lòng giận, ghét, xem con cái như là những “ của nợ”. Lúc này tư vấn viên
nên thường xuyên trao đổi để giúp họ chuyển đổi suy nghó. Các bậc cha mẹ cũng
cần có thời gian đủ dài để hàn gắn vết thương do việc nghiện ngập của con em họ
gây ra.
• Buồn khổ vì trong nhà có người nghiện. Công việc làm ăn của gia đình dễ bò
ảnh hưởng vì khách hàng thiếu tín nhiệm. Gia đình bò mất mát tài sản, ảnh hưởng về
mặt tài chính vì người nghiện phung phí tiền bạc, của cải để mua ma túy.
• Tan vỡ hạnh phúc gia đình nếu chồng hay vợ nghiện ma túy . Con cái bò bỏ
bê, gia đình mang tai tiếng, xấu hổ với bà con thân tộc, hàng xóm láng giềng vì
trong nhà có người nghiện.

• Tốn tiền bồi thường cho nạn nhân của người nghiện do quậy phá, ẩu đả, đua
xe, lạng lách, gây tai nạn giao thông………
• Tốn nhiều tiền bạc, công sức và thời gian chăm sóc khi người nghiện mắc
những chứng bệnh do sử dụng các chất gây nghiện.
• Tốn thời gian thăm nuôi khi người nghiện phải vào tù vì phạm pháp.

2.3. Đối với xã hội:
Ma túy làm chảy máu ngầm nền kinh tế của đất nước.
• Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để
kiếm tiền. Những hành vi phạm pháp như : trộm cắp, giật đồ, móc túi, buôn lậu…
Giới nữ nghiện ma túy có khi phải bán thân để có tiền sử dụng ma túy… Thậm chí
giết người họ cũng dám làm. Vì thế nghiện ngập là đầu mối dẫn đến các tệ nạn xã
hội.
• Do tác hại ảo giác của một số loại ma túy người nghiện có thể có hành vi
hung hãn, gây hấn, quậy phá, gây mất trật tự an ninh xã hội hoặc có khi nổi máu
“anh hùng”, đua xe, lạng lách, gây tai nạn giao thông.
• Người nghiện ma túy đánh mất tuổi trẻ, đánh mất chính mình, hủy hoại nhân
cách, phá hủy tương lai, không giúp gì được cho xã hội.
• Xã hội mất tiền do người nghiện sử dụng để mua ma túy, nếu mỗi người
nghiện sử dụng từ 30.000 đến 50.000đ mua ma túy mỗi ngày thì người nghiện nước
ta (khoảng 200.000 người) tiêu tốn từ 6 tỷ đến 10 tỷ đồng một ngày. Riêng tại TP.
Nếu tình bình quân một người nghiện sử dụng 2 tép heroin (60.000 đ) thì mỗi ngày
phải tiêu tốn hơn một tỷ đồng. Mỗi năm tiêu tốn 350 - 400 tỷ đồng.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

10
• Xã hội phải tốn kém kinh phí để xây dựng lực lượng phòng chống và khắc
phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại.
Một con số cực kỳ khủng khiếp, không kể bao nhiêu hệ lụy kèm theo: tội
phạm, bạo hành, mãi dâm… Trong đó lây nhiễm HIV là một thảm họa. Người

nghiện không lao động, xã hội lại phải chi phí tổn hại do đối tượng nghiện ma túy
gây nên, công tác cai nghiện lại quá nặng nề và to lớn mà kết quả chẳng đạt được
bao nhiêu.
Xã hội phải mất tiền để giáo dục, điều trò cho người nghiện, tốn đến hàng tỷ
đồng mỗi năm.
Ma túy làm hỏng thế hệ trẻ, làm trì trệ, gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế, chính trò, văn hóa, nguồn nhân lực…… …, làm tổn thất lực lượng lao động
xã hội, vì phần đông con nghiện tập trung vào độ tuổi 16-25. (Theo thống kê Cục
Phòng chống tội phạm Tp.HCM.)

3.Đònh nghóa các khái niệm cơ bản:
3.1.Ma túy là gì?
Ma túy là những chất lấy từ thiên nhiên.
Ma túy là những chất tác động tinh thần mà người lạm dụng sẽ gây cho mình
sự lệ thuộc (viện Hàn Lâm khoa học 1990). Những chất này lấy từ thiên nhiên hoặc
được tổng hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và bộ não, tạo sự lệ thuộc
về thể chất và tâm lý.
Bên cạnh đó còn một đònh nghóa y học dựa trên các tác động của ma túy đối
với cơ thể: ma túy là các chất tác động có thể gây các cảm giác, làm cho tâm trí
được nâng lên, làm tăng sức mạnh - chúng gây nên trạng thái lệ thuộc.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

11
3.2. Lệ thuộc ma túy:
 Về mặt thể chất:
Sự lệ thuộc này làm người nghiện phải tiếp tục dùng ma túy bằng bất cứ giá
nào, bởi nếu ngưng sử dụng ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã do thiếu vắng ma
túy, có khi rất trầm trọng. Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chất, ta thường thấy có
hiện tượng tăng liều, là hiện tượng người nghiện sau một thời gian dùng ma túy
phải tăng liều sử dụng mới có cảm giác sảng khoái như lúc đầu.

 Về tâm lý:
So với sự lệ thuộc về mặt thể chất thì sự lệ thuộc về tâm lý chính là sự lệ
thuộc nguy hiểm. Vì cho dù đã được điều trò không còn vật vã trên thể xác nữa,
người nghiện vẫn bò cám dỗ sử dụng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây vật vã
nhưng người dùng vẫn nghiện không bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này. Ví dụ: cần
sa, amphetamine.
Các loại chất như: Thuốc phiện, morphine, heroin, cocain không chỉ lệ thuộc
về thể chất mà còn cả tâm lý với mức độ gây nghiện rất cao nên là những loại ma
túy nguy hiểm nhất. Những chất này đòi hỏi người nghiện phải sử dụng ma túy như
một phương thức tồn tại.

3. 3. Nghiện:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đònh nghóa từ năm 1957 nghiện: là trạng
thái ngộ độc kinh miên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một chất tự nhiên
hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn, không kềm chế được, bằng mọi
giá trò phải tiếp tục sử dụng. Nó gây ra hướng tăng dần liều lượng, gây ra lệ thuộc
về tâm lý và cả thể chất, gây nguy hại cho chính người nghiện và xã hội.

3.4 Tái nghiện:
Tái nghiện có nghóa là không duy trì được sự thay đổi trong hành vi, có liên
quan đến việc quay trở lại việc sử dụng ma túy.
Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời. Nó là một quá trình tư
tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện. Sa ngã là giai đọan đầu tiên sử
dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau khi quá trình phục hồi. Giai đọan sã ngã có
thể đưa đến tái nghiện hay là không, nhưng sa ngã chưa là tái nghiện. Trước khi tái
nghiện, bệnh nhân phải trải qua quá trình tư tưởng được lộ qua những triệu chứng,
những dấu hiệu đe dọa việc lo sẽ quay trở về với ma túy. Khi có những cảm giác
thèm thuốc, những suy nghó đấu tranh nội tâm sẽ khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu
hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.
Cảm giác sẽ thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc.

Những nguyên nhân khách quan tạo cảm giác như sau:

Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

12














Vì vậy, khi phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá
trình để từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy,
kèm theo với những thay đổi nội tâm quan trọng này với những thay đổi trong quan
hệ cá nhân. Một người đã nghiện ma túy rồi nếu không có hai phương tiện thay đổi
này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi,
sau đó là sự tái nghiện.
Những thay đổi nói trên thì khác nhau giữa người này và người khác nhưng tựu
chung thì chúng đều có liên quan đến một số khía cạnh: Thể chất, tâm lý, hành vi,
quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, xã hội, nhận thức và kinh tế.

3.5. Thế nào gọi là đã phục hồi thành công:

Theo tài liệu: “Điều trò – Điều dưỡng – Phục hồi” cho người nghiện ma túy
của Bác só Nguyễn Khánh Duy-Giám Đốc Trung Tâm Điều Dưỡng và cai nghiện
ma túy-Thanh Đa
Gọi là phục hồi thành công khi người nghiện đã:
• Từ bỏ được ma túy (thời gian ít nhất là 1 năm)
• Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp.
• Có một lối sống điều độ.
• Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức.

4.Tình hình cai nghiện ma túy tại TP. HCM:
- Gặp bạn nghiện cũ
- Khung cảnh cũ
- Tình huống cũ
- Xung đột tâm lý
- Vui quá – buồn quá
- Thất bại – thành công
Gợi nhớ những hình ảnh,
mùi vò, âm thanh, cảm
giác ngây ngất do ma
túy tạo ra.
Suy nghó về những điều
liên quan đền ma túy
CẢM GIÁC THÈM
THUỐC
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

13
Hiện nay TP có 5 trung tâm cai nghiện ma túy có quy mô với cơ sở vật chất
khá khang trang đầy đủ đang điều trò cho hàng người bệnh.
• Trung tâm cai nghiện ma túy Bình Triệu. 15/ quốc lộ 11 ấp Bình Triệu, Thủ

Đức. Tel: 8962508 - 8965002 - 8960607.
• Trung tâm tư vấn cai nghiên ma túy. 463 Nơ Trang Long, P13, Q.Bình Thạnh.
Tel: 8888782.
• Bệnh viện y học dân tộc TP.HCM. 273,275 ,Nguyễn Văn Trỗi P10 , Q. Phú
Nhuận. Tel: 8443047.
• Dưỡng đường cai nghiện ma túy. 188 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận. Tel:
8445547.
• Trung Tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Và Giải Quyết Việc Làm Nhò Xuân ấp 5.
Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn. TP.HCM. Tel: 8914291.
• Trường Giáo Dục Lao Động Phú Văn. Xã Đức Hạnh - Huyện Phước Long -
Tỉnh Bình Phước. ĐT: 065. 878151.

Mô hình quản lý - giáo dục. Và quy trình cai nghiên của tại trung tâm Nhò
Xuân.
Cai nghiện cần theo đúng quy trình (trung tâm Nhò Xuân).
Lòch sinh hoạt hằng ngày:
6g00 Báo thức 13g00 Báo thức
6g10 Tập thể dục 13g30 Học tập lao động
6g45 n sáng 16g45 n chiều
7g30 Học tập lao động 17g00 Sinh hoạt tự do
10g45 n trư a 19g00 Giao ban tự ám thò
11g30 Nghỉ trưa. 21g30 Đi ngủ
Cuộc sống mới là giai đoạn đầu của giáo dục bản thân. Nó ít có tác động đến
thay đổi tình trạng sử dụng ma túy trường diễn của người nghiện.









Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

14




TRƯỞNG
THÀNH
Trên 120 ngày
chuẩn bò hội nhập
Xã hội. Tự giác tự quản
trong sinh hoạt.
Ưu tiên:giao lưu dã ngoại
KHẲNG ĐỊNH
120 ngày - 150 ngày. n đònh tư
tưởng. Quan tâm từ bỏ ma túy. Được
giải quyết phép. Kết nạp vào hội liên hiệp
thanh niên
VƯƠN LÊN
120 ngày - 150 ngày.nghiêm túc trong tập luyện
tự ám thò. Tham gia lao động tự giác, tích cực giáo dục
thẩm mỹ.
CUỘC SỐNG MỚI
120 ngày - 150 ngày. Hòa nhập môi trường tập thể.
Hình thành hành vi thói quen mới. Thường xuyên luyện tập
thể dục thể thao bỗi dưỡng văn hóa. Hướng nghiệp và học nghề





MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM.









Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

15







Duy trì
Sự bổ trợ của
gia đình, ban ngành,
đoàn thể. Cộng đồng văn
phòng. Tư vấn tại đòa phương.

Điều trò phục hồi

Tư vấn tâm lý
Giáo dục đạo đức nhân cách
Giáo dục thẩm mỹ
Dạy văn hóa - dạy nghề
Lao động sản xuất
Chuẩn bò tái hòa nhập cộng đồng.
Điều trò cắt cơn giải độc
Tiếp nhận


QUY TRÌNH CAI NGHIỆN


 Cái vòng lẩn quẩn:
Thực tế cho thấy, chúng ta đã kiên trì, bền bó, đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy
từ nhiều năm nay. Nhưng cho đến nay, những nổ lực cho mục tiêu này đã chưa gặt
hái được kết quả tương xứng. Con số tái nghiện sau khi đã tập trung cai nghiện luôn
ở mức 90% đến 98%. Và 90% chủ chứa tái phạm sau khi được tự do trở lại (hoặc
sau các mức xử lý khác nhau). Một vòng tròn cứ lặp đi lặp lại: bắt - thả - tái phạm -
bắt - thả…. Và tệ nạn ngày càng trầm trọng.
Từ thực tế đó cho thấy, số người nghiện bỏ được ma túy thấp, thì số người
nghiện mới của Tp lại cao, xóa được tụ điểm ma túy này thì tụ điểm khác lại xuất
hiện, đây chính là quy luật tất yếu của mối quan hệ cung cầu, do hiệu quả cai
nghiện không đạt yêu cầu. Hay có thể nói chúng ta chỉ tập trung giải quyết đầu vào
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

16
mà chưa chú ý giải quyết đầu ra, nên số cai nghiện tái nghiện càng nhiều, làm cho
số người nghiện luôn tăng cao.
“Thuốc không thiếu, phương pháp không thiếu, nghiện vẫn tái nghiện, cắt cơn

rồi lại tái phát - cái vòng lẩn quẩn của việc cai nghiện ma túy. Tưởng chừng như
không dứt ra được. Không ai, không một trung tâm nào dám quả quyết chữa được
đứt căn bệnh mãn tính này… Thuốc ư !? Từ Bimin ngày xưa đến Hufusa ngày nay
tất cả có lẽ chỉ làm cho người nghiện …. Nghiện thêm thuốc uống.
Từ kinh nghiệm nhiều năm qua, ông Phan Nguyên Bình, Chi cục Phó chi cục
Phòng chống tệ nạn Xã hội TP.HCM thổ lộ, hiện nay tại các trung tâm cai nghiện
chỉ tiếp nhận, đưa vào cắt cơn, tức là để người bệnh “ra ra vào vào” chứ chưa có
phân biệt rạch ròi từng nhóm người nghiện để giải quyết dứt điểm cơn nghiện.
Một trong những đại diện của Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy - Bạn Giúp
Bạn Sài Gòn nhận xét: “Tái nghiện ngày càng trở nên phổ biến đến mức được coi là
một hiện tượng bình thường và tất yếu. Việc người nghiện ra vào trung tâm 5-7 lần,
thậm chí 10 lần cũng là chuyện bình thường”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến “dòch
tái nghiện ” trong đó nổi cộm nhất là chúng ta chưa có một mô hình điều trò mang
tính khoa học khả dó theo kòp những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện .
Bác só Nguyễn Khánh Duy băn khoăn: Hiện nay chúng ta loay hoay tìm kiếm
mô hình tốt cho việc cai nghiện. Việc này quả là rất khó thực hiện, vì không có
phương pháp điều trò, giáo dục chung nào thích hợp với mọi loại nghiện. Phương
pháp điều trò - giáo dục tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp cho người khác…”

 Về phần các đối tượng buôn bán Ma túy
Báo chí đưa tin rất nhiều về các vụ án,với những nổ lực cao độ của các cán bộ
công an, và cả sự tích cực tham gia của cộng đồng nhân dân đòa phương, để bắt giữ,
thu gom các tụ điểm.
ng Nguyễn Thành Tài Phó Chủ Tòch y Ban Nhân Dân TP.HCM cho biết.
Thời gian qua lực lượng công an TP đã đánh trúng nhiều đường dây buôn bán, vận
chuyển ma túy với số lượng lớn và hiện đang lập một số chuyên án đặc biệt nghiêm
trọng khác. Nhưng nhìn chung kết quả còn rất “khiêm tốn”. Với trên 15.000 người
nghiện hiện nay, nếu tính trung bình một người nghiện trong ngày chỉ sử dụng một
tép Heroin thì mỗi ngày ở TP số đối tượng nghiện đã sử dụng tới 2,5 kg Heroin. Như
vậy, lượng Heroin, hồng phiến được bọn tội phạm ma túy mua bán, vận chuyển về

TP để tiêu thụ vẫn còn nhiều (TT12/01/02).
Sáng ngày 11/01/02 Uỷ Ban Nhân Dân Q.3 TP.HCM đã tổ chức hội nghò đánh
giá kết quả một năm thực hiện chương trình mục tiêu “3 giảm”.
Công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đủ
mạnh để trấn áp triệt để số đối tượng mua bán, vận chuyển… Vì vậy đã có những
chuyện “tức cười” xảy ra, tội phạm bò đuổi từ phường này chạy sang phường khác,
từ quận này “né” sang quận khác. Một phần lớn số đối tượng bắt được lại trở nên
quá tải trong việc quản lý và xử lý tội phạm.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

17

5. Đònh hướng tương lai:
ng Lê Minh Nhựt Phó Chủ Tòch Hội Đồng Nhân Dân TP.HCM cho biết “Chủ
trương của Thành Phố gần đây là đưa một số đối tượng nghiện, đi cai nghiện tập
trung cách ly…. Phải thật sự tạo ra “sức đề kháng” đối với ma túy trong từng con
người, từng gia đình và xã hội. Không có sức đề kháng này sẽ không thể kiềm chế
hay kiểm soát được ma túy … cái gốc của vấn đề là có biện pháp phòng ngừa từ
nguồn, chứ không thể giải quyết phần ngọn. Có “phòng” tốt thì “chống mới nhẹ”
(TT 12/01/02).
ng Nguyễn Thành Tài Phó Chủ Tòch Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM cho biết:
“Hiện số trường, trung tâm (của Thành Phố) tiếp nhận được 19.008 đối tượng Ma
túy (tính đến ngày 02/08/02. Theo báo TT số ra ngày 06/08/02); phấn đấu đến cuối
năm 2002 tiếp nhận khoảng 20.000 người nghiện vào cai nghiện. TP chỉ đạo những
nơi này không chỉ làm nhiệm vụ chữa bệnh, cắt cơn nghiện mà phải trở thành nơi
phục hồi, rèn luyện nhân cách cho người nghiện khi trở về tái hội nhập với cộng
đồng…” (TT 04/06/02).
ng nói tiếp: “… TP tiếp tục kiến nghò việc kéo dài thời gian cai nghiện, chữa
trò, rèn luyện phục hồi nhân cách cho người nghiện dài hơn 24 tháng theo quy đònh
hiện nay, để đủ liều lượng cần thiết cho người nghiện trở về không bò tái nghiện.

Nếu quy đònh ngắn như hiện nay có thể nói đến 99% người trở về là tái nghiện…”.
Theo báo cáo của cục Phòng chống tệ nạn xã hội, hiện cả nước có trên
120.000 người nghiện có hồ sơ quản lý nhưng chỉ khoảng 20% trong số này được cai
nghiện.
Theo bà Nguyễn Thò Huệ - cục Trưởng cục phòng chống tệ nạn xã hội (thuộc
Bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội) đến năm 2005 sẽ không còn người nào nghiện
ma túy mà không được đưa vào chương trình cai nghiện, phục hồi. Sẽ tổ chức cai
nghiện bằng các hình thức thích hợp cho 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý và giảm tỷ lệ tái nghiện bình quân trong cả nước tối đa còn 60%.
Thủ Tướng chính phủ vừa ban hành nghò đònh số 34/2002 NĐ -CP quy đònh về
trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Theo đó, kể từ ngày 12/04/02 người nghiện phải cai nghiện trong
thời hạn bắt buộc là từ 1 đến 2 năm.(SGGP 04/04/02)

Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

18
II. QUY TRÌNH TRỊ LIỆU

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện.
Việc điều trò phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi phải kiên nhẫn và phải có
những kiến thức cơ bản về cai nghiện ma túy.
Việc tìm kiếm mô hình điều trò tốt, kết quả là khó khăn vì không có phương
pháp điều trò chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Phương pháp điều trò
có hiệu quả cần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn
thuần nhắm vào việc sử dụng ma túy của họ.
Theo Bác só Lâm Xuân Điền Giám đốc Trung tâm sức khỏe tâm thần, mô tả
“tháp” sử dụng ma túy và cách thức điều trò như sau:

lúc này cuộc sống người nghiện đầy kòch

tính. Người nghiện rơi vào vòng lẩn
quẩn. Tìm cách thoát khỏi những
nghiện xung đột nội tâm bằng ma túy

Lệ Thuộc Giai đoạn này cần có sự hổ trợ
của các chuyên gia y tế, tâm lý,
xã hội. Người nghiện đang
Sử Dụng phải đối mặt với những
nhiều quá vấn đề thể chất, tâm
lý, xã hội, kinh tế
luật pháp

Có thể tự
Sử Dụng Thường Xên Quyết đònh
để bỏ hẳn.

Không có
Thử Nghiệm vấn đề
nghiêm
trọng.
Tiếp Xúc Lần Đầu


Ở đây, xin đơn cử vài phương pháp và phác đồ trò liệu đang được sử dụng
trong quy trình điều trò và phục hồi hiện nay.

1. Phương pháp và phác đồ trò liệu theo cơ sở y tế:
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

19

1.1. Theo Tây y
Sử dụng các loại thuốc hướng thần
Điều trò cắt cơn nghiện ma túy hay điều trò giải độc tố do “dòng họ” thuốc
phiện gây ra thực chất là giải quyết tình trạng hội chứng cai thuốc. Quy trình này
nhằm điều chỉnh những rối loạn hệ thống hóa học thần kinh trung gian và hồi phục
Endorphine do tình trạng sử dụng thuốc kéo dài.
Các loại thuốc an thần cần cho quy trình điều trò và phục hồi như sau: (việc dùng
thuốc an thần gây ngủ cần có chỉ đònh của thầy thuốc).
 Thuốc giải lo âu: diazepam.
Trạng thái lo âu nôn nao, bồn chồn là trạng thái tâm thần cơ bản thường xuyên
có và tăng cường các triệu chứng thần kinh thực vật của hội chứng cai. Những người
cai nhiều lần do nhớ lại những cảm nhận đau khổ trong những lần cai trước càng lo
âu nhiều hơn. Do vậy, thuốc giải lo âu cần sử dụng trước tiên và liên tục nhất là 1 -2
ngày đầu.
Hai ngày đầu cho uống diazepam - 2 viên (5mg) cách 4 giờ lại cho uống 1 lần
cho đến khi hết bồn chồn và ngủ yên.
Sau khi tỉnh giấc nếu vẫn còn lo âu thì tiếp tục cho uống thuốc như trên
Ngày thứ 3 và thứ 4 bắt đầu giảm liều: 2 viên 1 lần cách 6 - 8giờ.
Ngày thứ 5 cắt hẳn thuốc để tránh khả năng có thể gây nghiện thuốc
(diazepam)
 Thuốc an thần kinh: levomepromazin
Đa số biểu hiện của hội chứng cai và các rối loạn thần kinh thực vật có thể
thanh toán bằng diazepam. Nếu có triệu chứng nặng hơn hay phức tạp thì mới sử
dụng levomepromazin - một loại an thần kinh an dòu mạnh.
Lần đầu: Cho uống 2 viên (25 mg).
Lần hai: Sau 1 giơ,ø nếu chưa an dòu và huyết áp tối đa bằng hay cao hơn 100
mmHg thì cho uống thêm bốn viên.
Lần ba: Sau một giờ, nếu vẫn chưa chòu an dòu và huyết áp như trên thì cho
uống thêm bốn viên.
Lần bốn: Và những lần sau đợi sau 2 giờ, nếu chưa an dòu và huyết áp vẫn như

trên thì cho uống bốn viên nữa.
Kết quả nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Tâm Thần cho thấy: sau 2 - 6 giờ (từ
4 đến 16 viên trung bình là 10 viên) thì bệnh nhân an dòu và ngủ ngon (có thể đến
16 hay 20 giờ liền). Khi bệnh nhân ngủ dậy vẫn yên tónh thì không cần cho thêm
levomepromazin nữa
 Thuốc tăng huyết áp: Heptaminol
Chỉ sử dụng khi huyết áp tối đa dưới 100 mmHg
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

20
Thường gặp khi sử dụng levomepromazin ở liều cao hay những bệnh nhân
tiêm chích sái thuốc phiện.
Heptaminol viên nén 0,2 mg, uống từ 2-3 lần trong 24 giờ. Có thể dùng từ 2-3
ngày sau khi phát hiện hạ huyết áp và thôi dùng khi huyết áp trở lại bình thường.
Nếu huyết áp tụt nhiều cần xử trí cấp cứu và dùng thuốc tiêm thay thuốc
viên.
 Thuốc giảm đau: Paracetamol
Nếu bệnh nhân đau nhức cơ bắp nhiều có thể dùng thêm thuốc giảm đau.
Paracetamol: 2 viên (0,5 mg)uống từ 2-3 lần trong 24 giờ có thể dùng trong 3
ngày đầu
 Thuốc chống co thắt: phloroglucinol (spasfon)
Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau quặn ở bụng do co thắt các nội tạng đường
tiêu hóa, cần dùng thêm thuốc chống co thắt.
Spasfon viên nén 80 mg: Uống mỗi lần 2 viên từ 2 -3 lần trong 24giờ.
 Thuốc chống tiêu chảy và mất nước:
Tiêu chảy và nôn trong hội chứng cai thường do tăng nhu động ruột, có thể
dùng Spasfon với liều lượng trên cũng chữa khỏi.
Nếu tiêu chảy kéo dài kèm theo vã mồ hôi, nôn, gây trạng thái mất nước cần
cho uống thêm dung dòch oresol.
Một gói hòa với một lít nước đun sôi để nguội (theo công thức của WHO) cho

uống từ 3 -4 lít trong 24 giờ chia nhiều lần.
 Thuốc gây ngủ: Alimemazin.
Hầu hết các trường hợp dùng diazepam và levomepromazin với liều lượng kể
trên đã làm cho bệnh nhân yên tónh ngủ ngon và ngủ lâu.
Sau khi cắt diazepam và levomepromazin nếu vẫn còn mất ngủ thì dùng
alimemazin một loại thuốc ngủ không gây nghiện, có thể dùng lâu dài.
Alimemazin viên nén 5mg uống 2 - 4 viên trước giờ ngủ có thể cho uống thêm
2 -4 viên nữa, nếu bệnh nhân chưa ngủ được.
Dùng thuốc đến khi giấc ngủ trở lại bình thường thì giảm liều rồi cắt hẳn.
1.2. Theo Đông y
¾ Phương pháp châm cứu:
 Dùng nước đá bọc trong nylon đặt lên các hỏa huyệt làm cho
mát.
 . Dùng kim châm:
* Châm bổ các âm hỏa huyệt phải.
* Châm tả các âm hỏa huyệt trái.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

21
 . Điện châm:
* Cực dương (+) đặt vào âm hỏa huyệt.
* Cực âm (- ) đặt vào dương thủy huyệt.
Với tần số số đều đặn giống như nhòp bấm vỗ trong xoa bóp. Cường độ ở mức
bệnh nhân cảm thấy dòng điện nhẹ dễ chòu đi qua các huyệt.

¾ Phương pháp mới bằng tia laser
Tại Hội nghò khoa học và công nghệ lần thứ 8 của Trường Đại Học Bách Khoa
TP.HCM, tổ chức vào cuối tháng 4-2002 lương y Trần Đình Hợp, Trưởng Khoa
Đông y - trung tâm y tế Lộc Ninh (Bình Phước), đã có báo cáo những thành công
bước đầu của công nghệ laser trong việc điều trò cai nghiện tại Bình Phước.

Đây là một công trình của phòng thí nghiệm công nghệ laser- Đại Học Bách
Khoa TP.HCM do PGS.TS Trần Minh Thái, trưởng phòng thí nghiệm và là tác giả
của công trình.
Tiến só Thái cho biết: bệnh nhân nghiện ma túy là những người tìm đến sự
hưng phấn do chất gây nghiện tạo nên. Muốn kéo họ về cuộc sống bình thường, chỉ
có cách “lấy độc trò độc”. Đó là tạo sự hưng phấn tinh thần cho bệnh nhân cao hơn
chất ma túy gây ra, đặc biệt là không tạo sự đau đớn cho bệnh nhân.
Điều trò cai nghiện bằng laser theo hai bước. Đầu tiên, cắt cơn cho bệnh nhân
trong 5 ngày. Sau đó điều trò bổ sung thêm từ 5 đến 10 ngày để bệnh nhân hồi phục
hoàn toàn. Theo TS Thái trong mỗi người bình thường đều tồn tại Endorphine (ma
tuý nội sinh). Ma túy nội sinh giúp con người cân bằng vượt qua những đau đớn về
tinh thần và thể xác, khi gặp những biến cố trong cuộc đời. Con nghiện khi sử dụng
ma túy bên ngoài sẽ làm “teo” và mất đi ma túy nội sinh vốn có. Vì thế khi hết ma
túy bên ngoài đưa vào các con nghiện sẽ mất cân bằng, rất đau đớn về tinh thần và
thể xác. Máy cai nghiện ma túy bằng tia laser sẽ tác động và kích thích Endorphine
sản sinh trở lại. Các sóng laser với bước sóng thấp (780 - 940 mn) được chiếu vào
các huyệt (ngũ du huyệt, du mộ huyệt, huyệt vùng đầu mặt….) kích thích ma túy
nội sinh sản xuất trở lại để cân bằng các cơn đau của con nghiện. Tác động của
laser thường xuyên vào các huyệt cho đến lúc ma túy nội sinh trở lại đầy đủ cho cơ
thể.
Việc dùng laser không gây đau đớn cho bệnh nhân và hoàn toàn chính xác khi
bệnh nhân lên cơn co giật. Kết quả điều trò thử nghiệm ở các bệnh nhân nghiện ma
túy cho thấy, bệnh nhân cắt cơn được sau 5 ngày. Bệnh nhân không còn lên cơn
nghiện, ăn uống trở lại bình thường, lên cân. Đặc biệt, bệnh nhân sau khi điều trò đã
tắm rửa lại bình thường không còn sợ nước. Sau đó, tiếp tục điều trò cho bệnh nhân
thêm khoảng 10 đến 20 ngày để dứt hẳn. Kiểm tra lượng morphine trong cơ thể con
nghiện giảm rõ rệt. Khi nghiện lượng morphine trong nước tiểu bệnh hân trung bình
10.000 ng/ml (1ng = 0,000001mg). Sau khi điều trò bằng laser, lượng morphine trong
nùc tiểu trở lại bình thường 200ng/ml. (Người lao động 29/05/02)


Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

22
2. Phương pháp điều trò tích cực:
2.1. Về thể lý:
¾ Xoa bóp: Thực hiện khi người nghiện bắt đầu nhớ, bứt rứt muốn sử dụng
ma túy. Dùng cả 2 bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng đều đặn toàn thân, đặc biệt ở đầu và
cột sống, ít nhất là 3 - 4 lần mỗi ngày. Mỗi lần xoa bóp khoảng 30 phút, cho đến khi
bệnh nhân cảm thấy êm ả, dễ chòu, muốn ngủ. Nếu không xoa bóp bằng tay được thì
xoa bóp bằng máy, rung đều toàn thân như trên.

¾ Tắm nước mát:
Ngày đầu tiên ngưng ma túy, có thể xông hơi bằng nước lá xông cho cơ thể dễ
chòu thư thái. Ngày thứ 2, thứ 3 do vật vã nhiều nên không xông hơi nữa mà cần tắm
nước mát tối thiểu ngày 3 lần để cơ thể bớt bứt rứt, khó chòu. Nếu sợ lạnh, có thể
tắm nước ấm trước rồi tắm nước mát sau.

¾ Dinh dưỡng:
Ba ngày đầu người nghiện thường nôn ói, không muốn ăn nhưng sau đó có thể
khỏi. Nên ăn những thức ăn mát như:
- Rau: Mồng tơi, rau má, xà lách xoong, ngò tây…
- Hạt củ: Đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, mè…
- Trái: Khổ qua, bí đao, cà chua, cam, lê…
- Thòt: Cá lóc, thòt heo, cua đồng.

2.2. Về mặt tâm lý:
Tham vấn để chuẩn bò tâm lý cho người nghiện, để thuyết phục người nghiện
tự giác, tự nguyện bỏ ma túy và chuẩn bò tinh thần thật kỹ khi bước vào cắt cơn.
 Tư vấn với cá nhân người nghiện
Là điều ai cũng có thể làm được từ người đơn giản với những lời nói mộc

mạc, đến người tinh tế nhạy bén trong nhận thức. Nhưng để tư vấn thành công, tức
là thúc đẩy được quá trình điều trò, tư vấn cần một số điều kiện sau:
¾ Quan trọng hàng đầu là lấy được lòng tin của người nghiện.
Trong thời gian sử dụng ma túy (càng lâu càng trầm trọng) đã làm cho đối
tượng bất cần đời, không tin ai. Nếu như được họ tin cậy, nhân viên tư vấn đã đi
được hơn nữa đường cho quy trình cai nghiện. Cách lấy lòng tin cần có.
Đồng cảm với họ: Hãy đặt mình vào vò trí hoàn cảnh của người nghiện để
cảm nhận đau đớn, dày vò mà họ đang chòu đựng.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

23
Biết lắng nghe để từ đó tìm ra những điều trọng yếu trong những vấn đề phức
tạp của họ và lắng nghe ý kiến phản hồi. Nếu tư vấn viên nói nhiều hơn nghe thì có
nghóa là anh ta không có cơ hội hiểu biết về họ.
Tích cực quan tâm đến vui buồn của họ, hãy để cho họ cảm nhận được rằng
nhân viên điều trò rất quan tâm đến cuộc đời của họ.
¾ Cần thiết lập được một quan hệ tốt với bệnh nhân, giúp họ ngay khi có
thể giúp đỡ được.
Nắm vững tâm sinh lý của người nghiện để biết được thời điểm có thể làm
thay đổi nhận thức của họ:
Nhận biết được những điểm mạnh, sở trường của người nghiện để nhắc nhở
rằng: họ vẫn là người đầy đủ khả năng sống và làm việc như một người bình thường
không có ma túy.
Tạo cho người nghiện những thử thách từ nhỏ đến lớn để tăng dần ý chí phấn
đấu và lòng tự trọng của họ.
¾ Biết lợi dụng nghòch cảnh của họ và nội quy chặt chẽ trong trung tâm để
hướng bệnh nhân cộng tác với việc điều trò.
Nếu bệnh nhân chưa thật sự muốn thoát khỏi ma túy, người tư vấn nên gợi cho
bệnh nhân: tiếp tục nghiện ma túy họ sẽ được gì?
Cần thông cảm khích lệ, cổ vũ khi họ làm tốt, chia sẻ an ủi, nâng đỡ khi họ

cố gắng mà vẫn chưa làm tốt được.

 Với gia đình
Cần giúp đỡ gia đình biện pháp giáo dục, tùy thuộc từng đối tượng, từng
hoàn cảnh nhất là đối với những gia đình có vấn đề phức tạp giữa cha mẹ.Nghiện
ma túy thường gây ra đổ vỡ trong gia đình, người nghiện vướng phải ma túy bao lâu,
thì bằng ấy thời gian gia đình phải cố gắng sống chung và chòu đựng với tác hại của
ma túy vì thế, gia đình luôn ở tình trạng xáo trộn. Haley (1980) đề nghò lập lại hàng
rào giữa các thế hệ và làm cho cha mẹ xích lại gần nhau bằng cách giúp họ xác
đònh những trách nhiệm và hậu quả đối với con cái. Khi hành vi của người nghiện
khả quan hơn thì các mâu thuẩn trong gia đình giữa cha - mẹ dễ dàng được cải thiện
tốt hơn.
Cần nổ lực lôi kéo sự tham gia của tất cả những thành viên trong gia đình kể
cả những người có thể làm cản trở quá trình phục hồi của đối tượng .
Vì cảm giác tội lỗi và xấu hổ và có con cái bò nghiện, nên không ít bậc cha
mẹ bảo vệ uy tín gia đình bằng cách ngăn cản con đến điều trò tại các trung tâm, mà
chỉ cho con cái điều trò tại gia đình, trong khi tình trạng nghiện của đối tượng đã đến
mức không thể điều trò tại gia đình được nữa. Cần tích cực động viên, chuẩn bò tâm
lý cho gia đình tạo cơ hội thuận lợi để họ can đảm đối diện với tình trạng nghiện
của đối tượng.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

24
Giúp gia đình quản lý và giáo dục con cái nhận thức được tác hại của ma túy,
tạo nên ý chí quyết tâm cai nghiện.

 Với cộng đồng:
Tách đối tượng ra khỏi môi trường có ma túy, hạn chế việc giao tế, tiếp xúc
với bạn bè cũ, hoàn cảnh cũ.
Có cái nhìn tích cực, quan tâm, động viên giúp đỡ họ hoán cải, không nên xa

lánh, dè chừng, nghi kỵ… coi là phần tử xấu của xã hội.
Xem người nghiện là nạn nhân chứ không phải là tội phạm. Cần tạo được sự
phối hợp đồng bộ của ban ngành đoàn thể, cán bộ đòa phương để giúp đỡ người
nghiện có được môi trường lành mạnh.
2.3 Về sinh hoạt:
Sau khi đã được cắt cơn xong thì người nghiện được tập luyện TDTT để phục
hồi sức khỏe, tăng cường thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, học ngoại ngữ, học
nghề như: Cơ khí, sửa xe, sửa chữa điện tử, may gia dụng, may công nghiệp…
 Lao động:
Tổ chức cho người nghiện tham gia các hoạt động, lao động hằng ngày như:
Dọn vệ sinh, nấu ăn, trồng cây… nhằm giúp người nghiện hiểu được giá trò của sức
lao động.
- Sự phân công lao động phải phù hợp với tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ,
nghề nghiệp của từng đối tượng.
Tổ chức quản lý, phân công lao động một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến
nặng, từ đơn giản đến phức tạp bảo đảm an toàn lao động.
 Dạy nghề:
Tùy theo cơ sở vật chất, kinh phí nhu cầu của người nghiện. Cơ sở chữa bệnh
có thể mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện, hoặc gởi đến các trung
tâm xúc tiến việc làm để học nghề, chú trọng đến các nghề truyền thống, đơn giản,
để thực hành cơ sở sản xuất tại cơ sở chữa bệnh.
 Vui chơi giải trí:
Tổ chức thể dục thể thao, hoạt động vui chơi, lành mạnh như bóng đá, bóng
chuyền, giao lưu, học chuyên đề, văn hóa, nghệ thuật, xem ti vi … bắt kòp những
thông tin nhanh ngoài xã hội.

3. Liệu pháp tâm linh:

3.1. Sự cần thiết và ích lợi của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Từ một thế kỷ rưỡi nay, ở phương tây các tôn giáo đã trở thành lời phê bình

cho những công kích nặng nề. Đại khái là tôn giáo bò gán cho cái tội “ mê hoặc”,
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002

25
làm tha hóa con người, làm “ ru ngủ” con người, ( theo nghóa chuyên môn “ tha hóa”
là trở nên khác với mình, không còn đích thực là mình nữa). Cụ thể là đánh mất tự
do, khả năng tự lập, năng sáng tạo và thể hiện hình một cách sung mãn. Tóm lại,
con người tha hóa, là con người tha đánh mất thực chất và phẩm chất cao của chính
mình.
Thế nhưng, ngày nay, hơn bao giờ hết, người ta thấy rằng những lời phê bình
trên, quả là quá giản lược và thô thiển. Nhìn vào hoạt động của các tôn giáo, cũng
như cách sống đạo của những tín đồ cụ thể của các tôn giáo, người ta không thể phủ
nhận vai trò tích cực lớn lao của tôn giáo đối với con người và xã hội.
Triết học Mác- Lênin đưa ra một khái niệm về tôn giáo như sau: “ Tôn giáo là
một hình thái ý thức xã hội, nhấn mạnh một sự thật là, sự tồn tại những quan niệm
tôn giáo tương ứng với nhu cầu tinh thần của con người “ ( Triết học Mác. Lênin. Q.
II p. 149). Nếu như tôn giáo chỉ đơn giản là mê tín, là sai lầm nhất thời trong não
trạng con người, thì nó không chiếm được vò trí trọng tâm trong cấu trúc ý thức con
người, trong suốt hàng ngàn năm qua, nó sẽ bò đào thải, biến mất, ngay khi khoa học
và triết học đưa ra lời giải đáp thỏa mãn cho mỗi nhu cầu của con người. Vì vậy,
cho đến nay, khi những nhu cầu của con người, chưa được những hình thái khác của
xã hội làm cho thỏa mãn, thì tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trò đạo đức, niềm an
ủi, sự nâng đỡ tâm lý…v…v…
Còn với tín đồ của các tôn giáo, Mác nói: “ với tín đồ của các tôn giáo,
Thượng đế là một ý niệm gắn liền trước hết với lãnh vực đạo đức, với ý nghóa cuộc
sống của con người…Theo ý thức tôn giáo, bất kể không hoàn thiện cuộc sống trần
gian, thì Thượng đế là bảo đảm cho sự tất thắng. Thượng đế là khởi nguyên của mọi
sự trong sáng, trong sự tương phản muôn đời giữa thiện và ác, công bằng và bất
công, đạo đức và ngang trái. Người tin vào Thượng đế sẽ sống một cách “ thánh
thiện” ( Triết học Mác-Lênin-Q.II.p.150)

Qủa vậy, tôn giáo có ích cho xã hội trên bình diện đạo đức. Mọi tôn giáo
“chính hiệu” đều dạy phải làm lánh dữ, khuyến khích cái phần trong sáng, cao
thượng nơi con người, mời gọi họ vươn cao hơn mãi, và như thế tôn giáo góp phần
lành mạnh hóa xã hội, đạo đức hóa đời sống chung.
Nhà chức trách không thể chờ đợi lòng tốt của công dân để điều hành quản lý
xã hội và làm cho công dân được thăng tiến. Một xã hội được quản lý trước nhất là
bằng luật pháp. Song, dù luật lệ có hoàn hảo đến đâu, các biện pháp chế tài, trừng
phạt có khắt khe đến mấy, cũng không thể nào chi phối được trọn vẹn con người.Vả
lại, điều đó cũng không phải là chức năng của luật lệ. Có một kẻ hở mà không luật
lệ nào bít lại được đó là nội tâm con người. Xã hội không quản lý được nội tâm và
cũng không được phép quản lý nội tâm con người, bởi lẽ nơi đó có một sức mạnh
phi thường, có lý lẽ riêng của nó, đụng đến nội tâm là đụng đến phần sâu thẳm nhất
của con người.
Nền luân lý tôn giáo cũng thường trùng với nền luân lý xã hội, dựa trên lý trí
tự nhiên, song nó tác động vào con người cách sâu xa và toàn diện hơn, bởi lẽ luân
lý tôn giáo nhằm biến đổi “ cái tâm” của lòng người. Ví dụ: người công giáo, được

×