Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Mỹ học về bộ phim Moonlight

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.61 KB, 17 trang )


1. Câu nói “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại
nhất là nghệ thuật sống trên Trái đất” có nghĩa là gì ?
1.1. Nghệ thuật là gì ?
- Nghệ thuật được dùng với nhiều nghĩa khác nhau.
+ Nghĩa đầu tiên và rộng nhất của “nghệ thuật” là những hoạt động của con
người đã đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tinh xảo, như người ta vẫn
thường hay ví von là “một nước cờ rất nghệ thuật”, “cú sút bóng nghệ thuật”,…
+ Nghĩa thứ hai, được dùng với ý hẹp hơn, đó là khả năng sáng tạo của con
người tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa có khả năng làm
đẹp cho đời, vừa đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ của người. Đó là những
cơng việc sáng tạo như người làm đồ trang sức, thủ công mĩ nghệ,…
+ Trong mĩ học và lí luận văn học, từ “nghệ thuật” được dùng để chỉ những
hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù, sáng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu thẩm
mĩ của con người, được phân ra thành 7 lĩnh vực khác nhau: hội họa, điêu
khắc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, văn học, âm nhạc.
=> Tóm lại, nghệ thuật chính là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các
sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về
tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ văn hóa chạm sâu tới cảm xúc
của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật.
1.2. Nghệ thuật sống là gì ?
- Để trả lời cho câu hỏi “Nghệ thuật sống là gì ?”, đầu tiên ta phải hiểu “Sống là
gì ?” trước đã. “Chúng ta từ đâu ? Chúng ta là ai ? Làm sao chúng ta cần phải
sống ?”
+ Sống – chúng ta đang thở, tim chúng ta vẫn đập, nước da chúng ta vẫn hồng hào,
tay chân chúng ta vẫn linh hoạt – đó là sống, nhưng là sự sống tồn tại trên mặt vật
lý. Tại sao lại có câu nói “Có những người đã chết ở năm hai mươi bảy tuổi, nhưng
đến năm hai mươi tám tuổi họ mới được chôn cất ?” Sự sống ấy chính là câu trả lời
cho câu hỏi “Nghệ thuật sống” mà chúng ta đang đặt ra. “Sống” ở đây không chỉ
dừng lại một con tim đang đập, một bộ não đang chạy, những mạch máu vẫn
không ngừng nuôi dưỡng cơ thể mà chính là cách chúng ta đối xử với nhân gian,


với những người xung quanh.


+ Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, họ không thể bị tách ra khỏi
mối quan hệ ấy nên họ cần sống, sống cho thật tốt để những cái “khơng mình” kia
được phát triển thật tốt. Chính vì vậy, người ta mới cần đến “nghệ thuật sống”.
“Nghệ thuật sống” chính là nét đẹp trong cách ứng xử của con người với
nhau, với chính mình một cách khéo léo và đầy tinh tế. “Những cái chết tuổi đôi
mươi”, “trầm cảm”, “những thân người rệu rã” đều là từ những cách đối xử sai trái
của con người mà tạo thành. Người ta cần học, và cần có nghệ thuật sống để “Sự
sống không đơn thuần chỉ là sự tồn tại”.
2. Vì sao lại nói “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại
nhất là nghệ thuật sống trên Trái đất” ?
- Để giải thích cho câu hỏi trên, ta cần phải biết đối tượng của nghệ thuật là gì. Đối
tượng của nghệ thuật là tồn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa với sự sống con
người, mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người.
+Nghệ thuật sinh ra từ trí óc và bàn tay của con người, và đối tượng của nghệ
thuật cũng chính từ con người. Cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả đều từ mắt nhìn
và trái tim con người cảm nhận từ những thanh âm cuộc sống. Nghệ thuật khơng
chỉ gói gọn trong cái đẹp: một bức tranh mặt hồ mùa thu rộng lớn, một thân hình
thiếu nữ thanh mảnh,…nghệ thuật có thể cịn là cái bi: nước mắt của một người khi
mất đi một thứ trân q, cái xấu xí: khn mặt nhăn nheo khắc khổ, làn da bợt đi
của bệnh nhân ung thư sau những đợt xạ trị. Thế giới hiện thực hiện lên trong nghệ
thuật chính là thế giới được đặt trong mối quan hệ của con người. Và con người,
phải biết, hiểu và có những trải nghiệm trong cuộc đời mới có thể đọc được và
sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật.
+ Chúng ta ln nói cuộc đời mn hình vạn trạng. Mỗi loại hình nghệ thuật đều
có hình thức phản ánh riêng: văn học là nghệ thuật ngôn từ, điện ảnh là những
góc hình, hội họa là đường nét và sắc màu, âm nhạc là nhịp điệu và âm thanh sol,
la, đơ. Nhưng cuộc đời thì lớn lao vơ cùng, nó hội tụ tất cả những đặc trưng

của loại hình nghệ thuật: tiếng nói người với nhau, âm thanh ồn ã của xe cộ, sắc
xanh của bầu trời, cỏ cây,…con người cũng vậy. Bức tranh tâm hồn của con người
đa màu sắc: vui , buồn, đau khổ,… vì vậy “người làm nghệ thuật sống” ln có
sự khéo léo trong ngơn từ, góc nhìn đa chiều khi đánh giá một con người, bắt
được những thanh âm cuộc sống, quan sát được màu sắc “nóng” và “lạnh”
trong tính cách của người đối diện.
+ Nguyễn Minh Châu từng nói: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt
ngọc ẩn giấu trong trong bề sâu trong tâm hồn con người”. Nghệ thuật không thể


tách rời hiện thực đời sống con người, một khi nghệ thuật đã tách rời cuộc
sống con người, nó sẽ khơng cịn giá trị nữa. Tơi làm sao có thể hiểu những nét
vẽ nguệch ngoạc khơng ra hình thù, làm sao tơi có thể nhớ một bài thơ khi bài thơ
ấy tơi khơng thể cảm nhận và thấy chính mình trong đó. Tơi làm sao có thể nghe đi
nghe lại một bản nhạc khi chính tơi khơng thấy nó ý nghĩa. Lỗ Tấn từng nói:
“Người ta chỉ thực sự chết đi khi họ khơng cịn sống trong lịng người khác”. Nghệ
thuật cũng vậy, một tác phẩm nghệ thuật mà con người không ai nhớ đến là “thứ
nghệ đã chết”. Mà con người ta chỉ thực sự nhớ khi họ hiểu và tìm thấy mình trong
đó.
Điều này được thể hiện rõ ràng trong bảy loại hình nghệ thuật: hội họa, điêu khắc,
sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa, văn học, âm nhạc. Mà ở đây, nhóm tơi xin
được khảo sát qua hai tác phẩm lớn trong điện ảnh: Moonlight và âm nhạc:
“Tâm hồn của đá” của band nhạc Bức Tường.
2.1. Moonlight (2016) – câu chuyện sắc tộc và đồng tính đầy đẹp đẽ và tinh tế
dưới ánh trăng.
“In Moonlight Black Boys Look Blue”
Moonlight – là tác phẩm chuyển thể từ vở kịch “In Moonlight Black Boys Look
Blue”, là phim dài thứ hai của đạo diễn Barry Jenkins được sản xuất vào năm 2016
và đã đạt được giải thưởng “Phim hay nhất” Oscar lần thứ 89.
Đồng tính, da màu, ma túy, tăm tối, ủ dột,…là những gì người ta nói về

“Moonlight”. “Moonlight” ra đời trong buổi nước Mĩ cờ hoa đã giương cao ngọn
cờ tự do và nhân quyền phấp phới, những cuộc chiến đấu sắc tộc khơng cịn q
gay gắt nhưng cũng âm ỉ không dứt như một vết thương sâu không ai sát trùng –
nhức nhối, âm thầm. “Moonlight” là câu chuyện kể về cuộc đời của Chiron – từ
thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Mồ côi cha, Chiron sống với người mẹ
nghiện ngập, không quan tâm đến cậu. Ở trường, vì nhỏ con và tính cách lầm
lì, Chiron trở thành đối tượng bị lũ nhóc trong trường bắt nạt và gọi bằng cái
tên “Little”. Tưởng chừng cuộc đời của Chiron sẽ mãi mãi như thế, cho đến
khi cậu gặp Juan – một tên trùm buôn ma túy nhưng có tính cách cao thượng
– đã dạy dỗ cậu cách để tồn tại trong một thế giới đầy những thuốc phiện, ma
túy, mại dâm,… một thế giới đầy rẫy tăm tối và bất cơng trong buổi nước Mĩ
hồng kim đương thời.
2.1.1. “Tơi là ai ?” và hành trình đi tìm lại bản ngã cho trọn một chữ “Sống”.


- Đầu tiên phải nói, “Moonlight” khai thác bối cảnh ở nước Mỹ, ở thành phố
Miami ở tiểu bang Florida – nơi tập trung nhiều người da màu sinh sống.
Nước Mỹ từng có một thời gian xảy ra những cuộc xung đột sắc tộc đầy gay gắt –
khi những người da đen đứng lên giành quyền tự do, quyền con người, không cam
chịu số phận nô lệ. Tuy bây giờ, những cuộc sắc tộc khơng cịn q gay gắt như
ngày trước, nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc nhân quyền con người,
của những cộng đồng người da đen hoàn toàn được đảm bảo. Ta vẫn thấy cuộc
sống của họ đầy rẫy những khó khăn – đắm chìm vào ma túy, hút chích, mại dâm,
bạo lực – tăm tối chẳng có đường thốt ra.
+ Tồn bộ dàn diễn viên của bộ phim đều là người da màu, và những người da
trắng duy nhất xuất hiện trong phim lại chính là những vị khách tại nhà hàng Kevin
làm việc. “Tôi đến xin việc, và họ bảo tôi vào chỗ này” Kevin đã nói với Chiron
như thế trong cuộc nói chuyện đầu tiên của hai người sau mấy năm xa cách. Có thể
với một người khơng có trình độ, bằng cấp như Kevin thì khơng việc gì hợp với
anh ta hơn là công việc bàn bếp, nhưng việc sắp xếp như vậy, cũng mang tính phản

ánh rằng ở ngồi đời thực, rất nhiều người da đen đến giờ vẫn bị coi thường. Họ
vẫn khó thốt khỏi những định kiến xã hội, sự phân biệt đã ăn sâu vào tiềm
thức một số loại người bảo thủ của cái khoảng thời gian đấu tranh rất dài ấy.
+ Ta có thể thấy rõ, trong phim, khơng một nhân vật nào trong ấy là có một
cuộc sống tươi sáng cả. Chiron – từ một cậu bé ngây ngô, trong sáng lớn lên cũng
vào tù ra tội, rồi sa vào con đường buôn bán ma túy mà trở nên giàu có, người mẹ
của cậu cũng chẳng khá hơn, nghiện ngập, hút chích để rồi đến cuối đời sống trong
niềm ân hận và hối cải. Juan đến năm Chiron là thiếu niên cũng đã chết. Cậu bạn
Kevin năm nào lớn lên sống trong túng thiếu, phải làm đầu bếp, sống ở một nơi tồi
tàn và gánh áp lực nuôi con ở một độ tuổi rất trẻ. Samathan – người phụ nữ xuất
hiện trong lời nói của Kevin – từng múa rất đẹp, nhưng cuối cùng vì lầm lỡ mà
mang thai. Khơng ai trong đó có một tương lai xán lạn, thoát ra khỏi cái tăm tối
cùng cực ấy. Chính cách bố trí ánh sáng của phim cũng cho ta thấy cái sự tăm tối
như một vòng lặp: ngày Chiron còn nhỏ, ánh sáng chan hòa – của cỏ cây, của bầu
trời, của mặt biển đúng với một vùng nhiệt đới đầy sôi động và vui tươi, nhưng
càng về sau, màu phim càng tối dần, và kết phim chỉ còn ánh sáng bàng bạc của
ánh trăng chiếu lên làn da của cậu bé Chiron lúc nhỏ.
+ Phim dừng lại ở phân cảnh Chiron tựa đầu lên vai của Kevin – cũng chính là mối
tình đầu của cậu và Kevin xoa xoa đầu anh – như cái cách trong đêm bên bờ biển
ngày nào. Phim dừng lại ở đó, gợi ra cho ta rất nhiều cái kết sau này. Có bạn sẽ
nghĩ, Chiron đã tìm ra được hạnh phúc của chính mình, nhưng tơi nghĩ, Chiron sẽ


chẳng khác nào Juan trước đây, con người cậu quay ngược lại về thời Juan – một
gã buôn ma túy có tính cách cao thượng dạy dỗ những đứa “Chiron” khác sau này.
Một vịng lặp khơng hồi kết, như số phận của những đứa trẻ da màu điển hình
trong xã hội Mĩ.
=> Bác Hồ từng nói thế này khi đến thăm tượng Nữ thần Tự do: “Ánh sáng trên
đầu Thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng Thần Tự Do thì
người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da

trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được
bình đẳng với nam giới?” Đó cũng chính là câu hỏi về nước Mỹ cần trả lời khi
giương cao ngọn cờ tự do và nhân quyền. Những mâu thuẫn đó chưa từng mất
đi, nó tồn tại âm ỉ, âm ỉ như một ngọn lửa nhen nhóm dưới đống tro tàn mà
chỉ cần một mồi nhử sẽ thổi phừng lên. Làm sao để dập tắt hoàn toàn ngọn lửa ấy ?
Làm sao để con người ta hồn tồn cơng bằng ? Đó chính là câu hỏi lớn mà nhân
loại chưa tìm được câu trả lời thích đáng. Có lẽ chỉ khi chính trong lịng chúng ta
khơng cịn những định kiến, những phân biệt, sẵn lịng u thương và trắc ẩn thì
khi ấy, ngọn lửa ấy sẽ hoàn toàn được dập đi.
- Ngoài những vấn đề nhức nhối trong xã hội nước Mĩ kể trên, Moonlight còn
đặt ra những băn khoăn, trăn trở về câu hỏi muôn thuở về bản thể: “Tôi là
ai ?”
+ Điều này làm tơi nhớ đến một buổi trị chuyện cùng thiền sư Thích Nhất Hạnh,
một anh chàng người Anh đã hỏi thầy rằng “Thưa thầy, con là ai ?” và thầy đã trả
lời anh ta thế này: “Mình, là sự tiếp nối của cha mẹ. Mình là sự tiếp nối của tổ tiên.
Mình khơng có một cái ngã riêng biệt. Nếu mình nhìn vào mình, mình có thể thấy
ba mình, mẹ mình trong từng tế bào cơ thể mình. Mình thấy tổ tiên trong từng tế
bào, cơ thể mình, ta có thể thấy đất nước mình, dân tộc mình trong mỗi tế bào cơ
thể mình, mình có thể thấy rằng mình được tạo thành từ nhiều yếu tố, có thể được
gọi là yếu tố “khơng – phải – mình”, như bơng hoa kia, có thể tạo thành những yếu
tố “không phải hoa”, nếu như bông hoa được tạo tác từ những yếu tố “khơng phải
hoa”, thì mình được tạo bởi những yếu tố “khơng mình”. Điều đó rất rõ ràng.
Trong bơng hoa ta có thể thấy ánh mặt trời, mưa, đất và khống chất, đám mây,…
và đó khơng phải hoa. Và khi những yếu tố “không hoa” tập hợp lại, chúng tạo ra
bông hoa. Như vậy, những yếu tố “khơng mình” cũng kết hợp lại, tạo ra “mình” và
như vậy, mình là cái đó. Chính vì vậy, mình khơng là thực thể riêng, mình khơng
có cái “ngã” riêng, tách rời….” Thật vậy, chúng ta là ai ? Chúng ta sinh ra từ bụng
của một người mẹ, được nuôi dưỡng trên mảnh đất quê hương, từ sông, núi, rừng,
cỏ cây của đất nước ngàn đời, chúng ta mang dòng máu của tổ tiên. Chúng ta,



không thể tách rời khỏi cuộc sống. Chiron cũng vậy, anh ta thừa hưởng màu da
từ tổ tiên ngàn đời, là đứa trẻ “xanh dưới ánh trăng bạc”, anh ta cũng có một
người mẹ, anh ta lớn lên ở khu phố đầy rẫy những tệ nạn. Chiron lớn lên trong
những tổn thương bủa vây: sống với người mẹ nghiện ngập khơng hề quan tâm tới
mình, đi học thì bị bạo lực, bị kì thị - gán cho cái tên “Little”…Một Chiron ít nói,
trầm lặng, yếu đuối thu mình lại trong cái đơi mắt lừ lừ, đề phịng cảnh giác tất cả
mọi người. Cuộc đời nó may mắn nhất là khi gặp được Juan, được Juan và
Teresa chia sẻ và cảm thông cho tất thảy những tổn thương ấy. Juan như một
người bố vững chắc để nó tựa vào: ơng dạy nó tập bơi, dạy nó yêu màu da, sắc tộc
của mình “Con có biết ? Dưới ánh trăng, làn da của chúng ta sẽ có màu xanh.”,
ơng khơng hề kì thị nó khi nó hỏi “Bóng” là gì ?” – “Con có thể là gay, nhưng
con tuyệt đối khơng được phép để họ xúc phạm con.”
* Trường đoạn Juan dạy Chiron tập bơi mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn.
Chiron nằm trên tay Juan lênh đênh trên một miền mênh mông nước. Nước ở đây
như một phương thức rửa tội mà Juan là người cử hành, Chiron là người thụ lễ rửa đi hết những tổn thương, gột đi hết những đau khổ để Chiron bước sang một
cuộc đời mới. Đồng thời, nước còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn – Chiron nằm
trên mặt nước lập lờ , dưới là đôi tay Juan đang đỡ giống như Juan đang
hướng dẫn cậu vượt qua đại dương mênh mông sâu thẳm của cuộc đời đầy
rẫy những đau thương. Ở mỗi đoạn chuyển cảnh mang tính thay đổi nhân
diện, đều lặp lại một hình ảnh Chiron ngâm mặt dưới bồn nước đá trong ánh
trăng bàng bạc – để dòng nước gột đi những tội lỗi – để cậu trưởng thành.
+ Chiron lớn lên, những mâu thuẫn trong cậu theo đó mà tăng dần. Ở tuổi thành
niên, Chiron khơng cịn Juan, cậu vẫn sống cùng người mẹ nghiện ngập, vẫn bị bắt
nạt và bạo lực. Lần này, cậu đối mặt mạnh mẽ với mâu thuẫn xu hướng tính
dục trong mình. Chiron là người đồng tính trong một mơi trường đầy kì thị.
Cậu bị gọi là bóng, thậm chí cịn bị những đứa bắt nạt bỡn cợt về vấn đề tình dục.
Cậu cũng có trong mình một mối tình, mối tình đầu của cậu là anh chàng tên Kevin
– người bạn duy nhất của cậu thời thơ ấu, người đối xử với cậu bằng những tình
yêu thương nhất. Những rung động đầu đời, cái hôn môi trong đêm trăng bên

bờ biển đầy lãng mạn – Kevin là người duy nhất “chạm” vào cậu. Một tình
yêu đẹp nở rộ giữa xã hội đầy rẫy những tệ nạn nhưng nhanh chóng vụt tắt
vào cái khoảnh khắc Kevin đánh vào mặt cậu giữa những lời khích bác của lũ bắt
nạt. Ánh mắt của Chiron đầy day dứt, như muốn níu kéo một điều gì đó khi nhìn
Kevin vào lúc cậu bị đưa lên xe cảnh sát.


+ Vào tù ra tội, Chiron trưởng thành, trở thành tên buôn ma túy ở địa
phương. Chiron lúc này không cịn là một “Little”, khơng cịn là “Chiron” nữa mà
đã trở thành một gã “Black” bặm trợn với cơ thể to lớn, toan tính và dứt khốt hơn
rất nhiều. Gã thốt cảnh nghèo khó, giờ nào ai dám khinh gã nhưng trong tâm gã
chưa từng có trong mình một phút thảnh thơi, gã vẫn ám ảnh những lời hối hận của
mẹ, vẫn xao xuyến khi nghe lại giọng người tình cũ thoáng một giấc mộng xuân.
Gã là “Black” nhưng trong thâm tâm vẫn là một “Chiron” – một Chiron giờ đây đã
chai sạn với những vết thương. Bi kịch của Chiron trưởng thành chính là khơng
thể tìm lại chính mình được nữa, không thể quay lại làm lại từ đầu. Mẹ gã ân
hận thì giờ cũng đâu để làm gì ? Bà yêu con, nhưng lại trực tiếp gây ra bi kịch cho
gã – gã lại một lần nữa dấn thân vào con đường cùng tăm tối mà bà đã từng phạm
phải. Có lẽ, khoảnh khắc duy nhất “Black” được quay trở lại làm “Chiron”, là lúc
gã bày tỏ tình cảm với mối tình đầu của mình – “Những năm qua, chưa từng ai
chạm vào tớ ngoài cậu.” – “Cậu là người duy nhất chạm vào người tớ” và người
tình của cậu cho cậu tựa lên bờ vai, xoa xoa đầu như những năm trước dưới ánh
trăng bàng bạc.
=> Ba trường đoạn, ba cảnh cut “Little”, “Chiron”, “Black” xuất hiện như
một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành trong nội tâm nhân vật cũng như trên
hành trình tìm kiếm bản thể. “Little” là một cậu bé bé nhỏ, yếu đuối, tổn thương.
“Chiron” – được giữ nguyên tên – đây cũng chính là bản chất thật của cậu – một
con người bề ngồi tuy lầm lì, yếu đuối nhưng thực chất lại mang trong mình ý chí
vơ cùng mạnh mẽ. Và gã “Black” – cái vỏ bọc hoàn hảo, một dấu hiệu của
“Chiron” đã chết, không, ẩn sâu, giấu nhẹm đến tận cùng. Hành trình tìm kiếm bản

thể khép lại bằng một cái kết mở, sau những cái vuốt ve âu yếm của người tình.
Liệu Black có tiếp tục cái vỏ bọc bi kịch ấy không, hay sẽ quay trở lại sống là một
Chiron vẫn mang trong mình mỗi nối yêu thương da diết.
Kết thúc phim là ánh trăng bàng bạc, cậu bé Chiron bé nhỏ năm nào hiện ra
dưới màu xanh nhạt. Câu nói của Juan ngày nào lại quay trở lại trong tâm trí
người xem “In Moonlight Black Boys Look Blue”. “Blue” trong tiếng Anh cịn có
cách cắt nghĩa khác là “nỗi buồn”. Dưới ánh trăng xanh, những Chiron, Kevin,
Juan lại được phép yếu đuối, giãi bày tâm sự riêng của một cộng đồng người
da đen với đủ những vấn đề khơng lối thốt. Dưới ánh trăng xanh ấy, họ mới
được sống, được là chính mình.
2.1.2. Lịng trắc ẩn, tình yêu thương nở rộ trong xã hội đầy rẫy những định
kiến và tội ác:


- Không thể phủ nhận, giá trị của “Moonlight” nằm ở khả năng đặt ra những
vấn đề xã hội sâu sắc, tuy nhiên, tinh thần nhân văn của bộ phim cũng là yếu
tố vô cùng quan trọng để chạm tới cảm xúc của người xem, kể cả những người
xem khó tính nhất.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của “Moonlight” phảng phất tư duy nghệ
thuật của hậu hiện đại. Đó là nguyên tắc lạ hóa – nghĩa là đạo diễn và biên kịch
đã khai thác tính cách của nhân vật đối lập hồn tồn với vai trị xã hội; tức là
khơng dựa vào hình dáng, cơng việc mà khai thác trong những mối quan hệ của
các nhân vật với nhau. Và tính cách ấy đối lập với nghề nhiệp của họ. Chẳng hạn
như Juan – hắn có khổ người cao lớn, bặm trợn, là tay buôn ma túy nức tiếng ở địa
phương, ấy vậy mà lại có tấm lịng cao thượng, sẵn sàng dang tay ra giúp đỡ một
đứa trẻ, xoa dịu tổn thương trong chúng, khơng hề có thái độ kì thị khi nó biết bản
thân là gay. Teresa – bạn gái của hắn, nhìn bề ngồi có vẻ là một cơ ả lẳng lơ, thế
mà lại chăm sóc, chia sẻ Chiron như một người mẹ, nấu cơm, chỉnh gối cho cậu.
Nhưng đối lập lại với Juan và Teresa, mẹ của Chiron – bà ta là mẹ ruột của cậu,
đáng lẽ phải chăm sóc, u thương con mình nhưng cuối cùng bà ta lại là người

nghiện ngập ma túy, bỏ rơi cậu, trực tiếp đẩy Chiron vào những tổn thương cùng
cực hay điển hình nhất là nhân vật hiệu trưởng – là một nhà giáo, là người tri thức
hiếm hoi trong phim, nhưng bà ta lại thể hiện bản thân là một kẻ vụ lợi, đầy kì thị
và coi thường: “Nếu em là một người đàn ông, đáng lẽ phải có bốn năm tên đầu
gấu bên cạnh rồi mới phải”- đó là những lời bà ta nói khi Chiron mang những vết
thương đầy bầm dập đến hay cũng chính ở lúc Chiron bị cảnh sát bắt đi, cậu lâm
vào con đường tù tội, pháp luật đã ở đâu trong giờ phút ấy, tất cả những gì xảy ra
chỉ là viên cảnh sát đẩy cậu vào trong xe. Và mấy năm sau, Chiron ra ngồi, trở
thành tên bn ma túy do được một người bạn tù “giúp đỡ”. Sự đảo ngược giá trị
đó đã trực tiếp phản ánh một xã hội đầy những bất công, ngang trái và dường
như chẳng cịn một lối thốt cho những kẻ bần cùng. Từ đó đem đến cho ta
những góc nhìn mới về thế sự, về con người, dạy ta lòng trắc ẩn, bao dung và
cảm thơng.
- Xun suốt “Moonlight”, chính là mối tình đầy cảm động, lãng mạn và day
dứt của những người đồng tính. Chiron đến với Kevin bằng một thứ tình vô cùng
chân thành, đong đầy những khao khát yêu thương. Kevin là người duy nhất đối xử
tử tế với Chiron, là người duy nhất làm bạn với cậu suốt khoảng thời gian thơ ấu
đầy vất vả và đau thương. Đối với Chiron, Kevin giống như một bàn tay an lành
xoa dịu trái tim cậu, nuôi sống lại những khát khao được u thương. Có lẽ vì thế
mà mãi sau này, Chiron không thể nào quên Kevin dù đã qua mấy năm ròng rã.


Những cung bậc tình yêu được thể hiện rõ ràng qua diễn biến tâm trạng của
Chiron: lén liếc nhìn Kevin trong lớp, lo sợ khi mơ thấy Kevin yêu một người con
gái, và cả những xúc cảm bồi hồi, khoái cảm đầy mãnh liệt của nụ hôn dưới ánh
trăng sáng bên bờ biển,…Tình yêu đầy lãng mạn nhưng cũng đầy những đau
thương, bản thân tình u đó cũng khơng thốt khỏi “cái chết” trong một xã hội
vốn đã đủ những sự loạn lạc và kì thị. Đau đớn là khi chính tay Kevin đánh ngã
Chiron dưới sự khích bác của lũ bạn. Kevin có từng u Chiron khơng ? – đây
chính là câu hỏi mà những người xem đều rất thắc mắc. Theo tơi, Kevin có. Nhưng

tình u của cậu ấy lại không thể chiến thắng được định kiến và sự kì thị của xã
hội. Vào khoảnh khắc đánh ngã Chiron, chính cậu ta cũng hét lên xin Chiron đừng
đứng dậy. Khúc hát trăng buồn cho bi kịch của tình u khơng thốt khỏi những
định kiến ràng buộc. Sau này, Kevin cũng có vợ, cậu ta cũng có một người con.
Day dứt là lúc Chiron nhấc máy nghe cuộc gọi, sau một giấc mộng xn nhận ra
mình vẫn cịn rất thương người cũ. Đoạn thoại cuối phim cũng là lúc người xem
như lặng đi – “Cậu là người duy nhất từng chạm vào tớ”. Từ bé đến khi trưởng
thành, Chiron vẫn chưa từng quên bóng dáng của Kevin, dù bây giờ, hai người đã
có hai cuộc sống khác nhau. Gần cuối phim, là phân cảnh Chiron tựa đầu lên vai
Kevin, nằm trong những cái vuốt ve âu yếm nơi mái đầu. Mối tình đầy dứt mà
lãng mạn của Kevin và Chiron chính là hình ảnh lên án mạnh mẽ những định
kiến xã hội ràng buộc con người, đồng thời cũng là màn trăng bạc êm đềm
làm nên chất thơ của bộ phim, khiến người xem khơng khỏi đắm chìm và
động lòng trắc ẩn.
*Kết:
Nếu được dùng một từ cho “Moonlight”, chắc chắn tôi sẽ dùng từ “Chạm”.
“Moonlight” chắc chắn sẽ là bộ phim chạm tới phần sâu nhất trong cung bậc
cảm xúc của đại chúng, là một bộ phim sẽ người ta không khỏi rơi nước mắt.
Cả bộ phim phủ lên mình một màu xanh buồn, buồn đến âu sầu của sắc tộc, tình
u. Phim khơng có cao trào, càng khơng có nút thắt, nó cứ như một mảnh trăng
trơi êm đềm trên mặt nước mà ngờ đâu dưới lòng sâu là những cơn sóng ngầm.
Phim khơng đưa ra một đoạn kết cụ thể, rõ ràng mà để người xem tự chiêm nghiệm
ra những cái kết cho riêng mình. Qua bộ phim, người xem khơng thể khơng
động lịng thương, lịng trắc ẩn với từng số phận nhân vật; nó chạm đến tâm
hồn đại chúng sự ý thức về bản thể, về chính mình; rằng chỉ khi ta được sống
là chính mình, ấy mới là điều hạnh phúc.
2.2. “Tâm hồn của đá” – Ban nhạc Bức Tường.


2.2.1. Đôi nét về band nhạc Bức Tường:

- Bức Tường là band nhạc rock của Việt Nam được thành lập vào năm 1995
với hai thành viên chủ chốt là Trần Lập (sáng tác, thủ lĩnh) và Trần Tuấn
Hùng (guitar). Tính đến nay, ban nhạc đã phát hành 6 album phòng thu bao
gồm Tâm hồn của đá (2011), Vơ hình (2003), Nam châm (2004), Ngày khác
(2010),…
- Bức Tường được ví như “cơn mưa đầu mùa hạ” tưới mát nền âm nhạc Việt
Nam thời bấy giờ. Với những ca khúc đầy lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và
mang đậm tính nhân văn, Bức Tường chính là đại diện cho thế hệ thanh niên
lúc bấy giờ đầy hứng khởi, sôi nổi.
2.2.2. “Tâm hồn của đá” – tuổi trẻ và ý niệm về “sống”
Một đời vô danh đá sống vẫn thờ ơ
Nhọc nhằn năm tháng, tháng năm nhọc nhằn thêm
Đá sống không thật gần ai và cách xa mọi người
Dường như không biết yêu và dường như khơng biết nhớ
Vì con tim giá băng nên tâm hồn vơ nghĩa
Vốn sống đời tha phương
Mịn gót bước mà thấy trong lịng như ln ln lẻ loi
Đừng sống giống như hịn đá, giống như hịn đá
Sống khơng một tình u
Sống chỉ biết thân mình
Tâm hồn ln ln băng giá
Đừng hóa thân thành đá
Vì tâm hồn đá giá băng
**
Từng ngày cuộc sống thoáng chốc lại đổi thay
Bầu trời mỗi tối có biết bao sao đổi ngơi
Nhưng có bao giờ hịn đá ấy bỗng khóc như lồi người
Vì đá khơng biết u và vì đá khơng biết nhớ
Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa



Vốn sống đời tha phương
Mịn gót bước mà thấy trong lịng như ln ln lẻ loi
Đừng sống giống như hịn đá, giống như hịn đá
Sống khơng một tình u
Sống chỉ biết thân mình
Tâm hồn ln ln băng giá
Đừng hóa thân thành đá
Vì tâm hồn đá giá băng
- Hamlet từng đặt ra mệnh đề “To be or not to be ?” – “Tồn tại hay không tồn tại”,
một thời trên các nền tảng mạng xã hội thường xuyên chia sẻ một câu nói thế này:
“Có những người đã chết ở tuổi 25 nhưng mãi đến 75 tuổi, họ mới được chôn. Lại
có những người khác, đã chết ở tuổi 29 nhưng 30 tuổi họ lại được sinh ra”. Hai
diễn ngôn đều đặt ra một ý niệm sâu sắc đến con người – “Sống”. “Sống” thế nào ?
“Sống” là gì ? Như tơi đã đề cập ở phần một khi giải thích về nghệ thuật sống,
“Sống” đây không phải là sự sống tồn tại trên mặt vật lý – tức là không bệnh
tật, không ốm yếu mà là sự giao cảm, kết nối của con người với thế giới xung
quanh. Sống thế nào mà khơng phải là sự tồn tại ? Đó là câu hỏi lớn mà Bức
Tường đặt ra trong những câu hát của “Tâm hồn của đá”.
- “Chúng ta đừng sống vô cảm, đừng sống lạnh lùng với nhau.” Ở cái thời đại
mỗi người đều mang trong mình một chiếc điện thoại thơng minh, câu nói của
thủ lĩnh Trần Lập và vấn đề “Tâm hồn của đá” đặt ra đúng đắn hơn cả. Sống
vô cảm là một thái độ sống thờ ơ, khơng cảm xúc gì trước các sự vật, sự việc
xung quanh. Những người vô cảm là những người mang trong mình một trái tim
đã chết, họ gần như mù mờ, và lãnh đạm trước những bất hạnh, đau khổ của người
khác. Đó là thực trạng đáng buồn ln hiện hữu trong cuộc sống ngày nay: cảnh
người ta chém giết nhau mà những người xung quanh không một lời ngăn cản, chỉ
đứng xung quanh rồi giơ những chiếc máy ảnh, điện thoại lên quay chụp rồi đăng
lên mạng, là cảnh người ta ngang nhiên móc túi một người mà những người nhìn
thấy lại coi như điếc, mù, đó có thể ở trong một khoảnh khắc gần hơn, khi ta bước

vào một quán cà phê và thấy tất cả những người chung bàn với nhau chỉ chăm
chăm vào chiếc điện thoại mà khơng nói với nhau câu nào,…
+ Tại sao lại có một căn bệnh xã hội mang tên “bệnh vơ cảm” ? Bệnh vơ cảm tuy
khơng có trong thuật ngữ y học mà thuộc về một hành vi, một lối sống, nhưng nó
cũng giống như các căn bệnh trong y học khác: đều có một nguyên nhân khởi phát
riêng. Người ta gọi bệnh vô cảm là “những cái chết biết đi”, “bóng ma lập lờ” ám


lên cả người sống. Những người vô cảm đúng là do bản thân họ đã chọn một cách
sống như vậy, nhưng đâu phải ai ngay từ ban đầu đã chọn một phương thức ngắt
kết nối với những người xung quanh. Chúng ta dần phải nhìn lại cuộc sống: một
cuộc sống đang quá vội vã, chạy theo những thước đo giá trị, ép những người trẻ
đến sức cùng lực kiệt. Chúng ta đều biết rằng con người không phải là những cái
máy, khơng phải lúc nào cũng có thể chạy theo những guồng quay được lập trình
sẵn nhưng khơng thể phủ nhận xã hội hiện đại nhưng cũng quá hối hả, nó bắt con
người phải liên tục chạy, chạy và chạy theo sự nghiệp và đồng tiền khiến chúng ta
nhiều lúc vì q bận mà khơng đủ sức chú ý đến những công việc khác. Ở Nhật
Bản,không thiếu những “cái chết” ở tuổi đơi mươi: những hình ảnh người nằm bê
bết với chai rượu trên vỉa hè, hay sức cùng lực kiệt đến mức phải tự tử.
+ “Vơ cảm” đích thực là một căn bệnh nguy hiểm bậc nhất với xã hội. Nó như con
mối nhọt ăn mịn tâm hồn con người và khiến nó trở nên chai sạn. Nó dẫn con
người đến một lối sống vị kỉ, chỉ biết đến thân mình. Thử hỏi, mỗi con người làm
nên thành tố của cộng đồng đều mang trong mình căn bệnh vơ cảm, liệu cộng đồng
ấy sẽ thế nào ? Đó là những lời tha thiết mà điệp khúc trong “Tâm hồn của đá”
vang lên: “Đừng sống giống như hịn đá…sống khơng một tình yêu…sống chỉ biết
thân mình.”
 “Tâm hồn của đá” đã đặt ra một vấn đề nhân sinh quan sâu sắc. Phải biết
rằng “Sống làm sao để sự sống không đơn thuần chỉ là sự tồn tại”, chúng ta đừng
sống vơ cảm, lạnh lùng với thế giới xung quanh. Tình yêu thương là thứ quý báu
nhất của con người, nó cũng là thứ kết nối ta với mọi người. Nếu để sự lãnh

cảm chiếm trọn tim mình, ta dễ rơi vào trạng thái đơn độc, lạnh lùng với mọi thứ.
Bài ca “Tâm hồn của đá” khích lệ, động viên con người ta hãy sống vui vẻ, lạc
quan, yêu thương cuộc đời. Nếu được một lần nhìn lại, nhạc sĩ Trần Lập trong
những ngày cuối cùng của cuộc đời vì căn bệnh ung thư, anh vẫn lạc quan mà nói
rằng “Căn bệnh này chỉ có thể xâm nhập vào thể xác của bất kỳ ai, nhưng nó
khơng thể giết chết tâm hồn người ta được. Nó khơng thể giết chết được ước mơ,
những khát vọng. Ngược lại, nó đánh thức lịng tốt, đánh thức sự sẻ chia giữa
những con người, và khiến người ta cảm thấy rằng đã đến lúc nắm tay nhau.” Sống
như “tâm hồn của đá” đơi khi cịn nhắc nhở chúng ta rằng, một phút giây nào
đó như muốn gục ngã khỏi cuộc đời, hãy giống như một hòn đá kiên cường,
vững chắc mà vin lấy cuộc đời, tìm ra cho mình một ý chí sống, mạnh mẽ vượt
qua mọi gian khổ.
- Về cách đặt tên “Tâm hồn của đá”: Đá – một thực thể vô tri, vô giác, chúng
nhan nhản trên các lề đường, hè phố, tồn tại mãi mãi cùng thời gian. Đá lạnh


lùng, vô cảm giống như những cá thể người khi đã mất kết nối với thế giới xung
quanh. Những cá thể người mất kết nối với thế giới, họ sống khơng có mục
tiêu, khơng có mục đích, càng khơng có chút rung cảm nào với người quanh
mình, có những người tách ra khỏi cuộc sống ấy, tha phương đi tìm những chân
trời bao la vơ định, có người lại sống trong một guồng quay, lặp đi lặp lại như một
con robot vạn năng. Tâm hồn đá cấu thành từ những mảnh vụn vỡ và lớp xi măng
xám xịt như tâm hồn của con người khi đã mất những làn hơi ấm – hồn khơng cịn
một động lực và tình cảm nào.
“Khủng hoảng tuổi 27”, “Những bóng ma lập lờ”,…là cách người ta gọi cơn trầm
kha của giới trẻ ngày nay. Người trẻ ngày nay khơng cịn nỗi lo nơm nớp về cơm
áo, về chiến tranh. Họ đối mặt với nỗi lo về áp lực cuộc sống, tiền bạc, phân tầng
giai cấp, sự khắc nghiệt, đào thải quá ghê gớm của xã hội hình thành mn kiểu
người khác nhau. “Tâm hồn của đá” ra đời như nói lên nỗi lịng của những con
người đang mất kết nối với thế giới, định hướng tuổi trẻ tới một cuộc sống tốt

đẹp hơn.
3. Ý nghĩa trong câu nói “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ
thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất”.
- Đây là câu nói đúng đắn, mang bản chất của của nghệ thuật. Nghệ thuật sinh
ra và chỉ sống khi nó ẩn chứa những giá trị với con người và xã hội.
- Với người nghệ sĩ là những người mang trong mình thiên chức sáng tạo nghệ
thuật, họ có một “kim chỉ nam” khi nhào nặn lên hình hài của một tác phẩm.
Bản thân Barry Jenkins là một người da màu, những nỗi đau, phân biệt chủng tộc
anh cũng từng nếm trải qua nhiều hơn bất kì ai. Tồn bộ những diễn viên trong
“Ánh trăng xanh” cũng là người da màu, tôi cho rằng nếu “Moonlight” được tạo
tác từ một tay đạo diễn người da trắng hay được diễn bởi những người mang nước
da trắng hay vàng, chắc chắn bộ phim không thể chạm tới cảm xúc người xem một
cách chân thực, đầy sâu sắc và ám ảnh đến thế, càng không thể chạm được vào
chiếc cup Oscar danh giá. Từng lát cắt, từng thước phim nơi mọi ánh mắt của nhân
vật đều mang một nỗi ẩn ức đau đớn dường như đang nói về chính số phận của
cuộc đời họ đã từng trải qua rất nhiều chông gai để là những ngôi sao như hiện tại.
Không gào thét, không cao trào, nhưng “Moonlight” với những khoảng khắc tăm
tối, u buồn vẫn đủ làm cho trái tim người xem có gì đó day dứt như khơng thể
thốt ra.
- Với người đọc, từ những giá trị nghệ thuật được tiếp nhận, họ biết, hiểu và
áp dụng vào cuộc đời của chính mình, những tác phẩm nghệ thuật giúp con


người ta hồn thiện mình hơn, sống tốt đẹp hơn. Thay vì tập trung hồn tồn
khai thác những xung đột xã hội, bi kịch chiến đấu cho màu da sắc tộc ở xã hội Mỹ
đương đại, “Moonlight” đã vượt qua những lo toan chủ đạo đó để hướng tới những
suy nghĩ nhân sinh sâu sắc về con người. Mượn lời của tờ báo Zing News khi viết
lời bình về “Moonlight”:
“Với “Moonlight”, thay vì khai thác bi kịch, xung đột sắc tộc của xã hội Mỹ
đương đại, đạo diễn Barry Jenkins đã sẻ chia với khán giả theo lối nhẹ nhàng, sâu

lắng về cách bảo vệ sự trong sáng của các tâm hồn thơ bé trước định kiến xã hội,
về cách tìm thấy lẽ sống để vượt qua sóng gió cuộc đời, vượt qua những giấc mơ
chẳng bao giờ trở thành hiện thực.
Có lẽ ơng muốn nói với tất cả rằng: hãy nghĩ đẹp, và sống đẹp như ánh trăng sáng
trên biển đêm, như “Moonlight” - một trong những bộ phim đẹp nhất của điện
ảnh thế giới 2016.”
*Mở rộng: Nghệ thuật sống không phải là cầu kì, hoa mĩ, phù phiếm.
- Nghệ thuật hướng đến cái đẹp, nhưng cái đẹp không phải là thứ hồn hảo
tuyệt đối. Cái đẹp khơng chỉ là một bơng hoa hồng tươi đỏ, một buổi chiều thu
mát rượi, như Emma Watson từng nói “Vẻ đẹp khơng phải là mái tóc dài, đơi chân
thon, làn da rám nắng hay hàm răng hồn hảo….Vẻ đẹp là khn mặt của người đã
từng khóc và bây giờ mỉm cười, là vết sẹo trên đầu gối từ khi bạn ngã lúc còn là
một đứa trẻ, là hàng đêm mất ngủ thổn thức vì tình u, là nét mặt vui tươi đón
ngày mới khi chng báo thức vang lên mỗi sáng,... Vẻ đẹp là những gì chúng ta
cảm nhận từ nội tâm mà cũng thể hiện bên ngoài chúng ta; vẻ đẹp là những dấu vết
từ cuộc sống, là tất cả mọi hồi hộp và yêu thương mà ký ức để lại cho chúng ta. Vẻ
đẹp là để bản thân mình được sống”.
Cái đẹp đến từ cả những điều khơng hồn hảo, trong cái đẹp có cả cái bi, cái
hài, cái đau khổ. Trong cuộc sống cũng vậy, nghệ thuật sống không phải là tôi sẽ
ở trong một biệt phủ, hưởng thụ một cuộc sống xa hoa sang trọng. Nghệ thuật
sống đôi khi đến từ chính những điều giản dị hàng ngày: sự khéo léo, tinh tế
trong ứng xử. Tôi tặng người ăn xin một đồng tiền, tôi ôm một đứa trẻ mồ côi đen
nhẻm rách rưới, có khi cả đời ta chẳng có một biệt thự, nhưng khi nằm xuống ta
nhận được những tiếng khóc chân thành.
Ban nhạc Bức Tường được thành lập đâu phải từ một cơng ty giải trí, một phịng
thu với chất lượng âm thanh tuyệt hảo cùng dàn nhạc cụ chất lượng cao, Bức
Tường được thành lập từ hai sinh viên nghèo, một chiếc đàn ghi – ta với niềm đam


mê âm nhạc rong ruổi khắp phố phường Hà Nội biểu diễn. Họ cũng từng trải qua

những gian truân, những khó khăn trong đời với những lần thay đổi thành viên và
gần đây nhất là sự ra đi của thủ lĩnh Trần Lập. Nhưng âm nhạc của họ vẫn sống
mãi trong lòng đại chúng, bởi những bài hát của họ đến tận nay vẫn còn nguyên
những giá trị, mọi người vẫn nhớ tới những gã trai điên cuồng với rock, những
buổi liveshow chật kín người xem, những bài ca đi cùng năm tháng đại diện cho
một lớp trẻ nhiệt huyết.
“Nghệ thuật đâu phải là ánh trăng lừa dối”, Nam Cao đã từng nói vậy. Khơng phải
thứ nghệ thuật nào cầu kỳ, hoa mỹ mới là đẹp, quan trọng là ẩn sâu trong những
tác phẩm nghệ thuật ấy người ta thấy những giá trị, những bài học có ý nghĩa đến
mn đời.
- Tuy nhiên, trên các nền tảng mạng xã hội ngày nay, lại không thiếu những
sản phẩm “nghệ thuật” mang đầy tính phản cảm, dung tục, dung thứ cho
những giá trị xấu. Vậy chúng ta phải làm sao để không cịn tràn lan thứ “nghệ
thuật xấu xí” như hiện tại nữa ?
4. Giải pháp:
* Làm thế nào để khơng cịn một thứ nghệ thuật dung tục, phản cảm, mà thực
sự hướng đến những giá trị ?
- Điều này chính đến từ các người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ có thiên chức sáng
tạo, bản thân họ cũng phải có trách nhiệm với chính những tác phẩm mình đã
làm ra.
- Sự góp phần rất lớn từ những người tiếp nhận nghệ thuật. Bản thân người
tiếp nhận nghệ thuật phải có một tiêu chuẩn thẩm mĩ riêng để chọn lọc những
tác phẩm nghệ thuật hay, loại bỏ những thứ nghệ thuật xấu. Muốn có điều ấy,
người tiếp nhận nghệ thuật phải có sự trải nghiệm, sự giáo dục bài bản, đúng
đắn.
KẾT:
“Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật
sống trên Trái đất” là một câu nói vơ cùng đúng đắn. Như nhà văn Ma Văn Kháng
từng nói “Mỗi trang sách qua đi đều ghi dấu một cuộc đời không bao giờ trở lại.”
Nghệ thuật ghi dấu, và hình thành nên mỗi giá trị trong nhân cách con người. Nghệ

thuật như thế nào là đúng đắn ? Thế nào là sai ? Đến giờ vẫn chưa có một ranh giới
phân định rõ ràng. Chỉ biết rằng, những người tiếp nhận nghệ thuật mỗi ngày –


chúng ta đấy – cần có một tiêu chuẩn thẩm mĩ cho riêng mình. Những sản phẩm
nghệ thuật chúng ta tiếp thu sẽ chính là sự phản ánh chuẩn xác nhất cho tính cách,
con người của chúng ta. Chúng ta cần có sự chọn lọc để biết phân biệt sản phẩm
nghệ thuật nào tốt nên được tiếp thu và lan rộng, sản phẩm nghệ thuật nào xấu để
lên án và bài trừ. “Nghệ thuật sống” và nghệ thuật thực chất có mối quan hệ
hai chiều, nghệ thuật đem đến cho chúng ta những giá trị, và chính lối sống,
cách sống của chúng ta sẽ tiếp nhận, lan rộng và sáng tạo ra những giá trị
nghệ thuật mới.



×