Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biện pháp thi giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.44 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN

BIỆN PHÁP
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VỀ CHUYÊN ĐỀ DÂN
CƯ ĐẠI CƯƠNG NHẰM ÔN LUYỆN HSG

(Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh)

Giáo viên: HUỲNH THỊ MAI ĐÌNH
Dạy mơn: Địa lí

Năm học 2022 - 2023


SỞ GDĐT TỈNH CÀ MAU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
PHAN NGỌC HIỂN

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 18 tháng 10 năm 2022

Tên biện pháp: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VỀ
CHUYÊN ĐỀ DÂN CƯ ĐẠI CƯƠNG NHẰM ÔN LUYỆN HSG
1. Lý do chọn biện pháp
Bồi dưỡng HSG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường THPT
chuyên Phan Ngọc Hiển. Để đạt chất lượng bồi dưỡng, ngoài yếu tố về năng lực
của HS, việc chọn lựa phương pháp dạy học hiệu quả có ý nghĩa quan trọng.


Qua các năm tham gia giảng dạy bồi dưỡng HSG mơn Địa lí tại trường, tôi
nhận thấy rằng, HS thường làm bài theo cảm tính, chưa tìm ra các giải cụ thể cho
mỗi dạng câu hỏi trong đề thi. Nhiều HS tuy thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi
HSG không cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện trạng này
là do HS còn lúng túng trong việc nhận dạng câu hỏi, không biết phải đưa kiến thức
nào để làm rõ yêu cầu của đề bài, thậm chí lạc đề.
Địa lí Dân cư đại cương là một chuyên đề quan trọng trong nội dung ơn luyện
HSG mơn Địa lí ở THPT. Trong các đề thi HSG, phần nội dung này nằm trong
nhóm câu hỏi về địa lí kinh tế - xã hội đại cương, chiếm 1/20 điểm trong đề thi.
Đây là nội dung tương đối trừu tượng, đòi hỏi mức độ khái quát cao. Để nắm vững
chuyên đề này, HS cần nắm vững kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng phân tích
đề, giải các bài tập cơ bản đến nâng cao. Trong đó, việc làm quen dần và thành thục
trong việc nhận diện các dạng câu hỏi giúp HS có kĩ năng định hình nội dung làm
bài một cách nhanh chóng, tránh sót ý.
Xuất phát từ thực tế này, tơi đã chọn biện pháp “Phương pháp giải một số
dạng câu hỏi về chuyên đề dân cư đại cương nhằm ôn luyện HSG” để nghiên cứu.
2. Nội dung các biện pháp
Câu hỏi thuộc chuyên đề Địa lí dân cư đại cương trong các đề thi HSG rất
đa dạng: trình bày, phân tích, giải thích, so sánh, chứng minh….. Trong phạm vi
biện pháp này, tơi chỉ trình bày chi tiết vào hai dạng câu hỏi khó thường gặp là giải
thích và so sánh. Mỗi dạng câu hỏi chuyên đề làm rõ các nội dung: cách nhận dạng
câu hỏi, hướng dẫn giải cụ thể và một số ví dụ minh họa.


2.1 Dạng câu hỏi giải thích
Câu hỏi giải thích là dạng câu hỏi có yêu cầu làm sáng tỏ một vấn đề, một
đối tượng địa lí. Yêu cầu HS phải biết lập luận, kết hợp với việc sắp xếp hợp lý,
chặt chẽ các lí lẽ với các dẫn chứng (trong đó, chủ yếu dựa vào lí lẽ) để làm sáng
tỏ vấn đề.
a. Cách nhận dạng câu hỏi

Trong yêu cầu của đề bài thường xuất hiện các từ và cụm từ như: tại sao, vì
sao, hãy giải thích, ….
b. Hướng dẫn giải
Căn cứ vào nội dung của chuyên đề Địa lí dân cư, có thể chia các câu hỏi
giải thích thành hai nhóm sau:
b1. Nhóm câu hỏi giải thích theo mẫu:
* Giải thích dựa trên cơ sở khái niệm
Để trả lời được câu hỏi này, HS cần:
- Nêu chính xác khái niệm.
- Tổng hợp các kiến thức cơ bản để giải thích trên cơ sở khái niệm.
* Giải thích dựa vào nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố ảnh hưởng thường gặp liên quan đến các nội dung: gia tăng dân
số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.
Để trả lời được câu hỏi này, HS cần:
(1) Thuộc được các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề dân cư
(2) Hiểu được đặc điểm của đối tượng địa lí (vùng, lãnh thổ) cần giải thích
(nếu có)
(2) Diễn giải sự tác động của từng nhân tố.
(3) Xác định nhân tố mang tính quyết định nhất trong tất cả các nhân tố.
* Giải thích dựa vào ý nghĩa, vai trị, sự tác động (tích cực/hạn chế) của các
đối tượng địa lí:
Câu hỏi thường gặp ở nhóm nội dung này thường được bắt đầu bằng cụm từ:
tại sao phải quan tâm…? tại sao phải đẩy mạnh ….? tại sao phải điều chỉnh…?
Để trả lời được câu hỏi này, HS cần:
(1) Xác định và trình bày khái niệm của đối tượng địa lí được đề cập đến
trong đề bài (nếu có)
(2) Trình bày vai trị, ý nghĩa hoặc sự tác động của các đối tượng địa lí.


b2. Nhóm câu hỏi giải thích khơng theo mẫu

Vì khơng có mẫu cụ thể nên việc đưa ra một cách giải cụ thể là khơng có.
Tuy nhiên khi làm bài, HS cần chú ý như sau:
(1) Tập trung đọc kĩ câu hỏi để xác định yêu cầu giải thích cái gì.
(2) Sắp xếp các kiến thức có liên quan và tìm mối liên hệ giữa chúng với
nhau – khâu rất quan trọng để có được một dàn ý hợp lí.
(3) Đưa ra các lí do để giải thích yêu cầu của câu hỏi.
c. Một số bài tập minh họa
Câu 1. Tại sao tỉ suất sinh có sự khác nhau ở địa phương, các quốc gia
trên thế giới?
Đây là dạng câu hỏi giải thích thuộc nhóm nội dung về nhân tố ảnh hưởng.
Để trả lời câu hỏi này, yêu cầu với HS cần phải nhớ được các nhóm nhân tố ảnh
hưởng tới tỉ suất sinh và diễn giải vai trò của chúng. GV cần định hướng cho HS
một số ý cơ bản như sau:
+ Khái niệm tỉ suất sinh.
+ Hiểu được tỉ suất sinh có sự khác nhau là do sự tác động khác nhau của
các nhân tố ảnh hưởng.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh (diễn giải cụ thể sự ảnh hưởng)
Câu 2. Tại sao phải quan tâm tới quy mô dân số?
Câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi giải thích và nội dung trả lời thuộc về ý nghĩa
của đối tượng mà câu hỏi đề cập.
Để trả lời câu hỏi này, HS cần
+ Trình bày khái niệm quy mô dân số
+ Ý nghĩa của quy mô dân số (là cơ sở để tính một số chỉ tiêu về KT – XH).
Câu 3. Vì sao ở các nước đang phát triển cần phải điều chỉnh q trình
đơ thị hóa?
Đây là dạng câu hỏi giải thích về tác động tích cực/tiêu cực đối với đối tượng
địa lí, yêu cầu mức độ vận dụng cao đối với HS. Để trả lời câu hỏi này, GV cần
định hướng HS xác định từ khóa của câu hỏi “cần phải điều chỉnh q trình đơ thị
hóa”.
Đối với câu hỏi này, HS cần trình bày các ý sau:

+ Khái niệm của đơ thị hóa
+ Tác động của đơ thị hóa đối với sự phát triển KT-XH của các quốc gia
đang phát triển
+ Đưa ra một số biện pháp để điều chỉnh quá trình đơ thị hóa.


Câu 4. Gia tăng cơ học và gia tăng dân số đều tác động đến quy mô dân
số, song tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên mới được coi là động lực phát triển dân
số?
Đây là dạng câu hỏi giải thích dựa trên cơ sở khái niệm. Để trả lời câu hỏi
này, GV cần định hướng cho HS các ý sau:
+ Khái niệm gia tăng cơ học và gia tăng dân số.
+ Giải thích vì sao nói gia tăng cơ học và gia tăng dân số đều tác động đến
quy mơ dân số (đều là q trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất
định và gây ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực)
+ Giải thích tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên mới được coi là động lực phát
triển dân số (dựa vào đặc điểm các hợp thành tạo nên để giải thích).
Câu 5. Tại sao nói phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy
luật?
Đây là dạng câu hỏi giải thích khơng theo mẫu. GV cần định hướng cho HS
trả lời các ý sau:
+ Khái niệm phân bố dân cư
+ Tính quy luật của phân bố dân cư thể hiện như thế nào?
+ Diễn giải sự phân bố của dân cư theo quy luật đó.
2.2 Dạng câu hỏi so sánh
Dạng câu hỏi so sánh cũng là dạng phổ biến trong địa lí. Trong nội dung dân
cư đại cương thường có sự so sánh phổ biến là các thành phần của gia tăng dân số,
các đặc điểm dân số giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Ngồi ra cịn
có thể so sánh về các dạng tháp dân số.
a. Cách nhận dạng câu hỏi

Trong yêu cầu của đề bài thường xuất hiện các từ và cụm từ như: so sánh,
phân biệt, cho biết sự giống và khác nhau, ….
b. Hướng dẫn giải
Yêu cầu mức độ nhận thức cho dạng câu hỏi so sánh là vận dụng cao. Để trả
lời được câu hỏi này, GV cần định hướng cho HS các nội dung sau:
(1) Tìm ra các tiêu chí so sánh (nên là các tiêu chí làm nổi bật nhất sự khác
biệt của 2 đối tượng được so sánh)
(2) Cụ thể hóa sự khác nhau trong từng tiêu chí.
c. Một số bài tập minh họa
Câu 1. So sánh sự khác nhau về đặc điểm của q trình đơ thị hóa của
các nước phát triển và các nước đang phát triển.


Câu hỏi thuộc dạng so sánh và chỉ so sánh những đặc điểm khác nhau. Yêu
cầu nhận thức của câu hỏi ở cấp độ vận dụng cao.
Để trả lời câu hỏi này, GV cần định hướng cho HS một số ý cơ bản như sau:
+ Khái niệm đơ thị hóa
+ Hiểu được đặc điểm q trình đơ thị hóa của 2 nhóm nước, từ đó chọn ra
các tiêu chí để so sánh, tìm ra sự khác biệt cơ bản giữa hai nhóm nước bao gồm:
Lịch sử phát triển đơ thị hóa; Tỉ lệ dân thành thị và hình thành các đô thị lớn; Xu
hướng thay đổi phân bố dân cư trong q trình đơ thị hóa; Xu hướng phát triển q
trình đơ thị hóa.
+ Cụ thể hóa sự khác nhau trong từng tiêu chí.
Câu 2. So sánh hình dạng 3 tháp dân số mở rộng, tháp thu hẹp và tháp ổn
định
Câu hỏi thuộc dạng so sánh 3 đối tượng (3 kiểu tháp dân số), yêu cầu nhận
thức ở mức độ vận dụng cao.
Để trả lời được câu hỏi này, GV cần định hướng cho HS một số ý sau:
+ Khái niệm tháp dân số
+ Đưa ra các tiêu chí để so sánh các tháp dân số (hình dạng, đặc điểm dân

số, thuộc nhóm nước)
Câu 3. Q trình tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học có những điểm
nào giống nhau và khác nhau?
Câu hỏi thuộc dạng so sánh cả giống nhau và khác nhau. Để trả lời được câu
hỏi này, GV cần định hướng cho HS một số ý sau:
+ So sánh hai thành phần gia tăng dân số dựa vào hai tiêu chí là khái niệm
và vai trị.
+ Dựa vào 2 tiêu chí trên, diễn giải điểm giống và khác nhau.
** Trong các đề thi HSG, các câu hỏi có thể tn theo trình tự các dạng
nhưng cũng có thể kết hợp đồng thời nhiều loại câu hỏi cùng lúc. Sau đây là ví dụ
cho câu hỏi vừa so sánh kết hợp với giải thích.
Câu 4. So sánh và giải thích sự khác nhau về cơ cấu dân số theo lao động
giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển?
Để trả lời câu hỏi này, GV cần định hướng HS các ý sau:
+ Khái niệm cơ cấu dân số theo lao động
+ So sánh sự khác biệt về đặc điểm cơ cấu dân số theo lao động giữa hai
nhóm nước.
+ Đưa ra lí do giải thích tương ứng (dựa vào nhân tố ảnh hưởng).


3. Kết quả thực hiện biện pháp
Biện pháp được áp dụng trong giảng dạy cho đội tuyển HSG của trường năm
học từ năm 2019 đến năm 2022. GV đã kiểm chứng tính hiệu quả của biện pháp
thơng qua việc cho HS làm bài (riêng phần Địa lí dân cư đại cương với thang điểm
10) và chấm điểm để so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp. Kết quả
như sau:
Tỉ lệ HS làm được
Khả năng của HS
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng

Phân tích đề đúng, đủ ý
50%
80%
Bài làm từ 5 – 6 điểm
60%
20%
Bài làm từ 7 – 8 điểm
30%
50%
Bài làm từ 9 – 10 điểm
10%
30%
Từ kết quả kiểm chứng trên cho thấy rằng, sau khi cho HS làm quen dần và
thành thục trong việc nhận dạng các dạng câu hỏi, khả năng phân tích đề, định
hướng nội dung làm bài của HS tốt hơn. Điều này giúp HS trình bày câu trả lời một
cách đầy đủ, tránh sót ý, từ đó, nâng cao hiệu quả làm bài của HS.
Việc áp dụng biện pháp trong giảng dạy HSG đã góp phần vào kết quả thi
vịng tỉnh của trường ở hai năm học này như sau:
Năm học
Giải
Trước khi áp dụng biện pháp
2017- 2018
2 giải ba, 3 giải khuyến khích, 3 giải nhì.
2018 – 2019
3 giả ba, 2 giải nhì
Sau khi áp dụng biện pháp
2019 – 2020
2 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba, 2 giải khuyến khích
2020 - 2021
3 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 3 khuyến khích.

2021 – 2022
1 giải nhất, 3 giải ba, 3 giải nhì, 4 giải khuyến khích
4. Kết luận
Với biện pháp “Phương pháp giải một số dạng câu hỏi về chuyên đề dân cư
đại cương nhằm ôn luyện HSG”, các câu hỏi, bài tập của dạng giải thích và so sánh
thuộc chuyên đề Dân cư đại cương được hệ thống lại cùng với hướng dẫn giải chi
tiết và một số bài tập cụ thể. GV có thể tham khảo để định hướng cách làm các
dạng câu hỏi này cho HS. Ngồi ra, đây có thể là hướng gợi ý để GV có thể bổ
sung thêm các dạng câu hỏi khác, hoặc nội dung các chuyên đề khác nhằm làm
phong phú thêm nguồn tư liệu dạy học của bản thân.
Xác nhận của Hiệu trưởng
(Ký, đóng dấu)

Người thực hiện
(Ký, ghi họ tên)

HUỲNH THỊ MAI ĐÌNH



×