Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Đề Xuất Giải Pháp Thực Thi Chính Sách Phí Môi Trường Đối Với Chất Rắn Trên Địa Bàn Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 125 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hoan


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện bản luận văn này, Tác giả đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo Khoa Kinh tế
và Quản lý - Trường đại học Thuỷ lợi; Phịng Tài ngun và Mơi trường,
Trung tâm Cơng nghệ môi trường huyện Tân Yên, UBND các xã, thị trấn các
doanh nghiệp nằm trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp
số liệu cho tác giả, ngồi gia có sự khích lệ động viên của gia đình và bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS.TSKH. Nguyễn
Trung Dũng - người đã hướng dẫn và giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm
Công nghệ môi trường huyện Tân Yên, UBND các xã, thị trấn các doanh
nghiệp nằm trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ Tác giả hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên khích lệ và giúp đỡ Tác giả hồn thành khố học.
Luận văn là kết quả của q trình nghiên cứu cơng phu, khoa học và
nghiêm túc của bản thân; song do khả năng và trình độ có hạn nên khơng thể tránh


khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được sự quan tâm,
đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và những độc giả quan tâm đến
đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hoan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHẤT
THẢI RẮN

1

1.1. Khái niệm về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn, ơ nhiễm chất
thải rắn, tình hình quản lý chất thải rắn Việt Nam, trên thế giới

1

1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn, ô nhiễm
chất thải rắn

1

1.1.2 .Thực tiễn quản lý chất thải rắn ở Việt Nam, trên thế giới


4

1.2. Phí mơi trường đối với chất thải rắn

12

1.2.1.Khái niệm về phí và lệ phí

12

1.2.2. Các văn bản pháp lý cấp trung ương về phí mơi trường chất
thải rắn

13

1.2.3. Nội dung của Phí mơi trường chất thải rắn

14

1.2.4. Phí - Cơng cụ kinh tế hiệu quả trong quản lý chất thải rắn

15

1.2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi
chính sách phí quản lý chất thải rắn

21

1.2.6. Thực tiễn về phí bảo vệ mơi trường chất thải rắn


23

1.2.7. Các cơng trình nghiên cứu liên quan

23

Kết luận chương 1

25

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
PHÍ MƠI TRƯỜNG CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG

27

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

27

2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới huyện Tân Yên

27

2.1.2. Địa hình - địa chất, yếu tố khí hậu, thuỷ văn

28


2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tân Yên

2.2. Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Tân Yên

30
37

2.2.1. Rác thải sinh hoạt, rác thải nông thôn

37

2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

41

2.2.3. Phế thải xây dựng

42

2.2.4. Chất thải y tế

43

2.2.5. Chất thải rắn nguy hại khác

43

2.3. Các vấn đề môi trường từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn

43

2.3.1. Các vấn đề về môi trường từ ô nhiễm chất thải sinh hoạt


43

2.3.2. Các vấn đề về môi trường từ ô nhiễm chất thải rắn công
nghiệp

44

2.3.3. Các vấn đề về môi trường từ ô nhiễm phế thải xây dựng

47

2.4. Tình hình thực thi chính sách thu phí mơi trường chất thải rắn
trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

48

2.4.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Bắc
Giang quy định về thu phí mơi trường chất thải rắn

48

2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bắc Giang

55

2.4.3. Các hoạt động triển khai thực thi chính sách phí bảo vệ
mơi trường đối với chất thải rắn

61


2.5. Kết quả đạt được của việc thực thi chính sách phí mơi trường
đối với chất thải rắn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang

64

2.5.1. Kết quả thu phí trên địa bàn trong thời gian qua

64

2.5.2. Ưu điểm của phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn

67

2.6. Những mặt tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong việc
thực thi chính sách thu phí vệ mơi trường đối với chất thải rắn
tại địa bàn.

68

Kết luận chương 2

70


Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG TĂNG
CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÍ MƠI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG


71

3.1. Định hướng quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn

71

3.1.1.Cơ sở pháp lý
3.1.2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn địa phương

74

3.2. Nâng cao chất chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác
quản lý môi trường

82

3.3. Giải pháp áp dụng cơng cụ chính sách phí mơi trường đối với
chất thải rắn, tăng mức phí thu

82

3.4. Phân loại rác tại nguồn để xác định đúng mức phí áp dụng phải
thu nộp đối với chất thải rắn

86

3.5. Xử phạt hành chính, nhắc nhở và áp dụng mức lãi suất

87


3.6. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người
dân và doanh nghiệp đối với phí chất thải rắn

88

3.7. Giải pháp hỗ trợ

88

3.7.1.Công nghệ sản xuất phân vi sinh (phân compost) ưa nhiệt
quy mơ hộ gia đình

89

3.7.2. Cơng nghệ đóng rắn

90

3.7.3. Cơng nghệ đốt CTR

91

Kết luận chương 3

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

93


1. KẾT LUẬN

93

2. KIẾN NGHỊ

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phát sinh CTR của một nước trên thế giới ........................... 5
Bảng 1.2: Các loại hình cơng cụ kinh tế ....................................................... 15
Bảng 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phí bảo vệ
mơi trường đối với chất thải rắn ................................................................... 21
Bảng 2.1: Diện tích sản lượng trồng lúa, lạc trên địa bàn các xã trong huyện
trong 5 năm từ năm 2010 ÷ 2015 .................................................................. 31
Bảng 2.2: Chỉ tiêu phát triển công nghiệp dịch vụ trên địa bàn tỉnh từ 2010-2014 34
Bảng 2.3: Vốn đầu tư phát triển Công nghiệp, Dịch vụ 5 năm từ 2010 ÷ 2014
..................................................................................................................... 36
Bảng 2.4: Thành phần rác thải sinh hoạt ....................................................... 38
Bảng 2.5: Lượng rác sinh hoạt/tháng các xã, thị trấn trong huyện ................ 39
Bảng 2.6: Danh sách doanh nghiệp hoạt động SX tại khu CN Đồng Đình .... 41
Bảng 2.7: Một số bệnh thường gặp tại huyện Tân Yên ................................. 44
Bảng 2.8: Thành phần chất thải rắn một số ngành công nghiệp .................... 45
Bảng 2.9: Mức thu phí VSMT tỉnh Bắc Giang theo Nghị quyết
Bảng 2.10: Mức thu phí VSMT và phí mơi trường đối với chất thải rắn tỉnh

Bắc Giangtheo Nghi quyết số 10/2014/NQ-HĐND ...................................... 50
Bảng 2.11: Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trường huyện Tân Yên
..................................................................................................................... 58
Bảng 2.12. Chi phí tài chính cho cơng tác thu phí trong thời gian qua .......... 59
huyện Tân Yên ............................................................................................. 59
Bảng 2.13: Tuyên truyền, tập huấn các nội dung nâng cao nhận thức BVMT
..................................................................................................................... 62
Bảng 2.14: Kết quả thu phí VSMT trong thời gian năm từ 2011 đến 2014 ... 64
Bảng 2.15: Kết quả thu phí thu CTR cơng nghiệp trong thời gian qua .......... 65
Bảng 3.1: Quy hoạch hệ thống các khu xử lý CTR vùng tỉnh bắc Giang đến
năm 2030...................................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quan hệ giữa GDP và lượng chất thải rắn đầu người (UNEP-Report, 2011:
295) ................................................................................................................ 6
Hình 1.2: Phân bổ lượng rác thải theo khu vực theo WB (2012: 9-10) ........... 6
Hình 1.3: Xử lý rác thải thành nhiên liệu theo phương pháp Verti-gro ........... 9
Hình 1.4. Tác động của việc tăng phí đối xả thải chất thải rắn ...................... 16
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................... 55
Hình 2.2 Biểu đồ chi phí tài chính cho cơng tác thu phí mơi trường chất thải
rắn từ năm 2010 đến năm 2011. ................................................................... 60
Hình 3.1. Thùng đựng rác trong phân loại rác ............................................. 87
Hình 3.2: Sơ đồ cơng nghệ đóng rắn chất thải .............................................. 90


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CCN

Cụm cơng nghiệp

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KXL

Khu xử lý


NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NQ-HĐND

Nghị quyết Hội đồng nhân dân

NQ/TW

Nghị quyết trung ương

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PL-UBTVQH

Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội

QH

Quốc hội

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên môi trường

TT-BXD


Thông tư Bộ Xây dựng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VIETGAP

Thực hành nông nghiệp tốt

VSMT

Vệ sinh môi trường

WB

Ngân hàng thế giới


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Từ khi con xuất hiện trên trái đất, con người đã khai thác và sử dụng tài
nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình, đồng thời thải ra chất
thải rắn, khi đó sự thải bỏ chất thải rắn từ hoạt động con người không gây nên
các vấn đề ơ nhiễm mơi trường trầm trọng, thời gian đó do lượng cư dân cịn
thấp, diện tích đất đai từ nhiên rộng lớn, nên khả năng tự đồng hóa chất thải
rắn (CTR) cao, do đó khơng gây tổn hại đến môi trường.
Ngày nay khi xã hội phát triển, con người sống thành cụm, nhóm tập
trung tạo thành các cộng đồng dân cư lớn thì sự xả thải và tích lũy CTR trở
thành một vấn đề nghiêm trọng đối với đời sống của con người là một vấn đề

nan giải trong công tác bảo vệ môi trường không chỉ ở Việt Nam mà còn trên
thế giới.
Làm thế nào để hạn chế sự phát thải, quản lý CTR có hiệu quả để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra trong điều kiện nền kinh tế đất
nước, địa phương cho phép.
Hiện nay có một số cơng cụ đang được sử dụng và áp dụng vào thực tế
trong công tác bảo vệ mơi trường đem lại hiệu quả cao đó là cơng cụ kinh tế.
Trong cơng cụ kinh tế phải nói đến Thuế và Phí được sử dụng rộng rãi có hiệu
quả trong việc kiểm sốt ơ nhiễm, làm thay đổi hành vi của con người trong
việc xả thải, tăng nguồn thu cho phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường
như chi phí xử lý chất, chi phí bảo dưỡng vận hành hệ thống xử lý, chi phí tái
đầu tư và đầu tư mới hệ thống xử lý. Đây là vấn đề đang được Chính phủ, các
Chun gia mơi trường và cộng đồng dân cư quan tâm.
Năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 174/2007/NĐCP về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn, đây chính là bước


tiến lớn khẳng định bước tiến lớn trong công tác bảo vệ mơi trường nói chung
và quản lý chất thải rắn nói riêng. Nghị định ra đời nhằm khuyến khích các
cộng đồng dân cư, doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế xả
thải chất thải rắn ra môi trường và tận dụng tiết kiệm tài nguyên giảm thiểu
việc xử lý chất thải rắn bằng việc đánh vào kinh tế mỗi cá nhân, tập thể,
doanh nghiệp, thu phí CTR tạo nguồn kinh phí cho việc xử lý CTR, góp Quỹ
bảo vệ mơi trường. Đây là một bước tiến quan trọng trong quản lý môi trường
theo nguyên tắc “Người gây ơ nhiễm phải trả”. Chế độ thu phí sẽ hỗ trợ và tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phịng ngừa ơ nhiễm,
sản xuất sạch hơn bằng công nghệ tiên tiến, nhằm giảm thiểu lượng ô nhiễm
môi trường, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng
sản phẩm. Việc thu phí cịn giúp phục vụ cơng tác quản lý mơi trường và cải
thiện mơi trường; nguồn phí thu được sẽ được sử dụng để đầu tư trở lại môi
trường, đầu tư xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng hệ thống xử lý rác thải tại địa

phương.
Thực hiện Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc
Giang chỉ đạo các xã, thị trấn và các doanh nghiệp nằm trên địa bàn huyện kê
khai, thu phí CTR, phế thải xây dựng đối với hộ gia đình và rác thải cơng
nghiệp đối với các doanh nghiệp.
Hiện nay cơng tác thu phí chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói
chung và huyện Tân n nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn như: Ý thức của
của các hộ gia đình, các doanh nghiệp vẫn cịn thấp, ln tìm cách trốn tránh
việc thu phí, kê khai thu phí ít hơn so với thực tế. Hệ thống các văn bản, quy
phạm pháp luật quy định về việc quản lý, xử lý CTR còn thiếu và chưa đồng
bộ, kịp thời các chế tài về việc xử lý vi phạm về việc trốn tránh kê khai, gian
lận trong việc kê khai, khơng nộp phí, nộp phí chậm, chưa đủ tính răn đe đối
với các đối tượng vi phạm. Hiện nay việc mức thu phí CTR trên địa bàn các


xã, thị trấn còn thấp đặc biệt đối với rác thải sinh hoạt, nguồn thu phí chưa đủ
để xử lý CTR, duy tu, bảo dưỡng vận hành hệ thống thu gom xử lý CTR ở địa
phương, dẫn đến công tác quản lý và vệ sinh môi trường trên địa bàn gặp
nhiều khó khăn.
Hạn chế được những nhược điểm, thiếu sót trong cơng tác quản lý phí
bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn hiện nay, sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động này. Đảm bảo thực hiện mục tiêu khuyến khích người dân và
các cơ sở sản xuất các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, tận dụng tối đa tài
nguyên hạn chế xả thải chất thải rắn ra mơi trường, tạo nguồn kinh phí cho
Quỹ bảo vệ mơi trường để đầu tư xây dựng, tái đầu tư các cơng trình xử lý ơ
nhiễm tại địa phương.
Câu hỏi đặt ra cần giải quyết đối với vấn đề này là:
- Phí bảo vệ mơi trường đối với CTR là gì? Vai trị đối với cơng tác bảo vệ
mơi trường?
- Tại sao phải nghiên cứu tình hình thực thi chính sách phí bảo vệ mơi

trường đối với CTR trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phí bảo vệ môi
trường đối với CTR trên địa bàn nghiên cứu? Những giải pháp nào nên
được áp dụng để nâng cao hiệu quả thực thi chính phí CTR tại địa bàn
huyện Tân n, tỉnh Bắc Giang?
Đó chính là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp thực thi
chính sách phí mơi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công
tác quản lý chất thải rắn, thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn ở
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này.
.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích chung
Nghiên cứu tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn, tình hình
thực hiện chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa
bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất những định hướng,
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí, bảo vệ mơi trường tại địa
phương
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Tìm hiểu tình hình thực cơng tác quản lý chất thải rắn và việc thực
hiện chính sách thu phí mơi trường đối với chất thải rắn tại huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phí
mơi trường đối chất thải rắn tại huyện Tân Yên.
3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phí
mơi trường đối với chất thải rắn tại địa bàn nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thu thập thông tin thứ cấp: Các văn bản pháp luật, quy định về phí
chất thải rắn, thơng tin và số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, các doanh
nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ,
hộ dân, chuyên gia, thảo luận nhóm.
- Phương pháp thống kê:
+ Phương pháp thống kê mơ tả: Sử dụng số bình qn, tần suất, để mơ tả
tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, tình hình các nguồn
lực phục vụ cơng tác quản lý CTR, tình hình cơ bản của các doanh nghiệp


điều tra, tình hình thực hiện cơng tác thu gom xử lý chất thải rắn, nộp phí chất
thải rắn của các doanh nghiệp điều tra.
+ Phương pháp thống kê suy luận: sử dụng ước lượng đặc trưng của chất
thải rắn trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đời sống sinh hoạt
của cư dân địa phương, phân tích mối liên hệ giữa hoạt động phát sinh chất
thải và tình hình thu phí.
- Phương pháp điều tra khảo sát
+ Phương pháp điều tra khảo sát cơ bản: Sử dụng các phiếu điều tra thu
thập thông tin về thành phần chất thải rắn, số lượng chất thải rắn, tình hình
thu gom xử lý chất thải rắn.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra về quan điểm, thái độ đối
với việc thu phí chất thải rắn trên địa bàn.
- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sử dụng các thành quả đã được
công nhận, ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn
- Phương pháp tổng hợp phân tích và đánh giá: Tổng hợp các số liệu thu
thập được đánh giá kết quả thực thi chính sách phí chất thải rắn tại địa
phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các lý luận và hoạt động thực tiễn liên quan đến việc
triển khai chính sách thu phí mơi trường đối chất thải rắn trên địa bàn huyên
Tân yên, tỉnh bắc Giang.
4.1.2. Đối tượng khảo sát:
Có hai tác nhân liên quan đến hoạt động thu phí bảo vệ mơi trường đối
với chất thải rắn là đơn vị (tổ chức) thu gom và hộ gia đình và cơ sở sản xuất
xả thải. Trong đề tài này, các tác nhân sẽ được tiến hành khảo sát gồm: Nhân


viên đơn vị thu gom xử lý chất thải (tổ vệ sinh môi trường) và người dân, trên
một số địa bàn các xã, thị trấn trong huyện Tân Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách phí bảo vệ mơi trường và giải
pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chính sách phí mơi trường đối với
chất thải rắn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo chủ trương của Nghị định
174/2007/NĐ-CP ngày 29/01/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất
thải rắn.
4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu các Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
các xã, thị trấn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài dự kiến nghiên cứu tình hình thu phí chất thải rắn trong thời gian
5 năm (từ năm 2011 đến tháng 5 năm 2015).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử
lý chất thải rắn và việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn trên địa
bàn các xã, thị trấn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất giải

pháp thực thi chính sách này.
6. Kết quả dự kiến đạt được của đề tài
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại địa bàn, tình hình thực thi
chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn tại Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang.
- Đưa ra một số giải pháp thực hiện chính sách phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


7. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: phần
mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,... Phần chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn và phí bảo vệ mơi
trường
Chương 2: Thực trạng triển khai chính sách phí chất thải rắn trên địa
bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách phí
mơi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
VÀ PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CHẤT THẢI RẮN
1.1. Khái niệm về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn, ơ nhiễm chất
thải rắn, tình hình quản lý chất thải rắn Việt Nam, trên thế giới
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn, ô nhiễm chất
thải rắn
1.1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất dạng
rắn được con người loại bỏ trong hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm
các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và các hoạt động duy trì sự tồn tại
của cộng đồng v.v...). Trong đó quan trọng nhất là chất thải sinh ra từ hoạt
động sản xuất và hoạt động sống
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực
đô thị mà khơng địi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất
thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một
thứ mà thành phố phải có trách nhiệm và tiêu hủy.
Rác thải là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ trong quá hình hoạt động con người, rác sinh hoạt hay chất
thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn
phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
Chất thải rắn nguy hại là chất có chứa các chất hợp chất mang một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người


2
Phân loại chất thải rắn:
a.Phân loại CTR theo nguồn gốc phát sinh:
- CTR sinh hoạt (household soilid waste)
- CTR sinh hoạt đô thị (Municipal soilid waste)
- CTR sinh hoạt nông thôn (Rural soilid waste)
- CTR công nghiệp (Industrial soilid waste)
- CTR nơng thơn (Industrial soilid waste)
b.Phân loại CTR theo tính chất độc hại:
- CTR nguy hại

- CTR không nguy hại
c.Phân loại CTR theo không gian lãnh thổ:
- CTR đô thị
- CTR nông thôn
d.Phân loại CTR theo bản chất nguồn tạo thành:
- CTR đô thị
- CTR Xây dựng
- CTR y tế
- CTR công nghiệp
- CTR nguy hại
1.1.1.2. Quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn.
a.Quản lý chất thải rắn thông thường (CTRTT)
Hoạt động quản lý của Nhà nước bao gồm quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận
chuyển tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa nhằm ngăn ngừa,


3
giảm thiểu tác động có hại đối với mơi trường và sức khỏe con người (nguồn
NĐ 59/2007). Cụ thể:
-

Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý CTR,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTR và hướng dẫn
thực hiện các văn bản hiện hành (Bộ XD)

-


Ban hành quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý
CTR (Bộ TNMT)

-

Quản lý việc lập thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý CTR
(Bộ XD với quy hoạch liên tỉnh, UBND tỉnh trong phạm vi địa phương,
Bộ Quốc phịng trong phạm vị quốc phịng)

-

Quản lý q trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng cơng trình xử
lý CTR (Bộ XD, UBND tỉnh, Bộ Tài chính quản lý cấp vốn, Bộ TNMT
ban hành chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, Bộ Khoa học Công nghệ và
Xây dựng thẩm định công nghệ xử lý)

-

Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản
lý CTR (Bộ TNMT)
b.Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một cách tiếp cận mới trong quản lý
chất thải đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, Quyết định số
2149/QĐ-TTg năm 2009 đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay trong
thực tế nhiều nước trên thế giới có các hướng tiếp cận được áp dụng như
sau:
- Quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất
- Quản lý trong suốt công đoạn sản xuất
- Quản lý nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng
- Quản lý tổng hợp chất thải



4
c. Quản lý chất thải rắn nguy hại (CTRNH)
Quản lý chất thải rắn nguy hại là một quy trình kiểm soát bắt đầu từ phát
sinh, thu hồi, xử lý và cuối cùng là thải bỏ, bao gồm quản lý Nhà nước về
CTRNH (ban hành văn bản, cấp phép chủ nguồn thải, kiểm sốt q trình thu
gom, vận chuyển và xử lý, quản lý vận chuyển CTRNH xuyên biên giới, cấp
phép cho cơ sở thu gom và xử lý) và quản lý các nhà máy, xí nghiệp, khu dân
cư ... về CTRNH (đăng ký chủ nguồn thải, quản lý tổ chức thu gom xử lý). Ở
Việt Nam nội dung quản lý CTRNH đã được ban hành nhiều trong các văn
bản luật như Luật bảo vệ Môi trường 2014, quy chế quản lý CTRNH 1999,
Danh mục CTRNH 2006, QCVN xác định ngưỡng CTRNH 2006. Việt Nam
đã tham gia và thực hiện một số công ước quốc tế: Công ước Basel (1989,
Việt Nam tham gia năm 1995) Công ước Stomkhom (2001, Việt Nam tham
gia năm 2002).
1.1.2 .Thực tiễn quản lý chất thải rắn ở Việt Nam, trên thế giới
1.1.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới do mức độ dân số tăng cao tính, dự báo đến năm 2016 số
dân trên thế giới vào khoảng 11,3 tỷ người, mức độ đơ thị hóa ngày cảng tăng
thì lượng chất thải rắn ra tăng theo đầu người, ví dụ Autralia là 1,6
kg/người/ngày, Canada 1,7, Trung Quốc 1,3, việc thu gom và phân loại và xử
lý trở lên khó khăn. Ngày nay trên thế giới có nhiều phương pháp để xử lý
CTR như công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin.
Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn các nước
đang phát triển, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày và các nước
đang phát triển là 0,5. Chi phí dành cho việc quản lý rác thải ở các nước đang
phát triển có thể lên đến 40-50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng để tiêu
hủy an toàn rác rất thiếu thốn, dẫn đến các nước phát triển xuất khẩu rác sang
các nước đang phát triển và chậm phát triển.



5
Bảng 1.1: Lượng phát sinh CTR của một nước trên thế giới
Dân số đô thị

Lượng phát sinh CTR

hiện nay

kg/người/ngày

15,92

0,40

Nepal

13,70

0,50

Bangladesh

18,30

0,49

Việt Nam


20,80

0,55

Ấn Độ

26,80

0,46

40,80

0,79

Indonesia

35,40

0,76

Philippines

54,00

0,52

Thái Lan

20,00


1,10

Malaysia

53,70

0,81

86,3

1,39

Hàn Quốc

81,30

1,59

Singapore

100,00

1,10

Nhật Bản

77,60

1,47


Tên nước
Mức thu nhập thấp

Mức thu nhập trung bình

Mức thu nhập cao

(Nguồn: Bộ mơn Sức khỏe Mơi trường - Trường ĐH Y Hà Nội, 2006)
Nguyễn Trung Dũng (2013) cho thấy giữa thu nhập của nền kinh tế quốc
dân (thể hiện bằng chỉ số GDP) và lượng rác thải đầu người có quan hệ với
nhau. Với mức thu nhập trên 23.000 USD/người năm lại cho thấy hai thái
cực: lượng rác trên 450 kg/người điển hình là USA (bên phải đồ thị) và ngược
lại là Nhật Bản (bên trái đồ thị). Nhờ quản lý tốt chất thải rắn và áp dụng triệt
để chương trình 3-R (giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) nên Nhật Bản là một
trong những nước đã có những thành tích tốt theo lộ trình phát triển của nền
kinh tế xanh. Nếu tính lượng rác thải theo đầu người theo WB (2012: 9-10),
các nước trong khối OECD gồm châu Âu và Bắc Mỹ có con số cao nhất, 2,2


6
kg/người và chiếm 44% tổng lượng rác thải toàn cầu. Giữa lúc đó các nước
Nam Á chỉ có 0,45 kg/người và 5% tổng lượng (Bảng 1 và Hình 2). Việt Nam
và Trung Quốc có chỉ số GDP cịn thấp song lượng rác thải khá cao. Lượng
CTR phân bổ theo các lục địa ở Hình 1.1.

Hình 1.1: Quan hệ giữa GDP và lượng chất thải rắn đầu người
(UNEP-Report, 2011: 295)

Hình 1.2: Phân bổ lượng rác thải theo khu vực theo WB (2012: 9-10)



7
Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mơ hình quản lý phân loại
và thu gom hiệu quả chất thải rắn:
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau, kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác
được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có
những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92
USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước
rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả
chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá
thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu
gom và chuyên chở rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà
máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải,
thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dịng nước có thổi
khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau
quá trình xử lý đó, rác chỉ cịn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô
nhiễm. Các cặn rác khơng cịn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát
vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại
các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi



8
trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải
tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đơ thị hóa 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế
giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa
về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác
để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử
lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư
nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty
này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp
của Sở Khoa học cơng nghệ và mơi trường. Ngồi ra, các hộ dân và các cơng
ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho
các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải
trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đơla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại
các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đơla Singapore/tháng.
Canada: Trước đây hàng trăm bãi rác bốc mùi hôi là vấn đề đáng lo ngại
ở Canada. Đó khơng chỉ là mùi hơi mà là khí carbon dioxin (CO 2 ) thốt ra từ
q trình phân hủy rác. Ước tính, hàng năm mỗi bãi rác giải phóng 25 triệu
tấn CO 2 tương đương lượng khí thải của 5,5 triệu xe hơi. Các giải pháp nhằm
giảm hoặc tái sử dụng tất cả các loại rác thải đưa ra ngày càng nhiều. Sau
nhiều năm triển khai các dự án quản lý ở nước ngoài, một số công ty ở
Canada nhận ra rằng đến lúc cần giải quyết tình trạng rác thải đổ đồng trên
“sân nhà” .
Tập đoàn năng lượng Plasco ở thành phố Ottawa được cấp bằng sáng chế



9
cho công nghệ plasma để chuyển rác đô thị thành điện năng quy trình này đã
được áp dụng cho một nhà máy ở ngoại ô Barcelona (Tây Ban Nha), với dự
án này Canada đang bắt kịp Châu Âu về việc đem lại màu xanh cho các bãi
rác.

Hình 1.3: Xử lý rác thải thành nhiên liệu theo phương pháp Verti-gro
(Ảnh: fieldviewfarmllc)
1.1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Trong thời gian qua mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế tồn cầu nhưng tăng trưởng bình qn GDP ở Việt Nam ở mức bình quân
5-7% năm trong đó cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước được
Đảng và Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng tỷ trọng đóng góp của
các ngành cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ vào cơ cấu nền kinh tế ưu tiên
hàng đầu, các ngành sản xuất, dịch vụ ở các khu đô thị ngày càng mở rộng và
phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội. Tăng
trưởng kinh tế xã hội một mặt tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất
nước, mặt khác mặt tiêu cực là phát sinh lượng chất thải rắn ngày càng lớn
(chất thải công nghiệp, chât thải y tế, phế thải xây dựng) việc thải bỏ chất thải
bừa bãi, quản lý quản lý chất thải rắn ở khu công nghiệp, khu đô thị, ...là


10
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng
đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Mặt khác, Việt Nam là một trong các quốc gia có mặt độ dân số cao nhất
trên thế giới, với số dân đứng thứ 3 ở khu vực Đơng Nam Á, thứ 14 trên thế
giới, q trình tăng dân số nhanh kéo theo những yêu cầu đòi hỏi về nhà ở,
lương thực phẩm, giao dục, chăm sóc y tế, hạ tầng cơ sở, việc làm, ... làm gia

tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, tuy nhiên khả
năng chịu tải của môi trường tự nhiên là có giới hạn, khi dân số tăng nhanh
chất thải tăng theo, lượng chất thải rắn không được xử lý được xả thải vào
môi trường tăng sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự
nhiên tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trong thập niên 70-80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các
nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các
loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (chủ yếu là CTR
sinh hoạt), Chính vì vậy, mơ hình thu gom, xử lý khi đó chỉ mới hình thành ở
mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển, xử
lý CTR được giao cho Phịng Quản lý đơ thị trực thuộc UBND tỉnh, thành
phố với đơn vị chịu trách nhiệm về vệ sinh đường phố là công nhân quét rác,
thu gom dọn rác thải từ hoạt động của người dân khu vực đơ thị. Chất thải sau
đó được tập kết và đổ tại nơi quy định. Trong giai đoạn tiếp theo cùng với q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế được Nhà
nước ưu tiên phát triển, các hoạt động sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp,
chăn nuôi, và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó phát triền mạnh là nguyên
nhân phát sinh lượng chất thải ngày càng lớn, đi kèm với quá trình phát sinh
khối lượng ngày càng lớn, là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất cơng tác
quản lý chất thải rắn khơng cịn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà cịn
bao gồm quản lý chất thải rắn cơng nghiệp, chất thải y tế, CTR trong quá trình


×