Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Một Số Giống Lúa Lai Tại Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI
TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI
TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng



Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc và được cảm ơn đầy đủ.
Bắc Giang, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các
tập thể, cá nhân và gia đình.
Đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Hữu
Hồng đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phịng đào tạo, Khoa Nơng học, các Thầy Cơ giáo đã giúp đỡ, hướng
dẫn tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tồn bộ thí nghiệm trong luận văn được thực hiện tại thôn Cao Kiên,
xã T ân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tại đây tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của các đồng chí lãnh đạo thơn cũng như sự giúp

đỡ của các hộ dân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành
cảm ơn những sự giúp đỡ q báu đó.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã ln
quan tâm, động viên khích lệ tơi.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả
năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự cảm thơng và tận tình chỉ bảo của q Thầy Cơ và các bạn.
Bắc Giang, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
2. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới .................................. 4
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa ............................................................................. 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa ........................................................ 7
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu các giống lúa tại Việt Nam ................ 14

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ........................................................................... 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa ...................................................... 15
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam .................................................. 18
1.2.4. Tình hình sản xuất lúa lai ở Bắc Giang ................................................. 22
1.3. Hiện trạng sản xuất lúa của huyện Tân Yên ............................................ 23
1.3.1. Hiện trạng sử dụng giống lúa năm 2015 ............................................... 23
1.3.2. Hiện trạng sản xuất lúa lai của huyện Tân Yên .................................... 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 27
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30


iv
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 30
2.5.2. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 31
2.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 32
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa
2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ........................... 39
3.2. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm ........... 40
3.3. Chiều cao của các giống lúa lai thí nghiệm ............................................. 45
3.4. Động thái ra lá của các giống lúa lai ........................................................ 47
3.5. Số nhánh đẻ của các giống lúa lai ............................................................ 51
3.6. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa lai ............................. 54
3.6.1. Đặc điểm về kiểu hình của lá, thân và hạt các giống lúa lai ................. 54
3.6.2. Kích thước lá địng và bơng của các giống lúa lai ................................ 56

3.6.3. Độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây, độ tàn lá và độ rụng của hạt ........ 58
3.7. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa lai .............................. 59
3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai ......... 63
3.9. Chất lượng gạo của các giống lúa lai ....................................................... 67
3.10. Đánh giá chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm Vụ Mùa năm 2015 ... 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 70
1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
I. Tiếng việt ..................................................................................................... 71
II. Tiếng nước ngoài ........................................................................................ 73
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1.

CCCC

Chiều cao cuối cùng

2.


CD

Chiều dài

3.

CR

Chiều rộng

4.

DT

Diện tích

5.

FAO

Tổ chức lương nơng của liên hợp quốc

6.

HH

Hữu hiệu

7.


IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế

8.

NSC

Ngày sau cấy

9.

NSLT

Năng suất lý thuyết

10. NSTT

Năng suất thực thu

11. TGST

Thời gian sinh trưởng

12. TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới
giai đoạn 2003-2013 .......................................................................... 5
Bảng 1.2. Các quốc gia có diện tích sản xuất lúa lớn nhất Thế giới
năm 2013............................................................................................ 6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
năm 2003 - 2013 .............................................................................. 14
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất lúa lai thương phẩm ở Việt Nam ................... 20
Bảng 1.5. Cơ cấu giống lúa vụ Xuân, vụ Mùa năm 2015 của
huyện Tân Yên ................................................................................. 24
Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa lai tiến hành thí nghiệm .......................... 27
Bảng 3.1. Chất lượng mạ khi cấy của các giống thí nghiệm .......................... 39
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm (ngày) ................ 42
Bảng 3.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn (cm) 45
Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa lai (lá) ........................................ 48
Bảng 3.5. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa lai (nhánh/khóm) ............... 51
Bảng 3.6. Đặc điểm về kiểu hình của lá, thân và hạt các giống lúa lai .......... 55
Bảng 3.7. Một số đặc điểm lá địng và bơng của các giống lúa lai................. 56
Bảng 3.8: Một số đặc điểm nông học của các giống lúa lúa lai...................... 58
Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa lai................................ 60
Bảng 3.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các
giống lúa lai ..................................................................................... 63
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa lúa lai .......... 68
Bảng 3.12. Đánh giá chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm Vụ Mùa
năm 2015.......................................................................................... 69


1
MỞ ĐẦU
Lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu cho một nửa dân số trên thế giới

và còn là nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập lớn nhất cho người nông
dân nông thôn. Sự đa dạng di truyền của lúa cùng với sự phân bố rộng khắp
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới rộng lớn đã khiến cây lúa ngày càng trở
lên đặc biệt quan trọng. Tại Việt Nam, với lịch sử phát triển của dân tộc, cây
lúa và nền văn minh lúa nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt đã trở thành bản
sắc dân tộc đặc sắc. Ngày nay, cây lúa lại là niềm tự hào trong công cuộc đổi
mới đất nước, lúa gạo Việt Nam ln giữ vị trí hàng đầu trong các quốc gia
xuất khẩu gạo trên thế giới để vừa đảm bảo an toàn lương thực của cả nước
vừa chia sẻ với các nước khơng đủ gạo ăn.
Tỉnh Bắc Giang có 111,558 nghìn ha (Niên giám Thống kê tỉnh Bắc
Giang năm 2015). Cây lúa là cây lương thực lâu đời và đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của người dân Bắc Giang. Trong đó, diện tích vụ Đơng
Xn của tỉnh là 53,621 nghìn ha, năng suất 59,17 tạ/ha, sản lượng 317,276
nghìn tấn. Và vụ Mùa với diện tích là 57,937 nghìn ha, năng suất 52,08 tạ/ha,
sản lượng 301,759 nghìn tấn. Cơ cấu giống lúa đa dạng để phù hợp với điều
kiện tự nhiên các giống chủ yếu như: D ưu 6511, Syn 6, BTE1, CNR36, Bác
ưu 903 KBL, Bio404.... Thóc gạo là nông sản chủ lực hàng đầu trong định
hướng phát triển nông sản tập trung đến năm 2020 của Bắc Giang và được
phát triển tại 10/10 huyện, thành phố của tỉnh.
Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 24 xã, thị trấn.
Tổng diện tích đất tự nhiên 204km2.Diện tích đất trồng lúa 13,390 nghìn ha,
năng suất lúa cả năm 53,7 tạ/ha, trong đó diện tích lúa mùa 7,135 nghìn ha,
năng suất lúa mùa trung bình đạt 51,2 tạ/ha (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh
Bắc Giang năm 2013). Vụ mùa tại Tân Yên do điều kiện khí hậu gặp nhiều
bất lợi cho canh tác cây lúa như: mưa bão, lũ ống, lũ quét, dịch hại…Do vậy
những nông dân trồng lúa là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng vẫn


2
không thể tách rời được cây lúa. Đồng thời quá trình đơ thị hóa diễn ra nhanh

chóng, sự phân hóa giàu nghèo tương đối rõ rệt, do vậy cây lúa vẫn có vai trị
đặc biệt đối với ng ười nơng dân huyện Tân Yên.
Huyện Tân Yên trong những năm gần đây có tốc độ phát triển cơng
nghiệp hóa nhanh, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp. Để đảm bảo an
ninh lương thực, Huyện ủy đã có chủ trương cải tạo bộ giống lúa theo hướng
nâng cao năng suất và chất lượng, với mục tiêu giai đoạn 2011-2015 diện tích
lúa lai từng năm đạt 37-40% tổng diện tích. Trong đó vụ Xn lúa lai đạt 60%
diện tích trở lên, vụ Mùa đạt 15-20% diện tích. Để thực hiện được chủ trương
của Huyện ủy đề ra thì cần phải đưa các giống lúa mới vào khảo nghiệm, trình
diễn để từ đó tìm ra giống lúa lai có năng suất cao, chống chịu tốt, thích hợp với
khí hậu và đất đai của địa phương là việc làm thường xuyên và cấp thiết. Xuất
phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống
lúa lai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1. Mục đích của đề tài
Lựa chọn ra được giống lúa lai phù hợp với điều kiện gieo trồng của
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa lai thí nghiệm.
Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa lai.
Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bổ sung giống lúa lai
mới cho năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai của
địa phương, nhằm hoàn thiện cơ cấu giống cây trồng của huyện Tân Yên.
Trên cơ sở nghiên cứu mối liên hệ giữa sinh trưởng, năng suất và các


3

yếu tố cấu thành năng suất sẽ xác định được các tính trạng tốt phục vụ cho
cơng tác chọn tạo giống lúa lai, xây dựng hồn thiện quy trình sản xuất cho
từng giống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ đưa ra được các giống lúa bổ sung vào cơ cấu
giống trong vụ mùa, các giống này phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện
canh tác của người dân, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm lượng
thuốc bảo vệ thực vật do phòng trừ sâu bệnh hại nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên Thế
giới. Có trên 40% dân số trên Thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực
chính, trên 25% dân số sử dụng gạo trên

½

khẩu phần lương thực hàng

ngày. Vì vậy lúa gạo có ảnh hưởng ít nhất tới 65% dân số Thế giới.
Phạm vi trồng lúa trên Thế giới phân bố rất rộng, từ xích đạo đến 50o
vĩ Bắc và 35o vĩ Nam, từ vùng thấp đến vùng cao, từ những vùng nóng ẩm
của Ấn Độ đến các vùng sa mạc có tưới ở Pakistan và độ cao 2.500 m so với
mặt nước biển. Lúa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, từ phù sa màu
mỡ đến các loại đất cát, đất sét, đất bạc màu, đất trũng úng ngập, nghèo dinh

dưỡng và pH 3-10. Điều đó chứng tỏ cây lúa có khả năng thích ứng rất rộng
với những điều kiện khác nhau trên toàn Thế giới.
Theo thống kê hiện nay trên Thế giới có 114 nước trồng lúa ở hầu hết
các châu lục với tổng diện tích thu hoạch là 164,721 triệu ha. Sản xuất lúa
tập trung chủ yếu ở các nước ở Châu Á nơi chiếm tới 88, 91% diện tích và
90,49% sản lượng lúa trên Thế giới (FAOSTAT, 2015).


5
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới
giai đoạn 2003-2013
Chỉ tiêu
Năm
2003

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

148,51

39,52


587,03

150,55

40,38

607,98

2005

154,98

40,93

634,44

2006

155,58

41,21

641,20

2007

155.04

42,37


656,97

2008

159,99

43,02

688,41

2009

158,13

43,44

686.95

2010

161,18

43,55

701,99

2011

162,79


44,60

726,12

2012

162,31

45,47

738,18

2013

164,72

45,27

745,71

2014

163,3

45,4

741,6

2004


(Nguồn: FAOSTAT, 2015
Qua bảng 1.1 cho thấy diện tích canh tác lúa trên Thế giới tăng lên
không đều qua các năm. Diện tích lúa tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ
những năm 2004 đến năm 2008. Trong vòng 4 năm diện tích trồng lúa trên
Thế giới tăng 9,33 triệu ha và bình quân mỗi năm tăng 2,36 triệu ha. Đến
năm 2009 diện tích lúa lại giảm, cụ thể năm 2009 diện tích lúa giảm 1,86
triệu ha so với năm 2008 Từ năm 2010 đến năm 2013, diện tích lúa tăng đều
và đạt cao nhất vào năm 2013 (164,72 triệu ha), trong vịng 4 năm diện tích
lúa tăng lên 3,53 triệu ha với tốc độ tăng trưởng bình quân 883.220 ha/năm.
Năng suất lúa tăng đều vào giai đoạn 2003-2008, trong 5 năm năng
suất tăng 3,91 tạ/ha. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 năng suất lúa
tăng từ 43,55 (tạ/ha) năm 2009 lên 45,271 tạ/ha năm 2000. Cả năng suất,


6
diện tích lúa đều tăng mạnh lên theo thời gian là do sự phát triển của khoa
học kỹ thuật cụ thê là sự ra đời của các giống lúa mới có năng suất chất
lượng cao.
Theo thống kê của FAO (2013), diện tích canh tác lúa tồn Thế giới
năm 2013 là 164,71 triệu ha, năng suất bình quân 45,27 tạ/ha, sản lượng
745,71 triệu tấn (Bảng 2.1). Trong đó, diện tích lúa của Châu Á là 146,46
triệu ha chiếm 88,89 % tổng diện tích lúa tồn cầu với sản lượng 674,83
triệu tấn chiếm 90,05%, kế đến là Châu Phi 10,93 triệu ha (6,63%), Châu
Mỹ 6,562 triệu ha (3,99%), Châu Âu 0,65 triệu ha (0,0039 %), Châu Đại
Dương 648 nghìn ha chiếm tỷ trọng không đáng kể (FAOSTAT, 2015).
Bảng 1.2. Các quốc gia có diện tích sản xuất lúa lớn nhất Thế giới
năm 2013
Tên nước


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(Tạ/ha)

(triệu tấn)

Trung Quốc

30,48

67,24

205,01

Ấn Độ

43,50

36,59

159,20

Inđơnêxia


13,83

51,52

71,27

Băngladesh

11,77

43,75

51,50

Thái Lan

12,37

31,34

38,78

Myanma

7,50

37,33

28,00


Việt Nam

7,90

55,72

44,03

Philippin

4,74

38,85

18,43

Braxin

2,34

50,05

11,75

Nhật Bản

1,59

67,28


10,75

(Nguồn: FAO STAT, 2015)
Qua bảng 1.2 cho thấy các nước điển hình về sản xuất lúa trên Thế
giới tập trung chủ yếu ở Châu Á. Trong 10 nước đứng đầu Thế giới về sản
lượng lúa thì đã có 9 nước ở Châu Á, chỉ có một đại diện ở Châu lục khác


7
đó là Braxin (Nam Mỹ). Sản lượng lúa của 9 nước Châu Á đã chiếm 84%
tổng sản lượng lúa của tồn Thế giới.
Ấn Độ là một nước có diện tích trồng lúa lớn nhất Thế giới, năm 2013
là 43,5 triệu ha và sản lượng lúa đạt 159,2 triệu tấn, chiếm 21,3% tổng sản
lượng lúa trên toàn Thế giới. Hiện nay, Ấn Độ cũng là một trong những
nước xuất khẩu gạo trên Thế giới nhưng sản lượng cịn ít và tăng dần trong
những năm gần đây. Xuất khẩu lúa chỉ đạt 4% tổng sản lượng với các thị
trường nhập khẩu gạo chính của Ấn Độ là Nigeria, South Africa, Ivory
Coast và một số nước Châu Phi khác. Ấn Độ là một nước đi đầu trong cuộc
cách mạng xanh trong sản xuất nông nghiệp và cũng khá thành công trong
lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo các giống lúa lai năng suất cao.
Thứ hai là quốc gia Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia
đứng trong tốp đầu thế giới về sản xuất lúa lai. Là một quốc gia có số dân
đơng và có diện tích lớn trên thế giới. Do vậy mà nhu cầu về lương thực
cũng được chú trọng. Đi đầu trong công cuộc sản xuất lúa lai trên thế giới.
Theo FAO thì tính đến năm 2013 thì về diện tích sản xuất lúa lai thì đứng
sau Ấn Độ nhưng về năng suất và sản lượng lại cao hơn Ấn Độ.
Cịn một số quốc gia như Inđơnêxia, Băngladesh, Thái Lan cũng có
diện tích sản xuất lúa lúa lai tương đối lớn. Mặc dù có diện tích nhỏ hơn
nhưng cơng cuộc đưa lúa lai vào phát triển được đẩy mạnh.
Việt Nam cũng là quốc gia có diện tích sản xuất lúa lai lớn trên thế

giới. Một số năm trở lại đây một số giống lúa lai mới được đưa vào sản xuất
hiệu quả, do vậy mà cả diện tích cũng được tăng lên.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa
Các giống lúa mới có năng suất, chất lượng được đặc biệt quan tâm, số
liệu năng suất lúa của các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á đạt 4,5 tấn/ha, trong
đó Ấn Độ đạt 3,6 tấn/ha, Trung Quốc đạt 6,7 tấn/ha, Nhật bản đạt 6,7 tấn/ha,
Thái Lan 2,9 tấn/ha (Nguồn: FAOSTAT, 2013). Trong một vài năm gần đây,


8
xu hướng suy giảm về mức độ gia tăng năng suất cho thấy sự ngưng đọng
trong phát triển các kỹ thuật mới trong nghề trồng lúa. Chiều hướng sút giảm
về diện tích thu hoạch cũng chỉ ra rằng sự gia tăng sản xuất chủ yếu dựa vào
cải tiến năng suất, chất lượng lúa. Giống cây trồng năng suất, chất lượng,
chống chịu đã đóng góp quan trọng trong xu hướng đó.
Tại Trung Quốc giai đoạn 1975-1995 đã phát triển lúa lai 3 dòng, sử
dụng giống bất dục đực từ dòng lúa hoang Oryzae rufipogon. Giống lúa lai
phát triển trên diện tích 12,4 triệu ha và đạt năng suất trung bình 6,9 tấn/ha,
Giai đoạn 1996-2000: Phát triển giống lúa lai hai dòng bằng cách phun hóa
chất gây bất dục đực lên cây mẹ (chemical hybridizing agents CHAs). Giống
lai 2 dòng phát triển diện tích 2,8 triệu ha, năng suất đạt 10,25 tấn/ha, cao hơn
giống lai ba dòng 20%. Giai đoạn 2001-2006: Phát triển chương trình siêu lúa
lai với, những giống lúa lai này cho năng suất 12,5 tấn/ha trên diện rộng. Trên
diện hẹp có cặp lai P64S/E32 cho năng suất kỷ lục 17,1 tấn/ha. (Nguồn: Hồ
Đình Hải (2012Tại Hội nghị di truyền quốc tế về lúa tại Manila (Philippin) vào
tháng 11/2009, một số giải pháp tăng năng suất lúa xét về khía cạnh khoa học
thuần túy đã được đưa ra gồm: (1) Ảnh hưởng di truyền của năng suất và ưu
thế lai được khảo sát trên cơ sở bản đồ di truyền chi tiết (khoảng cách giữa 2
chỉ thị phân tử: 0,35 cm) với kỹ thuật đọc trình tự mới nhất; (2) Xây dựng các
quần thể con lai đặc biệt để nghiên cứu 16 vị trí trên nhiễm sắc thể bao gồm 6

loci quy định năng suất và ảnh hưởng ưu thế lai; (3) Xác định hệ thống điều
hòa gen giữa nguồn và sức chứa vì mục tiêu năng suất. Các nhà khoa học xác
định rằng, năng suất lúa lai sẽ tăng so với lúa thuần 15-20% và nếu sử dụng
công nghệ sinh học tạo giống lúa quang hợp theo chu trình sẽ giúp tăng năng
suất hơn 40% (tối đa sẽ đạt 12-16 tấn/ha). Bên cạnh đó, việc cải tiến kỹ thuật
bón làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón từ 40% hiện nay lên 70% trong
tương lai, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cùng với một số giải pháp kỹ thuật đồng
bộ khác sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm giá thành lúa gạo [3].


9
Các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra một giống lúa lá cứng, giúp tăng
mạnh sản lượng, giảm lượng phân bón sử dụng trên các cánh đồng. Cụ thể là
Tomoaki Sakamoto thuộc ĐH Tokyo cùng đồng nghiệp đã loại bỏ một số gen
riêng rẽ ở 34 giống lúa khác nhau. Mục đích là tránh tạo ra giống chuyển gen
(lấy tính trạng di truyền mong muốn từ các giống khác). Một trong những
giống đó thiếu gen OsDWARF4 - gen kiểm sốt quá trình sản xuất một loại
chất điều tiết tăng trưởng. Kết quả là giống lúa trên có lá bình thường song lại
rất cứng. Loại bỏ gen OsDWARF4 cũng không ảnh hưởng tới sự ra hoa của
cây và chất lượng hạt lúa.Từ lâu, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một
giống lúa có lá cứng như thế. Họ tin rằng giống lúa đó sẽ làm tăng sản
lượng. Lúa lá cứng cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống những chiếc lá ở
phần thấp nhất của cây, đẩy mạnh tiến trình quang hợp và do đó tăng sản
lượng. Lá cứng cịn giúp nơng dân trồng cây lúa dày hơn mà khơng ảnh
hưởng tới q trình sinh trưởng. Những nỗ lực trước đây nhằm tạo ra một
giống lúa như vậy, bằng cách loại bỏ một số gen, đã làm kìm hãm sự sinh
trưởng của lúa hoặc tạo ra những giống có chất lượng hạt kém. Giống lúa mới
còn giúp giải quyết tình trạng sử dụng q mức phân bón. Sản lượng của nó
cao hơn 30% so với lúa thơng thường, song khơng cần có sự trợ giúp của
lượng phân bón được sử dụng hàng ngày (Nguồn: Minh Sơn (2006), Trung

Quốc là một nước có nhiều thành tựu trong q trình chọn tạo các giống lúa
lai năng suất cao, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất
lúa đã giúp Trung Quốc trở thành một trong nhưng nước có năng suất lúa
cao trên Thế giới. Trong năm 2013 (theo nguồn FAO, bảng 1.2) năng suất
lúa đạt 67,24 tạ/ha với sản lượng 205,01 triệu tấn, cao nhất trong 10 nước
sản xuất lúa lớn nhất Thế giới. Mặc dù sản lượng lúa cao nhất Thế giới
nhưng Trung Quốc là một quốc gia có dân số rất lớn (trên 1,3 tỷ người), vì
vậy để đảm bảo an ninh lương thực Trung Quốc đã đầu tư lớn nhằm khai
thác tối đa tiềm năng năng suất lúa thông qua nghiên cứu chọn tạo các giống


10
lúa lai, đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến với các máy móc hiện
đại trong sản xuất lúa.
Trên thế giới thì Trung Quốc và Nhật Bản là một trong nhưng nước
có năng suất lúa cao trên Thế giới đạt 67,24 tạ/ha và 67,28 tạ/ha. Đây là hai
nước có trình độ thâm canh cao và tiên phong trong lĩnh vực phát triển lúa
(Nguyễn Hữu Hồng, 1993).
Việt Nam cũng là một nước sản xuất lúa phát triển trên Thế giới với năng
suất đạt 55,72 tạ/ha và sản lượng 44,03 triệu tấn, đứng thứ năm trên Thế giới. Về
xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan. Ba nước xuất khẩu gạo hàng
đầu Thế giới là Thái Lan chiếm 26% sản lượng gạo xuất khẩu, Việt Nam là 15%
và Hoa kỳ 11%, trong khi ba quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia
(14%), Bangladesh (4%) và Brazil (3%) (FAO, 2013).
Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo đứng đầu Thế giới trong nhiều
năm liên tục, song năng suất chỉ đạt 31,34 tạ/ha (FAO, 2013) do Thái Lan
chú trọng nhiều hơn đến canh tác giống lúa dài ngày chất lượng cao.
Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lượng lúa có sẽ tăng chậm và
có xu hướng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đơ
thị hóa tăng (Beachel, HM 1972). Giá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật tư đầu

vào tăng cao cho nên khó khuyến khích nông dân trồng lúa. Trong khi hệ số sử
dụng ruộng đất khó có thể tăng cao nữa (ví dụ Việt Nam nhiều nơi đã trồng tới 3
vụ lúa/năm). Nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các cây trồng khác
và ni trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang trồng các
giống lúa chất lượng cao nhưng có năng suất thấp.
Theo các chuyên gia dự đốn, trong 10 năm tới tình hình sản xuất, tiêu
thụ lúa gạo Thế giới vẫn luôn phải được quan tâm. Theo Wailes và Chavez
(2010) nhận xét trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa Thế giới tiếp tục tăng
bình quân trên 0,7% hàng năm, trong đó 70% tăng trưởng về sản lượng lúa
Thế giới sẽ từ Ấn Độ (37%), Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và


11
Nigeria. Giá gạo Thế giới sẽ tăng bình quân 0,3% mỗi năm và lượng gạo lưu
thông cũng gia tăng trung bình 1,8% mỗi năm. Khoảng năm 2020, lượng gạo
trao đổi toàn cầu sẽ đạt 37,4 triệu tấn (cao hơn mức kỷ lục năm 2008).
Về sản lượng gạo: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo trong 10 năm tới
nếu khơng có đột biến về thiên tai và sâu hại trên quy mơ lớn thì sản lượng
gạo tăng bình qn là 0,7%/năm, đạt mức 448,2 triệu tấn vào năm 2017.
Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm gạo xuất khẩu. Dự báo lượng
gạo thương mại trong thập kỷ tới giảm 2,4%/năm và sẽ đạt mức 35 triệu tấn
vào năm 2017. Nhu cầu nhập khẩu gạo trong 10 năm tới của các nước Châu
Phi và Trung Đơng dự đốn sẽ chiếm gần 42% lượng gạo nhập khẩu trên Thế
giới. Sản xuất lúa ở bị trở ngại do thiếu nước, nên các nước Iran, Iraq, Saudi
Arabia và Ivory Coast vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu do tăng dân số và tăng
mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người.
Mức tiêu dùng gạo trong 10 năm tới trên Thế giới bình quân tăng
0,6%/năm, dự kiến tổng mức tiêu dùng gạo khoảng 441,2 triệu tấn năm 2017,
trong đó gạo làm lương thực khoảng 406,8 triệu tấn, gạo dự trữ giảm chỉ còn
72,7 triệu tấn năm 2017.

Bên cạnh đó lúa lai được nghiên cứu thành cơng ở Trung Quốc năm
1970. Năm 2003, diện tích trồng lúa lai của Trung Quốc lên đến 15.210 nghìn
ha, chiếm 52% tổng diện tích trồng lúa của quốc gia này và chiếm hơn 90% diện
tích trồng lúa lai của châu Á. Năng suất lúa lai trung bình năm 2004 là 7 tấn/ha,
cao hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha. Trung Quốc đã phát triển siêu lúa lai từ năm 1996
với năng suất đạt 12 tấn/ha, và mong muốn trong tương lai sẽ đạt 13 tấn/ha. Tuy
nhiên, do nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi nên sự chấp nhận lúa lai có xu hướng
giảm, mức thu nhập của người Trung Quốc ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về
gạo chất lượng cũng tăng lên, trong khi đó các giống lúa lai chưa đáp ứng được
yêu cầu này (Tran Đuc Vien, Nguyen Thi Duong Nga, 2009).
Nước Mỹ bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1980. Mục tiêu nghiên cứu


12
lúa lai của Mỹ là: năng suất cao, có khả năng chống bệnh phổ rộng, sinh
trưởng và phát triển ổn định trong vùng sinh thái mục tiêu, sản phẩm đáp ứng
yêu cầu người tiêu dùng, bảo vệ các đặc tính gia tăng (về năng suất, kháng
bệnh, chống đổ…), có khả năng mở rộng sản xuất nhanh. Các giống lúa lai
của Mỹ phải hội tụ được 5 đặc tính cơ bản ở mức cao so với lúa thuần là:
Năng suất hạt, năng suất xay sát, khả năng chống bệnh, chất lượng gạo và khả
năng chống đổ. Tổ hợp lúa lai đưa ra sản xuất đầu tiên của Mỹ là XL6, cho
năng suất cao xấp xỉ 10 tấn/ha, tiếp sau là các giống XL7, XL8. Năm 2007,
diện tích lúa lai của Mỹ đạt vào khoảng 10 ngàn ha, năm 2009 đạt trên 40
ngàn ha, gấp 8 lần năm 2005 và chiếm 2% diện tích tồn nước Mỹ, năng suất
trung bình 7,78 tấn/ha, vượt trội về năng suất 15 - 20% và khả năng cải thiện
năng suất là 20 - 40% (Nguyễn Khắc Quỳnh, 2012).
Viện nghiên cứu lúa của Bangladesh đã khởi xướng nghiên cứu lúa lai
từ năm 1983 nhưng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của viện. Chính
phủ khuyến khích các công ty nhập khẩu hạt giống lúa lai và phổ biến chúng
đến người nông dân. Một số công ty tư nhân đã nhập khẩu hạt giống lúa lai và

tiến hành đánh giá chúng trên đồng ruộng vào năm 1997 - 1998. Đến năm
2008, diện tích lúa lai của quốc gia này được mở rộng khoảng 20.000 ha, và
tăng lên đến 49.655 ha năm 2013 chiếm dưới 1% tổng diện tích trồng lúa.
Năng suất của lúa lai cao hơn 14% năng suất lúa thuần. Việc trồng lúa lai ở
Bangladesh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá hạt giống cao, cần có kỹ năng
quản lý tốt hơn, mức độ thâm canh cao hơn và đầu tư nhiều hơn thuốc bảo vệ
thực vật để đạt được năng suất lúa cao (Trần Đuc Vien, Nguyen Thi Dương
Nga, 2009).
Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1980 bằng việc nhập giống từ
Trung Quốc, tuy nhiên giống nhập về khơng thích nghi với điều kiện địa
phương. Với sự giúp đỡ của FAO và chương trình phát triển của liên hợp
quốc (UNDP), Ấn Độ đã sớm phát triển mạng lưới nghiên cứu lúa lai từ năm


13
1990, có khu vực riêng để hoạt động sản xuất lúa lai, đặc biệt là sản xuất hạt
giống. Nhưng sự chấp nhận lúa lai của nơng dân cịn ở mức độ thấp. Năm
2003, diện tích trồng lúa lai khoảng 200.000 ha, chỉ chiếm dưới 1% tổng diện
tích trồng lúa nhưng đã làm tăng sự nhận thức về lúa lai cho người nông dân,
đặc biệt là ở các bang Uttar Pradesh, Maharashtra và Karnataka (Tran Đuc
Vien, Nguyễn Thi Duong Nga, 2009).
Hoạt động nghiên cứu lúa lai của Myanmar bắt đầu từ 1997, diễn ra
trên cả quy mô tư nhân và Nhà nước. Trên quy mơ tư nhân thì các cơng ty hạt
giống của Trung Quốc chiếm ưu thế và có ảnh hưởng lớn, họ đã phổ biến các
giống lúa lai của Trung Quốc vào Myanmar. Năm 2001, diện tích canh tác lúa
lai của Myanmar là 10.000 ha với năng suất cao hơn lúa thuần 12 - 48%. IR
58025A và IR 68897A là hai trong số 15 dòng của IRRI đang duy trì tại
CARI, đã được chọn trồng trên quy mơ lớn để phát triển lúa lai ở Myanmar
(Tran Duc Vien, Nguyen Thi Duong Nga, 2009).
Phát triển và ứng dụng công nghệ lúa lai như là phương pháp chính để

tăng sản suất lúa gạo trong tương lai là sự nỗ lực đáng chú ý của chính phủ
Philippines. Philippines nghiên cứu lúa lai từ năm 1993, từ diện tích trồng là 195
ha năm 2002, đã mở rộng lên 200.000 ha năm 2003, và lên tới 300.000 ha năm
2004. Theo kết quả đánh giá qua 12 vụ gieo trồng từ 2001 - 2007 thì năng suất
lúa lai cao hơn năng suất lúa thuần 33%. Sự chấp nhận trồng lúa lai của nơng
dân Philippines cịn chậm, diện tích trồng lúa lai chiếm từ 5% năm 2004, đến
năm 2005 chỉ là 11% tổng diện tích trồng lúa. Chính phủ Philippines đã trợ cấp
hạt giống lúa lai cho nông dân, điều này đã tạo ra vấn đề là phổ biến sản xuất lúa
lai khi phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính và thiếu hụt ngân sách như đã ở trong trường hợp của nhiều năm
trước (Tran Duc Vien, Nguyen Thi Duong Nga, 2012).


14
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu các giống lúa tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa
Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng, Việt Nam đã vươn lên thành
nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu Thế giới. Tình hình sản xuất lúa gạo giai
đoạn 2003-2013 được thể hiện ở bảng 1.3
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
năm 2003 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

2003

7.452.200

46,38

34,56

2004

7.453.000

48,35

36,14

2005

7.329.000

48,89

35,83

2006

7.324.800


48,94

35,84

2007

7.207.400

49,86

35,94

2008

7.400.200

52,33

38,72

2009

7.437.200

52,37

38,95

2010


7.489.400

53,41

40,00

2011

7.655.440

55,38

42,39

2012

7.753.163

56,31

43,66

2013

7.902.808

55,72

44,39


Năm

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2015)
Diện tích lúa cả nước năm 2013 đạt khoảng 7.902,88 ngàn ha, trong
vòng 10 năm qua đây là mức cao nhất. Từ năm 2003 đến năm 2007 diện tích
lúa cả nước có xu hướng giảm từ 7.452,30 ngàn ha (năm 2003) xuống mức
thấp nhất 7.207,40 ngàn ha (năm 2007). Sau khi giảm đáng kể trong năm
2007, diện tích lúa cả nước đã tăng trở lại từ năm 2008 và tiếp tục duy trì xu
hướng tăng liên tục trong các năm tiếp theo diện tích đạt đỉnh điểm trong giai
đoạn 2003-2013 là năm 2013 với 7.902,80 ngàn ha. Nhờ nhu cầu lúa gạo xuất


15
khẩu tăng mạnh đã đẩy giá thu mua lúa gạo trong nước tăng cao và khuyến
khích nơng dân tăng diện tích. Về năng suất, từ bảng số liệu cho thấy mặc dù
diện tích, sản lượng có tăng và giảm theo từng năm nhưng xu hướng năng
suất lúa của Việt có chiều hướng tăng rõ rệt, năm 2003 năng suất lúa đạt
46,38 tạ/ha tăng liên tiếp trong các năm tiếp theo cho đến năm 2012 năng suất
lúa đạt 56,31 tạ/ha, trong năm 2013 năng suất giảm nhưng không đáng kể.
Tuy vậy, so với một số nước có thế mạnh về trồng lúa việc tăng năng suất,
chất lượng lúa của nước ta còn hạn chế về đầu tư thâm canh, khoa học kỹ
thuật và đặc biệt là giống cây trồng. Điều này địi hỏi đội ngũ chun mơn
cũng như các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ lực, nghiên cứu ra những
giống lúa và biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả để nâng cao năng suất và
chất lượng của sản xuất lúa Việt Nam, góp phần vào sự phát triển tồn diện
của ngành nơng nghiệp Việt Nam.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa
Việc đi tắt đón đầu trong công tác chọn tạo giống đặc biệt quan trọng,
đặc biệt là người nông dân cần phải tiếp cận với các giống mới đáp ứng nhu

cầu về giống của mình. Thấy rõ vai trò quan trọng của giống cây trồng, Đảng
và nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Giai đoạn 1977-2004
các nhà chọn tạo giống cây trồng trong nước đã nỗ lực ứng dụng các phương
pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học tao ra 355 giống và cây đầu
dịng được cơng nhận trong đó có 156 giống lúa. [2]
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao
năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội
địa và cho xuất khẩu hiện nay. Trong nhiều năm qua việc lai tạo chọn giống
lúa theo 3 hướng chính: chọn tạo giống có chất lượng gạo ngon phục vụ thị
trường trong nước và xuất khẩu; chọn tạo giống có năng suất cao, ổn định cho
vùng thâm canh; chọn tạo giống năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn,
chống chịu sâu bệnh và chống chịu các điều kiện khó khăn.


16
Những năm 60, ở Đồng bằng Sông Cửu Long hầu như chỉ có những
cánh đồng lúa 1 vụ với những giống lúa địa phương cao cây, dài ngày, tuy
chất lượng khá nhưng năng suất thấp. Trong thời gian 20 năm trở lại đây,
nhiều cơ quan nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, Viện
KHKT Nông nghiệp miền Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển hệ thống canh
tác ĐBSCL (Đại học Cần Thơ)… đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn
ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cho phép tạo ra
những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất có thể đạt 6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đã
thay thế hầu hết những cánh đồng lúa 1 vụ dùng giống lúa địa phương, năng
suất thấp, phẩm chất kém. [1]
Về mặt khoa học và công nghệ, các điều kiện tăng năng suất để tăng sản
lượng lúa có chất lượng gạo cao đều được cải thiện, như các điều kiện về
giống, tiêu tưới nước, dinh dưỡng và bảo vệ cây trồng, cơ giới hóa sản xuất lúa
và sau thu hoạch, và nổi trội hơn cả là quá trình cải thiện cơ cấu giống lúa.
Theo Nguyễn Văn Hoan, các giống lúa mới với tiềm năng năng suất

khác nhau, thời gian sinh trưởng đa dạng, tính chống chịu sâu bệnh, rét, hạn
úng… khác biệt được đưa vào sản xuất cần đồng bộ tiến hành các khâu: sử
dụng các giống lúa phù hợp với khí hậu của vùng và đất đai của gia đình
trong một tổng thể hịa hợp; sử dụng các giống có khả năng cho năng suất
phù hợp với khả năng đầu tư của gia đình và khả năng tưới tiêu ở địa phương;
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển (mạ tốt, bố trí
thời vụ thích hợp, cấy đúng kỹ thuật, bón phân đúng và đủ, phịng trừ sâu
bệnh kịp thời. [7].
Trong giai đoạn qua, chương trình nghiên cứu của Việt Nam đã chọn
tạo ra được nhiều giống lúa mới đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền
vững, đảm bảo an ninh lương thực, tăng tính đa dạng di truyền. Chúng ta đã
có những thành cơng nhất định trong công tác chọn tạo giống lúa cho vùng
thâm canh, vùng khó khăn với năng suất cao và phẩm chất khá.


17
Trong đó, Viện Cây lương thực và CTP là cơ quan đứng đầu và có
nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống lúa, viện đã đưa ra hàng chục giống lúa
mới thâm canh như ĐB1, ĐB5, ĐB6, BM9830, BM9603, MT163, Xi23,
X21…và một số giống lúa chất lượng cao, có hàm lượng protein cao (P1, P4,
P6, P290, AC5...) được công nhận là giống quốc gia và hiện đang phát huy rất
tốt trong sản xuất. Tuy nhiên, một số giống lúa này có thời gian sinh trưởng
hơi dài (120-125 ngày) nên khó mở rộng vào sản xuất nhất là các vùng đất lúa
của ĐBSH có xu hướng mở rộng cây vụ Đơng và Bắc Trung bộ nơi mà nông
dân đang rất cần bộ giống lúa có TGST ngắn để canh tác trong vụ hè thu (hiện
tại chỉ canh tác giống P6 trong vụ ĐX). Để nâng cao hơn nữa năng suất, chất
lượng và hiệu quả canh tác các giống lúa thâm canh, chất lượng cần phải tiếp
tục và tăng cường công tác tạo giống để có thể tạo ra các giống lúa mới có
thời gian sinh trưởng ngắn hơn (khoảng 95-115 ngày), năng suất 60-75
tạ/ha/vụ, hàm lượng amylose 20-22% và chất lượng thương phẩm tốt. Nếu có

được những giống lúa mới đạt các tiêu chuẩn nêu trên sẽ là một thành công
rất lớn của KHCN đóng góp cho sản xuất. [10][12]
Trong giai đoạn 2011 - 2013, các nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới
của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thu được một số kết quả đáng
ghi nhận. Trong 3 năm với việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp
truyền thống (lai hữu tính, xử lý đột biến hóa chất, chọn lọc phả hệ,...) và kế
thừa nghiên cứu chọn tạo giống ở giai đoạn trước, Viện đã chọn tạo thành
công nhiều giống lúa mới cho vùng đồng bằng sông Hồng. Các giống lúa này
với năng suất cao, chất lượng tốt đã góp phần tích cực vào mục tiêu đảm bảo
an ninh lương thực và nâng cao thu nhập của người nông dân trồng lúa. Mục
tiêu của đề tài là “chọn tạo và phát triển bộ giống lúa thâm canh (năng suất
đạt 65 tạ/ha trở lên) và lúa chất lượng cao (năng suất đạt 55 tạ/ha trở lên),
chống chịu được một số loại sâu bệnh hại chính, thích hợp cho cho các vùng
lúa thâm canh và vùng lúa chất lượng của đồng bằng sơng Hồng và các địa
phương có điều kiện tương tự ở phía Bắc [9]


×