Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Phật Giáo Nam Tông Trong Đời Sống Văn Hóa Tinh Thần Người Khmer Huyện Giồng Riềng Tỉnh Kiên Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN THỊ HOA NÂU

PHẬT GIÁO NAM TƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020

-1-


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN THỊ HOA NÂU

PHẬT GIÁO NAM TƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tôn giáo định hƣớng ứng dụng
Mã số : 60 22 03 09 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

TS. VÕ MINH TUẤN

Hà Nội - 2020

-2-


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn khoa
học với đề tài “Phật giáo Nam tơng trong đời sống văn hóa tinh thần người
Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” , tôi đã nhận đƣợc sự nhiệt tình
giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều ngƣời, nhiều tổ chức, đơn vị. Quan trọng hơn là tình
cảm, sự động viên của ngƣời thân, gia đình, đồng nghiệp và q thầy cơ. Do
đó, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn đến:
Lãnh đạo các ban, ngành, đồn thể, Huyện ủy, UBND huyện; Chƣ tôn
đức lãnh đạo Hội ĐKSSYN huyện Giồng Riềng, Chƣ tôn Thƣợng tọa, Đại
đức tăng, các vị Achar, Ban quản trị và tín đồ phật tử ở 14 chùa Phật giáo
Nam tông trong huyện Giồng Riềng. Tất cả đã tận tình giúp đỡ tơi trong lúc
đi sƣu tầm, tìm tƣ liệu, khảo sát thực tế. Cơng trình này khơng chỉ có ích và
là tâm huyết của bản thân tơi, mà cịn là lời tri ân của tôi đối với tất cả mọi
ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập tại trƣờng.

Đặc biệt là tơi xin dành sự kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ
Minh Tuấn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn khoa học này, thầy không chỉ là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn
cho tơi mà cịn định hƣớng những vấn đề cần nghiên cứu, giúp tơi vƣợt qua
những khó khăn trong q trình thực hiện luận văn của mình.
Giồng Riềng, ngày 15 tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoa Nâu

-3-


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tơi.
Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình
nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Giồng Riềng, đặc
biệt là tìm hiểu tại 14 chùa Phật giáo Nam tông trên địa bàn huyện.
Các số liệu nghiên cứu, các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và gắn liền với thực tiễn
của Phật giáo Nam tông và ngƣời Khmer trên địa bàn huyện Giồng Riềng.
Giồng Riềng, ngày 15 tháng 01 năm 2020
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Hoa Nâu

-4-



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở NAM BỘ VÀ
KIÊN GIANG ................................................................................................... 7
1.1. Về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ ....................................................... 7
1.1.1. Sự phân chia hệ phái Phật giáo và nguyên nhân ................................... 7
1.1.2. Lƣợc sử Phật giáo Nam tông ở Nam bộ................................................. 8
1.1.3. Đặc điểm Phật giáo Nam tông ở Nam bộ ............................................ 10
1.2. Về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang ............................................... 15
1.2.1. Khái quát về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang ................................. 15
1.2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer tỉnh Kiên Giang 18
Chƣơng 2. HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO
NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI
KHMER NƠI ĐÂY......................................................................................... 21
2.1. Huyện Giồng Riềng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng ............. 21
2.1.1. Khái quát về huyện Giồng Riềng ......................................................... 21
2.1.2. Đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng ........ 23
2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 26
2.2. Vai trị của Phật giáo Nam tơng đối với ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 31
2.2.1. Thời kỳ kháng chiến .............................................................................. 31
2.2.2. Thời kỳ thống nhất đất nƣớc và đổi mới .............................................. 32
2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh
thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng ................................................... 32

1



2.3.1. Ảnh hƣởng đến tín ngƣỡng ................................................................... 32
2.3.2. Ảnh hƣởng đến giá trị và bản sắc văn hóa ........................................... 33
Chƣơng 3. PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG
RIỀNG ............................................................................................................. 48
3.1. Đánh giá ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tơng đối với đời sống văn
hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng và nguyên nhân ........ 48
3.1.1. Đánh giá ................................................................................................. 48
3.1.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 50
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế
ảnh hƣởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông tại huyện Giồng Riềng ...... 54
3.2.1. Về phía sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện .............................................. 54
3.2.3. Về phía các tổ chức chính trị - xã hội ................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT LÀ

ĐỌC LÀ

BHYT

Bảo hiểm y tế


CCB

Cựu chiến binh

CLB

Câu lạc bộ

CNTT

Công nghệ thông tin

CNVCLĐ

Công nhân viên chức lao động

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐKSSYN

Đồn kết sƣ sãi yêu nƣớc

GHPG


Giáo hội Phật giáo

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỷ thuật

LĐLĐ

Liên đoàn lao động

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LHTN

Liên hiệp thanh niên

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


Nxb

Nhà xuất bản

PGNT

Phật giáo Nam tơng

PTDT

Phổ thơng dân tộc

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Rạch Giá

Thành phố Rạch Giá

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngƣời Khmer là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Họ thƣờng sống tập
trung ở các tỉnh, thành phố nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An
Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Tây Ninh… Theo số liệu
điều tra về Dân số và nhà ở năm 2009 [36, 51] dân số Khmer khoảng
1.260.640 ngƣời.
Trong lịch sử, ngƣời Khmer đã có một thời kỳ ảnh hƣởng khá đậm nét
văn hóa Bàlamơn giáo. Nhƣng ở Nam bộ thì Bàlamơn giáo khơng cịn chỗ
đứng trong tƣ tƣởng của ngƣời Khmer, mà thay vào đó là Phật giáo Nam
tơng. Do đó, hàng ngàn năm nay, Phật giáo Nam tông đã đồng hành với xã
hội Khmer. Đây là một cộng đồng dân cƣ và tôn giáo tƣơng đối thuần khiết.
Yếu tố tôn giáo mà chủ yếu là Phật giáo Nam tông đã chi phối rất lớn đến đời
sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng này. Ngay trong văn hóa, tƣ tƣởng,
đƣờng lối tƣ duy, cách hành xử… cũng đều dựa trên giáo lý Phật giáo [3]. Đại
bộ phận ở các phum, sóc1 ấp Khmer Nam bộ đều có chùa Phật giáo. Đặc biệt
là gần 100% ngƣời Khmer đều theo đạo Phật. Khác với các tôn giáo khác,
ngƣời Khmer vừa mới sinh ra đã là Phật tử.
Tại Kiên Giang, huyện Giồng Riềng thuộc nông thôn, và tính đến năm
2018 thì ngƣời Khmer chiếm 17,2% dân số huyện. Tồn huyện có 27 ngơi
chùa, trong đó có 14 ngơi chùa Nam tơng Khmer chia thành hai phái:
Thommayutt (Hồng Gia) và Mohamikay (Bình dân) trong đó, 13 chùa thuộc
chi Phái Mohamikay (Bình Dân) và 1 chùa theo phái Thommayutt (Hồng
Gia); có 172 vị chức sắc là ngƣời Khmer (2 Thƣợng toạ, 10 đại đức, 118 tì
kheo, 42 sadi) và 14 Ban quản trị chùa với 192 vị chức việc; 33.982 phật tử


1

Tác giả sẽ giải thích về phum, sóc ở Chƣơng 2

1


(nữ 16.608, nam 17.374, 100% khẩu dân tộc Khmer đều là tín đồ Phật giáo
Nam tơng, một số rất ít gần đây cải đạo) [56, 6].
Trong các năm gần đây, Phật giáo Nam tơng huyện Giồng Riềng có
những biến đổi sâu sắc, và ảnh hƣởng mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến
nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer nơi đây.
Việc nghiên cứu những ảnh hƣởng đó nhằm bảo tồn và phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn
hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng. Bên cạnh đó, nhận thức rõ ảnh
hƣởng và giá trị của Phật giáo Nam tơng là cần thiết, góp phần quan trọng cho
việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về cơng tác dân tộc, tơn giáo và văn
hóa; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
lẩn vật chất đối với ngƣời Khmer. Do đó, tơi chọn đề tài “Phật giáo Nam
tơng trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng
tỉnh Kiên Giang” làm Luận văn Thạc sĩ Tơn giáo của mình.
Phật giáo Nam tơng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng đã và đang là
một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo khác
trên địa bàn huyện Giồng Riềng từ trƣớc năm 1988, tính đến nay chƣa có
cơng trình nghiên cứu nào, cho nên việc thu thập các tài liệu, khảo sát thực tế,
từ đó đi đến đánh giá các tác động của Phật giáo Nam tơng trong đời sống văn
hóa tinh thần nơi đây là cần thiết.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, và ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tơng
trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn huyện Giồng Riềng.

2


- Về thời gian: Từ năm 1988 (năm thành lập huyện Giồng Riềng) đến
nay, thuộc về thời kỳ đổi mới, có ảnh hƣởng sâu sắc đối với đời sống văn hóa
tinh thần nói chung và đời sống tơn giáo nói riêng nơi đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu đối tƣợng, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tơng đối
với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng, góp phần củng cố và
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tín ngƣỡng tơn giáo nơi đây.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn có ba nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Khái quát lịch sử du nhập Phật giáo Nam tơng Khmer
vào Nam bộ, trong đó có tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng
nói riêng.
- Thứ hai: Khảo sát đặc điểm, vai trò, và ảnh hƣởng của Phật giáo Nam
tơng đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng.
- Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực trong ảnh hƣởng trên.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc đặt trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, cùng các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Khảo sát: Thu thập các dữ liệu có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu
trên địa bàn huyện Giồng Riềng.
- Lịch sử và logic: Nghiên cứu lịch sử địa phƣơng và lịch sử Phật giáo
Nam tơng Khmer, từ đó rút ra logic hình thành, vận động và biến đổi.

3


- Phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, phân loại đối tƣợng
nghiên cứu để đi đến cái nhìn khái qt.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc Khmer và Phật giáo
Nam tông Khmer của các tác giả trong nƣớc.
Lê Hƣơng (1970) với Sử Cao - Miên, viết về tôn giáo và tộc ngƣời Việt
gốc Miên khá chi tiết, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đề cập trực tiếp đến
phong tục đi tu của ngƣời Khmer.
Viện Văn hóa, bộ phận thƣờng trú tại TPHCM (1988) với Tìm hiểu vốn
văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, tổng hợp các báo cáo tham luận của nhiều
ngƣời, trong đó có một số bài liên quan đến đề tài luận văn nhƣ: “Khái quát
về ngƣời Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” của Thạch Voi, “Phong tục lễ
nghi của ngƣời Khmer Đồng bằng sơng Cửu Long” của Thạch Voi - Hồng
Túc; “Nghệ thuật tạo hình của chùa Khmer ở Đồng bằng sơng Cửu Long” của
Lê Đắc Thắng.
Đồn Thanh Nơ (2002) với Người Khmer ở Kiên Giang, khái quát về
tộc ngƣời Khmer ở Kiên Giang, về dân số, tập quán cƣ trú lao động sản xuất,
nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời Khmer ở đây.
Sơn Phƣớc Hoan chủ biên (1999-2000) với chuyên đề nghiên cứu khoa
học Vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ,

đã khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của ngƣời Khmer và vai trị
của ngơi chùa Khmer, đƣa ra một số giải pháp nhằm định hƣớng cho việc tiếp
tục phát huy vai trị của ngơi chùa đối với đời sống văn hóa của ngƣời Khmer
Nam bộ.
Trần Văn Bổn (2002) với Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer
Nam Bộ, khái lƣợc về lịch sử vùng đất và cƣ dân Nam bộ cổ xƣa, về đời sống
tinh thần ngƣời Khmer Nam bộ từ trƣớc đến nay gắn chặt với tôn giáo và ngôi

4


chùa, về phong tục lễ nghi trong gia đình Khmer Nam bộ nhƣ: sinh đẻ và nuôi
dạy con, cƣới, tang, và thờ cúng tổ tiên.
Trần Văn Bính chủ biên (2004) với Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ Thực trạng và Những vấn đề đặt ra, trong đó có bài “Tín ngƣỡng, tơn giáo
của dân tộc Khmer, Chăm, và Hoa ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Hữu Thảo.
Trần Hồng Liên (2005) với Nam Bộ, Dân tộc và tôn giáo, tập hợp một
số bài về ngƣời Khmer Nam Bộ của nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở phía
Nam đáng chú ý.
Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008) với Phật giáo Khơ Me Nam bộ, nói về
lịch sử hình thành và phát triển của tộc ngƣời Khmer Nam bộ và quá trình du
nhập Phật giáo Nam tông vào cộng đồng này, cơ cấu tổ chức của Phật giáo
Nam tông Khmer qua các thời kỳ.
Phan An (2009) với Dân tộc Khmer Nam bộ, nói về văn hóa ngƣời
Khmer Nam bộ, đặc biệt nhấn mạnh về ngƣời Khmer ở hai tỉnh Trà Vinh và
Sóc Trăng.
Huỳnh Thanh Quang (2011) với Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, tập trung nghiên cứu những giá trị văn hóa Khmer
ĐBSCL, thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khmer thời gian qua, trên cơ
sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy giá trị văn
hóa Khmer ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay.

Phạm Thị Phƣơng Hạnh chủ biên (2011), Văn hóa Khmer Nam bộ - Nét
đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, gồm sáu phần, ở phần thứ hai nói về tín
ngƣỡng tơn giáo và nêu khá chi tiết về Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ.
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.
HCM và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nhiều tác giả (2014), Phật
giáo nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại, gồm 80 bài tham luận đƣợc
tuyển chọn từ Hội thảo khoa học chia làm ba phần, trong đó Phần một về Phật
giáo nguyên thủy những vấn đề triết học và Phật học; Phần hai về Phật giáo

5


nguyên thủy hội nhập và phát triển; Phần ba về Phật giáo nguyên thủy ở Việt
Nam và Đông Nam Á.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo,
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, nhiều tác giả (2014), với kỷ yếu Hội
thảo khoa học Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc, tập hợp
85 bài tham luận của các tác giả, đƣợc chia thành ba chủ đề chính, trong đó
chủ đề một về nguồn gốc, lịch sử và truyền thừa của Phật giáo Nam tông
Khmer; chủ đề hai về những vấn đề triết học và Phật học trong kinh điển
Phật giáo Nam tông; chủ đề ba về Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và
phát triển.
Đa số các cơng trình trên đều viết về ngƣời Khmer Nam bộ và ĐBSCL
nói chung, cịn riêng vấn đề “Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh
thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” thì chƣa có cơng
trình nào nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần bổ sung cho hiểu biết về Phật giáo Nam tông
Khmer gắn liền với vấn đề lịch sử và địa chính trị của vùng đất phƣơng Nam,

thơng qua việc nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Giồng Riềng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn giúp nâng cao nhận thức về vai trò của Phật giáo Nam tơng
trên địa bàn huyện Giồng Riềng, từ đó vừa góp phần đảm bảo quyền tự do tín
ngƣỡng và sinh hoạt tơn giáo bình thƣờng của nhân dân, vừa góp phần định
hƣớng quản lý nhà nƣớc về tơn giáo.
Luận văn có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ngƣời có
quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết, không kể các phần Mở đầu,
Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục.

6


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG
Ở NAM BỘ VÀ KIÊN GIANG
1.1. Về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ
1.1.1. Sự phân chia hệ phái Phật giáo và nguyên nhân
Phật giáo Nam tông Khmer (tiếng Pali: Dakkhinanikàya) là một trong
bốn tên của hệ phái; tên thứ hai là hệ phái Đại tông (Mahànikàya); tên thứ ba
là Thƣợng tọa bộ (Theravàda); tên thứ tƣ ngoại lai khơng đƣợc chính thức
cơng nhận là hệ phái Tiểu thừa (Hinayàna) [13, 213].
Khi Đức Phật Thích Ca cịn tại thế, Phật giáo vốn là một thể thống
nhất, khơng có sự phân chia hệ phái. Chỉ đến khi Phật Thích Ca nhập Niết
bàn, các đệ tử mới tập trung lại đọc tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó
mới xuất hiện những quan điểm, hệ tƣ tƣởng khác biệt về việc thực hành giới
luật.
Bắt đầu vào lần kết tập kinh điển thứ hai đƣợc tổ chức tại thành Tì Xá

Ly sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm để luận giải kinh điển, thực hành giới
luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận tì kheo trẻ đƣa ra đã
hình thành sự phân phái trong Phật giáo.
10 điều luật mới mà một bộ phận tì kheo trẻ đƣa ra và cho là hợp chính
pháp, đó là: giáo diêm tịnh (đƣợc đem muối đựng trong sừng để bỏ vào các
món ăn khi khơng đủ muối); lƣỡng chỉ sao thực tịnh (bóng nắng quá ngọ hai
ngón tay vẫn đƣợc ăn); tụ lạc gian tịnh (trƣớc ngọ ăn rồi nhƣng đến làng khác
vẫn đƣợc phép ăn); trụ xứ tịnh (ở đâu thì làm lễ Bá tát ngay ở đấy); tuỳ ý tịnh
(quyết nghị đã đƣợc Đại hội dù ít dù nhiều cho thơng qua đều có giá trị thi
hành); cửu trú tịnh (noi theo điều lệ, tập quán); sinh hoà hợp tịnh (đƣợc uống
sữa pha nƣớc sau giờ ngọ); thuỷ tịnh (rƣợu mới lên men đƣợc pha với nƣớc

7


uống trị bệnh); bất ích lũ Ni sƣ đàn tịnh (đƣợc dùng toạ cụ khơng viền, kích
thƣớc lớn hơn mẫu định); thụ súc kim ngân tiến định (đƣợc nhận tiền vàng
bạc cúng dàng). Các vị tì kheo lớn tuổi khơng chấp nhận, chủ trƣơng giữ
nguyên điều Đức Phật dạy, tôn trọng lối truyền thừa. Các vị tì kheo trẻ khơng
chịu, vì cho rằng có một số vấn đề đặt trong sự phát triển của xã hội khơng
cịn phù hợp nữa, nên thấy cần thiết phải sửa đổi một số điểm khi ghi vào kinh
sách nên chủ trƣơng hành đạo theo tinh thần “Khế lý - khế cơ”, phù hợp với
căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh.
Các vị sƣ có quan điểm khác nhau sau nhiều ngày tranh luận đã khơng
tìm đƣợc tiếng nói chung, khơng thống nhất đƣợc quan điểm nên cuối cùng đã
hình thành hai phái: Những vị sƣ chủ trƣơng giữ nguyên giới luật chiếm số ít
và là những vị cao tuổi, ngồi bên trên để chủ trì Pháp hội nên đƣợc gọi là phái
Thƣợng tọa bộ. Những vị sƣ trẻ chiếm số đơng nên gọi là phái Đại chúng bộ.
Sau đó phái Đại chúng bộ truyền lên phía Bắc sang Trung Quốc… đƣợc gọi là
Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền. Phái Thƣợng tọa bộ truyền về hƣớng

Nam, phát triển xuống Srilanca, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào… nên
đƣợc gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam truyền.
Phật giáo hệ Nam tông nghiêm trì giữ theo giới luật nguyên thủy và đọc
tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó Phật giáo Nam tông cũng đƣợc gọi là
Phật giáo nguyên thủy [67].
1.1.2. Lược sử Phật giáo Nam tông ở Nam bộ
Phật giáo Nam tông đƣợc truyền vào Việt Nam theo con đƣờng của các
nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đƣờng biển tới Srilanca, Myanmar, Thái
Lan tới vùng sông Mê Cơng (Campuchia) và vào vùng các tỉnh ĐBSCL (phía
Nam) của Việt Nam, đƣợc đông đảo ngƣời dân đặc biệt là đồng bào dân tộc
Khmer đón nhận, trở thành tơn giáo của ngƣời Khmer, do đó gọi là Phật giáo
Nam tơng Khmer. (Ở Việt Nam cịn có Phật giáo Nam tơng của ngƣời Kinh, ở
đây xin khơng đề cập vì ngồi khuôn khổ đối tƣợng nghiên cứu).

8


Phật giáo Nam tơng đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm
(vào khoảng thế kỷ thứ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các
Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của ngƣời Khmer đều có chùa thờ
Phật. Tính đến tháng 6/2010, Phật giáo Nam tơng Khmer đã có 452 ngơi chùa
với 8.574 vị sƣ (=19,3% tổng số sƣ trong cả nƣớc) [6], tập trung chủ yếu ở 9
tỉnh/thành ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) [6]. Một số cộng đồng Khmer huyện Giồng
Riềng cịn đƣợc gọi là ấp. Ấp có đơng ngƣời Khmer đều có chùa thờ Phật.
Phật giáo Nam tơng Khmer là tơn giáo truyền thống mang tính biệt truyền
trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ, đƣợc hầu hết ngƣời Khmer
tin theo [30]. Phật giáo Nam tông trao truyền giới luật theo giáo lý biệt truyền
của hệ phái, cùng tồn tại và phát triển cùng các tôn giáo khác, nhƣng vẫn giữ
vững đƣợc tính cách riêng biệt của mình, khơng chỉ là một tơn giáo mà nó cịn

mang đậm tính chất dân tộc, gắn liền với vịng đời mỗi ngƣời Khmer từ khi
sinh ra cho đến lúc mất đi. Chính đặc điểm này đã tạo cho văn hóa Phật giáo
Nam tông Khmer mang một nét khác biệt so với các tơng phái Phật giáo khác.
Tính đến tháng 6-2010, Phật giáo Nam tơng Khmer đã có 452 ngơi chùa với
8.574 vị sƣ (chiếm 19,3% tổng số sƣ trong cả nƣớc) [6, 2] tập trung chủ yếu ở
ĐBSCL. Điều này cho thấy Phật giáo Nam tơng Khmer đã có sức ảnh hƣởng
sâu đậm đối với đời sống của ngƣời Khmer [30].
Ngƣời Khmer đã tiếp thu Phật giáo Nam tông đƣợc truyền từ Ấn Độ
qua các con đƣờng khác nhau. Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc
gọi là Theravada. Mặc dù lai tạp cả tín ngƣỡng dân gian và những tàn dƣ của
Bàlamôn giáo, nhƣng Phật giáo Nam tông vẫn là tín ngƣỡng chính thống của
ngƣời Khmer nƣớc ta [21, 64].
Trƣớc năm 1975, cùng với phong trào kháng chiến chống Mỹ, Hội
ĐKSSYN Phật giáo Nam tông Khmer đƣợc thành lập. Nhiệm vụ của Hội lúc
ấy là tuyên truyền vận động, tập hợp, đồn kết các nhà sƣ có tinh thần yêu

9


nƣớc vào tổ chức, nhằm đầu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nƣớc. Sau giải phóng, Hội ĐKSSYN Phật giáo Nam tơng Khmer tiếp tục
duy trì hoạt động để phục vụ cho việc tuyên truyền, thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc và cơng cuộc xây dựng đất nƣớc. Từ năm 1981 đến nay,
các hệ phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Nam tông Khmer, thuộc Giáo hội
Phật giáo Việt Nam [51, 492-493].
Nhƣ đã đề cập ở trên, Phật giáo Nam tơng có vai trị quan trọng đặc biệt
trong đời sống văn hóa tinh thần Khmer, là hồn cốt văn hóa của họ. Nói cách
khác, văn hóa Khmer chính là văn hóa Phật giáo Nam tơng. Chúng ta có thể
thấy ảnh hƣởng của Phật giáo trên hầu hết các phƣơng diện đời sống của
ngƣời Khmer, từ các nghi lễ, phong tục tập quán đến kiến trúc, hội họa, sân

khấu, văn học... [54, 61].
Những năm gần đây, Phật giáo vẫn tiếp tục có vai trị quan trọng trong
đời sống của cộng đồng Khmer, các tập tục trƣớc đây về cơ bản vẫn đƣợc duy
trì, tuy nhiên đã có ít nhiều thay đổi. Nhiều nam thanh thiếu niên Khmer
không muốn đi tu, mà muốn đi học để có cơ hội phát triển bản thân; thời gian
tu của sƣ sãi thƣờng ngắn hơn hẳn trƣớc đây, nhiều trƣờng hợp chỉ mang tính
hình thức; do đó có sự suy giảm đáng kể số lƣợng sƣ sãi ở các chùa. Vấn đề
cải đạo cũng đã xuất hiện ở một số địa phƣơng. Ở Sóc Trăng và Trà Vinh hiện
nay có hiện tƣợng ngƣời Khmer theo đạo Tin Lành nhƣng vẫn đi chùa [2].
1.1.3. Đặc điểm Phật giáo Nam tông ở Nam bộ
Có thể khẳng định rằng giáo lý Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc
tông về cơ bản khơng có gì đối lập nhau. Bởi vì giáo lý đạo Phật đƣợc chia ra
làm hai truyền thống: Nguyên thủy và Phát triển. Việc sử dụng từ ngữ Nguyên thủy
và Phát triển thể hiện tính cốt lõi nhất quán, xuyên suốt của giáo lý đạo Phật, mà
phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Những tƣ tƣởng
của Phật giáo Phát triển mang tính kế thừa và bổ sung giáo lý Nguyên thủy, giáo trị
của giáo lý Phát triển nằm ở chỗ vẫn giữ đƣợc nền tảng của giáo lý Nguyên thủy.

10


Giáo lý Nguyên thủy và Phát triển có những điểm tƣơng đồng thể hiện rất rõ ràng
và cơ bản nhƣ: Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sƣ, đều chấp nhận và
hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp
ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đƣờng tu tập Giới - Ðịnh - Tuệ, đều từ
chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới. Với Phật giáo Nam tông, giáo
lý sơ khởi là giáo lý hƣớng dẫn thực hành nên phù hợp với đồng bào dân tộc . Phật

giáo Nam Tông thực hành những nguyên lý căn bản nhất từ Tam tạng Kinh
điển Pāḷi truyền lại. Không màu mè, không cầu kỳ, không un thâm khó hiểu, các

hình thức truyền đạt giáo lý và thực hành các nghĩ lễ tôn giáo đều gần gũi với đời
sống Phật tử và tu sĩ. Ngƣời tiếp nhận khơng cần có trình độ cao.

Phật giáo Nam tơng ngăn cấm việc biết, bàn, đến gần… đối với tu sĩ.
Ví dụ cấm ngƣời tu hành đến gần phụ nữ, khơng đi chung đƣờng một mình
với phụ nữ, khơng nhìn thẳng vào mặt phụ nữ…
Hệ giá trị của Phật giáo Nam tơng Khmer là một hệ thống các tiêu chí,
chuẩn mực giúp tín đồ lựa chọn và định hƣớng hành động trong đời sống tôn
giáo, là động lực tinh thần liên kết mọi tín đồ đồng thuận, tự nguyện tuân thủ.
Hệ giá trị đó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng ngƣời
Khmer Nam bộ. Quan niệm về “nghiệp chƣớng/nhân quả” (karma) và
“phận/pháp” (dharma) có vị trí trung tâm. Quan niệm về nhân quả trong Phật
giáo Nam tông cho rằng mỗi ngƣời từ khi sinh ra và lớn lên cho đến lúc chết
đi đều phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình; thân phận, địa vị,
hoàn cảnh của mỗi ngƣời ở kiếp này là kết quả của kiếp trƣớc; để có quả tốt
(nghiệp chƣớng) tốt phải gieo nhân tốt, nổ lực làm việc tốt, tích phƣớc để kiếp
sau có thân phận và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Quan niệm về nhân quả cho rằng mỗi ngƣời phải chịu trách nhiệm đối
với hành động của mình; thân phận, địa vị của mỗi ngƣời ở kiếp này là kết
quả của các kiếp trƣớc; để có nghiệp chƣớng tốt, phải sống tuân theo
phận/pháp – thực hiện vai trò của mình với nỗ lực cao nhất, tích phƣớc để

11


kiếp sau có thân phận tốt đẹp hơn [39]. Ngoại trừ các nhà sƣ và những ngƣời
đã kinh qua thời gian tu tại chùa, hầu hết ngƣời Khmer ít hiểu về kinh Phật.
Vì vậy, để làm phƣớc, tích đức, cách tốt nhất đối với họ là tổ chức, tham gia
các nghi lễ, phục vụ các nhà sƣ, nhà chùa [68, 1091] Một điều đáng lƣu ý, đối
với phần lớn tín đồ Phật giáo, lên Niết bàn là mục đích quá xa vời nên phần

lớn họ cố gắng hành thiện để kiếp sau có cuộc sống tốt đẹp hơn [62].
Trong hầu hết các phum, sóc của ngƣời Khmer đều có chùa. Ban đầu,
chùa đƣợc xây cất đơn giản với các vật liệu nhƣ gỗ, tre, lá dừa nƣớc. Qua thời
gian, nhờ sự đóng góp của các Phật tử, chùa đƣợc xây dựng lớn hơn với vật
liệu kiên cố hơn. Phần lớn Phật tử là nơng dân nghèo, nên đóng góp của họ
cho ngơi chùa rất hạn hẹp, vì vậy có chùa đƣợc xây dựng trong một thời gian
dài, có khi lên đến hàng chục năm. Hầu hết ngƣời Khmer đều muốn chùa của
họ khang trang, đẹp đẽ bởi nó là bộ mặt của phum, sóc, là niềm tự hào của họ.
Việc đóng góp xây dựng chùa cũng là cách thiết thực để tích đức cho Phật tử
và gia đình họ. Do đó nhiều gia đình Khmer dù nghèo khó vẫn gắng đóng góp
sức ngƣời sức của cho việc xây dựng, trùng tu chùa. Không ngạc nhiên khi
thấy nhiều vùng Khmer nghèo khó, nhà cửa đơn sơ, nhƣng có chùa to lớn
lộng lẫy [1, 437-438]. Chùa không chỉ là nơi thờ cúng tu hành tơn nghiêm mà
cịn là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cộng đồng phum, sóc. Mỗi
ngƣời Khmer dù đi tu hay khơng, đều tự coi mình là tín đồ. Việc đóng góp
cho chùa, chăm lo cho các nhà sƣ đƣợc coi là bổn phận, trách nhiệm của họ.
Ngƣời Khmer tu để trả nghĩa cho cha mẹ ông bà, tu để học chữ, để lấy chức
sắc. Họ quan niệm tu để tích đức, làm phƣớc; tu càng lâu, phúc đức càng cao
[21, 64].
Phật giáo Nam tông Khmer có hệ thống tổ chức riêng, khác với Phật
giáo của ngƣời Việt và ngƣời Hoa láng giềng. Gắn liền với ngôi chùa, hiện
thân trực tiếp của Phật giáo là tầng lớp sƣ sãi. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt,
bao gồm sƣ sãi, đang tu hành trong các chùa Khmer. Ngƣời Khmer coi ngƣời

12


tu hành là hiện thân của Phật, là tầng lớp trí thức đại diện cho dân tộc mình
[21, 64-65].
Ở chùa, ngồi các vị sƣ chun lo liệu các cơng việc liên quan đến tơn

giáo, cịn có tổ chức tín đồ đƣợc gọi là Ban quản trị chùa (Knas Kamaka wat),
bao gồm chủ chùa – trƣởng ban quản trị chùa (nhom wat), thầy phụ trách nghi
lễ (acha wat) và một số thành viên chuyên trách các công việc khác nhau
(thông thƣờng ban quản trị có khoảng tám ngƣời). Họ là những ngƣời sùng
đạo biết cách tổ chức nghi lễ, am hiểu phong tục tập quán. Chủ chùa thƣờng
là ngƣời khá giả trong cộng đồng, gia đình trong sạch. Ban quản trị chùa có
nhiệm vụ thay mặt nhà chùa, làm các cơng việc nhƣ tổ chức nghi lễ, quản lý
ruộng đất nhà chùa, nhận các đồ hiến tặng, sửa sang, xây mới, trùng tu cơ sở
vật chất của chùa. Chùa cũng thông qua ban quản trị chùa để góp phần vào
việc quản lý phum, sóc. Bên cạnh các nhà sƣ và ban quản trị chùa cịn có một
số vị acha. Họ vốn là những nhà sƣ học hành giỏi, sau khi hoàn tục, đƣợc nhà
chùa và bà con tín đồ tín nhiệm mời vào giảng dạy và tham gia thực hiện một
số nghi lễ trong chùa.
Trong các cộng đồng ngƣời Khmer còn có tổ chức tín đồ gọi là wên
(vên, vênh). Để cho việc thực hiện mối quan hệ giữa nhà chùa và tín đồ đƣợc
thuận tiện và chặt chẽ, các hộ Khmer theo từng khu vực cƣ trú nhất định đƣợc
tổ chức thành một wên. Đứng đầu mỗi wên là một chủ wên (mê wên) giúp
việc cho ban quản trị chùa. Có trƣờng hợp chủ wên cũng đồng thời là một
thành viên trong ban quản trị chùa. Mỗi chùa tùy theo số lƣợng tín đồ mà có
số lƣợng wên nhiều hay ít. Việc phân chia tín đồ theo các wên giúp chùa
thuận lợi trong việc tổ chức quyên góp, nhận cơm từ các hộ gia đình. Các wên
thay phiên nhau chuẩn bị cơm và thức ăn để dâng cúng chùa trong một số
ngày nhất định. Ngồi ra các wên cịn tham gia công việc của chùa và công
việc chung của cộng đồng. Wên là cầu nối giữa chùa và cộng đồng.

13


Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc tổ chức khá chặt chẽ từ
tầng lớp sƣ sãi trong chùa đến cộng đồng tín đồ. Đứng đầu mỗi chùa có một

vị lục cả (luk kru), là lãnh đạo tôn giáo cao nhất của một hoặc vài sóc. Lục cả
có uy tín và vị thế đặc biệt đƣợc dân trong sóc kính trọng hơn cả mê sóc. Bên
cạnh lục cả cịn có một hoặc hai vị lục nhị giúp việc cho lục cả, chịu trách
nhiệm trơng coi cơng việc chùa, duy trì kỷ luật tu hành và mọi thứ liên quan
đến Phật tử. Sau các vị lục cả, lục nhị là các vị tì kheo (tuy khiu, bikkhu). Sadi
là chức giới thấp nhất trong chùa. Cao hơn sadi và tì kheo là mekon (hòa
thƣợng), trƣớc đây đƣợc hội đồng sƣ sãi các chùa phong tặng [1, 444].
Về mặt nguyên tắc, các sƣ chỉ chăm lo việc tu hành, thờ phụng, và đời
sống tâm linh của các tín đồ, khơng tham gia vào đời sống thế tục. Tuy nhiên,
trên thực tế chùa có vai trò hết sức to lớn trong việc quản lý cộng đồng tín đồ,
nhất là việc duy trì đạo đức, lối sống, và ứng xử hàng ngày. Các sƣ đƣợc tín
đồ tơn kính khơng chỉ đơn thuần vì quyền uy tôn giáo mà là từ sự tận tâm của
họ trong đời sống. Các nhà sƣ không xa lánh thế sự, ln tham gia vào việc
giúp đỡ tín đồ trong cuộc sống hằng ngày. Khi có xích mích xảy ra, các sƣ
đứng ra phân giải; ngƣời ốm đau bệnh tật cũng đƣợc họ đến an ủi, khuyên bảo
và giúp đỡ; các nghi lễ gia đình, dịng họ đều đƣợc sƣ đến cầu kinh, chúc
phúc; những ngƣời cơ nhỡ, neo đơn đƣợc chùa che chở, giúp đỡ. Chùa cũng
là nơi học chữ, dạy dỗ kiến thức và dƣỡng dục nhân cách cho con em tín đồ
[40, 83-86].
Thêm vào đó, sau khi hỏa thiêu, một phần tro cốt của các tín đồ đã
khuất đƣợc đƣa vào trong các tháp (chet đay) trong khuôn viên chùa. Vì thế,
đối với ngƣời Khmer, chùa cịn là nơi trú ẩn cho linh hồn tổ tiên họ. Cho nên,
ngƣời Khmer ln có tình cảm sâu sắc với chùa – từ khi sinh ra, lớn lên rồi
mất đi, mọi niềm vui nỗi buồn đều gắn với chùa [40, 83-86].
Đến nay, Phật giáo Nam tơng vẫn là tơn giáo chính, có ảnh hƣởng lớn
đến đời sống của phần lớn ngƣời Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập, ở

14



một số nơi đã có sự xâm nhập của Tin Lành và Công giáo; một số chùa đƣợc
trùng tu, mở rộng, và xây mới; các nhà chùa tham gia hoạt động xã hội nhƣ tổ
chức các tụ điểm văn hóa, thông tin, giáo dục, dạy tin học, tiếng Anh cho trẻ
em, tổ chức các hoạt động thủ công, mỹ nghệ [1, 457-459].
Những năm vừa qua, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
Phật giáo Nam tông Khmer, Nhà nƣớc đã cho phép mở Học viện Phật giáo
Nam tông Khmer và một số trƣờng trung cấp Phật học ở các tỉnh có đơng
ngƣời Khmer sinh sống nhƣ Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang
[1, 457-459].
1.2. Về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang
1.2.1. Khái quát về Phật giáo Nam tơng ở Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích tự
nhiên 6.348km2, có đất liền, biển, rừng, đồi núi, biên giới, hải đảo. Nơi đây
tập trung nhiều nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở
địa phƣơng. Kiên Giang có ranh giới đất liền giáp với các tỉnh An Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, và TP Cần Thơ; có đƣờng biên giới giáp với
Campuchia dài 56 km và 198 km bờ biển. Trên biển có 105 đảo lớn nhỏ với
diện tích tổng cộng 8.800 km2 nối liền với vùng biển Cà Mau thông ra vịnh
Thái Lan, Malaysia. Dân số tồn tỉnh có 1.792.549 ngƣời, trong đó có ba dân
tộc chính: Kinh chiếm 85,68%, Khmer chiếm 12,49%, Hoa chiếm 1,77% và
dân tộc khác chiếm 0,06% [17, 47].
Kiên Giang là tỉnh có đơng ngƣời Khmer, đứng thứ ba khu vực Tây
Nam bộ (sau Sóc Trăng và Trà Vinh), sống xen kẽ với ngƣời Việt, Hoa, tập
trung đông nhất ở các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Đất.
Ngƣời Khmer ở Kiên Giang cũng nhƣ ngƣời Khmer ở Nam bộ nói chung, có
ngơn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình đó là chữ “muol” và chữ
“chrieng”, gọi chung là chữ Khmer.

15



Tồn tỉnh có 10 tơn giáo (trong đó có 21 tổ chức giáo hội thuộc 10 tôn
giáo đƣợc Nhà nƣớc cơng nhận), gồm: Phật giáo, Cơng giáo, Phật giáo Hịa
Hảo, Hồi giáo, Baha’i, Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam, Minh Sƣ đạo, Tứ ân
Hiếu nghĩa, Tin Lành, Cao Đài, và ngoài ra là Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
Có 590.756 tín đồ (chiếm 34,75% dân số tỉnh); 1.586 chức sắc, nhà tu hành;
3.580 chức việc. Có 1 tổ chức tơn giáo (giáo hội cấp tồn đạo), 450 tổ chức
tôn giáo trực thuộc,2 399 cơ sở thờ tự [4, 2].
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhƣng cho đến khoảng thế
kỷ 12, Phật giáo Nam tông mới trở thành tơn giáo chính thống của ngƣời
Khmer, nhiều chùa Phật giáo Nam tông Khmer đƣợc thành lập ở các tỉnh
Nam bộ. Nhƣng đối với ngƣời Khmer tỉnh Kiên Giang, vào giai đoạn này vẫn
chƣa thấy xuất hiện chùa nào của họ. Đến năm 1412 mới xuất hiện chùa đầu
tiên của họ tại Rạch Giá (Kiên Giang): chùa Ăngkor Chum Vơng Sa theo phái
Nam tơng Khmer, do Hịa thƣợng Rích Thi Chiey từ tỉnh Kam Poong Kray
(Campuchia) sáng lập. Sau nhiều lần trùng tu, hiện chùa đƣợc đổi tên là
Ratanaransi, hay cịn gọi là chùa Láng Cát. Sau đó, năm 1504 xuất hiện chùa
Uttam Mean Chiey, hay còn gọi là chùa Phật Lớn ở Rạch Giá; năm 1532 ở
huyện Giồng Riềng xuất hiện chùa Ganganadi, hay còn gọi là chùa Giồng Đá;
năm 1565 ở huyện Gò Quao xuất hiện chùa Thnol Chum, hay còn gọi là chùa
Thủy Liễu, năm 1578 xuất hiện chùa Manta Muni, hay gọi là chùa Tà Mum...
Từ thập niên 1990 đến nay, tại Kiên Giang xuất hiện thêm trên 30 chùa Nam
tơng Khmer.
Tính đến năm 2019, Nam tơng Khmer ở Kiên Giang có 76 chùa (trong
đó có 3 chùa và 1 tháp di tích văn hóa cấp quốc gia, 2 chùa di tích cấp tỉnh, 1
chùa Nam tơng của ngƣời Kinh), có 205.945 tín đồ (chiếm 12,11% dân số

Có 2 tổ chức cấp tỉnh; 14 tổ chức cấp huyện; 8 tổ chức cấp đại diện, liên hiệp không phải là cấp giáo hội;
385 tổ chức tôn giáo trực thuộc (cấp cơ sở), 41 tổ chức tôn giáo trực thuộc dƣới cơ sở.


2

16


tồn tỉnh và chiếm 34,80% tín đồ các tơn giáo), 255 vị chức sắc, 310 nhà tu
hành (bậc sa di); 1.358 chức việc trong ban quản trị [4, 2].
Vào ngày 28-8-1968, Hội ĐKSSYN đƣợc thành lập tại chùa Xẻo Cạn,
huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên
Giang [64]. Hội đã sát cánh cùng nhân dân vận động sƣ sãi và ngƣời Khmer
cùng đồng bào các dân tộc tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc, đóng góp vào trang sử hào hùng của dân tộc [65].
Cho đến sau năm 1975, phần lớn ngƣời Khmer nơi đây đều có tơn giáo
truyền thống là Phật giáo Nam tông. Họ xem Phật là Đấng cứu độ và chỗ dựa
vững chắc về tinh thần. Quan niệm đó đã trở thành tập quán của ngƣời Khmer
ở Tây Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. Họ xem ngơi chùa nhƣ là
trung tâm văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng của phum, sóc, ấp. Ngƣời Khmer
Kiên Giang vẫn giữ đƣợc các phong tục tập quán gắn liền với Phật giáo Nam
tông nhƣ tục cúng Neak ta, tục hành lễ, tục mai táng, tục cúng ông bà, tục
cƣới hỏi… Về kiến trúc và văn học nghệ thuật của ngƣời Khmer Kiên Giang
khơng có gì khác so với ngƣời Khmer khu vực nam Bộ, tuy nhiên ở lĩnh vực
nghệ thuật, ngƣời Khmer Kiên Giang cịn hai loại hình nghệ thuật sân khấu
nổi bật là kịch múa Rô Băm và kịch hát Dù kê. Đua ghe ngo vào dịp lễ hội Ĩc
Om bóc đƣợc xem là mơn thể thao dân tộc, là loại hình kết nối cộng đồng độc
đáo của ngƣời Khmer Kiên Giang.
Các tín đồ Phật giáo Nam tơng Khmer Kiên Giang tin tƣởng vào chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc. Cơng tác quản
lý nhà nƣớc về tôn giáo đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, nhu cầu tín
ngƣỡng chính đáng đƣợc xem xét giải quyết đúng quy định pháp luật. Tuy
nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo ở một số địa phƣơng

vẫn còn một số bất cập. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc về tôn giáo
nhƣng đề xuất xử lý chƣa kịp thời nhƣ: việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự
không xin phép, tụ tập đông ngƣời sinh hoạt tôn giáo mà không xin phép cơ

17


quan quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
các cấp chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới [5]. Đi cùng là vấn
đề dân tộc trong tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp [16, 1].
Ngƣời Khmer ở Kiên Giang chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Mặc dù
đƣợc Nhà nƣớc quan tâm phát triển kinh tế, đầu tƣ nhiều cơng trình và mơ
hình sản xuất nơng nghiệp, đƣa tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhƣng phần lớn
đồng bào cịn nghèo, sản xuất thiếu kế hoạch, lãng phí trong chi tiêu [44, 11];
trình độ dân trí tuy đã đƣợc quan tâm hơn, trình độ học vấn có cao hơn trƣớc,
nhƣng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp; nhận thức chính trị, pháp luật cịn
hạn chế mặc dù đã đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, và đồn thể
chính trị xã hội quan tâm tun truyền, giải thích.
Bên cạnh đó, nhƣ trên đã đề cập, gần đây một bộ phận ngƣời Khmer đi
theo các tôn giáo khác nhƣ Tin Lành (754 ngƣời), Công giáo (556 ngƣời) [40].
Đây là hiện tƣợng đáng quan tâm, bởi Phật giáo Nam tơng gắn liền với đời
sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer, nên sự thay đổi này ít nhiều ảnh hƣởng
đến văn hóa, phong tục, tập qn, và tín ngƣỡng truyền thống của họ.
1.2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer tỉnh Kiên
Giang
Với mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh khá trong cả nƣớc vào năm 2020,
Kiên Giang đã không ngừng đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế mũi nhọn
và tập trung phát triển những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.
Đồng thời, tỉnh chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nâng cao
chất lƣợng giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội và tăng cƣờng cơng tác quốc phịng,

an ninh, đẩy mạnh cơng tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm tạo
động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững [69].
Kiên Giang cũng tập trung quan tâm đến lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần,
tín ngƣỡng tơn giáo của đồng bào các dân tộc, nhất là đối với ngƣời Khmer.

18


×