Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương_Compressed.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.71 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ VĂN KHỐT

TỞ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. PHẠM VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.
Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hải Dương, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Văn Khốt



i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh
đạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng quý thầy, cơ giáo đã tham gia
giảng dạy lớp Cao học khóa 22, chun ngành Quản lí giáo dục, ln tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng đến PGS.TS
Phạm Văn Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến: Ban lãnh đạo, các thầy, cô giáo, các
em học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường THPT huyện Gia
Lộc; gia đình, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất cũng như
tinh thần cho tác giả trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, mặc dù bản thân
luôn cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Hải Dương, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Văn Khoát

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục sơ đồ .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 5
5.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..... 8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................ 12
1.2.1. Khái niệm về giá trị, giá trị sống ............................................................. 12
1.2.2. Giáo dục giá trị sống, tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống................. 14
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT và sự cần thiết phải giáo dục
GTS cho học sinh............................................................................................... 15

1.3.1. Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT ............................................. 15
1.3.2. Sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT .................... 18
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1.4. Mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục GTS cho học sinh THPT ......... 21
1.4.1. Mục tiêu giáo dục GTS cho học sinh THPT ........................................... 21
1.4.2. Nội dung giáo dục GTS cho học sinh THPT ........................................... 22
1.4.3. Các hình thức giáo dục GTS cho học sinh THPT ................................... 28
1.5. Nội dung tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THPT ................ 29
1.5.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ................................................................. 29
1.5.2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động .................................................................. 30
1.5.3. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ....................................................... 30
1.5.4. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và ban chỉ đạo hoạt động .......................... 30
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục GTS ở trườngTHPT ............. 31
1.6.1. Tác động của xã hội đối với hoạt động giáo dục GTS ............................ 31
1.6.2. Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội ............................................. 31
1.6.3. Nhận thức của đội ngũ CBQL và các lực lượng giáo dục ....................... 32
1.6.4.Trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên .................................................. 32
Kết luận chương 1.............................................................................................. 32
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN GIA LỘC, TỈNH
HẢI DƯƠNG.................................................................................................... 34
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu................................................................ 34
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của huyện Gia lộc ....................... 34
2.1.2. Tình hình giáo dục THPT huyện Gia Lộc. .............................................. 35
2.2. Thực trạng hoạt động GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc. ........ 40

2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV về GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc ...... 40
2.2.2. Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện mục tiêu GD GTS cho
HS THPT huyện Gia Lộc .................................................................................. 45
2.2.3. Nhận thức của HS, PHHS về việc thực hiện nội dung GD GTS ở các
trường THPT huyện Gia Lộc ............................................................................. 46
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2.2.4. Đánh giá của GV về hình thức tổ chức hoạt động GD GTS cho HS
THPT huyện Gia Lộc ........................................................................................ 49
2.2.5.Thực trạng việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các điều kiện CSVC
trong hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc ............... 51
2.2.6. Kết quả hoạt động GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc ........... 52
2.3. Thực trạng quản lí tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường
THPT huyện Gia Lộc ........................................................................................ 53
2.3.1. Đánh giá của CBQL và GV về công tác xây dựng kế hoạch GD GTS
cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc ......................................................... 53
2.3.2. Công tác tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc ..... 54
2.3.3. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT
huyện Gia Lộc .................................................................................................. 55
2.3.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GD GTS cho HS THPT
huyện Gia Lộc.................................................................................................... 56
2.3.5. Nguyên nhân thực trạng .......................................................................... 57
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động GD GTS cho HS
THPT huyện Gia Lộc ........................................................................................ 62
2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 63
2.4.2. Những hạn chế cơ bản ............................................................................. 63

Kết luận chương 2.............................................................................................. 60
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN GIA LỘC .................. 61
3.1. Định hướng đổi mới và các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................ 65
3.1.1. Định hướng đổi mới hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc ..... 65
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................... 66
3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ........................................................................ 68
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng bộ máy chỉ đạo và tăng cường hoạt động
quản lí GD GTS cho HS ............................................................................69
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Đầu tư nguồn nhân lực, vật lực cho hoạt động GD
GTS .................................................................................................................... 78
3.2.3. Biện pháp thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GD
GTS cho HS ....................................................................................................... 81
3.2.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng hệ thống nội quy, tiêu chuẩn, tiêu chí,
cách thức tiến hành đánh giá và cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động GD
GTS cho HS ...................................................................................................... 86
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội
trong GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc ................................ 90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 94
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...... 90
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ............................................................................. 90
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 90
3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm ................................................ 91

3.4.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm ................................................................ 91
Kết luận chương 3.............................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 99
1. Kết luận .......................................................................................................... 99
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 103
PHỤ LỤC

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Cụm từ viết tắt

1.


CBQL

Cán bộ quản lí

2.

CSVC

Cơ sở vật chất

3.

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4.

GD

Giáo dục

5.

GS

Giáo sư

6.


GTS

Giá trị sống

7.

GV

Giáo viên

8.

GVBM

Giáo viên bộ môn

9.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

10.

HS

Học sinh

11.


KNS

Kĩ năng sống

12.

NGLL

Ngồi giờ lên lớp

13.

NXB

Nhà xuất bản

14.

PGS

Phó giáo sư

15.

PHHS

Phụ huynh học sinh

16.


QL

Quản lí

17.

THPT

Trung học phổ thơng

18.

TS

Tiến sĩ

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả giáo dục của trường qua các năm học ................................. 36
Bảng 2.2: Danh hiệu thi đua của trường qua các năm học ................................ 36
Bảng 2.3: Kết quả giáo dục của trường qua các năm học ................................. 37
Bảng 2.4: Danh hiệu thi đua của trường qua các năm học ................................ 37
Bảng 2.5: Kết quả giáo dục của trường qua các năm học ................................. 38
Bảng 2.6: Danh hiệu thi đua của trường qua các năm học ................................ 38
Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, bản chất và mức độ cần

thiết của hoạt động GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc .... 40
Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL và GV về vai trò của GVCN trong tổ chức
hoạt động GD GTS cho học sinh THPT. .......................................... 42
Bảng 2.9: Nhận thức của CBQL và GV về vai trị của Bí thư Đồn trường
trong tổ chức GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc ............. 43
Bảng 2.10: Nhận thức của CBQL và GV về hình thức tổ chức GD GTS cho
học sinh THPT huyện Gia Lộc .......................................................... 44
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện mục tiêu giáo
dục GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc ........................................... 45
Bảng 2.12: Nhận thức của PHHS các trường THPT huyện Gia Lộc về nội
dung GTS cần giáo dục cho học sinh ................................................ 47
Bảng 2.13: Nhận thức của HS THPT huyện Gia Lộc về nội dung GTS cần
giáo dục trong nhà trường ................................................................. 47
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện nội dung GD GTS
cho HS THPT huyện Gia Lộc ........................................................... 48
Bảng 2.15: Đánh giá của GV về việc áp dụng các hình thức GD GTS cho
HS THPT huyện Gia Lộc .................................................................. 50
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Bảng 2.16: Đánh giá của GV về việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các
điều kiện CSVC trong hoạt động GD GTS ....................................... 51
Bảng 2.17: Đánh giá của CBQL và GV về công tác xây dựng kế hoạch GD
GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc ................................ 54
Bảng 2.18: Đánh giá của CBQL, GV về công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động
GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc.......................... 55
Bảng 2.19: Đánh giá của CBQL, GV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt

động GD GTS cho học sinh THPT huyện Gia Lộc .......................... 56
Bảng 2.20: Đánh giá của CBQL và GV về nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc .......................... 58
Bảng 2.21: Đánh giá của PHHS và HS về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc ................................. 58
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các
nhóm biện pháp ................................................................................. 96

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường- Xã hội......................... 84
trong GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc ................................ 84
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp ............................................ 88

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của giáo dục là đào tạo con người xã hội.
Con người mới của thời đại là con người được đào tạo phát triển toàn diện các
mặt “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng

lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.” (Luật Giáo
dục - 2005 – Mục II, Điều 27)[7]. Như vậy, nhiệm vụ chiến lược của Giáo dục
trong thế kỉ này là đào tạo, rèn luyện được những con người có kiến thức khoa
học kĩ thuật, năng động, sáng tạo, có kĩ năng sống, biết làm chủ cơng nghệ
thơng tin, những người thích ứng với xã hội mới để có thể đáp ứng được
những yêu cầu của thời kì hội nhập quốc tế. Song, mặt khác, Giáo dục lại
cũng phải đặc biệt chú trọng đến những phẩm chất cao đẹp trong nhân cách
con người như lòng nhân ái, ý chí vươn lên, truyền thống nhân văn, đạo lí
làm người, ý thức tự hào dân tộc, tình cảm trong gia đình, nghĩa tình thầy
trị, lịng ham học,…
Cơng tác trong lĩnh vực giáo dục, ai cũng hiểu cái khó của sự nghiệp
"trồng người". Bồi đắp, cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh (HS) đã khó,
giúp các em hình thành một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng cịn khó
hơn nhiều. Đó là một q trình dài lâu, xun suốt trong q trình giáo dục. Nó
địi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.
Lứa tuổi HS, nhất là HS Trung học phổ thông (THPT), là lứa tuổi đang
hình thành những giá trị nhân cách. Các em ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám
phá những điều mới mẻ song còn thiếu những hiểu biết sâu sắc về xã hội, cịn
bồng bột và thiếu kinh nghiệm sống, vì thế, rất dễ bị lơi kéo, kích động và dễ
chịu tác động của những mặt tiêu cực cũng như mặt trái của xã hội.
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Trong cuộc sống hiện nay, hiện tượng HS, thanh niên sống ích kỉ với
người thân trong gia đình, với bạn bè và thiếu lễ độ với thầy cô giáo đang diễn
biến phức tạp và ngày một có dấu hiệu gia tăng. Nhiều vị cha mẹ HS phàn nàn:

Con cái họ cạn nghĩ, cứ tưởng rằng đương nhiên các em được hưởng sự chăm
sóc tồn diện của cha mẹ và ít khi thấu hiểu, để nuôi dưỡng các em nên người,
các bậc sinh thành ra các em phải chịu đựng biết bao nỗi vất vả, thậm chí cực
khổ. Đáng lo ngại hơn chính là căn bệnh vơ cảm trong chốn học đường. Gần
đây, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập đến vấn đề bạo
lực học đường: trò đánh trị; học trị thành lập băng nhóm trấn lột bạn mình
ngay tại cổng trường; thậm chí, học trị đánh lại thầy cô giáo… gây hoang
mang dư luận. Thực tế tiêu cực, phi truyền thống này là một trong những hậu
quả đáng báo động của việc coi nhẹ công tác giáo dục tình cảm đạo đức, giáo
dục giá trị sống cho HS ngay từ khi các em mới cắp sách tới trường [15]. Mặt
khác, chính quan niệm lệch lạc của nhiều bậc phụ huynh cũng như của xã hội,
đề cao “văn minh vật chất” mà hạ thấp “văn minh tinh thần”, cũng làm ảnh
hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục hình thành nhân cách, bản chất nhân
văn cho HS.
Rõ ràng, rất cần phải thống nhất một quan niệm: để hình thành nhân cách
cho thế hệ trẻ trước hết hãy chăm lo bồi đắp cho các em những phẩm chất,
những kiến thức hiểu biết về giá trị sống, về kĩ năng sống. Những giá trị và
chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam như: tinh thần “Tôn sư
trọng đạo”, thái độ trân trọng “công cha nghĩa mẹ”, lối sống “ân nghĩa thủy
chung”, “uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”…đã
được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Trong thời đại ngày
nay, thời đại của các công dân toàn cầu, các giá trị sống càng cần phải được
phát huy cao hơn nữa. Bởi, nếu con người không được giáo dục, khơng có nền
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho có được trang bị nhiều kiến thức,
được học nhiều kỹ năng đến đâu cũng sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri
thức, kĩ năng ấy sao cho hợp lí, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã
hội. Khơng có nền tảng giá trị, con người sẽ không biết cách tôn trọng bản thân
và người khác, không biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đồn kết trong
các mối quan hệ, khơng biết cách thích ứng trước những đổi thay,…. Từ đó,
đưa đến những kiểu hành vi như thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỉ cá nhân,
bạo lực, sống thờ ơ, vô cảm và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Giá trị sống (GTS) là đòi hỏi khách quan của xã hội. Nếu mỗi cá nhân
giải quyết hợp lí những GTS của mình phù hợp với giá trị của dân tộc, của thời
đại, thì sẽ tạo ra sự đồng thuận trong hành động của cá nhân với dân tộc và khi
ấy mỗi người là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, góp phần tích cực vào
sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định, GTS vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của quá trình phát triển nhân cách.
Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần phải quan
tâm giáo dục GTS cho HS, đặc biệt là HS THPT. Bởi ở cấp học này, HS thuộc
giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ
thể, nhưng đồng thời, đây cũng là lứa tuổi có đời sống tâm lí rất phong phú,
phức tạp và dễ thay đổi trong nội tâm. Đến lứa tuổi này do sự trưởng thành về
mặt thể chất (cá thể), sự trưởng thành công dân (nhân cách), sự trưởng thành trí
tuệ và cả năng lực lao động nên vị trí của các em đã có nhiều thay đổi so với
lứa tuổi thiếu niên.
Những năm qua, các trường THPT huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương đã có
sự quan tâm đến giáo dục GTS cho HS. Tuy nhiên, việc giáo dục những GTS
cho HS, ngồi trách nhiệm của nhà trường thì cần đến sự phối hợp của các tổ
chức, lực lượng xã hội và gia đình HS. Nhưng vì chưa có cơ chế phối hợp và
chưa có quy định rõ ràng nên giáo dục GTS cho HS gặp khó khăn và bất cập
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





dẫn đến tình trạng chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp. Trong nền kinh tế
thị trường và để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, các trường THPT phải coi
đây là nội dung hoạt động quan trọng khơng thể thiếu trong q trình giáo dục.
Những việc làm, những sự định hướng của giáo viên tới HS về GTS là hết sức
cần thiết, góp phần tích cực trong giáo dục GTS cho HS THPT hiện nay.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục giá
trị sống cho học sinh Trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ”
với hi vọng đề xuất được biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho HS tại
các trường THPT huyện Gia Lộc trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về GTS kết hợp với việc điều tra thực trạng
tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương,
luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các
trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, nhằm nâng cao chất lượng GD
GTS cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Giả thuyết khoa học
GTS là nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục THPT trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, đến nay các nhà trường THPT chưa coi
trọng hoạt động này. Nếu xác định được những nội dung GTS và có biện pháp
tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc, đồng
thời các trường THPT trên địa bàn tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp thì sẽ
giúp HS THPT huyện Gia Lộc có cái nhìn đúng và đầy đủ về giá trị sống. Từ đó
giúp HS tự giác học tập, rèn luyện nhân cách để trở thành cơng dân có trách
nhiệm với bản thân và xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản của hoạt động GD GTS cho
HS THPT;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GD GTS cho HS các trường
THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương;
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




- Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường
THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GD GTS cho HS Trung học phổ thông.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức hoạt động GD GTS cho HS tại
các trường THPT huyện Gia Lộc trong 3 năm học gần đây: 2012-2013, 20132014, 2014-2015.
- Khảo sát 129 người gồm: cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) và giáo viên bộ mơn (GVBM), cán bộ Đồn TNCS của các trường
THPT huyện Gia Lộc.
- Khảo sát 90 phụ huynh học sinh (PHHS) và 240 HS các trường
THPT huyện Gia Lộc, ngoài ra, khảo sát một số cán bộ chính quyền địa
phương trong huyện.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Thơng qua việc nghiên cứu
các cơng trình khoa học về GTS và GD GTS, các văn kiện của Đảng, Nhà
nước…, tác giả phân tích và tổng hợp các lí thuyết nhằm hiểu biết đầy đủ và sâu

sắc về bản chất của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết: Phương pháp này được sử
dụng nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị có cùng dấu hiệu bản chất,
từ đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lí và việc triển khai
GD GTS của GV và sự tham gia của HS, các hoạt động của HS ở trong và
ngoài nhà trường.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành điều tra bằng phiếu
hỏi với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho các đối tượng khác nhau (CBQL,
GVCN, GV bộ mơn, Bí thư Đồn trường, PHHS, HS...)
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trò chuyên, toạ đàm trao đổi với các
CBQL, GV và HS...
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các vấn
đề mà đề tài đề cập.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Phương pháp bổ trợ
- Phương pháp sử dụng toán thống kê: Các số liệu thu được sẽ xử lý bằng
thống kê toán học
- Phương pháp sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung nghiên cứu của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ cở lí luận về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học

sinh THPT.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh
các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các
trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục GTS là quá trình tổ chức và hướng dẫn hoạt động để học sinh
chiếm lĩnh được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của bản thân
phù hợp với sự mong đợi và yêu cầu chung của toàn xã hội. Giáo dục GTS, với
cách hiểu như vậy, là bộ phận cốt yếu của mọi chương trình giáo dục nhằm
hình thành và phát triển nhân cách con người.
Giá trị sống và GD GTS là những vấn đề mới được đề cập đến ở nước ta
trong một số năm trở lại đây. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là trong lịch sử nhân
loại nói chung và lịch sử giáo dục Việt Nam nói riêng khơng nhắc đến GD

GTS. Trái lại, GTS là chủ đề đã được bàn thảo từ khá sớm trong lịch sử. Trong
những bàn thảo đó, nhiều nội dung của các khoa học xã hội và nhân văn như
Triết học, Đạo đức học, Xã hội học, Tôn giáo học, Tâm lí học, Giáo dục học…
đã được đề cập đến để làm rõ nội hàm của nó. Chẳng hạn: Cuộc sống là gì? Ý
nghĩa của cuộc sống là gì? Những gì làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa?
Làm thế nào để con người có thể chung sống với nhau mà khơng xung đột?
Con người có những quyền cơ bản nào? Điều gì làm nên phẩm giá của con
người?...[26]
Đất nước Việt Nam trải qua hàng nghìn năm văn hiến đã xây dựng mơ
hình giáo dục kế thừa những tinh hoa của nhân loại. Đạo đức và tài năng là hai
yếu tố căn bản của nhân cách con người, trong đó cha ơng ta lựa chọn đạo đức
là gốc rễ, “Tiên học Lễ, hậu học Văn”. Việc tu dưỡng cá nhân là hết sức quan
trọng. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa và phát huy những giá
trị tốt đẹp của nhân loại, của truyền thống phương Đơng để xây dựng nên một
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




mơ hình “Ngũ thường” cho dân tộc Việt Nam, cho người cách mạng Việt Nam,
đó là “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm”. Theo tư tưởng của Người, đạo đức cách
mạng giúp con người Việt Nam vượt qua mọi thử thách, gian lao trong hai cuộc
kháng chiến trường kì, giành độc lập tự do, xây dựng một đất nước Việt Nam
giàu đẹp như ngày hơm nay. Bản thân Người chính là tấm gương sáng ngời về
đạo đức cách mạng. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” luôn được nhân dân cả nước hưởng ứng và đã có được những
kết quả tích cực.
GTS chỉ có thể hình thành từ trong thực tiễn hành động của mỗi con
người, từ những việc làm nhỏ bé đến những hành vi nghĩa cả lớn lao. Phong

trào biểu dương những tấm lịng cao thượng tràn đầy tính nhân văn của chun
mục “Việc tử tế” hay “Cặp lá yêu thương” trên VTV24 trong chương trình
“Chuyển động 24 giờ” của Đài truyền hình Việt Nam hàng ngày đã làm thức
dậy nguồn cảm xúc cao thượng đẹp đẽ ở nhiều người trong xã hội ta. Các
phong trào từ thiện đang được mở rộng trong nước ta những năm gần đây, rồi
phong trào đền ơn đáp nghĩa cũng được chú ý phát triển… tất cả đã tạo nên một
mơi trường văn hóa đạo đức vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhân
cách, đạo đức cao thượng cho mọi tầng lớp nhân dân. Những hoạt động này lại
càng có ý nghĩa sâu xa khi mà cơ chế thị trường đang cho phép tạo ra một
khoảng cách tất nhiên giữa người giàu và người nghèo, khi mà thanh thiếu niên
dễ có thiên hướng chỉ nghĩ đến ý nghĩa thực dụng, cạn hẹp của đồng tiền. Có
thể khẳng định bài học lớn lao về xây dựng đồng đều, liên tục, rộng khắp mơi
trường văn hóa đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội mọi nơi, mọi lúc là
con đường có hiệu lực để đẩy lùi bóng đen của chủ nghĩa thực dụng, thói vị kỉ
thấp hèn và làm nảy sinh, thăng hoa những tình cảm nhân văn, những GTS đẹp
đẽ trong mọi thành viên của cộng đồng xã hội [15].
Một trong những mơi trường có khả năng mạnh mẽ và lâu bền nhất trong
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




việc GD những GTS cho con người chính là mơi trường sư phạm. Trường học
là nơi tốt nhất để mỗi người khơng chỉ thu nạp kiến thức một cách có hệ thống,
bài bản và tồn diện nhất mà cịn là nơi giúp người học phát huy tối đa năng lực
bản thân và định hướng tốt cho tương lai. Dù "vật đổi, sao dời", dù có thể trong
cuộc đời một số chuẩn mực bị đảo lộn, nhưng người ta hoàn toàn có thể tin
tưởng rằng: trường học là nơi hội tụ "những tấm lịng cao cả". Trường học là
nơi có nhiều nhất những người thầy, người cô tận tụy và trách nhiệm, hết lịng

vì học sinh thân u. Họ là những người gieo mầm, vun xới và nâng niu những
hạt giống thiện trong tâm hồn mỗi con người. Người thầy chân chính sẽ dạy
cho học trị biết u hịa bình, ghét chiến tranh; yêu lẽ phải, ghét cái xấu; biết
đùm bọc, chia sẻ với mọi người; biết ni dưỡng tình u và niềm tự hào về
dân tộc mình, Tổ quốc mình…
Chương trình GD các Giá trị sống LVEP (Living Value Education
Program) là một chương trình giáo dục về các giá trị. LVEP ra đời từ một sự
kiện: tháng 8 năm 1996, hai mươi nhà giáo dục đại diện năm châu lục đã gặp
gỡ và cùng nhau thảo luận tại trụ sở của UNICEF ở New York về những nhu
cầu của trẻ em trên toàn thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm làm việc với các giá
trị, và cách thức chuyển tải các giá trị để học sinh được chuẩn bị tốt hơn cho
một tiến trình học hỏi suốt đời. Dựa trên các khái niệm về giá trị và quá trình
suy ngẫm từ tài liệu về các GTS của Đại học Tinh thần Thế giới Brahma
Kumaris cùng với Hiệp ước về quyền trẻ em, các nhà giáo dục thế giới đã xác
định và thống nhất về mục đích và các mục tiêu của việc GD các GTS trên toàn
cầu - ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển. Chương trình này đưa
ra một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành
giúp con người khám phá trở lại và phát triển 12 giá trị căn bản của cá nhân
như: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, u thương, Hịa
bình, Tơn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đồn kết.

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Năm 2004, Hiệp hội GD các GTS quốc tế (ALIVE), một tổ chức phi lợi
nhuận có mục tiêu thúc đẩy các hoạt động giáo dục giá trị trên toàn thế giới đã
được thành lập, trụ sở đặt tại Geneva Switzerland. Đến nay, ALIVE được đăng

kí chính thức ở 60 quốc gia và LVEP đã được phổ biến tại trên 8000 địa điểm
thuộc 80 quốc gia trên thế giới, trong đó, hầu hết là các trường học.
Tại Việt Nam, năm 2000 LVEP đã được cô Trish Summerfield, người
New Zealand đưa vào dưới hình thức một tổ chức phi chính phủ. Bằng một trái
tim trong sáng tràn đầy yêu thương và một ước mơ dung dị - xây dựng được
nhiều địa điểm để chia sẻ với những người Việt Nam về các giá trị sống tốt
đẹp, qua đó có thể giúp họ dịu bớt đi những khổ đau, các vết thương trong tâm
hồn và tìm thấy hạnh phúc thật sự cho mình trong cuộc sống, Trish đã trở thành
nguồn cảm hứng cho nhiều tình nguyện viên khác trở thành Tập huấn viên
cùng chung tay đóng góp thời gian, trí tuệ của mình để xây dựng và phát triển
chương trình. Kể từ khóa tập huấn đầu tiên vào tháng 10 năm 2000 đến cuối
tháng 12 năm 2014, chương trình GD các GTS tại Việt Nam đã thực hiện được
248 khóa tập huấn cho khoảng 17.930 điều phối viên GTS, hàng trăm ngàn
người tham gia học các hoạt động giá trị - gồm học sinh, sinh viên, giáo viên,
nhân viên xã hội, nghiên cứu giáo dục, tâm lí học, thanh niên, các bậc cha mẹ,
trẻ em,…[27]
Trong cuốn sách “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” NXB
Giáo dục, 1998, tác giả Hà Nhật Thăng đã đề xuất cụ thể những giá trị cần
trang bị cho học sinh, sinh viên. Nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ
sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng
với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội,
của thời đại. [23]
Tác giả Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, trong cuốn
“Giá trị học – Cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của
người Việt Nam hiện nay”, NXB Giáo dục, Hà Nội 2012, đã đề xuất phương án
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





xây dựng hệ giá trị chung cho con người Việt Nam hiện nay, bao gồm: Các giá
trị chung của loài người: chân, thiện, mĩ; Các giá trị tồn cầu: hịa bình, an
ninh, hữu nghị, hợp tác, độc lập dân tộc, không xâm phạm chủ quyền; Các giá
trị dân tộc: tinh thần dân tộc, yêu nước, trách nhiệm cộng đồng; Các giá trị gia
đình: hịa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình; Các giá trị của bản
thân.[10].
Tác giả Kiều Thị Kiều Thanh, Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ với bài
báo: Nhân cách của giáo viên là một công cụ dạy học đặc biệt trong quá trình
giáo dục giá trị nghề nghiệp, đăng trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 128 tháng
4 năm 2016, đã nhấn mạnh nhân cách giáo viên là công cụ quan trọng để giáo
dục giá trị nghề nghiệp cho học sinh trong bối cảnh hiện nay [22].
Tất cả những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việc xây
dựng chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở bậc Tiểu học, Trung
học cơ sở, THPT của môn Đạo đức và Giáo dục công dân triển khai từ năm
2000 trên phạm vi cả nước.
Để nâng cao chất lượng GD GTS, đã có một số nhà khoa học nghiên cứu
về quản lí cơng tác GD GTS trong các nhà trường. Tuy nhiên, số công trình
nghiên cứu về vấn đề này cịn rất khiêm tốn, và cho đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về những biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT tại
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị
sống cho học sinh Trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” là
sự kế thừa và phát triển các nghiên cứu đi trước để làm rõ thực trạng và đề xuất
các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện Gia Lộc và trường THPT các huyện
khác có điều kiện, hồn cảnh tương tự ở tỉnh Hải Dương trong nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về giá trị, giá trị sống
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1.2.1.1.Giá trị
Theo nghĩa chung nhất như J.H Fichter, nhà xã hội học Mỹ, xác định: “Tất
cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân
hoặc xã hội đều có một giá trị”.
Giá trị là cái qui định mục đích của hoạt động. Đó là vấn đề sống cịn của
từng con người và nó sẽ đi theo suốt đời người, xác định giá trị, rồi theo đuổi giá
trị, biểu hiện giá trị, thực hiện giá trị [11].
1.2.1.2.Giá trị sống
Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”, “giá trị của cuộc sống”) là
những điều chúng ta cho là quí giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc
sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta phấn đấu để có
được nó. Giá trị sống là cơ sở của hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng
thiện của con người [27].
Giá trị sống có tính khách quan: cuốn hút con người, làm con người
sống, tồn tại, phát triển với tư cách là chủ thể tích cực của tự nhiên, xã hội, của
sự phát triển nhân cách. GTS không phải là chuẩn mực, giá trị do con người tự
đặt ra, mà là do yêu cầu khách quan của cuộc sống quy định. GTS ở các thời kì
lịch sử khác nhau.
Giá trị sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy
con người phát triển: tạo ra động cơ cho hành động, hành vi; thúc đẩy ham
muốn hướng đến chân, thiện, mĩ; giải quyết tốt những mâu thuẫn của cá nhân
với cộng đồng, với tự nhiên,...
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, vì thế GTS cũng mang tính cá nhân,
khơng phải GTS của mọi người đều giống nhau. Tuy nhiên, theo các tổ chức
GD về GTS quốc tế và Việt Nam thì 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ

quát trên toàn thế giới: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, u
thương, Hịa bình, Tơn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đồn
kết.[16]. Trong đó, Hịa bình, Tự do là hai giá trị sống chung; Khoan dung,
Khiêm tốn, Giản dị, Trung thực, Yêu thương, Hạnh phúc là sáu giá trị thuộc
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×