Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Vị Trí Của Thể Loại Truyền Kì Trong Tiến Trình Phát Triển Của Văn Học Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.73 KB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Nghi Dung

VỊ TRÍ CỦA THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ
TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Nghi Dung

VỊ TRÍ CỦA THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ
TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012




MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
DẪN NHẬP ................................................................................................................1
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ ....................................11
1.1. Khái niệm thể loại ..........................................................................................11
1.2. Đặc trưng của thể loại truyền kì .....................................................................12
1.2.1. Đặc trưng về nội dung .............................................................................12
1.2.2. Đặc trưng về nghệ thuật ...........................................................................22
1.3. Một số tác phẩm truyền kì tiêu biểu ...............................................................28
1.3.1. Thánh Tơng di thảo ..................................................................................28
1.3.2. Truyền kì mạn lục ....................................................................................29
1.3.3. Truyền kì tân phả .....................................................................................30
1.3.4. Tân truyền kì lục ......................................................................................30
1.3.5. Lan Trì kiến văn lục .................................................................................30
1.4. Quá trình phát triển của thể loại truyền kì Việt Nam .....................................31
1.4.1. Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIV – giai đoạn manh nha của
thể loại truyền kì ......................................................................................31
1.4.2. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVI, giai đoạn phát triển rực
rỡ của thể loại truyền kì. ..........................................................................37
1.4.3. Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX: giai đoạn cáo chung
của thể loại truyền kì................................................................................41
Chương 2. TRUYỀN KÌ: CẦU NỐI GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN
HỌC VIẾT ...........................................................................................46
2.1. Đề tài của truyền kì: khai thác đề tài từ văn học dân gian .............................46
2.1.1. Truyện truyền kì khai thác đề tài từ truyện cổ tích ..................................46
2.1.2. Truyện truyền kì khai thác đề tài từ truyền thuyết...................................55

2.1.3. Truyền kì khai thác đề tài từ truyện ngụ ngôn .........................................61


2.2. Nghệ thuật của truyền kì: chịu ảnh hưởng của nghệ thuật văn học dân gian .64
2.2.1. Cốt truyện và kết cấu của truyền kì có nhiều nét tương đồng với cốt
truyện, kết cấu của truyện dân gian .........................................................64
2.2.2. Truyện truyền kì sử dụng những mơ – tip dân gian ................................71
2.2.3. Cách xây dựng nhân vật trong truyện truyền kì có nhiều điểm giống cách
xây dựng nhân vật trong truyện dân gian ................................................73
Chương 3. TRUYỀN KÌ: THỂ LOẠI ĐÁNH DẤU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢ VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI.............................................................................................77
3.1. Văn xuôi Việt Nam trước khi thể loại truyền kì xuất hiện .............................77
3.2. Truyền kì đánh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại ......................81
3.2.1. Nội dung truyền kì giàu giá trị yêu nước, đậm chất hiện thực và thấm
đẫm nhân đạo ...........................................................................................81
3.2.2. Nghệ thuật của truyền kì: một bước phát triển của nghệ thuật văn xuôi
trung đại .................................................................................................102
3.3. Dấu vết của truyền kì trong văn học hiện đại ...............................................130
3.3.1. Dấu vết của truyền kì trong văn học 1930 – 1945 .................................130
3.3.2. Dấu vết của truyền kì trong văn học Việt nam hiện đại sau 1975 .........135
KẾT LUẬN ............................................................................................................141


1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài, là nền văn học có sức sống mạnh
mẽ, bền bỉ, cũng là một nền văn học có sắc màu phong phú, phản ánh chân thật tâm

hồn, đời sống dân tộc qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử. Làm nên sắc màu
phong phú của văn học dân tộc là sự góp mặt của nhiều loại hình văn học với rất
nhiều thể loại đa dạng. Có những thể loại giờ đây đã khơng cịn phát triển nữa. Có
những thể loại xuất hiện từ rất lâu mà vẫn tồn tại, phát triển đến hôm nay. Cũng có
những thể loại dù khơng cịn được sáng tác nữa nhưng dấu ấn của thể loại đó vẫn
cịn để lại trong những tác phẩm văn học sau này. Truyền kì là thể loại thuộc dạng
cuối cùng này. Dẫu rằng tên gọi thể loại này chỉ xuất hiện trong văn học viết trung
đại, tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại, nhưng sự đóng góp của
truyền kì cho sự phát triển chung của loại hình tự sự trong văn học trung đại Việt
Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là khơng thể phủ nhận. Các tác
phẩm truyền kì nổi tiếng của các tác giả tên tuổi như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh
Tơng – (?)), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đồn Thị Điểm),
Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) là những cứ liệu không thể bỏ qua khi xem xét sự
phát triển về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau.
Nói cách khác, nghiên cứu về truyền kì, qua những tác phẩm tiêu biểu, ta phần nào
thấy được diện mạo nền văn học Việt Nam ở cả hai mặt nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật. Chọn đề tài Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam, chúng tơi muốn góp một cái nhìn khách quan, cơng bằng
hơn về vai trò của thể loại này đối với sự phát triển chung của văn học dân tộc, cũng
là để có cơ hội hiểu thêm về thể loại này và hiểu thêm về văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, với những đặc trưng của mình, các sáng tác truyền kì ln gây cho
người đọc sự thích thú. Thế giới huyền ảo, kì lạ của truyền kì đủ sức hấp dẫn người
đọc nhiều thế hệ khác nhau và có sức sống trong dịng chảy văn học. Thế giới ấy


2

cũng cuốn hút tôi, một người học văn, dạy văn và có nhiều tình cảm với văn
chương.
Trong chương trình văn học trung đại ở hai cấp trung học cơ sở và trung học phổ

thông, cùng với thơ Đường luật, ngâm khúc, hát nói, truyện thơ, tiểu thuyết chương
hồi…, truyền kì là một thể loại được chọn giảng dạy trong chương trình, cụ thể là ở
chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 9 và chương trình Ngữ văn lớp 10. Là một giáo
viên môn Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về thể loại truyền kì và vị trí
của thể loại này trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam sẽ giúp ích cho
cơng tác giảng dạy văn học ở trường phổ thông. Thực tế nghiên cứu sẽ giúp chúng
tơi có cái nhìn vừa tồn diện, vừa cụ thể chi tiết về thể loại này, lấy đó làm cơ sở
cho việc tìm hiểu, giảng dạy các tác phẩm truyền kì trong chương trình ngữ văn ở
các cấp học. Qua đó, có thể giúp các em học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của văn
chương trung đại (vốn không phải là một điều dễ dàng) qua một thể loại cụ thể và
trân trọng hơn văn học dân tộc mình.
Tóm lại, nhận thức được vai trị quan trọng của thể loại truyền kì trong sự phát
triển của văn học Việt Nam, niềm yêu thích đối với thể loại này và từ yêu cầu thực
tế công tác, tôi chọn đề tài Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt
Nam làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình với mong mỏi có thể góp chút
hiểu biết của mình vào hiểu biết chung về văn học nước nhà và khơi gợi sự hứng
thú của mọi người trong việc tìm hiểu về thể loại truyền kì, từ đó sẽ có thêm những
cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị về thể loại này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
những tác phẩm cụ thể thuộc thể loại truyền kì, từ Thánh Tơng di thảo, Truyền kì
mạn lục đến Lan Trì kiến văn lục nhưng hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu
cụ thể về vị trí của thể loại này trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, với những
đóng góp quan trọng về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của thể
loại. Số lượng cơng trình khoa học hay những bài viết nghiên cứu, tìm hiểu về
những tác phẩm truyền kì cụ thể (trên những phương diện khác nhau) khá lớn, trong


3


khi các bài viết nghiên cứu về thể loại truyền kì nói chung và vị trí của thể loại này
trong tiến trình văn học Việt Nam nói riêng chưa nhiều, cũng có nghĩa là vấn đề này
chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
và những người quan tâm đến văn học.
Trước thế kỉ XX, nhiều tác giả Nho học đã thể hiện sự quan tâm đến thể loại
truyền kì qua những sáng tác truyền kì cụ thể. Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan
Huy Chú đều đã dành nhiều ưu ái cho Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả. Vũ
Khâm Lân trong Bạch Vân Am cư sĩ phả kí coi Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
là một “thiên cổ kì bút”. Lê Q Đơn trong Kiến văn tiểu lục ca ngợi Truyền kì mạn
lục là “lời lẽ thanh tao, tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen”. Phan Huy Chú
khen rằng Truyền kì mạn lục là “áng văn hay của bậc đại gia”. Trong Lịch triều
hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét về Truyền kì tân phả: “Lời văn hoa lệ
nhưng khí chất yếu ớt, khơng bằng văn của Nguyễn Dữ”. Như vậy các tác giả trước
thế kỉ XX quan tâm đến thể loại truyền kì qua các tác phẩm truyền kì cụ thể và về
một phương diện nào đó như văn phong, ngơn từ chứ chưa có cái nhìn bao qt về
thể loại này.
Từ đầu thế kỉ XX đến nay, các sáng tác truyền kì nói riêng, thể loại truyền kì nói
chung nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học hơn.
Khi điều kiện nghiên cứu hiện thời đã thuận lợi hơn, khi nhu cầu tìm về những tác
phẩm nổi tiếng của thời trung đại để xem xét giá trị của chúng trong nền văn học
ngày càng cao hơn thì những cơng trình khoa học về các tác phẩm truyền kì và thể
loại truyền kì xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, tác phẩm Truyền kì mạn lục được chọn
làm đối tượng nghiên cứu của nhiều bài viết, cơng trình khoa học như:
- Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh văn học (Con đường giải mã văn học
trung đại, NXB Giáo dục, 2006) – Nguyễn Đăng Na
- Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
(Tạp chí văn học số 7 – 1987) - Nguyễn Phạm Hùng
- Truyền kỳ mạn lục - một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán
(Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001) – Bùi Duy Tân



4

- Bàn thêm về tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục (Tạp chí văn học số 10/
2002) – Lại Văn Hùng
- Bàn góp về tiếp thu và đổi mới trong Truyền kì mạn lục (Trang điện tử Khoa
Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm TpHCM, tháng 12, 2011) – Phạm Tuấn Vũ
- Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại truyền kì Đơng Á (Trang điện tử của
Viện Văn học, tháng 10, 2006)– Vũ Thanh
- Tương đồng mơ hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kì
mạn lục (Trang điện tử trường ĐHKHXHNV, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, tháng 6,
2009) – Nguyễn Hữu Sơn
- Vũ nguyệt vật ngữ của Ued Akanari và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
(Trang điện tử trường ĐHKHXHNV, Khoa Văn học và Ngơn ngữ, tháng 01, 2010) Đồn Lê Giang
- Bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kì Việt Nam qua Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ (Báo cáo nghiên cứu khoa học trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa
Vũng Tàu, 2007)- Lê Văn Hùng
Ngồi ra, cịn có những bài viết, những cơng trình nghiên cứu về các tác phẩm
truyền kì khác như:
- Đồn Thị Điểm và Truyền kì tân phả (Tạp chí Văn hóa Nghệ An tháng 9 –
2010)
- Mối liên hệ giữa Truyền kì tân phả và lễ hội văn hóa dân gian (Trang điện tử
của Viện văn học, tháng 8, 2011) – Trần Thị Băng Thanh và Bùi Thị Thiên Thai
- Thánh Tông di thảo – nhìn từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ
đặc điểm truyện truyền kì (Báo cáo nghiên cứu khoa học trường Đại học Vinh,
2008) – Vũ Thị Phương Thanh
Những bài báo, cơng trình nghiên cứu kể trên chủ yếu xem xét từng tác phẩm
truyền kì cụ thể trên những phương diện, góc nhìn khác nhau: so sánh tác phẩm với
những tác phẩm khác cùng thể loại (như bài viết Truyền kì mạn lục dưới góc độ so

sánh văn học; Vũ nguyệt vật ngữ của Ued Akanari và Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ); sự đóng góp của tác phẩm đối với sự phát triển của thể loại (như Bàn


5

góp về tiếp thu và đổi mới trong Truyền kì mạn lục, Bước tiến của thể loại truyện
ngắn truyền kì Việt Nam qua Truyền kì mạn lục, Truyền kỳ mạn lục - một thành tựu
của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán), ảnh hưởng của văn hóa, văn học dân
gian đến tác phẩm truyền kì (như bài Tương đồng mơ hình cốt truyện dân gian và
những sáng tạo của Nguyễn Dữ trong Truyền kì mạn lục; Mối liên hệ giữa Truyền
kì tân phả và lễ hội văn hóa dân gian); …
Với chúng tơi, những cơng trình, bài báo này tuy chưa cung cấp một cái nhìn
tồn diện về thể loại truyền kì và vai trị của thể loại này trong tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam nhưng đã cho chúng tôi những gợi ý quý báu cho nội dung
của luận văn này.
Trong thế kỉ XX, XXI, ở các cơng trình liên quan đến văn học trung đại, thể loại
truyền kì nói chung đã được chú ý hơn so với trước đó. Tuy nhiên, xem xét thể loại
truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung, văn học trung
đại nói riêng, những nhà phê bình, nghiên cứu chưa thật sự dành sự quan tâm xứng
đáng cho thể loại này. Chúng ta có thể tìm thấy trong các cơng trình Lịch sử văn học
Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 1980), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam
(Trần Đình Sử, NXB ĐHQGHN, 2005), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hóa (Trần Nho Thìn, NXB GD, 2008) những trang viết về thể loại truyền kì.
Những phần về Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục trong chương XIV (Văn học
viết từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) và chương XVI (Truyền kì mạn lục và những
thành tựu của văn xi chữ Hán) trong Lịch sử văn học Việt Nam, về truyện truyền
kì (Chương IV: Thể loại truyện chữ Hán, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam), về
thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (Phần một: Một số vấn đề lí luận của văn
học trung đại nhìn từ góc độ văn hóa, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn

văn hóa) tuy khơng nhiều nhưng cũng giúp chúng tôi tham khảo được nhiều nội
dung quan trọng liên quan đến đề tài luận văn.
Có lẽ người đầu tiên cho ra đời một cơng trình quy mơ, có hệ thống về truyền kì
chính là Nguyễn Huệ Chi với tuyển tập Truyện truyền kì Việt Nam gồm 3 tập do
NXB Giáo Dục Việt Nam xuất bản năm 1999. Đây là tác phẩm tuyển tập trên 200


6

truyện truyền kì và phỏng truyền kì của văn học Việt Nam trong 7 thế kỉ, từ thế kỉ
XIV đến thế kỉ XX, là một cơng trình thật sự có giá trị, không chỉ cung cấp cho
người đọc những truyện truyền kì cụ thể mà cịn qua đó thấy được đặc điểm của thể
loại này. Cơng trình của tác giả Nguyễn Huệ Chi chính là một trong những nguồn tư
liệu quan trọng cho luận văn của chúng tơi. Chính từ cơng trình này, chúng tơi có
thể hình dung ra sự phát triển của thể loại truyền kì qua các thời kì, giai đoạn, cũng
như có cái nhìn rõ ràng, đầy đủ hơn về đặc điểm của thể loại này. Cùng với Nguyễn
Huệ Chi, tác giả Vũ Thanh dường như cũng là những học giả khá quan tâm đến
truyền kì với nhiều cơng trình nghiên cứu về thể loại này như: Những biến đổi của
yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam (in trong Tuyển tập 40 năm
Tạp chí Văn học), Dư ba của truyện truyền kì, chí quái trong văn học hiện đại Việt
Nam (in trong Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học – Kỉ yếu hội thảo của Viện
văn học năm 2001), Thể loại truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại – quá trình nảy
sinh và phát triển đến đỉnh điểm của (in trong Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX Những vấn đề lịch sử và lí luận, NXB GD, 2007)… Tác giả Bùi Thanh Truyền lại
thể hiện sự quan tâm của mình đối với thể loại truyện kì ảo, truyền kì trong những
cơng trình về thể loại này trong văn học hiện đại qua các bài viết: Sự hồi sinh của
yếu tố kì ảo trong văn xi đương đại Việt Nam (luận án Tiến sĩ trường Đại học Sư
phạm Huế), Truyện kì ảo trong đời sống văn học Việt Nam… Tác giả Nguyễn Đăng
Na trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại – Những vấn đề văn xuôi tự sự
(NXBGD, 2007) cũng đã đề cập đến thể loại truyền kì như là một thể loại tiêu biểu
của văn học trung đại giai đoạn thế kỉ XV – XVI. Bên cạnh đó, Nguyễn Đăng Na

cũng là tác giả chủ biên tuyển tập Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 1,
Truyện ngắn (NXB GD, 1999). Những bài viết, cơng trình này đã mang đến cho
chúng tơi những ý tưởng q giá để hồn thiện nội dung luận văn về những đặc
điểm của thể loại truyền kì, sự ảnh hưởng của thể loại này đến văn học hiện đại.
Như vậy, tất cả các cơng trình trên, dù ít, dù nhiều cũng đã cung cấp cho chúng
tơi những tư liệu đáng q để góp phần hồn thành luận văn. Tuy nhiên, điểm qua
đôi nét chúng tôi nhận thấy mặc dù các tác phẩm truyền kì nổi tiếng đều nhận được


7

nhiều sự quan tâm của người nghiên cứu phê bình văn học nhưng thể loại truyện kì
lại chưa có được vị trí tương xứng với đóng góp của nó cho sự phát triển văn học
Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học. Đây là một trong những
nguyên nhân thúc đẩy chúng tơi chọn Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình
phát triển của văn học Việt Nam làm đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành Văn
học Việt Nam của mình.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình
phát triển của văn học, chủ yếu là văn học trung đại nhìn từ đóng góp của thể loại
này về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật trên những phương diện cụ thể. Do
nội dung đề tài quy định, trong quá trình nghiên cứu về thể loại truyền kì nhìn từ vị
trí của nó trong tiến trình văn học, chúng tơi có so sánh thể loại này với văn học dân
gian (mảng truyện dân gian) và văn học hiện đại (mảng truyện ngắn).
Do hạn chế về tài liệu chúng tôi khơng có điều kiện nghiên cứu tất cả các truyện
ngắn được xếp vào thể loại truyền kì. Hơn nữa, việc xác định những truyện ngắn
nào là thật sự thuộc thể loại truyền kì khơng phải là một việc dễ dàng khi mà những
tiêu chí để phân biệt thể loại này với các thể loại khác vẫn còn những phức tạp.
Trong điều kiện của mình, chúng tơi tập trung nghiên cứu thể loại này qua những

sáng tác truyền kì tiêu biểu trong văn học trung đại, những sáng tác đã được các nhà
nghiên cứu văn học từ trước đến nay khẳng định là những tác phẩm truyền kì hoặc
bản thân tên tác phẩm đã khẳng định là thuộc thể loại này, cụ thể là các tác phẩm
Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Tân truyền kì lục và Lan
Trì kiến văn lục. Tổng số lượng truyện ngắn truyền kì mà chúng tơi thu thập được
qua các tuyển tập và các nguồn khác nhau để phục vụ cho đề tài này là 75 truyện
trong đó Thánh Tơng di thảo: 10 truyện (Hai Phật cãi nhau, Duyên lạ xứ Hoa,
Chuyện lạ nhà thuyền chài, Người hành khất giàu, Chồng dê, Ngọc nữ về tay chân
chủ, Hai thần hiếu để, Hai gái thần, Tinh chuột và Truyện Dòng dõi con thiềm thừ),
Truyền kì mạn lục: 20 truyện (Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Hồng Bàng xuất
bản 2011), Truyền kì tân phả: 4 truyện (An Ấp liệt nữ, Hải khẩu linh từ, Vân Cát


8

thần nữ, Bích Câu kì ngộ), Lan Trì kiến văn lục: 39 truyện (trong tuyển tập Truyện
truyền kì Việt Nam, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam xuất bản năm 2009), Tân
truyền kì lục: 2 truyện (Ve sầu và Nhặng xanh, Con chó nhà nghèo có nghĩa).
Ngồi ra, trong luận văn, người viết cũng đề cập đến những tác phẩm tuy chưa
được gọi là truyền kì nhưng ít nhiều mang màu sắc của thể loại này xuất hiện trước
hoặc sau khi thể loại này xuất hiện và cáo chung như Việt điện u linh, Thiền uyển
tập anh, Tam Tổ thực lục, Lĩnh Nam chích quái… và một số truyện ngắn giai đoạn
1930 – 1945, 1975 trở về sau.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi đã sử dụng phối hợp những
phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp loại hình: được dùng để xem xét các tác phẩm truyền kì đựa


trên đặc điểm loại hình tự sự của văn học trung đại để từ đó thấy được đóng góp của
thể loại này đối với sự phát triển về nội dung, hình thức nghệ thuật của văn xi tự
sự trung đại.
-

Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê, chúng tôi khảo sát

sự ảnh hưởng của văn học dân gian lên các sáng tác truyền kì nhằm chứng minh
truyền kì là cầu nối giữa văn học dân gian với văn học viết; phương pháp này cũng
được sử dung khi chúng tơi xem xét những đóng góp về nghệ thuật ngơn từ của
truyền kì đối với văn xi tự sự trung đại.
-

Phương pháp miêu tả - so sánh: cùng với phương pháp thống kê, phương

pháp này được sử dụng để xem xét vai trị của truyền kì như cầu nối giữa văn học
dân gian và văn học viết, bên cạnh đó cịn nhằm chứng minh truyền kì là một bước
tiến của văn xuôi tự sự trung đại so với những tác phẩm xuất hiện trước đó.
-

Phương pháp phân tích – tổng hợp: trong q trình hồn thành luận văn, để

làm rõ cho những nhận định của mình, chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích
những tác phẩm truyền kì cụ thể, từ đó cũng tổng hợp, khái qt lại trên cơ sở đã
phân tích để có cái nhìn khách quan, chính xác.


9


5. Đóng góp của luận văn
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các tác phẩm truyền kì tiêu biểu như
Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả hay Thánh Tơng di thảo… nhưng hầu như
chưa có cơng trình nghiên cứu bao quát về thể loại này mà chỉ có những cơng trình
sưu tập, tuyển chọn các truyện truyền kì như bộ Tuyển tập truyện truyền kì Việt
Nam gồm 3 quyển do Nguyễn Huệ Chi chủ biên chẳng hạn. Với luận văn này,
người viết mong muốn góp một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về thể loại này
trong việc đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của thể loại đối với sự phát triển của
văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Hiểu thêm về vị trí của thể loại truyền kì sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu, phân tích
từng tác phẩm cụ thể của thể loại, đồng thời hiểu thêm về lịch sử phát triển của văn
học dân tộc, ảnh hưởng qua lại giữa các bộ phận văn học (văn học dân gian và văn
học viết).
Việc đi sâu tìm hiểu về vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình văn học để đi
đến một số kết luận thỏa đáng nào đó là một dịp để người viết rèn luyện khả năng
thao tác nghiên cứu khoa học, cũng là cơ hội để người viết mở rộng thêm kiến thức,
khả năng cảm thụ, phân tích, bình giá văn chương của bản thân.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được tổ chức thành 3 chương.
Ở chương 1, Khái lược về thể loại truyền kì, luận văn trình bày những vấn đề lí
thuyết liên quan đến thể loại như khái niệm truyền kì, đặc điểm của thể loại, các tác
phẩm truyền kì tiêu biểu trong văn học Việt Nam và các giai đoạn phát triển của thể
loại này.
Trong chương 2, Truyền kì: cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết,
người viết xem xét vị trí của truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam với vai trò
là chiếc cầu nối của văn học dân gian và văn học viết. Qua đó, có thể thấy được sự
ảnh hưởng và tiếp biến của văn học dân gian vào văn học viết thể hiện qua thể loại
truyền kì.



10

Với chương 3, Truyền kì: thể loại đánh dấu sự phát triển của văn xuôi trung đại
và ảnh hưởng đến cả văn học hiện đại, luận văn tiếp tục khẳng định vị trí của thể
loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam khi xem xét thể loại này với tư cách
là một thể loại đánh dấu sự phát triển của văn học trung đại và còn ảnh hưởng đến
cả văn học thời hiện đại.


11

Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ
1.1. Khái niệm thể loại
Theo Từ điển Văn học, khái niệm truyền kì xuất hiện lần đầu tiên tại Trung
Quốc vào thời nhà Đường trong tên gọi thể loại tiểu thuyết truyền kì. Tiểu thuyết
truyền kì kế thừa những nhân tố của loại truyện chí qi thời Lục triều.
Tiểu thuyết truyền kì là thể văn tự sự cổ điển của Trung Quốc, có nguồn gốc từ
truyện dân gian, sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh hiện thực
cuộc sống. Những yếu tố hoang đường kì ảo này khơng phải là dạng nhân vật Bụt,
tiên với vai trò là nhân vật chức năng như trong truyện cổ tích thần kì, cũng khơng
phải là lực lượng tự nhiên được nhân hóa như trong truyện thần thoại. Sự tham gia
của yếu tố thần kì, hoang đường trong tiểu thuyết truyền kì phần lớn ở trong hình
thức “phi nhân tính” của các nhân vật. Đó là dạng nhân vật ma, quỷ, hồ li, vật hóa
người. Truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và những nhân vật như ma
quỷ, yêu quái… cũng là sự cách điệu, phóng đại tâm lí, ẩn dụ cho một loại người
nào đó trong xã hội hiện thực. Theo tác giả Đồn Lê Giang, chữ “kì” trong “truyền
kì” trong những tác phẩm Truyền kì của Bùi Hình, Đường Tống truyền kì (Lỗ Tấn)

khơng có nghĩa là kì ảo, kì dị mà phải hiểu như một quan niệm văn học, một
phương pháp sáng tác; quan niệm này xem trọng cái “lạ” trong sáng tác. Điều đó
giúp chúng ta lí giải vì sao một số truyện dù được gọi là “truyền kì” nhưng lại hiếm
hoi hoặc thậm chí khơng có yếu tố hoang đường, kì ảo như những truyện Oanh
Oanh truyện, Liễu Thị truyện (Trung Quốc) hay những truyện trong Lan Trì kiến
văn lục của Vũ Trinh (Việt Nam). Trong luận văn này, chúng tơi hiểu “kì” trong
“truyền kì” theo cả hai nghĩa trên. Tuy gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kì
có dung lượng ngắn, tuy nhiên không phải sự thu ngắn của kiểu truyện dài. Tiểu
thuyết truyền kì phần nào mang dáng dấp của thể loại truyện ngắn cận – hiện đại.


12

Trong văn học Trung Quốc, hai chữ “truyền kì” được khai sinh vào thời vãn
Đường với một tập sách của Bùi Hình, nhưng thể loại truyền kì đã được xác lập từ
thời sơ Đường với các truyện Cổ kính kí (Vương Độ (?) ), Bổ Giang tổng Bạch Viên
truyện (không rõ tác giả), Du tiên quật (Trương Thốc). Còn trong văn học Việt
Nam, có thể nói tên gọi truyền kì chính thức xuất hiện lần đầu trong văn học viết
vào thế kỉ XVI với tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tuy nhiên, những
đặc điểm của thể loại truyền kì đã xuất hiện khá rõ nét từ Thánh Tông di thảo (thế kỉ
XV) và nhạt hơn trong một số tác phẩm trước đó như Lĩnh Nam chích qi, Việt
điện u linh… Thậm chí, theo Vũ Thanh, truyện kì ảo của Việt Nam đã bắt đầu xuất
hiện từ thế kỉ XIII với truyện Ứng Minh trì dị sự (Chuyện lạ ở ao Ứng Minh)
[52,739]. Như vậy, có thể nói, trong lịch sử văn học Việt Nam, thể loại truyền kì đã
manh nha xuất hiện từ buổi đầu của văn học viết trong những tác phẩm ghi chép các
truyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian như Lĩnh Nam chích qi, Việt điện u
linh sau đó phát triển mạnh và đạt đến đỉnh cao với những sáng tác như Thánh Tơng
di thảo, Truyền kì mạn lục; đặc biệt là với Truyền kì mạn lục, thể loại truyện truyền
kì Việt Nam đã đạt được thành tựu rực rỡ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của văn học trung đại Việt Nam. Có thể nói, truyện truyền kì Việt Nam có

nguồn gốc từ truyền kì của Trung Quốc nhưng có một q trình hình thành, phát
triển nội sinh, gắn liền với nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân gian và văn
xi lịch sử. Trong q trình phát triển của mình, truyền kì Việt Nam chịu ảnh
hưởng của văn học các nước trong khu vực Đông Á (như Triều Tiên, Nhật Bản) và
đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển chung của thể loại này trong văn học khu
vực thời trung đại.
1.2. Đặc trưng của thể loại truyền kì
1.2.1. Đặc trưng về nội dung
Truyền kì là một thể loại giàu giá trị phản ánh hiện thực. Dù thế giới trong
truyền kì là một thế giới hoang đường, kì ảo nhưng đằng sau những yếu tố hoang
đường đó là hiện thực lịch sử, xã hội cùng với những số phận con người trong
những hoàn cảnh xã hội cụ thể.


13

Đó có thể là một xã hội đầy biến động, rối ren, loạn lạc với giặc giã, trộm cướp,
với những cuộc nội chiến trong Truyền kì mạn lục hay Lan Trì kiến văn lục. Trong
hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục, có những truyện vẽ nên hình ảnh một đất
nước “binh biến rối ren” (Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu), “người chết chóc
nhiều, những oan hồn khơng có chỗ tựa nương thường họp lại thành từng đoàn,
từng lũ” (Chuyện tướng Dạ Xoa). Lan Trì kiến văn lục cũng ghi lại một thời kì
“giặc cướp nổi lên như ong, lại thêm mất mùa, dịch bệnh” (Dốc Lôi Thủ).
Xã hội phong kiến trong các sáng tác truyền kì là một xã hội nhiều tệ lậu với
những hôn quân, những quan tham lại nhũng bè phái nhau hãm hại dân lành. Những
tên vua quan đó có khi được miêu tả trực tiếp, có khi được ẩn dụ gián tiếp qua hình
ảnh quỷ thần hoặc lồi vật.
Đọc Truyền kì mạn lục, ta thấy hình ảnh những vị vua nhà Lê thời suy vong (Lê
Uy Mục, Lê Tương Dực) qua hình ảnh của vua Hồ Hán Thươnng trong Câu chuyện
đối đáp của người tiều phu núi Na. Hiện lên trong truyện ngắn này là một vị vua

“dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn kho
của để mở phố Hoa Nhai, phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ
rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là
được, kẻ dâng lời ngay bị giết, kẻ nói điều nịnh thì được thưởng, lịng dân động
lay…” [11,tr.176]. Trong khi đó, quan lại khi quyền cao lộc hậu thì tham của đút
lót, “kêu xin chạy chọt lúc nào cũng rộn rịp những người ra vào, vàng bạc châu báu
trong nhà chồng chất đầy rẫy”, nhờ đó mà ăn chơi xa hoa “khoản đãi khách khứa
mỗi ngày tốn phí đến hàng chng thóc” [11,tr.199] Khơng những thế, như Lý Hữu
Chi trong Chuyện Lý tướng quân lại còn “dựa lũ trộm cướp coi như lòng ruột, coi
người nho sĩ như cừu thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu
ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng
cho ruộng đất, đi kiếm những kì hoa đá lạ từ bên huyện khác đem về…” [11,tr.226]
Truyện tuy khẳng định đó là vào thời vua Giản Định Đế thời Hậu Trần nhưng thực
tế hẳn không xa lạ với xã hội thế kỉ XVI của Nguyễn Dữ. Trong Chuyện Phạm Tử
Hư lên chơi Thiên tào, Nguyễn Dữ mượn lời Tử Hư đã vẽ nên bộ mặt triều đình


14

phong kiến mục ruỗng thời bấy giờ với những tên quan lại chỉ là bọn sâu dân hại
nước: “ông mỗ ở ngôi trọng thần mà tham lam không chán, ông mỗ làm chức sư tư
mà mô phạm không đủ, ông mỗ coi lễ mà lễ nhiều thiếu thốn, ông mỗ chăn dân mà
dân nhiều tai hại, ông mỗ chấm văn mà lấy đỗ thiên vị, ông mỗ trị ngục mà buộc tội
oan uổng; lại còn những người lúc thường bàn nói thi mơi mép bẻo lẻo, đến lúc trù
tính, quyết định kế lớn của quốc gia thì mờ mịt như ngồi trong đám mây mù, thậm
chí khơng nói theo danh, không xét theo thực, không trung với đấng quân thượng,
lớn thì làm việc bán nước như Lưu Dự, nhỏ thì làm việc dối vua của Diên
Linh.”[11,tr.145]
Có khi các tác giả truyện truyền kì mượn hình ảnh của quỷ thần, lồi vật để ẩn
dụ cho bọn quan lại phong kiến thời bấy giờ. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản

Viên, hình ảnh “các đền miếu gần quanh đều ăn của đút lót” của hồn ma Bách hộ
họ Thơi mà bao che cho hắn, để hắn mặc sức hưng yêu tác quái và lời thổ thần nước
Việt vì vậy khơng thơng đạt được lên trên phải chăng là hình ảnh bọn vua quan
phong kiến trên cõi trần thời Nguyễn Dữ sống, những tên quan lại bè phái nhau hãm
hại dân lành? Đọc Tân truyền kì lục của Phạm Q Thích, ta thích thú với hình ảnh
Nhặng xanh và Ve sầu (truyện Ve sầu và Nhặng xanh). Cuộc đối đáp của hai côn
trùng này vẽ nên tích cách của hai loại người. Ve sầu tượng trưng cho nhà Nho quân
tử giàu lòng tự trọng, trong khi đó Nhặng xanh là hình ảnh của bọn mọt nước sâu
dân, không chút tự trọng, liêm sỉ, chỉ cần biết vơ vét cho túi tham của mình.
Trong hoàn cảnh xã hội như vậy, cuộc sống của nhân dân muôn phần khổ sở.
Quyền sống của con người không được trân trọng, hạnh phúc bị chà đạp, đặc biệt
người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh hơn cả. Người dân sống dưới ách cai trị của
những vua quan như vậy hẳn nhiên chịu cực khổ trăm bề, phải “phục dịch nhọc
nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều tai sưng vai rách, rất là
khổ sở…” [11,tr.226]. Có những gia đình nghèo khó đến nỗi chẳng có tiền làm ma
khi người thân qua đời, phải bán vợ đợ con, như trong Chuyện yêu quái ở Xương
Giang (Truyền kì mạn lục), người mẹ vì khơng tiền để đưa ma chồng về quê đã bán
người con gái nhỏ cho một nhà phú thương. Những người phụ nữ trong xã hội ấy,


15

dù đoan chính, dịu hiền, mẫu mực như Vũ Nương (Chuyện người thiếu phụ Nam
Xương – Truyền kì mạn lục), Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ Khối Châu –
Truyền kì mạn lục) hay táo bạo, phá phách như Túy Tiêu (Chuyện nàng Túy Tiêu)
thì cũng đều chịu kết cục đau đớn, hoặc bị nghi oan đến phải trầm mình (Vũ
Nương), hoặc bị biến thành vật gán nợ thua bạc (Nhị Khanh) hoặc bị cướp về làm
thê thiếp (Túy Tiêu), hoặc bị ép uổng khơng lấy được người mình u để đến nỗi
đau buồn mà mất (Chuyện tình ở Thanh Trì – Lan Trì kiến văn lục).
Xã hội đó cũng là một xã hội đầy những kẻ bất nhân với những nho sĩ lừa thầy

phản bạn, kẻ phú thương hay quan lại cậy tiền của cướp vợ người. Đây là lời của
Dương Trạm, nhận xét về những người “mặc áo nhà nho” thời nhà Trần, mà có lẽ
khơng khác thời nhà Lê lúc Nguyễn Dữ sống là mấy: “Ngày nay những người mặc
áo nhà nho, đeo dải nhả nho thì lại khác hẳn. Họ thường đổi họ để đi học, thay tên
để đi thi; hễ trượt thì đổ lỗi mờ quáng cho quan chấm trường, hơi thành danh thì
hợm mình tài giỏi hơn cả tiền bối, chí khí ngơng ngạo tính tình tráo trở, thấy thầy
nghèo thì lãng tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ, khơng biết rằng ngày thường dẫn
dắt rèn cặp phần nhiều là công đức của thầy bạn. Vả như ta ngày xưa, dạy có đến
mấy nghìn học trị, giao du ở kinh đơ có rất nhiều bè bạn thế mà sau ta mất, nghe
có người đai vàng, mũ bạc, có người quan cả, ngơi cao nhưng khơng hề một ai tìm
đến thăm viếng mồ ta mà tưới lên một vài chén rượu.” [11,tr.144] Trong Chuyện
nàng Túy Tiêu, Túy Tiêu dù đã là vợ của Nhuận Chi, nhưng vẫn bị quan Trụ quốc
họ Thân bắt cướp mang về làm của mình, dù Nhuận Chi làm đơn kiện tận triều đình
nhưng vì họ Thân uy thế rất lớn nên các tịa các gác đều khơng dám xét xử. Như
vậy, kẻ bất nhân lại được triều đình phong kiến dung túng, mặc sức làm càn. Hay
như Đỗ Tam trong Chuyện người nghĩa phụ Khối Châu, vì ham vợ đẹp củaTrọng
Quỳ nên lấy lợi dử chàng, bày trò đánh bạc mà vật đặt cược lại là Nhị Khanh, vợ
Trọng Quỳ, nhân đó mà lấy được Nhị Khanh, đến nỗi nàng đau lịng phẫn uất mà
thắt cổ chết.
Trong Tân truyền kì lục, với truyện Con chó nhà nghèo có nghĩa, Phạm Q
Thích một mặt ca ngợi những con người sống ân nghĩa qua hình ảnh chú chó Hàn


16

Lư, mặt khác ngầm phê phán những kẻ bất nhân, đổi mặt thay lịng, khơng bằng
một con vật. Ví như người chủ nhà họ Nguyễn, vì chê cung cách thầy đồ Đào Cảnh
Long hèn kém nên đối xử bạc bẽo, dù đó là thầy dạy học ở nhà mình; hay như
người nhà giàu họ Trương, vì thấy chú chó Hàn Lư là con vật kì lạ, muốn lơi kéo về
với mình mà bảo Hàn Lư bỏ nghèo theo giàu, bỏ người chủ hiện thời mà theo hắn

và bị Hàn Lư đáp trả thơng minh, đầy tình nghĩa khiến phải sững sờ.
Đọc Lan Trì kiến văn lục, ta đau lịng khi thấy có kẻ vì ham vợ kế đẹp đẽ mà nỡ
giết con, mang con vào rừng cho hổ dữ ăn thịt; có người chồng một phút ghen tng
mà giết vợ; có người anh tham lam chiếm hết gia tài… Đó là hình ảnh hiện thực xã
hội phong kiến trong thời kì suy tàn.
Khơng chỉ giàu giá trị hiện thực, những sáng tác thuộc thể loại truyền kì cịn
đầy giá trị nhân đạo và đậm chất nhân văn. Các tác phẩm truyền kì ca ngợi tài
năng và phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của các
tác giả với những số phận bất hạnh, từ đó lên tiếng địi quyền sống, quyền hạnh
phúc cho con người bị chà đạp trong xã hội xưa; đồng thời cũng đồng cảm với
những khát vọng chân chính của con người như khát vọng khẳng định mình, khát
vọng tình yêu, hạnh phúc.
Đọc truyện truyền kì, từ Truyền kì mạn lục đến Truyền kì tân phả, Lan Trì kiến
văn lục…, ta đều có thể bắt gặp những nhân cách cao thượng đáng quý, những con
người vì dân trừ hại, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc, tiết nghĩa, thủy chung.
Đọc Truyền kì mạn lục , ta sẽ gặp những con người chọn cách sống nghèo khó mà
thanh bạch, khơng chấp nhận vào luồn ra cúi, công hầu giàu sang mà hại dân, hại
nước. Họ không màng đến bổng lộc triều đình, nếu đó là một triều đình mục ruỗng,
thối nát. Tiêu biểu cho hình tượng này là nhân vật người tiều phu trong Câu chuyện
đối đáp của người tiều phu núi Na. Khi được Trương Công, quan hầu của Hồ Hán
Thương mời về triều, đã mỉm cười trả lời: “Ta là kẻ ẩn dật trốn đời, ông lão già
lánh bụi, gửi tính mệnh ở lều tranh qn cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng,
ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục, bạn cùng ta là hươu nai tôm
cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây mà


17

ngủ khói, múc khe mà uống, bới núi mà ăn chứ có biết gì đầu ở ngồi là triều đại
nào, là vua quan nào” [11,tr.173]. Khi được Trương Công cố gắng thuyết phục, tiều

phu đáp: “Kẻ sĩ ai có chí nấy, hà tất phải vậy! Cho nên Nghiêm Tử Lăng khơng đem
chức giám nghị ở Đơng Đơ đánh đổi khói sóng Đồng Thủy, Khương Bá Hồi khơng
đem bức tranh vẽ của Thiên tử làm nhơ non nước Bành Thành. Tài ta tuy kém, so
với người xưa chưa bằng được. Nhưng may lại giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Vệ
Giới, no hơn Viên Tinh, đạt hơn Phụng Thiến, kể thì cũng được trời đất ban cho khá
nhiều. Nếu lại còn tham cầu những cái ở ngồi phận mình, len lỏi vào đường tiến
sĩ, chẳng những xấu hổ với các bậc tiên hiển, lại còn phụ bạc với vượn hạc ở trong
núi nữa. Vậy xin ông đi đi, đừng lôi thôi nữa.” [11,tr.174] Trước lời đánh giá cho
rằng tiều phu cố chấp, người ẩn sĩ trả lời: “Không phải là ta cố chấp. Ta chỉ ghét
những kẻ miệng lưỡi bẻo lẻo, đã đắm mình trong cái trào định trọc loạn, lại cịn kéo
người khác để cùng đắm với mình.” [11,tr.178] Lời đáp của tiều phu là lời đáp của
một con người khẳng khái, cương trực, tin ở tài năng và đức độ của mình, khơng
thích bị trói buộc bởi lợi danh, càng chán ghét cảnh triều định trọc loạn, giữ tiết tháo
trong sạch, thanh cao.
Trong các sáng tác truyền kì, ta cũng bắt gặp khơng ít những nhân vật, có thể là
hàn nho, có thể là nơng dân, nhưng đều khơng sợ gian tà, ma quái mà giúp dân trừ
hại. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục ghi lại sự việc
chàng Ngơ Tử Văn vì bất bình trước việc ngôi đền nổi tiếng là linh thiêng nay lại bị
hồn ma quấy nhiễu, tác oai tác quái trong dân lành mà ra tay đốt đền, dù biết rằng
có thể gặp tai vạ. Đến khi bị bắt xuống âm ti, trước những lời lẽ vu khống của Bách
hộ họ Thôi, trước Diêm Vương đầy uy quyền và trong không khí rùng rợn của cõi
âm, chàng vẫn khẳng khái đối đáp, đấu tranh giành cơng lí về mình. Trong chuyện
Rồng (Lan Trì kiến văn lục), người chồng sau khi vợ mất vì bị rồng làm hại, đã tìm
cách trừ rồng, vừa trả thù cho vợ, vừa giúp dân diệt được lồi vật hại người.
Đặc biệt, trong truyện truyền kì, nhân vật người phụ nữ tài sắc, có những phẩm
chất tốt đẹp xuất hiện nhiều, đánh dấu một bước phát triển của trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa trong văn học trung đại. Họ thường được khắc họa là những người phụ


18


nữ có nhan sắc, có tài năng văn chương, đàn hát, có tình cảm thủy chung, hiếu
thuận. Đó là nàng Nhị Khanh, người nghĩa phụ đất Khối Châu (Truyền kì mạn lục)
hiếu thảo, thủy chung, tiết nghĩa. Khi cha chồng nàng là Phùng Lập Ngôn phải đi
công cán xa nhà, vào nơi nguy hiểm, dù thương chồng, không muốn xa chồng
nhưng Nhị Khanh vẫn khuyên chồng đi theo hầu hạ, chăm sóc cho cha già, cịn
mình chịu cảnh đơn chiếc nơi quê nhà. Người chồng đi nhiều năm không về, khơng
có tin tức, ở nhà có người giàu sang đem bạc vàng hỏi cưới, người cô của Nhị
Khanh cũng ép uổng nàng phải lấy kẻ ấy, Nhị Khanh vẫn không suy suyển, một
lòng chờ chồng, cho người bõ già đi tìm chồng để vợ chồng đồn tụ. Thế nhưng,
Trọng Quỳ chồng nàng vì ham mê cờ bạc mà để Nhị Khanh trở thành vật gán nợ
cho Đỗ Tam. Nhị Khanh chọn cách quyên sinh chứ không làm vợ người khác. Sau
khi mất, hồn được trở về dương gian, Nhị Khanh cịn dẫn hướng cho con. Nhị
Khanh là hình mẫu tiêu biểu của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến
xưa. Đó cũng có thể là nàng Vũ Thị Thiết, đối với mẹ chồng hết mực hiếu thảo, đối
với chồng một dạ thủy chung. Ngày tiễn chồng ra trận, Vũ Nương ân cần dặn dò,
thể hiện sự quan tâm lo lắng chân thành, một tình yêu thật sự dành cho chồng. Lời
tiễn biệt của nàng cho thấy nàng không ham giàu sang, danh lợi, phong hầu chức
tước, chỉ mong chồng bình n trở về. Đó là biểu hiện của một tình cảm sâu sắc,
chân thành đáng quý. Những ngày chồng ra trận xa nhà, Vũ Nương hầu hạ mẹ
chồng hết mực chu đáo, khi mẹ chồng bệnh nàng hết sức thuốc thang, lễ bái, lấy lời
ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu ma chay tế lễ như
đối với cha mẹ ruột. Vắng chồng đằng đẵng hàng năm trời, nàng vẫn giữ tiết hạnh,
“tô son điểm phấn từng đã ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Xa
chồng, nhớ chồng, nàng tự trỏ bóng mình trên vách mà bảo rằng đó là chồng nàng.
Hình ảnh ấy thể hiện tình cảm thủy chung nàng dành cho chồng, tựa hồ như tự nói
với mình hai người gắn bó như hình với bóng. Cùng với Nhị Khanh, Vũ Nương
trong Truyền kì mạn lục, ta có thể kể đến cơ gái họ Trần trong Chuyện tình ở Thanh
Trì (Lan Trì kiến văn lục). Người con gái ấy một khi đã u thì u hết lịng, khi
tình yêu bị cha mình ngăn cản vì sự cách biệt giàu nghèo, nàng đã tìm cách giúp



19

Nguyễn Sinh, người nàng u, có thể lo liệu sính lễ. Tiếc là chàng vì phẫn chí đã bỏ
nhà đi. Đau buồn vì khơng đến được với người mình u, cơ gái sinh bệnh rồi mất,
tim hóa thành một khối đỏ như son, trong như gương, búa đập không vỡ. Hình ảnh
khối đỏ như son ấy là biểu tượng cho tấm lịng thủy chung trong tình u của người
con gái đáng thương ấy.
Những người phụ nữ ấy không chỉ xinh đẹp, đức hạnh mà còn là những con
người tài năng. Xây dựng hình mẫu những người phụ nữ tài hoa trong một xã hội
phong kiến vốn trọng nam khinh nữ là một bước tiến của chủ nghĩa nhân đạo trong
văn học trung đại Việt Nam lúc bấy giờ. Nàng Túy Tiêu trong Chuyện nàng Túy
Tiêu là một người phụ nữ như vậy. Nàng khơng chỉ xinh đẹp, nàng cịn rất giỏi thơ
văn, có khiếu thơng tuệ, chỉ trong một năm đã làm được thơ từ ngang với Nhược
Chân. Hay nàng Giáng Tiên trong Vân Cát thần nữ (Truyền kì tân phả), về nghề âm
luật lại càng tinh thông, thổi ống tiêu gảy đàn khơng khác gì Tương Phi và Lộng
Ngọc[37,tr.137]. Cũng trong Truyền kì tân phả, cung phi Bích Châu Nguyễn Cơ
khiến người đọc yêu mến vì tài thơ phú, thơng hiểu âm luật, lại giỏi cả việc chính
sự, khun can vua những điều đúng đắn, ích nước lợi dân. Ta còn ngưỡng mộ nàng
bởi lòng can đảm, đức hi sinh khi chấp nhận làm vật tế thần để cứu vua. Trước khi
mất còn dặn dò vua những điều gan ruột: “xin bệ hạ sửa văn, nghi võ, kén dùng
người hiền lành, làm điều nhân nghĩa, dựng chước dài lâu cho nước nhà. Được như
thế thì u hồn thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối” [25,tr.336]. Người cung phi họ
Nguyễn ấy hẳn đã được xây dựng bằng tất cả sự trân trọng của tác giả dành cho
nhân vật của mình. Người con gái của Quận cơng trong Liên Hồ quận cơng (Lan Trì
kiến văn lục) được Vũ Trinh ca ngợi là “thông tuệ lạ thường, chỉ liếc mắt trông qua
sách một lần là đã thuộc lòng”, “giá như dùng văn chương ở nơi quán các, đem võ
nghệ dùng ở trận mạc chưa chắc ai đã đối địch được” [25,tr.438]. Quả thật, trong
các sáng tác truyền kì, ta khơng khó tìm thấy những nhân vật nữ tài năng, đức hạnh

dù xuất thân cao sang hay nghèo khó.
Truyền kì phản ánh những khát vọng trần thế của con người, ca ngợi tình yêu tự
do, đồng cảm với khát vọng hạnh phúc lứa đôi trong xã hội phong kiến nhiều chế


20

định khắt khe. Tình yêu trong những sáng tác truyền kì có thể là tình u giữa
những người thế tục, có thể là tình u giữa con người trần thế với thần tiên giáng
trần, với hồn hoa, vật hóa người hay tình u giữa người với u ma… Đó có thể là
cuộc tình trong mộng, có thể là cuộc tình ngồi đời thực; có cuộc tình từ đời thực đi
vào trong mộng, và ngược lại, có những cuộc tình từ trong mộng mà thành thực.
Nhưng dù là giữa người cõi trần với cõi âm hay với tiên giới, là cuộc tình trong
mộng hay trong cõi thực, tình yêu ấy đều có sự đắm say, mãnh liệt, thậm chí cực kì
táo bạo, vượt thoát khỏi mọi sự ràng buộc, chấp nê. Thánh Tông di thảo với truyện
Duyên lạ xứ Hoa đã ghi lại cuộc tình trong mộng giữa Chu Sinh, một học trò nghèo
và Mộng Trang, một nàng tiên bướm. Cuộc tình êm đềm, ngọt ngào trong giấc
mộng kéo dài hơn hai năm và rồi Chu Sinh chấp nhận rời bỏ vinh hoa phú quý cõi
trần để sum họp cùng Mộng Trang nơi xứ Hoa. Đọc Truyền kì mạn lục, độc giả có
thể xúc động với những cuộc tình son sắt đầy cảm động của những chàng trai, cơ
gái xưa. Đó là mối tình giữa Nhuận Chi và Túy Tiêu, giữa Phật Sinh và Lệ Nương.
Khi Túy Tiêu bị bắt về làm thê thiếp của Thân Trụ quốc, nàng và Nhuận Chi vẫn
tìm cách gặp nhau, thổ lộ tâm tình và đấu tranh cho tình yêu của mình để cuối cùng
được sum họp, vợ chồng ăn ở đến già. Còn nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ
Nương, khi bị bắt vào trong cung vẫn tìm cách liên lạc với Phật Sinh, đến khi rơi
vào tay giặc, người phụ nữ ấy tự tận ở quê hương chứ không chấp nhận làm cô hồn
nơi đất Bắc. Và chàng Phục Sinh, một lòng yêu Lệ Nương, đã lặn lội nước non lần
tìm theo tung tích của nàng, rồi đầu quân theo vua Giản Định mong cậy thế quân
của vua mà đánh úp cướp lại Lệ Nương. Khi biết Lệ Nương đã tự vẫn, Phục Sinh
buồn rầu quay về, từ đấy khơng lấy ai nữa. Có lẽ thời ấy hiếm có trang nam tử nào

chung tình như chàng Phục Sinh vậy. Cuộc tình giữa Trung Ngộ và Nhị Khanh
(Chuyện cây gạo), giữa nàng Hàn Than với sư Vơ Kỉ (Chuyện nghiệp oan của Đào
Thị) có lẽ là hai trong những cuộc tình phóng túng nhất, tự do nhất trong lịch sử văn
học trung đại. Trong hai cuộc tình đó, ta thấy được khát vọng tình u, khát vọng
sống mãnh liệt, táo bạo của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nàng Nhị Khanh
chết khi tuổi đời còn quá trẻ và lòng vẫn đầy khao khát yêu thương. Mối tình giữa


21

hồn ma Nhị Khanh với chàng thư sinh Trình Trung Ngộ hẳn nhiên không được xã
hội bấy giờ ủng hộ. Thế nhưng, tình cảm ấy quá mãnh liệt, và Trung Ngộ cũng hóa
thành hồn ma để đêm ngày quấn quýt bên Nhị Khanh. Hình ảnh của họ khi đã là
hồn ma với thân thể lõa lồ cùng nhau nô giỡn như phá tung cả trật tự xã hội phong
kiến lúc bấy giờ. Nàng Nhị Khanh, ngay từ ngày đầu gặp Trung Ngộ, đã bộc lộ khát
vọng sống mãnh liệt của mình, khát vọng ấy, hẳn nhiên, đi ngược lại với quan niệm
của Nho giáo phong kiến lúc bấy giờ: “Nghĩ đời người ta thật chẳng khác gì giấc
chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một
sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân,
cũng khơng thể được nữa.” [11,tr.37] Lời nói của Nhị Khanh quả thật tưởng chừng
như đã đạp đổ hoàn toàn quan niệm trung trinh tiết hạnh, đoan chính đè nặng lên
người phụ nữ thời bấy giờ. Tìm trong văn học trung đại hình ảnh người phụ nữ táo
bạo nhường ấy dễ được mấy người. Cùng một dạng tình yêu như tình u giữa Nhị
Khanh và Trung Ngộ có thể kể đến tình u giữa nàng Hàn Than và sư Vơ Kỉ, và
nàng Hàn Than cũng có những nét tính cách phá cách như Nhị Khanh. Nàng Hàn
Than khi bị vợ quan Hành khiển ghen tng hành hạ, đã th thích khách báo thù.
Chỉ riêng hành động đó cũng đã khơng thể nào chấp nhận được trong xã hội phong
kiến. Tìm đến nơi cửa Phật, niềm khao khát tình yêu trần tục trong Hàn Than vẫn
chưa dứt. Nàng tư thông với sư Vô Kỉ, hai người yêu nhau, mê đắm say sưa. Nhưng
cả Hàn Than và Nhị Khanh đều khơng có được một kết cục tốt đẹp. Vẫn chịu sự

ràng buộc của lễ giáo phong kiến lúc bấy giờ, kể về những mối tình này, lời văn của
Nguyễn Dữ táo bạo, phóng túng nhưng lời bình ln là những lời phê phán. Kết
thúc của những câu chuyện tình yêu này cũng phần nào phản ánh quan niệm bảo vệ
lễ giáo phong kiến của tác giả. Những mối tình ấy thách thức xã hội phong kiến,
quan niệm của Nho giáo từ xưa đến nay thế nên tất yếu sẽ có kết cục bi thảm. Tuy
nhiên, điều đó vẫn khơng ngăn được giá trị nhân văn, nhân bản tốt ra từ hình tượng
nhân vật, từ các câu chuyện tình yêu này. Bởi lẽ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ
trong những mối tình này, trong hình ảnh của Nhị Khanh, Hàn Than là những khát
khao mãnh liệt của tuổi trẻ, khát vọng giải phóng tình cảm bản năng, khát vọng


×